Cơ cấu kinh tế ngành

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập Tỉnh Phú Thọ nhằm phát triển kinh tế xã hội Đến năm 2015 (Trang 59 - 63)

II. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Yên

2.1.Cơ cấu kinh tế ngành

2. Phương hướng cơ cấu kinh tế ngành Huyện Yên Lập đến năm

2.1.Cơ cấu kinh tế ngành

2.1.1. Các phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế ngành của Yên Lập chuyển dịch theo xu thế chung của Tỉnh và cả nước nhưng với tốc độ chậm. Do vậy, việc lựa chọn cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm đạt được mục tiêu về tăng trưởng kinh tế như đã chọn ở trên (PA II) và các mục tiêu phát triển xã hội có ý nghĩa quyết định.

Phương án I là phương án trong đó tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản sẽ giảm từ 84,56% năm 2005 xuống còn 52,65% vào năm 2015 (giảm 31,91% trong vòng 10 năm). Trong khi đó, tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng tăng từ 9,31% năm 2005 lên 27,64%năm2015, tăng 18,33%. Ngành dịch vụ sẽ tăng tỷ trọng với mức độ nhanh hơn, từ 6,14% năm 2005 lên 19,7% vào năm 2015 ( tăng 13,56% ).

Phương án II là phương án trong đó tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản sẽ giảm nhanh hơn từ 84,56% năm 2005 xuống còn 46,27 % năm 2015 (giảm 38,29% trong vòng 10 năm). Trong khi đó, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 9,31% năm 2005 lên 37,05 % năm 2015, tăng 27,74 % . Ngành dịch vụ sẽ tăng tỷ trọng với mức độ chậm hơn công nghiệp – xây dựng, từ 6,14 % năm 2005 lên 16,68 % năm 2015 và tăng 10,72%.

Phương án III là phương án trong đó tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản sẽ giảm nhanh hơn nữa từ 84,56 %năm 2005 xuống còn 41,49 % vào năm 2015 (giảm 43,07% trong vòng 10 năm). Trong khi dó, tỷ trọng

ngành công nghiệp – xây dựng tăng từ 9,31 % năm 2005 lên 43,19 % năm 2015, tăng 33,88%. Ngành dịch vụ sẽ tăng tỷ trọng với mức độ chậm hơn công nghiệp – xây dựng, từ 6,14 % năm 2005 lên 15,32 % năm 2015 và tăng 9,18%.

Bảng 16 : Tổng hợp các phương án cơ cấu kinh tế ngành

Đơn vị : % - giá hiện hành

Chỉ tiêu TH 2005 TH 2006 KH 2010 KH 2015 Chuyển dịch cả thời kỳ 2006 - 2020 Phương án I Tổng GTSX địa bàn 100,00 100,00 100,00 100,00

1. Nông, lâm, thủy 77,71 73,29 67,31 59,95 -25,06

2. CN – XD 15,86 16,38 19,34 23,20 +11,78 3. Dịch vụ 6,43 10,33 13,36 16,85 +13,27 Phương án II Tổng GTSX địa bàn 100,00 100,00 100,00 100,00

1. Nông, lâm, thủy 77,71 73,29 62,58 54,59 -31,34

2. CN – XD 15,86 16,38 24,15 29,74 +21,19 3. Dịch vụ 6,43 10,33 13,27 15,66 +12,25 Phương án III Tổng GTSX địa bàn 100,00 100,00 100,00 100,00

1. Nông, lâm, thủy 77,71 73,29 59,56 49,06 -36,22

2. CN – XD 15,86 16,38 27,28 36,42 +27,33

2.1.2. Lựa chọn cơ cấu kinh tế ngành

Trong ba phương án cơ cấu nêu trên thì phương án I có tiến bộ và tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp – xây dựng và ngành dịch vụ trong nền kinh tế của Huyện tương đương nhau. Nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn làn ngành giữ vị trí quan trọng chiếm ưu thế và dịch vụ được chú trọng phát triển trong thời kỹ quy hoạch.

Trong phương án II, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng tăng lên nhanh và đây là ngành được chú trọng phát triển trong thời kỳ này nhằm hỗ trợ đắc lực và phục vụ sự phát triển nông, lâm nghiệp và đời sống dân sinh. Các ngành công nghiệp chế biến nông sản, sơ chế gỗ nguyên liệu tại chỗ, công nghiệp cơ khí dân dụng nhỏ, công nghiệp vật liệu xây dựng và một số ngành tiểu thủ công nghiệp như mộc dân dụng, rèn nông cụ v.v. phát triển nhanh. Tới năm 2015 công nghiệp – xây dựng đóng vai trò xứng đáng trong phát triển kinh tế của Huyện với tỷ trọng 37,05% tổng giá trị sản xuất tạo ra trên địa bàn. Tỷ trọng ngành dịch vụ cũng tăng nhanh nhưng chậm hơn. Nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn là ngành giữ vi trí quan trọng nhưng tỷ trọng giảm xuống còn 46,27%.

Phương án III là phương án mà ngành công nghiệp – xây dựng có bước nhảy vọt, vươn lên chiếm vị trí quan trọng tương đương ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản. Các cụm công nghiệp trên địa bàn phát triển, các cơ sở sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ phát triển làm vệ tinh cho các nhà máy lớn ở thành phố Việt Trì và các huyện trong tiểu vùng tả ngạn sông Hồng. Ngành dịch vụ cũng tăng tỷ trọng nhưng vẫn là ngành nhỏ bé trong cơ cấu kinh tế Huyện. Nếu lựa chọn phương án này thì nhu cầu thu hút vốn đầu tư vào địa bàn rất cao và khả năng thực thi kém hơn so với phương án II.

Do vậy, trong thời kỳ quy hoạch Huyện chọn phương án II với cơ cấu kinh tế ngành NLT – CN, XD – DV là 46,27% - 37,05 - 16,68 làm mục tiêu phấn đấu cho đến năm 2015.

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập Tỉnh Phú Thọ nhằm phát triển kinh tế xã hội Đến năm 2015 (Trang 59 - 63)