TIEU DE AN KHOA HOC
Trang 2Nhân xét tiểu để án:
“HOÀN THIỆN QUY CHẾ THU BHXH ”
Chủ nhiệm: CN Nguyễn Tiến Quyết
Trước hết chúng tôi xin tóm tất những vấn đề chính mà Hội đồng khoa học có ý
kiến cần phải sửa, tại cuộc họp nghiệm thu ngày 27 tháng 6 năm 2006
1 Phải làm rõ mục tiêu của tiểu dé án là gì?
2 Phần đánh giá thực trạng nên trình bày gọn lại, chủ yếu nêu bật được
những ưu nhược điểm của quy chế hiện hành
3 Trong cách trình bày một vài nội dung lẫn lộn giữa quy trình và quy định, cần phải sửa cho rõ
4 Chưa có dự thảo quy chế, chưa đưa ra được các chỉ tiêu gốc để làm rõ cơ
sở hoàn thiện các biểu mẫu báo cáo
5 Cần phải đưa các nội dung của Luật BHXH để sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các giải pháp và dự thảo quy chế quản lý thu và dự thảo quy định về cấp, quản lý và sử dụng số BHXH, thẻ BHYT Đó là 5 vấn để chính Hội đồng nghiệm thu để nghị chủ nhiệm tiểu để án chỉnh sửa Sau khi đọc toàn văn bản chỉnh sửa tiểu đề án, chúng tôi có một số nhận xét sau: Ưu điểm:
1 Tiểu đề án đã trình bày rõ hơn mục đích nghiên cứu là: Đánh giá thực trạng về quy chế thu BHXH, BHYT
Hoàn thiện các nội dung về quy chế thu BHXH, BHYT; cấp và quản
lý số BHXH, thẻ BHYT Tuy nhiên, cách trình bày ở trang 3 còn dàn trải, chưa nổi bật rõ 2 nội dung này
Phần đánh giá thực trạng đã rút ngắn được 6 trang, từ 42 trang xuống còn 36 trang vẫn còn dài Điều chú ý trong phần trình bày thực trạng, tiểu đề án đã trình bày tương đối rõ hơn nội dung quy định, quy trình trong quản lý thu BHXH, BHYT; quy trình, quy định cấp, quản lý và
Trang 3sử dụng sổ BHXH, thẻ BHYT được trình bày từ trang 10 — 28 Ban
sửa đổi lần này, tiểu đẻ án cũng đã phân tích tương đối sâu những tồn
tại bất cập trong quy chế thu BHXH được trình bày từ trang 28 - 41
Trong đó, tiểu đề án đã phân tích những tồn tại của hệ thống mẫu biểu
báo cáo Chúng tôi đồng tình những tồn tại này cần phải được sửa đổi,
bổ sung cho hoàn chỉnh
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng, tiểu để án đã trình bày những nội dung cơ bản về hoàn thiện quy chế thu BHXH, BHYT, bao gồm 3 nội dung cơ bản sau:
Hoàn thiện quy chế thu BHXH, BHYT
Hoàn thiện quy chế cấp, quản lý và sử dụng số BHXH
Hoàn thiện quy chế cấp, quản lý và sử dụng thẻ BHYT
Những đề xuất về hoàn thiện 3 nội dung này là cần thiết
4
5
Tiểu đề án đã để xuất điều chỉnh một số chỉ tiêu trong các mẫu biểu và để xuất bỏ 3 mẫu biểu, bỏ 1 số tổng hợp (trang 49) Đồng thời tiểu đề án đã đề xuất hoàn thiện mẫu số BHXH
Thành công rõ nét nhất là tiểu để án đã dự thảo được 2 văn bản:
Quy định về quản lý thu BHXH, BHYT bắt buộc
Quy định về cấp, quản lý và sử dụng số BHXH
Những nội dung trình bày trong 2 dự thảo này là thể hiện sự cố gắng của
tập thể tác giả, cơ bản phù hợp với thực tế và phù hợp với Luật BHXH
Về tôn tại:
1 Cách viết của văn bản hướng dẫn, chỉ đạo cấp dưới cần phải rõ ràng, cụ thể Có một số nội dung viết còn chung chung Ví dụ, nội dung a, b phần 3 phương thức nộp BHXH, BHYT (trang 9) không rõ, còn chung chung
Nội dung 5.1 trang 57: tiền lương tối thiểu làm căn cứ đóng BHXH,
BHYT tính theo mức tiền lương tối thiểu chung do Chính phủ quy
Trang 4chưa chính xác, vì BHXH, BHYT có nhiều đối tượng, mỗi đối tượng
có mức đóng riêng, cơ sở riêng
-_ Tương tự nội dung 5.2 các đơn vị chuyển tiền nộp BHXH, BHYT
hàng tháng, một số trường hợp riêng thực hiện theo quy định của Nhà nước và tại văn bản này nên nói rõ phần nào? Viết như vậy quá chung chung, khó thực hiện
- Cách dùng tự chưa thống nhất Mục 2, 3 ngay trang 1 va các trang sau, đối với cụm từ người lao động, lúc thì dùng từ người lao động, lúc thì dùng đối tượng lao động; cụm từ người sử lao động, lúc thì dùng đơn vị, lúc thì dùng người sử dụng lao động Nên thống nhất dùng như Luật BHXH là người lao động và người sử dụng lao động Cụm từ người sử dụng lao động cũng dùng thống nhất cho cả BHYT Tương tự cách dùng hồ sơ, lý lịch (trang 75)
2 Tuy ở trang 48 tiểu đề án đã kiến nghị bổ sung thêm một số chỉ tiêu
nhưng chưa đưa ra được bức tranh tổng thể toàn bộ các chỉ tiêu gốc là
bao nhiêu, gồm những chỉ tiêu nào, từ đó làm cơ sở đổi mới hệ thống
mẫu biểu
Đánh giá chung: Tuy tiểu đề án còn một số hạn chế nêu trên, song ưu
điểm của tiểu đề án là chính Tiểu đề án đã cơ bản sửa theo 5 ý kiến của Hội
đồng và trình bày được 4 nội dung theo yêu cầu của các tiểu đề án Đặc biệt tiểu để án đã dự thảo được 2 văn bản về hoàn thiện quy chế thu BHXH Những nội dung của 2 văn bản này cơ bản là phù hợp với thực tế của ngành và phù hợp
với Luật BHXH
Đề nghị Hội đồng nghiệm thu
Người nhận xét
Trang 5NHAN XET CHUYEN DE KHOA HOC
“Hoàn thiện quy chế thu bảo hiểm xã hội ”
Sau khi đọc Tiểu đề án “Hoàn thiện quy chế thu bảo hiểm xã hội” do cử nhân Nguyễn Tiến Quyết làm chủ nhiệm, tôi có nhận xét như sau:
1 Những đóng góp chủ yếu của Tiểu đề án
Trong phần I Tiểu đề án trình bày theo 3 mục lớn:
Một là: Thực trạng thủ tục hành chính về công tác thu BHXH,
BHYT Trong mục này, Tiểu đề án đã trình bày khá đây đủ các quy định của Nhà nước có liên quan tới công tác thu BHXH như Bộ Luật lao động, Điều lệ BHXH, BHYT và một số Nghị định của Chính phủ Đây là những cơ sở chủ yếu và quan trọng để ngành chỉ đạo, hướng dẫn BHXH các tỉnh thành phố tổ chức thực hiện Cũng qua các quy định này, Tiểu đề án đã gián tiếp chỉ ra tính chất đa dạng và phức tạp của quá trình thu, nộp BHXH, BHYT điễn ra trong thời gian qua Trên cơ sở đó rút ra một số van dé chung đặc biệt là những hạn chế (6 hạn chế) trong các quy định
của Nhà nước
Nhìn chung ở phần này Tiểu đề án trình bày nhiều nội dung nhưng chưa được tập trung cả từ cách đặt tên cho từng mục nhỏ đến nội dung
trình bày Cụ thể với cách trình bày của Tiểu đề án thì thực chất phần này
chỉ là các quy định của Nhà nước liên quan đến công tác thu, chứ không
nên sử dụng những cụm từ: Thực trạng thủ tục hành chính về công tác thu
BHXH, BHYT; thực trạng thủ tuc hành chính trong quy chế thu BHXH,
BHYT, vì thủ tục hành chính là những quy định bất buộc về giấy tờ cần
phải có để giải quyết một công việc cụ thể do vậy nếu sử dụng cụm từ thủ tục hành chính là chưa chuẩn; đúng ra phải sử dụng cụm từ thực trạng việc thực hiện các quy định của Nhà nước trong công tác thu BHXH, BHYT Và từ việc phân tích quá trình áp dụng các quy định của Nhà nước vào từng nhiệm vụ cụ thể của ngành (áp dụng các quy định đó vào thực tiễn) để chỉ ra những mặt được, hạn chế và biện pháp khắc phục Trình bày như vậy, tính lôgic sẽ cao hơn, người đọc dé theo dõi và dễ hiểu hơn
Hai là: Thực trạng về quy chế thu BHXH, BHYT, trong mục này Tiểu để án đã hệ thống được các loại đối tượng tham gia BHXH như: Cùng đóng BHXH, BHYT; Chỉ đóng BHXH; Chỉ đóng BHYT và người lao động tự đóng BHXH, BHYT Tiểu để án cũng phân loại các mức thu 20%; 15%; 3% phù hợp với từng nhóm đối tượng theo quy định hiện
hành; trên cơ sở đó để có phương thức thu phù hợp Tiểu đề án đã đẻ cập
Trang 6Tiểu đề án đã khái quát lại quy trình quản lý đốt tượng tham gia và quy
trình thu trong hệ thống BHXH Việt Nam thông qua 2 sơ đồ (trang l5) Vì không có thuyết minh bằng lời nên khi xem sơ đồ quy trình quản lý đối tượng tham gia có một chỗ chưa rõ, đó là ô các cơ quan thanh toán
NH - KB nếu vẽ như sơ đồ thì chỉ có mũi tên từ đơn vị sử dụng lao động ra NH- KB và mũi tên từ cơ quan BHXH ra NH-KB mà không thấy có mũi tên nào trở lại phía cơ quan BHXH Vậy các NH, KB đóng vai trò gì trong quy trình quản lý đối tượng
Một nội dung nữa cần làm rõ hơn trong phần này là mục 1.6 quy trình thu BHXH, BHYT nhưng đọc hết cả mục ta vẫn rất khó hình dung ra quy trình thu ở đây là gì vì ngay phần dưới đẻ mục Tiểu đề án lại nêu
lên phương pháp quản lý mà không thấy chỗ nào đề cập đến quy trình Vì
khi nhắc đến quy trình, thông thường người đọc luôn ý thức công tác thu
BHXH, BHYT được bát đầu từ đâu và kết thúc điểm nào, chứ khơng hồn
tồn chỉ là những nội dung nặng về phương thức quản lý như trong Tiểu
đề án Nếu trình bày theo cách trên, quy trình thu sẽ dễ hiểu hơn, tính
thuyết phục sẽ cao hơn
Ngoài quy trình về thu BHXH, BHYT, trong phần này Tiểu để án cũng đã đề cập khá chỉ tiết đến các quy trình, quy định về cấp số BHXH, thẻ BHYT trên cơ sở đó Tiểu để án đã khái quát lại quy trình cấp số
BHXH và thẻ BHYT thông qua sơ đồ ở trang 17, 22 và trang 26 Riêng
sơ đồ về quy trình cấp thẻ BHYT Tiểu đề án đã tách biệt được sơ đồ cấp thẻ đối với người tham gia BHYT bắt buộc; tham gia tự nguyện và quy trình cấp lại thẻ BHYT, nhưng còn khá phức tạp, điều này thể hiện ngay sau 2 sơ đồ đầu, chúng ta mới thấy có chú thích từ số 7, nhưng ở sơ đồ đầu ta thấy Tiểu đẻ án đã đánh số cuối cùng là số 8; còn ở sơ đồ tiếp theo lại chỉ có đến số 6 Vậy số 7 và 8 ở sơ đồ được giải thích như thế nào
Mục lớn thứ ba là: Những tồn tại, bất cập trong quy chế thu BHXH được trình bày trong 13 trang, từ trang 28 - trang 4l Trong phần này, Tiểu đề án đánh giá trên các khía cạnh thu BHXH; cấp, quản lý và sử dụng số BHXH, thẻ BHYT
- Về quy định quản lý trong công tác thu BHXH, BHYT, phần này được chia theo những tồn tại, vướng mắc ở địa phương (gồm 17 điểm) và những tồn tại trong hệ thống văn bản (gồm 6 điểm) Nhìn chung các đánh
giá trên là đúng nhưng đi vào từng tồn tại cụ thể lại chưa thực sự nổi bậi
Ví dự như đánh giá: Theo văn bản của Ban tổ chức cán bộ hiện nay
những lao động hợp đồng như bảo vệ, tạp vụ có ký hợp đồng lao động tại
BHXH các tỉnh, thành phố những không được tham gia BHXH là chưa đúng với quy định tại Nghị định 68 của Chính phủ Nếu đánh giá này dung để khẳng định những tồn tai trong công tác thu BHXH, BHYT thì chưa mang tính đại diện, vì thật ra côn số này nếu có trong toàn ngành
Trang 7Vẻ hệ thống biểu mẫu, tác giả đã chỉ ra tới 10 biểu mẫu có những nội dung chưa phù hợp
- Về cấp, quản lý và sử dụng số BHXH, Tiểu đề án đã chỉ ra tới trên 30 hạn chế thuộc về văn bản quy định của Nhà nước và văn bản chỉ đạo của ngành
- Về cấp, quản lý và sử dụng thẻ BHY”T cũng có tới 17 hạn chế
Những hạn chế trên là đúng với thực tiễn hoạt động của ngành
trong thời gian qua Tuy nhiên nếu đánh giá như vậy thì rất tràn lan, không tập trung và khó cho việc để ra giải pháp sau này
Một câu hỏi được đặt ra cho người đọc là Tiểu để án chưa trình
đánh giá được những tồn tại hạn chế trên là do những nguyên nhân nào, đành rằng trong mỗi tôn tại đều đã hàn chứa trong nó những nguyên nhân cụ thể, nhưng nếu tác giả sau khi phân tích, chỉ ra những tồn tại mà
không làm rõ nguyên nhân thì sẽ khó cho việc đề xuất các giải pháp khắc
phục
Phần hai: Hoàn thiện quy chế thu BHXH, BHYT (trong tiêu đề thiếu BHYT) trong phần này Tiểu đề án đã trình bày 7 yêu cầu chung và một số yêu cầu cụ thể đối với người lao động, đơn vị sử dụng lao động và cơ quan BHXH trong việc hoàn thiện quy chế thu BHXH, BHYT, những yêu cầu này là cần thiết khi sửa đổi, bổ sung hoàn thiện quy chế thu BHXH, BHYT Về những nội dung nhằm hoàn thiện quy chế thu BHXH,
BHYT, Tiểu đề án đưa ra 3 nội dung Ichủ yếu, đó là:
- Hồn thiện cơng tác thu BHXH, BHYT, trong đó đa làm rõ những nội dung cơ bản trong quy trình thu nộp BHXH, BHYT
- Hồn thiện cơng tác cấp, quản lý và sử dụng số BHXH, những nội dung này đã dựa trên quy định của Luật BHXH và thực trạng trong hoạt động thời gian qua của ngành
- Hoàn thiện công tác cấp, quản lý và sử dụng thẻ BHYT
Những nội dung trên được thể hiện chủ yếu thông qua các Dự thảo kèm theo Nhìn chung nội dung các dự thảo đã đi theo hướng khác phục những hạn chế, tồn tại trong công tác thu BHXH, BHYT thời gian qua;
đồng thời bám sát các quy định mới trong Luật BHXH và có sự tham
khảo về kết quả nghiên cứu của Ban Nghiên cứu đổi mới các quy định quản lý nghiệp vụ của ngành
Phần cuối Tiểu để án đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy chế thu BHXH, BHYT
2 Những nội dung cần làm rõ hơn
Trang 8- Một số phần người đọc rất khó theo dõi, cụ thể phần thực trạng, và hạn chế, Tiểu để án đưa ra quá nhiều hạn chế mà chưa có sự tổng hợp, chọn lựa để gộp lại thành những hạn chế lớn mang tính điển hình, đại
điện
- Tiểu đề án gần như thiếu hẳn phần đánh giá tìm nguyên nhân của những hạn chế, do vậy hiệu quả đạt được chưa cao, nhất là trong phần các giải pháp nhằm hoàn thiện quy chế thu BHXH, BHYT
- Về hệ thống biểu mẫu, đây là một trong những vấn đề rất được
quan tâm vì lĩnh vực thu có rất nhiều biểu mẫu, phần đánh giá thực trạng mặc dù Tiểu để án đã đưa ra một số nội dung không phù hợp cần sửa đổi trong biểu mẫu nhưng theo tôi là chưa đủ và cũng rất khó theo dõi về
những nội dung sửa này ở phần sau của Tiểu đề án
3 Kết luận
Thu BHXH là một lĩnh vực rất rộng và hiện đang là lĩnh vực sử dụng nhiều quy trình, mẫu biểu do vậy cũng là lĩnh vực đang tồn tại nhiều hạn chế nhất Với phạm vi một Tiểu để án mặc dù còn những tồn tại như đã chỉ ra nhưng nhìn chung Tác giả đã có nhiều cố gắng, nhất là trong việc đưa ra các dự thảo liên quan đến công tác thu BHXH, BHYT,
tôi để nghị Chủ nhiệm Tiểu để án sửa đổi, bổ sung những hạn chế đã
được chỉ ra và đề nghị Hội đồng cho nghiệm thu./
Hà Nội, ngày 25/5/2006 NGƯỜI NHẬN XÉT
Trang 9BAO HIỂM XÃ HOI VIET NAM
TIỂU ĐỀ ÁN
“1x
| HOÀN THIỆN QUY Chỉ
THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
| Chủ nhiệm tiểu dé 4n : CN Nguyễn Tiến Quyết Thư ký tiểu đề án : CN Vũ Mạnh Chữ
Trang 10
MUC LUC
MUC LUC cecccecsccsesscsssseessuesscssueesssseccssusesssssecsssussssssusessstscessnecussecsssecsssvecssnees 0
1 Sự cần thiết của tiểu để án nghiên cứu «se sersrseereerree 3
II Mục tiêu nghiên cứu của tiểu để ấn - se csctenreerrrerrree 3
II Phạm vi nghiên cứu của tiểu để án -+7< series 4 IV Phương pháp nghiên cứu - - + cs2Ss SH rrereierie 4
V Nội dung nghiên CỨU - 5 5-5 555 S341 3v nh ràng me re 4
PHẦN THỨ NHẤT: THỰC TRẠNG VỀ QUY CHẾ THU BHXH, BHYT GIAI ĐOẠN
VỪA QUA "` sesensseassansenscsnecssesecsoceseeseensessees 5 I Thực trạng về thủ tục hành chính trong thu BHXH, BHYT hiện nay 5 1 Cơ sở thu BHXH, BHYT, những quy phạm pháp luật điều chỉnh 5 2 Thực trạng về thủ tục hành chính trong qui chế thu BHXH, BHYT được điều chỉnh bởi các quy định thuộc hệ thống các văn bản của nhà
TRƯỚCC G1 HT HT TT TH 0 3 01x 7
II Thực trạng về quy chế thu BHXH, BHYT giai đoạn vừa qua 10
II) ì8;)0 9.0 0 — 10
1.1 Về đối tượng đóng BHXH, BHYT có các loại - 10
1.2 Múc thu BHXH, BHYTT - - 5 55 St 1138 sex 10
1.3 Phương thức thu BHXH, BHYT - 5-55 + <<s<£<<csse+s 11
1.4 Quy trình thu nộp BHXH, BHYT -s:sc¿ 13
1.5 Quy trình chuyển nộp tiền thu BHXH, BHYT bất buộc 13
1.6 Quy trình thu BHXH, BHYTT c s«<x+ 13
2 Cấp, quản lý và sử dụng sổ BHXH -7<©5Sc+c<+esrc+eerser 16 2.1 Về quy trình, quy định về cấp số BHXH -.- 16 2.2 Hệ thống mẫu biểu về cấp số BHXH 22
3 Cấp, quản lý thẻ BHYT 22 3.1 Quy trình, quy định về cấp Thẻ BHYTT s+<<s+ 22 3.2 Hệ thống mẫu biểu về công tác cấp, quản lý và sử dụng thẻ BHYT
d 29
II Những tôn tại, bất cập trong quy chế thu BHXH hiện nay 29
I1 09.0: 1 TQNHAẬẠạặẬHHHằ 29
ID (oi 29 1.1.1 Những tồn tại, vướng mắc của các địa phương 29 1.1.2 Những tồn tại, bất cập trong hệ thống văn bản we Sl 1.2 Về hệ thống số sách, biểu mẫu 2 2-s-czcsceerscersscee 32 1.2.1 Hệ thống sổ sách biểu mẫu quản lý đơn vị sử dụng lao động ầầiẳầẳầẳầẳầầầẳ4 wee 32 1.2.2 Hệ thống biểu mẫu báo cáo của cơ quan BHXH 33 2 Về cấp, quản lý và sử dụng số BHXH - 266cc 34 2.1 Về hệ thống văn bản của Nhà nước - - 555552 34 2.2, Về hệ thống văn bản của BHXH Việt Nam 35 2.3 Về tổ chức thực hiện công tác cấp, quản lý và sử dụng sổ BHXH
Trang 113 Về cấp, quản lý và sử dụng sổ thẻ BHYT -s-rsexee 40
3.1 Việc thực hiện các quy định: <-«xcxxcsersrerrsrer 40 3.2 Về quy định quản lý: . tt ch tre 3.3 Về hệ thống số sách, biểu mẫu quản lý
PHAN THỨ HAI: HOÀN THIỆN QUY CHẾ THU BHXH -+eee 1- Một số yêu cầu đối với việc hoàn thiện quy chế thu BHXH, BHYT 43
1 Một số yêu cầu chung đối với việc hoàn thiện quy chế thu BHXH, ;);b 1= 43
2 Một số yêu cầu cụ thể đối với việc hoàn thiện quy chế thu BHXH, s0
2.1 Đối với công tác thu BHXH, BHYT bắt buộc
2.2 Đối với công tác cấp, quản lý và sử dụng số BHXH 2.3 Đối với công tác cấp, quản lý và sử dụng thẻ BHYT
II Những nội dung cơ bản về hoàn thiện quy chế thu BHXH, BHYT 47
1 Hồn thiện cơng tác thu BHXH, BHYT - «5< 47 1.1 Về quy định thu nộp BHXH, BHỶYT cscsscccceecrs 47 1.2 Về hệ thống số sách, biểu mẫu - - 5 +s+s=<=<<+z 49 2 Hồn thiện cơng tác cấp, quản lý và sử dụng số BHXH 50 2.1 Vé mau 0n a 50 2.2 Về thủ tục, trình tự cấp số BHXH: - 5 cssc<c7 51 2.3 Về ký, xác nhận trên sổ BHXH: 5.555 c+cccsccee 52 2.4 Về biểu mẫu số sách 2.5 Một số nội dung khác 3 Hoàn thiện công tác cấp, quản lý và sử dụng thẻ BHYT
II Một số kiến nghị để hoàn thiện quy chế thu BHXH, BHYT 1 Đối với cơ quan quản lý Nhà nước 2 Đối với cơ quan BHXH Việt Nam: xxx ccsevsrseeeee KẾT LUẬN ¬ —
3.10000575
1 Dự thảo quy chế về thu BHXH, BHYT bắt buộc "
2 Dự thảo quy chế về cấp, quản lý và sử dụng số BHXH
2.1 Dự thảo về mẫu số BHXH - 5-72 c5cc c7 .83
Trang 12I- SU CAN THIET CUA TIỂU ĐỀ ÁN NGHIÊN CỨU
Cùng với công cuộc cải cách kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành từng bước cải cách hành chính nhằm xây dựng một nền hành chính dân chủ,
trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu
quả theo nguyên tắc của nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của
Đảng; xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp
ứng yêu cầu công cuộc xây dựng và phát triển đất nước
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng Khoá IX
đã chỉ rõ: "Đẩy mạnh đồng bộ cải cách hành chính nhà nước Đi sâu cải cách
2ˆ,
thể chế, đơn giản hoá các thủ tục hành chính và thực hiện tốt cơ chế “một cửa",
đẩy mạnh việc phân cấp quản lý để nâng cao tính chủ động, sáng tạo và tự chịu
trách nhiệm"
Trong chương trình triển khai thực hiện kế hoạch cải cách hành chính của BHXH Việt Nam trong đó có công tác thu BHXH các năm qua đã đạt được
những kết quả đáng khích lệ, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH Tuy nhiên, quy trình, quy định về thu BHXH, các thủ tục hành chính liên quan đến công tác quản lý đối tượng tham
gia BHXH, quy trình, quy định về thu nộp BHXH, công tác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT và trình độ, năng lực, điều kiện cán bộ, cơ sở vật chất phục vụ cho công
tác thu BHXH cũng còn nhiều vấn để phải được tiếp tục đổi mới, hoàn thiện
Trong chương trình chung triển khai nghiên cứu Đề án "Tiếp tục cải cách hành chính trong hệ thống BHXH Việt Nam" thi việc cải cách hành chính trong công tác thu BHXH, hoàn thiện quy chế thu BHXH là một trong những vấn đề hết
sức quan trọng và đòi hỏi cần thiết phải đi sâu nghiên cứu, triển khai
Il MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA TIỂU ĐỀ ÁN
Đây là Tiểu dé án nằm trong Đề án tổng thể "Tiếp fục cải cách hành
chính trong hệ thống BHXH Việt Nam" do Tiến sĩ Đỗ Văn Sinh - Phó Tổng
Giám đốc BHXH Việt Nam làm chủ nhiệm Do vậy, mục tiêu nghiên cứu chủ
yếu của Tiểu để án là đánh giá thực trạng về quy chế thu BHXH, BHYT trong
giai đoạn vừa qua, trong đó đi sâu phân tích đánh giá thực trạng và để xuất các nội dung hoàn thiện quy chế về thu BHXH, BHYT; cấp số BHXH, thẻ
BHYT theo hướng công khai, đơn giản, thuận tiện, dễ thực hiện, dễ theo dõi
nhưng vẫn quản lý được chặt chẽ, đây đủ, đúng đối tượng; đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời và tạo điều kiện thuận tiện cho việc giải quyết chính sách chế độ
Trang 13HI PHAM VI NGHIEN CUU CUA TIEU DE AN
Phạm vi nghiên cứu của Tiểu để án khơng nằm ngồi phạm vi nghiên cứu
của Đề án, và được tập trung vào các qui trình, quy định về thu BHXH, BHYT,
cấp, quản lý và sử dụng sổ BHXH, thẻ BHYT hiện nay, không đi vào nghiên cứu
các nội đung kinh tế hoặc bản chất sự việc
IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tiểu Để án được nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu lịch sử, thống kê, tổng hợp và phân tích hệ thống từ đó đưa ra những khuyến nghị, giải pháp
hoàn thiện quy chế thu BHXH
V NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Trang 14Phân thứ nhất:
THỰC TRẠNG VỀ QUY CHẾ
THU BHXH, BHYT GIAI ĐOẠN VỪA QUA
I THỤC TRẠNG VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG CÔNG TÁC THU
BHXH, BHYT GIAI ĐOẠN VỪA QUA
1 Cơ sở thu BHXH, BHYT, những quy phạm pháp luật điều chỉnh Quan hệ về thu nộp BHXH và công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH
được ràng buộc thông qua mối quan hệ 3 bên: Đối tượng (người lao động, người
tham gia BHYT) - Đơn vị sử dụng lao động, đơn vị quản lý đối tượng - Cơ quan BHXH Các mối quan hệ đó được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật thể hiện trong hệ thống các văn bản Luật, Pháp lệnh, Nghị định và các văn bản quy phạm
pháp luật hướng dẫn khác của nhà nước, cụ thể: * Về bảo hiểm xã hội
Cơ sở thu BHXH và quản lý đối tượng tham gia BHXH đã được điều chỉnh và ấn định bởi các quy phạm pháp luật xác định tại một số văn bản pháp luật như Điều 56 - Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của
Quốc hội; Điều 140 đến Điều 152, Bộ Luật lao động được Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
Ngoài ra các chế định về thu nộp, quản lý đối tượng tham gia BHXH còn
được điều chỉnh bởi các văn bản Luật khác như Luật Doanh nghiệp Nhà nước;
Luật Doanh nghiệp; Luật Đầu tư nước ngoài; Luật đầu tư trong nước; Pháp lệnh cán bộ công chức; Luật Hợp tác xã
Hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ về thu
BHXH và quản lý đối tượng tham gia BHXH còn được thể hiện trong các văn
bản dưới luật như các Nghị định, Quyết định của Chính phủ; các Thông tư,
hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan
Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ và Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 9/01/2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 12/CP đã quy định bao hàm tương đối toàn diện về trách nhiệm và quyền lợi của các đối tượng là người lao động, cán bộ, công chức trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế, tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội; người lao động trong mọi thành phần kinh tế: Nhà nước, tập thể, tư nhân, cá thể, Hợp tác xã, tổ hợp tác, các tổ chức nước ngoài, đơn vị liên
doanh, đầu tư nước ngoài, lao động có thời hạn ở nước ngoài, khu vực xã
Trang 15phường, khu vực ngoài công lập trong các lĩnh vực giáo dục, thể thao, y tế, thể
dục, thể thao đều phải tham gia BHXH bắt buộc; quy định trách nhiệm của
người sử dụng lao động cũng như trách nhiệm của cơ quan quản lý là BHXH
Việt Nam Quyền lợi và trách nhiệm các bên tham gia BHXH là cán bộ, chiến sỹ
trong lực lượng vũ trang bao gồm quân đội, công an và cơ yếu được điều chỉnh tại Nghị định số 45/CP ngày 15/07/1995 của Chính phủ
Các chế định về thu và quản lý đối tượng tham gia BHXH còn được điều chỉnh bằng các văn bản liên quan như Nghị định số 8§1/ 2003/NĐ-CP ngày 17/1/2003 của Chính phủ quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành Bộ Luật lao
động về người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài; Người lao động làm việc ở các cơ sở ngồi cơng lập trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao theo quy định tại Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/08/1999 của Chính
phủ; đội viên các đội tri thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miềm núi theo Quyết định số 149/2000/QĐ-TTg ngày 28/12/2000 của Thủ tướng
Chính phủ trong thời gian làm nhiệm vụ đội viên tình nguyện được tham gia BHXH: Cán bộ chuyên trách, công chức xã, phường, thị trấn được tham gia BHXH theo quy định tại Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ
* Về Bảo hiểm y tế
Cơ sở thu BHYT và quản lý đối tượng tham gia BHXH đã được điều chỉnh và ấn định bởi các quy phạm pháp luật xác định tại một số văn bản pháp luật như Điều 39, Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Pháp
lệnh Quy định danh hiệu vịnh dự Nhà nước " Bà mẹ Việt Nam anh hùng"; Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ và gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng;
Pháp lệnh số 23/2000/PL-UBTVQHI0 ngày 28/4/2000 của Uỷ ban Thường vụ
Quốc hội về người cao tuổi
Quyền lợi, trách nhiệm các bên trong việc thu nộp BHYT, quản lý đối tượng tham gia BHYT là người lao động, người hưởng các chính sách xã hội của nhà nước, người được hưởng bảo trợ xã hội, các tầng lớp nhân dân được điều
chỉnh bởi các quy phạm pháp luật thể hiện tại Nghị định số 58/1998/NĐ-CP
ngày 13/8/1998 của Chính phủ trước đây ban hành Điều lệ BHYT trong đó quy định về loại hình BHYT bao gồm BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện, đối
tượng tham gia BHYT, trách nhiệm và quyền lợi các bên tham gia BHYT, cơ quan quản lý quỹ khám chữa bệnh và các bên liên quan
Ngoài ra nhà nước còn có những văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh
chính sách chế độ về BHYT đối với từng loại đối tượng cụ thể như Quyết định số
139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám
Trang 16chữa bệnh cho người nghèo, Quyết định số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày
01/11/2000 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH; nhân dân các xã có điều kiện kinh tế -
xã hội đặc biệt khó khăn theo Quyết định 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc
biệt khó khăn miền núi và vùng xâu, vùng xa; nhân dân các dân tộc thiểu số
vùng Tây nguyên theo Quyết định số 168/2001/QĐ-TTg ngày 30/10/2001 của
Thủ tướng Chính phủ về định hướng dài hạn kế hoạch 5 năm 2001-2005 và
những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế xã hội vùng Tây nguyên và nhân dân các dân tộc thiểu số tại 6 tỉnh đặc biệt khó khăn của miền núi phía bắc theo Quyết định số 186/2001/QĐ-TTg ngày 7/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội ở 6 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía bắc thời kỳ
2001-2005, trong đó nêu rõ mua thẻ BHYT cho người nghèo với mệnh giá 50.000 đồng/người/năm hoặc thực thanh, thực chỉ Ngoài ra còn hỗ trợ một phần viện phí cho các trường hợp khó khăn đột xuất do mắc bệnh nặng, chi phí cao khi điều trị ở bệnh viện nhà nước, người nghèo, lang thang cơ nhỡ Nghị định số
63/2002/NĐ-CP ban hành Điều lệ BHYT đã điều chỉnh cơ bản, mở rộng về đối tượng, phạm vi các quyền lợi hưởng về BHYT
2 Thực trạng về thủ tục hành chính trong qui chế thu BHXH, BHYT được điều chỉnh bởi các quy định thuộc hệ thống các văn bản của Nhà nước
- Hệ thống các văn bản Luật và dưới luật liên quan điều chỉnh những qui
định về người lao động, người sử dụng lao động trong việc thu nộp BHXH được
thể hiện trong rất nhiều văn bản của nhà nước Các văn bản đó có những qui định chỉ điều chỉnh riêng cho từng nội dưng nhưng lại liên quan đến những nội dung khác, ràng buộc lẫn nhau Với những điều khoản chung nhất của Bộ Luật Lao
động đã cho thấy, để đáp ứng được yêu cầu quản lý, thu nộp BHXH và giải quyết
các chế độ về BHXH cho người lao động cần phải có những chỉ tiêu, thủ tục
hành chính riêng với rất nhiều tiêu thức, bảng biểu, số sách để quản lý, theo dõi
trong quá trình thu BHXH Chẳng hạn, trong Luật lao động với qui định về
HĐL2 dưới 3 tháng, sau 3 tháng nếu tiếp tục làm việc phải ký HĐLĐ mới hoặc
coi HĐLĐ là không xác định thời hạn và phải tham gia BHXH bắt buộc; như vậy căn cứ thu BHXH lúc này vừa là HĐLĐ cũ dưới 3 tháng trong đó mục về BHXH
đo người lao động tự lo, HĐLĐ sau lại có tham gia BHXH bắt buộc hoặc không giao kết lại HĐLĐ mới nhưng phải đóng BHXH, điều này dẫn đến sự bất hợp lý về các khoản đã ký kết của HĐLĐ trong khi đó HĐLĐ không có nội dung về
BHXH nhưng lại là căn cứ để đóng và ghi số BHXH
- Trong cùng một nội dung liên quan đến căn cứ thu nộp BHXH như tiền
lương, tiền công của người lao động cũng được điều chỉnh bởi rất nhiều văn bản
của các cấp khác nhau và trải qua một thời gian dài, thay đổi liên tục Các qui
định về tiền lương, tiền công trong các quyết định hoặc HĐLĐ làm căn cứ thu
Trang 17nộp BHXH luôn bị biến động, ảnh hưởng đến quá trình theo dõi, thu nộp BHXH, BHYT trong nhiều trường hợp, đơn cử như sau:
+ Thay đổi mức tiền lương tối thiểu (khu vực trong nước, khu vực đầu tư nước ngoài, cơ quan tổ chức ngước ngoài)
+ Thay đổi về chính sách tiền lương
+ Người lao động được điều chỉnh lương (tăng, giảm)
+ Các thay đổi về mức lương của từng người lao động có thời gian quay trở lại trước (có hồi tố)
Từ quy định về căn cứ đóng BHXH là tiền lương, tiền công của người lao động như vậy liên quan đến quá trình quản lý, theo dõi và giải quyết khi có biến động Với những thay đổi đó đòi hỏi phải có những chỉ tiêu quản lý, theo đõi và điều chỉnh phù hợp, và điều đó dẫn đến việc phải có những qui định về hồ sơ, kê khai, lập bảng báo cáo, mở số theo dõi đối với cả đơn vị sử dụng lao động và cơ quan BHXH đều phải thực hiện
-_ Việc theo dõi thu nộp BHXH không chỉ bó hẹp trong phạm vi thu ma
còn liên quan đến việc giải quyết các chế độ chính sách BHXH đòi hỏi phải được theo dõi chỉ tiết, liên tục cho cả một thời gian dài Trong quy định về chế độ
BHXH còn có nhiều điều khoản liên quan đến việc xây dựng và thực hiện các
chỉ tiêu theo dõi quá trình tham gia BHXH của người lao động để giải quyết các chế độ BHXH như ốm đau (ốm đau dài ngày không phải đóng BHXH, thai sản không phải đóng BHXH nhưng vẫn được tính là thời gian tham gia BHXH), theo dõi thời gian, mức lương đóng BHXH để giải quyết chế độ hưu cho người lao
động
- Trong các quy định về thanh toán, chi trả các chế độ về BHXH đòi hỏi ngay trong quá trình thu BHXH phải có những thủ tục hành chính để quản lý
theo dõi:
+ Người lao động được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ khi có đủ 3 năm đóng BHXH trở lên; vấn để này phải có chỉ tiêu để theo đõi quá
trình người lao động liên tục tham gia BHXH
+ Người lao động nghỉ việc nhưng chưa đủ tuổi nghỉ hưu và chưa đủ thời
gian đóng BHXH được cấp sổ BHXH để khi có diều kiện tiếp tục đóng BHXH, kể cả những người có tên trong danh sách doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức mà
nghỉ chờ việc trước 01/01/1995 hoặc nếu không đi làm tiếp thì được giải quyết trợ cấp 1 lần
+ Riêng đối với những người lao động có thời gian đóng BHXH đủ 15
Trang 18mức lương thấp hơn thì khi nghỉ hưu được lấy các mức lương cấp bậc của 5 năm
liền kể làm công việc nặng nhọc độc hại để tính mức bình quân tiền lương làm
cơ sở tính lương hưu Thường trong số BHXH không ghi đầy đủ các nội dung
đó, khi giải quyết phải có hồ sơ gốc và phải rà soát, đối chiếu với danh sách, mức lương đóng BHXH của các thời kỳ liên quan
- Trong khâu thanh toán, thu nộp BHXH, BHYT cũng có những chế định
đòi hỏi cơ quan BHXH phải tổ chức mở số sách với những chỉ tiêu phù hợp để
theo dõi: trong Quyết định số 02/2003/QĐÐ của Chính phủ quy định các đơn vị sử
dụng lao động đóng BHXH hàng tháng ngay sau khi thanh toán tiền lương cho
người lao động; đóng chậm 30 ngày trở lên phải nộp tiên phạt chậm nộp theo
mức lãi suất tiền vay quá hạn do NHNN Việt Nam quy định tại thời điểm truy
nộp
- Trong các văn bản hướng dẫn về việc thực hiện chế độ BHYT có những
qui định việc tham gia BHYT cho từng loại đối tượng, có những đối tượng được
tham gia BHYT ở loại đối tượng này thì không được tham gia BHYT ở những
loại đối tượng khác: ví dụ một người là thương binh, vừa hưởng chính sách người có công, ở khu vực các xã vùng sâu, vùng xa; thuộc hộ nghèo nhưng lại là công
chức Theo qui định thì phải tham gia BHYT bát buộc ở loại đối tượng công chức
nhưng trong khi đó danh sách người nghèo cũng có, danh sách người có công
cũng có, danh sách đơn vị sử dụng lao động cũng có Điều đó ảnh hưởng không ít đến việc quản lý, theo dõi, xác định, phân loại đối tượng trong công tác thu
nộp BHYT
Đối với các qui định về điểu kiện hưởng quyền lợi về khám chữa bệnh
BHYT cũng liên quan đến công tác thu BHYT để xác định đúng đối tượng được hưởng như: Đối với đối tượng là người hoạt động cách mạng trước tháng 8/1945; bà mẹ Việt nam anh hùng, thương binh, bệnh binh và người hưởng chính sách
như thương binh bị mất sức lao động từ 81% trở lên, người cao tuổi từ 90 tuổi trở
lên được qui BHYT thanh toán 100 chi phí dịch vụ kỹ thuật cao Trong khi đó danh sách người có công do đơn vị quản lý đối tượng không lập riêng; người cao tuổi và người nghèo có mức đóng BHYT như nhau, đơn vị lập chung cả người trên 90 tuổi chung với người nghèo theo địa bàn Do vậy cũng cần có những qui
định về thủ tục khi thu nộp BHYT cũng như các tiêu thức quản lý và theo dõi
khác nhau
Trang 19Il THUC TRANG QUY CHE THU BHXH, BHYT GIAI DOAN VUA QUA
1 Thu BHXH, BHYT
BHXH Việt Nam hiện nay để tổ chức thu BHXH, BHYT theo chức năng
nhiệm vụ được Chính phủ giao tại Nghị định số 100/2002/NĐ-CP ngày
06/12/2002 về chức năng, nhiệm vụ quyển hạn và tổ chức của hệ thống BHXH
Việt Nam; từ năm 2003 Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam BHXH Việt Nam đã
ban hành Quyết định số 722/ 2003/QĐ-BHXH ngày 26/5/2003 của BHXH Việt
Nam quy định về thu BHXH, BHYT bắt buộc Trong Quyết định ngoài những phần quy định chung, quy định về đối tượng, quy trình, quy định về thu BHXH,
BHYT đã được phân định theo từng nội dung, từng cấp quản lý Cụ thể như sau:
1.1 Về đối tượng đóng BHXH, BHYT có các loại + Cùng đóng BHXH, BHYT + Chỉ đóng BHXH + Chỉ đóng BHYT + Tự người lao động đóng 1.2 Mức thu BHXH, BHYT
Theo quy định của nhà nước có rất nhiều mức đóng khác nhau, tổng hợp lại có thể phân định các loại chính là:
+ Mức thu BHXH là 20% tiền lương tháng trong đó người sử dụng lao động
đóng 15% tổng quỹ tiền lương tháng, người lao động đóng 5% tiền lương tháng Mức
đóng BHYT là 3% trong đó người $ sử dụng lao động đóng 2 %, người lao động đóng 1% tiên lương tháng
+ Mức 15% mức sinh hoạt phí hàng tháng, trong đó Uỷ Ban Nhân dân xã, phường, thị trấn đóng 10%, cán bộ xã, phường, thị trấn đóng 5% (Cán bộ xã, phường, thị trấn hưởng sinh hoạt phí được quy định tại Điều 3 Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ; Điều 7 Nghị định số 40/1999/NĐ-CP ngày 23/6/1999 của Chính Phủ và Điều ! Nghị định số 46/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ)
+ Mức 15% đối với người lao động đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, nếu đã tham gia BHXH ở trong nước thì mức đóng bằng 15% tiền lương tháng đã đóng BHXH liền kể trước khi ra nước ngoài làm việc; nếu chưa tham gia BHXH ở trong nước thì mức đóng hàng tháng bằng 15% của hai lần mức tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại từng thời điểm (Người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài quy định tại Nghị định số 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ)
Trang 20- Đối tượng tự đóng BHXH thco quy định tại Nghị định số 41/2002/NĐ- CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ và đối tượng quy định tại khoản b điểm 9 mục II Thông tư số 07/2003/TT-BLĐTBXH ngày 12/03/2003 của Bộ Lao động —
Thương binh và Xã hội, đối tượng là công chức xã phường theo Nghị định số
121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ tự đóng 15% mức tiền lương tháng trước khi nghỉ việc
+ Mức thu là 3% tiền lương tối thiểu hiện hành đối với một số loại đối
tượng tham gia BHYT bắt buộc
+ Mức thu là 3% suất học bổng được cấp hàng tháng đối với các đối tượng Lưu
học sinh nước ngoài học tại Việt Nam quy định tại Thông tư Liên bộ số 68 LB/TC-KH
ngày 04/11/1996 của Bộ Tài chính- Kế hoạch và đầu tư
+ Mức thu là 3% tiền lương hưu, trợ cấp hang tháng đối với các đối
tượng hưởng BHXH hàng tháng (hưu trí, mất sức lao động, tai nạn lao động, công nhân cao su)
+ Mức thu là 50.000 đồng/ngườinăm đối với đối tượng là người nghèo và người cao tuổi (hiện nay là 60.000 đồng
1.3 Phương thức thu BHXH, BHYT
Đối tượng tham gia BHXH, BHYT ở mỗi loại hình khác nhau hoặc trong
các điều kiện khác nhau có phương thức đóng BHXH, BHYT không giống nhau
* Phương thức đóng BHXH bắt buộc
Hàng tháng, các đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm đóng đầy đủ, kịp
thời tiền BHXH bao gồm phần trích từ tiền lương của người lao động, phần đóng
BHXH thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động ngay sau khi thanh toán
tiền lương hàng tháng cho người lao động
Hàng tháng, cơ quan tài chính quân đội, công an có trách nhiệm đóng
BHXH và trích từ tiển lương của quân nhân, công an nhân dân (kể cả những
người được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cử ra làm việc tại các cơ quan, đơn vị, các tổ chức kinh tế ngoài quân đội, công an nhưng vẫn thuộc quân số do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý)
Lao động đôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước; doanh nghiệp nhà
nước chia, tách, chuyển thành đơn vị sự ngiệp, doanh nghiệp thuộc các tổ chức
chính trị - xã hội hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước còn thiếu tối đa 5
năm tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ Luật lao động và có đủ 15 năm đóng
BHXH trở lên mà chưa nhận trợ cấp BHXH một lần, được tự đóng tiếp BHXH hàng tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng một lần cho cơ quan BHXH tại nơi cư trú cho
đến khi đủ tuổi nghỉ hưu
Trang 21Người lao động khi xác định điểu kiện thời gian đóng BHXH để tính hưởng chế độ hưu trí, tuất hàng tháng thì 1 năm phải đủ 12 tháng; nếu thiếu thời
gian đóng BHXH tối đa không quá 6 tháng thì người lao động được đóng tiếp 1
lần cho những tháng còn thiếu
* Phương thức đóng BHYT bất buộc:
Có một nguyên tắc chung về đóng BHYT: Đối tượng đã đóng và được hưởng chế độ BHYT bãt buộc ở một loại hình này thì không được hưởng chế độ BHYT ở loại hình khác:
- Người có công với cách mạng không phải là người hưởng lương, hưởng
BHYT thì được nhà nước mua thẻ BHYT
- Người nghèo theo quy định tại Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày
15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ không thuộc điện hưởng chế độ khám chữa
bệnh cho người nghèo, bao gồm: Các đối tượng thuộc điện hưởng chế độ BHYT bắt buộc thuộc Nghị định số 58/1998/NĐ-CP ngày 13/8/1998 của Chính phủ và
các quy định hiện hành khác (đối tượng được NSNN hoặc các tổ chức kinh tế
mua thẻ BHYT bắt buộc): người lao động đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu; người được hưởng trợ cấp theo pháp lệnh người có công; người hoạt động kháng chiến và con của họ bị nhiễm chất độc hoá học; bố mẹ, người nuôi dưỡng hợp pháp của chồng và của vợ, vợ hoặc chồng và con dưới 18 tuổi của sĩ quan tại ngũ được Bộ
Quốc phòng mua và cấp thẻ BHYT cho thân nhân sĩ quan tại ngũ theo quy định
tại Nghị định số 63/2002/NĐ-CP ngày 18/6/2002 của Chính phủ
- Thân nhân sĩ quan tại ngũ không được áp dụng chế độ khám chữa bệnh theo Nghị định số 63/2002/NĐ-CP ngày 18/6/2002 của Chính phủ quy định về khám chữa bệnh cho thân nhân sỹ quan tại ngũ: Cán bộ, công chức, viên chức,
lực lượng vũ trang hưởng lương từ ngân sách nhà nước; Người làm việc trong các cơ quan dân cử; Cán bộ xã phường thị trấn hưởng sinh hoạt phí hàng tháng
Người có công với cách mạng đang hưởng chế độ ưu đãi quy định tại Nghị định số 28/CP ngày 29/4/1995 của Chính phủ Người làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước, kể cả các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang, tổ chức kinh tế thuộc
cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan đảng, các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp, tổ chức
quốc tế tại Việt Nam; các đơn vị, tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh; Người đang hưởng chế độ hưu trí, mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp; trợ cấp công nhân cao su hàng tháng; Người đang hưởng trợ cấp xã hội và các đối tượng khác đã được cấp thẻ BHYT Con đẻ, con nuôi (theo quy định của pháp luật) của sỹ quan đủ 18 tuổi trở lên không thuộc trường hợp bị tàn tật
mất khả năng lao động
Trang 22Đối tượng cùng tham gia BHXH và BHYT: cơ quan, đơn vị và người sử
dụng lao động đóng hàng tháng
Đối tượng chỉ tham gia BHXH: cơ quan, đơn vị quản lý kinh phí đóng
định kỳ Cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng và cơ quan BHXH có thể ký hợp
đồng thoả thuận thống nhất về việc đóng tiền hàng tháng hoặc 3 tháng, 6 tháng một lần
Qua những đề dẫn cơ bản, chung nhất về đối tượng, mức đóng và phương thức thu BHXH, BHYT nêu trên, chúng ta thấy việc quản lý, theo dối cho từng loại đối tượng; theo dối kiểm tra xác định mức đóng và quản lý việc thu nộp BHXH, BHYT đối với ngành BHXH thực sự là phức tạp Do vậy trong thời gian qua qui chế thu BHXH, BHYT của cơ quan BHXH Việt nam hướng dẫn thực hiện đòi hỏi phải có những biện pháp, phương thức quản lý với những chỉ tiêu, yêu
cầu phù hợp
1.4 Quy trùnh thu nộp BHXH, BHYT
Hiện nay, do tính chất và loại hình tham gia BHXH, BHYT bắt buộc đa
dạng, thuộc nhiều phạm vi, lĩnh vực khác nhau nên quy trình thực hiện thu
BHXH, BHYT cũng khác nhau:
- Đối tượng cùng tham gia BHXH, BHYT thu hàng tháng - Đối tượng chỉ tham gia BHXH:
+ Thu theo định kỳ 6 tháng 1 lần đối với đối tượng là người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
+ Thu hàng tháng hoặc 3 tháng, 6 tháng đối với đối tượng tự đóng
- Đối tượng chỉ tham gia BHYT: Thu theo Hợp đồng: 3 tháng hoặc 6
tháng một lần
1.5 Quy trình chuyển nộp tiên thu BHXH, BHYT bắt buộc
- Cơ quan BHXH quận, huyện chuyển tiên thu BHXH, BHYT về tài khoản
chuyên thu của BHXH tỉnh vào ngày 10 và ngày 25 hàng tháng Riêng tháng
cuối năm chuyển toàn bộ số tiền thu BHXH, BHYT của huyện về BHXH tỉnh
trước 24 giờ ngày 31/12
- Hàng tháng, cơ quan BHXH tỉnh, thành phố chuyển tiền thu BHXH, BHYT về tài khoản chuyên thu của BHXH Việt Nam vào các ngày 10, 20 và ngày cuối tháng Nếu số dư trên tài khoản chuyên thu của BHXH tỉnh quá 5 (năm) tỷ đồng thì BHXH tỉnh, thành phố phải chuyển bổ sung ngay về BHXH Việt Nam Riêng tháng cuối năm chuyển hết số tiền thu BHXH, BHYT về BHXH Việt Nam trước 24 giờ ngày 31/12
Trang 231.6.1 Phương pháp quản lý
- Phương pháp quản lý thông qua khai trình, đăng ký tham gia BHXH,
BHYT của đối tượng và đơn vị tham gia BHXH, BHYT: + Đối tượng cùng tham gia BHXH, BHYT:
« Đối tượng: Hợp đồng lao động, quyết định tuyển đụng, quyết định lương, quyết định di chuyển
* Người sử dụng lao động: Danh sách lao động đăng ký trích nộp BHXH,
BHYT; Danh sách tăng giảm, biến động; Biên bản đối chiếu + Đối tượng chỉ tham gia BHYT:
« Đối tượng phải được các cơ quan có chức năng quản lý, đăng ký đóng
BHYT; các đối tượng tuỳ theo từng loại có các giấy chứng nhận về quyền lợi
được hưởng về BHYT do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp
» Đơn vị quản lý đối tượng phải lập danh sách đăng ký đóng BHYT và ký hợp đồng đóng BHYT với cơ quan BHXH
- Phương pháp quản lý thông qua thực hiện thu - nộp BHXH, BHYT: + Quản lý thơng qua việc kiểm sốt về mức thu nộp, có đúng tỷ lệ theo từng loại hình tham gia BHXH, BHYT hay không
+ Quản lý, theo dõi, đôn đốc thực hiện thu nộp theo đúng tiến độ, thời hạn
quy định hoặc theo đúng hợp đồng đóng BHYT đã ký kết
+ Quản lý, theo dõi, xác định đây đủ, chính xác về số tiền, thời gian đóng BHXH, BHYT Trường hợp nợ đọng, nợ kéo dài cân có biện pháp xử lý theo quy định của Nhà nước Đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời
- Phuong pháp quản lý thông qua việc kiểm tra, kiểm soát quá trình kê
khai, đăng ký và thu nộp BHXH, BHYT:
+ Kiểm tra việc kê khai danh sách, đăng ký đóng BHXH, BHYT đảm bảo
đúng đối tượng, đúng loại hình theo quy định
+ Quản lý thông qua công tác kiểm tra đối chiếu thường xuyên hàng tháng
+ Quản lý thông qua việc kiểm tra thực hiện hợp đồng đóng BHYT
+ Quản lý thông qua việc kiểm tra, đối chiếu ghi sổ BHXH; thông qua
việc sử dụng, thanh toán phiếu khám chữa bệnh
1.6.4- Quy trình thực hiện
Các quy trình thu BHXH, BHYT được tóm tắt qua các sơ đồ sau:
Trang 24- Quy trình quản lý đối tượng tham gia: CƠ QUAN BHXH đốc thu nộp J i Kiểm tra, đối chiếu, đôn ————DD~ ĐƠN VỊ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
ĐƠN VỊ QUẦN LÝ ĐỐI TƯỢNG Đăng ký, khơi béo tống giảm, đối chiếu, †hu nộp Ký kết hợp đồng CÁC CƠ QUAN THANH TOÁN NH - KB J if DOI TUGNG
Hợp déng lao động, quyết định tuyển
dụng, quyết định lương, quyết định dỉ chuyén Cac giốy chúng nhận - Quy trình thu trong hệ thống BHXH Việt Nam: BHXH HUYEN Chứng tù thu nộp, sổ theo dõi chỉ tiết, số tổng hợ, bóo cớo định kỳ it BHXH TINH
Chúng tù thu nộp của đơn vị,
chứng †ừ chuyển tiền của BHXH huyện, sổ Theo dõi chỉ tiết, sổ
téng hop, bdo cớo định kỳ Kiểm
†ra, đối chiếu, thẩm định
it
BHXH VIET NAM
Trang 251.7 Hệ thống 13 mẫu biểu về công tác thu BHXH, BHYT (Ban hành kèm theo Quyết định số 722! 2003/QĐÐ-BHXH ngày 26/5/2003 của BHXH Việt Nam
quy định về thu BHXH, BHYT bắt buộc) TT Tên Mẫu
I | Về mẫu biểu báo cáo
1 | Danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH C45-BH 2 |Danh sách lao động, quỹ tiền lương điểu chỉnh mức nộp| C47-BH
BHXH
3 | Biên bản đối chiếu số liệu nộp BHXH, BHYT C46-BH
4 | Danh sách đối tượng tham gia BHYT C45a-BH
5 | Danh sách đóng BHYT của lưu học sinh C51-BH 6 | Danh sách tăng giảm lưu học sinh đóng BHYT C51a-BH
I | Về số sách - báo cáo
1 | Sổ chỉ tiế thu BHXH S53-BH
2 | Số theo dõi đối chiếu thu nộp BHXH S03-BH 3 | Báo cáo tổng hợp thực hiện thu BHXH 7-BCT 4 | Bao cáo tổng hợp thực hiện thu BHXH §-BCT
5 _ | Biên bản thẩm định số liệu thu BHXH 2-TBH
6 | Kéhoach téng hop thu BHXH 4-KHT
7 | Kế hoạch tổng hợp thu BHXH 5-KHT
2 Cấp, quản lý và sử dụng số BHXH
Để đảm bảo một quy trình thống nhất, thuận tiện trong công tác cấp, quản
lý và sử dụng số BHXH, BHXH Việt Nam đã nghiên cứu, ban hành Quyết định số 2352/1999/BHXH-QĐ ngày 28/9/1999; công văn số 2165/BHXH-BT ngày 26/11/1999 quy định về công tác cấp, quản lý sử dụng số BHXH Trong đó quy định rõ quy trình, trách nhiệm của cơ quan BHXH, đơn vị sử dụng lao động và
người lao động trong việc cấp, quản lý và sử dụng sổ BHXH, cụ thể như sau: 2.1 Về quy trình, quy định về cấp sổ BHXH
* Cấp phát, giao nhận, quản lý số BHXH chưa sử dụng:
Trang 26BHXH huyén-tinh Lao động > Ă ý tham gia BHXH DANG KY a
Biên bỏn giao nhộn = — BHXH Việt Nam tổ
(Nhập) TIẾP NHẬN chức in, giao cho | cấc tinh then đãng - Số theo dõi ——— - Bảo quản QUAN LY Mở hồ sơ- Quản lý - Kiểm kê < - Số cấp phát * ~ - - Giao nhận (Xuất) SU DUNG ——*| CẤP PHÁT - Người sử dụng lao động lập đăng ký nhu cầu sử dụng số BHXH với cơ quan BHXH
- Việc cấp phát, giao nhận sổ BHXH chưa sử dụng chỉ được thực hiện giữa các cơ quan BHXH và giữa cơ quan BHXH với người sử dụng lao động, không
cấp trực tiếp cho người lao động
* Đăng ký danh sách lao động đề nghị cấp sổ BHXH:
DANH SÁCH LAO Danh sách ĐỘNG VÃ QUỸ TIỀN lao động Hồ sơ gốc LƯƠNG ĐĂNG KÝ An ch
8 TRICH NOP BHXH đề nghị
I=> cấp số
„ ow DANH SACH LAO DONG BHXH
Chứng từ gốc ĐIỂU CHỈNH TĂNG GIẢM Mau
MỨC NỘP BHXH 02/SBH
Người sử dụng lao động căn cứ số lao động thuộc đối tượng tham gia
BHXH, đã đóng BHXH theo quy định của pháp luật, lập danh sách lao động dé
nghị cấp sổ BHXH (theo mẫu 02/SBH) nộp cho cơ quan BHXH nơi đang quản lý thu BHXH * Phương pháp và trình tự tiến hành lập, xét duyệt tờ khai cấp sổ BHXH Người Người BHXH xét
Căn cứphápý | Ba nu, 3 —w| động 89 |le=———— SDLB xác tn————+>>| duyệtXác
Căn cứ tham khảo ké khai nhận 4 nhận
Trang 27
- Kê khai trên Tờ khai cấp sổ BHXH
Người lao động kê khai các nội dung liên quan đến nhân thân và quá trình làm việc có đóng BHXH vào tờ khai cấp số BHXH; ghi đây đủ các yếu tố, nội
dung trong tờ khai
- Căn cứ để kê khai, thẩm định "Tờ khai cấp sổ BHXH":
+ Các căn cứ để kê khai trên tờ khai cấp sổ BHXH là: hộ khẩu, giấy khai
sinh, chứng minh thư Hồ sơ gốc liên quan xác định quá trình làm việc và đóng BHXH như: lý lịch công nhân viên chức, lý lịch Đảng viên, lý lịch quân nhân, các quyết định, hợp đồng lao động, thông báo, biên bản, trích lục đầy đủ căn cứ pháp lý liên quan đến việc tiếp nhận, phân công ra trường, gián đoạn thời gian công tác; tăng giảm lương, phụ cấp.v v
+ Các căn cứ để thẩm định, xác nhận tờ khai cấp số BHXH bao gồm hồ
sơ, lý lịch gốc như nêu trên còn phải có các danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH, danh sách lao động điều chỉnh tăng giảm mức nộp BHXH của người sử dụng lao động, bản đối chiếu thu nộp BHXH giữa cơ quan BHXH với người sử dụng lao động hàng kỳ
- Phương pháp thẩm định, xác nhận Tờ khai cấp sổ BHXH:
+ Người sử dụng lao động căn cứ hồ sơ, lý lịch của người lao động, đối chiếu với tờ khai dam bao nguyên tắc trùng khớp giữa tờ khai với hồ sơ, lý lịch gốc mà đơn vị đang quản lý Nếu đúng, ghi xác nhận, thủ trưởng đơn vị
ký, ghi rõ họ tên, chức danh, đóng dấu xác nhận lên chỗ quy định trên tờ khai
+ Cơ quan BHXH tiến hành thẩm định, đối chiếu giữa các nội dung mà người lao động kè khai trên tờ khai với hồ sơ, lý lịch gốc
* Phương pháp kiểm tra, ghi xác nhận trên danh sách lao động đề nghị cấp số BHXH và ghi số trên sổ BHXH:
- Cơ quan BHXH kiểm tra, đối chiếu "Danh sách lao động đề nghị cấp số BHXH" với "Danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp BHXH" và "Danh
sách lao động điều chỉnh tăng giảm mức nộp BHXH" của người sử dụng lao
động, để xác định chính xác danh sách người lao động thuộc đối tượng được cấp
số BHXH
- Cơ quan BHXH sau khi đã duyệt được tờ khai, thực hiện đối chiếu giữa
tờ khai với "Danh sách lao động đề nghị cấp số BHXH”; ghi số số BHXH vào
các tờ khai; ghi thời gian tham gia BHXH, ghi số sổ BHXH và ký duyệt vào nơi
quy định trên "Danh sách lao động đề nghị cấp số BHXH"
- Phương pháp ghi số trên sổ BHXH: Số BHXH trước khi cấp phát cho người
sử dụng lao động ghi đều được ghi số Số ghi trên sổ BHXH được mã hoá nhằm thống nhất trong quá trình sử dụng và thuận tiện cho công tác quản lý, theo dõi, đối
chiếu
Trang 28* Phương pháp và trình tự ghi, xác nhận trên số BHXH:
- Căn cứ để phi sổ BHXH: Tờ khai cấp số BHXH đã được duyệt; Hồ sơ lý
lịch gốc của người lao động cho các lần ghi bổ sung; Danh sách lao động được
duyệt cấp số; Danh sách lao động và quỹ tiền lương tham gia BHXH; Danh sách lao động điều chỉnh tăng giảm mức nộp BHXH; Bảng đối chiếu nộp BHXH
- Ghi, xác nhận khi cấp sổ BHXH: Việc ghi, xác nhận khi cấp số BHXH
được thực hiện theo đúng các quy định tại Thông tư số 09/LĐTBXH ngày
26/04/1996 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cấp và ghi số
BHXH; các quy định tại Quyết định 2352/1999/BHXH ngày 28/09/1999 của
Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành quy định cấp, quản lý và sử đụng sổ
BHXH
Sau khi người SDLĐ ghi sổ xong đưa cho người lao động kiểm tra lại, ký,
ghi rõ họ tên vào chỗ quy định trên trang 03 của sổ BHXH
Người sử dụng lao động sau khi đối chiếu, kiểm tra lần cuối, ký, đóng dấu xác nhận trên cột 9 ở các trang ghi quá trình làm việc và đóng BHXH của số BHXH
Cơ quan BHXH đối chiếu giữa " Tờ khai cấp số BHXH " với số BHXH, đảm bảo khớp đúng, ký xác nhận vào chỗ quy định trên trang 3 và trên cột 10 của các trang kê khai quá trình làm việc và đóng BHXH Đóng dấu xác nhận trên chữ ký và đóng dấu Sau khi có Quyết định 2352/1999/BHXH- QÐ và cải cách cơ cấu tổ chức BHXH Việt Nam, đưa phòng quản lý an ninh quốc phòng về các Ban và nhằm giảm bớt việc đóng dấu giáp lai cho BHXH các tỉnh, thành phố đã quy định in sẵn dấu giáp lai trên số BHXH
* Ghi, xác nhận trên số BHXH khi có yếu tố thay đổi:
Trong quá trình làm việc và tham gia BHXH người lao động có thay đổi một trong những yếu tố như: cấp bậc, chức vụ, chức danh nghề, công việc, đơn vị làm việc, địa điểm đơn vị đóng, mức tiền lương, phụ cấp làm căn cứ đóng
BHXH; người sử dụng lao động căn cứ hồ sơ gốc là các quyết định, hợp đồng lao động thì ghi ở dòng tiếp theo tương ứng với khoảng thời gian thay đổi đó trên
số BHXH cho người lao động
Trước khi người lao động di chuyển, ngừng việc hoặc đề nghị hưởng chế
độ trợ cấp BHXH, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng đây đủ BHXH cho người lao động; lập, ghi, xác nhận trên số BHXH của người lao động đến
thời điểm di chuyển, ngừng việc, mang kèm các giấy tờ liên quan đến cơ quan
BHXH để làm các thủ tục tiếp theo
Người sử dụng lao động, cơ quan BHXH thực hiện ký xác nhận trong mỗi
một lần phi sổ, có ghi tên và đóng dấu
* Phương pháp và thẩm quyền xác nhận trên số BHXH:
Trang 29- Người lao động ký, ghỉ rõ họ tên vào nơi quy định trên trang 3 của sổ
BHXH Riêng đối với người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (chưa
có số BHXH) khi nào chấm dứt hợp đồng lao động về nước mới ký số BHXH
Người lao động ngừng việc theo Nghị định 41/2002/NĐ-CP ngày11/4/2002 của Chính phủ được ký trên cột 9 khi tự đóng tiếp BHXH cho thời gian còn thiếu
- Thủ trưởng đơn vị sử dụng lao động ký xác nhận khi cấp số BHXH cho
người lao động, khi di chuyển, thôi việc chưa hưởng BHXH hoặc khi giải quyết
chế độ BHXH Ký xác nhận các lần ghi số tiếp theo là thủ trưởng đơn vị hoặc người được thủ trưởng đơn vị uỷ quyền bằng văn bản
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh, Thủ trưởng cơ quan BHXH thuộc Bộ Quốc
phòng, Bộ Công an ký xác nhận khi cấp sổ BHXH, khi cấp lại số, người lao động
tạm ngừng tham gia BHXH do thôi việc, chưa hưởng BHXH, khi di chuyển địa
bàn ngoài tỉnh, ngoài lực lượng vũ trang và khi giải quyết chế độ BHXH cho
người lao động (tại phần các chế độ BHXH đã được hưởng)
- Trưởng phòng thu BHXH cấp tỉnh hoặc tương đương, Giám đốc BHXH
cấp quận, huyện, thị được ký xác nhận trên sổ BHXH cho các lần ghi số tiếp
theo, khi giải quyết chế độ BHXH (cột 10 phần kê khai quá trình làm việc có
đóng BHXH) và khi người lao động di chuyển đơn vị làm việc trong địa bàn tỉnh
* Quản lý và sử dụng số BHXH:
- Người lao động: Người lao động trực tiếp quản lý số BHXH, nhận số
BHXH và các giấy tờ liên quan trong các trường hợp đi chuyển đơn vị làm việc hoặc khi tạm ngừng tham gia BHXH do thôi việc, chưa hưởng BHXH.Trong quá
trình quản lý số BHXH không được tự ý sửa chữa, tẩy xoá, ghi chép trên sổ BHXH, phải đảm bảo an tồn, khơng để hư hỏng, mất mát Trường hợp đặc biệt
khi thay đổi, biến động về nhân thân (họ, tên, ngày tháng năm sinh) người lao
động phải có đơn trình bày kèm theo các giấy tờ liên quan gửi cho cơ quan
BHXH để lưu cùng hồ sơ cấp số BHXH làm căn cứ khi giải quyết các chế độ
BHXH sau này
- Người sử đụng lao động: Người sử dụng lao động quản lý sổ trong quá
trình người lao động làm việc tại đơn vị, đồng thời lập, ghi, xác nhận và làm các thủ tục giải quyết chế độ BHXH cho người lao động Người sử dụng lao động có
trách nhiệm ghi bổ sung kịp thời khi một trong những yếu tố liên quan đến mức
đóng BHXH của người lao động thay đổi
+ Khi người sử dụng lao động thay đổi về pháp nhân (tên đơn vị, chức danh lãnh đạo, thủ trưởng đơn vị) liên quan đến việc quản lý, phi và xác nhận
trên số BHXH phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan BHXH
* Khái quát các quy định về sử dụng số BHXH:
- Trường hợp người lao động di chuyển đơn vị, địa bàn
Trang 30+ Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng đây đủ BHXH, ghi, xác
nhận trên sổ BHXH cho người lao động đến thời điểm di chuyển đơn vị, địa bàn
làm việc
+ Cơ quan BHXH nơi đi phải kiểm tra, đối chiếu xác nhận vào số BHXH
cho người lao động theo quy định
Người lao động di chuyển địa bàn ngoài tỉnh, sổ BHXH do Giám đốc
BHXH cấp tỉnh ký xác nhận
Người lao động di chuyển từ trong lực lượng vũ trang ra các đơn vị, cơ
quan, doanh nghiệp tổ chức kinh tế ngoài lực lượng vũ trang, số BHXH do thủ
trưởng cơ quan BHXH thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xác nhận
Người lao động khi đến nơi làm việc mới có trách nhiệm nộp số BHXH và
các giấy tờ liên quan cho người sử dụng lao động mới quản lý và đăng ký với cơ
quan BHXH
Người lao động đi chuyển đơn vị, địa bàn làm việc nhưng không thay đổi
về quan hệ thu nộp BHXH thì không phải làm thủ tục xác nhận sổ BHXH để di
chuyển
Số BHXH được sử dụng trong suốt quá trình người lao động làm việc và
tham gia BHXH, do đó khi di chuyển địa bàn đến tỉnh mới không phải đổi số BHXH, không cấp lại số BHXH
- Khi giải quyết chế độ BHXH
Khi giải quyết chế độ BHXH phải dùng sổ BHXH đã được duyệt hoàn
chỉnh Người sử dụng lao động thực hiện nộp BHXH cho người lao động đến
thời điểm nghỉ hưởng chế độ BHXH theo quyết định và tiến hành ghi, xác nhận
trên số BHXH Sau đó mang đến cơ quan BHXH để kiểm tra xác nhận số hoàn
chỉnh trước khi lập, nộp hồ sơ giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động
Cơ quan BHXH sau khi xét duyệt giải quyết chế độ BHXH cho người lao
động, phải ghi đây đủ nội dung và ký, đóng dấu xác nhận vào các phần liên quan trên số BHXH: Trưởng phòng thu cấp tỉnh, Giám đốc BHXH quận, huyện xác nhận
trên cột 10 trong các trang ghi thời gian làm việc có đóng BHXH ; phòng quản lý chế độ chính sách ghi số, ngày tháng năm, nội dung quyết định nghỉ hưởng chế độ
ở mục 3 phần các chế độ BHXH đã được hưởng, Giám đốc BHXH tỉnh ký, ghi rõ
họ tên, đóng dấu xác nhận tại phần ghi các chế độ BHXH người lao động đã được
hưởng
- Khi người lao động tạm ngừng tham gia BHXH do thôi việc, chưa hưởng BHXH người lao động được trực tiếp quản lý số BHXH, khi có nơi làm việc mới người lao động nộp ngay số BHXH và các giấy tờ liên quan cho người sử dụng
lao động để quản lý, phi, xác nhận tiếp
Trang 31Người lao động tạm ngừng tham gia BHXH do người sử dụng lao động
không bố trí được việc làm: căn cứ quyết định cho tạm ngừng việc, người sử dụng lao động phi số BHXH cho người lao động, thực hiện xác nhận và quản lý
số BHXH cho người lao động theo quy định
Người lao động tạm ngừng tham gia BHXH vì lý do cá nhân như ra nước
ngoài thăm thân nhân, đi học, nghỉ việc tự túc chưa hưởng BHXH thì người sử dụng lao động ghi, xác nhận, làm thủ tục, người sử dụng lao động quản lý hoặc trả số cho người lao động quản lý (trong trường hợp người lao động thôi việc)
2.2 Hệ thống mẫu biểu về cấp sổ BHXH
Hiện nay đang sử dụng 09 mẫu biểu về cấp số BHXH (Ban hành kèm theo công văn số 2165/BHXH-BT ngày 26111/1999 của BHXH Việt Nam về việc cấp, quản lý sử dụng sổ BHXH), cụ thể như sau:
- Tờ khai cấp sổ BHXH - Mẫu số 01/SBH
- Danh sách lao động đề nghị cấp số BHXH - Mẫu số 02/SBH
- Biên bản giao nhận sổ BHXH- Mẫu số 03/SBH: - Số theo dõi cấp phát số BHXH - Mẫu số 04/SBH
- Số theo dõi sổ BHXH thu hồi, hỏng- Mẫu số 05/SBH: - Đăng ký kế hoạch cấp phái số BHXH- Mẫu số 06/SBH
- Biên bản huỷ số BHXH hỏng không sử dụng được - Mẫu số 07/SBH - Báo cáo tổng hợp tình hình cấp, quản lý và sử dụng số BHXH- Mẫu 08/SBH - Số theo dõi tình hình biến động của người lao động được cấp sổ BHXH -
Mẫu số 09/SBH
3 Cấp, quản lý thẻ BHYT
3.1 Quy trình, quy định về cấp Thẻ BHYT * Thủ tục giấy tờ, căn cứ cấp thẻ BHYT:
- Các giấy tờ chứng minh nhân 7 thân, chứng minh điều kiện ưu
BÁTBUỘC | — „ đãi
- Các giấy tờ liên quan đến tiền lương, tiền công phụ cấp, trợ
ĐỐI TƯỢNG cấp làm căn cứ đóng BHYT TỰ NGUYÊN + - Các giấy tờ chúng minh nhân
thân
ĐƠN VỊ QUẦN - Danh sách đối tượng tham gia
LÝ ĐỐI TƯỢNG | BHYT, danh sách tăng giảm - Kí kết hợp đồng (nếu có)
Trang 32
* Thẩm quyền cấp thẻ BHYT: Quy định, hướng dẫn BHXH VIETNAM | _———>| Cấp phôi thẻ BHYT có bảo mật chống làm giả - Ghi thẻ BHYT BHXHTINH | ———>l - Cấp số thẻ BHYT - Ký, cấp thẻ BHYT Cấp phát thẻ BHYT cho đối BHXHHUYỆN |————*`| tượng * Quy trình cấp thẻ BHYT:
- Đơn vị lần đầu tham gia BHYT lập C45-BH hoặc C45a-BH , gửi cơ quan BHXH nơi đơn vị đóng trụ sở để nghị cấp thẻ BHYT
- Đơn vị đang tham gia BHYT lập C45-BH hoặc C45a-BH , trước ngày
30/11 hàng năm, gửi cơ quan BHXH nơi đơn vị đóng trụ sở để nghị cấp thẻ
BHYT
- Phòng thu BHXH và BHXH huyện cập nhật, bổ sung cơ sở dữ liệu cấp
- thể BHYT; :
- Phong CNTT tién hanh in thé BHYT, lap 01 bản danii sách cấp thể cho
từng đơn vị theo mẫu C45/THE và chuyển trả Phòng thu bản danh sách này cùng với số thể BHYT tương ứng đã in
- Phòng thu nhân 02 bản /heo mẫu C45/THE để lưu tại Phòng thu, BHXH
huyện và chuyển O1 bản danh sách cùng với thẻ BHYT trả đơn vị
- Phòng CDCS, Phong BHTN tiến hành cập nhật, bổ sung cơ sở dữ liệu
cấp thẻ BHYT, chuyển đến Phòng CNTT Quy trình cấp thẻ BHYT như trên - Thời gian thực hiện quy trình cấp thể BHYT nêu trên của cơ quan BHXH không quá 30 ngày, kể từ ngày tiếp nhận để nghị cấp thé của đơn vị
- Cấp thẻ BHYT cho người cùng tham gia BHXH, BHY T ở tỉnh này nhưng đăng ký KCB ban đầu ở tỉnh khác
+ Điều kiện: Đang làm việc tại các đơn vị thành viên hoặc cư trú ở địa bàn
Trang 33+ Đơn vị gửi công văn kèm theo danh sách những người cùng tham gia
BHXH, BHYT đăng ký KCP ở tỉnh khác (Mẫu C45/BH) đến cơ quan BHXH để cấp thẻ BHYT
- Quy trình cấp thẻ BHYT được tóm tắt qua sơ đồ sau: + Đối với người tham gia BHYT bắt buộc Người tham gia BHYT A Thẻ BHYT
a) Don vi tham gia
(8) BHYT lan déu Ƒ*
Ỳ
Đơn vị quản lý
người tham gia [> 2
BHYT Đơn vị đang @)
Trang 34> (1): Người tham gia BHYT khai báo các tiêu thức liên quan đến việc
tham gia BHYT, cấp thẻ BHYT cho đơn vị quản lý người tham gia BHYT > (2): Đơn vị quản lý người tham gia BHYT:
- Đơn vị lần đầu tham gia BHYT tiến hành lập danh sách người tham gia
BHYT theo mẫu C45-BH hoặc C45a-BH , đơn vị đang tham gia BHYT lập
danh sách này trước ngày 30 tháng 11 hàng năm, gửi cơ quan BHXH nơi đơn vị đóng trụ sở đề nghị cấp thẻ BHYT
- Hàng tháng, khi có biến động về người tham gia BHYT, đơn vị lập danh
sách điều chỉnh gửi cơ quan BHXH theo mẫu C47-BH hoặc C45a-BH để kịp
thời điều chỉnh cơ sở dữ liệu cấp thẻ BHYT
> (3): BHXH huyện kiểm tra, đối chiếu danh sách người tham gia BHYT
(C45/BH, C45a/BH, C47/BH) do đơn vị chuyển đến, tiến hành cập nhật, bổ sung
cơ sở dữ liệu cấp thẻ BHYT chuyển Phòng Thu BHXH
> (4): Phòng Thu kiểm tra, đối chiếu danh sách người tham gia BHYT (C45/BH, C45a/BH, C47/BH) do đơn vị chuyển đến của Phòng quản lý, tiến
hành cập nhật, bổ sung cơ sở đữ liệu cấp thẻ BHYT, đồng thời kiểm tra, tổng hợp và chuyển cơ sở dữ liệu của người tham gia BHYT thuộc đơn vị do Phòng thu và BHXH huyện quản lý đến Phòng Công nghệ Thông tin (CNTT)
> (5): Phòng CĐCS có trách nhiệm kiểm tra, tổng hợp danh sách cấp thẻ
BHYT (Mẫu C45/THE), tiến hành cập nhật, bổ sung cơ sở dữ liệu cấp thẻ
BHYT, chuyển đến Phòng CNTT
> (6): Phòng CNTT tiến hành in thẻ BHYT trên cơ sở đề nghị của Phòng thu, đồng thời lập O1 bản danh sách cấp thẻ cho từng đơn vị theo mẫu C45/THE và
chuyển trả Phòng thu, CĐCS bản danh sách này cùng với số thẻ BHYT tương ứng
đã in
> (7): Phòng thu, CĐCS đối chiếu danh sách và thẻ BHYT do Phòng
CNTT chuyển đến ký, xác nhận vào bản danh sách, trình lãnh đạo BHXH tỉnh ký duyệt, sau đó nhân bản để lưu tại Phòng thu, CĐCS hoặc BHXH huyện và chuyển
01 bản danh sách cùng với thẻ BHYT trả đơn vị
> (8): Đơn vị san khi nhận thẻ BHYT từ cơ quan BHXH tiến hành trả thẻ BHYT đến tận tay người tham gia BHYT
Thời gian thực hiện quy trình cấp thẻ BHYT nêu trên của cơ quan BHXH
không quá 30 ngày, kể từ ngày tiếp nhận để nghị cấp thẻ của đơn vị
Trang 35+ Đối với BHYT tự nguyện Người tham gia BHYT A 3 qd) The BHYT (7) Khai báo nhân thân
Đơn vị quản lý người
tham gia BHYT on vi) rN - C56/BH (2) - C45/THE -Thẻ BHYT (6) Cơ quan BHXH Phòng BH tự nguyện = 1 (5) | ~ C45/THE -Thé BHYT
> (1): Người tham gia BHYT khai báo các tiêu thức liên quan đến việc
tham gia BHYT, cấp thẻ BHYT cho đơn vị quản lý người tham gia BHYT
> (2): Đơn vị quản lý người tham gia BHYT lập danh sách người tham gia BHYT tự nguyện (Mẫu C56/BH)
>> (3): BHXH huyện kiểm tra, đối chiếu danh sách người tham gia BHYT
ký, xác nhận đã nộp tiền vào tài khoản chuyển Phòng BH tự nguyện
> (4): Phòng BHTN căn cứ Danh sách người tham gia BHYT tự nguyện
(Mẫu C56/BH) của đơn vị được cơ quan BHXH ký, xác nhận đã nộp tiền vào tài khoản, cập nhật cơ sở dữ liệu cấp thẻ BHYT và chuyển cơ sở dữ liệu cho Phòng CNTT
Trang 36-> (5): Phong CNTT tién hanh in thẻ BHYT trên cơ sở đề nghị của Phòng
thu, đồng thời lập 01 bản danh sách cấp thẻ cho từng đơn vị theo mẫu C45/THE và chuyển trả Phòng thu, CĐCS bản danh sách này cùng với số thẻ BHYT tương ứng
đã in
> (6): Phòng BH tự nguyện đối chiếu danh sách và thẻ BHYT do Phòng
CNTT chuyển đến ký, xác nhận vào bản danh sách, trình lãnh đạo BHXH tỉnh ký
duyệt, sau đó nhân bản để lưu tại Phòng BH tự nguyện hoặc BHXH huyện và
chuyển 01 bản danh sách cùng với thẻ BHYT trả đơn vị
> (7): Đơn vị sau khi nhận thẻ BHYT từ cơ quan BHXH tiến hành trả thẻ
BHYT đến tận tay người tham gia BHYT * Cấp lại thẻ BHYT:
- Người tham gia BHYT làm hỏng, mất thẻ BHYT hoặc thay đổi nơi KCB
ban đầu phải làm đơn đề nghị có đơn vị xác nhận của đơn vị
- Don vi lap danh sách những người để nghị cấp lại thẻ BHYT gửi cơ quan BHXH cùng với đơn của người để nghị cấp lại thẻ BHYT kèm theo thẻ
BHYT cũ (trừ trường hợp bị mất)
- Cơ quan BHXH tiếp nhận danh sách, thực hiện đối chiếu với danh sách
người tham gia BHYT được cấp thẻ trước đó để cấp lại thẻ BHYT
- Quy trình cấp lại thẻ BHYT được tóm tắt qua sơ đồ sau: Người tham gia BHYT A @ Don Thẻ BHYT (4)
Đơn vị quản lý người
Trang 37> (1): Người tham gia BHYT phải làm đơn đề nghị có đơn vị xác nhận của đơn vị gửi đơn vị
~> (2): Đơn vị lập danh sách những người đề nghị cấp lại thẻ BHYT (Mẫu số 03/THE) gửi cơ quan BHXH cùng với đơn của người đề nghị cấp lại thẻ BHYT kèm theo thẻ BHYT cũ (trừ trường hợp bị mất)
2 (3): Cơ quan BHXH (Phòng Thu, CDCS, BH tự nguyện) tiếp nhận danh sách, thực hiện đối chiếu với danh sách người tham gia BHYT được cấp thẻ trước
đó để cấp lại thẻ BHYT, đồng thời trả đơn vị thẻ BHYT đã in và danh sách C45/THE
> (4): Đơn vị sau khi nhận thẻ BHYT từ cơ quan BHXH tiến hành trả thẻ BHYT đến tận tay người tham gia BHYT
Lưu ý: Các trường hợp cấp lại thẻ BHYT phải thêm dòng chữ "Cấp lần n" và mã tỉnh cấp thẻ BHYT (mã tỉnh trùng với mã tỉnh đã đóng dấu BHXH tỉnh) vào góc dưới phía trái của Thẻ BHYT"
* Quản lý, sử dụng thẻ BHYT - Đối với người tham gia BHYT
+Khi nhận thẻ BHYT phải kiểm tra, đối chiếu các nội dung ghi trên thẻ BHYT (họ tên, ngày tháng năm sinh, co sé KCB ban đầu ), nếu chưa đúng thì
nộp lại thẻ BHYT cho đơn vị, để chuyển cho cơ quan BHXH cấp lại
+ Có trách nhiệm bảo quản, lưu giữ thẻ cẩn thận, không tự ý sửa chữa, tẩy
xoá những nội dung ghi trên thẻ hoặc cho người khác mượn thẻ để KCB
- Đối với đơn vị quản lý
+ Có trách nhiệm thu hồi và nộp cho cơ quan BHXH những thẻ BHYT còn
hạn sử dụng khi người đứng tên trên thẻ đã ngừng tham gia BHYT Trường hợp thu
hồi chậm hoặc không thu hồi được thì đơn vị vẫn phải thanh toán đủ số tiền của thời gian còn lại phi trên các thẻ này (/rừ trường hợp tử vong)
+ Đơn vị có hành vi khai man hoặc làm sai lệch, giả mạo hồ sơ cấp thẻ cho người tham gia BHYT thì phải bồi thường thiệt hại (nếu có) hoặc bị xử lý theo các
quy định hiện hành
- Đối với cơ quan BHXH
+ Cơ quan BHXH các cấp phối hợp với các cơ sở KCB kiểm tra tính hợp
pháp của thẻ BHYT đối với người tham gia BHYT khi KCB
+ Khi chuyển cơ sở dữ liệu giữa các đơn vị (Phòng nghiệp vụ, BHXH
huyện) thuộc cơ quan BHXH phải lập giấy giao, nhận dữ liệu thẻ BHYT + Cơ quan BHXH phải thu hồi thẻ BHYT trong các trường hợp sau đây: * Người sử dụng thẻ không đúng với người đứng tên trên thẻ;
+ Thẻ BHYT bị hỏng phải cấp lại, thẻ hỏng do ïn sai, thể do thay đổi nơi
KCB ban đầu, người đứng tên trên thể ngừng tham gia BHYT;
Trang 38+ Những thẻ BHYT thu hồi phải cất góc và huỷ
+ Trong khi thực hiện quy trình cấp, cấp lại, phát hành thẻ BHYT, cơ quan BHXH không được thu bất kỳ một khoản lệ phí nào
+ Cá nhân và đơn vị thuộc cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT không đúng quy định phải bồi thường thiệt hại và tùy theo mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật hành
chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự
3.2 Hệ thống mẫu biểu về công tác cấp, quản lý và sử dụng thể BHYT
- Danh sách cấp thẻ BHYT - Mẫu C45/THE
- Giấy để nghị cấp lại thẻ BHYT - Mẫu số 02/THE
- Danh sách đề nghị cấp lại thẻ BHYT - Mẫu số 03/THE - Giấy giao, nhận dữ liệu thẻ BHYT- Mẫu số 04/THE
- Số theo dõi giao, nhận thẻ BHYT - Mẫu số 05/THE
- Sổ theo dõi sử đụng phôi thẻ BHYT- mẫu số 06/THE
- Biên bản huỷ thẻ BHYT, sổ BHXH - Mẫu số 07/THE
- Báo cáo tổng hợp tình hình cấp thẻ BHYT - Mẫu số 08/THE
II NHỮNG TỔN TẠI, BẤT CẬP TRONG QUY CHẾ THU BHXH HIỆN NAY
1 Về thu BHXH, BHYT
1.1 Về quy định quản lý
1.1.1 Những tôn tại, vướng mắc của các địa phương
- Việc bố trí cán bộ làm công tác thu tại các địa phương còn nhiều bất cập như BHXH một số tỉnh biên chế cán bộ thu chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao, việc bố trí chuyên quản thu chưa hợp lý như chỉ chuyên quản về công tác thu chưa theo dõi công tác cấp, quản lý số BHXH, thẻ BHYT
hoặc có BHXH tỉnh giao cho 01 cán bộ theo dõi công tác cấp số hoặc cấp thể
BHYT nên khó khăn trong việc đối chiếu giữa công tác thu với công tác cấp,
quản lý số BHXH, thẻ BHYT
- Đối tượng tham gia thuộc loại hình hội nghề nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hiện nay tại một số địa phương mới chỉ thu BHXH
chưa thu BHYT
Trang 39trang đăng ký như thế nào thì thu như vậy không kiểm tra, đối chiếu phản ánh
thực tế lao động, quỹ lương phải tham gia BHXH, BHYT của từng đơn vị
- Những đối tượng ký hợp đồng lao động thử việc, vụ việc các doanh nghiệp chưa đăng ký tham gia đóng BHXH, BHYT mà trả lương cho người lao động bao gồm cả tiền đóng BHXH, BHYT
- Đối tượng được cơ quan cử đi học tập, công tác ở nước ngoài vẫn hưởng tiền lương tiển công tại đơn vị thì tỷ lệ trích nộp BHXH chưa được thống nhất, cụ
thể có địa phương thì thu 20%, có địa phương thì thu có 15%
- Đối tượng bảo trợ xã hội, người có công BHXH một số tỉnh, thành phố áp dụng mức đóng 60.000 đ/năm như đối tượng người nghèo làm thất thoát quỹ BHYT
- Việc đối chiếu thu, nộp BHXH, BHYT với đơn vị SDLĐ của đa số các địa
phương mới chỉ làm theo hình thức chưa đối chiếu với những sổ sách, biểu mẫu
đang quản lý tại đơn vị nên dễ bỏ sót đối tượng, tiền lương tham gia BHXH, BHYT - Những đối tượng diéu chỉnh giảm trong tháng không thu hồi được thẻ
BHYT, BHXH các tỉnh bỏ sót không thu 3% BHYT nên thẻ BHYT dễ bị lạm
dụng trong thời gian của tháng đó
- Trong thực tế hiện nay do hội nhập kinh tế, nhiều dự án có vốn nước ngoài được triển khai người lao động được thụ hưởng tiền lương, tiền công bằng nhiều loại tiền khác nhau như USD, Euro, Bảng anh nhưng các văn bản mới chỉ hướng dẫn thu BHXH, BHYT bằng USD chưa hướng dẫn việc thu bằng các loại
ngoại tệ khác và BHXH một số tỉnh, thành phố thu BHXH, BHYT của người lao
động được hưởng tiên lương, tiền công bằng ngoại tệ nhưng hướng dẫn thu, ghi sổ BHXH theo VNĐ
- Chưa có hướng dẫn cụ thể việc xử lý nợ BHXH đối với những đơn vị đã
giải thể, phá sản
- Việc truy thu để cộng nối thời gian công tác chưa được hướng dẫn cụ thể
nên có BHXH tỉnh thu theo mức 15% tiền lương tháng, có BHXH tỉnh thu theo
mức 20 hoặc 23% tiền lương tháng, có những trường hợp không làm việc, không
hưởng lương vẫn thu, truy thu BHXH
- Đối với những đơn vị chậm nộp BHXH, BHYT bắt buộc BHXH Việt
Nam chưa quy định phương pháp tính phạt chậm nộp theo Quyết định 02 của Thủ tướng Chính phủ
- Theo quy định tại công văn số 3892/BHXH-BT ngày 19/11/2003 của
BHXH Việt Nam thì từ ngày 30/11/2003 trở về trước nếu việc nâng bậc, ngạch
lương của cán bộ công chức, viên chức đã thu, ghi số BHXH thì không kiểm tra,
xem xét lại mức đóng nhưng BHXH một số tỉnh khi giải quyết chế độ, chính
Trang 40sách đối với người lao động lại yêu cầu các đơn vị sử dụng lao động ra Quyết
định lại tiền lương từ năm 2003 trở về trước
- Theo quy định tại Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 của Chính phủ quy định hợp đồng lao động bằng miệng nếu có 02 người làm chứng
trở lên được pháp luật thừa nhận nhưng trong quy định thu là phải thu theo Quyết định và hợp đồng lao động nên khó khăn trong việc tổ chức thu BHXH, BHYT đối với người lao động làm việc trong các tổ hợp tác, hộ SXKD cá thể
- Thời hạn lập, gửi báo cáo tổng hợp giữa phòng thu và phòng kế hoạch tài chính không khớp nhau nên khó khăn trong việc đối chiếu, tổng hợp thu
- Công tác lưu trữ hồ sơ, sổ sách, chứng từ thu BHXH chưa được hướng
dẫn cụ thể nên các địa phương lưu trữ chưa được thống nhất, khó khăn cho việc
kiểm tra hoặc công tác quản lý
1.1.2 Những tôn tại, bất cập trong hệ thống văn bản
- Các văn bản quy định về đối tượng, mức đóng, mức hưởng BHXH của
Nhà nước còn chồng chéo, chưa đồng bộ như đối tượng cùng tham gia BHXH, BHYT theo quy định tại Nghị định số 01/2003/NĐ-CP với Nghị đmh số
63/2005/NĐ-CP; Đối tượng xã, phường theo Nghị định số 09/CP
- Chính sách chế độ BHXH không được thống nhất, ở mỗi thời kỳ khác
nhau, các quyền lợi được hưởng của người lao động cũng khác nhau mặc dù đều
là lao động thụ hưởng tiền lương từ ngân sách Nhà nước như: Bộ đội chuyển
ngành về làm việc ở các đơn vị Nhà nước thì được tính là thời gian để hưởng chế
độ BHXH còn làm việc ở xã phường thì không được tính
- Các văn bản hướng dẫn thực hiện thu BHXH, BHYT còn chưa cụ thể như: Quy định về tiền lương, phụ cấp, mức nộp BHXH; các thủ tục đăng ký, khai
báo, trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động và người lao động Vì vậy, vẫn tạo kẽ hở cho đơn vị sử dụng lao động và người lao động tránh né hoặc lạm dụng
để hưởng các quyền lợi BHXH như:
+ Thời gian tập sự, thử việc sau đó được tiếp nhận
+ Việc kiểm tra, đối chiếu đối với đơn vị sử dụng lao động là yêu cầu quan trọng trong công tác thu BHXH Tuy nhiên văn bản lại chưa hướng dẫn cụ thể
quy trình thực hiện đối chiếu Vì vậy, việc đối chiếu vẫn chưa được đảm bảo, mang tính chiếu lệ hình thức nên một số đơn vị SDLĐ né tránh việc tham gia
BHXH, BHYT hoặc thu chưa đúng tiền lương theo HĐLĐ hoặc Quyết định nâng lương, nâng bậc đối với người lao động
- Hệ thống văn bản hướng dẫn thu nộp BHXH, BHYT còn bị chồng chéo giữa công tác thu BHXH với việc giải quyết chế độ chính sách BHXH đối với
người lao động