chuyên đề quản lý bảo hiểm xã hội mục lục danh mục từ viết tắt 2 danh mục bảng biểu 2 lời nói đầu 3 chương 1: những vấn đề chung về quản lý thu bảo hiểm xã hội. 4 1.1. một số khái niệm. 4 1.1.1.
Trang 1MỤC LỤC
DANH M C B NG BI U Ụ Ả Ể 2
CH ƯƠ NG 1: NH NG V N Đ CHUNG V QU N LÝ THU B O HI M XÃ H I Ữ Ấ Ề Ề Ả Ả Ể Ộ 4
CH ƯƠ NG 2: TH C TR NG QU N LÝ THU B O HI M XÃ H I T NH TUYÊN QUANG Ự Ạ Ả Ở Ả Ể Ộ Ỉ 14
2.2 Tình hình thực hiện quản lý thu bảo hiểm xã hội 17
2.2.1.Công tác qu n lý đ i t ả ố ượ ng tham gia b o hi m xã h i ả ể ộ 17
2.2.2 Qu n lý ti n l ả ề ươ ng làm căn c đóng và m c đóng B o hi m xã h i ứ ứ ả ể ộ 21
2.2.3 Ph ươ ng th c đóng và m c đóng BHXH: ứ ứ 23
2.2.4 K t qu th c hi n công tác thu BHXH b t bu c t i đ n v : ế ả ự ệ ắ ộ ạ ơ ị 24
2.3 Một số đánh giá về công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 25
2.3.1 K t qu đ t đ ế ả ạ ượ c 25
2.3.2 Nh ng h n ch còn t n t i ữ ạ ế ồ ạ 26
2.3.3 Nguyên nhân c a nh ng h n ch ủ ữ ạ ế 26
CH ƯƠ NG 3: GI I PHÁP VÀ KHUY N NGH NH M HOÀN THI N CÔNG TÁC THU B O Ả Ế Ị Ằ Ệ Ả HI M XÃ H I T I B O HI M XÃ H I T NH TUYÊN QUANG Ể Ộ Ạ Ả Ể Ộ Ỉ 29
3.1 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 29
3.1.1 Tăng c ườ ng công tác thông tin tuyên truy n chính sách B o hi m xã h i ề ả ể ộ 29
3.1.2 Hoàn thi n c c u b máy và nâng cao năng l c đ i ngũ cán b ệ ơ ấ ộ ự ộ ộ 31
3.1.3 Tăng c ườ ng rà soát vi c th c hi n nghĩa v tham gia B o hi m xã h i c a ng ệ ự ệ ụ ả ể ộ ủ ườ i lao đ ng và ng ộ ườ ử ụ i s d ng lao đ ng ộ 33
3.2 Một số khuyến nghị lên các cơ quan chức năng nhằm hoàn thiện công tác quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh 35
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
- Bảo hiểm xã hội: BHXH
Trang 2- Bảo hiểm xã hội bắt buộc: BHXHBB
- Bảo hiểm y tế: BHYT
- Doanh nghiệp nhà nước: DNNN
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: DN ngoài QD
- Doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài: DN vốn ĐTNN
Trang 3Bảng 2.1: Số đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXHBB trên địa
bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2008 – 2010
16
Bảng 2.2: Số lao động tham gia BHXHBB trên địa bàn tỉnh Tuyên
Quang giai đoạn 2008 – 2011
18
Bảng 2.3 Mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXHBB trên địa bàn
tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2008 – 2010
19
Bảng 2.4: Mức đóng BHXH hàng tháng của NLĐ và NSDLĐ ở
tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2008- 2010.
22
Sơ đồ2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh Tuyên Quang 15
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước, thì BHXH ngày một phát triển và trưởng thành nhanh chóng BHXH là một trong những bộ phận cấu thành và đóng vai trò quan
Trang 4trọng trong các chính sách xã hội Nó là một bộ phận không thể thiếu và có tính ổn định trong hệ thống an sinh xã hội Mục tiêu của BHXH là nhằm thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của người lao động và gia đình họ trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập
Nhưng trong thực tế, tại nước ta việc thu BHXH từ số lượng lao động tham
gia vào BHXH còn rất hạn chế Nên em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Thực
trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2008 - 2011” Bài báo cáo này được thực hiện với mục đích nêu lên sự cần
thiết của công tác quản lý thu BHXH tại tỉnh Tuyên Quang, những kết quả đạt được và những tồn tại cần giải quyết để từ đó có nhưng giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác quản lý thu BHXH và công tác triển khai mở rộng đối tượng tham gia tại tỉnh Tuyên Quang Kết cấu bài báo cáo ngoài lời nói đầu và kết luận gồm 3 Chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về quản lý thu bảo hiểm xã hội
Chương 2: Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang
Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác thu bảo hiểm
xã hội tỉnh tuyên quang
Trong quá trình hoàn thành báo cáo, do thời gian và nhận thức còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong được sự chỉ bảo thêm của các thầy cô giáo Qua đây em xin gửi lời cảm ơn tới giảng viên Th.S Phạm Đỗ Dũng đã giúp em hoàn thành bài báo cáo này./
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ THU BẢO
HIỂM XÃ HỘI.
1.1 Một số khái niệm.
1.1.1 Khái niệm bảo hiểm xã hội.
Trang 5Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm sự thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm khoản thu nhập từ nghề nghiệp do bị mất hoặc giảm khả năng lao động hoặc mất việc làm, thông qua việc hình thành sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, nhằm góp phần bảo đảm an toàn đời sống của người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội.
1.1.2. Khái niệm thu bảo hiểm xã hội.
Thu bảo hiểm xã hội là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình bắt buộc các đối tượng tham gia phải đóng BHXH theo mức phí quy định Trên cơ sở đó hình thành, tạo lập một quỹ tiền tệ tập trung nhằm mục đích bảo đảm cho việc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội và hoạt động của tổ chức sự nghiệp bảo hiểm xã hội
1.1.3. Khái niệm quản lý thu bảo hiểm xã hội.
Quản lý thu BHXH là hoạt động có tổ chức dựa trên cơ sở hệ thống pháp luật của nhà nước sử dụng biện pháp hành chính tổ chức kinh tế quản lý hoạt động thu nộp BHXH, xác định việc thực hiện nghĩa vụ của NLĐ tham gia BHXH và đồng thời việc xác nhận đó là căn cứ để thực hiện chính sách, chế độ BHXH, đảm bảo quyền lợi đối với đối tượng tham gia BHXH đúng, đủ, kịp thời đáp ứng mọi yêu cầu, quy định của pháp luật
1.2. Vai trò quản lý thu bảo hiểm xã hội.
1.2.1 Nắm chắc được nguồn thu BHXH
Nguồn thu của quỹ BHXH bao gồm: nguồn đóng BHXH của người tham gia
và chủ sử dụng lao động, tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ, nguồn
hỗ trợ của Nhà nước, các nguồn khác như: viện trợ, quà biếu, quà tặng… của các
tổ chức trong và ngoài nước
Trang 6Để nắm chắc được các nguồn thu trên phải tăng cường công tác quản lý chặt chẽ các nguồn thu Đối với từng nguồn khác nhau phải có phương pháp quản lý thích hợp.
1.2.2 Tăng thu, bảo đảm cân đối quỹ BHXH
Thu BHXH có vai trò rất lớn trong việc cân đối quỹ Hơn thế nữa thu BHXH quyết định đến sự tồn tại và phát triển của hệ thống BHXH Để tăng thu có một số biện pháp chính sau:
+ Tăng số người tham gia đóng BHXH Đây là biện pháp có tính chất quyết định Trong điều kiện kinh tế nước ta chưa phát triển, chúng ta chưa thể tăng nhanh mức đóng BHXH, mà phải tăng từ từ Từ thực tế đó việc tăng số người tham gia đóng BHXH có ý nghĩa thực tế và có tính quyết định trong việc cân đối quỹ BHXH
+ Thu đúng đối tượng, thu đủ số lượng và đảm bảo đúng thời gian quy định.Nội dung này chỉ có thể đạt được trên cơ sở tăng cường các biện pháp quản
lý hành chính, tổ chức thu khoa học kết hợp với các biện pháp kinh tế
Thu đúng đối tượng là phải căn cứ vào những quy định về đối tượng tham gia BHXH trong văn bản pháp luật về BHXH
Thu đủ số lượng và đúng hạn quy định cũng phụ thuộc vào công tác quản lý thu BHXH Trên thực tế có rất nhiều đơn vị nộp BHXH không đủ theo số lượng quy định Tình trạng trốn đóng BHXH hiện còn xảy ra ở rất nhiều đơn vị Vì vậy phải bằng phương pháp quản lý thu khoa học, kết hợp với các biện pháp hành chính, kinh tế cứng rắn đối với các hành vi vi phạm pháp luật về đóng BHXH Có như vậy công tác quản lý thu mới đem lại hiệu quả
1.2.3 Bảo đảm quyền lợi người tham gia BHXH:
Trang 7Thứ nhất, bảo vệ quyền lợi của người tham gia BHXH Đây là quyền lợi chính đáng và hợp pháp của người lao động Nhưng nếu người tham gia không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng góp BHXH thì trước hết bản thân người tham gia không đủ điều kiện quy định của pháp luật để hưởng các quyền lợi theo quy định, mặt khác không có nguồn thu để bảo đảm chi trả các chế độ cho người tham gia khi các sự kiện bảo hiểm xảy ra, bởi lẽ chính sách BHXH trong cơ chế thị trường được xây dựng trên nguyên tắc “có đóng có hưởng” Nếu tăng cường công tác quản lý thu, phát hiện các trường hợp trốn đóng, đóng thiếu và có biện pháp xử lý đúng đắn là cơ sở tiền đề để đảm bảo quyền lợi người tham gia.
Thứ hai, khi quỹ BHXH được cân đối, điều đó có nghĩa là quỹ luôn luôn có
đủ nguồn lực để chi trả các chế độ cho người tham gia Khi người tham gia BHXH gặp rủi ro theo quy định của pháp luật thì bản thân và gia đình họ được tổ chức bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp đầy đủ, kịp thời
1.2.4 Tham gia vào thị trường tài chính, đầu tư phát triển
Ở tầm vĩ mô, vai trò quản lý thu còn được thể hiện, khi số thu lớn hơn số chi, quỹ BHXH được chính phủ cho phép thực hiện các biện pháp đầu tư tăng trưởng, cung ứng lượng tiền tạm thời nhàn rỗi trên thị trường tài chính, để đầu tư
và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội
1.3 Một số nhân tố ảnh hưởng đến công tác thu BHXH
1.3.1 Sự phát triển kinh tế xã hội.
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội đời sống của con gn]ời được cả thiện Những lao động ở ngoài khu vực nhà nước có điều kiện tiếp xúc với những chính sách BHXH hiểu được quyền và nghĩa vụ tham gia của mình dẫn đến việc gia bảo hiểm sẽ đông hơn, nguồn thu sẽ lớn hơn Ngoài ra kinh tế phát triển cũng là cho mức lương của lao động cao hơn mức đóng bảo hiểm sẽ cao hơn
1.3.2 Sự ảnh hưởng của các chính sách pháp luật:
Trang 8- Chính sách tiền lương: giữa chính sách tiền lương và chính sách BHXH nói chung và công tác thu BHXH nói riêng có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau.
Chính sách tiền lương là tiền đề và cơ sở cho việc thực hiện chính sách BHXH, bởi vì cơ sở để tính toán mức đóng và hưởng BHXH của chúng ta hiện nay
là phụ thuộc vào tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định Như vậy khi Nhà nước nâng lương tối thiểu, điều đó đồng nghĩa với việc tăng mức đóng BHXH và đương nhiên số thu BHXH cũng tăng lên
- Thêm vào đó đối với các lao động đóng BHXH theo thang bảng lương Nhà nước quy định, mức đóng còn phụ thuộc vào hệ số lương, vì thế khi Nhà nước điều chỉnh lại thang bảng lương thì mức đóng BHXH cũng tăng lên Nguồn lực lao động Người lao động là đối tượng tham gia BHXH, đang trong độ tuổi lao động, trực tiếp tạo ra của cải cho xã hội
- Chính sách về BHXH: việc quy định tăng mức đóng làm cho mức đóng tăng lên cơ quan bảo hiểm xã hội phải điều chỉnh mức đóng hiện tại của người lao động
- Các chính sách pháp luật khác
1.3.3 Nhận thức của người tham gia
Nhận thức của người tham gia tốt là nhân tố thiết yếu để công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH đạt kết quả cao Chính sách ra đời chỉ là sự hướng dẫn chung nhất, nhưng để chính sách đi vào thực tế, nhất định phải có sự chấp hành tốt chính sách đó Ý thức tham gia BHXH của các đối tượng thuộc diện tham gia, bao gồm người lao động và chủ SDLĐ từ lâu đã trở thành mối quan tâm hàng đầu trong công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH
Các chủ SDLĐ thường vì lợi nhuận mà không muốn tham gia BHXH cho người lao động của mình Phần lớn họ đều mới chỉ nhận thấy lợi ích trước mắt mà chưa nghĩ đến hậu quả lâu dài khi rủi ro không may xảy đến với người lao động của họ Còn với người lao động, do hiểu biết kém, thu nhập không cho phép, hoặc
Trang 9lo sợ bị mất việc làm khiến họ không dám lên tiếng đòi quyền lợi Khi ý thức của các đối tượng tham gia thấp, tức là không có sự hợp tác từ phía các đối tượng tham gia, chắc chắn công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH sẽ gặp nhiều khó khăn
Ở những nước dân trí phát triển, công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH gặp ít trở ngại hơn bởi người dân rất tự giác chấp hành tốt chính sách
1.3.4 Công tác thông tin tuyên truyền về chế độ, chính sách Bảo hiểm xã hội
Thông tin tuyền truyền là nội dung quan trọng trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào Với BHXH, là chính sách tác động đến một lượng người tham gia rộng khắp, công tác thông tin tuyên truyền chính là nhân tố tác động trực tiếp đến hiệu quả của công tác quản lý đối tượng tham gia Cụ thể, công tác thông tin tuyên truyền giúp cho đối tượng tham gia hiểu rõ về chế độ, chính sách BHXH theo quy định của luật pháp, làm thay đổi thái độ đối với công tác BHXH theo hướng tích cực, phù hợp với pháp luật Ngoài ra, tuyên truyền BHXH còn có tác dụng cổ vũ động viên người lao động cùng các đơn vị SDLĐ tự giác, tích cực thực hiện đúng quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia BHXH theo đúng quy định của pháp luật, đấu tranh loại bỏ những hành vi gian lận, trái pháp luật nhằm mục đích trục lợi Bảo hiểm Ý thức tham gia của các đối tượng kém xuất phát từ sự ít hiểu biết về lợi ích của chính sách BHXH Bởi vậy, tuyên truyền giúp cho các đối tượng hiểu được lợi ích từ chính sách này sẽ khuyến khích các đối tượng tham gia nhiều hơn, chấp hành đúng các thủ tục hơn trong quy trình tham gia, giúp việc quản lý đối tượng tham gia được thực hiện tốt hơn
1.3.5 Công tác tổ chức thực hiện Bảo hiểm xã hội
Do quản lý đối tượng tham gia BHXH là phải quản lý một lượng lớn giấy tờ
sổ sách, có sự tham gia của nhiều phòng ban nên cơ cấu tổ chức có sự phân công, phân cấp hợp lý, hoạt động nhịp nhàng thống nhất sẽ tác động trực tiếp đến quá trình quản lý đối tượng tham gia BHXH Thông thường, việc quản lý đối tượng
Trang 10tham gia ở cấp huyện thường do bộ phận Tiếp nhận quản lý hồ sơ, bộ phận thu và
bộ phận cấp sổ thẻ đảm nhiệm
Quá trình quản lý đối tượng tham gia, nhất là ở những khu vực đông dân cư, nhiều người tham gia, đòi hỏi các cán bộ phải giải quyết một khối lượng công việc rất lớn với nhiều loại hồ sơ, giấy tờ, sổ sách BHXH lại là ngành phải thường xuyên tiếp xúc cơ sở, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao để có thể giải thích, hướng dẫn chính sách cho các đối tượng trong quá trình tham gia Do vậy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như lòng nhiệt huyết với nghề của các cán bộ là hết sức cần thiết, cần được trau dồi nâng cao thường xuyên Thưởng phạt nghiêm minh cũng là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy các cán bộ bảo hiểm thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý đối tượng tham gia của mình, nhất là với một lĩnh vực còn mang nặng tính hành chính như BHXH
1.3.6 Nhân khẩu học
- Tuổi thọ bình quân giúp các nhà hoạch định xác định được mức đóng
và thời gian đóng phù hợp để đảm bảo chi trả cho thời gian hưởng
- Cơ cấu dân số giúp nhà quản lý có thể xác định được số lao động trong độ tuổi tham gia để xác định số người tham gia hiện tại đã đầy đủ hay chưa
1.3.7 Trình độ đội ngũ cán bộ bảo hiểm xã hội.
Các cán bộ bảo hiểm xã hội cần phải có những hiểu biết về các chính sách bảo hiểm xã hội để thu đúng thu đủ Cần cập nhập các chính sách bảo hiểm xã hội,
và các chính sách liên quan để kịp thời điều chỉnh mức đóng cho người lao động
1.4 Nội dung quản lý thu.
1.4.1 Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.
* Người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức
Trang 11- Người làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động.
- Người lao động, xã viên, kể cả cán bộ quản lý làm việc và hưởng tiền công theo HĐLĐ từ đủ 3 tháng trở lên trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo luật hợp tác xã
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang
- Người lao động theo quy định nói trên được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công ở trong nước
- Người lao động đã tham gia BHXHBB mà chưa nhận BHXH một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cụ thể
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân
- Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn
* Người sử dụng lao động tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm: cơ
quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và
cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động
1.4.2. Quản lý tiền lương - tiền công làm căn cứ đóng BHXH.
Đối tượng tham gia BHXH rất đa dạng, phong phú với nhiều ngành nghề và mức thu nhập khác nhau Để quản lý tiền lương - tiền công làm căn cứ đóng
Trang 12BHXH thì trước tiên BHXH phải đưa ra được tiêu thức để quản lý và tiêu thức đó là:
- Đối với lao động làm việc do Nhà Nước quy định tiền lương thì tiền lương tiền công làm căn cứ đóng BHXH là mức tiền lương, tiền công theo ngạch, bậc của thang bảng lương theo quy định của Nhà Nước
- Đối với lao động làm việc do người sử dụng lao động quy định tiền lương thì mức tiền lương - tiền công làm căn cứ đóng BHXH là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động
- Đối với người sử dụng lao động thì tiền lương - tiền công làm căn cứ đóng BHXH là tổng quỹ tiền lương của doanh nghiệp
Sau khi xác định được mức tiền lương - tiền công làm căn cứ đóng của các đối tượng thì cơ quan BHXH cần phải quản lý, theo dõi chặt chẽ diễn biến thu nhập của từng cá nhân NLĐ trong từng đơn vị sử dụng lao động Đặc biệt là theo dõi diễn biến tiền lương của các đối tượng do người NSDLĐ quy định tiền lương thường xuyên kiểm soát đối chiếu quỹ tiền lương của đơn vị Trên cơ sở đó tính số tiền phải đóng vào quỹ BHXH của các đơn vị sao cho đúng, đủ…
1.4.3. Phương thức đóng và mức đóng BHXH bắt buộc:
- NSDLĐ đóng 15%/ tổng quỹ lương, trong đó 11% vào quỹ hưu trí, tử tuất; 3% vào quỹ ốm đau, thai sản; 1% vào quỹ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp
- NLĐ đóng 5%/ tiền lương - tiền công tháng
Từ năm 2010 trở đi cứ 2 năm tăng thêm 1% mức đóng cho đến khi đủ 18% đối với NSDLĐ và đủ 8% đối với NLĐ
1.4.4 Tổ chức thu BHXH:
* Về nguyên tắc:
Việc thu bảo hiểm xã hội do cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam thu và ghi vào sổ Bảo hiểm xã hội về mức thu của từng người lao động Trong khi chưa có sổ
Trang 13Bảo hiểm xã hội phát cho từng người, cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải xác nhận danh sách đã nộp bảo hiểm xã hội hàng tháng cho từng đơn vị.
Trước mắt, tiền thu bảo hiểm xã hội được nộp vào tài khoản 942 "thu Bảo hiểm xã hội" mở tại hệ thống Kho bạc Nhà nước do Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam làm chủ tài khoản Khi lực lượng tham gia bảo hiểm xã hội ngoài quốc doanh phát triển thì việc mở tài khoản "thu Bảo hiểm xã hội" tại Kho bạc Nhà nước hoặc tại Ngân hàng chuyên doanh thuộc Ngân hàng Nhà nước do Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quyết định sau khi có ý kiến của Hội đồng quản lý
* Phương thức thu nộp:
- Hàng quý, các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động căn cứ vào kế hoạch quỹ tiền lương để đăng ký mức nộp với cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố và Bảo hiểm xã hội Việt Nam (đối với lực lượng vũ trang và cơ quan, đơn vị quản lý theo ngành dọc)
- Hàng tháng (chậm nhất là ngày cuối tháng), đồng thời với việc trả lương, đơn vị sử dụng lao động trích nộp 20% tổng quỹ tiền lương, trong đó 15% tổng quỹ tiền lương do người sử dụng lao động đóng góp và 5% tiền lương của người lao động
- Cuối mỗi quý, các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động cùng cơ quan Bảo hiểm xã hội đối chiếu danh sách trả lương và quỹ tiền lương, lập bảng xác nhận số nộp bảo hiểm xã hội
- Trường hợp chậm nộp bảo hiểm xã hội hàng tháng thì số tiền nộp chậm sẽ
bị phạt theo lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn của Ngân hàng tại thời điểm truy nộp
- Cơ quan, đơn vị và người lao động cố tình không nộp Bảo hiểm xã hội thì các cơ quan Bảo hiểm xã hội thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam có quyền
từ chối việc chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội, đồng thời có văn bản thông báo cho các cơ quan pháp luật
Trang 14CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU Ở BẢO HIỂM XÃ
HỘI TỈNH TUYÊN QUANG.
2.1 Giới thiệu chung về tỉnh Tuyên Quang và cơ quan bảo hiểm xã hội.
2.1.1 Giới thiệu chung về tỉnh Tuyên Quang.
Tuyên quang là tỉnh miền núi phía Bắc cách Hà Nội 165 km, nằm giữa Tây Bắc và Đông Bắc của Tổ quốc việt Nam.,có diện tích 5868km2 phía Bắc giáp tỉnh
Hà Giang, phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc Hiện nay, tỉnh được chia thành 7 đơn
vị hành chính, bao gồm 1 thành phố (thành phố Tuyên Quang) và 6 huyện (Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Sơn Dương, Yên Sơn và huyện mới Lâm Bình), ngoài ra còn có 141 đơn vị cấp xã gồm 7 phường, 5 thị trấn và 129 xã Tuyên Quang dân số 727.505 người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động là 377.314
người chiếm 55,80% dân số toàn tỉnh Tuyên Quang là trung tâm của các tỉnh miền núi phía bắc có địa hình tương đối đa dạng phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, dân cư sống không tập trung nên điều kiện phát triển kinh tế tương đối khó khăn Đời sống của người dân trên địa bàn tỉnh nhìn chung thấp, thu nhập bình quân đầu người trên toàn tỉnh chỉ đạt 700USD/người/năm 2010 (toàn quốc 1.160USD/người/năm)
2.1.2 Bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang.
Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế là một trong những chính sách An sinh xã hội được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm Ngày 16/02/1995, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/CP về việc thành lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam Cùng với sự hình thành, xây dựng và phát triển của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang được thành lập theo Quyết định số 93/QĐ- TC ngày 04/08/1995 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/09/1995 Đến nay BHXH tỉnh Tuyên Quang đã có thời gian hoạt động được 16 năm, đưa chính sách BHXH đến với nhiều người lao động, góp phần
to lớn ổn định ASXH trong toàn tỉnh
Trang 152.1.3 Chức năng nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh Tuyên Quang
* Vị trí và chức năng
Bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm
xã hội Việt Nam đặt tại tỉnh, có chức năng giúp Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sau đây gọi là Tổng giám đốc) tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi chung là bảo hiểm xã hội), bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện (sau đây gọi chung là bảo hiểm y tê); quản ký quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và quy định của pháp luật
* Nhiệm vụ và quyền hạn
+ Xây dựng, trình Tổng Giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển BHXH, BHYT trên địa bàn và chương trình công tác hàng năm, tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt
+ Tổ chức thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến các chế độ chính sách pháp luật về BHXH, BHYT; Tổ chức khai thác, đăng kí, quản lý đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH, BHYT theo quy định
+ Tổ chức cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho đối tượng tham gia; tổ chức thu, chi và quản lý quỹ BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh;
+ Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ không đúng quy định Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng các chế độ BHXH, BHYT
+ Chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra BHXH các huyện, thị trên địa bàn tỉnh Tổ chức kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về BHXH, BHYT và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật
Trang 16+ Cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng, thủ tục thực hiện BHXH, BHYT cho người tham gia và các thông tin có liên quan cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định Quản lý, sử dụng công chức, viên chức, tài chính của BHXH tỉnh
Ngoài các nhiệm vụ trên, BHXH tỉnh Tuyên Quang còn thực hiện một số nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam
- Tiếp theo là 09 phòng và BHXH 06 huyện, thành phố (huyện Lâm Bình là huyện mới được thành lập vào ngày 28/1/2011 nên chưa có cơ quan BHXH chính thức) có chức năng giúp giám đốc BHXH tỉnh Tuyên Quang thực hiện các công tác chuyên môn và quản lý các đơn vị trực thuộc trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang theo đúng quy định của pháp luật
Các phòng trực thuộc BHXH tỉnh có chức năng giúp giám đốc BHXH tỉnh
tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao theo từng lĩnh vực chuyên môn, nghiệp
vụ theo quy định của Tổng giám đốc Phòng có tư cách pháp nhân không đầy đủ, không có con dấu và tài khoản riêng Phòng chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của giám đốc BHXH tỉnh
Dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh Tuyên Quang
Trang 17Sơ đồ2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh Tuyên Quang
2.2 Tình hình thực hiện quản lý thu bảo hiểm xã hội
2.2.1.Công tác quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.
BHXH tỉnh Tuyên Quang trực tiếp quản lý các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc và bảo hiểm thất ngiệp Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y
tế tự nguyện được phân về BHXH cấp huyện, thành phố thực hiện theo hướng dẫn của BHXH tỉnh
* Quản lý đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXHBB
y tế
P
Thu
P Kế hoạch
- Tài chính
P Tổ chức - Hành chính
P
Kiểm tra
P
Công nghệ thông tin
P Cấp sổ,thẻ
P Tiếp nhận -Quản
lý hồ sơ
TP
Tuyên
Quang
Huyện Hàm Yên
Huyện
Na Hang
Huyện Chiêm Hóa
Huyện Sơn Dương
Huyện Yên Sơn
Huyện Lâm Bình
Trang 18Bảng 2.1: Số đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXHBB trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2008 – 2010 Đơn vị: Đơn vị
(Báo cáo thu hàng năm 2008 - 2010 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang)
Các đối tượng đơn vị SDLĐ tham gia BHXHBB trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trong những năm qua tăng giảm không đồng đểu Nhưng tổng số các đơn vị tham gia đểu tăng nhưng không nhiều, tốc độ tăng liên hoàn qua các năm không đáng kể năm 2009 chỉ tăng 5,1% so với năm 2008, tới năm 2010 thì con số đó giảm xuống còn 3,4% Năm 2008 số đơn vị SDLĐ tham gia BHXHBB lớn nhất là khối HCSN, Đảng đoàn thể với 908 đơn vị sau đó là hộ kinh doanh cá thể tổ hợp tác với 838 đơn vị trong khi đó doanh nghiệp nhà nước 1.5% tổng số đơn vị tham gia Tới năm 2010 số đơn vị tham gia thuộc khối hộ kinh doanh các thể tăng mạnh lên tới 1166 đơn vị tăng hơn 39% so với năm 2008
Số đơn vị SDLĐ tham gia BHXHBB tại các khối trên toàn tỉnh đều có sự biến động Ở các khối Hành chính sự nghiêp, Đảng đoàn thể, doanh nghiệp nhà
Trang 19nước số các đơn vị tham gia BHXHBB đều giảm Đặc biệt ở khối ngoài công lập
số đơn vị tham gia giảm mạnh từ 148 đơn vị xuống còn 1 đơn vị tham gia năm
2010 Do ở khối này trước đây bao gồm các trường mầm non trong toàn tỉnh, nhưng bắt đầu từ năm 2010 các trường mầm non này đã được chuyển thành hệ công lập duy chỉ có trường Mầm non tư thục Tân Trào là vẫn thuộc diện ngoài công lập Ngoài ra, thực hiện theo công cuộc cải cách hành chính của Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh thì các bộ máy hành chính đã giảm dần các đầu mối quản lý, số lượng các cơ quan quản lý nhà nước đã giảm xuống đáng kể, số đơn vị
ở khối Hành Chính sự nghiệp Đảng đoàn thể năm 2010 giảm 85 đơn vị so với năm
2008 Ngoài ra, các doanh nghiệp nhà nước đang dần được cổ phần hóa nhằm khơi dậy sự năng động của các doanh nghiệp trong việc nắm bắt thời cơ, nâng cao năng lực cạnh tranh do đó ở khối đơn vị này cũng giảm 8 đơn vị so với năm 2008 vì đã được chuyển thành công ty cổ phần Trong đó 4 đơn vị mới được cổ phần hóa là Công ty xi măng Tân Quang, Công ty cấp thoát nước Tuyên Quang, Công ty Xây dựng tổng hợp Tuyên Quang, Công ty Tư vấn giám sát xây dựng Tuyên Quang đều đang hoạt động có hiệu quả góp phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh
Tuy vậy tại các khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hợp tác xã, các hộ kinh doanh cá thể và tổ hợp tác các đơn vị SDLĐ đều tăng với số lượng lớn làm tổng số đơn vị SDLĐ trên địa bàn toàn tỉnh đều tăng qua các năm
* Quản lý người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Bảng 2.2: Số lao động tham gia BHXHBB trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2008 – 2011 Đơn vị: Lao động