Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế - xã hội hiệnnay, hội nhập với kinh tế thế giới và thực hiện chương trình cải cách hành chính củaNhà nước và của ngành, đòi hỏ
Trang 1trờng đại học kinh tế quốc dân
KHOA BẢO HIỂM
Giáo viên hớng dẫn : TS NGUYỄN THỊ CHÍNH
Sinh viên thực hiện : THÁI THỊ MAI
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI DÀI HẠN 3
1.1 - TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 3
1.1.1 Sự cần thiết khách quan và vai trò của bảo hiểm xã hội 3
1.1.2 Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm xã hội 5
1.1.3 Bản chất của bảo hiểm xã hội 8
1.1.4 Hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội 9
1.1.4.1 Các chế độ Bảo hiểm xã hội dài hạn 10
1.1.4.2 Các chế độ Bảo hiểm xã hội ngắn hạn 11
1.1.5 Quỹ BHXH 12
1.1.5.1 Khái niệm và đặc điểm quỹ BHXH 12
1.1.5.2 Nguồn hình thành và mục đích sử dụng quỹ BHXH 13
1.1.5.3 Đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH 17
1.2 – CÔNG TÁC CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI DÀI HẠN 20
1.2.1 Đặc điểm các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn 20
1.2.2 Công tác chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn 21
1.2.2.1 Vai trò của công tác chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn 21
1.2.2.2 Cơ sở và nguyên tắc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn 23
1.2.2.3 Quy trình chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn 25
1.2.2.4 Phương thức và cơ sở vật chất phục vụ chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn 27
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI DÀI HẠN Ở BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ VINH GIAI ĐOẠN 2007 – 2011 30
2.1 – VÀI NÉT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ VINH 30
2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển 30
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy 33
2.1.3 Kết quả hoạt động của BHXH Thành phố Vinh trong thời gian qua 35
Trang 32.2 - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM
XÃ HỘI DÀI HẠN Ở BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ VINH GIAI
ĐOẠN 2007 -2011 37
2.2.1 Cơ sở chi trả 37
2.2.2 Nội dung chi trả 39
2.2.3 Nguồn chi trả 41
2.2.4 Phương thức chi trả 44
2.2.5 Quy trình chi trả 46
2.2.6 Cơ sở vật chất phục vụ công tác chi trả 51
2.2.7 Kết quả chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn 51
2.3 - ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BHXH DÀI HẠN Ở BHXH THÀNH PHỐ VINH GIAI ĐOẠN 2007 - 2011 67
2.3.1 Ưu điểm 67
2.3.2 Hạn chế 68
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI DÀI HẠN Ở BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ VINH TRONG THỜI GIAN TỚI 70
3.1 - THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA BHXH TP VINH TRONG CÔNG TÁC CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BHXH DÀI HẠN 70
3.1.1 Thuận lợi 70
3.1.2 Khó khăn 71
3.2 – PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ VINH TRONG THỜI GIAN TỚI 73
3.2.1 Phương hướng chung 73
3.2.2 Đối với công tác chi trả các chế độ BHXH dài hạn 74
3.3 - GIẢI PHÁP NHĂM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI DÀI HẠN Ở BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ VINH 75
3.3.1 Các giải pháp về cải tiến phương thức chi trả 75
Trang 43.3.2 Các giải pháp khác 77
3.4 - KIẾN NGHỊ NHĂM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI DÀI HẠN Ở BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ VINH 79
3.4.1 Đối với nhà nước 79
3.4.2 Đối với Bộ Lao động - Thương binh Xã hội 81
3.4.3 Đối với BHXH Việt Nam 82
3.4.4 Kiến nghị khác 85
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHXH Bảo hiểm xã hội
ASXH An sinh xã hội
BLĐ - TBXH Bộ lao động - Tương binh xã hội
ĐSCB Định suất cơ bản
ĐSND Định suất nuôi dưỡng
TNLĐ - BNN Tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiẹp
CHLB Cộng hòa liên bang
HĐND Hội đồng nhân dân
Trang 6DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 1: Mức đóng góp BHXH ở một số nước trên thế giới 14Bảng 2: Kết quả công tác thu BHXH, BHYT ở cơ quan BHXH Thành phố
Vinh giai đoạn 2007 - 2011 36Bảng 3: Quy mô, tốc độ và tỷ trọng số tiền chi trả các chế độ BHXH dài hạn
so với tổng chi các chế độ BHXH ở BHXH Thành phố Vinh giaiđoạn 2007 - 2011 52Bảng 4: Tình hình thực hiện công tác chi trả các chế độ BHXH dài hạn tại
BHXH Thành phố Vinh giai đoạn 2007 – 2011 53Bảng 5: Tình hình thực hiện công tác chi trả trợ cấp hưu trí hàng tháng tại
BHXH Thành phố Vinh giai đoạn 2007 – 2011 55Bảng 6: Số tiền chi trả trợ cấp hưu hàng tháng bình quân ở BHXH Thành
phố Vinh giai đoạn 2007 - 2011 56Bảng 7: Tình hình thực hiện công tác chi trả trợ cấp hưu trí một lần tại
BHXH Thành phố Vinh giai đoạn 2007 – 2011 58Bảng 8: Tình hình thực hiện công tác chi trả trợ cấp tuất hàng tháng tại
BHXH Thành phố Vinh giai đoạn 2007 - 2011 60Bảng 9: Tình hình thực hiện trợ cấp tuất một lần tại BHXH Thành phố Vinh
giai đoạn 2007 - 2011 62Bảng 10: Tình hình thực hiện công tác chi trả trợ cấp TNLĐ - BNN hàng
tháng tại BHXH Thành phố Vinh giai đoạn 2007 - 2011 63Bảng 11: Tình hình thực hiện công tác chi trả trợ cấp TNLĐ - BNN một lần
tại BHXH Thành phố Vinh giai đoạn 2007 - 2011 64Bảng 12: Tình hình thực hiện công tác chi trả trợ cấp mất sức lao động và trợ
cấp 91 tại BHXH Thành phố Vinh trong giai đoạn 2007 - 2011 65Bảng 13: Tình hình thực hiện công tác chi trả trợ cấp cán bộ xã tại BHXH
Thành phố Vinh giai đoạn 2007 - 2011 66
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Chu trình quỹ của một hệ thống BHXH (điển hình) 17
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy tại BHXH TP Vinh: 34
Sơ đồ 3: Quy trình chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng tại BHXH
Thành phố Vinh 47
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
Bảo hiểm xã hội là một trong những loại hình bảo hiểm ra đời khá sớm, pháttriển theo quá trình phát triển của xã hội BHXH đến nay đã được thực hiện ở tất cảcác nước trên thế giới và được Liên Hợp Quốc thừa nhận và coi đó là một trongnhững quyền lợi cơ bản của con người Chính vì vậy ở Việt Nam, BHXH là mộtchính sách lớn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm tổ chức thực hiện ngay từnhững ngày đầu thành lập nước Hơn nửa thập kỷ qua, chính sách quan trọng này đãđóng góp hiệu quả vào sự nghiệp đổi mới của đất nước, góp phần chăm lo đời sốngcho người lao động, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội
Có thể nói, chi trả BHXH là khâu cuối cùng trong việc thực hiện các chế độBHXH và liên quan trực tiếp đến cuộc sống của NLĐ Chỉ có “chi đúng, đủ, kịpthời và an toàn” đến tay NLĐ mới đảm bảo được quyền lợi cho họ, cũng như pháthuy hết vai trò của chính sách BHXH Công tác chi trả BHXH phản ánh chất lượngcủa dịch vụ BHXH và trong một chừng mực nhất định nó còn thể hiện tính ưu việtcủa một chế độ xã hội Trong đó, chi trả các chế độ BHXH dài hạn luôn được coi làtrọng tâm của công tác chi trả BHXH, chiếm phần lớn nguồn kinh phí dùng để chitrả cho các chế độ BHXH Thời gian qua, cùng với việc hoàn thiện các chế độBHXH dài hạn, công tác chi trả các chế độ BHXH dài hạn cũng được coi trọng,củng cố và phát triển không ngừng góp phần bảo vệ cuộc sống cho hàng triệu NLĐ
và gia đình họ
Thành phố Vinh là địa bàn có số người hiện đang hưởng trợ cấp các chế độBHXH dài hạn rất lớn với số tiền chi trả hàng năm lên tới hàng trăm tỷ đồng Côngtác chi trả các chế độ BHXH dài hạn đang tác động trực tiếp tới cuộc sống của hàngnghìn NLĐ trên địa bàn thành phố Giai đoạn vừa qua, với sự cố gắng, nỗ lực khôngngừng của tập thể cán bộ công nhân viên chức BHXH Thành phố Vinh, công tác chitrả các chế độ BHXH dài hạn ngày càng đi vào nề nếp, được dư luận đồng tình ủng
hộ, đã tạo được niềm tin của người tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH dàihạn Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế - xã hội hiệnnay, hội nhập với kinh tế thế giới và thực hiện chương trình cải cách hành chính củaNhà nước và của ngành, đòi hỏi BHXH Thành phố Vinh cần phải nghiên cứu đổimới, hoàn thiện hơn nữa công tác chi trả các chế độ BHXH dài hạn nhằm phục vụđối tượng hưởng ngày càng tốt hơn
Trang 8Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên và với mong muốn được tìmhiểu, đóng góp một số ý kiến nhằm góp phần nhỏ bé để giải quyết những tồn tại đó,trong thời gian thực tập tại cơ quan BHXH Thành phố Vinh em đã chọn đề tài:
“Công tác chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn ở Bảo hiểm xã hội Thành phố Vinh giai đoạn 2007 - 2011 Trực trạng và giải pháp” cho chuyên đề thực tập
của mình
Mục đích của đề tài là nghiên cứu, xem xét, đánh giá công tác chi trả các chế
độ BHXH dài hạn hiện nay ở cơ quan BHXH Thành phố Vinh, từ đó, đề xuất một
số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác này trong thời gian tới
Để phục vụ mục đích đó, chuyên đề thực tập tốt nghiệp được kết cấu thành 3chương (không kể Lời mở đầu và Kết luận) như sau:
Chương I – Lý luận chung về bảo hiểm xã hội và công tác chi trả các chế
độ bảo hiểm xã hội dài hạn
Chương II - Thực trạng công tác chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn ở Bảo hiểm xã hội Thành phố Vinh giai đoạn 2007 – 2011
Chương III - Giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn ở Bảo hiểm xã hội Thành phố Vinh
Em xin chân thành cảm ơn các cô, các chú tại cơ quan BHXH Thành phốVinh và đặc biệt là cô giáo TS Nguyễn Thị Chính đã chỉ bảo tận tình, giúp đỡ cho
em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này Trong quá trình thực tập và viếtchuyên đề, mặc dù đã rất cố gắng nhưng do bản thân đang là sinh viên, lần đầu tiênđược tiếp xúc với công việc thực tế nên không thể tránh khỏi những khiếm khuyếtnhất định Em kính mong nhận được sự thông cảm, sự chỉ dẫn, góp ý của các cô,các chú tại cơ quan BHXH Thành phố Vinh và các thầy, cô giáo trong bộ môn Bảohiểm để đề tài của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 9CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI DÀI HẠN
1.1 - TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1.1 Sự cần thiết khách quan và vai trò của bảo hiểm xã hội
Để tồn tại và phát triển trước hết con người phải ăn, mặc, ở và đi lại… Đểthoả mãn những nhu cầu tối thiểu đó, con người phải lao động để làm ra những sảnphẩm cần thiết Khi sản phẩm được tạo ra ngày càng nhiều thì đời sống của conngười ngày càng đầy đủ và hoàn thiện, xã hội ngày càng văn minh hơn Như vậy,việc thoả mãn những nhu cầu sinh sống và phát triển của con người phụ thuộc vàokhả năng lao động của họ Nhưng trong thực tế cuộc sống lao động, không phải lúcnào cũng gặp thuận lợi Trái lại, con người thường đứng trước những biến cố của xãhội, rủi ro trong sinh hoạt và lao động, bất trắc của thiên nhiên, những vận động cótính quy luật và ngẫu nhiên của bản thân họ làm cho họ bị giảm, mất thu nhập hoặccác điều kiện sinh sống khác Chẳng hạn, bất ngờ ốm đau hay bị tai nạn trong laođộng, mất việc làm hay khi tuổi già khả năng lao động và khả năng tự phục vụ bịsuy giảm…vv Khi rơi vào những trường hợp này, các nhu cầu cần thiết trong cuộcsống không những vì thế mà mất đi, trái lại có cái còn tăng lên, thậm chí còn xuấthiện thêm một số nhu cầu mới như: Cần được khám chữa bệnh và điều trị khi ốmđau; tai nạn thương tật nặng cần phải có người chăm sóc, nuôi dưỡng…vv Bởi vậy,muốn tồn tại và ổn định cuộc sống, con người và xã hội loài người phải tìm ra vàthực tế đã tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau như: San sẻ, đùm bọc lẫn nhautrong nội bộ cộng đồng; đi vay, đi xin hoặc dựa vào sự cứu trợ của Nhà nước… Rõràng, những cách đó là hoàn toàn thụ động và không chắc chắn
Khi nền công nghiệp và kinh tế hàng hoá phát triển, gắn liền với chế độ tưbản chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường và sức lao động được coi là hàng hoá đặcbiệt, xuất hiện việc thuê mướn công nhân Lúc đầu, giới chủ chỉ cam kết trả cônglao động, nhưng về sau đã phải cam kết cả việc bảo đảm cho người làm thuê có một
số thu nhập nhất định để họ trang trải những nhu cầu thiết yếu khi không may bị ốmđau, tai nạn, bệnh nghề nghiệp… Trên thực tế, nhiều khi các trường hợp trên khôngxảy ra và giới chủ không phải chi ra một đồng nào Nhưng cũng có khi xảy ra dồn
Trang 10dập buộc họ phải bỏ ra một lúc nhiều khoản tiền lớn mà họ không mong muốn Do
đó, mâu thuẫn chủ - thợ xảy ra ngày càng gay gắt Giới thợ đã liên kết lại đấu tranhbuộc giới chủ phải thực hiện cam kết cuộc đấu tranh này diễn ra ngày càng rộng lớn
và có tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế - xã hội Để giải quyết mâu thuẫn nàyNhà nước phải đứng ra can thiệp bằng cách yêu cầu giới chủ và giới thợ cùng đónggóp một khoản tiền nhất định theo định kỳ, được tính toán chặt chẽ dựa trên cơ sởxác suất rủi ro xảy ra đối với người làm thuê, vào một quỹ tài chính chung trênphạm vi quốc gia Quỹ này được sử dụng để bù đắp phần thu nhập bị mất do khôngđược trả lương khi NLĐ gặp phải những rủi ro trên Ngoài ra, đứng trên giác độ làngười quản lý vĩ mô nền kinh tế, Nhà nước cũng đóng góp một phần vào quỹ tàichính này, được trích từ NSNN Đây được coi là hình thức BHXH
Như vậy, BHXH ra đời là tất yếu khách quan khi mà mọi thành viên trong
xã hội đều cảm thấy sự cần thiết phải tham gia hệ thống BHXH và sự cần thiết phải tiến hành BHXH cho NLĐ Đây là một loại hình bảo hiểm có phạm
vi và đối tượng tham gia rất rộng và không phải là ngẫu nhiên mà tất cả các nước trên thế giới hiện nay thực hiện BHXH cho NLĐ BHXH đã trở thành một nhu cầu tất yếu khách quan, một trong những quyền lợi của con người
BHXH ra đời có những vai trò như sau đây:
Đối với người lao động: Nhờ có BHXH mà rủi ro, bất lợi của NLĐ được dàn
trải, cuộc sống của NLĐ và gia đình họ ngày càng được đảm bảo ổn định Từ đó, làmcho NLĐ an tâm trong lao động sản xuất góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển
Đối với người sử dụng lao động: BHXH phục vụ lợi ích của NSDLĐ vì góp
phần duy trì quan hệ lao động ổn định NLĐ được bảo hiểm sẽ yên tâm phấn khởilàm việc, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, góp phần giữ vững,thậm chí làm tăng lợi nhuận cho người sử dụng lao động
Đối với Nhà nước: BHXH có tác dụng to lớn trên cả hai bình diện:
Trên bình diện xã hội: BHXH giúp duy trì ổn định quan hệ lao động, quan hệ
xã hội, thực hiện công bằng xã hội, góp phần bảo đảm đời sống cho NLĐ và giađình họ, đảm bảo an toàn quốc gia
Trên bình diện kinh tế: Quỹ BHXH là một kênh tài chính quan trọng gópphần phát triển đất nước; đặc biệt là đối với những quốc gia đang trong quá trìnhphát triển mạnh mẽ như Việt Nam chúng ta
Trang 11Như vậy, sự xuất hiện của BHXH là một tất yếu khách quan khi mà mọithành viên trong xã hội đều cảm thấy sự cần thiết phải tham gia hệ thống BHXH và
sự cần thiết phải tiến hành bảo hiểm cho người lao động
1.1.2 Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm xã hội
Trên thế giới
BHXH ra đời vào giữa thế kỷ XIX, khi nền công nghiệp và kinh tế hàng hoá
đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở các nước châu Âu Vào năm 1850, dưới thời tổngthống Bis-mác, nhiều bang của nước Phổ (CHLB Đức ngày nay) đã giúp các địaphương lập quỹ bảo hiểm ốm đau do các công nhân đóng góp để được bảo hiểm.Năm 1883, ở nước Phổ đã ban hành luật bảo hiểm ốm đau đầu tiên trên thế giới,đánh dấu sự ra đời của BHXH Năm 1884, xuất hiện chế độ bảo hiểm rủi ro nghềnghiệp Năm 1889, xuất hiện chế độ bảo hiểm tuổi già và bảo hiểm tàn tật Từ đó,BHXH lần lượt xuất hiện ở các nước khác trên thế giới dưới mức độ khác nhaunhưng cùng chung một mục đích là đảm bảo đời sống cho NLĐ và gia đình họ.Trong khoảng thời gian từ năm 1883 đến 1889, một hệ thống BHXH lớn lần đầutiên đã ra đời áp dụng nguyên tắc người được BHXH phải đóng phí BHXH
Theo gương nước Đức, năm 1918 nước Pháp đã thực hiện BHXH phổ cậptrong cả nước nhưng không thành công Đến năm 1930, Pháp thông qua đạo luậtthứ hai về BHXH áp dụng chủ yếu cho ngành công nghiệp và thương mại Từ thập
kỷ 30 thế kỷ XX, liên tiếp các nước Mỹ La Tinh, Hoa Kỳ, Canada đều có đạo luật
về BHXH Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, sau khi giành được độc lập,nhiều nước châu Phi, châu Á và vùng Carribê cũng lần lượt áp dụng cơ chế BHXHtương tự Lúc này, BHXH đã được thực hiện ở trên một trăm nước trên thế giới, tuynhiên, tuỳ theo đặc điểm kinh tế - xã hội của mỗi nước mà họ áp dụng các chế độBHXH khác nhau và nội dung cụ thể của từng chế độ cũng không đồng nhất giữacác nước
Sau khi ra đời, BHXH đã trở thành một trong những quyền của con người vàđược xã hội thừa nhận Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hợp Quốc (10/8/1945) đãghi: “Tất cả mọi người lao động với tư cách là thành viên của xã hội có quyềnhưởng bảo hiểm xã hội…” Ngày 4 tháng 6 năm 1952, Tổ chức lao động quốc tế(ILO) đã ký công ước Giơnevơ số 102 về “Bảo hiểm xã hội cho người lao động” vàkhuyến nghị các nước thực hiện BHXH cho NLĐ theo khả năng và điều kiện kinh
Trang 12tế của mỗi nước Từ đó, các nước vận dụng khuyến nghị của ILO, đã có nhữngchính sách, biện pháp phù hợp với từng điều kiện cụ thể, tạo môi trường cho BHXHphát triển không ngừng Đến nay, BHXH đã được thực hiện ở tất cả các nước trênthế giới.
Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, BHXH được thực hiện ngay từ thời phong kiến thuộc Pháp khichính phủ Pháp thực hiện BHXH cho những người Việt Nam làm việc trong bộ máycầm quyền của Pháp
Từ khi cách mạng Việt Nam có Đảng Cộng Sản lãnh đạo, BHXH được coitrọng, củng cố và phát triển không ngừng Quyền lợi của giai cấp công nhân vàNLĐ làm thuê được quan tâm ghi rõ trong các Nghị quyết của Đảng, từ ĐườngCách Mệnh 1927 đến các Nghị quyết những năm 1930 - 1945 Như Nghị quyếtTrung ương Đảng tháng 11/1940 có ghi: "Khi thiết lập được chính quyền cáchmạng thì đặt luật BHXH, có quỹ hưu bổng cho thợ thuyền già, đặt quỹ cứu tế thấtnghiệp và ban bố Bộ luật Lao động”
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, sau khi nước Việt Nam Dân chủCộng hoà (nay là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam) ra đời, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã ký các sắc lệnh số 27/SL ngày 12/03/1947, số 76/SL ngày 20/05/1950 và
số 77/SL ngày 22/05/1950 quy định các chế độ ốm đau, tai nạn, hưu trí cho côngnhân viên chức Nhà nước Sau khi Hiến pháp năm 1959 ra đời, Chính phủ đã banhành Nghị định 218/CP ngày 27/12/1961 về việc ban hành Điều lệ tạm thời quyđịnh các chế độ BHXH đối với công nhân viên chức Nhà nước và được thi hành từngày 01/01/1962 cùng với “Điều lệ đãi ngộ quân nhân” theo Nghị định 161/CPngày 30/10/1964 của Chính phủ Lúc này BHXH được thực hiện trong lực lượng vũtrang tương tự như CNVC
Sau hơn 20 năm thực hiện (1962 - 1985), chế độ BHXH đã bộc lộ nhiều hạnchế không phù hợp với tình hình mới Do vậy, ngày 18/9/1985, Chính phủ (lúc đó làHội đồng Bộ trưởng) đã ban hành Nghị định 236/HĐBT về việc sửa đổi bổ sungchính sách và chế độ BHXH đối với NLĐ Nội dung chủ yếu của Nghị định này làđiều chỉnh mức đóng và mức hưởng Kể từ Đại hội VI và Đại hội VII của Đảng,công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước ngày càng đi vào chiều sâu Để đáp ứngđiều đó thì việc cải cách, đổi mới chế độ BHXH càng trở thành yêu cầu bức bách
Trang 13Do đó, ngày 22/6/1993, Chính phủ ban hành Nghị định 43/CP quy định tạm thời vềcác chế độ BHXH áp dụng cho các thành phần kinh tế Nội dung của Nghị định này
là nhằm xoá bỏ tư duy bao cấp, ỷ lại trong lĩnh vực BHXH, mở ra loại hình BHXHbắt buộc và loại hình BHXH tự nguyện, thực hiện cơ chế đóng góp phí BHXH đốivới người được bảo hiểm
Nhưng BHXH Việt Nam chỉ thật sự có bước đột phá sau khi có Nghị định12/CP của Chính phủ ngày 26/01/1995 về việc ban hành “Điều lệ BHXH” đối vớiCNVC Nhà nước và mọi NLĐ theo loại hình BHXH bắt buộc; Nghị định 45/CPngày 15/7/1995 của Chính phủ về ban hành Điều lệ BHXH đối với sĩ quan, quânnhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và công an nhân dân;Nghị định 19/CP ngày 16/02/1995 về việc thành lập BHXH Việt Nam Từ đây mở
ra một trang mới trong lịch sử hình thành và phát triển của BHXH ở nước ta, phùhợp với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản
lý của Nhà nước theo định hướng XHCN
Để phù hợp với quá trình phát triển và hội nhập, từ năm 1998 đến nay Chínhphủ đã ban hành nhiều văn bản nhằm sửa đổi, bổ sung chính sách BHXH Sự thayđổi về chính sách BHXH đã được cụ thể hoá tại Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày09/01/2003 của Chính phủ và đặc biệt là tại Luật BHXH Việt Nam Luật BHXHđược Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày29/6/2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007 là một sự kiện vô cùng quantrọng trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về BHXH ở nước ta Nhiều nộidung mới, thể hiện những bước cải cách cần thiết trong lĩnh vực BHXH đã đượcđưa vào Luật BHXH Đó là việc quy định lại đối tượng tham gia BHXH bắt buộc;
số lượng, nội dung của các chế độ BHXH bắt buộc như mức đóng, mức hưởng, thờigian hưởng… cũng có nhiều thay đổi Ngoài ra, Luật BHXH còn mở ra loại hìnhBHXH tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp với những quy định về đối tượng thamgia, mức đóng, điều kiện hưởng, thời gian và mức hưởng rất rõ ràng, cụ thể Hiệnnay, Luật BHXH là văn bản có tính pháp lý cao nhất về BHXH ở Việt Nam
Như vậy, ngay sau khi giành được chính quyền, trong thời chiến cũng nhưtrong thời bình, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm đến chính sách BHXH choNLĐ Theo đó, chế độ BHXH đã trải qua nhiều giai đoạn, nhiều lần được sửa đổi,
bổ sung và cải tiến, từng bước phát triển thành một hệ thống các chế độ BHXHtương đối hoàn chỉnh
1.1.3 Bản chất của bảo hiểm xã hội
Trang 14Như chúng ta đã biết, BHXH có mầm mống từ hàng trăm năm trước đây khikinh tế hàng hoá hình thành và phát triển Tuy ra đời lâu như vậy, nhưng do tínhlịch sử và tính phức tạp của vấn đề nên khái niệm BHXH đến nay vẫn chưa đượchiểu hoàn toàn thống nhất Tuy nhiên, đứng trên quan điểm cơ chế hoạt động vàmục đích của BHXH, thì BHXH có thể được hiểu như sau: “BHXH là sự đảm bảothay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phảinhững biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trên cơ sở hìnhthành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đời sống cho người laođộng và gia đình họ, góp phần bảo đảm an toàn xã hội.”
Với cách hiểu như trên, bản chất của BHXH được thể hiện như sau:
- BHXH là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội, nhất làtrong xã hội mà sản xuất hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường và mối quan hệthuê mướn lao động phát triển đến một mức độ nào đó Vì vậy, có thể nói kinh tế lànền tảng của BHXH hay BHXH không vượt quá trạng thái kinh tế của mỗi nước,kinh tế càng phát triển thì BHXH càng đa dạng và phát triển
- Mối quan hệ giữa các bên trong BHXH phát sinh trên cơ sở quan hệ laođộng và diễn ra giữa 3 bên đó là: bên tham gia BHXH (NLĐ và NSDLĐ); bênBHXH (cơ quan chuyên trách do Nhà nước lập ra và bảo trợ); bên được BHXH(NLĐ và gia đình họ khi có đủ các điều kiện ràng buộc cần thiết)
- BHXH là một hoạt động nhằm chia sẻ rủi ro của NLĐ trên cơ sở bù đắp tổnthất do các “rủi ro xã hội” gây nên theo nguyên tắc “số đông bù số ít” Các “rủi ro
xã hội” này có thể là những rủi ro hoàn toàn ngẫu nhiên trái với ý muốn chủ quancủa con người như: Ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… Hoặc cũng cóthể là những trường hợp không hoàn toàn ngẫu nhiên như: Thai sản, tuổi già…Đồng thời những biến cố đó có thể diễn ra cả trong và ngoài quá trình lao động
- Phần thu nhập của NLĐ bị giảm hoặc mất đi khi gặp phải những biến cố,rủi ro sẽ được bù đắp hoặc thay thế từ một nguồn quỹ tiền tệ tập trung được tồn tíchlại Nguồn quỹ này được hình thành do các bên tham gia BHXH đóng góp là chủyếu, ngoài ra còn được sự hỗ trợ của Nhà nước
- Mục tiêu của BHXH là nhằm thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của NLĐtrong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm Và mục tiêu này đãđược tổ chức lao động quốc tế (ILO) cụ thể hoá như sau:
+ Đền bù cho NLĐ những khoản thu nhập bị mất để đảm bảo nhu cầu sinh
Trang 15sống thiết yếu của họ;
+ Chăm sóc sức khoẻ và chống bệnh tật cho NLĐ;
+ Xây dựng điều kiện sống đáp ứng các nhu cầu của dân cư và các nhu cầuđặc biệt của người già, người tàn tật và trẻ em vv
1.1.4 Hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội
Chính sách BHXH là một trong những chính sách xã hội cơ bản nhất của mỗiquốc gia Nó là những quy định chung về cả đối tượng, phạm vi, các mối quan hệ vànhững giải pháp lớn nhằm đạt được mục tiêu chung đã đề ra đối với BHXH Tuynhiên, chính sách BHXH lại rất khó thực hiện nếu không được cụ thể hoá và khôngthông qua các chế độ BHXH
Chế độ BHXH là sự cụ thể hoá chính sách BHXH, là hệ thống các quy định
cụ thể và chi tiết, là sự bố trí, sắp xếp các phương tiện để thực hiện BHXH đối vớiNLĐ Nói cách khác, đó là một hệ thống các quy định được pháp luật hoá về đốitượng hưởng, nghĩa vụ và mức đóng góp cho từng trường hợp cụ thể Chế độBHXH thường được biểu hiện dưới dạng các văn bản pháp luật và dưới luật, cácthông tư, điều lệ…
Theo khuyến nghị của Tổ chức lao động thế giới (ILO) đã nêu trong Côngước Giơnevơ số 102 (1952), hệ thống các chế độ BHXH bao gồm 9 chế độ sau:
- Trợ cấp cho người còn sống (trợ cấp mất người nuôi dưỡng)
Chín chế độ trên hình thành một hệ thống các chế độ BHXH, tuỳ vào điềukiện kinh tế - xã hội mà mỗi nước tham gia công ước Giơnevơ thực hiện khuyếnnghị đó ở mức độ khác nhau, nhưng ít nhất phải thực hiện được 3 chế độ Trong đó,
ít nhất phải có một trong năm chế độ: (3); (4); (5); (8); (9)
Trang 16Theo khuyến nghị trên, ngày 29 tháng 6 năm 2006, Quốc hội Việt Namchính thức thông qua Luật BHXH Bộ Luật này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm
2007 Theo Luật BHXH hiện hành, nước ta thực hiện cả loại hình BHXH bắt buộc,BHXH tự nguyện và BHTN Nhưng BHXH tự nguyện được thực hiện từ ngày 1tháng 1 năm 2008 với 2 chế độ hưu trí và tử tuất Còn BHTN được thực hiện từngày 1 tháng 1 năm 2009 BHXH bắt buộc được thực hiện với 5 chế độ sau:
* Chế độ tai nạn lao đông và bệnh nghề nghiệp:
Chế đọ TNLĐ - BNN là chế độ BHXH nhằm trợ cấp phần thu nhập bị giảmhoặc mất của người lao động do bị giảm hoặc mất sức lao động từ TNLĐ - BNN
Cụ thể đới với chế độ tai nạn lao động, người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội
bị tai nạn lao động trong các trường hợp dưới đây dẫn đến suy giảm khả năng laođộng từ 5% trở lên thì được hưởng trợ cấp tai nạn lao động do quỹ bảo hiểm xã hộichi trả: Bị tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; Bị tai nạn ngoài nơi làmviệc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sửdụng lao động; Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trongkhoảng thời gian và tuyến đường hợp lý Đối với chế độ bệnh nghề nghiệp, ngườilao động được hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả khi
bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do làm việc trong môi trường hoặc nghề
có yếu tố độc hại dẫn đến suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên
* Chế độ hưu trí:
Chế độ hưu trí: Đây là một chế độ BHXH lớn, được xây dựng với mục đích
Trang 17trợ cấp thu nhập cho người lao động khi về già, không còn làm việc nữa Điều kiệnhưởng lương hưu được quy định tại điều 70 Luật BHXH ban hành ngày 29 tháng 6năm 2006 như sau: người lao động có đủ 2 điều kiện là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ nămmươi lăm tuổi và phải đủ 20 năm đóng BHXH trơ lên Đối với trường hợp nam đủ
60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 5 năm thờigian quy đinh thì được đóng tiếp cho đến khi đủ 20 năm tham gia BHXH
Người lao động đã đóng BHXH trên 30 năm đối với nam và trên 25 năm đối với nữ,khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp hưu 1 lần Mức trợ cấp hưu
1 lần được tính theo số năm đóng BHXH kể từ năm thứ 31 trở đi đối với nam vànăm thứ 26 trở đi đối với nữ Cữ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0.5 thángmức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH
* Chế độ tử tuất:
Chế độ tử tuất: là chế độ BHXH được thiết kế nhằm trợ cấp một phần thunhập cho thân nhân người lao động đang sống phụ thuộc vào họ, nếu chẳng mayngười lao động bị chết Thân nhân người lao động có thể là vợ, chồng, bố ruột, mẹruột, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, con ruột, con nuôi… Theo Luật BHXHViệt Nam quy định các đối tượng được hưởng trợ cấp tuất như sau:
Các đối tượng sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp maitáng đó là NLĐ đã có ít nhất 5 năm đóng BHXH; người đang hưởng hưu; hoặctrường hợp các đối tượng trên bị tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân đượchưởng trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương tối thiểu chung
NLĐ đang dóng BHXH, NLĐ đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, ngườiđang hưởng lương hưu khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất 1 lần
1.1.4.2 Các chế độ Bảo hiểm xã hội ngắn hạn
Các chế độ BHXH ngắn hạn bao gồm 2 chế độ là chế độ ốm đau và chế độthai sản
* Chế độ ốm đau:
Trợ cấp ốm đau: Mục đích của chế độ này là nhằm bù đắp một phần thu nhậpcho người lao động khi bị ốm đau bệnh tật, không đi làm được và không đượcngười sử dụng lao động trả lương Điều kiện hưởng chế độ ốm đau là bị ốm đau, tainạn rủi ro phải nghỉ làm và có xác nhận của cơ sở y tế trường hợp ốm đau, tai nạn
do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoạc sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác thì
Trang 18không được hưởng chế độ ốm đau Trường hợp có con dưới 7 tuổi ốm đau, phảinghỉ việc để chăm sóc thì phải có xác nhận của cơ sở y tế.
* Chế độ thai sản:
Trợ cấp thai sản: Chế độ này được thiết kế nhằm bảo vệ quyền lợi cho ngườiphụ nữ khi sinh con, trên cơ sở thay thế phần thu nhập không được người sử dụnglao động trả trong thời gian nghỉ sinh con Cụ thể các điều kiện được hưởng chế độthai sản là lao động nữ mang thai, lao động nữ sinh con, người lao động nhận nuôicon nuôi, người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản Đốivới lao đông nữ sinh con và nhận nuôi con nuôi phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trởlên trong 12 tháng trước khi sinh con hoạc nhận con nuôi
Như vậy, quỹ BHXH là quỹ tiền tệ tập trung, hạch toán độc lập với ngânsách Nhà nước, được Nhà nước bảo hộ và bù thiếu Quỹ này được quản lý theo cơchế cân bằng thu chi do đó quỹ BHXH không đơn thuần ở trạng thái tĩnh mà luôn
có sự biến động theo chiều hướng tăng lên hoặc thâm hụt Quỹ BHXH hình thành
và hoạt động đã tạo ra khả năng giải quyết những rủi ro của tất cả những ngườitham gia với tổng dự trữ ít nhất, do rủi ro được dàn trải cho số đông người tham gia.Đồng thời quỹ này cũng góp phần giảm chi NSNN; khi có biến cố xã hội xảy ra nhưthiên tai, hạn hán, dịch bệnh, quỹ BHXH cũng là một khoản không nhỏ giúp Nhànước thay cho cứu trợ xã hội, phúc lợi xã hội, …
Đặc điểm quỹ BHXH:
Trang 19Qũy BHXH có đặc điểm sau:
- Là một quỹ tiền tệ tập trung, giữ vị trí là khâu tài chính trung gian trong hệthống tài chính quốc gia Là tổ chức tái chính nằm giao thoa giữa NSNN với các tổchức tài chính Nhà nước, tài chính doanh nghiệp và sau đó là tài chính dân cư
- Phân phối quỹ BHXH vừa mang tính hoàn trả, vừa mang tính không hoàn trả.Tính không hoàn trả của quỹ BHXH được áp dụng đối với người đã tham gia BHXHtrong suốt quá trình lao động nhưng không ốm đau, tai nạn lao động, sinh con
- Sự ra đời, tồn tại và phát triển của BHXH gắn liền với chức năng vốn có củanhà nước là vì quyền lợi của NLĐ chứ không vì mục đích kiếm lời, đồng thời nócũng phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội và điều kiện lịch sử trong từngthời kì của từng quốc gia Khi nền kinh tế càng phát triển thì càng có nhiều chế độBHXH được thực hiện, và bản thân từng chế độ cùng được áp dụng rộng rãi hơn,nhu cầu thoả mãn về BHXH đối với NLĐ càng được nâng cao và họ càng có khảnăng tham gia vào nhiều chế độ BHXH
- Một mặt, quỹ BHXH mang tính tiêu dùng được thể hiện thông qua mục tiêu,mục đích của nó là chi trả cho các chế độ BHXH Nhưng mặt khác nó lại mang tính
dự trữ vì thông thường, khi NLĐ đóng góp vào quỹ BHXH thì họ không được quỹnày chi trả ngay khi gặp rủi ro mà phải có đủ thời gian dự bị
- Hoạt động của quỹ BHXH đặt ra yêu cầu và hình thành tất yếu chế độ tiếtkiệm bắt buộc của xã hội và NLĐ dành cho ốm đau, hưu trí Đó cũng là quá trìnhphân phối lại thu nhập của cá nhân và cộng đồng
Trang 20và cơ bản nhất Đối với NSDLĐ, việc đóng góp một phần để BHXH cho NLĐ sẽtránh được thiệt hại kinh tế do phải chi ra một khoản tiền lớn khi có rủi ro xảy ra đốivới NLĐ mà mình thuê mướn Đồng thời, nó còn góp phần giảm bớt tình trạngtranh chấp, xây dựng được mối quan hệ chủ - thợ tốt đẹp Đối với NLĐ, việc đónggóp một phần để BHXH cho mình vừa biểu hiện sự tự gánh chịu trực tiếp rủi ro củachính mình, vừa có ý nghĩa ràng buộc nghĩa vụ và quyền lợi một cách chặt chẽ Hầuhết ở các nước trên thế giới, quỹ BHXH đều được hình thành từ các nguồn nêu trên.Tuy nhiên, phương thức đóng góp và mức đóng góp của các bên tham gia BHXHlại có sự khác nhau giữa các nước.
Về phương thức đóng góp BHXH của NLĐ và NSDLĐ hiện nay vẫn tồn tại
2 quan điểm Quan điểm thứ nhất cho rằng, việc xác định mức đóng góp BHXHphải căn cứ vào mức lương cá nhân và quỹ lương của cơ quan, doanh nghiệp Quanđiểm thứ hai lại cho rằng cần căn cứ vào mức thu nhập cơ bản của NLĐ được cânđối chung trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân
Về mức đóng góp BHXH, một số nước quy định NSDLĐ phải chịu toàn bộchi phí cho chế độ TNLĐ – BNN, Chính phủ trả chi phí y tế và trợ cấp gia đình, cácchế độ còn lại cả NLĐ và NSDLĐ cùng đóng góp Một số nước khác lại quy định,Chính phủ bù thiếu cho quỹ BHXH hoặc chịu toàn bộ chi phí quản lý BHXH…
B ng 1: M c óng góp BHXH m t s nảng 1: Mức đóng góp BHXH ở một số nước trên thế giới ức đóng góp BHXH ở một số nước trên thế giới đóng góp BHXH ở một số nước trên thế giới ở một số nước trên thế giới ột số nước trên thế giới ố nước trên thế giới ước trên thế giớic trên th gi iế giới ớc trên thế giới
Tên nước Chính phủ
Tỷ lệ đóng góp củangười lao động sovới tiền lương (%)
Tỷ lệ đóng góp của người
sử dụng lao động so vớiquỹ lương (%)CHLB
ốm đau, thai sản
14,8÷18,8
11,823,02,85÷9,259,5
16,3÷22,6
19,686,56,85÷8,0512,75
(Nguồn: BHXH ở một số nước trên thế giới)
Ở Việt Nam, mức đóng góp BHXH được xác định căn cứ vào mức lương cánhân và quỹ lương của cơ quan, doanh nghiệp Quỹ BHXH của Việt Nam do NLĐ
Trang 21và NSDLĐ đóng góp là chủ yếu Ngoài ra, Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để đảmbảo thực hiện các chế độ BHXH đối với NLĐ Ở các nước phát triển, tỷ lệ đóng gópBHXH của NLĐ và NSDLĐ gần như là tương đương nhau Nhưng ở các nước đangphát triển như Việt Nam, thu nhập của NLĐ còn thấp, nên NSDLĐ thường phảiđóng với tỷ lệ cao hơn gấp 2 hoặc 3 lần so với NLĐ.
Mức đóng góp BHXH thực chất là phí BHXH Phí BHXH là yếu tố quyếtđịnh sự cân đối thu chi quỹ BHXH Nếu căn cứ vào thời hạn, quan hệ bảo hiểm, cóthể chia phí BHXH thành 2 loại: phí dài hạn và phí ngắn hạn Tuy nhiên, dù thuộcloại dài hạn hay ngắn hạn, cơ cấu phí đều bao gồm các phần sau:
Phí BHXH = Phí thuần tuý + Phí dự phòng + Phí quản lý
Phí quản lý được sử dụng để trang trải chi phí quản lý như: tiền lương chonhững người làm việc trong hệ thống BHXH; khấu hao tài sản cố định, văn phòngphẩm…vv
Mục đích sử dụng quỹ BHXH
Quỹ BHXH chủ yếu được sử dụng cho các mục đích sau:
- Chi trợ cấp cho các chế độ BHXH
- Chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH
- Chi đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH
Trong đó, chi trả trợ cấp theo các chế độ BHXH là khoản chi lớn nhất vàquan trọng nhất của quỹ BHXH
Việc quản lý quỹ BHXH là một nội dung quan trọng trong hoạt động quản lýBHXH nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ, không thất thoát và đủ để chi trả cho quyền
Trang 22lợi của NLĐ Tuỳ thuộc vào phương thức quản lý của từng nước mà quỹ BHXH chỉ
có một quỹ tập trung duy nhất hay được quản lý dưới dạng các quỹ thành phần,thông thường bao gồm các quỹ sau: Quỹ BHYT, quỹ BHTN, quỹ hưu trí,…
Việc chi trả các chế độ BHXH cũng phụ thuộc vào việc thành lập quỹ BHXHtheo phương thức sau:
- Nếu chỉ thành lập một quỹ tập trung thống nhất thì việc chi trả cũng phảiđảm bảo tính thống nhất theo các nội dung chi Điều này có nghĩa là, tất cả cácnguồn thu BHXH đều được tập trung để hình thành một quỹ duy nhất, sau đó quỹnày được sử dụng để chi trả theo các chế độ, chi quản lý và đầu tư Đây là phươngthức thành lập quỹ rất đơn giản và tác dụng chủ yếu của nó là quản lý quỹ được tậptrung nên dễ dàng điều tiết giữa các chế độ BHXH trong quá trình chi trả
- Nếu quỹ BHXH được hình thành theo 2 loại: Quỹ BHXH ngắn hạn vàquỹ BHXH dài hạn thì việc chi trả và quản lý chi trả sẽ được cụ thể hơn Trong
đó, quỹ BHXH ngắn hạn được sử dụng để chi trả cho các chế độ ngắn hạn như:
ốm đau, thai sản và được cân đối hàng năm; còn quỹ BHXH dài hạn được sửdụng để chi trả cho các chế độ dài hạn như: hưu trí, tử tuất, TNLĐ - BNN vàđược cân đối trong nhiều năm Phương thức này sẽ đảm bảo cho công tác chi trảsát thực tế và đúng mục đích hơn
- Nếu quỹ BHXH được thành lập theo từng chế độ: Quỹ ốm đau, quỹ thaisản, quỹ hưu trí, quỹ TNLĐ - BNN, tức là, mỗi chế độ có thể hình thành một quỹ vàmỗi loại quỹ sẽ được hạch toán độc lập, bảo tồn và tăng trưởng Phương thức này có
ưu điểm là dễ dàng cân đối thu chi, từ đó góp phần xác định mức đóng và mứchưởng trong từng chế độ một cách chính xác Đồng thời, công tác chi trả lại càngtrở nên đơn giản và đúng mục đích bởi vì thu của chế độ nào thì chi ở chế độ đó
Hoạt động của quỹ BHXH là một quá trình bắt đầu từ lúc cơ quan BHXH thuphí từ những người tham gia bảo hiểm cho đến lúc tiến hành chi trả trợ cấp choNLĐ theo các chế độ BHXH Quá trình đó có thể được biểu diễn bằng sơ đồ sau:
Trang 23Sơ đồ 1: Chu trình quỹ của một hệ thống BHXH (điển hình)
1.1.5.3 Đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH
Quỹ BHXH là quỹ tiền tệ độc lập, tập trung, nằm ngoài NSNN Quỹ BHXHđược hình thành chủ yếu từ sự đóng góp bằng tiền của các bên tham gia BHXHnhằm mục đích chi trả cho những người được BHXH và gia đình họ khi họ bị giảmhoặc mất thu nhập do gặp các rủi ro, mất khả năng lao động hoặc mất việc làm
* Đầu tư là yêu cầu khách quan
Do đặc thù người tham gia BHXH đóng phí trong một thời gian dài vàthường là rất lâu sau họ mới được hưởng các chế độ trợ cấp dài hạn (như hưu trí,tuất ), đồng thời số người tham gia đóng phí và hưởng tại một thời điểm thường cóchênh lệch dương (đôi khi khá lớn) nên quỹ BHXH tại một thời điểm nhất định có
Hỗ trợ của Nhà nước Thu nhập từ đầu tư
Trợ cấp dài hạn:
- Mất sức lao động
- Tuổi già
- Tử tuất
Trợ cấp tai nạn lao động:
- Chăm sóc y tế
- Mất sức tạm thời
- Mất sức vĩnh viễn
Trợ cấp thất nghiệp:
- Trợ cấp thất nghiệp
- Trợ cấp bổ sung cho người ăn theo
Trợ cấp gia đình:
- Trợ cấp gia đình
- Trợ cấp khi sinh
đẻ non
Trang 24Mặt khác, quỹ BHXH cũng luôn phải đối mặt với những nguy cơ rủi ro, nhưviệc tính toán mức đóng - mức hưởng của đối tượng không khoa học; những biếnđộng xã hội đặc biệt dẫn đến việc bội chi quỹ; bị giảm giá trị do lạm phát thôngthường, do lạm phát từ các cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội trong nước
và nước ngoài tác động
Những đặc thù đó đòi hỏi quỹ BHXH phải được chú trọng đến hoạt động đầu
tư tăng trưởng để tránh bị bội chi Sự quay vòng bảo toàn và tăng trưởng quỹBHXH là một đặc trưng cơ bản của hoạt động BHXH trong nền kinh tế thị trường.Hoạt động đầu tư quay vòng vốn để bảo toàn và tăng trưởng giá trị quỹ BHXH làmột yêu cầu nhất thiết khách quan, đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển và phát huytác dụng của chính sách BHXH trong việc bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ cho nềnkinh tế phát triển bền vững
* Lợi ích và các hình thức đầu tư của quỹ BHXH
Hoạt động đầu tư trước hết giúp mang lại lợi ích cho chính quỹ BHXH.Thông qua hoạt động đầu tư quỹ BHXH vào các lĩnh vực có khả năng sinh lời củanền kinh tế, nguồn tài chính nhàn rỗi từ quỹ BHXH có thể tạo ra một nguồn tàichính tương đối lớn bổ sung vào quỹ, từ đó tăng quy mô và sức mạnh cho quỹBHXH Mặt khác, quy mô số người tham gia BHXH ngày càng tăng cũng tạo nên
sự tăng trưởng cho quỹ, đảm bảo khả năng chi trả thường xuyên cho các đối tượnghưởng chế độ BHXH
Đối với nền kinh tế, nguồn vốn lớn có được từ tín dụng quỹ BHXH sẽ hỗ trợquan trọng để đầu tư phát triển một số dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước,giúp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế Đặc biệt, trong điều kiện nền kinh tếđang phát triển, nhu cầu vốn cho đầu tư không ngừng tăng nhanh thì bên cạnh việcthu hút các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, việc cung ứng vốn từ nềnkinh tế thông qua các tụ điểm tài chính như quỹ BHXH có ý nghĩa rất quan trọng,nhất là tạo ra sự tự chủ và thế chủ động trong việc phát triển kinh tế đất nước
Mặt khác, thông thường Nhà nước phải hỗ trợ một phần ngân sách Nhà nước
để cân bằng thu - chi quỹ BHXH Quỹ BHXH đầu tư hiệu quả, đem lại một nguồn tàichính không nhỏ sẽ giúp ngân sách nhà nước giảm gánh nặng bù đắp cho quỹ BHXH
Hiện nay, quỹ BHXH thường được đầu tư vào các lĩnh vực như: mua cácloại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu địa phương hoặc trái phiếu công ty; gửi tiếtkiệm ở ngân hàng, mua kỳ phiếu ngân hàng; mua cổ phiếu; cho các công ty vay
Trang 25vốn; trực tiếp liên doanh hoặc uỷ thác kinh doanh; kinh doanh bất động sản Trong
đó, mua trái phiếu chính phủ và gửi ngân hàng là an toàn hơn cả và được hầu hếtcác nước áp dụng
Tuy nhiên, ở những nước có hệ thống BHXH trưởng thành và hệ thống phápluật hoàn chỉnh, Nhà nước một mặt để hệ thống BHXH tự chủ về tài chính, mặtkhác luôn hậu thuẫn để BHXH dám đầu tư vào lĩnh vực có thể ít lãi hơn nhưng cómục tiêu xã hội quan trọng (như cho vay xây dựng các công trình phúc lợi côngcộng, các công trình giáo dục hay chăm sóc sức khoẻ) Một số nước lập ngân hàngriêng trong hệ thống BHXH để đầu tư vào các xí nghiệp với mục tiêu chính là tạocông ăn việc làm
* Nguyên tắc đầu tư của quỹ BHXH
Quá trình đem số dư tạm thời nhàn rỗi của quỹ BHXH đầu tư sinh lời phảituân thủ chặt chẽ những nguyên tắc về an toàn và hiệu quả để hạn chế tối đa rủi
ro Bên cạnh đó, xuất phát từ đặc điểm và mục đích hoạt động của quỹ BHXH,hoạt động đầu tư vốn nhàn rỗi còn phải đảm bảo nguyên tắc thanh khoản và lợiích xã hội
Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hoạt động đầu tư quỹ BHXH là: antoàn (không chỉ bảo toàn được số vốn đầu tư mà còn phải giữ được giá trị thực sựcủa vốn), nhằm trước hết là bảo toàn được quỹ, đảm bảo quyền lợi chính đáng củangười lao động về chi trả BHXH
Nếu hoạt động đầu tư để xảy ra tình trạng không an toàn, gánh nặng sẽ đè lênvai Nhà nước và nguy hại hơn là dẫn đến sự mất ổn định về xã hội - chính trị, mấtlòng tin của người dân
Do hậu quả của việc mất quỹ BHXH là rất nghiêm trọng nên quỹ BHXHkhông được đầu tư vào lĩnh vực rủi ro cao, mạo hiểm lớn; không nên tập trung đầu
tư vào một ít dự án hoặc công trình, mà nên phân tán đầu tư vào nhiều lĩnh vực khácnhau (cả trong nước và nước ngoài) để giảm thiểu rủi ro trong đầu tư Ngoài ra, quỹBHXH cần được Chính phủ ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực có lợi nhuận cao
Nguyên tắc thứ hai: khi đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH là tính hiệu quả.Nguyên tắc này rất quan trọng vì nếu đầu tư không sinh lời thì không thể thực hiệnđược mục tiêu tăng trưởng quỹ, và ảnh hưởng tới độ an toàn của quỹ cũng như khảnăng chi trả trong tương lai Để thực hiện được nguyên tắc này, cần thiết phải xácđịnh được danh mục đầu tư, các lĩnh vực đầu tư chủ yếu Đối với từng dự án đầu tư,
Trang 26phải đánh giá chính xác nhất hiệu quả kinh tế dựa trên một hệ thống các chỉ tiêukhoa học, từ đó mới có được quyết định đầu tư đúng đắn, mang lại lợi nhuận cao
Nguyên tắc thứ ba: là phải chú trọng đến tính thanh khoản của dòng vốn (dễluân chuyển vốn) Quỹ BHXH luôn vận động không ngừng, đó là quá trình tạo lập
và sử dụng quỹ để chi trả cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH Do vậy, đầu tưquỹ vào lĩnh vực nào, dưới hình thức nào cũng phải đảm bảo khả năng chuyển đổicác tài sản đầu tư thành tiền mặt để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ chi trả cho ngườilao động
Thủ tục thanh toán cũng là một vấn đề cần xem xét khi quyết định đầu tư,đảm bảo thủ tục không không quá phức tạp, dẫn đến tồn khoản Ngoài ra, đầu tưtăng trưởng quỹ BHXH còn phải đảm bảo lợi ích kinh tế và xã hội, bởi BHXH làmột chính sách xã hội quan trọng của Nhà nước
Tuỳ theo tính chất và nội dung đầu tư mà các nguyên tắc trên có tầm quantrọng khác nhau Chẳng hạn, khi đầu tư dài hạn thì nguyên tắc “dễ luân chuyểnvốn” không quan trọng bằng nguyên tắc “an toàn” và “hiệu quả” Ngược lại, đầu tưngắn hạn thì nguyên tắc “dễ luân chuyển vốn” phải được ưu tiên hàng đầu
Tóm lại, đầu tư nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH có vai trò quan trọng và góp phần đảm bảo quyền lợi cho người lao động, thực hiện an sinh xã hội Song với sự vận động không ngừng của thực tiễn kinh tế, nội dung và hình thức đầu
tư cần được tiếp tục nghiên cứu để hoạt động đầu tư quỹ BHXH đạt hiệu quả cao nhất, phục vụ sự phát triển bền vững của đất nước
1.2 – CÔNG TÁC CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI DÀI HẠN 1.2.1 Đặc điểm các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn
Như chúng ta đã biết, theo công ước quốc tế Giơnevơ số 102 (1952) của Tổchức lao động quốc tế (ILO), hệ thống các chế độ BHXH bao gồm 9 chế độ sau:Chăm sóc y tế, trợ cấp ốm đau, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi già, trợ cấp tai nạnlao động - bệnh nghề nghiệp, trợ cấp gia đình, trợ cấp sinh đẻ, trợ cấp khi tàn phế,trợ cấp cho người còn sống Trong đó, các chế độ trợ cấp ốm đau, trợ cấp sinh đẻ(thai sản) được gọi là các chế độ BHXH ngắn hạn Còn các chế độ trợ cấp tuổi già(hưu trí), trợ cấp cho người còn sống (tử tuất), TNLĐ - BNN được gọi là các chế độBHXH dài hạn
Đối với các chế độ BHXH ngắn hạn, việc đóng và hưởng BHXH xảy ratrong thời gian ngắn (thường là 1 năm) Vì vậy, đặc trưng của quỹ BHXH ngắn hạn
Trang 27thường là thu của quỹ phải chi trả ngay cho các chế độ, thu đến đâu, chi đến đó,không có kết dư hoặc có một phần kết dư nhưng rất nhỏ để gối đầu cho thời kỳ kếtiếp Hạch toán và cân đối thu chi của quỹ ngắn hạn thường được tiến hành trong 1năm, theo niên độ kế toán từ 1/1 đến 31/12 Số thu trong năm chủ yếu dùng để chitrả ngay trong năm đó.
Khác với các chế độ BHXH ngắn hạn, các chế độ BHXH dài hạn có nhữngđặc điểm sau:
- Quá trình đóng và quá trình hưởng BHXH tương đối độc lập với nhau vàdiễn ra trong khoảng thời gian nhất định Vì vậy, sự cân bằng giữa đóng và hưởngBHXH phải được dàn trải trong cả một thời kỳ dài
- Để được hưởng các chế độ BHXH dài hạn, bản thân NLĐ và NSDLĐ phảitham gia đóng BHXH trong một thời gian dài theo quy định (thường là 15 năm)
- Khi đủ các điều kiện theo quy định, NLĐ và gia đình họ thường đượchưởng trợ cấp trong một thời gian dài
- Số thu trong năm thường không chi hết trong năm đó, quỹ luôn có số dư và
số tiền tạm thời nhàn rỗi đó thường được dùng để đầu tư tăng trưởng quỹ
Từ những đặc điểm cơ bản trên cho thấy việc bảo tồn, tăng trưởng và sửdụng quỹ BHXH dài hạn làm sao để đạt hiệu quả cao nhất và mang lại lợi ích nhiềunhất cho cả NLĐ, NSDLĐ và Nhà nước luôn là vấn đề cần được quan tâm
Ở Việt Nam hiện nay, quy định hệ thống các chế độ BHXH dài hạn bao gồm:chế độ TNLĐ - BNN, hưu trí và tử tuất Nội dung cụ thể của từng chế độ được quyđịnh rõ trong Luật BHXH ban hành ngày 29/6/2006
1.2.2 Công tác chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn
1.2.2.1 Vai trò của công tác chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn
Hiện nay, ở hầu hết các nước trên thế giới, chi trả các chế độ BHXH dài hạnluôn được coi là trọng tâm của công tác chi trả BHXH Bởi lẽ việc chi trả các chế
độ BHXH này liên quan trực tiếp đến cuộc sống của nhóm đối tượng nhạy cảm nhấttrong xã hội Đa số họ đều là những người đã cống hiến rất nhiều cho đất nướctrong khi đang công tác Và sau cả cuộc đời làm việc, họ sống chủ yếu dựa vàokhoản tiền trợ cấp BHXH Vì vậy, công tác chi trả các chế độ BHXH dài hạn cómột vai trò rất quan trọng; ngoài việc nó chính là hoạt động cụ thể, thiết thực nhấtnhằm đảm bảo quyền lợi cho NLĐ, nó còn thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đốivới sự cống hiến của họ cho xã hội
Trang 28Ngoài ra, công tác chi trả các chế độ BHXH dài hạn còn có một số vai trò cụthể như sau:
- Chi trả BHXH là khâu cuối cùng trong việc thực hiện các chế độ BHXH
Vì vậy, tổ chức chi trả BHXH chính là thực hiện các chế độ BHXH, đảm bảo chochính sách BHXH của quốc gia được thực thi; đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọngcủa NLĐ và mục đích của chính sách BHXH, của Nhà nước Bởi suy cho cùng,mục đích cuối cùng của bất kỳ một Nhà nước nào khi thực hiện chính sách BHXHcũng là chi trả, trợ cấp cho NLĐ khi họ gặp phải những sự kiện bảo hiểm, góp phầnđảm bảo cuộc sống cho NLĐ và gia đình họ
- Việc chi trả các chế độ BHXH dài hạn chính là chi trả cho những rủi rokhông mong muốn nhất của con người như: tuổi già, chết… Đây là những vấn đềhết sức nhạy cảm của con người Vì vậy, công tác chi trả các chế độ BHXH dài hạnkhông những có ý nghĩa về mặt vật chất mà nó còn có ý nghĩa về mặt tinh thần
- Trợ cấp các chế độ BHXH dài hạn thường được tiến hành một cách thườngxuyên, trong một thời gian dài vì vậy nó góp phần đảm bảo cuộc sống cho NLĐ vàgia đình họ trong dài hạn Đồng thời quá trình thụ hưởng thường liên quan chặt chẽvới quá trình đóng góp trước đó Vì vậy, việc thực hiện chi trả các chế độ BHXHdài hạn có tác dụng rất lớn đối với cả NLĐ, NSDLĐ và Nhà nước Để được hưởngtrợ cấp BHXH tốt hơn, những NLĐ đang đi làm sẽ tích cực lao động, sáng tạo nhằmnâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tạo thêm nhiều sản phẩm cho nhà máy,nhiều của cải cho xã hội góp phần phát triển kinh tế đất nước Còn NLĐ khi đượchưởng trợ cấp BHXH sẽ có được cuộc sống ấm no, ổn định, càng thêm gắn bó, tintưởng vào chính sách BHXH của Nhà nước
- Chi trả các chế độ BHXH dài hạn chính là nội dung và cũng là mục đíchhoạt động của quỹ BHXH dài hạn Nó còn đảm bảo cho quỹ BHXH dài hạn đượccân đối như bất kỳ một nguồn quỹ nào, có thu thì phải có chi Nhưng bài toán cânđối quỹ BHXH dài hạn luôn là một bài toán cực kì phức tạp
Với vai trò quan trọng như trên thì công tác chi trả các chế độ BHXH dài hạncần được tiến hành một cách thận trọng, chặt chẽ, theo đúng quy định của pháp luật.Ngoài ra, để đảm bảo cho quỹ BHXH dài hạn không bị thâm hụt, việc xác định mứctrợ cấp các chế độ BHXH dài hạn cũng cần phải được dựa trên các căn cứ khoa học,hợp lý, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng nước Đồng thời việc chi trảcũng cần được tiến hành dựa trên những nguyên tắc cụ thể, thống nhất nhằm manglại hiệu quả cao nhất
Trang 291.2.2.2 Cơ sở và nguyên tắc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn
Cơ sở chi trả các chê độ BHXH dài hạn
Việc xác định chi trả trợ cấp các chế độ BHXH dài hạn được dựa vào một số
cơ sở sau:
Một là: Các nhu cầu tối thiểu cần thiết
Mục tiêu của BHXH là nhằm thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của ngườilao động trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm hoặc mất khả nănglao động, mất việc làm Vì vậy, các nhu cầu tối thiểu cần thiết chính là căn cứ đầutiên để xác định mức trợ cấp các chế độ BHXH dài hạn Mức trợ cấp này thườngphải đảm bảo các nhu cầu đó là: nhu cầu về dinh dưỡng, ở, đi lại, khám chữa bệnh,giải trí…vv Tuy nhiên, đối với từng chế độ BHXH dài hạn khác nhau lại cần phảichú trọng các nhu cầu khác nhau:
Đối với chế độ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp: cần quan tâm tới nhu
cầu chăm sóc y tế, nhu cầu dinh dưỡng và một số các nhu cầu cơ bản khác
Đối với chế độ hưu trí: mức trợ cấp cần đáp ứng các nhu cầu cơ bản như: ăn,
ở , đi lại, khám chữa bệnh, giải trí, giao tiếp xã hội, tích luỹ…
Đối với chế độ tử tuất: mức trợ cấp phải đáp ứng được các nhu cầu: mai táng
phí cho người qua đời, trợ cấp mang tính hỗ trợ cho thân nhân gia đình…
Hai là: Tính chất công việc và đặc điểm nơi làm việc
Đây là hai yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và mức độ suy giảm khảnăng lao động của con người Vì vậy, tuỳ theo tính chất công việc (bình thường, nặngnhọc, độc hại…), đặc điểm nơi làm việc (bình thường, vùng sâu, vùng xa…) và môitrường làm việc (bình thường hay ô nhiễm) mà xác định trợ cấp cho phù hợp
Ba là: Mức đóng và thời gian đóng BHXH
Đây là một trong những cơ sở quan trọng nhất để xác định mức trợ cấp cácchế độ BHXH dài hạn Đây là cơ sở để xác định mức độ cống hiến của NLĐ, từ đóxác định được mức độ trợ cấp hợp lý theo đúng nguyên tắc “có đóng - có hưởng,đóng ít - hưởng ít, đóng nhiều - hưởng nhiều” của BHXH Điều này cũng nhằmđảm bảo cân đối thu - chi cho quỹ BHXH, cơ chế tài chính BHXH được bảo đảm
Bốn là: Điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước
Kinh tế chính là nền tảng của BHXH Vì vậy, trợ cấp BHXH phải được điềuchỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi nước, phù hợp với mức thunhập chung của nền kinh tế quốc dân và các trợ cấp xã hội khác
Trang 30 Nguyên tắc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn
Để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ khi tham gia BHXH và để đạt hiệu quả cao,công tác chi trả các chế độ BHXH dài hạn phải tuân theo một số nguyên tắc cơ bảnnhư sau:
Thứ nhất: chi đúng đối tượng
Có thể nói, đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong công tác chi trả các chế
độ BHXH dài hạn Bởi như chúng ta đã biết, trợ cấp cho các chế độ BHXH dài hạnthường là những khoản tiền lớn và trong một thời gian dài cho nên nếu để xảy ra saisót trợ cấp không đúng đối tượng thì hậu quả sẽ là rất lớn Thực hiện đúng nguyêntắc này không những nguồn quỹ BHXH được đảm bảo, hệ thống BHXH được củng
cố mà còn tạo nên sự công bằng, tin tưởng trong nhân dân vào Nhà nước, vào chínhsách BHXH Từ đó góp phần làm cho đất nước ổn định, người người phấn khởi,hăng hái sản xuất, tích cực tham gia BHXH Lợi ích từ điều này có thể nói là rấtlớn Vì vậy, để đảm bảo nguyên tắc này cần làm tốt công tác hồ sơ chế độ, công tácquản lý biến động đối tượng hưởng BHXH
Thứ hai: chi đầy đủ, kịp thời
Đây cũng là một nguyên tắc rất quan trọng Chi đầy đủ, kịp thời ở đây cónghĩa là chi đúng số tiền đối tượng được hưởng, chi đúng lịch trình kế hoạch đặt ra,không gây phiền hà cho đối tượng Nguyên tắc này đảm bảo cho khoản tiền trợ cấpBHXH đến tay đối tượng hưởng kịp thời và đầy đủ nhằm giúp NLĐ và gia đình họ
ổn định cuộc sống một cách nhanh nhất, tránh các hiện tượng tiêu cực Để đảm bảonguyên tắc này, trong công tác chi trả các chế độ BHXH dài hạn cần phải có sự phốihợp chặt chẽ giữa cơ quan BHXH các cấp và các ngành có liên quan Đồng thờicông tác chi trả cũng cần được kiểm tra, kiểm soát thường xuyên
Thứ ba: đảm bảo an toàn về tiền mặt
Công tác chi trả các chế độ BHXH dài hạn thường liên quan tới tiền mặt nênthường xảy ra hiện tượng mất mát, thất thoát Vì vậy, đảm bảo an toàn về tiền mặt
là nguyên tắc quan trọng khi tiến hành chi trả các chế độ BHXH dài hạn
Thứ tư: công tác chi trả các chế độ BHXH dài hạn phải chấp hành đúng chế
độ kế toán, báo cáo thống kê theo quy định của Nhà nước và hệ thống BHXH Vìviệc cân đối thu - chi các chế độ BHXH dài hạn thường được tiến hành trong mộtthời gian dài nên việc chấp hành đúng chế độ kế toán và công tác báo cáo thống kêcàng trở nên quan trọng
Trang 31Trên đây là những nguyên tắc cơ bản trong việc tiến hành chi trả các chế độBHXH dài hạn Nhưng để thực hiện đúng những nguyên tắc này thì công tác quản
lý chi trả các chế độ BHXH dài hạn đóng một vai trò quan trọng Nó cần phải đượctiến hành một cách thường xuyên, liên tục, chặt chẽ từ Trung ương đến địa phương,
từ lập danh sách đối tượng hưởng đến khi chi trả trực tiếp tận tay đối tượng Theo
đó, quá trình chi trả các chế độ BHXH dài hạn cũng cần phải được phân cấp rõ ràng
và phải được tiến hành theo đúng quy trình cụ thể, khoa học nhất
1.2.2.3 Quy trình chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn
Phân cấp chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn
Công tác chi trả các chế độ BHXH dài hạn phụ thuộc rất nhiều vào việc quỹBHXH được hình thành theo phương thức nào: là một quỹ tập trung thống nhất; haychia thành 2 loại là quỹ BHXH ngắn hạn và quỹ BHXH dài hạn; hay được thành lậptheo từng chế độ Song dù là quỹ BHXH được thành lập theo phương thức nào đichăng nữa thì cùng với các chế độ BHXH khác, công tác chi trả các chế độ BHXHdài hạn cũng được phân thành 3 cấp:
Cấp Trung ương: Đây là cấp cao nhất có bộ máy tổ chức hoàn lớn nhất.
Nhiệm vụ ở cấp này là phải bao quát toàn bộ hoạt động chi trả trong toàn hệ thống,đồng thời giải quyết các tranh chấp và vi phạm lớn xảy ra trong công tác chi trả Đểquản lý hoạt động chi trả, ở cấp Trung ương thường có ban quản lý chi trả
Cấp khu vực: Tại bất kỳ một nước nào khi triển khai thực hiện chính sách
BHXH cho NLĐ cũng phải có cơ quan BHXH cấp khu vực hay còn gọi là cấp tỉnh
Ở cấp này thường có phòng quản lý chi trả để quản lý hoạt động chi trả trong toànkhu vực Đối với công tác chi trả, nhiệm vụ của cơ quan BHXH cấp khu vực là:
Đối với các khu vực có cơ quan BHXH cấp địa phương: cơ quan BHXH cấpkhu vực có nhiệm vụ bao quát chung, quản lý, điều hành, kiểm tra, giám soát việcchi trả ở các cơ quan BHXH cấp địa phương; trực tiếp tham gia chi trả trong nhữngtrường hợp không thuộc thẩm quyền của cơ quan BHXH cấp địa phương; tư vấn, hỗtrợ, giúp đỡ các cơ quan BHXH cấp địa phương trong công tác chi trả
Đối với các khu vực không có cơ quan BHXH cấp địa phương: Ở những khuvực có quy mô đối tượng nhỏ, điều kiện địa lý khó khăn, điều kiện kinh tế - xã hộicòn nghèo nàn thì việc xây dựng các cơ quan quản lý cấp địa phương là không phùhợp và không hiệu quả Vì vậy, lúc này, ngoài chức năng và nhiệm vụ của mình, cơquan BHXH cấp khu vực còn phải hoạt động như một cơ quan BHXH cấp địa
Trang 32phương Nó phải thực hiện quản lý nghiệp vụ đối với tất cả các đối tượng trong khuvực, tổ chức công tác chi trả trợ cấp cho các đối tượng hưởng.
Cấp địa phương (cấp huyện, thành phố, thị xã…): Đây là cấp cuối cùng
trong bộ máy quản lý chi trả BHXH từ Trung ương tới địa phương Nhiệm vụ củacấp này là thực hiện chi trả các chế độ BHXH cho đối tượng hưởng; có tráchnhiệm đảm bảo an toàn tiền mặt; chấp hành đúng chế độ kế toán, báo cáo thốngkê; quản lý chặt chẽ tình hình tăng, giảm đối tượng hưởng BHXH và số tiền chitrả theo đúng quy định của Nhà nước và hệ thống BHXH Cơ quan BHXH cấpđịa phương thường có bộ phận chi trả để thực hiện công tác chi trả cho các đốitượng trên địa bàn
Quy trình chi trả các chế độ BHXH dài hạn
Với việc phân cấp chi trả như trên thì quy trình chi trả các chế độ BHXH dàihạn được tiến hành như sau:
Ở cấp Trung ương: Căn cứ vào các quy định của Nhà nước, hàng năm cơ
quan BHXH cấp Trung ương hướng dẫn, tổ chức xét duyệt và thông báo dự toánkinh phí cho các chế độ BHXH dài hạn cho BHXH cấp khu vực; tiến hành lập dựtoán chi cho các chế độ BHXH dài hạn cho toàn bộ hệ thống Dự toán chi cho toàn
bộ hệ thống được lập trên cơ sở tổng hợp dự toán chi của các cơ quan BHXH cấpkhu vực Sau khi dự toán kinh phí chi được cơ quan Nhà nước cấp trên phê duyệt,BHXH cấp Trung ương tổ chức việc cấp kinh phí cho các cơ quan BHXH cấp khuvực; tiến hành hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chi trả của BHXH cấpkhu vực và báo cáo tình hình cho cơ quan Nhà nước cấp trên
Ở cấp khu vực: Hàng năm, cơ quan BHXH cấp khu vực tiến hành lập dự
toán kinh phí chi trả các chế độ BHXH dài hạn cho đối tượng trên địa bàn quản lýtheo hướng dẫn của BHXH cấp Trung ương Đồng thời, hướng dẫn BHXH địaphương lập dự toán, xét duyệt và thông báo dự toán chi các chế độ BHXH dài hạncho BHXH địa phương Dự toán chi của BHXH khu vực được lập trên cơ sở tổnghợp dự toán chi của BHXH các địa phương và số chi trực tiếp do BHXH khu vựcđảm nhận Tổ chức nhận, quản lý và cấp kinh phí cho BHXH địa phương để tiếnhành chi trả cho đối tượng Đồng thời hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác chi trảcủa các cơ quan BHXH cấp địa phương và báo cáo lên cơ quan BHXH cấp Trungương; giải quyết các tranh chấp, vi phạm xảy ra trong công tác chi trả Trực tiếp chitrả cho các đối tượng trong những trường hợp không thuộc thẩm quyền của BHXHđịa phương hoặc ở những khu vực không có BHXH cấp địa phương
Trang 33Ở cấp địa phương: Theo hướng dẫn của BHXH cấp khu vực, hàng năm
BHXH địa phương lập dự toán kinh phí chi các chế độ BHXH dài hạn cho cả nămrồi gửi lên BHXH cấp khu vực Tiếp nhận kinh phí cùng danh sách các đối tượngđược hưởng trợ cấp BHXH dài hạn, tiến hành tổ chức chi trả cho các đối tượng theodanh sách do cơ quan BHXH cấp khu vực chuyển xuống Từ kết quả thực chi lậpcác danh sách, các báo cáo tài chính theo quy định và chuyển lên cơ quan BHXHcấp khu vực một cách đầy đủ, kịp thời, nhanh chóng và chính xác
1.2.2.4 Phương thức và cơ sở vật chất phục vụ chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn
Phương thức chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội dài hạn
Việc tổ chức chi trả các chế độ BHXH thường do cơ quan BHXH cấp địaphương thực hiện và có rất nhiều phương thức chi trả khác nhau: chi trả trực tiếp tậntay đối tượng hưởng BHXH; chi trả trực tiếp cho đối tượng hưởng thông qua hệthống ngân hàng, bưu điện; chi trả gián tiếp qua NSDLĐ, qua các tổ chức bảo hiểmthương mại, các cá nhân, các cơ quan Nhà nước cấp cơ sở…vv
Do đặc điểm của các chế độ BHXH ngắn hạn là chỉ phát sinh trong thời gianlàm việc của NLĐ và thường chỉ áp dụng với những đối tượng có quan hệ lao động.Cho nên, chi trả gián tiếp thông qua NSDLĐ là phương thức chi trả chủ yếu và hiệuquả nhất Khác với các chế độ BHXH ngắn hạn, các chế độ BHXH dài hạn thườngđược áp dụng với tất cả mọi đối tượng (cả những đối tượng không có quan hệ laođộng) và nhiều trường hợp phát sinh ngoài thời gian làm việc (như hưu trí) vì vậy
sử dụng phổ biến các phương thức chi trả sau đây:
- Chi trả trực tiếp tận tay đối tượng hưởng BHXH: là việc cơ quan BHXHtrực tiếp chi trả cho đối tượng hưởng ngay tại văn phòng cơ quan BHXH hoặc cơquan BHXH cử cán bộ xuống địa bàn quản lý để tiến hành chi trả trợ cấp Ưu điểmcủa phương thức này là cơ quan BHXH dễ dàng quản lý được đối tượng hưởng,nắm bắt nhanh chóng những biến động về đối tượng; tiếp xúc trực tiếp với đốitượng để hiểu được những tâm tư, nguyện vọng của từng đối tượng, tuyên truyền,giáo dục cho đối tượng về chính sách BHXH Bên cạnh đó, hạn chế của phươngthức này là cần một số lượng cán bộ chi trả lớn làm cho chi phí quản lý tăng lên,làm giảm hiệu quả của công tác chi trả
Trang 34- Chi trả trực tiếp cho đối tượng hưởng BHXH thông qua hệ thống tài khoản
cá nhân ATM, hệ thống bưu điện… Hiện nay, có thể nói đây là phương thức chi trảcác chế độ BHXH dài hạn hiệu quả nhất và được áp dụng phổ biến ở nhiều nướctrên thế giới (Mỹ, Canada…) Phương thức này có ưu điểm là an toàn, nhanh chóng,tiện lợi, tiết kiệm chi phí đem lại hiệu quả chi trả cao Song nó chỉ có thể áp dụng tạinhững nước có cơ sở hạ tầng phát triển; hệ thống ngân hàng - tài chính, bưu điện…được sử dụng phổ biến và hệ thống BHXH tiên tiến
- Chi trả gián tiếp qua đại diện chi trả mà cơ quan BHXH ký hợp đồng, nhưcác tổ chức bảo hiểm thương mại, các cá nhân, các cơ quan Nhà nước cấp cơ sở…Đây cũng là một phương thức được sử dụng phổ biến và nó rất phù hợp với các loạitrợ cấp định kỳ dài hạn Phương thức này có rất nhiều ưu điểm như tiết kiệm chiphí, đạt hiệu quả cao trong quá trình chi trả Bên cạnh đó nó cũng có nhiều nhượcđiểm như khó nắm bắt tình hình thực tế của quá trình chi trả; khó kịp thời giải quyếtđược những tranh chấp, vi phạm xảy ra trong khi chi trả; không nắm bắt được biếnđộng của đối tượng một cách kịp thời làm thất thoát nguồn quỹ BHXH…
Mỗi nước, mỗi hệ thống BHXH cần lựa chọn cho mình những phương thứcchi trả các chế độ BHXH dài hạn phù hợp, hiệu quả và có thể căn cứ vào một số cơ
sở sau:
- Nguyện vọng của đối tượng hưởng;
- Điều kiện cơ sở hạ tầng của đất nước;
- Mức độ phù hợp của chi phí;
- Sự thuận tiện của cơ quan BHXH ;
- Sự phát triển của hệ thống BHXH…
Cơ sở vật chất phục vụ chi trả các chế độ BHXH dài hạn
Với mục tiêu “chi đúng, chi đủ, kịp thời và an toàn” thì vấn đề đảm bảo cơ
sở vật chất phục vụ cho công tác chi trả luôn được cơ quan BHXH hết sức quantâm Hiện nay, để tiến hành công tác chi trả các chế độ BHXH dài hạn, BHXHThành phố Vinh đã trang bị cho bộ phận chi trả các cơ sở vật chất sau: 4 văn phònglàm việc (gồm 3 phòng kế toán và 1 phòng quỹ) khang trang với đầy đủ tiện nghi,trang thiết bị như bàn, ghế, tủ đựng tài liệu, máy vi tính, máy điều hoà nhiệt độ …
cơ bản đáp ứng được nhu cầu phục vụ công tác chi trả các chế độ BHXH dài hạn.Đặc biệt, để đảm bảo an toàn, chống mất mát, thất thoát tiền mặt trong quá trình chi
Trang 35trả, phòng quỹ còn được trang bị thêm 2 két sắt đựng tiền, 2 máy đếm tiền tự động.
Ngoài ra, để phục vụ công tác chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàngtháng tại các phường, xã, bộ phận chi trả các chế độ BHXH dài hạn còn được trang
bị 1 xe ô tô để vận chuyển tiền đến các địa điểm chi trả và các vật dụng khác nhưtúi, hòm đựng tiền mặt để chi trả…vv
Hiện nay, để thuận tiện cho việc chi trả các chế độ BHXH dài hạn, nhiều cơquan BHXH đã thực hiện thanh toán chi trả qua hệ thống ATM Hệ thống ATMngày càng phát triển rộng rãi trên cả nước và rất thuận tiện cho cả người lao độnglẫn cán bộ nhân viên BHXH Ngoài ra, năm 2012 nhiều cơ quan BHXH còn liên kếtvới hệ thống bưu điện để chi đúng, chi đủ, chị kịp thời cho người lao động
Trang 36CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI DÀI HẠN Ở BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ VINH GIAI ĐOẠN 2007 – 2011
2.1 – VÀI NÉT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ VINH
2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển
Qúa trình hình thành
Căn cứ Nghị định số 19/CP ngày 16/02/1995 của Chính phủ về việc thànhlập Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Quyết định số 16 QĐ/TC-CB ngày 15/06/1995của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam về việc thành lập BHXH tỉnh và quy địnhchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BHXH tỉnh ngày 16/07/1995 Giám đốc BHXHtỉnh Nghệ An đã ra quyết định số 02 QĐ/TC-CB về việc thành lập Bảo hiểm xã hộicác huyện, thành phố, thị xã Theo đó, BHXH Thành phố Vinh được thành lập
Lúc đó, BHXH Thành phố Vinh được thành lập trên cơ sở bộ phận đang trựctiếp làm công tác BHXH của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố
để giúp Giám đốc BHXH tỉnh Nghệ An thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được Nhànước quy định BHXH Thành phố Vinh là đơn vị thuộc BHXH tỉnh Nghệ An, có tưcách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, có trụ sở đóng tại thành phố Vinh,chịu sự quản lý hành chính Nhà nước trên địa bàn thành phố và sự chỉ đạo trực tiếp,toàn diện của BHXH tỉnh Nghệ An
Sau này, thực hiện Nghị định số 100/2002/NĐ-CP ngày 06/12/2002 củaChính phủ về việc chuyển giao BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam, cùng vớicác cơ quan BHXH khác trên cả nước, BHXH Thành phố Vinh đã tiếp nhận thêmnhiệm vụ thực hiện chính sách BHYT Là một cơ quan BHXH cấp địa phương nênBHXH Thành phố Vinh có các chức năng và nhiệm vụ sau:
- Xây dựng kế hoạch thu - chi BHXH, BHYT quý, năm trên cơ sở số lượngđối tượng hưởng BHXH, BHYT và dự kiến tăng giảm đối tượng do các đơn vị sửdụng lao động lập các cơ sở khám chữa bệnh gửi đến theo hướng dẫn của BHXHtỉnh Nghệ An và BHXH Việt Nam
Trang 37- Thu, nộp kịp thời nguồn thu BHXH, BHYT từ các đối tượng tham giaBHXH, BHYT vào tài khoản BHXH tỉnh Nghệ An.
- Hàng tháng lập dự toán chi BHXH, BHYT theo hướng dẫn của BHXH tỉnhNghệ An và BHXH Việt Nam; cấp phát cho đối tượng hưởng các chế độ BHXH,BHYT trên địa bàn quản lý
- Phối hợp với các phòng chuyên môn thuộc BHXH tỉnh Nghệ An để xétduyệt, tổng hợp, đánh giá thực hiện kế hoạch thu, chi BHXH, BHYT hàng quý, nămthuộc địa bàn quản lý gửi BHXH tỉnh Nghệ An
- Thực hiện chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tiêu tài chính, chế độ kếtoán của đơn vị theo quy định của Bộ tài chính, BHXH tỉnh Nghệ An và BHXHViệt Nam;
- Theo dõi, lưu trữ, quản lý chứng từ sổ sách kế toán theo quy định của
a Giai đoạn trước khi Luật BHXH Việt Nam ra đời (1995 - 2007)
Để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình, căn cứ Quyết định số 140/QĐ-BHXH-TCCB ngày 03/10/1995 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam về quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương và căn
cứ vào đặc điểm tình hình của đơn vị, BHXH Thành phố Vinh được tổ chức thành 3
bộ phận là bộ phận kế hoạch tài chính; bộ phận quản lý thu và bộ phận chế độ chính
sách Khi mới thành lập, toàn đơn vị chỉ có 10 cán bộ từ Phòng LĐTB - XH chuyển
sang và đa số có trình độ trung cấp Nhưng đến năm 1998 số lượng cán bộ đã tănglên 16 người và năm 2002 là 26 người
Khi BHYT được sát nhập vào BHXH Việt Nam, BHXH Thành phố Vinhcũng như các cơ quan BHXH khác trong cả nước tiếp nhận thêm nhiệm vụ mới làthực hiện chính sách BHYT Và để tạo điều kiện cho đơn vị chủ động về hoạt động,tăng hiệu quả, chất lượng công tác nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trongtình hình mới, căn cứ vào Quyết định số 1620/2002/QĐ-BHXH-TCCB ngày17/12/2002 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam về chức năng, nhiệm vụ, quyền
Trang 38hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương, cơ cấu bộ máy tổ chức của BHXHThành phố Vinh đã được thay đổi theo hướng ngày càng phù hợp, hiệu quả và hoànthiện hơn, bao gồm 6 bộ phận chuyên môn là:
b Giai đoạn sau khi Luật BHXH Việt Nam ra đời (từ năm 2007 đến nay)
Ngay khi Luật BHXH có hiệu lực (năm 2007), BHXH thành phố Vinh đãtham mưu với UBND Thành phố có sự chỉ đạo, quán triệt tới các Sở, ban Ngành,các đơn vị sử dụng lao động nghiêm túc thực hiện Luật BHXH và các văn bảnhướng dẫn Nhiều chương trình phối hợp giữa BHXH thành phố với các cơ quantruyền thông, các Sở, Ngành, đoàn thể được ký kết nhằm tạo điều kiện đưa các quyđịnh của Luật BHXH đến mọi đối tượng
Nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHXHmang lại hiệu quả tích cực, như: tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đạichúng, tổ chức in và phát hành miễn phí các loại ấn phẩm tuyên truyền, tổ chức tậphuấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác BHXH tại các đơn vị, tổ chức các buổi đốithoại trực tiếp với người sử dụng lao động trên địa bàn…Sau 5 năm triển khai thựchiện Luật BHXH, chính sách BHXH từng bước đi vào cuộc sống, nhận thức củađơn vị sử dụng lao động, người lao động về nghĩa vụ, quyền lợi khi tham giaBHXH cũng được nâng lên rõ rệt Năm 2011 BHXH thành phố đã thực hiện phâncấp cấp sổ BHXH về các phường, đáp ứng kịp thời yêu cầu cấp sổ BHXH choNLĐ Hiện toàn thành phố đã cấp 18.106 sổ BHXH cho người lao động, đạt 94,7%
Trang 39Công tác chi trả các chế độ BHXH được thực hiện đầy đủ, kịp thời và ngàycàng thuận lợi hơn so với trước đây Từ năm 2011 thực hiện chỉ đạo của BHXHViệt Nam, BHXH tỉnh Nghệ An, BHXH thành phố đã áp dụng mô hình một cửatrong tiếp nhận và giải quyết hồ sơ, giảm bớt các thủ tục, rút ngắn thời gian giảiquyết chế độ chính sách cho NLĐ Trong quá trình chi trả lương hưu trợ cấp BHXHcũng có những thay đổi tích cực, ngoài hình thức chi trả trực tiếp, ký hợp đồng chitrả với đại diện chi trả tại các xã phường thị trấn như trước đây, BHXH thành phốVinh bước đầu thực hiện chi trả qua tài khoản ngân hàng - thẻ ATM, đảm bảo chitrả kịp thời góp phần ổn định đời sống cho người thụ hưởng Năm 2011, BHXHthành phố Vinh đã giải quyết trên 5.713 lượt hưởng chế độ BHXH tăng 272,5% sovới năm 2007 (năm 2007 là 2.030 lượt) với tổng số tiền chi trợ cấp trên 102 tỷ đồngtrong đó 110 trường hợp chi trả qua ATM với hơn 221 triệu đồng/tháng
Kể từ năm 2007 khi Luật BHXH Việt Nam ra đời, dưới sự hướng dẫn chỉđạo của cơ quan BHXH Tỉnh cũng như cơ quan BHXH Việt Nam, BHXH Thànhphố Vinh đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác cán bộ đối với việc thựchiện nhiệm vụ chuyên môn Trong những năm qua BHXH Thành phố đã khôngngừng bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị và nghiệp vụ chuyên sâu cho cán bộcông nhân viên chức trong cơ quan Tính đến năm 2011, số cán bộ công nhân viênchức đang công tác tại đơn vị là 41 người, trong đó:
- Số cán bộ có trình độ đại học là: 24 người chiếm : 59%
- Số cán bộ có trình độ cao đẳng là: 7 người chiếm: 17%
- Số cán bộ có trình độ trung cấp là: 10 người chiếm: 24%
- Số cán bộ là Đảng viên có 29 đồng chí, chiếm gần 71%
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy
BHXH Thành phố Vinh là cơ quan bảo hiểm cấp huyện do đó, theo quy định chung của Chính phủ và BHXH Việt Nam nó chịu sự quản lý trực tiếp của BHXH cấp tỉnh tức BHXH tỉnh Nghệ An và phòng LĐ&TBXH Thành phố Vinh Cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan BHXH Thành phố Vinh gồm có một giám đốc, hai phó giám độc và 6 phòng ban được thể hiện trong sơ đồ sau:
Trang 40Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức bộ máy tại BHXH TP Vinh:
Phòng chế
độ chính sách
Phòng giám định chi
Phòng BHYT tự nguyện
Phòng quản lý hồ sơ
( Nguồn: BHXH Thành phố Vinh - Tỉnh Nghệ An)
Cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ quan BHXH Thành phố Vinh gồm có 1 giámđốc, 2 phó giám đốc và 6 phòng ban Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban cụthể sau:
Giám đốc: là người đứng đầu cơ quan BHXH Thành phố, bao quát, đồng
thời chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của cơ quan mình trước BHXH cấp trên vàcác cơ quan, tổ chức như UBND Thành phố trực tiếp chỉ đạo các phòng, ban, bộphận thực hiện các nghiệp vụ về BHXH
Phó giám đốc: là người đảm nhiệm trách nhiệm thứ hai sau giám đốc,
đồng thời thay mặt Giám đốc giải quyết các vấn đề khi Giám đốc vắng mặt.
Phòng Kế hoạch - Tài chính: có chức năng giúp giám đốc BHXH Thành phố
thực hiện công tác kế hoạch và quản lý tài chính; tổ chức hạch toán, kế toán theoquy định của pháp luật
Phòng Thu: có chức năng giúp Giám đốc BHXH Thành phố quản lý và tổ chức
thực hiện công tác thu BHXH bắt buộc, thu BHXH tự nguyện, thu BHTN ( gọi chung
là bảo hiểm xã hội), thu bảo hiểm y tế bắt buộc, thu bảo hiểm y tế tự nguyện (gọi chung
là bảo hiểm y tế) của các đối tượng tham gia theo quy định của pháp luật
Phòng chế độ bảo hiểm xã hội: có chức năng giúp giám đốc BHXH Thành
phố giải quyết các chế độ BHXH, bảo BHTN; quản lý đối tượng hưởng các chế độ