1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp Huyện Kim Thành

68 456 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 716 KB

Nội dung

Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp Huyện Kim Thành

Trang 1

Chương 1: Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp

1 Cơ cấu trong sản sản xuất nông nghiệp.

1.1 Khái niệm cơ cấu trong nông nghiệp.

1.1.1 Khái niệm và phân loại cơ cấu.

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một tổng thể các quan hệ kinh tế, đó là các mốiquan hệ tỷ lệ về số lượng, chất lượng và các quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các bộphận cấu thành nền nông nghiệp bao gồm các ngành sản xuất nông nghiệp, cácvùng sản xuất nông nghiệp và các thành phần kinh tế nông nghiệp

1.1.1.2Phận loại

Cơ cấu ngành: Cơ cấu ngành diễn ra sớm nhất, nó gắn liền với sự phát triển

của phân công lao động, phân công lao động theo ngành là cơ sở để hình thành cơ cấu ngành, sự phân công lao động phát triển ở trình độ cao, càng tỉ mỉ thì sự phân chia ngành càng đa dạng càng sâu sắc

Cơ cấu ngành của nền kinh tế nông nghiệp bao gồm 4 nhóm:

- Trồng trọt

- Chăn nuôi

- Lâm nghiệp

- Nuôi trồng và khai thác thủy sản

Trong từng nhóm lại được phân chia nhỏ hơn, chẳng hạn trong nội bộ ngànhtrồng trọt được chia ra thành ngành trồng cây lương thực, cây ăn quả và hoa, câycông nghiệp

Chuyển dịch cơ cấu ngành trong nông nghiệp biểu hiện sự thay đổi các mốiquan hệ tỷ lệ giữa trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, giữa cây lương thực,

Trang 2

cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả… Trong trồng trọt, do vậy cần phânbiệt sự khác nhau trong nội bộ ngành nông nghiệp và phải phân biệt theo đặc trưng

kỹ thuật và kinh tế của chúng để tạo ra hệ thống phân công lao động cho phù hợpgiữa các tiểu thủ ngành trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Cơ cấu vùng lãnh thổ:

Sự phân công lao động theo ngành kéo theo sự phân công lao động theo lãnhthổ, đó là hai mặt của một quá trình gắn bó hữu cơ với nhau Sự phân công theongành bao giờ cũng diễn ra trên vùng lãnh thổ nhất định, nghĩa là cơ cấu vùng lãnhthổ là nơi bố trí các ngành sản xuất và dịch vụ theo không gian cụ thể nhằm khaithác mọi ưu thế vốn có

Xu thế chuyển dịch của cơ cấu vùng lãnh thổ theo hướng đi vào chuyên mônhóa sản xuất và dịch vụ, hình thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn và hiệu suấtcao

Để hình thành cơ cấu vùng lãnh thổ hợp lý thì cần bố trí các ngành trên vùnglãnh thổ hợp lý, để khai thác đầy đủ tiềm năng của từng vùng Đặc biệt cần bố trícác ngành chuyên môn hóa dựa trên những lợi thế so sánh của vùng, đó là nhữngvùng có đất đai tốt, khí hậu thuận lợi, đường giao thông lớn và các công nghiệp đôthị

So với cơ cấu ngành thì cơ cấu vùng lãnh thổ có tính trí tuệ hơn, có sự ỳ hơn,chậm chuyển dịch hơn vì thế khi bố trí các ngành chuyên môn hóa cần được xemxét cụ thể, thận trọng nếu phạm sai lầm khó khắc phục, tổn thất nặng nề

Cơ cấu thành phần kinh tế:

Trong suốt một thời gian dài của thời kỳ bao cấp ở nước ta cơ cấu thành phầnkinh tế chậm chuyển biến với sự tồn tại thuần nhất của hai loại hình kinh tế: kinh tếquốc doanh và kinh tế tập thể Sau khi chuyển sang nền kinh tế thị trường có sựquản lý của Nhà nước và theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì các thành phần kinh

tế phát triển đa dạng nhiều thành phần

Trong khu vực kinh tế nông nghiệp điều đáng chú ý trong quá trình chuyểndịch cơ cấu thành phần kinh tế nói lên các xu hướng sau:

Trang 3

Sự phát triển đa dạng của nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế hộ nổi lêntrở thành kinh tế hộ độc lập, tự chủ, đây là thành phần kinh tế năng động nhất, tạo rasản phẩm hàng hóa phong phú, đa dạng cho xã hội Trong quá trình phát triển, kinh

tế hộ chuyển từ quá trình tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa nhỏ tiến tới hìnhthành các trang trại, nông trại (tức sản xuất hàng hoá lớn)

Thành phần kinh tế quốc doanh có xu hướng giảm mạnh, Nhà nước đang cóbiện pháp sắp xếp, rà soát lại, hoặc chuyển dịch sang các chức năng khác cho phùhợp với điều kiện hiện nay

Thành phần kinh tế tập thể (hay kinh tế hợp tác) cùng chuyển đổi các chứcnăng của mình sang các hợp tác xã kiểu mới làm chức năng hướng dấn sản xuất vàcông tác dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của các hộ nông dân mà trước đây chức năngchủ yếu của hợp tác xã là trực tiếp điều hành sản xuất

1.1.2 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp.

Có sự tồn tại song song nền nông nghiệp tự cấp tự túc, sản xuất theo lối cổtruyền và nền nông nghiệp hàng hóa, áp dụng tiến bộ kĩ thuật hiện đại

Nền sản xuất nông nghiệp tự cấp tự túc:

+ Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công, sử dụng nhiều sức người, năng suất lao độngthấp

+ Nền nông nghiệp tiểu nông mang tính chất tự cấp tự túc (mỗi cơ sở sản xuất, mỗiđịa phương đều sản xuất nhiều loại sản phẩm, và phần lớn sản phẩm để tiêu dùng tạichỗ)

+ Còn phổ biến ở nhiều vùng lãnh thổ của nước ta

Nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa,áp dụng tiến bộ kĩ thuật hiện đại:

+ Mục đích sản xuất quan trọng là tạo ra nhiều lợi nhuận

+ Sản xuất theo hướng nông nghiệp hàng hóa, đẩy mạnh sản xuất thâm canh,chuyên môn hóa, sử dụng ngày càng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghệmới (trước thu hoạch và sau thu hoạch), nông nghiệp gắn liền với công nghiệp chếbiến và dịch vụ nông nghiệp

Trang 4

+ Ngày càng phát triển, đặc biệt ở những nơi có truyền thống sản xuất hàng hóa, cácvùng gần các trục giao thông, các thành phố lớn

1.1.3.Vai trò và vị trí của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân

1.1.3.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế thị trường, đáp ứng nhu cầu về nông sản phẩm của xã hội nhu cầu tiêu dùng của dân cư.

Cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế đất nước ta sang nền kinh tế thị trường, sựphát triển của nền kinh tế nông thôn nói chung và của kinh tế nông nghiệp nói riêng

đã và đang phải đối mặt với sự phát triển mạnh mẽ, không ngừng của thị trường.Trong nền kinh tế thị trường thì thị trường luôn là yếu tố quyết định cho sựphát triển Đặc biệt, nó ảnh hưởng quyết định đến việc hình thành và biến đổi cơcấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng Trong khi xã hộikhông ngừng phát triển, nhu cầu của con người về nông sản cũng theo đó mà tănglên không ngừng cả về số lượng, chất lượng và chủng loại Điều đó cũng chính làđòi hỏi của thị trường mà sản xuất phải đáp ứng

Để sản xuất nông nghiệp đáp ứng được nhu cầu của thị trường và của ngườitiêu dùng, đòi hỏi phải thực hiện đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, muốn vậy thìkhông thể dừng lại cơ cấu kinh tế nông nghiệp truyền thống mà đòi hỏi phải thựchiện đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ (chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phảitheo yêu cầu và tác động của thị trường) Thị trường càng phát triển thì cơ cấu kinh

tế nông nghiệp càng phải biến đổi phong phú và đa dạng hơn Đương nhiên nềnkinh tế thị trường thể có thể thừa nhận một cơ cấu kinh tế hiệu quả nghĩa là cơ cấu

đó phải có khả năng vừa đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường, vừa đem lại lợi nhuậncho người sản xuất

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang lại lợi ích kinh tếngày càng cao cho nhân dân thì đó là nguyện vọng thiết thực Mặt khác, với nhu cầungày càng cao của nhân dân hiện nay về sản phẩm nông nghiệp thì chuyển dịch cơcấu sản xuất nông nghiệp phải nhằm cải thiện đời sống nhân dân và ổn định chínhtrị xã hội

Trang 5

1.1.3.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là điều kiện và nhu cầu để mở rộng thị trường:

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp chính là điều kiện và là yêu cầu để mở rộng thị trường, nhằm cung cấp mộtkhối lượng nông sản hàng hóa cho xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp và cung cấphàng hóa cho xuất khẩu để mở rộng thị trường quốc tế Mặt khác, đó còn là nơicung cấp một phần lực lượng lao động cho các ngành kinh tế quốc dân và là thịtrường tiêu thụ lớn nhất các sản phẩm của ngành công nghiệp

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sẽ giải phóng được sức laođộng sản xuất ở nông thôn và từ đó cung cấp lao động cho công nghiệp và dịch vụ

1.1.3.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tạo cơ sở cho việc thay đổi bộ mặt nông thôn nói chung và nông nghiệp nói riêng.

Để giúp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thu được kếtquả Trong thời gian qua Đảng và Nhà nước đã ban hành rất nhiều những chínhsách nhằm đầu tư cho nông nghiệp để tạo điều kiện cho nhu cầu phát triển sản xuấtkinh doanh của các ngành trong nông nghiệp

Như vậy, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp không chỉsản xuất trồng trọt chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa trên cơ sởkhai thác lợi thế của địa phương mà cơ sở hạ tầng của nông thôn cũng được tăngcường, đầu tư xây dựng Vấn đề y tế giáo dục ở nông thôn cũng được cải thiện,trình độ dân trí được nâng cao một bước do đó việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp đã và đang từng bước góp phần tích cực tới quá trình công nghiệp hóa, đôthị hóa, nông nghiệp nông thôn và quá trình xây dựng nông thôn mới

Trang 6

1.1.3.4 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm tạo ra một nền sản xuất chuyên môn hóa cao, thâm canh tiên tiến và các ngành liên kết chặt chẽ với nhau hơn

Bởi trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp các địa phương đãchú ý khai thác các lợi thế so sánh của địa phương mình để phát triển sản xuất hànghóa, cho nên ở mỗi vùng, mỗi địa phương đã tạo ra các vùng sản xuất cây trồng, vậtnuôi đặc thù phù hợp với điều kiện đất đai khí hậu và điều kiện sản xuất ở nhữngnơi đó theo hướng tập trung và chuyên môn hóa Sản xuất hàng hóa đã làm cho sảnphẩm nông nghiệp đa dạng và phong phú

Kết quả của việc sản xuất tập trung và chuyên môn hóa trong quá trình chuyểndịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã dẫn đến sự liên kết ngày càng chặt chẽ hơn giữacác ngành, các nghề sản xuất ở nông thôn, do đó đã tạo ra một dây chuyền sản xuấtchặt chẽ không thể tách rời nhau Ngành nghề này hỗ trợ tác động cho ngành nghềkia để cùng nhau phát triển

1.1.4 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Phải đổi mới cơ cấu ngành sản xuất, nội bộ ngành theo hướng phát triểnnhanh ngành chăn nuôi, đưa chăn nuôi trở thành ngành chính tương xứng với ngànhtrồng trọt.Tăng tỷ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi lên khoảng 30% tổng giátrị sản xuất,tiếp tục phát triển sản xuất đa dạng hóa ngành chăn nuôi với sản phẩmchất lượng cao.Phát triển đa dạng ngành trồng trọt theo xu hướng giảm tỷ trọng sảnxuất cây lương thực nhưng cần đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước và tăng tỷtrọng cây trồng có giá trị kinh tế cao,khả năng cạnh tranh, xuất khẩu lớn,đồng thời

mở rộng sản xuất cây trồng thay thế nhập khẩu

Phát triển nhanh ngành thủy sản bao gồm nuôi trồng, khai thác và chế biếnnhằm nâng cao giá trị thủy sản,vì đây là thế mạnh của nước ta,tăng tỷ trọng khaithác xa bờ,duy trì sản lượng khai thác ở mức cho phép,chuyển một bộ phận khaithác sang nuôi trồng và làm dịch vụ cho ngành thủy sản,khai thác và sử dụng hiệuquả mặt nước kể cả ngoài biển và trong đồng ruộng,chuyển đất không tốt, gieotrồng không hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản

Trang 7

Đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp bao gồm cả trồng rừng, khai thác và chếbiến nhất là phục vụ cho chu trình sản xuất và chế biến gỗ.Phát triển nhanh tỷ trọngngành lâm nghiệp,góp phần bảo vệ và cân bằng môi trường sinh thái,đồng thời cũngphải quan tâm phát triển lâm nghiệp bền vững.

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau, mỗinhân tố đều có vai trò vị trí và tác động nhất định tới cơ cấu kinh tế nông nghiệp Cónhững nhân tố tác động tích cực cũng có những nhân tố tác động tiêu cực Cónhững nhân tố vào thời điểm này vùng này được coi là năng động nhưng vào thờiđiểm khác vùng khác lại bị coi là sự trì trệ cho sự chuyển dịch Tổng hợp các nhân

tố tác động đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp cho phép chúng ta tìm ra lợi thế so sánhcủa mỗi vùng, mỗi địa phương Từ đó, có thể lựa chọn một cách sơ bộ một cơ cấukinh tế hợp lý, hài hòa thích hợp với từng địa phương, từng vùng khác nhau

Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp có thể được chia làm

ba nhóm:

1.2.1 Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên:

Nhóm này bao gồm các yếu tố về vị trí địa lý, của các vùng lãnh thổ, điều kiệnđất đai, điều kiện khí hậu và thời tiết của các vùng đó Các nguồn tài nguyên kháccủa vùng (nguồn nước, rừng, khoáng sản…)

Các nhân tố tự nhiên trên tác động một cách trực tiếp tới sự hình thành, vậnđộng và biến đổi của cơ cấu kinh tế nông nghiệp, sự tác động và ảnh hưởng của cácđiều kiện trên tới cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng không giống nhau trong các nộidung của cơ cấu kinh tế nông nghiệp thì cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ chịu sựảnh hưởng lớn nhất bởi các điều kiện tự nhiên Còn các cơ cấu khác thì ảnh hưởng íthơn

Các điều kiện về đất đai, khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý có ảnh hưởng trực tiếptới sự phát triển của nông nghiệp và qua nông nghiệp ảnh hưởng gián tiếp tới sựphát triển của các ngành khác

Trang 8

Các nguồn tài nguyên khác cũng ảnh hưởng tới nông nghiệp Giữa các vùngkhác nhau với vị trí địa lý khác nhau có điều kiện khí hậu và điều kiện đất đai, cácnguồn tài nguyên khác và hệ sinh thái khác nhau dẫn đến sự khác nhau về số lượng

và quy mô các ngành kinh tế nông nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp,ngư nghiệp là những ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp hơn cả Chính từ sự khác nhau

đó làm cho số lượng và quy mô của các phân ngành và chuyên ngành sâu của nông– lâm – ngư nghiệp giữa các vùng có sự khác nhau dẫn tới sự khác nhau về cơ cấungành Điều này được thể hiện rõ nét trong sự phân biệt về cơ cấu ngành kinh tếnông nghiệp giữa các vùng trong cả nước đặc biệt giữa đồng bằng và miền núi Hay ngay bản thân trong cùng một lãnh thổ thì cơ cấu ngành cũng khác nhau dotính đa dạng và phong phú của điều kiện tự nhiên và sự phát triển không đồng đềucủa các nguồn lực Đây chính là cơ sở tự nhiên để hình thành các vùng kinh tế nóichung và các vùng kinh tế nông nghiệp nói riêng Trên cơ sở phân vùng kinh tế, thìphân công lao động cũng diễn ra thông qua việc bố trí các ngành sản xuất trên cácvùng một cách thích hợp để khai thác hiệu quả các tiềm năng và lợi thế của từngvùng, xây dựng lên một cơ cấu vùng kinh tế phù hợp với điều kiện tự nhiên củavùng đó

1.2.2 Nhóm nhân tố thuộc điều kiện kinh tế xã hội:

Nhóm này bao gồm các yếu tố: thị trường, hệ thống các chính sách vĩ mô củaNhà nước, vốn, cơ sở hạ tầng, kinh nghiệm tập quán và truyền thống sản xuất củadân cư, dân số và lao động…

Nhóm nhân tố này luôn có sự tác động mạnh mẽ tới sự hình thành và biến đổi

cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Trong các nhóm nhân tố trên thì nhân tố thị trường có ảnh hưởng quyết địnhtới sự phát triển kinh tế nói chung và sự hình thành, biến đổi của cơ cấu kinh tếnông nghiệp nói riêng Bởi vì nó chỉ tồn tại và vận động thông qua hoạt động củacon người Những người sản xuất hàng hóa chỉ sản xuất rồi đem bán ra thị trườngnhững sản phẩm mà họ cảm thấy chúng đem lại lợi nhuận thỏa đáng cho mình Nhưvậy, thị trường thông qua quan hệ cung cầu mà tín hiệu là giá cả hàng hóa, chúng

Trang 9

thúc đẩy hay ngăn cản người sản xuất tham gia hay không tham gia vào thị trường.

Do đó, chính từ thị trường mà người sản xuất tự xác định khả năng tham gia cụ thểcủa mình vào thị trường với những loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ gì với quy mônhư thế nào? Thông qua đó phản ánh cơ cấu kinh tế từng vùng, từng địa phương.Tuy nhiên, do mức độ tiếp nhận thông tin khác nhau, điều kiện sản xuất khác nhaulại chi phối số lượng người tham gia vào việc tạo ra và tiêu thụ sản phẩm trên thịtrường cũng không giống nhau

Bên cạnh đó hệ thống chính sách kinh tế cũng tác động mạnh mẽ với các vănbản, quy định,quyết định, nghị định… cùng tác động vào nền kinh tế, nhằm thựchiện các mục tiêu đã định Với các công cụ quản lý vĩ mô khác nhau, sự thúc đẩyviệc hình thành một cơ cấu các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế hợp lý, trình độcông nghệ ngày càng được nâng cao nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả nhấtcác nguồn lực, các lợi thế của đất nước và khu vực kinh tế nông nghiệp Để làmđược điều đó thì cần đòi hỏi phải có những điều kiện vật chất nhất định, tương ứngvới yêu cầu hình thành và chuyển đổi cơ cấu kinh tế Để đáp ứng đòi hỏi về cácđiều kiện vật chất trên, thì nhất thiết phải đầu tư và phải có vốn đầu tư bởi vì quátrình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đòi hỏi phải có những nguồn vốn đầu tư lớn Chính

vì điều này mà vốn đầu tư có ảnh hưởng trực tiếp rất lớn tới sự hình thành và pháttriển của các ngành kinh tế, các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế

Xây dựng và tăng cường cơ sở hạ tầng là điều kiện cần thiết để phát triển kinh

tế nông nghiệp, đảm bảo cho nền kinh tế hàng hóa phát triển, nâng cao đời sống vậtchất và tinh thần cho nhân dân Những vùng mà cơ sở hạ tầng phát triển, đặc biệt làcác công trình hạ tầng về kỹ thuật thì ở đó có điều kiện để phát triển các ngành sảnxuất chuyên môn hóa phù hợp với nhu cầu thị trường và nguồn lực của vùng Cơ sở

hạ tầng cũng là điều kiện để ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sảnxuất nông nghiệp và ngược lại, cơ sở hạ tầng yếu kém thì sự hình thành và pháttriển của các ngành sản xuất, các vùng kinh tế trên cơ sở chuyên môn hóa cũng nhưquá trình đưa tiến bộ kỹ thuật công nghệ vào sản xuất bị kìm hãm

Trang 10

Ngoài ra, các kinh nghiệm, tập quán, phong tục, dân số… khác nhau giữa cácvùng cũng ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của các ngành trong nôngnghiệp và ảnh hưởng tới cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần quyết địnhviệc hoàn thiện các phương thức sản xuất nhằm khai thác sử dụng hợp lý hiệu quảhơn các nguồn lực xã hội thông qua đó thúc đẩy sự phát triển của các ngành sảnxuất trong đó có nông nghiệp và các vùng kinh tế, đặc biệt là những vùng có lợi thế.Như vậy, ta thấy rằng, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chịu ảnhhưởng của nhiều yếu tố, hơn nữa các nhân tố đó lại tác động một cách hữu ứng vàthay đổi thường xuyên Nếu không nhận thức đúng đắn các nhân tố trên, thì chúng

ta có thể dễ sa vào chủ quan duy ý chí như đã từng gặp phải trước đây

Trang 11

Ngoài ra, để phản ánh cơ cấu kinh tế nông nghiệp người ta còn sử dụng cácchỉ tiêu sau:

- Cơ cấu diện tích theo ngành, theo vùng kinh tế

- Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành, theo vùng và theo thành phần kinh tế

- Cơ cấu lao động theo ngành, theo vùng kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là thay đổi các tỷ lệ trên đây để tạo ramột cơ cấu hợp lý hơn đem lại hiệu quả kinh tế cao Một cơ cấu kinh tế hợp lý sẽtạo đà cho nông nghiệp phát triển với nhịp độ cao và an toàn, tạo ra một nền nôngnghiệp sinh thái bền vững

1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:

Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được thể hiện qua một số chỉtiêu như:

- Thu nhập quốc dân trên một đơn vị diện tích

- Nhịp độ tăng trưởng kinh tế, phúc lợi xã hội (y tế, giáo dục…)

Bên cạnh đó, một số mặt khác phản ánh kết quả của việc chuyển dịch cơ cấukinh tế nông nghiệp như: giá thành sản phẩm, năng suất cây trồng vật nuôi…

2 Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp

2.1 Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp phù hợp với quy luật chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Cơ cấu kinh tế là một khái niệm "động" thường xuyên biến đổi về số lượng

và mối quan hệ Sự thay đổi phụ thuộc vào sự phát triển của phân công lao động và

sự phát triển của khoa học công nghệ

Sự phát triển nền sản xuất xã hội từ nền kinh tế tự nhiên tới kinh tế hànghoá cũng có ý nghĩa là việc xuất hiện các ngành sản xuất độc lập với nhau dựa trênnhững đối tượng sản xuất khác nhau

Sản xuất xã hội ngày càng phát triển thì tập hợp các ngành của nền kinh tếquốc dân càng trở nên phức tạp và đa dạng Sự vận động và các mối quan hệ của

Trang 12

chúng vừa tuân theo những đặc điểm chung của sự phát triển sản xuất xã hội, lạivừa mang những nét đặc thù của mỗi giai đoạn và mỗi quốc gia

Vì vậy, nghiên cứu việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nói chung vàngành nông nghiệp nói riêng nhằm tìm ra những cách thức duy trì tính tỷ lệ hợp lýcủa chúng, cần tập trung ưu tiên các nguồn lực có hạn của quốc gia hay mỗi địaphương trong mỗi thời kỳ nhằm thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tếquốc dân một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất Để đạt được điều đó, khi nghiên cứu

cơ cấu ngành một cách tổng quan cũng cần nghiên cứu các ngành riêng rẽ cấuthành nó Mục tiêu cuối cùng của chuyển dịch cơ cấu ngành là để tăng trưởng cao,cải thiện đời sống nhân dân

2.2 Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội , đặc biệt là yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung.

Cơ cấu ngành kinh tế hợp lý có ý nghĩa vô cùng quan trọng tăng trưởng vàbiến đổi cơ cấu kinh tế là hai mặt của sự phát triển Giữa chúng có mối quan hệqua lại lẫn nhau như mối quan hệ giữa lượng và chất Cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ thúcđẩy tăng trưởng kinh tế và đến lượng nó tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện hơn nữa

để hoàn thiện cơ cấu kinh tế Cơ cấu ngành nông nghiệp là một bộ phận của cơ cấungành kinh tế Sự biến đổi cơ cấu ngành nông nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơcấu ngành kinh tế

2.3 Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp với vấn đề nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất nông nghiệp.

Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp tạo tiền đề, từng bước thay đổiphương thức sinh hoạt kinh tế nông thôn Nó mở đường cho kinh tế dịch vụ ra đời

và từng bước phát triển, tạo tiền đề hình thành các tụ điểm kinh tế và đô thị, mở rahướng đi cho việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, sử dụng cơ khí, điện, cơ sở hạ tầng vàophục vụ sự phát triển của ngành nông nghiệp Mặt khác, chuyển dịch cơ cấu ngànhnông nghiệp làm tăng tỷ trọng nông sản hàng hoá nông nghiệp, là yếu tố cơ bản để

Trang 13

tăng thu nhập, thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ đói nghèo ở nông thôn, nâng cao đờisống và bộ mặt nông thôn.

3 Kinh nghiệm trong nước và ngoài nước về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.

3.1 Kinh nghiệm trong nước.

Cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp ở mỗi địa phương, mỗi vùng thường làmkhông giống nhau, nó phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của mỗi vùng

đó

Ở các nước đang phát triển, do lịch sử để lại cơ cấu nông nghiệp còn mangnặng tính thuần nông, độc canh là chủ yếu nhưng Xu hướng chung của thế giới sẽchuyển dịch từ thuần nông và độc canh sang phát triển toàn diện đa dạng

Trên cơ sở nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở các tỉnhđồng bằng sông Hồng, ta có thể rút ra một số xu hướng chung về chuyển dịch cơcấu kinh tế sản xuất nông nghiệp như sau:

Hầu hết các vùng không chỉ gói gọn trong sản xuất nông nghiệp mà mở ranhững ngành có giá trị kinh tế cao Nhưng việc sản xuất khó khăn hơn và đòi hỏi cơ

sở vật chất kỹ thuật nhất định và vốn đầu tư cao hơn các tiểu ngành khác

Trong quá trình phát triển tỷ trọng của ngành chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sảntăng lên trong khi đó tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm đi mặc dù ngành này vẫntăng trưởng về giá trị và sản lượng

Tất cả các tỉnh đồng bằng sông Hồng trên cơ sở phát triển lương thực thì đềuchuyển từ nền sản xuất lúa gạo, từ sản xuất truyền thống sang sản xuất hàng hóacùng với việc phát triển các loại rau đậu, cây ăn quả cây công nghiệp giá trị kinh tếcao Do xu thế của ngành trồng trọt là tỷ trọng các cây lượng thực giảm, tỷ trọngcác loại cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả tăng dần

Trong cơ cấu sản xuất của mỗi ngành, xu hướng chung là tăng dần tỷ trọng cácloại cây trồng, vật nuôi có chất lượng sản phẩm cao, những sản phẩm đặc sản… đểtăng giá trị sản lượng, tăng thu nhập cho người nông dân và phù hợp với nhu cầutiêu dùng ngày càng cao của thị trường

Trang 14

3.2 Kinh nghiệm ngoài nước.

Ở các nước đang phát triển, tuy điều kiện tự nhiên và đặc điểm riêng ở vàonhững thời và hoàn cảnh lịch sử khác nhau Nhưng mỗi nước đều coi trọng sản xuấtnông nghiệp, trong mỗi bước đi của chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốcgia đó.Trong quá trình đó, các nước đều hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá Tuy ở những nước đó với cácphương thức tiến bộ và kết quả đạt được có khác nhau, song việc vận dụng vào chuyểndịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có nhiều diểm giống nhau tương đối.Một số trongnhững kinh nghiệm có tính phổ biến đó và phù hợp với xu hướng vận dụng đó là:

* Giảm dần tỷ trọng sản phẩm lương thực trong tổng sản phẩm ngành nông nghiệp và giảm dần lao động trong sản xuất nông nghiệp.

Những năm 1950-1980, các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, tỷ trọng sảnphẩm lương thực và lao động trong sản xuất nông nghiệp giảm khá nhanh.GDP củanông nghiệp toàn khu vực chiếm 20,4% năm 1980 xuống còn 13% trong GDP xãhội.Riêng Nhật Bản, tỷ trọng GDP trong nông nghiệp giảm từ 22,3% xuống còn7,6% và từ 56% xuống còn 19,5%

Quá trình phát triển năng suất lao động và năng suất ruộng đất nông nghiệptăng lên Nhu cầu về sản phẩm lương thực,thực phẩm ngày càng tăng, nhưng theohướng chất lượng hơn số lượng Một bộ phận lao động dôi ra được chuyển sangphát triển các ngành khác, trước hết là công nghiệp sau đó là dịch vụ

*Chuyển nền nông nhiệp độc canh sản xuất cây lương thực là chủ yếu sang nền nông nghiệp đa canh.

Điều đáng quan tâm là : các nước trong khu vực đã khai thác lợi thế về điềukiện tự nhiên để phát triển những cây có giá trị kinh tế cao và có giá trị xuất khẩunhư: cà fê,cao su,dầu, cọ…

Ở Thái lan trong những năm từ 1977-1987 sản lượng cây có hạt tăng bình quânhàng năm là 3%, trong đó lúa tăng 2,4%, ngô tăng 6,1%,sản lượng cao su là431.000 tấn/ năm 1977 tăng lên 86.000 năm 1987, sản lượng chè tăng trung bình là21,9%,cà fê 16%,đặc biệt là cây dầu cọ tuy quy mô sản xuất chưa được lớn nhưngnhịp độ tăng hàng năm tương đối cao đạt mức 39,4%

Trang 15

Nhờ sự phát triển theo hướng đa canh, gắn với xuất khẩu nên giá trị nông, lâm,thuỷ sản xuất khẩu tăng lên nhanh Nếu năm 1970, giá trị xuất khẩu nông lâm thuỷsản của Thái lan mới đạt 522,67 triệu USD thì năm 1989 đã tăng lên 6722 triệuUSD, tức tăng lên đến 14,6 lần.

*Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với việc mở rộng diện tích và phát triển hệ thống thuỷ lợi.

Trong những năm 50, Malayxia đã sớm nhận ra vai trò quan trọng của nôngnghiệp trong việc thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế Nên chính phủ đã có nhữngchính sách chú trọng nông nghiệp Những năm đó tốc độ tăng trưởng GDP cao nhờ

sự tăng trưởng của nông nghiệp là 5,5% Thành công được như vậy là do Malayxia

đã đầu tư những khoản tiền lớn để xây dựng khu vực nông nghiệp hiện đại.Họ đãquyết định chặt những cây cao su,cọ dầu già và thay thế bằng những cây có năngsuất cao hơn cùng với việc mở rộng thêm diện tích trồng hai vụ lúa Chương trìnhnày được hình thành vào cuối những năm 70

Điều này đã góp phần quan trọng vào việc đem lại việc làm đầy đủ cho nôngdân trồng lúa Do đó sản lượng nông nghiệp tăng dẫn đến thị trường ở nông thônđược mở rộng, giúp tạo thêm việc làm ngoài nông nghiệp

*Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái.

Trong một thời gian dài, vì không nhận thức đúng, coi thiên nhiên là vô tận và

là điều kiện cần có của cuộc sống con người, vì thế xã hội loài người đã ít quan tâmđến việc bảo vệ môi trường sinh thái,trong sản xuất nông nghiệp Việc sử dụng phânhoá học,đốt phá rừng bừa bãi… đã gây ra sụ ô nhiễm môi trường sinh thái nặng nềtrong thiên nhiên

Gần đây chúng ta đã nhận thức ra được sự huỷ hoại môi trường sinh thái dã đếnmức nghiêm trọng, trong đó có vai trò ảnh hưởng của hoạt động nông nghiệp gây ra

Từ nhận thức đó,trong khu vực và trên thế giới đã có sự chuyển dịch cơ cấukinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng theo sự kết hợp có hiệuquả kinh tế xã hội với việc bảo vệ, xây dựng nền nông nghiệp sạch, nền nôngnghiệp sinh thái bền vững

Trang 16

Chương 2: Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông

nghiệp của Huyện Kim Thành-Hải Dương1.Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Kim Thành

1.1.Các điều kiện Tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

1.1.1.Vị trí địa lý,đặc điểm địa hình

Vị trí địa lý:

Kim Thành là huyện đồng bằng,nằm ở phía Đông của tỉnh Hải Dương.Phíabắc giáp các huyện Kinh Môn,phía Tây Bắc giáp huyện Nam Sách,Phía Nam giáphuyện Thanh Hà,phía Đông giáp huyện An Hải (Hải Phòng).Huyện Kim Thành códiện tích tự nhiên là 112,9 km2,chiếm 6,85% diện tích tự nhiên của tỉnh HảiDương.Dân số trung bình của huyện năm 2002 là 124439 người,mật độ dân số 1102người/km2 và được phân bố khá đồng đều giữa các xã trong huyện

Về mặt hành chính,Kim Thành có 21 đơn vị hành chính,bao gồm 1 thị trấn(Phú Thái) và 20 xã (Lai vu,Cộng Hòa,Thượng Vũ,Cổ Dũng,Tuấn Hưng,ViệtHưng,Kim Xuyên,Phúc Thành,Kim Anh,Kim Lương,Kim Khê,Ngũ Phúc,KimĐính,Kim Tân,Bình Dân,Liên Hòa,Cẩm La,Đồng Gia,Đại Đức,Tam Kỳ)

Kim Thành nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.Huyện Kim Thànhcách Hà Nội 80km về phía Đông Nam,cách Hải phòng 20km về phía Tây,có cáctrục đường đi qua huyện như QL5A (dài 17,5km),TL 188 (14km),TL 186(2km) vàtuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng chạy qua cùng với các tuyến đường sông chophép Kim Thành có vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tế và có điều kiện tiếp nhậntiến bộ khoa học kĩ thuật,kinh nghiệm sản xuất và gần các thị trường lớn để tiêu thụcác sản phẩm nông nghiệp

Đặc điểm địa hình:

Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng,đất đai của huyện Kim Thành đượchình thành bởi sự bồi lắng của các con sông trong hệ thống sông Thái Bình (sôngRạng,sông Kinh Môn,sông Lạch Tray…),địa hình thổ nhưỡng của huyện mang đặctính điển hình của đất phù sa châu thổ sông Hồng.Địa hình khá bằng phẳng so vớicác huyện khác nằm trong vùng đất phù sa của hệ thống sông Thái Bình.Tuy

Trang 17

nhiên,xét về tiểu địa hình thì tương đối phức tạp với các vùng cao và bãi trũng xen

kẽ nhau tạo thành nhiều đầm ao.Thành phần cơ giới đất chủ yếu là đất thịt nặng,độdày tầng canh tác trung bình,do đó rất thuận tiện cho việc thâm canh cây lúa,cây ănquả và các loại rau màu thực phẩm khác

Nhận xét chung về vị trí địa lý,địa hình huyện Kim Thành:

 Nằm trong vùng trọng điểm phía Bắc,một trong 3 vùng năng động nhất ViệtNam hiện nay,gần Hà Nội và Hải Phòng,Quảng Ninh nên có nhiều thuận lợitrong việc trao đổi hàng hóa,công nghệ,lao động kỹ thuật…

 Nằm trên trục đường nối Hà Nội với Hải Phòng,với những thuận lợi về giaothong đường bộ,đường sắt,đường sông,cảng biển tạo cho huyện có một vị tríthuận lợi về giao lưu kinh tế - văn hóa với bên ngoài

 Thổ nhưỡng mang đặc tính đất phù sa thuận lợi cho việc thâm canh câylúa,cây ăn quả và các loại rau màu thực phẩm khác

1.1.2 Tài nguyên khí hậu,thủy văn.

Khí hậu:

Kim Thành nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,với đặc trưng nóngẩm,mưa nhiều vào mùa hè và hanh khô vào mùa đông.Nhiệt độ trung bình khoảng23,7°C.Sự thay đổi nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá lớn,tháng nóng nhất lêntới 37-38°C ( tập trung vào các tháng 7 và 8),tháng lạnh nhất xuống tới 5-6°C ( tậptrung vào các tháng 1 và 2).Độ ẩm trung bình hàng năm là 80-90%

Kim Thành nằm trong vùng có số giờ nắng tương đối cao.Theo số liệu sốliệu của trạm khí tượng thủy văn Hải Dương 2002 cho thấy số giờ nắng trung bìnhhàng năm là 1341 giờ và phân phối không đều cho các tháng,tháng 8 là tháng có sốgiờ nắng cao nhất (177 giờ) , tháng 2 là tháng có số giờ nắng thấp nhất (22 giờ )

Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1600-1800 mm,năm cao nhất lêntới 2300mm và năm thấp nhất là 1260 mm và phân bố không đều theo thờigian.Lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 6,7,8 nên thường gây ra tình trạngúng lụt vào những tháng này Trong khi đó tháng 2 có lượng mưa thấp nhất, chỉ đạt11mm,cá biệt có năm chỉ đạt 6mm

Trang 18

Thủy văn:

Kim Thành nằm ngoài khu vực trị thủy sông Hồng,lại chịu ảnh hưởng củathủy triều,do đó mực nước của 3 con sông là sông Rạng,sông Kinh Môn, và mộtphần sông Lạch Tray( ở Hải Phòng ) dâng lên cao vào những tháng 7,8 làm chochênh lệch giữa Phả Lại (đầu nguồn) và Bá Nha (cuối nguồn ) cao,xấp xỉ 3m.Điềunày đặt ra nhiệm vụ cho huyện phải thường xuyên đối phó với nguy cơ úng lụt.Nhận xét về yếu tố khí hậu,thủy văn Kim Thành

 Khí hậu Kim Thành rất thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng

và bền vững,thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp nói chung và trồngtrọt nói riêng Khí hậu và số giờ nắng trong năm tương đối thích hợp với việccanh tác 3 vụ trong năm tạo cho huyện có lợi thế về phát triển nông nghiệpthâm canh,tăng năng suất cây trồng

 Mưa lớn và tập trung vào vài tháng trong năm tạo ra mất cân đối nước cục bộtheo thời gian,gây ra tình trạng úng lụt và hiện tượng lở ở một số đoạn sông.Các tháng 7,8 mưa nhiều ,cường độ lớn gây úng ngập ở một số xã vùng trũng

và ven sông,ảnh hưởng đến sản xuất vụ mùa

 Khí hậu thuận lợi,ít chịu ảnh hưởng của bão,là một lợi thế cơ bản cho pháttriển kinh tế - xã hội huyện

1.1.3 Tài nguyên nước.

Tài nguyên nước của huyện bao gồm nước mặt và nước ngầm

Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt Kim Thành chủ yếu do 3 con sông chínhcung cấp,đó là sông Rạng,sông Kinh Môn và một phần của sông Lạch Tray chạyqua huyện với 55km Đó là nguồn nước mặt quý giá và dồi dào của huyện

Ngoài nguồn nước mặt của 3 con sông,Kim Thành còn nhiều ao hồ,đầm ngòivới trữ lượng nước khá lớn,không chỉ phục vụ cho các nhu cầu sử dụng nước tại chỗ

mà còn có ý nghĩa lớn đối với phát triển nuôi trồng thủy sản

Nguồn nước ngầm: Theo kết quả khảo sát sơ bộ,nước ngầm trên địa bànhuyện có trữ lượng lớn,phân bố ở độ sâu 15-25m.Nguồn nước ngầm hiện chưa đc

Trang 19

khai thác,đây là nguồn nước dự trữ cho phát triển kinh tế trong tương lai,nhất là khicác khu công nghiệp hình thành và phát triển.

Nhận xét chung về nguồn tài nguyên nước:

 Nguồn nước mặt của 3 con sông,cùng với nguồn nước mặt ao hồ,đầm ngòi

và nguồn nước ngầm chưa khai thác là nguồn nước rất dồi dào,có thể dùngcho sản xuất nông nghiệp,công nghiệp,sinh hoạt hiện tại và tương lai

 Mặc dù có nguồn nước mặt phong phú của 3 con sông chảy qua,nhưng cácsông này cũng là nguy cơ đe dọa lũ lụt hàng năm vào mùa mưa bão đối vớihuyện,cần chủ động phòng ngừa

 Theo tài liệu điều tra sơ bộ,nguồn nước ngầm trên địa phận huyện là có tiềmnăng với trữ lượng khá lớn,song để sử dụng nguồn nước này cần có nhữngđầu tư lớn về thăm dò và xử lý làm sạch nguồn nước

1.1.4 Tài nguyên du lịch

Trên địa bàn Kim Thành hiện cóc 78 di tích lịch sử văn hóa được đăng kýtheo đúng quy định của Bộ văn hóa thông tin,trong đó có 4 di tích lịch sử được xếphạng quốc gia là: Đình,chùa Phúc Thành ( xã Phúc Thành); Đình Kiên Lao ( xã ĐạiĐức);Chùa ,tháp cửa Phẩm Liên Hoa (xã Kim Lương);Chùa Muống (xã NgũPhúc);ngoài ra,có them 2 di tích đã hoàn thiện hồ sơ chuẩn bị đề nghị di tích xếphạng ( 1 cấp tỉnh và 1 cấp quốc gia)

Ngoài ra,còn một số xã có di tích đình,chùa, tháp, miếu chưa được xếp hạng

và chưa được tu bổ tôn tạo…Hầu hết di tích hiện có đều có khả năng khai thác phục

vụ mục đích tín ngưỡng,tham quan du lịch.Toàn huyện có 31 lễ hội,trong đó có 4 lễhội đình,6 lễ hội đền và 21 lễ hội chùa Hoạt động lễ hội chủ yếu lien quan đến tôngiáo,nếu biết khai thác cũng có thể thu hút nhiều khách du lịch

Sự gắn kết của các điều kiện tự nhiên với các danh lam thắng cảnh,các di tíchlịch sử văn hóa,lễ hội trên địa bàn huyện,và vị trí thuận lợi là điều kiện tốt để có thểphát triển du lịch ở Kim Thành.Cần phải quan tâm đến xu hướng này trong tương lai

1.1.5 Tài nguyên thủy sản

Trang 20

Kim Thành có nhiều loại thủy sản trú ngụ và sinh sống,bao gồm các loại như

cá mè trắng,cá mè hoa,cá trôi,cá trắm,cá chép,ếch,ba ba…và một số giống mới như

cá chim trắng,cá rô phi đơn tính,tôm càng xanh…

Hiện nay,Kim Thành có gần 370ha diện tích nuôi trồng thủy sản;20,68ha đất

có mặt nước chưa sử dụng và diện tích sông ngòi tự nhiên 921,5 ha, với quy mô mặtnước như vậy ngành thủy sản có thể đầu tư từng bước phát triển,cùng với sự chuyểnđổi cơ cấu vật nuôi theo hướng những vật nuôi có giá trị kinh tế cao như cá chimtrắng,cá rô phi đơn tính và đặc biệt là ba ba,… Tiềm năng nuôi trồng thủy sản củahuyện còn rất lớn,trong tương lai cần phải đầu tư lớn cả về vốn và kỹ thuật nuôitrồng

Nhìn chung,huyện Kim Thành có điều kiện thuận lợi để phát triển ngànhthủy sản với quy mô lớn.Tuy nhiên,trong phát triển ngành thủy sản,đặc biệt là nuôitrồng thủy sản cần có sự quan âm đúng mức đến vấn đề môi trường sinh thái,đảmbảo phát triển hiệu quả và bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển thủy sản và các ngànhkinh tế khác

1.1.6 Tài nguyên đất

Với tổng diện tích địa giới hành chính của huyện năm 2010 là 11.563,98 ha(114,88km2).Trong đó ,nhóm đất nông nghiệp có diện tích 6.432,57 ha chiếm55,63% tổng diện tích đất tự nhiên;nhóm đất phi nông nghiệp có diện tích 5.048,45

ha chiếm 43,65% tổng diện tích đất tự nhiên;đất chưa sử dụng 82,96 ha chiếm0,72% tổng diện tích đất tự nhiên.Đất đai Kim Thành thuộc nhóm đất đồng bằngchủ yếu là phù sa của 2 con sông Hồng và sông Thái Bình ,nhóm này khá phì nhiêumàu mỡ,là điều kiện để phát huy lợi thế phát triển toàn diện ngành nông nghiệp theohướng sản xuất hàng hóa tập trung bao gồm các sản phẩm chính:lúa nước,cây ănquả,các loại cây rau thực phẩm,chăn nuôi,nuôi trồng thủy sản

1.1.7.Tài nguyên khoáng sản và vật liệu xây dựng

Khoáng sản huyện Kim Thành không nhiều và chủ yếu là cát xây dựng,vớimục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của huyện thì nguồn cát để san lấp mặt bằng vàxây dựng công trình cũng là tiềm năng lớn.Xong cần có quy hoạch chi tiết để vừa

Trang 21

đảm bảo khai thác tốt nguồn cát cho xây dựng vừa bảo vệ hệ thống đê điều, tránhgây sạt lở, ảnh hưởng đến đê kè lũ lụt vào mùa mưa.

1.2 Các điều kiện kinh tế- xã hội huyện Kim Thành.

1.2.1 Thực trạng tăng trưởng và cơ cấu kinh tế

1.2.1.1.Về tăng trưởng kinh tế

Giai đoạn 2000-2010, thực hiện đường lối mới của đảng,những chủ trươngchính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội,được sự đầu tư quan tâm củatỉnh,cùng với sự cố gắng nỗ lực của huyện,phát triển kinh tế huyện Kim Thành đãđạt được những kết quả khả quan Giai đoạn 2001-2010 tốc độ tăng trưởng đạt khá9,95 %/ năm.Trong đó,khu vực công nghiệp- xây dựng có tốc độ tăng cao nhất21,71%/năm,sau đó là thương mại –dịch vụ 12,81%/năm,nông lâm thủy sản tăng4,5%/năm

Bảng 1 : Các chỉ tiêu tăng trưởng KT huyện Kim Thành giai đoạn 2000-2010

ĐVT: GTSX : tỷ đồng; Tốc độ tăng %/năm; cơ cấu:%

2001-2005

2010

2006- 2010

Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Kim Thành

Giai đoạn 2001-2005: tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình đạt9,06%/năm.Trong đó,nông lâm thủy sản tăng 5,43%/năm,công nghiệp- xây dựng

Trang 22

tăng 27,13%/năm,thương mại-dịch vụ tăng 10,63%/năm.Như vậy,giai đoạn này khuvực công nghiệp- xây dựng có bước tăng trưởng mạnh.Phù hợp với chủ trương côngnghiệp hóa,hiện đại hóa trong đường lối phát triển kinh tế của huyện Kim Thành.Giai đoạn 2006-2010:trong điều kiện chịu tác động của suy giảm kinh tế thế giới2008-2009,huyện vẫn đạt được mức tăng trưởng kinh tế khá 10,84%/năm,cao hơnmức trung bình chung của tỉnh (9,7%/năm) Trong đó,khu vực nông nghiệp tăng3,66%/năm,công nghiệp-xây dựng tăng 16,29%/năm,thương mại-dịch vụ tăng14,94%/năm.

Trong 10 năm qua,thu nhập bình quân đầu người của huyện tăng từ 2,1 triệuđồng/người năm 2000 lên tới 12,19 triệu đồng/người năm 2010 bằng 67,42% so vớithu nhập bình quân chung của tỉnh năm 2010 ( 19,7 triệu đồng/người/năm)

1.2.1.2.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong giai đoạn 2000-2010 do thực hiện đường lối công nghiệp hóa,hiện đạihóa trong phát triển kinh tế,huyện Kim Thành đã có nhiều chủ trương thu hút các dự

án đầu tư trên địa bàn huyện.Vì vậy,kinh tế huyện đã có sự chuyển dịch mạnh theohướng tăng nhanh tỷ trọng khu vực công nghiệp- xây dựng,thương mại-dịchvụ,giảm tỷ trọng nông lâm thủy sản

Nông lâm thủy sản : tỷ trọng cơ cấu giá trị sản xuất (giá TT) giảm từ 64,3%năm 2000 xuống còn 46,43% năm 2005,33,05% năm 2010

Công nghiệp – xây dựng: cơ cấu giá trị sản xuất tăng từ 13,7% năm 2000 lêntới 27,73% năm 2005,37,35% năm 2010

Thương mại- dịch vụ: cơ cấu giá trị sản xuất tăng từ 22% năm 2000 lên tới25,84% năm 2005 và 29,6% năm 2010

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế kéo theo cơ cấu lao động thay đổi,lao động trongcác khu vực nông nghiệp-công nghiệp-dịch vụ từ cơ cấu 87,56%-7,17%-5,26%(năm 2000) chuyển sang cơ cấu 76,93%-12,18%-10,89% (năm 2010).Tỷ lệ laođộng phi nông nghiệp tăng từ 12,44% lên 23,07%,lao động nông nghiệp giảm từ87,56% xuống còn 76,93%

Trang 23

Như vậy,đến năm 2010 trong cơ cấu kinh tế huyện Kim Thành thì khu vựccông nghiệp – xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất trong 3 khối kinh tế do các khu CNLai Vu,KCN Phú Thái,các cụm điểm CN đi vào hoạt động bước đầu phát huy đượchiệu quả.

1.2.1.3.Đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch kỳ trước

Năm 2004,UBND huyện Kim Thành đã xây dựng quy hoạch tổng thể pháttriển kinh tế- xã hội đến năm 2010.Tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế như sau:

* Về tăng trưởng kinh tế

Theo quy hoạch thì phương án I (PAI) tốc độ tăng trưởng giai đoạn

2006-2010 đạt 14%/năm,Phương án II (PAII) đạt 16,4%/năm.Thực tế tốc độ tăng trưởnggiai đoạn 2006-2010 đạt 10,84%,như vậy tốc độ tăng trưởng thực tế thấp hơn so với

cả hai phương án quy hoạch

+ Nông lâm thủy sản: theo quy hoạch PAI tốc độ tăng trưởng khu vực NLTSđạt 5,4%/năm,PAII đạt 5,5%/năm.Thực tế tốc độ tăng trưởng đạt 3,66%/năm.Nhưvậy,tốc độ tăng trưởng nông lâm thủy sản thấp hơn so với cả hai phương án quyhoạch

+ Công nghiệp-xây dựng: theo quy hoạch PAI tốc độ tăng trưởng khu vựcCN-XD đạt 24,9%/năm,PAII đạt 28,9%/năm.Thực tế tốc độ tăng trưởng đạt16,29%/năm.Như vậy,tốc độ tăng trưởng CN-XD thấp hơn so với cả hai phương ánquy hoạch

+ Thương mại-dịch vụ: theo quy hoạch PAI tốc độ tăng trưởng khu vực

TM-DV đạt 14,9%/năm,PAII đạt 17,2%/năm.Thực tế tốc độ tăng trưởng đạt14,94%/năm.Như vậy,tốc độ tăng trưởng của khu vực TM-DV đạt so với PAI,thấphơn so với PAII

Trang 24

Bảng 2: So sánh tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2006-2010

ĐVT:%

QH(PAI)

Mục tiêu QH(PAII)

Thực hiện QH

Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Kim Thành

* Về cơ cấu kinh tế

Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo quy hoạch tổng thể kinh tế- xãhội thực hiện năm 2004,thì cơ cấu kinh tế huyện Kim Thành sẽ chuyển dịch theohướng tăng nhanh tỷ trọng khu vực công nghiệp- xây dựng,thương maik- dịch vụ vàgiảm dần tỷ trọng khu vực nông lâm thủy sản.Thực tế việc thực hiện so với chỉ tiêuquy hoạch đề ra như sau:

Nông lâm thủy sản: theo quy hoạch thì đến năm 2010 tỷ trọng ngành nôngnghiệp theo PAI chiếm 37,7%,theo PAII là 33,6% Thực tế năm 2010 cơ cấu kinh tếngành nông nghiệp chiếm 33,05% Như vậy,tốc độ chuyển dịch cơ cấu nông lâmthủy sản đều nhanh hơn so với hai phương án quy hoạch

Công nghiệp- xây dựng: theo quy hoạch thì đến năm 2010 tỷ trọng khu vựccông nghiệp- xây dựng theo PAI chiếm 38%,theo PAII là 41,9%.Thực tế năm 2010

cơ cấu kinh tế CN-XD chiếm 37,5%.Như vây tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế khuvực CN-XD đạt so với PAI và chậm hơn so với PAII đề ra

Thương mại-dịch vụ: theo quy hoạch thì đến năm 2010 tỷ trọng ngành

TM-DV theo PAI chiếm 24,3%,theo PAII là 24,5% Thực tế năm 2010 cơ cấu kinh tếngành nông nghiệp chiếm 29,6% Như vậy,tốc độ chuyển dịch cơ cấu nông lâmthủy sản đều nhanh hơn so với hai phương án quy hoạch

Trang 25

Bảng 3: Đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu cơ cấu kinh tế

ĐVT:%

QH (PAI)

Mục tiêu QH (PAII)

Thực hiện QH

Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Kim Thành

1.2.2.Dân số - lao động và việc làm,mức sống dân cư

1.1 Dân số

Dân số toàn huyện tính đến tháng 12 năm 2010 là 122.474 người.tỷ lệ tăngdân số tự nhiên 1,06%.Trong đó: dân số nông thôn là 117021 người chiếm 95,5%dân số toàn huyện.Dân số đô thị là 5453 người chiếm 4,5% dân số toàn huyện.Mật

độ dân số 1066 người / 1km2,tại thị trấn Phú Thái có mật độ dân số cao nhất là

2314 người/1km2

1.2 Lao động,việc làm

Năm 2010, lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là

81596 người : lao động nông,lâm,thủy là 62775 người,chiếm 76,93%;lao động côngnghiệp – xây dựng là 9939 người chiếm 12,18%; lao động thương mại – dịch vụ là

8882 người, chiếm 10,89%

Trang 26

Bảng 4: Chuyển dịch cơ cấu lao động giai đoạn 2000-2010

Nguồn: Niêm giám thống kê huyện Kim Thành

Chuyển dịch cơ cấu lao động : cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơcấu lao động của huyện chuyển dịch theo hướng giảm dần lao động ngành nôngnghiệp ( cơ cấu lao động nông nghiệp giảm từ 87,56% năm 2000 xuống còn 76.93%năm 2010 ),tăng dần lao động ngành công nghiệp xây dựng ( cơ cấu lao động ngànhCN-XD tăng từ 7,17% năm 2000 lên 12,18% năm 2010),tỷ lệ lao động qua đào tạođến năm 2010 đạt 40%

Công tác giải quyết việc làm cho người lao động được tích cực triển khaithực hiện bằng nhiều chủ trương giải pháp đồng bộ với sự tham gia của các thànhphần kinh tế.Chú trọng phát triển ngành nghề,mở rộng quy mô sản xuất kinhdoanh,nhất là sản xuất nông sản để giải quyết lao động khu vực nông thôn.Hàngnăm tạo việc làm mới cho 1700 lao động

Nguồn lao động của huyện khá dồi dào,tuy nhiên lao động chủ yếu là phổthong,phần lớn lao động làm việc trong các lĩnh vực nông,lâm,thủy sản và chưa quađào tạo nên thu nhập chưa cao Đây là khó khăn,thách thức lớn của huyện trong quátrình phát triển công nghiệp thời kì tới

1.3 Mức sống dân cư

Theo số liệu thống kê huyện,thu nhập bình quân đầu người tăng từ 2,1trieuđồng / người năm 2000 lên 6,7 triệu đồng/ người năm 2005 và 12,19 triệu đồng vàonăm 2010.Nhìn chung,thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện,đời sốngngày một nâng cao Công tác giảm nghèo tiếp tục được thực hiện có hiệu quả,có sự

Trang 27

phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền với Mặt trận tổ quốc và các đoànthể;triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp lồng ghép chương trình giảmnghèo với các chương trình mục tiêu quốc gia,tổ chức hướng dẫn cho hộ nghèocách làm ăn,cấp thẻ bảo hiểm y tế;hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi,cho vay vốn…nên công tác giảm nghèo hàng năm đều đạt và vượt mục tiêu đề ra.Tỷ lệ hộ nghèogiảm bình quân 2%/năm, tỷ lệ hộ nghèo của huyện năm 2011 là 10,3% ( theo tiêuchí mới)

1.2.3 Phát triển kết cấu hạ tầng

1.2.3.1 Hiện trạng mạng lưới giao thong

Mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện có các loại hình giao thông đườngsắt,đường bộ,đường thủy:

Đường bộ: Kim Thành có 17,5km đường quốc lộ 5 nối Hà Nội- HảiPhòng,16km đường tỉnh lộ ( ĐT 388,ĐT 389),35,6km đường lien huyện,58,79kmđường liên xã…

Đường sắt: Kim Thành có 17,5 km đường sắt nối Hà Nội- Hải Phòng,tuyếnnày chủ yếu vận chuyển hành khách

Đường sông:sông Kinh Môn chảy qua huyện chiều dài 26,02km nối với sôngLạch Tray 11km đổ ra biển,sông Rạng chảy qua với chiều dài 23,5km,sông Đắc dài14km

Nhìn chung hệ thống giao thông của huyện khá đa dạng,phần lớn các tuyếnđường chính được rải nhựa hoặc bê tong hóa kiên cố đảm bảo chất lượng,số ít cáctuyến đường đất

1.2.3.2 Hệ thống thủy lợi

- Hệ thống đê điều: Công tác tu bổ đê điều,thủy lợi nội đồng hàng năm đượcquan tâm.Thi công đào lắp 115.700m3 đắp đê,28000m3 đất luống tre,xây mới 8điểm đắp đê

Trang 28

1.2.3.3 Hệ thống lưới điện

Trong thời gian vừa qua,huyện Kim Thành đã quan tâm đầu tư xây dựng hệthống điện tương đối tốt.Nguồn cấp điện đa dạng và ổn định,hệ thống trạm biến áphiện đại,hệ thống lưới điện tương đối đầy đủ,cơ bản đáp ứng được nhu cầu điện chosinh hoạt,cho phát triển sản xuất các ngành.Hạn chế thấp nhất thời gian mất điệncấp cho các khu công nghiệp,doanh nghiệp trên địa bàn huyện

2 Thực trạng về chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp huyện

2.1 Tình hình hoạt động sản xuất nông nghiệp Huyện giai đoạn 2011

2006-Giai đoạn 2001-2010 tăng trưởng bình quân nông lâm thủy sản đạt4,5%/năm; trong đó nông nghiệp tăng 4,58%/năm; lâm nghiệp tăng 3,07%/năm;nuôi trồng thủy sản tăng mạnh nhất 23,8%/năm

Giai đoạn 2001-2005: tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5,43%/năm, trong đónông nghiệp tăng 5,19%/năm, thủy sản tăng 23,43%/năm (Trong ngành nôngnghiệp, trồng trọt tăng 3,58%/năm, chăn nuôi tăng 10,71%/năm, dich vụ tăng 7,0%/năm)

Giai đoạn 2006 -2010: tốc độ tăng trưởng đạt 3,66%/năm, trong đó: nôngngiệp tăng 3,97%/năm, lâm nghiệp tăng 2,83%/năm, thủy sản tăng 24,16%/năm.(Trong ngành nông nghiệp, trồng trọt tăng 3,36%/năm, chăn nuôi tăng 5,41%/năm,dich vụ tăng 6,26%/năm)

Trang 29

Như vậy, trong 10 năm qua khu vực nông lâm thủy sản đạt mức tăng trưởngtrung bình, trong đó thủy sản tăng mạnh nhất, sau đó đến nông nghiệp, lâm nghiệptăng nhẹ.

Bảng 5: Tăng trưởng GTSX khu vực NLTS ( giá CĐ 1994)

ĐVT: GTSX tỷ đồng

TĐT (%) 2001-

2005

2010

2006- 2010 Tổng GTSX NLTS 232,20 302,50 378,29 5,43 3,66 4,50

Nguồn: Văn kiện ĐHĐB huyện Kim Thành lần thứ XXII, XXIII

Quy hoạch TTKT-XH huyện Kim Thành đến năm 2010 Thống kê huyện Kim Thành năm 2010

2.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp

Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng thủy sản, giảm nôngnghiệp, lâm nghiệp Năm 2000 nông nghiệp chiếm 99,0%; lâm nghiệp 0,1%; thủysản chiếm 0,9% Năm 2005, nông nghiệp chiếm 98,45%; lâm nghiệp 0,1%; thủy sảnchiếm 1,45% Đến năm 2010, các chỉ số tương ứng là 96,32%; 0,04%; 3,64% Đốivới nội bộ ngành nông nghiệp: cơ cấu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngànhchăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp, giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt; cơ cấu GTSXtrồng trọt giảm từ 78,22% năm 2000 xuống còn 58,50% năm 2010 Cơ cấu GTSXngành chăn nuôi tăng từ 19,01% năm 2000 lên 34,60% năm 2010 Cơ cấu dịch vụnông nghiệp tăng từ 2,77% năm 2000 lên tới 6,9% năm 2010

Trang 30

Như vậy, trong cơ cấu kinh tế nông lâm thủy sản huyện Kim Thành thì ngànhnông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, lâm nghiệp, thủy sản chiếm không đáng kể.Trong nội bộ ngành nông nghiệp, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch rõ nét theohướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngàng trồng trọt.

Bảng 6: Cơ cấu GTSX khu vực nông lâm thủy sản ( giá thực tế)

Nguồn: Văn kiện ĐHĐB huyện Kim Thành lần thứ XXII, XXIII

Quy hoạch TTKT-XH huyện Kim Thành đến năm 2010 Thống kê huyện Kim Thành năm 2010

2.1.1 Thực trạng chuyển dịch ngành trồng trọt

Cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tập trung chỉ đạo đưa các tiến bộkhoa học kĩ thuật, các loại cây con giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vàosản xuất, chỉ đạo thâm canh, tăng vụ, xây dựng nhiều mô hình, có các chính sáchkhuyến khích, tạo điều kiện cho nông dân phát triển sản xuất Vì vậy, sản xuất nôngnghiệp tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, tiềm năng lao động, đất đai được khai

Trang 31

thác hiệu quả Năm 2000 giá trị sản xuất ngành trồng trọt ( giá thực tế ) đạt 284,34

tỷ đồng, năm 2010 là 392,33 tỷ đồng

Cây lương thực

- Cây lúa: lúa là cây lương thực chính, Kim Thành có diện tích lúa đứng thứ

9 toàn tỉnh Hải Dương Năm 2010 diện tích gieo trồng cả năm 9.112 ha giảm 2.642

ha so với năm 2000 Diện tích đất lúa giảm do chuyển sang đất công nghiệp, đất sảnxuất kinh doanh, đất ở, phát triển hạ tầng… Nhờ việc tích cực áp dụng các tiến bộ

kĩ thuật và các biện pháp thâm canh nên năng suất lúa không ngừng tăng lên, năm

2000 năng suất lúa trung bình đạt 59,61 tạ/ha, năm 2010 đạt 58,14 tạ/ha Sản lượnglúa năm 2010 đạt 52.981 tấn ( giảm 4.067 tấn so với năm 2000) Trà lúa xuân sớm,mùa muộn đã giảm từ 54,9% - 46,24% (năm 2005) xuống còn 40% Diện tích lúalai và lúa chất lượng cao tăng nhanh từ 17,5% (năm 2005) lên 45% (năm 2010) Sảnxuất lúa nếp ở Phúc Thành, Cổ Dũng, Tuấn Hưng…Cơ cấu giống có thêm nhiềugiống mới có năng suất cao, chất lượng tốt đã được đưa vào sản xuất như là: Lúa lai( Bắc ưu 903KBL, Syn 6, Thục Hưng 6…); lúa chất lượng cao: SH2, bắc thơm số 7

và các giống nếp…Thực hiện chuyển đổi 310 diện tích đất cấy lúa sang nuôi thủysản và trồng cây ăn quả

- Sản lượng lương thực bình quân đầu người năm 2010 đạt 447 kg/người

- Cây ngô: Cây ngô thường được gieo trồng ở các bãi ven sông và ngô vụđông ở các mảnh ruộng sau khi thu hoạch Ngô không là thế mạnh của huyện Diệntích gieo trồng ngô có xu hướng giảm đi vào những năm gần đây cụ thể là năm

2005 đạt 411 ha, năm 2007 đạt 403 ha, năm 2008 đạt 345ha, năm 2009 đạt 353ha,năm 2010 đạt 358 ha Năng suất ngô tương đối thấp, cao nhất vào năm 2010 đạt47,91 tạ/ha, sản lượng ngô chủ yếu phụ thuộc vào quảng canh là chính, năm 2000sản lượng ngô đạt 2.550 tấn, năm 2005 đạt 1.829 tấn, năm 2007 đạt 1.825 tấn, năm

2008 đạt 1623 tấn, năm 2009 đạt 1.666 tấn, năm 2010 đạt 1715 tấn Sản xuất ngônếp tập trung ở các xã Cộng Hòa, Cổ Dũng, Tuấn Hưng, Việt Hưng, Kim Xuyên

Trang 32

Bên cạnh đó, cây khoai lang cũng là thế mạnh nhưng diện tích và sản lượng của nóngày càng giảm mạnh do hiệu quả kinh tế thấp.

Cây chất bột có củ

Khoai lang chiếm diện tích lớn nhất trong các loại cây chất bột có củ, năm

2010 diện tích khoai lang là 85 ha chiếm 75,89% diện tích cây chất bột Năng suấtnăm 2010 đạt 100,7 tạ/ha ( tăng 23,89 tạ so với năm 2000), sản lượng đạt 856 tấn.Tuy nhiên, diện tích khoai lang năm 2010 đã giảm khoảng 203 ha so với năm 2000

Sở dĩ diện tích khoai lang giảm là do trồng cây khoai lang không hiệu quả, trước kiachủ yếu là thức ăn cho chăn nuôi, hiện nay chủ yếu trồng lấy củ để ăn nên lượngtiêu thụ kém Ngoài ra còn có các loại cây chất bột khác như sắn, các loại khác vớidiện tích khoảng 27 ha

Nhóm cây rau, đậu

Ngoài cây lương thực thì rau là cây trồng có xu hướng phát triển mạnh do cónhững giá trị cao Diện tích gieo trồng rau của huyện chỉ đứng sau diện tích lúa.Năm 2000 là 2.048 ha, năm 2005 là 3.773ha năm 2007 là 3.798 ha, năm 2008 là3.886 ha năm 2009 là 3.993 ha, năm 2010 là 3.727 ha, tăng là khoảng 1.700 ha sovới năm 2000, diện tích đậu các loại có xu hướng giảm đi

Rau chủ yếu được trồng ở các mảnh ruộng manh mún, chỉ mang tính chất thời

vụ, chất lượng chưa đảm bảo, nông dân còn sử dụng nhiều loại thuốc hoá học kíchthích rau phát triển Song điều đáng chú ý là nhiều hộ nông dân đã đưa các giốngrau ngoại nhập từ Trung Quốc, Nhật Bản vào sản xuất, cho năng suất ngày càngcao Trong những năm qua, năng suất năm 2010 đạt 259,96 tạ/ha, sản lượng đạt98.889 tấn tăng 64.506 tấn so với năm 2000 Chính vì vậy, mà sản lượng rau củahuyện tăng khá, mức tăng trung bình hàng năm đạt khoảng 10.000 tấn Sản lượngrau không những cung cấp đủ cho nhu cầu tiêu thụ trong huyện mà là nguồn cungcấp đáng kể cho thành phố Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh Thâm canh cây raumàu tập trung ở Đồng Gia, Tam Kì, Kim Tân…

Trang 33

Trong các loại rau, cây khoai tây là cây trồng chính, năng suất, sản lượngngày càng có xu hướng tăng lên mặc dù diện tích, không ổn định qua các năm tuynhiên lại có dấu hiệu tăng lên vào năm 2010, đây là dấu hiệu tốt cho chuyển dịch

cơ cấu cây rau trong những năm tới

Một số loại rau, củ quả chính như : dưa hấu, dưa lê, khoai tây, hành tỏi, củ đậu,

bí xanh, ớt…Đã hình thành một số vùng chuyên canh như: vùng trồng hành tỏi ởcác xã Cộng Hòa, Cổ Dũng, Tuấn Hưng, Kim Xuyên Vùng trồng dưa ở các xãBình Dân, Kim Tân, Đồng Gia Vùng trồng củ đậu ở Cẩm La, Tam Kỳ, Đồng Gia…Đang tiến hành quy hoạch vùng sản xuất rau quả an toàn tại xã Tam Kì

Bên cạnh rau là đậu các loại, diện tích liên tục giảm mạnh Năm 2000 diệntích đạt 15 ha, đến năm 2007 đạt 2 ha và đến năm 2010 còn 1 ha Do đó, sản lượngcũng giảm theo, năm 2000 đạt 16 tấn, năm 2007 chỉ đạt 2 tấn và đến năm 2010 còn

1 tấn Nguyên nhân chủ yếu là do hiệu quả kinh tế thấp

Như vậy những năm qua, mặc dù diện tích cây rau đậu chưa được mở rộngsong diện tích, năng suất, sản lượng rau các loại có sự gia tăng đáng kể Trong khiđậu các loại lại có xu hướng giảm cả về diện tích lẫn sản lượng Trong quá trìnhchuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp thời gian tới trên cơ sở phát triển mở rộngdiện tích trồng rau, cần chú ý đến các giống rau có năng suất cao, chất lượng tốt,bảo đảm nhu cầu sinh hoạt của người tiêu dùng và khắc phục tình trạng của các loạicây đậu hiện nay

Cây công nghiệp ngắn ngày

Chủ yếu là đậu tương, cây đậu tương là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao,vừa phục vụ sinh hoạt, vừa cung cấp nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp,sản phẩm chủ yếu cung cấp cho chế biến đậu phụ và các sản phẩm sản xuất từ đậutương Song diện tích cũng không ổn định Cây đậu tương trồng rải rác ở nhiều xãnhưng chủ yếu là xen canh, diện tích có xu hướng giảm, năm 2010 là 110 ha, giảm48ha so với năm 2000, sản lượng đạt 298 tấn, nên năng suất cao nhất chỉ đạt 27,12tạ/ha, sự gia tăng sản lượng chủ yếu là do quảng canh

Trang 34

Cây lâu năm

Năm 2010, diện tích cây lâu năm huyện Kim Thành đạt 962 ha tăng 66 ha so vớinăm 2005 Trồng cây ăn quả tập trung ở Kim Đính, Ngũ Phúc, Kim Tân, KimXuyên

Ngày đăng: 24/07/2013, 10:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1 : Các chỉ tiêu tăng trưởng KT huyện Kim Thành giai đoạn 2000-2010 - Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp Huyện Kim Thành
Bảng 1 Các chỉ tiêu tăng trưởng KT huyện Kim Thành giai đoạn 2000-2010 (Trang 21)
Bảng 2: So sánh tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2006-2010 - Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp Huyện Kim Thành
Bảng 2 So sánh tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2006-2010 (Trang 24)
Bảng 3: Đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu cơ cấu kinh tế - Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp Huyện Kim Thành
Bảng 3 Đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu cơ cấu kinh tế (Trang 25)
Bảng 4: Chuyển dịch cơ cấu lao động giai đoạn 2000-2010 - Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp Huyện Kim Thành
Bảng 4 Chuyển dịch cơ cấu lao động giai đoạn 2000-2010 (Trang 26)
Bảng 7: DT, NS, SL một số cây trồng chính thời kì 2000 -2010 - Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp Huyện Kim Thành
Bảng 7 DT, NS, SL một số cây trồng chính thời kì 2000 -2010 (Trang 34)
Bảng 8: Biến động sản xuất ngành chăn nuôi giai đoạn 2000 -2010 - Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp Huyện Kim Thành
Bảng 8 Biến động sản xuất ngành chăn nuôi giai đoạn 2000 -2010 (Trang 36)
Bảng 10: Kết quả sản xuất thủy sản các năm 2000 -2010 T - Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp Huyện Kim Thành
Bảng 10 Kết quả sản xuất thủy sản các năm 2000 -2010 T (Trang 37)
Bảng 11: Dự kiến giá trị sản xuất nông lâm thủy sản ( giá 1994) - Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp Huyện Kim Thành
Bảng 11 Dự kiến giá trị sản xuất nông lâm thủy sản ( giá 1994) (Trang 45)
Bảng 12: Cơ cấu GTSX NLTS đến 2020, định hướng 2030 ( giá thực tế) - Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp Huyện Kim Thành
Bảng 12 Cơ cấu GTSX NLTS đến 2020, định hướng 2030 ( giá thực tế) (Trang 46)
Bảng 13: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính đến 2020 - Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp Huyện Kim Thành
Bảng 13 Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính đến 2020 (Trang 49)
Bảng 15 :Mục tiêu phát triển của ngành thủy sản đến năm 2020 - Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp Huyện Kim Thành
Bảng 15 Mục tiêu phát triển của ngành thủy sản đến năm 2020 (Trang 52)
Bảng 16 :Dự kiến DT,SL thủy sản đến năm 2020,định hướng đến năm 2030 - Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp Huyện Kim Thành
Bảng 16 Dự kiến DT,SL thủy sản đến năm 2020,định hướng đến năm 2030 (Trang 54)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w