II. Thực trạng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện
2. Chuyển dịch về cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp
2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chăn nuôi
Chăn nuôi là ngành khá quan trọng trong nền kinh tế của Huyện Yên Lập va cũng đang là ngành mang lại hiệu quả cao cho người lao động . Tỷ trọng của ngành chăn nuôi chiếm trên 30% trong cơ cấu ngành nông nghiệp và đang đứng ở vị trí thứ hai sau ngành trồng trọt. Trong cơ cấu nội bộ ngành chăn nuôi đang có sự chuyển dịch để phù hợp với sự phát triển chng của Huyện và sự chuyển dịch đó được thể hiện cụ thể dưới bảng sau :
Bảng 14: Cơ cấu đàn gia súc, gia cầm của huyện Yên Yập
Đơn vị : Con, % Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 A.Qui mô *Trâu 12575 12950 13168 13407 13777 13615 *Bò 3866 4090 4114 4353 4866 5628 *Lợn 32849 35166 41626 39961 50295 46828 *Gia cầm 413600 562100 693050 528560 601000 511880 B.Tỷ trọng *Trâu 2,72 2,11 1,75 2,29 2,06 2,36 *Bò 0,84 0,67 0,55 0,74 0,73 0,97 *Lợn 7,1 5.,72 5,54 6,82 7,51 8,11 *Gia cầm 89,35 91,5 92,17 90,15 89,71 88,56
Nguồn : Phòng thống kê Huyện Yên Lập
Qua bảng biểu ta thấy nhóm gia cầm chiếm số lượng và tỷ trọng lớn nhất, điều này thể hiện tầm quan trọng của nhóm gia cấm trong cơ cấu ngành chăn nuôi . Từ năm 2001 cho tới năm 2003 tỷ trọng ngành gia cầm không ngừng tăng, nhưng cho tới năm 2004 trở đi tỷ trọng của ngành này có chiều hướng giảm xuống nguyên nhân chính là do trong những năm gần đây bệnh dịch hoành hành ( Đặc biệt là bệnh cúm gia cầm ), đã tiêu hủy rất nhiều số lượng gia cầm làm tỷ trọng ngành này có chiều hướng đi xuống. Khi tỷ trọng ngành gia cầm đi xuống thì số lượng gia súc lại tăng lên cả về số lượng lẫn tỷ
trọng để đáp ứng nhu cầu thi trường thiếu gia cầm nghiêm trọng. Nói tóm lại trong cơ cấu nội bộ ngành chăn nuôi nhóm gia cầm vẫn chiếm vị trí quan trọng. Cơ câu ngành chăn nuôi hay bị biến động bởi ngày càng nhiều bệnh dịch ảnh hưởng tới ngành chăn nuôi ( Bò điên, long món, lở mồm, cúm gia cầm….). Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thuần diễn ra theo đúng xu hướng chung của toàn tỉnh, xác định được chỗ đứng của mình trong cả tỉnh. Và sự chuyển dịch cơ cấu cấu toàn ngành là sự đóng góp trong sự chuyển dịch của từng bộ phận nhỏ trong nội bộ ngành nông nghiệp.