Cũng giống nhưcác tỉnh trong toàn quốc, trong những năm qua, Bảo hiểm xã hội tỉnh Nam Định đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai thu Bảo hiểm xã hội đối với các doanhnghiệp, tuy nhiê
Trang 1TÓM TẮT LUẬN VĂN
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP 6
1.1 Một số vấn đề chung về bảo hiểm xã hội và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với bảo hiểm xã hội 6
1.1.1 Quan niệm chung về bảo hiểm xã hội 6
1.1.2 Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với bảo hiểm xã hội 11
1.2 Nội dung nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp 18
1.2.1 Cơ chế thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp 18
1.2.2 Nội dung cơ chế thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp 21
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng 28
1.2.4 Sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp 31
1.3 Kinh nghiệm thực tiễn về cơ chế thu bảo hiểm xà hội khu vực doanh nghiệp và bài học đối với tỉnh nam định 33
1.3.1 Kinh nghiệm của Trung quốc 33
1.3.2 Kinh nghiệm tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Bình 36
1.3.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Nam Định 37
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP Ở NAM ĐỊNH 38
2.1 Khái quát bảo hiểm xã hội ở Nam Định 38
2.1.1 Tình hình phát triển của các doanh nghiệp và ảnh hưởng của nó đối với thu bảo hiểm xã hội 38
2.1.2 Sự hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội tỉnh Nam Định 40
2.2 Tình hình thực hiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp tại Nam Định 43
2.2.1 Tình hình thực hiện các văn bản chính sách thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp 43
2.2.2 Thực trạng phương thức, đối tượng, mức thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp 46
2.2.3 Thực trạng thực hiện quy trình tổ chức thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp 49
2.2.4 Thực trạng thanh tra, kiểm tra, giám sát thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp ở tỉnh Nam Định 59
Trang 22.3.1 Thành công 60
2.3.2 Hạn chế 61
2.3.3 Nguyên nhân hạn chế 63
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP Ở NAM ĐỊNH 68
3.1 Định hướng hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp 68
3.1.1 Phương hướng phát triển kinh tế và định hướng về an sinh xã hội trong quá trình phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam 68
3.1.2 Phương hướng hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp 69
3.2 Giải pháp hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp 70
3.2.1 Hoàn thiện các văn bản chính sách thu bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp 70
3.2.2 Hoàn thiện quy trình, phương thức, căn cứ thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp 73
3.2.3 Tăng cường tổ chức thực hiện thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp 76
3.2.4 Tăng cường kiểm tra, giám sát thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp 78
3.2.5 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin 84
3.2.6 Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính 87
3.3 Một số kiến nghị 90
3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước 90
3.3.2 Kiến nghị đối với Bảo hiểm xã hội cho lao động thuộc các doanh nghiệp 93
3.3.3 Kiến nghị đối với cơ quan Bảo hiểm xã hội 94
3.3.4 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp: 95
3.3.5 Kiến nghị đối với người lao động 96
KẾT LUẬN 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3Bảng 2.1: Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp tính đến31/12 hàng năm 39Bảng 2.2: Số doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội tại tỉnh Nam Định 52Bảng 2.3: Số lao động thuộc doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội tại tỉnh NamĐịnh (năm 2003=35773 người) 53Bảng 2.4: Doanh số Bảo hiểm xã hội theo số phải thu 55Bảng 2.5: Doanh số Bảo hiểm xã hội theo số thực thu 56Bảng 2.6: Kết quả thu bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp tại các huyện, thành phốnăm 2010 57
II.BIỂU
Biểu đồ 2.1: Số doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Nam Định 52Biểu đồ 2.2: Số lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội so với tổng số lao động thuộcdoanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định 54
III.SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Bảo hiểm xã hội tỉnh Nam Định 42
Trang 5TÓM TẮT LUẬN VĂN
Bảo hiểm xã hội là nhu cầu tất yếu khách quan của người lao động, nhu cầunày phát triển theo quá trình phát triển xã hội Đến nay, Bảo hiểm xã hội đã trởthành một những quyền của con người và được xã hội thừa nhận Cùng với xu thếcủa thế giới, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương phát triển ngành Bảo hiểm xã hộithể hiện sự quan tâm của Nhà nước tới người lao động sản xuất Cũng giống nhưcác tỉnh trong toàn quốc, trong những năm qua, Bảo hiểm xã hội tỉnh Nam Định đã
có nhiều cố gắng trong việc triển khai thu Bảo hiểm xã hội đối với các doanhnghiệp, tuy nhiên, kết quả đã đem lại chưa được như mong muốn, việc không thamgia bảo hiểm xã hội, tham gia không đầy đủ bảo hiểm xã hội cho người lao độngdiễn ra khá phổ biến, cần phải có các giải pháp để cải thiện tình hình này tạo cở sởthực hiện tốt chính sách Bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp ngày càng tốt hơn
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề cụ thể trong việc thực hiện cơchế thu Bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam lấy ví dụ ở tỉnh NamĐịnh, qua đó đánh giá và có những giải pháp nhằm tăng cường các biện pháp phục
vụ việc thu bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp
Mục tiêu nghiên cứu luận văn là khảo sát cơ chế thu bảo hiểm xã hội đốivới các doanh nghiệp ở Việt Nam dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng tại tỉnhNam Định để qua đó hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về doanh nghiệp,
về bảo hiểm xã hội để xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp, của hệthống Bảo hiểm xã hội, chỉ ra được phương hướng và nhiệm vụ công tác quản lýthu bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp trong thời gian tới Xác định các nhân tốảnh hưởng đến việc thu bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp, những nhân
tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoặc chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắtbuộc của các doanh nghiệp
Những đóng góp của luận văn:
Hệ thống hoá những lý luận cơ bản về bảo hiểm xã hội, thu bảo hiểm xã hội và hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp ở Việt Nam
“Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập củangười lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao
Trang 6động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóngvào quỹ bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động vàngười sử dụng lao động phải tham gia.” (Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội)
Bảo hiểm xã hội thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao độngtham gia bảo hiểm khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do mất khả năng lao độnghoặc mất việc làm Bảo hiểm xã hội tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhậpgiữa những người tham gia bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội góp phần kích thíchngười lao động hăng hái lao động sản xuất nâng cao năng suất lao động cá nhân vànăng suất lao động xã hội Bảo hiểm xã hội gắn bó lợi ích giữa người lao động vớingười sử dụng lao động, giữa người lao động với xã hội
Bảo hiểm xã hội là bộ phận chủ yếu của hệ thống bảo đảm xã hội, vì vậy tính
xã hội của nó thể hiện rất rõ Xét về lâu dài, mọi người lao động trong xã hội đều cóquyền tham gia bảo hiểm xã hội Và ngược lại, Bảo hiểm xã hội phải có trách nhiệmbảo hiểm cho mọi người lao động và gia đình họ, kể cả khi họ còn đang trong độtuổi lao động Tính xã hội của Bảo hiểm xã hội luôn gắn chặt với tính dịch vụ của
nó Khi nền kinh tế-xã hội ngày càng phát triển thì tính dịch vụ và tính chất xã hộihóa của Bảo hiểm xã hội cũng ngày càng cao
Sau khi phân tích những chức năng chủ yếu của Bảo hiểm xã hội, những đặctrưng cơ bản và vai trò của bảo hiểm xã hội đối với xã hội, đối với nền kinh tế thịtrường; Phân tích trách nhiệm của doanh nghiệp đối với bảo hiểm xã hội, nội dung,nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội đốivới các doanh nghiệp, luận văn đã khái quát được những khái niệm về cơ chế thubảo hiểm xã hội, đặc điểm của bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp ở ViệtNam Luận văn cũng đã phân tích đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế thubảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp đó là: Chính sách của Đảng và Nhà nước,Tình hình kinh tế xã hội, Công tác thông tin tuyên truyền về chính sách Bảo hiểm
xã hội, Năng lực của các cơ quan quản lý Nhà nước về Bảo hiểm xã hội để từ đókhẳng định sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội đối với cácdoanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay và thời gian tiếp theo
Trang 7Để có cơ sở thực tiễn cho việc phân tích, luận văn đã khảo sát kinh nghiệm thực tiễn về cơ chế thu bảo hiểm xã hội ở Trung Quốc và tình hình thu bảo hiểm xã hội khu vực doanh nghiệp ở tỉnh Thái Bình là tỉnh giáp ranh với tỉnh Nam Định rút ra một số kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, tỷ lệ đóng góp vào quỹ Bảo hiểm xã hội quy định nên cân đối, hàihòa giữa người lao động và doanh nghiệp
Thứ hai, thực hiện việc phân cấp tạo sự chủ động cho cơ quan Bảo hiểm xãhội ở địa phương cho hài hoà, phù hợp
Thứ ba, thành lập hoặc kiện toàn, sắp xếp lại một số bộ phận nhằm mục đíchthanh tra, kiểm tra, đôn đốc quá trình thu nộp Bảo hiểm xã hội, đảm bảo thu đúng,thu đủ, thu kịp thời
Thứ tư, tăng cường cải cách thủ tục hành chính và ứng dụng công nghệ thôngtin vào quản lý các lĩnh vực Bảo hiểm xã hội
Luận văn đã phân tích hiện trạng cơ chế thu bảo hiểm xã hội đối với cácdoanh nghiệp ở tỉnh Nam Định qua các mặt:
-Khái quát tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nam Định và ảnhhưởng của nó đối với công tác thu bảo hiểm xã hội
-Tình hình vận dụng các văn bản chính sách về thu bảo hiểm xã hội đối vớidoanh nghiệp
-Quy trình tổ chức thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp
-Tình hình thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp giai đoạn 2007-2010.-Đánh giá thực trạng cơ chế thu bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp ởtỉnh Nam Định
Luận văn nhấn mạnh những thành tựu đạt được như sau:
Thực hiện Bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp đã góp phần tạo sựbình đẳng giữa các thành phần kinh tế theo đường lối chủ trương, chính sách củaĐảng và Nhà nước Tạo được nhận thức đúng về Bảo hiểm xã hội của người laođộng, người sử dụng lao động không chỉ khu vực Nhà nước mà cả các thành phầnkinh tế khác Một bộ phận lao động làm việc trong các doanh nghiệp đã ổn địnhđược đời sống một phần không nhỏ do các chính sách Bảo hiểm xã hội đem lại
Trang 8Số doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động tăng dần quacác năm và điều đó có nghĩa là số người lao động làm việc trong khu vực này thamgia bảo hiểm xã hội cũng ngày một tăng Quyền lợi và trách nhiệm về Bảo hiểm xãhội giữa các bên người lao động và cơ quan Bảo hiểm xã hội đã từng bước đượccủng cố và mở rộng góp phần nâng cao hiệu lực pháp luật và thắt chặt mối quan hệđóng-hưởng
Kết quả thực hiện chế độ Bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp đã góp phầnvào việc hoạch định và hoàn thiện cơ chế chính sách về Bảo hiểm xã hội của các cơquan quản lý Nhà nước, cơ quan ban hành pháp luật góp phần giữ vững ổn địnhchính trị, phát triển kinh tế-xã hội trên từng địa bàn Nâng cao nhận thức và tráchnhiệm của các ngành, các cấp trong việc thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội đốivới người lao động nói chung và khu vực doanh nghiệp nói riêng; quỹ Bảo hiểm xãhội ổn định và phát triển
Những hạn chế, tồn tại cần khắc phục
Trong quá trình thực hiện Bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp còn bộc lộrất nhiều tồn tại cần được nghiêu cứu để đưa ra giải pháp tháo gỡ: Trong cơ chế thịtrường, phần lớn chủ sử dụng lao động chỉ quan tâm đến lợi nhuận, ít chăm lo đếnlợi ích của người lao động hoặc là chưa hiểu, hoặc là trốn tránh trách nhiệm mànhiều doanh nghiệp còn xem nhẹ việc này, coi thường pháp luật, bỏ rơi hay nóiđúng hơn là ăn chặn quyền lợi chính đáng của người lao động Dẫn đến quyền lợichính đáng của người lao động ở khu vực này chưa được thực hiện đầy đủ Cụ thể
là phần lớn số lao động chưa được tham gia đóng bảo hiểm xã hội và hưởng quyềnlợi theo các chế độ Bảo hiểm xã hội Chẳng hạn, như dẫn chứng ở trên, Nam Địnhhiện có tới 3.988 lao động trong các doanh nghiệp nhưng chỉ có 644 đơn vị đăng kýtham gia bảo hiểm xã hội tức chỉ có 16,14% số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội
Công tác quản lý chưa đồng bộ, cơ quan Bảo hiểm xã hội cũng như các ban,ngành chức năng chưa nắm chắc được hoạt động sản xuất kinh doanh, về sử dụnglao động của các doanh nghiệp
Vì số lượng doanh nghiệp chưa tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao độngcòn rất lớn Hầu hết người lao động làm việc trong các khu vực này chưa nắm đượcLuật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội chưa hiểu được trách nhiệm và quyền lợi màmình được hưởng về Bảo hiểm xã hội Điều này đã ảnh hưởng đến quyền lợi hợppháp, chính đáng của người lao động
Trang 9Nguyên nhân hạn chế:
Một là: Từ phía doanh nghiệp:
-Chủ sử dụng lao động và người lao động nhận thức chưa đầy đủ về chínhsách Bảo hiểm xã hội Người sử dụng lao động cố tình né tránh, làm ngơ trước chếtài pháp luật, lẩn tránh trách nhiệm của mình trước hàng trăm người lao động và cả
cơ quan nhà nước
-Các chủ doanh nghiệp chưa thực hiện tốt việc ký kết hợp đồng lao động,chủ yếu chỉ hợp động miệng với người lao động về tiền lương, thời gian làm việc với lý lẽ hợp đồng theo thời vụ hoặc không đủ việc làm nên gây khó khăn trong việcxác định tiền lương để làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội
-Các doanh nghiệp chưa thực sự được bình đẳng trong xã hội nên có ít điềukiện tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động
-Có đến 30% doanh nghiệp tư nhân gặp khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ,làm ăn thua lỗ, thậm chí đang đứng trên bờ vực phá sản, doanh nghiệp không có trụ
sở, vốn ít, chuyên ngành kinh doanh chưa sâu, nghiệp vụ chưa giỏi nên không cạnhtranh nổi với các thành phần kinh tế khác về quản lý tài chính Đó là nguyên nhânkhiến họ nợ đọng Bảo hiểm xã hội kéo dài nhiều năm và không có lối thoát
-Nhiều doanh nghiệp có tên nhưng chỉ có 1 giám đốc, vợ vừa là phó giámđốc kiêm kế toán, không có thủ quỹ, cán bộ nghiệp vụ giúp việc Họ chỉ đứng tênnhận việc rồi bán lại cho đơn vị khác để “ăn” theo tỷ lệ %, họ không quan tâm hoặckhông biết về quyền lợi bảo hiểm xã hội-bảo hiểm y tế
-Chỉ tham gia bảo hiểm xã hội cho một số lao động chủ chốt trong doanhnghiệp còn phần lớn lao động không được đảm bảo quyền lợi
-Nhiều chủ doanh nghiệp còn gây khó khăn cho cơ quan Bảo hiểm xã hội khiđến làm việc
Hai là: Từ phía người lao động:
-Bản thân người lao động trình độ còn hạn chế, đa phần là chưa qua đào tạonghề, chưa được học tập chuẩn bị những kiến thức nhất định khi tiếp xúc với môitrường lao động mới, cho nên năng suất, chất lượng lao động không cao, thườngxuyên thay đổi nơi làm việc cốt sao có công ăn việc làm, có thu nhập cho nhu cầucuộc sống hàng ngày, họ chưa hiểu biết về các chế độ chính sách bảo hiểm xã hộicũng như quyền lợi của người lao động, tập quán về tính cộng đồng cùng chia sẻ rủi
ro chưa tạo thành thói quen
Trang 10-Người lao động chưa mạnh dạn hoặc do chịu sức ép về việc làm và thu nhậpnên không dám đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng cho mình
-Với thu nhập đồng lương eo hẹp, bản thân người lao động không muốn trích
ra một khoản tiền để đóng bảo hiểm xã hội Họ chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt màkhông nghĩ tới lợi ích về lâu dài
Ba là: Từ phía các tổ chức bảo về quyền lợi cho người lao động:
-Đa số các doanh nghiệp chưa có tổ chức Đảng cho nên vai trò lãnh đạo củaĐảng ở khu vực này còn phần nào hạn chế Khi chủ sử dụng lao động không thựchiện các chế độ Bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật thì sẽ không có cơquan đại điện đứng ra bảo vệ quyền lợi cho người lao động
-Cơ chế, chính sách, các chế tài ban hành chưa đồng bộ, chưa phù hợp vớithực tế, chậm được triển khai, còn có sự phân biệt và thiếu bình đẳng giữa các thànhphần kinh tế nên cũng làm ảnh hưởng đến việc đưa chủ trương, chính sách củaĐảng và Nhà nước vào cuộc sống Sự phối kết hợp hoạt động của một số cơ quanquản lý Nhà nước về công tác chỉ đạo chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý trong giaiđoạn hiện tại
-Chế tài xử phạt đối với những vi phạm chính sách Bảo hiểm xã hội củangười sử dụng lao động còn bị hạn chế: chưa đủ mạnh, tính pháp lý chưa nghiêm,
do đó nhiều chủ sử dụng lao động tìm cách né tránh, không thực hiện Bảo hiểm xãhội cho người lao động, dây dưa chậm nộp, nợ đọng với thời gian dài nhưng chỉ bịnhắc nhở hoặc phạt tiền với mức thấp
Năm là: Sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội:-Một số cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực doanh nghiệp chưa thườngxuyên quan tâm đến chính sách Bảo hiểm xã hội, vì vậy tiềm năng ở khu vực nàychưa khai thác được mấy
-Một số nơi giải quyết chính sách chế độ hoặc giải quyết các thủ tục câp sổBảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp còn phiền hà, thiếu kịp thời, tinh thầnthái độ phục vụ chưa thật tốt
Trang 11-Lực lượng thanh tra kiểm tra còn mỏng nên ít có những đợt kiểm tra độtxuất và xử lý nghiêm khắc đối với doanh nghiệp cố tình lẩn tránh không thực hiệnnghiêm các chế độ, chính sách Bảo hiểm xã hội cho người lao động.
-Công tác tuyên truyền còn mang nặng tính hình thức, hành chính, chưa đếnđến được cơ sở và người lao động, chưa bám sát cơ sở, bám sát với người lao động,việc giải thích, tuyên truyền vận động còn chung chung, hiệu quả thấp
Trên cơ sở những căn cứ xác định phương hướng hoàn thiện cơ chế thu Bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp, luận văn đã nêu những định hướng
và giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp trong thời gian tới.
Định hướng hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp là:
Chính sách về bảo hiểm xã hội cho người lao động thuộc các thành phầnkinh tế ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, hoạchđịnh để phù hợp với điều kiện kinh tế phát triển của đất nước Chính sách bảo hiểm
xã hội mở rộng đối tượng đối với người lao động làm việc trong các khu vực kinh tếtập thể, kinh tế tư nhân, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, các
hộ kinh doanh cá thể đã được Nghị quyết IX của Đảng chỉ rõ “Thực hiện các chínhsách xã hội bảo đảm an toàn cuộc sống mọi thành viên cộng đồng, bao gồm Bảohiểm xã hội đối với lao động thuộc các thành phần kinh tế ”
Tổng số dân năm 2010 là khoảng 90 triệu người, trong đó có 58,6 triệu người
ở độ tuổi lao động, tăng gần 11 triệu so với năm 2000; tỷ lệ lao động nông nghiệpcòn khoảng 50% Trong 5 năm tới, bình quân mỗi năm khoảng 1,5 triệu người Dựkiến có thể thu hút và tạo thêm việc làm cho khoảng 9 triệu lao động đưa tổng sốlao động có việc làm ở thành thị vào khoảng trên 13 triệu người Tổng số lao động
có việc làm năm 2011 dự báo sẽ là trên 50 triệu người Trong đó khu vực kinh tếhợp tác xã, kinh tế tư nhân là khu vực chủ yếu điều chỉnh lực lượng lao động trongkhu vực này Như vậy, đến năm 2011 đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội khu vựcngoài Nhà nước sẽ được tăng lên đáng kể, sẽ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng sốlao động tham gia bảo hiểm xã hội
Ở tỉnh Nam Định, căn cứ vào mục tiêu, định phướng phát triển kinh tế xã hộicủa toàn đất nước, ngày 03/7/2008 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạchtổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020 Mục tiêu chủ yếu là
Trang 12đến năm 2020 tỉnh Nam Định sẽ phải tập trung mạnh vào chuyển dịch cơ cấu kinh
tế vùng, phát triển mạnh các lĩnh công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; Tập trungthu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài bằng việc mở rộng các khu côngnghiệp, phát triển nguồn nhân lực trong tỉnh Như vậy, số lượng các doanh nghiệp
và người lao động trong tỉnh sẽ tăng lên đáng kể, đặt ra vấn đề phải đẩy mạnh hoànthiện quy trình thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp tại tỉnh
Những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp
Chính sách về bảo hiểm xã hội luôn được điều chỉnh theo từng giai đoạn pháttriển của đất nước, vì vậy, để thực hiện tốt thu bảo hiểm xã hội đối với doanhnghiệp cần phải có lộ trình thích ứng nhằm đảm bảo khai thác triệt để số lao độngthuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội nhưng chưa tham gia bảo hiểm xã hội nhất làđối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể
Thứ nhất là, Ổn định phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao thu nhập
của người lao động:
Thứ hai là, Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật, chính sách
Bảo hiểm xã hội
Thứ ba là, Phối kết hợp với các ngành có liên quan là ngành Lao
động-Thương binh và Xã hội, Sở kế hoạch đầu tư, Ban quản lý các khu công nghiệp cungcấp thông tin kịp thời danh sách các doanh nghiệp trên địa bàn mới được cấp phép;danh sách các doanh nghiệp đã được cấp phép còn hoạt động Trên cơ sở đó cơquan Bảo hiểm xã hội nắm bắt tình hình cấp phép đầu tư; thời gian, địa điểm triểnkhai dự án, giấy phép hoạt động kinh doanh Nhằm sớm đưa vào đối tượng quản lýthu để giảm thiểu việc trốn đóng bảo hiểm xã hội
Thứ tư là, Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận trong cơ quan Bảo hiểm
xã hội trong kiểm tra giám sát các doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội
Thứ năm là, Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý Bảo hiểm
xã hội
Thứ sáu là, Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính
Trang 13KẾT LUẬN
Bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp là sự tiếp nối và mở rộng của Bảohiểm xã hội trong khu vực Nhà nước mang tính tất yếu chuyển từ cơ chế kinh tếmột thành phần sang cơ chế kinh tế nhiều thành phần với sự bình đẳng Đây là mộtquá trình làm chuyển đổi nhận thức đòi hỏi phải có thời gian và bằng những việclàm thiết thực cùng với những cuộc vận động, tạo cho mọi người thấy được lợi ích,
có được niềm tin, từ tính cưỡng chế của pháp luật thành tính tự giác, tự nguyện củamọi người Sự nghiệp Bảo hiểm xã hội sẽ là sự nghiệp của mỗi người, mỗi nhà vàtoàn xã hội
Vấn đề thực hiện Bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp không còn làmới mẻ, nhưng thực tế cho thấy kết quả lại đạt được chưa như mong muốn, nảy sinhnhiều vấn đề, tồn tại nhiều bất cập cần phải được giải quyết ngay Tuy nhiên, đểBảo hiểm xã hội trở thành thói quen của tất cả mọi người, để các đơn vị kinh tế vàngười lao động trong các doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội một cách nề nếptheo đúng luật định thì không phải là một vấn đề đơn giản Song cùng với sự nỗ lựccủa các cấp các ngành đặc biệt là cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam, chúng ta hyvọng trong thời gian tới việc triển khai thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội đốivới người lao động sẽ gặt hái được nhiều thành quả tốt đẹp Không những chỉ gópphần đảm bảo quyền lợi cho người lao động mà còn củng cố, thúc đẩy chính sáchphát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng mà Đảng và Nhànước ta đã lựa chọn
Trang 14LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS Đỗ Thị Kim Hoa
HÀ NỘI – 2011
Trang 15PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Bảo hiểm xã hội là nhu cầu tất yếu khách quan của người lao động, nhu cầunày phát triển theo quá trình phát triển xã hội Bảo hiểm xã hội đã trở thành mộtnhững quyền của con người và được xã hội thừa nhận Ngày 04/6/1952, tổ chức laođộng quốc tế (ILO) đã ký công ước Giơnevơ (Công ước 102) về “Bảo hiểm xã hộicho người lao động” khẳng định tính tất yếu phải triển khai các chế độ Bảo hiểm xãhội cho người lao động và gia đình họ
Ở nước ta, Bảo hiểm xã hội đã xuất hiện từ thời Pháp thuộc Trong chiếntranh và những năm sau hoà bình, do khả năng kinh tế có hạn chỉ có một bộ phậnlao động xã hội được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, đó là công nhân viên chức.Điều này đã không đảm bảo công bằng giữa những người lao động, thể hiện nhiềubất cập, không phù hợp.Vì vậy, ngày 22 tháng 6 năm 1993 Chính phủ đã ban hànhNghị định số 43/CP về việc mở rộng đối tượng bảo hiểm xã hội cho các thành phầnkinh tế khác trong đó có doanh nghiệp, đánh dấu bước đổi mới của bảo hiểm xã hộiViệt Nam
Từ khi nhà nước ta chuyển nền kinh tế từ bao cấp sang nền kinh tế thị trườngthì bộ mặt nước ta có nhiều thay đổi từ một nước nhập siêu tất cả các lĩnh vực thìnay đã có mặt hàng xuất khẩu Đời sống nhân dân ngày càng ấm no, sản xuất ngàycàng phát triển Đảng và Nhà nước đặt ra mục tiêu xã hội công bằng dân chủ và vănminh Chính vì vậy bảo hiểm xã hội thể hiện sự quan tâm của Nhà nước tới ngườilao động sản xuất Trước khi cơ quan Bảo hiểm xã hội được thành lập, do có sự hỗtrợ toàn bộ về tiền đóng bảo hiểm xã hội nên chỉ có các lao động làm việc trong các
cơ quan, doanh nghiệp thuộc Nhà nước mới được tham gia bảo hiểm xã hội mộtcách đầy đủ, còn phần lớn người lao động làm việc trong các doanh nghiệp ngoàinhà nước thì không được chủ doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội hoặc bằng cáchnày cách khác vi phạm quyền lợi của người lao động, do đó chính sách bảo hiểm xãhội trong các doanh nghiệp được thực hiện không chỉ đảm bảo sự công bằng giữanhững người lao động, sự gắn bó giữa người lao động với doanh nghiệp mà cònđảm bảo công bằng giữa các thành phần kinh tế Lực lượng lao động trong cácdoanh nghiệp ngày càng phát triển, trở thành một bộ phận đáng kể trong toàn bộ lựclượng lao động xã hội và là nhân tố quan trọng góp phần triển sự nghiệp Bảo hiểm
Trang 16xã hội Đảng và nhà nước có chủ trương, đường lối, chính sách khuyến khích, tạomọi điều kiện cho các thành phần kinh tế đó là các doanh nghiệp ngoài quốc doanhtham gia bảo hiểm xã hội Bước đầu triển khai cho kết quả rất khả quan; Tuy nhiên,trong quá trình thực hiện bộc lộ nhiều yếu kém Các đơn vị doanh nghiệp tham giachưa có sự hiểu biết rõ ràng về bảo hiểm xã hội Họ chưa coi việc bảo hiểm xã hội
là qưyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động Do vậy họtham gia chưa tự giác, việc thực hiện bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp cònchưa phổ biến, đồng đều nên kết quả còn rất hạn chế Rất nhiều doanh nghiệp thuộcdiện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng lại cố tình trì hoãn, trốn tránh nghĩa
vụ tham gia, quyền lợi của người lao động không được đảm bảo
Cũng giống như các tỉnh trong toàn quốc, trong những năm qua, Bảo hiểm xãhội tỉnh Nam Định đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai thu bảo hiểm xã hộiđối với các doanh nghiệp, tuy nhiên, kết quả đã đem lại chưa được như mong muốn,việc không tham gia bảo hiểm xã hội, tham gia không đầy đủ bảo hiểm xã hội chongười lao động diễn ra khá phổ biến, cần phải có các giải pháp để cải thiện tình hìnhnày tạo cở sở thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp ngày
càng tốt hơn; Nhận thức được vấn đề này, em đã chọn đề tài “HOÀN THIỆN CƠ CHẾ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (LẤY VÍ DỤ Ở TỈNH NAM ĐỊNH)”
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Từ ngày thành lập ngành Bảo hiểm xã hội đến nay đã có rất nhiều đề tàinghiên cứu về lĩnh vực bảo hiểm xã hội như: Đề tài “Một số giải pháp nhằm hoànthiện quản lý thu bảo hiểm xã hội từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địabàn huyện Đại Từ” của sinh viên Phạm Thị Hiên lớp Quản lý kinh tế K35 TrườngĐại học kinh tế quốc dân phản ánh về vấn đề thu bảo hiểm xã hội trong các doanhnghiệp ngoài quốc doanh; Đề tài “Thực trạng quản lý thu-chi của Bảo hiểm xã hộiViệt Nam” của Tiến sỹ Phạm Đình Thành-Phó viện trưởng Viện nghiên cứu khoahọc Bảo hiểm xã hội Việt Nam phản ánh về thực trạng thu quỹ bảo hiểm xã hội, chihưởng các chế độ bảo hiểm xã hội tại Việt Nam; Đề tài “Thực trạng công tác quản
lý thu bảo hiểm xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh và những vấn đề cần hoàn thiện”của Cử nhân Đỗ Quang Khánh-Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ ChíMinh phản ánh về công tác thu và quản lý thu bảo hiểm xã hội tại Thành phố HồChí Minh; Đề tài “Cơ sở khoa học hoàn thiện quy trình quản lý thu bảo hiểm xãhội” của Tiến sỹ Dương Xuân Triệu-viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học Bảo
Trang 17hiểm xã hội Việt Nam đưa ra các giải pháp để hoàn thiện quy trình quản lý thu bảohiểm xã hội tại Việt Nam Các đề tài về thu bảo hiểm xã hội thường tập trung về cơchế, giải pháp thu bảo hiểm xã hội nói chung, các loại hình thu bảo hiểm xã hội trênphạm vi toàn quốc hoặc vùng miền Cho đến nay, chưa có đề tài nào tập trungnghiên cứu về cơ chế thu bảo hiểm xã hội cho khối doanh nghiệp ở Việt Nam Vìvậy, luận văn này tập trung nghiên cứu những vấn đề cụ thể trong việc thực hiện cơchế thu bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam lấy ví dụ ở tỉnh NamĐịnh, qua đó đánh giá và có những giải pháp nhằm tăng cường các biện pháp phục
vụ việc thu bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp
3 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
*Mục tiêu nghiên cứu:
Khảo sát cơ chế thu bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp ở Việt Namdựa trên cơ sở đánh giá thực trạng tại tỉnh Nam Định để qua đó hệ thống hóa nhữngvấn đề lý luận cơ bản về doanh nghiệp, về bảo hiểm xã hội để xác định rõ chứcnăng, nhiệm vụ của doanh nghiệp, của hệ thống Bảo hiểm xã hội, chỉ ra đượcphương hướng và nhiệm vụ công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội khối doanhnghiệp trong thời gian tới Đồng thời phân tích, đánh giá được thực trạng thu bảohiểm xã hội khối doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định trong những năm qua;những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện thu bảo hiểm xã hội đối vớicác doanh nghiệp Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu bảo hiểm xã hội đốivới các doanh nghiệp, những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoặc chưatham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của các doanh nghiệp
* Nội dung nghiên cứu:
Nghiên cứu quy trình thu bảo hiểm xã hội, đánh giá thực trạng tham gia bảohiểm xã hội các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định, từ đó đưa ra hệ thốngcác giải pháp nhằm nâng cao quản lý hoạt động thu bảo hiểm xã hội đối với cácdoanh nghiệp
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
*Đối tượng nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu trên, luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đềkinh tế xã hội đối với các doanh nghiệp (Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổphần, Doanh nghiệp tư nhân); Thực trạng triển khai và thực hiện thu bảo hiểm xã
Trang 18hội khối doanh nghiệp của cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Nam Định; phân tíchnhững yếu tố tác động đến việc tham gia hoặc chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắtbuộc cho người lao động.
*Phạm vi nghiên cứu:
Bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định thờigian từ năm 2007 (từ ngày Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực thi hành) đến năm
2010
5 Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử xuyênxuốt quá trình nghiên cứu từ hệ thống hóa lý luận, phân tích thực trạng hoạt độngthu bảo hiểm xã hội Tác giả vận dụng những phương pháp nghiên cứu điển hìnhcủa khoa học xã hội, khoa học kinh tế như so sánh các nhân tố ảnh hưởng đến côngtác thu bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp từ đó đề xuất các giải pháp quản lý hoạtđộng thu bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp
Để đánh giá được thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệptại địa bàn tỉnh Nam Định, đề tài sử dụng kết hợp cả hai loại phân tích thống kê:phân tích định tính và định lượng Hai phương pháp phân tích này sẽ hỗ trợ tích cựccho nhau trong việc làm sáng tỏ các nhận định hoặc rút ra các kết luận của vấn đềnghiên cứu
Nguồn số liệu phục vụ cho nghiên cứu đánh giá là số liệu thứ cấp được thuthập từ các báo cáo đã được công bố của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xãhội tỉnh Nam Định, niên giám thống kê tỉnh Nam Định và các cơ quan, tổ chức cóliên quan
6 Những đóng góp của luận văn
Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện cơ chế thubảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của ngành Bảohiểm xã hội tỉnh Nam Định
Phân tích đánh giá để thấy được cơ chế thu bảo hiểm xã hội đối với doanhnghiệp ảnh hưởng như thế nào đến mục tiêu ổn định cuộc sống cho người lao độngcủa Nhà nước
Nghiên cứu các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội đốivới các doanh nghiệp trong thời gian tới
Trang 197 Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về cơ chế thu bảohiểm xã hội đối với các doanh nghiệp
Chương 2: Tình hình thực hiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội đối với doanhnghiệp ở Nam Định
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xãhội đối với các doanh nghiệp ở tỉnh Nam Định
Trang 20CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC
TIỄN VỀ CƠ CHẾ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI
ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP 1.1 Một số vấn đề chung về bảo hiểm xã hội và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với bảo hiểm xã hội
1.1.1 Quan niệm chung về bảo hiểm xã hội
1.1.1.1 Khái niệm, chức năng, phân loại bảo hiểm xã hội
“Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập củangười lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn laođộng, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóngvào quỹ bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động vàngười sử dụng lao động phải tham gia.” (Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội) Quỹ Bảohiểm xã hội hình thành dựa trên cơ sở đóng góp vào quỹ Bảo hiểm xã hội do Nhànước tổ chức thực hiện, không vì mục đích lợi nhuận và các đối tượng có tráchnhiệm tham gia theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội
Tuy nhiên, tùy từng góc độ tiếp cận theo chuyên môn đã có cách hiểu khácnhau về bảo hiểm xã hội như sau:
Một là từ góc độ pháp luật: Bảo hiểm xã hội là một chế độ pháp định bảo vệngười lao động, sử dụng tiền đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động
và được sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước, nhằm trợ cấp vật chất cho người được bảohiểm và gia đình họ trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập, TNLĐ, thai sản,hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật (hưu) hoặc chết
Hai là từ giác độ tài chính: Bảo hiểm xã hội là cách thức chia sẻ rủi ro về tàichính giữa những người tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật
Ba là từ giác độ quản lý vĩ mô: Bảo hiểm xã hội là một chính sách xã hộinhằm đảm bảo đời sống vật chất cho người lao động khi họ không may gặp phải các
“rủi ro xã hội”, nhằm góp phần đảm bảo an toàn xã hội
Trang 211.1.1.2 Chức năng của bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội có những chức năng chủ yếu sau đây:
Bảo hiểm xã hội thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao độngtham gia bảo hiểm khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do mất khả năng lao độnghoặc mất việc làm Sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp này chắc chắn sẽ xảy ra vì suycho cùng, mất khả năng lao động sẽ đến với tất cả mọi người lao động khi hết tuổilao động theo các điều kiện quy định của Bảo hiểm xã hội Còn mất việc làm và mấtkhả năng lao động cũng sẽ được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội với mức hưởng phụthuộc vào các điều kiện cần thiết, thời điểm và thời hạn được hưởng phải đúng quyđịnh Đây là chức năng cơ bản nhất của Bảo hiểm xã hội, nó quyết định nhiệm vụ,tính chất và cả cơ chế tổ chức hoạt động của Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa nhữngngười tham gia bảo hiểm xã hội tham gia bảo hiểm xã hội không chỉ có người laođộng mà cả những người sử dụng lao động Các bên tham gia đều phải đóng gópvào quỹ bảo hiểm xã hội Quỹ này dùng để trợ cấp cho một số người lao động thamgia khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập Số lượng những người này thường chiếm tỷtrọng nhỏ trong tổng số những người tham gia đóng góp Như vậy, theo quy luật sốđông bù số ít, bảo hiểm xã hội thực hiện phân phối lại thu nhập theo cả chiều dọc vàchiều ngang Phân phối lại giữa những người lao động có thu nhập cao và thấp, giữanhững người khoẻ mạnh đang làm việc với những người ốm yếu phải nghỉ việcv.v Thực hiện chức năng này có nghĩa là bảo hiểm xã hội góp phần thực hiệncông bằng xã hội
Bảo hiểm xã hội góp phần kích thích người lao động hăng hái lao động sảnxuất nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội Khi khoẻmạnh tham gia lao động sản xuất, người lao động được chủ sử dụng lao động trảlương hoặc tiền công Khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hoặc khi về già đã cóbảo hiểm xã hội trợ cấp thay thế nguồn thu nhập bị mất Vì thế cuộc sống của họ vàgia đình họ luôn được đảm bảo ổn định và có chỗ dựa Do đó, người lao động luônyên tâm, gắn bó tận tình với công việc, với nơi làm việc Từ đó, họ rất tích cực laođộng sản xuất, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế Chức năng này biểuhiện như một đòn bẩy kinh tế kích thích người lao động nâng cao năng suất laođộng cá nhân và kéo theo là năng suất lao động xã hội
Trang 22Bảo hiểm xã hội gắn bó lợi ích giữa người lao động với người sử dụng laođộng, giữa người lao động với xã hội Trong thực tế lao động sản xuất, người laođộng và người sử dụng lao động vốn có những mâu thuẫn nội tại, khách quan vềtiền lương, tiền công, thời gian lao động Thông qua bảo hiểm xã hội, những mâuthuẫn đó sẽ được điều hoà và giải quyết Đặc biệt, cả hai giới này đều thấy nhờ cóbảo hiểm xã hội mà mình có lợi và được bảo vệ Từ đó làm cho họ hiểu nhau hơn vàgắn bó lợi ích được với nhau Đối với Nhà nước và xã hội, chi cho bảo hiểm xã hội
là cách thức phải chi ít nhất và có hiệu quả nhất nhưng vẫn giải quyết được khókhăn về đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần làm cho sản xuất ổnđịnh, kinh tế, chính trị và xã hội được phát triển và an toàn hơn
1.1.1.3 Đặc trưng cơ bản của bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội có tính ngẫu nhiên, phát sinh không đồng đều theo thời gian
và không gian Bảo hiểm xã hội vừa có tính kinh tế, vừa có tính xã hội, đồng thờicòn có tính dịch vụ Tính kinh tế thể hiện rõ nhất ở chỗ, quỹ Bảo hiểm xã hội muốnđược hình thành, bảo toàn và tăng trưởng phải có sự đóng góp của các bên tham gia
và phải được quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích Mức đóng góp của các bênphải được tính toán rất cụ thể dựa trên xác suất phát sinh thiệt hại của tập hợp ngườilao động tham gia bảo hiểm xã hội Quỹ Bảo hiểm xã hội chủ yếu dùng để trợ cấpcho người lao động theo các điều kiện của Bảo hiểm xã hội Thực chất, phần đónggóp của mỗi người lao động là không đáng kể, nhưng quyền lợi nhận được là rất lớnkhi gặp rủi ro Đối với người sử dụng lao động việc tham gia đóng góp vào quỹ Bảohiểm xã hội là để bảo hiểm cho người lao động mà mình sử dụng Xét dưới góc độkinh tế, họ cũng có lợi vì không phải bỏ ra một khoản tiền lớn để trang trải chonhững người lao động bị mất hoặc giảm khả năng lao động Với Nhà nước, Bảohiểm xã hội góp phần làm giảm gánh nặng cho ngân sách đồng thời quỹ Bảo hiểm
xã hội còn là nguồn đầu tư đáng kể cho nền kinh tế quốc dân
Bảo hiểm xã hội là bộ phận chủ yếu của hệ thống bảo đảm xã hội, vì vậy tính
xã hội của nó thể hiện rất rõ Xét về lâu dài, mọi người lao động trong xã hội đều cóquyền tham gia bảo hiểm xã hội Và ngược lại, Bảo hiểm xã hội phải có trách nhiệmbảo hiểm cho mọi người lao động và gia đình họ, kể cả khi họ còn đang trong độtuổi lao động Tính xã hội của Bảo hiểm xã hội luôn gắn chặt với tính dịch vụ của
nó Khi nền kinh tế-xã hội ngày càng phát triển thì tính dịch vụ và tính chất xã hộihóa của Bảo hiểm xã hội cũng ngày càng cao
Trang 23Bảo hiểm xã hội bảo hiểm cho người lao động trong và sau quá trình laođộng Nói cách khác, khi đã tham gia vào hệ thống Bảo hiểm xã hội, người lao độngđược bảo hiểm cho đến lúc chết.
Các sự kiện bảo hiểm và các “rủi ro xã hội” của người lao động có liên quantrực tiếp đến thu nhập của họ như: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thaisản, mất việc làm, già yếu, chết Do những sự kiện và rủi ro này mà người laođộng bị giảm hoặc mất nguồn thu nhập Họ cần phải có khoản thu nhập khác bù vào
để ổn định cuộc sống Đây là đặc trưng rất cơ bản của Bảo hiểm xã hội
Người lao động muốn được quyền hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội thì phải cónghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội Người chủ sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng bảohiểm xã hội cho người lao động mà mình thuê mướn Sự đóng góp của các bêntham gia bảo hiểm xã hội là nguồn hình thành quỹ Bảo hiểm xã hội Quỹ Bảo hiểm
xã hội dùng để chi trả các trợ cấp khi có các nhu cầu phát sinh về bảo hiểm xã hội
Các hoạt động bảo hiểm xã hội được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật,các chế độ bảo hiểm xã hội cũng do luật định và Nhà nước bảo hộ các hoạt độngbảo hiểm xã hội
1.1.1.4 Vai trò của bảo hiểm xã hội
Vai trò vối với người lao động: Bảo hiểm xã hội sẽ góp phần trợ giúp chonhững người lao động gặp phải rủi ro, bất hạnh, nhanh chóng khắc phục những khókhăn bằng cách tạo cho họ những thu nhập thay thế, những điều kiện sinh hoạtthuận lợi giúp họ ổn đinh cuộc sống, yên tâm trong công tác, tạo cho họ niềm tinvào tương lai, từ đó góp phần quan trọng vào việc tăng năng suất lao động cũng nhưtinh thần nỗ lực vì sự phát triển của doanh nghiệp, cơ quan họ đang làm nói riêng vàcho toàn xã hội nói chung
Vai trò đối với xã hội: Trước hết, cần phải khẳng định rằng, Bảo hiểm xã hội
là một loại dịch vụ công Hoạt động bảo hiểm xã hội giống như một “doanh nghiệp”sản xuất ra những dịch vụ “bảo hiểm” cho người lao động, một loại dịch vụ cần chomọi người chứ không phải chỉ là cán bộ, công nhân viên chức Khi các tổ chức nàysản xuất và cung ứng ngày càng nhiều loại dịch vụ bảo hiểm, đáp ứng đa dạng cácnhu cầu người dân, thì giá trị của những dịch vụ này ngày càng tăng và là một bộphận trực tiếp làm gia tăng tăng tổng sản phẩm xã hội Dưới giác độ này, Bảo hiểm
xã hội được xem là một ngành dịch vụ quan trọng của nền kinh tế
Trang 24Với tư cách là một trong những chính sách kinh tế-xã hội của Nhà nước, Bảohiểm xã hội sẽ giải quyết những “trục trặc”, “rủi ro” xảy ra đối với người lao động,góp phần tích cực của mình vào việc phục hồi năng lực làm việc, khả năng sáng tạocủa họ và tác động trực tiếp đến việc nâng cao năng suất lao động xã hội Thôngqua sự trợ giúp của Bảo hiểm xã hội đối với người lao động khi họ gặp rủi ro, bằngcách tạo ra thu nhập thay thế, Bảo hiểm xã hội đã gián tiếp tác động đến chính sáchtiêu dùng quốc gia, kích thích tiêu dùng của xã hội, hổ trợ và bổ sung các chính sách
vĩ mô khác của Chính phủ
Với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung, Bảo hiểm xã hội tác động mạnh mẽtới hệ thống tài chính quốc gia, tới hoạt động của hệ thống tín dụng, tiền tệ, ngânhàng Chính vì vậy, trong các hoạt động của Bảo hiểm xã hội, luôn đặt ra một yêucầu: quỹ Bảo hiểm xã hội phải tự bảo tồn và phát triển bằng nhiều hình thức khácnhau, trong đó có hình thức đầu tư phát triển phần “nhàn rỗi” của quỹ Đây là mộttrong những kênh vốn quan trọng, có tác động không nhỏ tới quá trình phát triểnkinh tế của đất nước, là một trong những nguồn đầu tư lớn tạo ra những cơ sở sảnxuất kinh doanh mới, góp phần tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ
lệ thất nghiệp, góp phần tăng thu nhập cá nhân cho người lao động và tăng tổng sảnphẩm quốc dân
Bảo hiểm xã hội cũng là một chính sách nhằm thực hiện công bằng xã hội, làcông cụ phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội Sựphân phối lại thu nhập này được tiến hành qua hai cách: phân phối lại giữa ngườikhỏe và người già, người làm việc và người đã về nghỉ hưu, người trẻ tuổi và ngườicao tuổi, giữa nam và nữ, người đang hưởng trợ cấp và người chưa được hưởng trợcấp Đây được gọi là phân phối lại theo chiều ngang Còn phân phối lại theo chiềudọc là thực hiện điều tiết giữa người có thu nhập cao và người có thu nhập thấp,giữa người giàu và người nghèo Đây là một mục tiêu quan trọng trong các chínhsách kinh tế-xã hội ở tầm vĩ mô
Vai trò của bảo hiểm xã hội đối với nền kinh tế thị trường: Khi chuyển sang
cơ chế thị trường, thì sự phân tầng giữa các lớp trong xã hội trơ nên rõ rệt Đồngthời tạo ra sự bất bình đẳng về thu nhập giữa các ngành nghề khác nhau trong xãhội Nhưng rủi ro xãy ra trong cuộc sống không loại trừ một ai, nếu rơi vào nhữngngười có hoàn cảnh kinh tế khó khăn thì cuộc sống của họ trở nên bần cùng, túngquẫn Bảo hiểm xã hội đã góp phần ổn định đời sống cho họ và gia đình họ
Trang 25Đối với các doanh nghiệp, khi những người lao động không may gặp rủi rothì đã được chuyển giao cho cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả Nhờ vậy tình hình tàichính của các doanh nghiệp được ổn định hơn Hệ thống Bảo hiểm xã hội đã bảođảm ổn định xã hội tạo tiền đề để phát triển kinh tế thị trường.
Khi tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động sẽ phát huy tinh thần tráchnhiệm, gắn bó tận tình của người lao động trong các doanh nghiệp làm cho mốiquan hệ thị trường lao động được trở nên lành mạnh hơn, thị trường sức lao độngvận động theo hướng tích cực góp phần xây dựng và có kế hoạch phát triển chấtlượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường
Quỹ Bảo hiểm xã hội do các bên tham gia đóng góp được tích tụ tập trung rấtlớn, phần quỹ nhàn rỗi được đem đầu tư cho nền kinh tế tạo ra sự tăng trưởng, phảttriển kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người lao động
Bảo hiểm xã hội vừa tạo động lực cho các thành phần kinh tế phát triểnnhưng mặt khác tạo ra sự bình đẳng giữa các tầng lớp dân cư thông qua hệ thốngphân phối lại thu nhập góp phần lành mạnh hóa thị trường lao động
1.1.2 Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với bảo hiểm xã hội
1.1.2.1 Đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp
Trong xã hội ta còn nhiều người có sức lao động, chưa có việc làm, chưa sửdụng hết thời gian lao động khả năng thu hút sức lao động của khu vực Nhà nước
là có hạn trong khi nguồn vốn của Nhà nước eo hẹp thì nguồn dự trữ vốn trong nhândân hầu như chỉ để đưa vào tiêu dùng, cất giữ Phải có chính sách mở đường chongười lao động tự tạo việc làm, kích thích mọi người đưa vốn vào sản xuất kinhdoanh, mở rộng tái sản xuất trên quy mô toàn xã hội Theo luật doanh nghiệp Nhànước được Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 20/04/1995, luật doanhnghiệp sữa đổi được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12/06/1999:Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định,được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện cáchoạt động kinh doanh Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả cáccông đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứngdịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi
Theo hình thức sở hữu tài sản, Việt Nam chia thành hai loại hình doanhnghiệp sau:
Trang 26Một là doanh nghiệp nhà nước: “Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế
do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổchức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữuhạn” (Luật Doanh nghiệp Nhà nước số 14/2003/QH11)
Hai là doanh nghiệp ngoài quốc doanh bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân; Công
ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn; Công ty trách nhiệm hữu hạn một thànhviên; Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên; Công ty hợp doanh;Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài;Doanh nghiệp liên doanh; Doanh nghiệp tập thể; Doanh nghiệp đoàn thể
Về doanh nghiệp tư nhân: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do cá nhânlàm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động củadoanh nghiệp
Với tư cách là chủ sở hữu duy nhất, nhà đầu tư có toàn quyền quyết định cáchoạt động kinh doanh của mình bao gồm cả lợi nhuận thu được Tuy nhiên, chủdoanh nghiệp lại là người phải chịu rủi ro rất lớn, chịu trách nhiệm cá nhân đối vớitoàn bộ rủi ro nếu xảy ra trong hoạt động kinh doanh Nghĩa là khi hoạt động kinhdoanh phát sinh thua lỗ, chủ doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng khánh kiệt, phásản dễ dàng Do đó đây là loại hình doanh nghiệp đầy tính rủi ro đối với nhà đầu tư.Doanh nghiệp tư nhân không được coi là pháp nhân
Doanh nghiệp tư nhân có đặc trưng là không sự phân biệt pháp lý về quyền,quyền lợi và nghĩa vụ giữa cá nhân và doanh nghiệp; Việc thành lập, giải thể haychấm dứt hoạt động kinh doanh hết sức đơn giản và không ảnh hưởng đến nghĩa vụ
cá nhân của chủ sở hữu
Về công ty trách nhiệm hữu hạn:
Xét về mặt bản chất, công ty trách nhiệm hữu hạn có những đặc trưng cơ bản
là một pháp nhân độc lập, địa vị pháp lý này quyết định chế độ trách nhiệm củacông ty; Thành viên công ty không nhiều và thường là những người quen biết nhau;Vốn điều lệ chia thành nhiều, mỗi thành viên có thể góp nhiều, ít khác nhau và bắtbuộc phải góp đủ khi thành lập công ty Trong điều lệ công ty phải ghi rõ số vốnban đầu Nếu khi thành lập công ty mà các thành viên chưa góp đủ phần vốn thìcông ty bị coi là vô hiệu; Phần vốn góp không thể hiện dưới hình thức cổ phiếu vàrất khó chuyển nhượng ra bên ngoài; Trong quá trình hoạt động, công ty trách
Trang 27nhiệm hữu hạn không được phép công khai huy động vốn trong công chúng (khôngđược phép phát hành cổ phiếu)
Công ty trách nhiệm hữu hạn có các loại hình sau:
-Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
-Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên
Về công ty cổ phần:
Từ góc độ pháp lý, có thể khái quát một số đặc trưng cơ bản của công ty cổphần như sau: Là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân độc lập Đây là loạihình công ty có tính tổ chức cao, hoàn thiện về vốn, hoạt động mang tính chất xãhội hóa cao; Công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm đối với mọi khoản nợ bằng tàisản tiêng của công ty Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và nghĩa vụ tài sảnkhác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty; Vốn điều lệ của công ty
cổ phần được chia ra nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần Trong quá trình hoạtđộng, công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng để công khaihuy động vốn; Công ty cổ phần có số lượng thành viên rất đông Có công ty cổphần có tới hàng vạn cổ đông ở hầu khắp các nước trên thế giới, vì vậy khả nănghuy động vốn rộng rãi nhất trong công chúng để đầu tư vào nhiều lĩnh vực khácnhau, nhất là trong công nghiệp
Về công ty hợp danh:
Công ty hợp doanh là sự liên kết một cách tự nguyện, được thiết lập để kinhdoanh và nhằm mục tiêu lợi nhuận Tuy niên, sự liên kết này không nhất thiết đòihỏi có thỏa thuận bắng văn bản Các hoạt động kinh doanh được tổ chức dưới dạnghợp danh thường là cửa hàng dịch vụ bán lẻ hoặc hoạt động mang tính nghề nghiệpnhư luật sư, kế toán, khám chữa bệnh Công ty hợp danh không phải là đối tượngchịu thuế mà các thành viên sẽ phải nộp thuế thu nhập theo luật thuế thu nhập
Ba yếu tố để xác định loại hình doanh nghiệp này có phải là hợp danh haykhông đó là: sự liên kết của 2 hay nhiều người, kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận,đồng thời sở hữu (cùng chia sẽ rủi ro, cùng chia sẽ lợi nhuận và việc quản lý)
Thực trạng trong các doanh nghiệp hiện nay là mối quan hệ giữa người laođộng và chủ sử dụng lao động chưa được đảm bảo thoả đáng nên các vụ tranh chấplao động xảy ra khá phổ biến Vấn đề này đòi hỏi phải hình thành và nâng cao vai
Trang 28trò của đoàn thể trong các doanh nghiệp để đảm bảo quyền lợi chính đáng củangười lao động.
* Việc chấp hành các quy định của pháp luật:
Theo kết quả điều tra về việc chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp cònchưa nghiêm túc, tỉ lệ vi phạm các quy định của pháp luật rất cao Thể hiện qua cácnội dung chủ yếu sau:
-Gian lận trong khai báo các hoá đơn, các khoản thu chi
-Nhiều doanh nghiệp kinh doanh không đúng với nội dung đăng ký
-Tỷ lệ lao động vi phạm về quy định an toàn là rất lớn
-Đối với mặt hàng kinh doanh có điều kiện thì còn nhiều doanh nghiệp kinhdoanh không có chứng nhận hành nghề
-Việc trốn, lậu thuế còn diễn ra khá phổ biến ở khu vực kinh tế này gây thấtthu một lượng khá lớn cho ngân sách nhà nước
Từ những đặc điểm nên trên, xin rút ra một số đánh giá như sau:
*Ưu điểm:
-Doanh nghiệp có thể giải quyết được rất nhiều chỗ làm, từ lao động có trình
độ chuyên môn thấp đến những lao động có trình độ cao
-Để tồn tại, phát triển và tăng sức cạnh tranh các doanh nghiệp có thể liêndoanh, liên kết, mở rộng Qua đó góp phần đẩy nhanh quá trình phân công và hiệptác lao động trong kinh tế thị trường, tạo ra lực lượng lao động có chất lượng, sửđụng một cách hiệu quả
-Có thể tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có, nguồn lao động nông nhànvới chi phí thấp
-Phục vụ được các nhu cầu phân tán trong dân cư Các doanh nghiệp nàyđóng vai trò quan trọng trong giao lưu, phát triển kinh tế giữa các vùng lãnh thổ,góp phần giảm dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị
-Có thế mạnh về các nghề truyền thống, thủ công, chế biến
-Hiệu quả sử dụng vốn cao vòng quay của vốn và sản phẩm nhanh hơn sovới doanh nghiệp nhà nước do vậy rất linh hoạt và nhạy bén với thời cuộc, tăng khảnăng cạnh tranh trên thị trường
Trang 29-Doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển rất nhanhchóng và rộng khắp ở tất cả các vùng miền và các ngành kinh tế Do đó góp phầnquan trọng trong giao lưu,phát triển kinh tế giữa các vùng lãnh thổ, tạo nên sự pháttriển cân đối, xóa bỏ dần ngăn cách giữa thành thị và nông thôn.
-Có thể duy trì sự tự do cạnh tranh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mônhỏ, chỉ đóng vai trò là một mắt xích trong dây xích sản xuất sản sản phẩm và kinhdoanh hàng hóa Cho nên là cơ sở cho việc duy trì tự do cạnh tranh và cân bằng với
xu hướng độc quyền kinh doanh
*Nhược điểm:
-Các doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài quốc doanh phát triển còn mang tính
tự phát, chưa có quy hoạch Làm ăn vụ lợi, riêng biệt, nhỏ lẻ thường chưa có chiếnlược phát triển tổng thể và lâu dài Tốc độ tăng trưởng cao nhưng không bền vững,hiệu quả kinh doanh còn thấp và sức cạnh tranh yếu
-Việc quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh gặpnhiều khó khăn Mặt khác, hệ thống luật pháp đối với khu vực này chưa hoàn chỉnhđồng bộ nên vẫn còn xảy ra tình trạng kinh doanh không có đăng ký hoặc trái vớingành nghề đăng ký; trốn lậu thuế; xâm phạm đến quyền lợi người lao động; viphạm đến luật lao động, đi trái với các quy luật của thị trường ảnh hưỏng đếnnhiều mặt của thị trưòng và của nền kinh tế nước ta
-Việc thực hiện các quy định nhà nước ở khu vực này còn chưa tốt Đặc biệttham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động còn bị các chủ doanh nghiệp trốntránh, điều kiện vệ sinh an toàn không đảm bảo
Doanh nghiệp tạo thêm công ăn việc làm, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.Đóng góp nổi trội nhất của doanh nghiệp trong thời gian qua là tạo thêmđược nhiều việc làm cho người lao động trong xã hội, nhất là số người đến tuổi laođộng chưa có việc làm, cho nông dân nhàn rỗi giữa các vụ mùa Hiện nay, ở nước tahàng năm có khoảng 1,2 đến 1,4 triệu người đến tuổi lao động; ngoài ra, số lao độngnông nghiệp có nhu cầu chuyển sang làm việc trong các ngành phi nông nghiệpcũng không nhỏ Yêu cầu mỗi năm phải tạo thêm được hàng triệu việc làm đang là
áp lực xã hội rất lớn đối với Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương
Khơi dậy và phát huy tiềm năng của một bộ phận lớn dân cư tham gia vàocông cuộc xây dựng đất nước, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế
Trang 30Sự đóng góp của doanh nghiệp ngày càng ổn định và chiếm tỷ trọng caotrong chỉ tiêu tổng sản phẩm xã hội.
Hình thành và phát triển các doanh nghiệp, góp phần xây dựng đội ngũ cácnhà doanh nghiệp Việt Nam
Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa trước đây đã xoá bỏ các thành phần kinh tếphi xã hội chủ nghĩa nên đã xoá bỏ những nhà doanh nghiệp tư nhân, chỉ còn lại cácnhà doanh nghiệp trong khu vực kinh tế quốc doanh và hợp tác xã Đội ngũ các nhàdoanh nghiệp trong khu vực kinh tế quốc doanh được đào tạo trong cơ chế cũ tỏ ra bấtcập trước những yêu cầu nhiệm vụ và đòi hỏi của nền kinh tế trong thời kỳ chuyểnsang cơ chế thị trường và nhất là trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước
Doanh nghiệp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế, tăng kimngạch xuất khẩu, tăng cầu thị trường nội địa thúc đẩy cạnh tranh trong nền kinh tế,đổi mới cơ chế quản lý theo hướng thị trường và đặc biệt tăng hiệu quả kinh tế nhờthúc đẩy cạnh tranh trên thị trường
Hiện nay trừ một số lĩnh vực, ngành nghề mà kinh tế quốc doanh và Nhànước độc quyền, cấm kinh doanh, còn lại hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực sản xuấtkinh doanh khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đều tham gia Trong đó, nhiều lĩnhvực, ngành nghề khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã chiếm tỷ trọng áp đảo (nhưsản xuất lương thực, thực phẩm, nuôi trồng thuỷ hải sản, đánh bắt cá ) Chính sựphát triển phong phú đa dạng các cơ sở sản xuất, các ngành nghề, các loại sản phẩmdịch vụ, đã góp phần mở mang nghành nghề lưu thông hàng hóa, chuyển đổi cơcấu kinh tế ở từng địa phương và cả nước Đã xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất, kinhdoanh hoạt động tốt, tạo được chỗ đứng trên thị trường, sản phẩm hàng hóa đượcngười tiêu dùng tín nhiệm Một số sản phẩm đã góp phần chặn đứng sự xâm nhậpcủa hàng ngoại nhập Tất cả các điều này đã tác động mạnh đến các doanh nghiệpNhà nước buộc khu vực kinh tế này phải cải tổ, sắp xếp lại đầu tư và đổi mớiphương pháp quản lý để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường Điều này đãthúc đẩy sự cạnh tranh giữa các khu vực kinh tế làm cho nền kinh tế trở nên năngđộng, đồng thời cũng tạo nên sức ép lớn buộc cơ chế quản lý hành chính của Nhànước phải thay đổi nhanh nhạy, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của các doanh nghiệp Nhànước nói riêng và nền kinh tế thị trường nói chung
Như vậy sự phát triển của doanh nghiệp đã góp phần quan trọng hình thành
và xác lập vai trò, vị trí của các chủ thể sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của cơ chế
Trang 31thị trường, đẩy nhanh việc hình thành nền kinh tế nhiều thành phần; thúc đẩy cảicách doanh nghiệp nhà nước,cải tổ cơ chế quản lý theo hướng thị trường, mở cửahợp tác với bên ngoài.
Chính nhờ sự phát triển của doanh nghiệp với nhiều loại hình kinh tế khácnhau đã góp phần làm cho quan hệ sản xuất chuyển biến phù hợp với lực lượng sảnxuất trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế nước ta
Nếu trước đây quan hệ sở hữu ở nước ta chỉ bao gồm sở hữu toàn dân và sởhữu tập thể thì giờ đây quan hệ sở hữu đã được mở rộng hơn như: sở hữu nhỏ về tưliệu sản xuất, vốn, sức lao động của hộ cá thể, tiểu chủ và hộ nông dân; sở hữu tưnhân trong các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữuhạn; sở hữu hỗn hợp dưới hình thức chủ nghĩa tư bản Nhà nước
Sự chuyển biến trong quan hệ sở hữu nói trên kéo theo sự chuyển biến trongquan hệ quản lý: hình thành tầng lớp chủ doanh nghiệp bên cạnh đội ngũ giám đốctrong các doanh nghiệp Nhà nước, hình thành đội ngũ những người lao động làmthuê trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh bên cạnh những người làm công ănlương trong các doanh nghiệp Nhà nước, Xuất hiện quan hệ chủ thợ, quan hệ thuêmướn lao động thông qua hợp đồng kinh tế; thị trường lao động được hình thành vàngày càng mở rộng, tạo cơ hội tìm kiếm việc làm theo năng lực, kiến thức được đàotạo thay thế cho việc phân bổ lao động vào các doanh nghiệp theo chỉ tiêu
Quan hệ phân phối cũng ngày càng trở nên linh hoạt, đa dạng, ngoài phânphối theo hình thức chủ yếu dựa trên lao động còn sử dụng các hình thức phân phốitheo vốn góp, tài sản, theo cổ phần và các hình thức khác, Chính sự chuyển biếncủa các quan hệ sở hữu, quản lý và phân phối nói trên đã làm cho quan hệ sản xuấttrở nên mềm dẻo, đa dạng, linh hoạt, dễ được chấp nhận và kết quả phù hợp hơn vớiđiều kiện hoàn cảnh nền kinh tế và tâm lý xã hội ở nước ta hiện nay Nhờ vậy đãkhơi dậy và phát huy tiềm năng về vốn, tư liệu sản xuất, tài nguyên thiên nhiên, đặcbiệt là nguồn lao động dồi dào và tài năng sáng tạo của hàng triệu hộ nông dân, hộ
cá thể tiểu chủ và tư bản tư nhân vào công cuộc phát triển kinh tế Thông qua đónhiều tầng lớp nhân dân thực hiện được quyền tham gia phát triển kinh tế và hưởngthụ thành quả tăng trưởng, nhờ vậy thực hiện từng bước dân chủ công bằng xã hội
1.1.2.2 Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với bảo hiểm xã hội
Đặc điểm quản lý Nhà nước của Bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp
Trang 32Từ những nghiên cứu về bảo hiểm xã hội tại nước ta từ ngày thành lập nướcđến nay, ta có thể đưa ra những đặc điểm cơ bản về quản lý Nhà nước của bảo hiểm
xã hội đối với doanh nghiệp như sau:
Quỹ tài chính tập trung được hình thành (nguồn thu quỹ Bảo hiểm xã hội )thông qua sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội: Người lao động,người sử dụng lao động, tiền sinh lời của hoạt động đầu tư quỹ và có sự hỗ trợ củanhà nước, có thể được hình thành từ các nguồn thu hợp pháp khác (nguồn này ởViệt Nam không đáng kể và hầu như không có)
Việc tham gia bảo hiểm xã hội về nguyên tắc là bắt buộc đối với mọi ngườilao động làm công ăn lương trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức Vì vậy, việctham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động trong doanh nghiệp là trách nhiệmhàng đầu của chủ doanh nghiệp
Nguồn đóng của các bên tham gia được đưa vào quỹ riêng độc lập, tập trungnằm ngoài Ngân sách Nhà nước để chi trợ cấp cho các chế độ và hoạt động bảohiểm xã hội
Số tiền tạm thời nhàn rỗi của quỹ được đầu tư sinh lời nhằm bảo toàn và tăngtrưởng quỹ
Quyền hưởng các chế độ trợ cấp Bảo hiểm xã hội dựa trên nguyên tắc phảigắn liền với nghĩa vụ đóng góp Bảo hiểm xã hội của người lao động
Khác với khối doanh nghiệp thì khối hành chính sự nghiệp, cơ quan Nhànước có đặc điểm riêng khác biệt đó là những người lao động làm việc trong khuvực này có tính ổn định cao, được Nhà nước đảm bảo về tiền lương, các khoản tríchnộp bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn được Nhà nước đảm bảo Do vậy, việcthực hiện các chế độ về thu nộp bảo hiểm xã hội, giải quyết các chính sách bảohiểm xã hội cho người lao động thuộc khối này luôn đảm bảo kịp thời, đúng đốitượng, đúng chế độ Không có hiện tượng trốn đóng bảo hiểm xã hội, lạm dụng quỹBảo hiểm xã hội
1.2 Nội dung nhân tố ảnh hưởng và sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp
1.2.1 Cơ chế thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp
*Khái niệm cơ chế:
Trang 33Thuật ngữ “cơ chế” có gốc tiếng Hy lạp nghĩa là cấu tạo và nguyên lý hoạt
động của máy móc Trong các môn khoa học như: sinh học, y học cơ chế đượchiểu là phương thức liên hệ tác động và điều tiết qua lại giữa các bộ phận trong cơthể có sự thay đổi sinh lý hoặc bệnh lý
Khi xã hội phát triển, từ “cơ chế” được sử dụng trong các lĩnh vực kinh tế xãhội và có nhiều cách lý giải khác nhau về thuật ngữ này Nhưng có quan điểm chorằng: “cơ chế là cách thức, theo đó là một quá trình thực hiện” Như vậy, thuật ngữ
cơ chế theo khái niệm này đã hàm chứa hoạt động của một hệ thống, trong đó có bộphận tổ chức điều hành và bộ phận thực hiện Bộ phận tổ chức điều hành phải xâydựng được một loạt các biện pháp nhằm sắp xếp, tổ chức các hoạt động ở mỗi bộphận và trong toàn hệ thống để hướng dẫn bộ phận thực hiện trên cơ sở đó mà làmcho thống nhất
Như vậy, có thể nói rằng cơ chế là cách thức phối hợp giữa các bộ phậntrong một hệ thống nhằm đảm bảo thực hiện những mục tiêu đã định trước
*Khái niệm cơ chế thu bảo hiểm xã hội:
Cơ chế thu bảo hiểm xã hội là phương thức phối hợp, liên kết các yếu tố tạothành các cách thức, các hình thức phối hợp giữa chính sách thu bảo hiểm xã hội vàquá trình tổ chức thực hiện chính sách thu bảo hiểm xã hội đảm bảo chính sách thubảo hiểm xã hội đúng đối tượng và có hiệu quả
Khi gắn khái niệm cơ chế thu bảo hiểm xã hội với đối tượng nghiên cứu làthu bảo hiểm xã hội thì khái niệm cơ chế thu bảo hiểm xã hội phải truyền tải nhữngnội dung của khái niệm cơ chế Cơ chế thu bảo hiểm xã hội phải là một cách thứcnhất định theo đó các bộ phận trong hệ thống thu bảo hiểm xã hội tác động đếnnhau nhằm đảm bảo được các mục tiêu nhất định về thu bảo hiểm xã hội
Như vậy, trong khái niệm cơ chế thu bảo hiểm xã hội đã bao hàm không chỉcác quy định quản lý mà còn bao hàm yếu tố con người chịu trách nhiệm thực hiệnnhững phương thức, đường lối, quan điểm, định hướng đã được định ra trước
Hệ thống thu bảo hiểm xã hội đề cập đến các chủ thể liên quan trực tiếp hoặcgián tiếp đến quá trình thu bảo hiểm xã hội Liên quan đến thu bảo hiểm xã hội cócác chủ thể như: người nộp bảo hiểm xã hội (đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội),
cơ quan thu bảo hiểm xã hội, cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực Bảo hiểm xãhội, các cơ quan và các chủ thể khác có liên quan Các chủ thể này có thể gọi là các
bộ phận trong hệ thống thu bảo hiểm xã hội Sự phối hợp và liên kết các bộ phận
Trang 34này là sự phối hợp đa chiều và mang nhiều màu sắc khác nhau bởi vì phạm vi và kếtquả phối hợp được thực hiện dưới nhiều góc độ khác nhau.
Đóng vai trò chính làm đường hướng, hướng dẫn và điều chỉnh sự phối hợpnày phải kể đến đầu tiên là các quy định về đóng bảo hiểm xã hội Đây là sự thểhiện các mục tiêu về Bảo hiểm xã hội của Nhà nước được pháp quy hoá và cũng sẽ
là căn cứ để soi rọi và đánh giá kết quả của quá trình thu bảo hiểm xã hội Tiếp đến
là các quy chế, quy định được hình thành từ quá trình phối hợp giữa các bộ phậntrong hệ thống thu bảo hiểm xã hội và cũng nhằm phục vụ cho sự phối hợp đó.Những quy định về thu bảo hiểm xã hội trong chính sách bảo hiểm xã hội thay đổithì các quy chế, quy định cũng phải thay đổi và sự phối hợp giữa các bộ phận cũng
sẽ được điều chỉnh thay đổi Có thể nói, chính sự phối hợp giã các bộ phận đó đã làcách thức truyền tải chính sách vào cuộc sống Hiệu quả phối hợp cao thì các mụctiêu của chính sách càng có cơ hội hiện thực hoá Ngược lại, nếu chính sách đượcxây dựng nhưng tách rời thực tiễn thì nó sẽ là rào cản cho sự phối hợp giữa các bộphận, thậm chí không thể thực hiện được
Như vậy, có sự phân biệt giữa cơ chế thu bảo hiểm xã hội và chính sách bảohiểm xã hội Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc tách rời cơ chế thu bảo hiểm
xã hội và chính sách bảo hiểm xã hội Muốn xây dựng được cơ chế thì phải có chínhsách; cơ chế phải hướng đến các mục tiêu mà chính sách đề ra Một cơ chế khônghiệu quả sẽ khiến cho các bộ phận không đạt được những kết quả mà chính sáchhướng tới Ngược lại, một chính sách bất cập thì sẽ không thể có một cơ chế côngbằng và minh bạch
*Đặc điểm cơ chế thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp
Thu bảo hiểm xã hội là khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộhoạt động của hệ thống Bảo hiểm xã hội ở Việt nam, công tác thu có một số đặcđiểm cụ thể sau:
-Công tác thu là khâu đầu tiên trong hoạt động bảo hiểm xã hội, có tính chu
kỳ, lặp đi lặp lại Các cán bộ, công chức viên chức làm công tác thu phải theo dõikết quả thu nộp bảo hiểm xã hội của từng cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sử dụnglao động theo từng tháng, từng quý, từng năm, từng thời ký để kịp thời nắm bắtđược tình hình đóng bảo hiểm xã hội của từng cá nhân, từng đơn vị Có thể nói,công tác thu có khối lượng công việc rất lớn, cần một nguồn nhân lực lớn đủ năng
Trang 35lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ để làm tốt công việc; cơ sở vật chất đầy đủ,hiện đại để có thể phục vụ và làm tốt công tác thu.
-Công tác quản lý thu rất phức tạp và đa dạng, nó liên quan trực tiếp đến cảngười lao động và người sử dụng lao động
Đối với khối hành chính sự nghiệp và khối doanh nghiệp Nhà nước có đặcđiểm đó là những người lao động làm việc trong khu vực này có tính ổn định cao,được Nhà nước đảm bảo về tiền lương, các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, kinhphí công đoàn được Nhà nước đảm bảo Do vậy, việc thực hiện các chế độ về thunộp bảo hiểm xã hội, giải quyết các chính sách bảo hiểm xã hội cho người lao độngthuộc khối này luôn đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng, đúng chế độ Thường làkhông có hiện tượng trốn đóng bảo hiểm xã hội, lạm dụng quỹ Bảo hiểm xã hội
Khác với khối hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp Nhà nước, khối doanhnghiệp nhất là doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài quốc doanh phát triển còn mangtính tự phát, chưa có quy hoạch Làm ăn vụ lợi, riêng biệt, nhỏ lẻ thường chưa cóchiến lược phát triển tổng thể và lâu dài Vì vậy, việc quản lý nhà nước đối với cácdoanh nghiệp ngoài quốc doanh gặp nhiều khó khăn nhất là việc đôn đốc đóng bảohiểm xã hội Hệ thống luật pháp đối với khu vực này chưa hoàn chỉnh đồng bộ nênvẫn còn xảy ra tình trạng kinh doanh không có đăng ký hoặc trái với ngành nghềđăng ký; trốn lậu thuế; xâm phạm đến quyền lợi người lao động; vi phạm đến luật laođộng, đi trái với các quy luật của thị trường ảnh hưởng đến nhiều mặt của thị trưòng
và của nền kinh tế nước ta Việc tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động còn bịcác chủ doanh nghiệp trốn tránh hoặc nợ bảo hiểm xã hội dây dưa kéo dài là phổbiến Cho đến nay, chính sách quản lý các doanh nghiệp chưa thật toàn diện
1.2.2 Nội dung cơ chế thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp
1.2.2.1 Văn bản chính sách thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệpTrước sự đổi mới kinh tế-xã hội mạnh mẽ về nhiều mặt, một thực tế kháchquan được đặt ra là công tác Bảo hiểm xã hội cũng cầng cần có được sự đổi mới,điều chỉnh cho phù hợp với những yêu cầu của giai đoạn mới
Do đó, trong thời gian từ năm 1995 trở lại đây, Nhà nước đã ban hành cácvăn bản về Bảo hiểm xã hội, bao gồm:
Trang 36-Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ ban hành Điều lệ Bảohiểm xã hội áp dụng đối với công nhân, viên chức Nhà nước và mọi người lao độngtheo loại hình Bảo hiểm xã hội bắt buộc để thực hiện thống nhất trong cả nước Cácchế độ Bảo hiểm xã hội được qui định trong Nghị định 12/CP bao gồm: chế độ trợcấp ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; nhưvậy, so với chính sách bảo hiểm xã hội cũ, Điều lệ Bảo hiểm xã hội mới này chỉ cònthực hiện năm chế độ thay vì sáu chế độ, việc bỏ chế độ trợ cấp mất sức lao độngđược cả người sử dụng lao động và người lao động đều đồng tình ủng hộ.
-Nghị định 19/CP ngày 16/02/1995 của Chính phủ về việc thành lập cơ quanBảo hiểm xã hội Việt Nam Từ ngày 1/10/1995, hệ thống Bảo hiểm xã hội ViệtNam bước vào hoạt động trên phạm vi toàn quốc, sự ra đời và hình thành của Bảohiểm xã hội Việt Nam là một bước ngoặt lớn, quan trọng trong quá trình phát triểncủa Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong giai đoạn mới
-Nghị định số 45/CP ngày 15/07/1995 của Chính phủ ban hành Điều lệ Bảohiểm xã hội đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân độinhân dân và công an nhân dân Các chế độ trong Điều lệ Bảo hiểm xã hội áp dụngcho lực lượng vũ trang này gồm có: chế độ trợ cấp ốm đau, chế độ thai sản, chế độtai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí và chế độ tử tuất
-Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ ban hành sửađổi, bổ sung Nghị định 50/CP ngày 26/07/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạtphí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn
-Nghị định số 73/1998/NĐ-CP ngày 19/08/1999 của Chính phủ về chínhsách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế,văn hoá, thể thao Quy định người lao động làm việc trong các cơ sở ngoài công lậptrong các các lĩnh vực kể trên được tham gia và hưởng mọi quyền lợi như người laođộng trong các đơn vị công lập
-Nghị định 52/1999/NĐ-CP của Chính phủ quy định người lao động vàchuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài phải tham gia bảo hiểm
xã hội bắt buộc và được hưởng các chế độ hưu trí và tử tuất
-Quyết định số 37/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc nghỉdưỡng sức, phục hồi sức khoẻ cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội; quyđịnh thực hiện chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ đối với người lao độngtham gia bảo hiểm xã hội có từ đủ 3 năm trở lên tại cơ quan, đơn vị mà bị suy giảm
Trang 37sức khoẻ; sau khi điều trị do ốm đau, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp mà chưaphục hồi sức khoẻ hoặc lao động nữ yếu sức khoẻ sau khi nghỉ thai sản.
-Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 về việc sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 12/CP của Chính phủ, trong đó quy định thêm các doanhnghiệp ngoài quốc doanh, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể thuộc diện bắt buộc thamgia bảo hiểm xã hội
-Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11được Quốc hội ban hành ngày 29tháng 6 năm 2006; Nghị định số 152/2006/NĐ-CP do Chính phủ ngày 22 tháng 12năm 2006 về việc hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm xã hội Theo Luật Bảo hiểm
xã hội, sự thay đổi quan trọng nhất trong quản lý Bảo hiểm xã hội là việc quỹ Bảohiểm xã hội được quản lý tập trung thống nhất với một ngành quản lý và thực hiệncác chính sách về Bảo hiểm xã hội của Nhà nước Việc tập trung quản lý tạo ra sựthống nhất trong các hoạt động bảo hiểm xã hội, việc chỉ đạo, phối hợp, kết hợp cáchoạt động bảo hiểm xã hội được chính xác nhịp nhàng, tránh được sự phân tán tronghoạt động bảo hiểm xã hội như ở giai đoạn trước năm 1995
1.2.2.2 Phương thức, đối tượng, mức thu bảo hiểm xã hội
Một là, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội:
Trong hệ thống thu bảo hiểm xã hội chủ thể đầu tiên cũng là bộ phận cơ bảncủa hệ thống chính là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội Đối tượng tham gia bảohiểm xã hội bắt buộc hiện nay là người lao động và người sử dụng lao động (chủdoanh nghiệp) Tùy theo mức độ phát triển kinh tế xã hội nói chung và của hệ thống
an sinh xã hội nói riêng ở từng quốc gia, quy định tham gia của người lao động vào
hệ thống Bảo hiểm xã hội có sự khác nhau nhất định về phạm vi
Yêu cầu pháp lý đầu tiên là chủ doanh nghiệp và người lao động trong diệntham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội với tổchức Bảo hiểm xã hội nhằm mục đích thiết lập các hồ sơ quản lý đầy đủ về họ
Đối với người sử dụng lao động
Việc đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội là vấn đề tiên quyết trong quản lýhoạt động bảo hiểm xã hội Chủ sử dụng lao động không đăng ký sẽ không được cơquan Bảo hiểm xã hội quản lý và do vậy việc tuân thủ hay không tuân thủ của họ sẽkhông được theo dõi Đây là kẽ hở đầu tiên để người sử dụng lao động lợi dụng trốnđóng bảo hiểm xã hội cho người lao động
Trang 38Sau khi hoàn thành đăng ký, chủ sử dụng lao động sẽ được cấp một mã sốđăng ký, đây được coi như một tiêu chí để nhận dạng chủ sử dụng lao động Hồ
sơ đăng ký của chủ sử dụng lao động (còn gọi là chủ doanh nghiệp) gồm 02 loạichủ yếu:
+Hồ sơ thông tin doanh nghiệp: Bao gồm các dữ liệu cơ bản về doanh nghiệpđược khai trong đơn đăng ký;
+Hồ sơ đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp: Đối với hồ sơ thông tindoanh nghiệp, có một hồ sơ đối chiếu đóng góp của doanh nghiệp, tại đây tất cả cáckhoản đóng góp của doanh nghiệp đều được ghi lại
Đối với người lao động
Luật Bảo hiểm xã hội chỉ rõ và quy định những người lao động thuộc diệntham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc Mục đích của việc đăng ký người lao động làđảm bảo tất cả những người lao động thuộc diện tham gia trong quy định được xácđịnh và tất cả các đóng góp của họ được ghi chép và lưu giữ
Đối với mục tiêu nhận dạng, việc đăng ký người lao động đòi hỏi cung cấpcác chi tiết cá nhân của họ trong tờ khai đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội Việcđăng ký một người lao động được hoàn thành với việc cấp cho người được tham giabảo hiểm xã hội sổ Bảo hiểm xã hội
Hồ sơ của người lao động gồm 02 hồ sơ chính là:
+Hồ sơ thông tin người lao động: Bao gồm các dữ liệu cơ bản về người laođộng được khai trong tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội;
+Hồ sơ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động: Tất cả quá trình đóng bảohiểm xã hội của người lao động được ghi nhận và lưu giữ trên sổ Bảo hiểm xã hội
Hai là, cơ quan thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội
Cơ quan thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội là chủ thể trực tiếp thực hiệncác chính sách bảo hiểm xã hội nói chung và các quy định về thu bảo hiểm xã hộinói riêng Chính vì thế cơ quan thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội đóng vai tròquan trọng trong việc đảm bảo thực hiện các mục tiêu mà chính sách bảo hiểm xãhội đã đề ra Cơ quan Bảo hiểm xã hội thực hiện việc thu đóng góp Bảo hiểm xã hội
và kiểm tra sự tuân thủ của đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
Ba là, các bên có liên quan
Trang 39Hoạt động Bảo hiểm xã hội nói chung, hoạt động thu bảo hiểm xã hội nóiriêng có tính đặc thù đòi hỏi nhà nước phải quản lý, tổ chức và bảo hộ vì mỗi chínhsách, chế độ Bảo hiểm xã hội không chỉ ảnh hưởng đến từng đối tượng mà còn liênquan đến quyền lợi, trách nhiệm của các nhóm lợi ích Để hoạt động của hệ thốngBảo hiểm xã hội được hài hoà, ổn định và bền vững, cần có sự tham gia vào quátrình quản lý, điều hành, giám sát của các bên liên quan Dựa trên chức năng, hoạtđộng của Bảo hiểm xã hội thì bộ phận thứ ba trong hệ thống thu bảo hiểm xã hội là:
Cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực Bảo hiểm xã hội; Các tổ chức công đoàn; Cơquan quản lý nhà nước về lao động
Quy định mức đóng cho quỹ ốm đau, thai sản và TNLĐ-BNN từ người sửdụng lao động là 4% tổng quỹ lương đóng bảo hiểm xã hội (trước đây Điều lệ Bảohiểm xã hội quy định là 5%), trong đó quỹ ốm đau và thai sản là 3%, quỹ TNLĐ-BNN là 1%; quỹ hưu trí và tử tuất là 16% tổng quỹ lương đóng bảo hiểm xã hội(trước đây Điều lệ Bảo hiểm xã hội quy định là 15%) và từ năm 2010 trở đi tăngdần mức đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí, tử tuất để đến năm 2014 là 22%,trong đó người lao động đóng 8%, người sử dụng lao động đóng 14%
Để trả kịp thời chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động, Luật Bảo hiểm
xã hội quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động hàng tháng giữ lại 2% đểtrả cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau, thai sản và thực hiệnquyết toán hàng quý với tổ chức Bảo hiểm xã hội
Mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mứclương tối thiểu chung và cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung
Hàng tháng các doanh nghiệp phải trích nộp tiền Bảo hiểm xã hội theo quyđịnh nộp vào tài khoản của cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi đăng ký đóng bảo hiểm
Trang 40Việc đặt ra trong khâu quản lý này sẽ là việc xác định các cơ sở dữ liệu đầu vào củangười lao động và định hình các tiêu thức nhận dạng về người lao động cho các giaiđoạn sau Thông qua danh sách đăng ký lao động của chủ sử dụng lao động, cơquan Bảo hiểm xã hội phải đối chiếu trực tiếp với các chứng từ, hồ sơ liên quan đếntừng đối tượng trong danh sách đăng ký; xác định chính xác đối tượng tham gia vàmức tham gia của từng người lao động trong quá trình thực hiện Sau khi xác địnhđược các cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc triển khai công tác thu bảo hiểm xã hội, cơquan Bảo hiểm xã hội tiến hành thu nộp bảo hiểm xã hội theo đúng quy định Dođối tượng tham gia bảo hiểm xã hội thường xuyên biến động cho nên hàng thángdoanh nghiệp phải lập các báo cáo tăng, giảm để điều chỉnh kịp thời.
Khâu thực hiện trong quy trình thu bảo hiểm xã hội là khâu quan trọng đốivới những cán bộ trực tiếp làm công tác thu bảo hiểm xã hội ở cấp tỉnh, huyện Saukhi thực hiện thu bảo hiểm xã hội đối với các đơn vị, theo từng kỳ, cơ quan Bảohiểm xã hội có trách nhiệm phải đối chiếu xác nhận quá trình tham gia bảo hiểm xãhội cho từng người lao động tại từng thời điểm, xác định chính xác số công nợ đãtrích nộp Để có thể đối chiếu với số liệu mà doanh nghiệp trích nộp, cán bộ chuyênquản thu bảo hiểm xã hội phải căn cứ vào các chứng từ chuyển tiền, nộp tiền củađơn vị; các giấy báo có của ngân hàng, kho bạc; các quyết định điều chuyển, tăng,giảm mức trích nộp bảo hiểm xã hội của từng người lao động Trên cơ sở số liệu đãđược đối chiếu một cách chuẩn xác, cơ quan Bảo hiểm xã hội xác nhận vào bản đốichiếu cho doanh nghiệp Các dữ liệu liên quan đến bản đối chiếu đều căn cứ vào cácchứng từ hồ sơ của người lao động (các quyết định tiếp nhận, chuyển đi quyết địnhlương…) và các biểu báo tăng giảm do đơn vị sử dụng lao động lập Trên cơ sởmức trích nộp của doanh nghiệp và người lao động xác định vịệc đóng bảo hiểm xãhội từng tháng cho từng đối tượng
1.2.2.4 Thanh tra, kiểm soát thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệpCông tác thanh tra kiểm soát được ở đây đề cập đến vấn đề về sự tuân thủpháp luật Bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp Trình tự tuân thủ pháp luật có tầmquan trọng căn bản cho bất kỳ một chế độ Bảo hiểm xã hội nào theo bất kỳ kiểuđóng góp nào Vì vậy, hệ thống Bảo hiểm xã hội nên thường xuyên kiểm tra mức độtuân thủ trong những điều kiện kinh tế xã hội khác nhau để đảm bảo thu đầy đủ,đúng kỳ, đúng quy định tiền đóng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp