Một số quan điểm chủ đạo về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập Tỉnh Phú Thọ nhằm phát triển kinh tế xã hội Đến năm 2015 (Trang 50 - 54)

nghiệp huyện Yên Lập-Phú Thọ

1. Quan điểm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên phạm vi cả nước phạm vi cả nước

Với mục tiêu mở rộng và tạo điều kiện phát huy tiềm năng chưa được khai thác, đảm bảo tự do kinh doanh của người dân, đảm bảo phát triển kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quá trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và nông thôn ở nước ra đòi hỏi phải phát triển một số quan điểm sau:

- Điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp dựa trên quan điểm hiệu quả kinh tế.

- Điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp phải phù hợp và đáp ứng tốt hơn yêu cầu của quá trình hội nhập.

- Điều chỉnh cơ cấu sản xuất phải nhằm vào khai thác tối đa lợi thế so sánh của từng địa phương, từng vùng và tiểu vùng, tạo lợi thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp phải nằm trong định hướng quy hoạch tổng thể chung gắn với phát triển công nghiệp nhất là công nghiệp chế biến.

- Điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp phải được thực hiện trên cơ sở dự báo nhu cầu thị trường.

- Điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp phải ưu tiên cho ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đảm bảo phát triển bền vững trên cơ sở phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế cùng tham gia.

2. Quan điểm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên phạm vi tỉnh Phú Tho. phạm vi tỉnh Phú Tho.

Dựa trên cơ sở quan điểm chung của cả nước, thực trạng kinh tế - xã hội và điều kiện cũng như tiềm lực của Tỉnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp Tỉnh Phú Thọ đến năm 2015 phải dựa trên quan điểm sau:

- Cơ cấu nông nghiệp của Tỉnh phải đảm bảo an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân và hướng tới xuất khẩu mạnh mẽ trong thời gian tới để tích lũy ngoại tệ.

- Nông nghiệp của Tỉnh phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Cần đẩy mạnh việc tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, nâng cao nhanh đời sống nông dân.

- Cải thiện mối quan hệ sản xuất giữa các ngành, các khối cần được cải thiện như giữa nông nghiệp và lâm nghiệp, giữa trồng trọt và chăn nuôi đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, giữa sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến, giữa kinh tế nông nghiệp và công nghiệp – dịch vụ nông thôn, trên cơ sở phát triển nông – lâm – ngư nghiệp thể hiện xu thế hội nhập giữa nông nghiệp nước ta và nền nông nghiệp các nước trong điều kiện vừa hợp tác vừa cạnh tranh trong quá trình đưa nền kinh tế nước ta hòa nhịp với nền kinh tế khu vực và thế giới.

- Trong quá trình phát triển nông nghiệp vừa xây dựng kinh tế nông thôn, vừa phải khuyến khích những vùng có nhiều lợi thế được phát huy mọi tiềm năng để phát triển với tốc độ cao, tạo điều kiện để dẫn dắt toàn nền kinh tế cả nước phát triển. Đồng thời, cần chăm lo tạo điều kiện cho những vùng khó khăn vươn lên thoát khỏi nghèo túng, để mọi người dân cùng được hưởng thụ thành quả tăng trưởng kinh tế.

- Quá trình tăng trưởng kinh tế nông nghiệp và kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, đảm bảo sản xuất ngày càng phát triển, cuộc sống nông dân ngày càng văn minh.

- Phát triển nông – lâm – ngư nghiệp cùng với phát triển kinh tế nông thôn gắn với bảo vệ môi trường, xây dựng được thế cân bằng sinh thái mới phát triển bền vững nông thôn Việt Nam.

- Phát triển nông – lâm – ngư nghiệp, xây dựng nông thôn mới chủ yếu dựa vào sức dân nhưng nhất thiết phải có tác động lớn của nhà nước thông qua các chủ trương chính sách định hướng, điều tiết và hỗ trợ.

- Thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp theo hướng tạp trung hóa, chuyên môn hóa sản xuất. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng thủy sản, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng thủy sản, chăn nuôi, chăn nuôi thủy sản, giảm tỷ trọng cây lương thực. Tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích canh tác, tăng sản lượng nông sản hàng hóa và tăng kim ngạch xuất khẩu.

- Phát triển ngành nông nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu của tỉnh Phú Thọ

* Chuyển mạnh sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa, với sự đa dạng và cơ cấu hợp lý các loại sản phẩm có chất lượng và giá trị lớn phù hợp với nền kinh tế thị trường.

* Thúc đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa nông nghiệp với công nghệ sản xuất tiên tiến để nâng cao năng suất lao động, chất lượng nông sản và tỷ trọng sản phẩm trong nông nghiệp có giá trị kinh tế cao. Trong các lĩnh vực: thủy lợi, giao thông nông thôn, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất cần tăng cường. Đẩy nhanh tốc độ cơ giới hóa, diện tích hóa và thông tin liên lạc,..

3. Quan điểm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên phạm vi huyện Yên Lập-Phú Thọ. phạm vi huyện Yên Lập-Phú Thọ.

Là một đơn vị hàng chính trực thuộc, sự phát triển kinh tế xã hội của Huyện Yên Lập là bộ phận cấu thành nền kinh tế xã hội của tỉnh Phú Thọ. Do vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải phù hợp với định hướng chung của tỉnh.

+ Phải đảm bảo an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân

+ Nông nghiệp của Huyện phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Cần đẩy mạnh việc tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, nâng cao nhanh đời sống nông dân.

+ Cải thiện mối quan hệ giữa các ngành, các nghề trong toàn Huyện

+ Phát triển nông – lâm – ngư nghiệp, xây dựng khai hoang những vùng mới chủ yếu dựa vào sức dân nhưng nhất thiết phải có tác động lớn của nhà nước thông qua các chủ trương chính sách định hướng, điều tiết và hỗ trợ.

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sư phát triển kinh tế của Huyện nhanh nhưng phải đảm bảo công bằng xã hội

+ Phát triển đồng bộ và đi trước một bước hệ thống kết cấu hạ tầng đê tạo tiền đề cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra nhanh và mạnh mẽ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+Trong quá trình chuyển dịch và phát triển kinh tế cần phải đi đôi với phát triển văn hóa, giữ vững bản sắc truyền thống tốt đẹp của các dân tộc anh em trong Huyện. Tăng cường ổn định chính trị, an ning quốc phòng bảo đảm giữ gìn, nâng cấp các di tích lịch sử.

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải dựa trên phát huy các tiềm năng và thế mạnh của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn. Huy động tối đa nội lực đồng thời tăng cường các mối quan hệ hợp tác với bên ngoài nhằm thu hút vốn đầu tư và khoa học công nghệ.

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập Tỉnh Phú Thọ nhằm phát triển kinh tế xã hội Đến năm 2015 (Trang 50 - 54)