1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Dầu Khí Toàn Cầu (GP.Bank) – Chi nhánh Thăng Long.

52 573 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 660,5 KB

Nội dung

Tình hình kinh tế thếgiới cũng như tại Việt Nam vẫn chưa có nhiều dấu hiệu khởi sắc, nền kinh tế vẫn đangtrong thời kỳ khó khăn sau khủng hoảng dẫn đến tình hình khó khăn chung của cácdo

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn Th.s Đoàn Đức Minh, chuyên viên cao cấp Trần Văn

Trung trong thời gian qua đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để em hoàn thành khóa luận này

Em cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo khoa tài chính - ngân hàng trường Đại họcĐại Nam đă trang bị cho em rất nhiều kiến thức trong thời gian học tập và nghiên cứutại trường để em có thể làm tốt khóa luận này

Ngoài ra, em cũng chân thành cảm ơn anh Ngô Anh Tú phó giám đốc chi nhánhcùng toàn thể các anh chị trong phòng quan hệ khách háng chi nhánh GP.Bank –Thăng Long trong thời gian thực tập đã tạo điều kiện tốt nhất cũng như rất nhiệt tìnhgiúp đỡ để em hoàn thành tốt khóa thực tập cũng như khóa luận của mình

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU V

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

LÝ THUYẾT CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGẮN HẠN 3

1.1.NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGẮN HẠN 3 1.1.1 Khái niệm 3

1.1.2 Đặc điểm của tín dụng ngắn hạn 3

1.1.3.Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với các DNV&N 3

1.2.CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ: 4 1.2.1 Cho vay từng lần 5

1.2.2 Cho vay theo hạn mức tín dụng 5

1.2.3 Cho vay theo dự án đầu tư 5

1.2.4 Cho vay hợp vốn 5

1.2.5 Cho vay trả góp 6

1.2.6 Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng 6

1.2.7 Cho vay theo hạn mức thấu chi 6

1.2.8 Các hình thức cho vay khác 6

1.3.QUY TRÌNH TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 6 1.4.1 Các chỉ tiêu định tính 7

1.4.1.1 Bảo đảm các nguyên tắc vay vốn 7

1.4.1.2 Quá trình thẩm định tín dụng 7

1.4.1.3 Các chỉ tiêu dịnh tính khác 7

1.4.2 Các chỉ tiêu định lượng 7

1.4.2.1 Doanh số cho vay 7

1.4.2.2 Doanh số thu nợ 8

1.4.2.3 Dư nợ tín dụng 8

1.4.2.4 Tốc độ luân chuyển vốn của chi nhánh 8

1.4.2.5 Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn 8

1.4.2.6 Nhóm chỉ tiêu về nợ quá hạn 8

1.4.2.7 Chỉ tiêu về khả năng thu nợ 9

1.5.1 Các nhân tố chủ quan 9

1.5.1.1 Từ phía ngân hàng và chi nhánh 9

1.5.1.2 Từ phía DNV&N 9

1.5.1.3 Về tài sản đảm bảo 9

1.5.2 Các nhân tố khách quan 10

1.5.2.1.Môi trường kinh tế 10

1.5.2.2.Môi trường pháp lý 10

1.5.2.3 Môi trường chính trị - xã hội 10

1.5.2.4 Chủ trương, chính sách của Nhà nước 10

1.5.2.5 Môi trường tự nhiên 11

2.1.2.1 Tình hình huy động vốn: 16

2.1.2.3 Kết quả kinh doanh 18

18

2.1.3 Tổng quan về chi nhánh GP.Bank - Thăng Long: 19

2.2.1.1 Đảm bảo nguyên tắc vay vốn: 20

2.2.1.2 Thẩm định cho vay 21

2.2.1.3 Năng lực, trình độ của cán bộ tín dụng 21

2.2.1.4 Trình độ công nghệ, cơ sở vật chất của ngân hàng 22

2.2.1.5 Các chỉ tiêu định tính khác: 22

2.2.2.2 Doanh số thu nợ 25

2.2.2.3 Dư nợ tín dụng: 26

2.2.2.4 Tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng 28

2.2.2.5 Chỉ tiêu sử dụng vốn 28

Đơn vị: Tỷ đồng 28

2.2.2.6 Tình hình dư nợ quá hạn 29

2.2.2.7 Tỷ lệ thu hồi nợ 30

Đơn vị: Tỷ đồng 30

2.2.3 Các kết quả đạt được của GP.Bank – Chi nhánh Thăng Long 31

2.2.3.1 Đối với các DNV&N 31

ii

Trang 3

2.2.3.2 Đối với chi nhánh 31

2.2.3.3 Hạn chế và nguyên nhân 32

CHƯƠNG III 35

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG 35

NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DNV&N TẠI NHTMCP DẦU KHÍ 35

TOÀN CẦU (GP.BANK ) – CHI NHÁNH THĂNG LONG 35

3.2 CÁC GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNV&N TẠI GP.BANK – CHI NHÁNH THĂNG LONG: 36 3.2.1 Công tác huy động vốn 36

3.2.2 Những đề xuất và giải pháp cho hoạt động tín dụng 36

3.2.2.1 Về chính sách lãi suất 36

3.2.2.2 Về phương thức vay vốn 37

3.2.2.3 Về chính sách đảm bảo tiền vay 37

3.2.2.4 Về tổ chức công tác phân tích tín dụng 38

3.2.2.5 Về quy trình thẩm định cho vay 38

3.2.2.6 Tăng cường hiệu lực của bộ máy kiểm tra giám sát 39

3.2.3 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 39

3.2.4 Những giải pháp về công nghệ 39

3.2.5 Giải pháp về xây dựng chiến lược khách hàng 40

3.2.6 Giải pháp về quản trị rủi ro 40

3.3.1 Đối với Nhà Nước 41

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước 42

KẾT LUẬN 45

iii

Trang 4

DANH MỤC KÝ TỰ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt Nguyên văn

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

SƠ ĐỒ DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU V

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

LÝ THUYẾT CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGẮN HẠN 3

1.1.NHỮNG ĐIỀU CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGẮN HẠN 3 1.1.1 Khái niệm 3

1.1.2 Đặc điểm của tín dụng ngắn hạn 3

1.1.3.Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với các DNV&N 3

1.2.CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ: 4 1.2.1 Cho vay từng lần 5

1.2.2 Cho vay theo hạn mức tín dụng 5

1.2.3 Cho vay theo dự án đầu tư 5

1.2.4 Cho vay hợp vốn 5

1.2.5 Cho vay trả góp 6

1.2.6 Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng 6

1.2.7 Cho vay theo hạn mức thấu chi 6

1.2.8 Các hình thức cho vay khác 6

1.3.QUY TRÌNH TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 6 1.4.1 Các chỉ tiêu định tính 7

1.4.1.1 Bảo đảm các nguyên tắc vay vốn 7

1.4.1.2 Quá trình thẩm định tín dụng 7

1.4.1.3 Các chỉ tiêu dịnh tính khác 7

1.4.2 Các chỉ tiêu định lượng 7

1.4.2.1 Doanh số cho vay 7

1.4.2.2 Doanh số thu nợ 8

1.4.2.3 Dư nợ tín dụng 8

1.4.2.4 Tốc độ luân chuyển vốn của chi nhánh 8

1.4.2.5 Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn 8

1.4.2.6 Nhóm chỉ tiêu về nợ quá hạn 8

1.4.2.7 Chỉ tiêu về khả năng thu nợ 9

1.5.1 Các nhân tố chủ quan 9

1.5.1.1 Từ phía ngân hàng và chi nhánh 9

1.5.1.2 Từ phía DNV&N 9

1.5.1.3 Về tài sản đảm bảo 9

1.5.2 Các nhân tố khách quan 10

1.5.2.1.Môi trường kinh tế 10

1.5.2.2.Môi trường pháp lý 10

1.5.2.3 Môi trường chính trị - xã hội 10

1.5.2.4 Chủ trương, chính sách của Nhà nước 10

1.5.2.5 Môi trường tự nhiên 11

2.1.2.1 Tình hình huy động vốn: 16

2.1.2.3 Kết quả kinh doanh 18

18

2.1.3 Tổng quan về chi nhánh GP.Bank - Thăng Long: 19

2.2.1.1 Đảm bảo nguyên tắc vay vốn: 20

2.2.1.2 Thẩm định cho vay 21

2.2.1.3 Năng lực, trình độ của cán bộ tín dụng 21

2.2.1.4 Trình độ công nghệ, cơ sở vật chất của ngân hàng 22

2.2.1.5 Các chỉ tiêu định tính khác: 22

2.2.2.2 Doanh số thu nợ 25

2.2.2.3 Dư nợ tín dụng: 26

2.2.2.4 Tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng 28

2.2.2.5 Chỉ tiêu sử dụng vốn 28

Đơn vị: Tỷ đồng 28

2.2.2.6 Tình hình dư nợ quá hạn 29

2.2.2.7 Tỷ lệ thu hồi nợ 30

Đơn vị: Tỷ đồng 30

v

Trang 6

2.2.3 Các kết quả đạt được của GP.Bank – Chi nhánh Thăng Long 31

2.2.3.1 Đối với các DNV&N 31

2.2.3.2 Đối với chi nhánh 31

2.2.3.3 Hạn chế và nguyên nhân 32

CHƯƠNG III 35

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG 35

NGẮN HẠN ĐỐI VỚI DNV&N TẠI NHTMCP DẦU KHÍ 35

TOÀN CẦU (GP.BANK ) – CHI NHÁNH THĂNG LONG 35

3.2 CÁC GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNV&N TẠI GP.BANK – CHI NHÁNH THĂNG LONG: 36 3.2.1 Công tác huy động vốn 36

3.2.2 Những đề xuất và giải pháp cho hoạt động tín dụng 36

3.2.2.1 Về chính sách lãi suất 36

3.2.2.2 Về phương thức vay vốn 37

3.2.2.3 Về chính sách đảm bảo tiền vay 37

3.2.2.4 Về tổ chức công tác phân tích tín dụng 38

3.2.2.5 Về quy trình thẩm định cho vay 38

3.2.2.6 Tăng cường hiệu lực của bộ máy kiểm tra giám sát 39

3.2.3 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 39

3.2.4 Những giải pháp về công nghệ 39

3.2.5 Giải pháp về xây dựng chiến lược khách hàng 40

3.2.6 Giải pháp về quản trị rủi ro 40

3.3.1 Đối với Nhà Nước 41

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước 42

KẾT LUẬN 45

vi

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với xu hướng đổi mới của nền kinh tế và lại nằm ở trong một trong nhữngkhu vực năng động trên thế giới Điều đó đòi hỏi chúng ta phải cực kỳ năng động vàlinh hoạt để tiếp thu những thành tựu tiên tiến cũng như kinh nghiệm phát triển của cácnước trên thế giới Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới biến động khôngngừng, đặc biệt trong giai đoạn từ 2008 đến cuối năm 2010 là giai đoạn chuyển giaocủa một thời kỳ kinh tế toàn cầu Đây là thời kỳ mà khủng hoảng kinh tế diễn ra vàảnh hưởng rất nhiều tới nền kinh tế thế giới mà trong đó những nước có nền kinh tếlớn mạnh đều chụi ảnh hưởng và hậu quả của nó rất nặng nề Việt Nam của chúng tacũng chụi ít nhiều ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng toàn cầu đó Với thực tại ViệtNam với đa số là các doanh nghiệp nhỏ và vừa do đó các doanh nghiệp nhỏ và vừa làđối tượng bị thiệt hại nhiều nhất trong đợt khủng hoảng này vì khả năng về vốn bị hạnchế do quy mô Vì lẽ đó mà họ chính là những đối tượng cần nhiều vốn để có thế vượtqua cuộc khủng hoảng này mà không phải chịu phá sản Hiện nay, đa số các doanhnghiệp thuộc loại vừa và nhỏ chính là các khách hàng chủ yếu của các ngân hàngthương mại Do vậy để các ngân hàng có thể cũng cấp các nguồn ngắn hạn, trung hạnhay dài hạn thì các ngân hàng dựa vào rất nhiều yếu tố mới có thể ra một quyết địnhcho 1 khoản tín dụng Vì lẽ đó mà chất lượng của một khoản vay như thế nào để tránhđược nhiều rủi ro nhất luôn được các ngân hàng rất quan tâm Tình hình kinh tế thếgiới cũng như tại Việt Nam vẫn chưa có nhiều dấu hiệu khởi sắc, nền kinh tế vẫn đangtrong thời kỳ khó khăn sau khủng hoảng dẫn đến tình hình khó khăn chung của cácdoanh nghiệp và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng thì chất lượng của một khoảntín dụng lại càng được quan tâm nhiều hơn để làm sao cho các ngân hàng phòng tránhđược rủi ro cho chính mình

Lý do chọn đơn vị thực tập :

Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu Khí Toàn Cầu là một ngân hàng có quy môvốn tương đối nhỏ cho nên đối tượng khách hàng chủ yếu mà ngân hàng tập trung làcác doanh nghiệp vừa và nhỏ Do đó khi thực tập tại đây em sẽ thấy được những thựctại đang diễn ra đối với các khoản tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại đây

Và GP.Bank – Chi nhánh Thăng Long là một chi nhánh mới được thành lập, do đó vấn

đề chất lượng tín dụng của toàn chi nhánh lại càng được quan tâm và chú ý để đảmbảo cho sự phát triển của chi nhánh được ổn định và phòng tránh được rủi ro về tíndụng cho chi nhánh và cho toàn hệ thống GP.Bank Vì vậy em đã chọn GP.Bank – Chinhánh Thăng Long làm chỗ thực tập của mình

Mục đích nghiên cứu của đề tài :

- Đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn của các doanh nghiệp vừa và nhỏthông qua các chỉ tiêu định tính và định lượng tại GP.Bank – Chi nhánh Thăng Long

- Nêu ra một số kết quả đạt được, nguyên nhân và hạn chế của chi nhánh

Trang 8

- Đưa ra một số đề xuất và giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế đó

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :

Đề tài chủ yếu nghiên cứu về chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vả trong phạm vi của của GP.Bank – Chi nhánh Thăng Long

Phương pháp nghiên cứu :

Đề tài sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích kinh tế phân tích tổng hợp,

hệ thống hóa lý luận,…

Kết cấu của đề tài :

Đề tài bao gồm 3 chương chính :

- Chương I : Lý thuyết chung về tín dụng ngắn hạn

- Chương II : Thực trạng chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với các doanhnghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Dầu Khí Toàn Cầu (GP.Bank) –Chi nhánh Thăng Long

- Chương III : Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTMCP Dầu Khí Toàn Cầu – Chi nhánh Thăng Long

Trang 9

CHƯƠNG I

LÝ THUYẾT CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGẮN HẠN

1.1.Những điều cơ bản về tín dụng ngắn hạn

1.1.1 Khái niệm

Đầu tiên thì ta phải hiểu thế nào là tín dụng?

Theo định nghĩa của Luật các tổ chức tín dụng (2010) thì: “Cấp tín dụng là việc thỏathuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng mộtkhoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tàichính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”

Trong tín dụng ngân hàng sẽ được phân chia ra nhất nhiều loại nhưng trong phạm

vi nghiên cứu của mình , em chỉ xin đi sâu vào tín dụng ngắn hạn

Theo giáo trình ngân hàng thương mại của học viện ngân hàng ( xuất bản năm2009) thì: “ Tín dụng ngắn hạn là loại cho vay có thời hạn dưới một năm, thường đượcdùng để bổ sung vốn lưu động thiếu hụt tạm thời, phát sinh trong quá trình sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp hoặc đáp ứng một phần nhu cầu vốn ngắn hạn cho sinhhoạt cá nhân, hộ gia đình”

1.1.2 Đặc điểm của tín dụng ngắn hạn

- Vốn tín dụng gắn liền với quá trình luân chuyển vốn của khách hàng

- Thời gian thu hồi vốn nhanh

- Hình thức tín dụng rất phong phú

- Là nghiệp vụ tín dụng chủ yếu của ngân hàng thương mại

1.1.3.Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với các DNV&N

Trong nền kinh tế thị trường tồn tại và phát triển của các DNV&N là một tất yếukhách quan và cũng như các loại hình doanh nghiệp khác trong quá trình hoạt độngsản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp này cungc sử dụng vốn tín dụng ngân hàng đểđáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn cũng như để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn của mình.Vốn tín dụng ngân hàng đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò rất quantrọng, nó chẳng những thúc đẩy sự phát triển khu vực kinh tế này mà thông qua đó tácđộng trở lại thúc đẩy hệ thống ngân hàng, đổi mới chính sách tiền tệ, hoàn thiện các cơchế chính sách về tín dụng, thanh toán ngoại hối … Để thấy vai trò của tín dụng ngânhàng trong việc phát triển DNV&N, ta xét một số vai trò sau :

liên tục Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp luôn cần phải cải tiến

kỹ thuật thay đổi mẫu mã mặt hàng, đổi mới công nghệ máy móc thiết bị để tồn tạiđứng vững và phát triển trong cạnh tranh Trên thực tế, không một doanh nghiệp nào

có thể đảm bảo 100% vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh Vốn tín dụng của ngânhàng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm máy

Trang 10

móc thiết bị, cải tiến phương thức kinh doanh Từ đó góp phần thúc đẩy tạo điều kiệncho quá trình phát triển sản xuất kinh doanh được liên tục.

Khi sử dụng vốn tín dụng ngân hàng các doanh nghiệp phải tôn trọng hợp đồng tíndụng, phải đảm bảo hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn và phải tôn trọng các điều khoảncủa hợp đồng cho dù doanh nghiệp làm ăn có hiểu quả hay không Do đó đòi hỏi cácdoanh nghiệp muốn có vốn tín dụng của ngân hàng phải có phương án sản xuất khảthi Không chỉ thu hồi đủ vốn mà các doanh nghiệp còn phải tìm cách sử dụng vốn cóhiệu quả, tăng nhanh chóng vòng quay vốn, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận phải lớn hơn lãisuất ngân hàng thì mới trả được nợ và kinh doanh có lãi Trong quá trình cho vay,ngân hàng thực hiện kiểm soát trước, trong và sau khi giải ngân buộc doanh nghiệpphải sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả

vừa và nhỏ Trong nền kinh tế thị trường hiếm doanh nghiệp nào dùng vốn tự có đểkinh doanh Nguồn vốn vay chính là công cụ đòn bẩy để doanh nghiệp tối ưu hóa hiệuquả sử dụng vốn Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ do hạn chế về vốn nên sử dụngvốn tự có để sản xuất là khó khăn vì vốn han hẹp và nếu sử dụng thì giá vốn sẽ cao vàsản phẩm khó được thị trường chấp nhận Để hiệu quả thì doanh nghiệp phải có một

cơ cấu vốn tối ưu, kết cấu hợp lý nhất là nguồn vốn tự có và vốn vay nhăm tối đa hóalợi nhuận tại mức giá vốn bình quân rẻ nhất

tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Canh tranh là một quy luật tất yêu của nềnkinh tế thị trường, muốn tồn tại và đứng vững thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải chiếnthắng trong cạnh tranh Đặc biệt đối với các DNV&N, do có một số hạn chế nhất định,việc chiếm lĩnh ưu thế trong cạnh tranh trước các doanh nghiệp lớn trong nước vànước ngoài là vấn đề khó khăn Xu hướng hiện nay của các doanh nghiệp này là tăngcường liên doanh, liên kết, tập trung vốn đầu tư và mở rộng sản xuất, trang bị kỹ thuậthiện đại để tăng cường sức cạnh tranh Tuy nhiên để có một lượng vốn đủ lớn để đầu

tư cho sự phát triển trong khi vốn tự có lại han chế, khả năng tích lũy thấp thì phải mấtnhiều năm mới thực hiện được Và khi đó cơ hội đầu tư phát triển không còn nữa.Tóm lại để có thể đáp ứng kịp thời, các DNV&N chỉ có thể tìm đến tín dụngngân hàng,và chỉ có tín dụng ngân hàng mới giúp doanh nghiệp thực hiện được mụcđích của mình là mở rộng phát triển kinh doanh

1.2.Các hình thức tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ:

Để đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn vay đa dạng, phong phú và khả năng kiểmtra, giám sát việc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp đòi hỏi tín dụng ngân hàng phải

có nhiều phương thức cho vay phù hợp Có thể xem xét một số hình thức tín dụng chủyếu sau:

Trang 11

1.2.1 Cho vay từng lần

Hình thức tín dụng này được thực hiện cho vay những khách hàng không có nhucầu vay vốn bổ sung thường xuyên hoặc khách hàng có quan hệ lần đầu và có giá trịkhoản vay nhỏ Mỗi lần vay khách hàng và ngân hàng thực hiện các thủ tục vay vốn,

ký kết, giải ngân, thu nợ theo từng HĐTD ( Hợp đồng tín dụng) Việc rút vốn vay cóthể được thực hiện một lần hay nhiều lần phù hợp với tiến độ sử dụng vốn vay thực tếcủa khách hàng nhưng tổng số tiền của các lần rút vốn không được vượt quá số tiềntrong HĐTD Thời hạn cho vay của phương thức này được xác định phù hợp với chu

kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng Với hình thức này, ngânhàng có thể kiểm soát, quản lý việc sử dụng vốn vay của khách hàng

1.2.2 Cho vay theo hạn mức tín dụng

Hạn mức tín dụng là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời gian nhấtđịnh mà ngân hàng và khách hàng đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng (thường làmột năm).Cho vay theo hạn mức tín dụng thường được áp dụng đối với khách hàng cónhu cầu vay vốn - trả nợ thường xuyên, có đặc điểm sản xuất kinh doanh luân chuyểnvốn không phù hợp với phương thức cho vay từng lần và có uy tín với ngân hàng.Theo phương thức này khách hàng được cấp một hạn mức tín dụng duy trì trong mộtkhoảng thời gian nhất định Ngân hàng và khách hàng căn cứ vào phương án, kế hoạchsản xuất kinh doanh, nhu cầu vay vốn của khách hàng, tỷ lệ cho vay tối đa so với tàisản đảm bảo, khả năng nguồn vốn của ngân hàng để tính toán và thỏa thuận một hạnmức tín dụng duy trì trong thời hạn nhất định không theo chu kỳ sản xuất kinh doanh.HĐTD hạn mức chỉ hết hiệu lực khi khách hàng trả hết vốn, lãi vay và các chi phíkhác (nếu có) của tất cả khế ước nhận nợ phát sinh từ HĐTD hạn mức

1.2.3 Cho vay theo dự án đầu tư

Đây là hình thức cho vay đối với những khách hàng co nhu cầu vay để thực hiệncác dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các dự án phục vụ đờisống Tổng nhu cầu vốn được tài trợ cho tài sản cố định và nhu cầu vốn lưu động của

dự án Ngân hàng cho vay cùng với khách hàng kí HĐTD và thoả thuận mức vốn đầu

tư duy trì cho cả thời gian đầu tư của dự án, phân định các kì hạn trả nợ Thời hạn chovay bao gồm thời hạn ân hạn và thời hạn trả nợ, không được vượt quá thời gian hoạtđộng của dự án Trong thời hạn rút vốn quy định trong HĐTD, khách hàng có thể rútvốn nhiều lần phù hợp với tiến độ thực hiện dự án nhưng tổng số tiền của các lần rútvốn không vượt quá số tiền cho vay đã thoả thuận

Trang 12

hàng trong toàn bộ quá trình cho vay Trong phương thức này, sẽ có một ngân hàng đầumối đứng ra ký khế ước cho vay mỗi lần giải ngân và thu nợ khách hàng.

1.2.5 Cho vay trả góp

Là hình thức cho vay trong đó người đi vay trả nợ (gồm số tiền gốc và lãi) chongân hàng nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay, mỗi kỳ trảmột phần gốc và lãi vay Phương thức này thường được áp dụng đối với những khoảnvay có giá trị lớn, người đi vay có nguồn thu nhập định kỳ, nhưng không đủ khả năngthanh toán hết một lần số nợ vay Khách hàng thường có nhu cầu vay vốn để mua sắmtài sản tiêu dùng sinh hoạt, chi trả chi phí du lịch… hoặc phục vụ cho nhu cầu sảnxuất Đối với phương thức này, lãi suất cho vay có thể tính theo lãi suất trả góp hoặctính theo dư nợ vốn gốc thực tế

1.2.6 Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng

Phương thức này áp dụng đối với khách hàng cần dự phòng nguồn vốn tín dụngtrong một khoảng thời gian nhất định nhằm đảm bảo khả năng chủ động về tài chínhkhi thực hiện dự án đầu tư Sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết, khách hàng và ngânhàng ký HĐTD hạn mức dự phòng, trong đó ngân hàng cam kết sẵn sàng cho kháchhàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng dự phòng trong một khoảng thời giannhất định và khách hàng phải trả phí cho hạn mức tín dụng dự phòng Trong thời hạnrút vốn, nếu khách hàng có nhu cầu rút vốn thì phải ký khế ước nhận nợ và gửi kèmbản sao các tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn vay phù hợp với HĐTD hạnmức đã ký Tổng số lần rút vốn không được vượt quá hạn mức tín dụng dự phòng vàthời hạn cho vay trong từng khế ước nhận nợ không được vượt quá thời hạn cho vayquy định trong HĐTD hạn mức dự phòng

1.2.7 Cho vay theo hạn mức thấu chi

Trong hình thức cho vay thấu chi, theo đó ngân hàng cho phép khách hàng chivượt số tiền hiện có trên tài khoản thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định vàtrong một khoảng thời gian cho phép Hầu hết các NHTM áp dụng hình thức tín dụngnày đối với các khách hàng quen thuộc, độ tin cậy cao, thường xuyên có số dư tiền gửithanh toán lớn, nhu cầu thanh toán thường xuyên Đây là một hình thức tín dụng linhhoạt tạo thuận lợi cho khách hàng trong thanh toán, còn các ngân hàng được mở rộng,tăng cường khả năng thu hút được nhiều hơn khách hàng đến với ngân hàng, tăngnguồn thu từ dịch vụ thanh toán

1.2.8 Các hình thức cho vay khác

Ngoài các hình thức cho vay trên, tuỳ thuộc vào thoả thuận giữa ngân hàng vàdoanh nghiệp, còn có các phương thức cho vay khác như chiết khấu, cho thuê tàichính, cho vay dưới hình thức bảo lãnh…

1.3.Quy trình tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Để nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng caodoanh lợi, mỗi ngân hàng cần thiết phải thiết lập một quy trình tín dụng hợp lý Có thể

Trang 13

nói quy trình tín dụng là quy phạm nghiệp vụ bắt buộc trong nội bộ ngân hàng Mộtkhoản tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ phải được thực hiện theo một quytrình sau:

1.4 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.4.1 Các chỉ tiêu định tính

1.4.1.1 Bảo đảm các nguyên tắc vay vốn

Tín dụng là hoạt động kinh doanh cơ bản của ngân hàng, mang lại nhiều lợinhuận cũng như tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất Để đảm bảo an toàn, hạn chế thấp nhất mức

độ rủi ro, đối với bất kì một khoản tín dụng nào cần thiết phải xem xét, đánh giá trướchết việc đảm bảo các nguyên tắc cho vay

Các nguyên tắc cơ bản của cho vay bao gồm:

-Nguyên tắc 1: Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong HĐTD.

-Nguyên tắc 2: Hoàn trả vốn gốc và lãi vay đúng hạn đã thoả thuận trong HĐTD

hay trong các khế ước nhận nợ

- Nguyên tắc 3: Việc bảo đảm tiền vay phải thực hiện theo quy định của Chính

phủ, của Thống đốc NHNN( Ngân hàng nhà nước) đối với khách hàng

1.4.1.2 Quá trình thẩm định tín dụng

Đây là chỉ tiêu định tính quan trọng nhất, quyết định tới chất lượng của khoảnvay và là khâu không thể thiếu trong quy trình tín dụng, là cơ sở để ra quyết định chovay Quá trình thẩm định tín dụng giúp ngân hàng hạn chế tình trạng thông tin khôngcân xứng, đánh giá chính xác nhu cầu vay, mức độ rủi ro của khách hàng vay Việctuân thủ quy trình thẩm định và nội dung thẩm định cho vay là bắt buộc để một khoảnvay đạt chất lượng

1.4.1.3 Các chỉ tiêu dịnh tính khác

Đó là các chỉ tiêu về chính sách, định hướng cho hoạt động của ngân hàng, hệthống trang thiết bị công nghệ, năng lực trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệpcủa cán bộ tín dụng, uy tín của ngân hàng, độ thoả mãn của khách hàng…

1.4.2 Các chỉ tiêu định lượng

1.4.2.1 Doanh số cho vay

Trang 14

Doanh số cho vay là số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng trongmột khoảng thời gian nhất định Doanh số cho vay cao và tăng trưởng qua các nămphản ánh quy mô tín dụng ngày càng mở rộng, khả năng đáp ứng nhu cầu vốn củangân hàng càng cao Đồng thời, doanh số cho vay cao giúp ngân hàng tạo ra thu nhậplớn từ hoạt động tín dụng.

1.4.2.2 Doanh số thu nợ

Doanh số thu nợ phản ánh lượng vốn cho vay mà chi nhánh hay ngân hàng đãđược hoàn trả trong một thời kỳ Doanh số thu nợ tăng trưởng qua các năm phản ánhchất lượng của các khoản tín dụng được đảm bảo, doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, cóđiều kiện thuận lợi để trả nợ ngân hàng đúng hạn

1.4.2.4 Tốc độ luân chuyển vốn của chi nhánh

Số vòng quay vốn tín dụng=Doanh số thu nợ trong kỳ/doanh số bình quân trong kỳ

Tỷ lệ này càng lớn (>1) cho thấy vòng quay vốn tín dụng càng nhanh, tham giavào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh Với một lượng vốn nhất định nhưng do tốc độluân chuyển vốn tín dụng nhanh nên ngân hàng có điều kiện mở rộng khả năng chovay đối với khách hàng, đáp ứng kịp thời các nhu cầu về vốn của doanh nghiệp Vòngquay vốn tín dụng lớn phản ánh doanh số thu nợ trong kỳ tăng, tỷ lệ nợ quá hạn, nợxấu giảm đáng kể, cho thấy chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao Tuy nhiênkhi vòng quay vốn tín dụng tăng do doanh số bình quân trong kỳ giảm, có thể là biểuhiện không tốt của tình trạng ứ đọng vốn tín dụng Do đó cần xem xét mối quan hệ vớicác chỉ tiêu khác để có đánh giá chính xác hơn

1.4.2.5 Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn

Hiệu suất sử dụng vốn=Tổng nguồn vốn cho vay/ tổng nguồn vốn huy độngĐây là chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng tín dụng Chỉ tiêu này càng lớncho thấy ngân hàng đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động được để cho vay

1.4.2.6 Nhóm chỉ tiêu về nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn=Tổng dư nợ quá hạn/ tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao cho thấy rủi ro mất vốn, mất khả năng thanh toán cànglớn, lợi nhuận của ngân hàng càng giảm mạnh Do vậy, đây là một chỉ tiêu quan trọngảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tín dụng Để nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảotính an toàn và hiệu quả cho hoạt động kinh doanh, các chi nhánh của một hệ thốngngân hàng luôn nỗ lực giảm thiểu tỷ lệ này xuống mức thấp nhất có thể để cho ngân

Trang 15

hàng mình có tỷ lệ nợ quá hạn tối thiểu và không vượt các quy định của ngân hàngNhà Nước Theo quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam, tỷ lệ nợ quá hạn trêntổng dư nợ lớn hơn 7% được xem là ngân hàng yếu kém, nhỏ hơn 5% thì được đánhgiá là ngân hàng có chất lượng tín dụng lành mạnh.

1.4.2.7 Chỉ tiêu về khả năng thu nợ

Tỷ lệ thu nợ=Doanh số thu nợ/ Tổng dư nợ

Tỷ lệ này cang cao cho thấy ngân hàng đã đầu tư, cho vay đúng hướng, làm giảm

đi những khoản nợ quá hạn, khó đòi, nên khả năng thu hồi nợ càng cao Do đó chấtlượng của các khoản tín dụng càng cao

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

1.5.1.2 Từ phía DNV&N

1.5.1.3 Về tài sản đảm bảo

Đối với ngân hàng, tài sản đảm bảo là điều kiện bổ sung để khách hàng vay vốn.Doanh nghiệp có thể sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình cầm cố,thế chấp để vay vốn ngân hàng Việc yêu cầu tài sản đảm bảo cho khoản vay nhằm gắntrách nhiệm vật chất của doanh nghiệp trong quá trình sử dụng vốn buộc họ phải cótrách nhiệm sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả Trong trường hợp doanhnghiệp làm ăn thua lỗ, không có khả năng trả nợ thì ngân hàng sẽ sử dụng tài sản đảmbảo như một nguồn thu nợ thứ hai, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng Từ đó tăng độ antoàn cho khoản vay, cải thiện chất lượng tín dụng

Trang 16

1.5.2 Các nhân tố khách quan

1.5.2.1.Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế tác động rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cảcác thành phần kinh tế, trong đó có ngành ngân hàng Một môi trường kinh tế pháttriển lành mạnh, các chủ thể trong nền kinh tế hoạt động có hiệu quả sẽ thúc đẩy mởrộng quy mô và chất lượng tín dụng Ngược lại, trong nền kinh tế thường xuyên biếnđộng, môi trường kinh doanh thay đổi sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởngtới khả năng trả nợ của doanh nghiệp

Chu kỳ của nền kinh tế cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động tín dụng Trongthời kỳ kinh tế tăng trưởng, các doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi hơn chất lượng tíndụng vì thế được nâng cao Nhưng trong thời kỳ suy thoái, hoạt động tín dụng gặpnhiều khó khăn trên tất cả các lĩnh vực do sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, các doanhnghiệp làm ăn thua lỗ Nhu cầu vốn tín dụng giảm trong giai đoạn này và nếu vốn tíndụng đã được thực hiện thì khó có thể sử dụng có hiệu quả và trả nợ đúng hạn chongân hàng Trong giai đoạn này, nếu ngân hàng bỏ qua các nguyên tắc tín dụng đểtăng doanh số cho vay thì lại càng làm giảm chất lượng tín dụng

Như vậy chất lượng tín dụng chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố về lạm phát,

tỷ giá… của môi trường kinh tế Các ngân hàng cần làm tốt công tác dự báo và linhhoạt, chủ động trước sự biến đổi của thị trường để đảm bảo chất lượng của hoạt độngtín dụng

1.5.2.2.Môi trường pháp lý

Hệ thống pháp luật là cơ sở để điều tiết các hoạt động trong nền kinh tế Phápluật có nhiệm vụ tạo lập môi trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanhdiễn ra hợp pháp, thuận tiện, có hiệu quả cao và là cơ sở pháp lý để giải quyết tranhchấp Một môi trường pháp lý đồng bộ, thống nhất chặt chẽ với sự tuân thủ một cáchnghiêm túc của các bên tham gia quan hệ tín dụng sẽ là điều kiện để đảm bảo chấtlượng tín dụng

1.5.2.3 Môi trường chính trị - xã hội

Môi trường chính trị - xã hội ổn định là nhân tố quan trọng tạo lòng tin cho cácnhà đầu tư để thúc đẩy, mở rộng hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh Từ đó phátsinh nhu cầu vay vốn ngân hàng, thúc đẩy hoạt động tín dụng Khi chính trị không ổnđịnh, môi trường kinh doanh không thuận lợi ảnh hưởng không tốt tới hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanhnghiệp vay vốn, việc thu hồi nợ của ngân hàng gặp khókhăn, chất lượng tín dụng cũng vì thế bị ảnh hưởng

1.5.2.4 Chủ trương, chính sách của Nhà nước

Hoạt động kinh doanh ngân hàng chịu sự chi phối bởi các chủ trương, chính sáchcủa nhà nước Nhà nước sử dụng công cụ chính sách nhằm điều tiết nền kinh tế vĩ mô.Trong nền kinh tế lạm phát, để đảm bảo sự tăng trưởng bền vững, Nhà Nước thực hiệnchính sách tiền tệ thắt chặt Các ngân hàng buộc phải thắt chặt tín dụng, hạn chế cho

Trang 17

vay Các khoản tín dụng được xem xét, đánh giá kĩ lưỡng hơn trước khi quyết định đầu

tư, từ đó khả năng xảy ra rủi ro cho ngân hàng sẽ ít hơn, chất lượng tín dụng nhờ đócũng tốt hơn

1.5.2.5 Môi trường tự nhiên

Những biến động bất khả kháng xảy ra trong môi trường tự nhiên như thiên tai(hạn hán, lũ lụt, động đất…), hoả hoạn làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, đặc biệt trong những ngành liên quan tới nông nghiệp, lâmnghiệp, thuỷ sản Vì vậy, khi môi trường tự nhiên không thuận lợi thì doanh nghiệp sẽgặp khó khăn, từ đó làm giảm chất lượng tín dụng của ngân hàng Tuy nhiên đây là rủi

ro bất khả kháng, ngân hàng vẫn có thể tiếp tục tài trợ để doanh nghiệp vượt qua khókhăn, tạo cơ hội cho ngân hàng thu hồi được cả nợ gốc và nợ mới

Trang 18

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP DẦU KHÍ TOÀN CẦU ( GP.BANK) – CHI NHÁNH THĂNG LONG

2.1 Tổng quan về ngân hàng tmcp dầu khí toàn cầu ( GP.Bank)

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, bộ máy cấp tín dụng của NHTM CP Dầu Khí Toàn Cầu

2.1.1.1 Ngân hàng thương mại cổ phần dầu khí toàn cầu (GP.Bank)

Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu, tiền thân là ngân hàng TMCP nông thônNinh Bình, được thành lập ngày 13 tháng 11 năm 1993 theo quyết định số 216 ngày 13tháng 11 năm 1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ngày 7/11/2005, ngân hàng chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động từ mộtngân hàng nông thôn sang ngân hàng đô thị, với tên gọi là ngân hàng TMCP Toàn Cầu(G bank) với vốn điều lệ đạt 135 tỷ đồng

Ngày 8/11/2006, khai trương GP.bank và công bố cổ đông chiến lược PETROVIET NAM, và tăng vốn điều lệ của ngân hàng lên 500 tỷ.GP – Bank cũng đã ký kếthợp đồng triển khai hệ thống corebanking T24 với công ty Temenos ( Thụy Sĩ).Trongnăm này GP –Bank cũng tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng củaNgân hàng nhà nước Việt Nam (CITAD),tham gia tổ chức SWIFT (Tổ Chức ViễnThông Tài Chính Liên Ngân Hàng Toàn Cầu)

Năm 2007,ngân hàng đã chính thức đổi tên thành ngân hàng thương mại cổ phầndầu khí toàn cầu tên đầy đủ tiếng Anh là : Global Petro Joint-stock Bank, tên giao dịchlà: GP.Bank với vốn điều lệ là 1000 tỷ đồng

Năm 2009 , tổng tài sản của GP Bank đạt gần 18.000 tỷ đồng Được sự chấpthuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng như Ủy ban Chứng khoán Nhà nước,ngày 11/01/2010, GP Bank đã chính thức công bố hoàn thành việc tăng vốn điều lệ từ1.000 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng Đây là lần thứ 6, GP Bank tăng vốn điều lệ

Tính đến 31/07/2010, tổng tài sản của GP Bank đạt trên 19.000 tỷ đồng Ngày11/08/2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có công văn số 6097/NHNN-TTGSNHthông báo ý kiến của Thống đốc NHNN về việc chấp thuận việc tăng vốn điều lệ của

GP Bank từ 2.000 tỷ đồng lên 3.018 tỷ đồng theo phương án tăn vốn điều lệ đã đượcĐại hội đồng cổ đông GP Bank thông qua ngày 26/03/2010 Giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh lần đầu số 055771 do Trọng tài kinh tế Tỉnh Ninh Bình cấp ngày25/11/1993 đã được thay thế bằng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số

0103012929 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội cấp ngày 26/06/2006, thay đổi lần

Trang 19

thứ 8 ngày 3/12/2010 với vốn điều lệ mới là 3.018 tỷ đồng.GP.Bank đang nỗ lực phấnđấu để trở thành một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam đúng nhưphương châm “không phải là đầu tiên nhưng phải là tốt nhất”.Và trong năm 2010,ngân hàng đã thành lập công ty trực thuộc đầu tiên là công ty trách nhiệm hữu hạn 1thành viên quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng thương mại cổ phần dầu khí toàncầu (GP.Bank AMC), là một giải pháp để xử lý các khoản nợ xấu tồn đọng tại ngânhàng Cũng trong năm 2010, GP.Bank thực hiện gia tăng tiện ích cho dịch vụGP.Mobile và mở rộng mạng lưới các điểm chấp nhận thẻ với việc kết nối thành côngvới liên minh thẻ Banknet Như vậy, Banknet là liên minh thẻ thứ 3 kết nối thành côngvới GP.Bank, sau 2 liên minh thẻ Smartlink và VNBC.

Từ một tổ công tác Hà Nội chưa đầy 10 thành viên tháng 11/2005, đến nay toànngân hàng có khoảng hơn 1400 cán bộ nhân viên công tác tại hội sở chính, 1 phònggiao dịch trung tâm và 13 chi nhánh cùng với 65 phòng giao dịch trên toàn quốc tạicác tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, NinhBình, Vũng Tàu, Đà Nẵng… và 1 công ty trực thuộc là công ty GP.bank AMC Theothời gian, GP.Bank đã khẳng định sự trưởng thành và tạo những ấn tượng tốt đẹp về sự

có mặt của mình trên thị trường tài chính-tiền tệ Việt Nam

GP.bank là một trong hai ngân hàng đầu tiên đã triển khai thành công phần mền

hệ thống ngân hàng lõi T24 (Core Banking) của hãng Temenos (Thụy Sỹ ) nhằm cảitiến các dịch vụ trực tuyến, phản hồi nhanh các yêu cầu của khách hàng cũng như cảithiện chất lượng dịch vụ Hiện nay, GP-bank đang triển khai phần mền ngân hàng lõi( core banking ) T24 lên phiên bản R9 - phiên bản mới nhất tới toàn bộ các cán bộnhân viên của ngân hàng.Đặc điểm nổi bật của T24-R9 là giúp cho ngân hàng tối ưuhóa được các quy trình hoạt động trong khi vẫn duy trì được sự linh hoạt trước cácthay đổi trong kinh doanh

Là một ngân hàng mới, GP-bank có những thế mạnh cũng như lợi thế nhất định.Với cơ cấu gọn nhẹ, tính chuyên nghiệp hóa và chuyên môn hóa cao, đội ngũ nhânviên năng động, sáng tạo, kinh nghiệm, chuyên môn đào tạo tốt, GP-Bank hứa hẹn làmột trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầy tiềm năng và sẽ là một trongnhững ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam

Trang 20

2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức NHTMCP Dầu Khí Toàn Cầu, bộ máy cấp tín dụng của toàn hệ thống:

Ta có thể thấy được cơ cấu tổng quát của GP.Bank qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của GP-Bank

Hội đồng quản trịBan kiểm soát

Phòng kiểm

toán nội bộ

Ban tổng giám đốc

Ủy ban nhân sự

Ủy ban quản trị rủi ro

Văn phòng HĐQT

Ủy ban ALCO

Trun

g tâm thẻ

Phòng NV

và ngoại hối

Phòng đầu tư

Phòng xử

lý nợ

Phòng quản lý rủi ro

P.tài chinh-kế toán-ngân quỹ

P.Quản lý tín dụng

P.Quản lý nhân sự và đào tạo

P.TTQT

và tài trợ thương mại

P.Sản phẩm dịch vụ

P.Hành chính và XDCB

P.Thanh toán trong nước

Phòng tái

chế

P.quan hệ công chúng

P.Kiểm kiểm soát nội bộ

tra-P.Kế hoạch tổng hợp

Các sở giao dịch và chi nhánh trực thuộc

Đại hội đồng

cổ đông

P.Thanh toán trong nước

Phòng tái thẩm định

Trang 21

Còn sau đây là bộ máy cấp tín dụng của GP.Bank:

Sơ đồ 2.2: Bộ máy cấp tín dụng của GP-Bank

2.1.2 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của NHTM CP Dầu Khí Toàn Cầu

Trong giai đoạn 2008-2010, mặc dù tình hình kinh tế xã hội và thị trường tàichính tiền tệ trong và ngoài nước có những biến động phức tạp khó lường, gây nênnhững khó khăn và bất lợi cho hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và Ngân

Tổng giám đốc

Phó TGĐ Phụ trách tín dụng

Các phòng/Ban HO liên quan đến hoạt động tín dụng

Giám đốc Chi nhánh/SGD

Phó Giám đốc CN/SGD

Ban tín dụng CN/SGD

Ban tín dụng Vùng/Khu vực

Phòng quan hệ khách hàng

Phòng hỗ trợ tín dụng

Ban tín dụng HO

Trang 22

hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu (GP.Bank) nói riêng, nhưng Ban lãnh đạo và cán bộGP.Bank đã có nhiều cố gắng, đề ra chiến lược và định hướng đúng trong hoạt độngkinh doanh, tập trung mọi nguồn lực để đảm bảo cho Ngân hàng hoạt động tốt, đạthiệu quả cao trong kinh doanh, tạo điều kiện cho Ngân hàng phát triển bền vững Trong thời gian qua, với định hướng kinh doanh đúng đắn, hoạt động của GPBank đã đạt được những kết quả toàn diện: nguồn vốn huy động tăng trưởng đều và ổnđịnh, tín dụng tăng trưởng ổn định, hoạt động kinh doanh tốt, hoạt động kinh doanhdịch vụ phát triển mạnh, không ngừng mở rộng mạng lưới chi nhánh trên toàn quốc Với những kết quả đạt được, GP Bank đang hướng tới sự phát triển bền vững trongtương lai.

2.1.2.1 Tình hình huy động vốn:

Huy động vốn là cơ sở để ngân hàng xây dựng chiến lược kế hoạch kinh doanh(sử dụng vốn) trong ngắn hạn, trung han và dài hạn Vì thế, huy động vốn có ý nghĩaquyết định đến việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh của ngân hàng Nhận thức đượctầm quan trọng của nguồn vốn huy động, GP.Bank đã và đang đa dạng hoá các hìnhthức huy động vốn, đưa ra lãi suất huy động hấp dẫn nhằm thu hút thêm ngày càngnhiều khách hàng, tạo ra nguồn vốn ổn định từ dân cư

Ta có thể thấy cụ thể tình hình huy động vốn của GP.Bank qua bảng sau:

Bảng 2.1:Tình hình huy động vốn của GP-Bank

rĐơn vị : Tỷ đồng

Huy động vốn

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Trang 23

Tổng nguồn vốn huy động tăng qua các năm, đặc biệt là tiền gửi tiết kiệm tăngnhanh chóng Đây được đánh giá là thành tích của ngân hàng trong việc huy động vốn.Đồng thời với việc mặt bằng lãi suất gần đay có xu hướng tăng cùng với sự cạnh tranhmạnh mẽ giữa các NHTM, cũng là nguyên nhân thu hút nguồn tiền gửi vào ngân hàngtăng nhanh.

Trong cơ cấu huy động vốn, nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao hơn ngoại tệ Nguyênnhân của hiện tượng này cũng là do tác động của nền kinh tế trong những năm quakhiến tỷ giá đồng USD biến động mạnh Việc duy trì tỷ lệ ngoại tệ thấp nhằm đảm bảo

an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng

2.1.2.2 Hoạt động cho vay

GP.Bank mở rộng cho vay với mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là chú trọng chovay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay kinh tế tư nhân, tập trung cho vay các kháchhàng lớn như tổng công ty lắp máy, tổng công ty lương thực miền Bắc,…tăng cườngtín dụng ngắn hạn cho khách hàng xuất nhập khẩu, phát triển CVTD ( cho vay tiêudùng ) có đảm bảo, đa dạng hóa sản phẩm tín dụng nhằm thu hút khách hàng mới

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Số tiền

Tỷ trọng (%)

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của GP.Bank 2008 – 2010 )

Qua bảng cơ cấu sử dụng vốn ta thấy tiền mặt tại quỹ chiếm tỷ trọng giảm dầntrong khi đó số dư tiền gửi tại NHNN (Ngân hàng nhà nước) năm 2010 lại tăng so với

tỷ lệ rất nhỏ của những năm trước đó Nền kinh tế giai đoạn này đang phát triển tốt saugiai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007-2008 Đến ngày 31/12/2010 tổng dư nợcho vay nền kinh tế của GP.Bank là 6963 tỷ đồng, tăng 3.61 lần so với năm 2008 và

Trang 24

1.61 lần so với năm 2009 Cho vay, tiền gửi tại các TCTD (Tổ chức tín dụng) khácchiếm tỷ trọng lớn và không có sự thay đổi lớn Các khoản đầu tư của ngân hàngchiếm tỷ trọng khá cao ( năm 2008: 27,48% ; năm 2009: 16,1% ; năm 2010: 15,02%)

2.1.2.3 Kết quả kinh doanh

Bảng 2.3: Lợi nhuận trước thuế của GP.Bank từ năm 2007 đến 2010

Đơn vị: Tỷ đồng

Lợi nhuận

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp GP.Banh năm 2008-2010)

Biểu đồ 2.1: Lợi nhuận trước thuế của GP.Bank giai đoạn 2007 - 2010

Năm 2007 ngân hàng đã đi vào hoạt động ổn định trong điều kiện kinh tế tăngtrưởng mạnh Nhưng đến năm 2008 là 1 năm đầy khó khăn với hoạt động của hệ thốngngân hàng nói chung và GP.Bank nói riêng Tuy nhiên, tốc độ phát triển của GP.Bankphục hồi và lợi nhuận các năm 2009, 2010 của ngân hàng tăng vọt với tốc độ trungbình 1.85 lần

Trang 25

Tỷ trọng (%)

Doanh thu

Tỷ trọng (%)

Doanh thu

Tỷ trọng (%)

Doanh thu

Tỷ trọng (%)

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp GP.Bank năm 2008-2010)

Lợi nhuận trước thuế của 2008 giảm so với 2007 Nhưng đến năm 2009 và 2010 ngânhàng đã từng bước vượt qua khó khăn lơi nhuân trước thuế của ngân hàng cũng khôngngừng tăng Năm 2009 tăng 226% lần so với 2008, năm 2010 tăng 185% so với 2009.Hiện nay hoạt động thanh toán quốc tế đã được ngân hàng chú ý đẩy mạnh GPBank đã hoàn tất việc golive hệ thống SWIFT, mở tài khoản USD tại một số ngânhàng nước ngoài và thiết lập quan hệ đại lý thông qua trao đổi SWIFT RMA với 32ngân hàng trong và ngoài nước

2.1.3 Tổng quan về chi nhánh GP.Bank - Thăng Long:

Chí nhánh GP.Bank Thăng Long được thành lập ngày 8 tháng 7 năm 2009 ,là chinhánh thứ 9 của GP.Bank Trong 2 năm phát triển ,chi nhánh Thăng Long đang dần trởnên vững mạnh với 8 phòng giao dịch trực thuộc và đội ngũ cán bộ bao gồm hơn 40cán bộ nhân viên được trẻ hóa có nhiều tiềm năng để phát triển sẽ là động lực giúp cho

cả chi nhánh có được sự phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai

Và sau đây là chi tiết cơ cấu tổ chức của GP.Bank – Chi nhánh Thăng Long:

Trang 26

Sơ đồ 2.3 : Cơ cấu tổ chức của GP.Bank – Chi nhánh Thăng Long

2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTM

CP Dầu Khí Toàn Cầu – Chi nhánh Thăng Long:

2.2.1 Thực trạng tín dụng của NGÂN CHI NHÁNH thông qua các chỉ tiêu định tính

2.2.1.1 Đảm bảo nguyên tắc vay vốn:

Theo quy chế cho vay, khách hàng vay vốn tại chi nhánh Thăng Long cũng nhưcủa GP Bank phải đảm bảo các nguyên tắc vay vốn sau:

+ Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận

+ Hoàn trả cả gốc và lãi vay đúng hạn

Giám đốc chi nhánh

Các Phó giám đốc chi nhánhPhòng kế

toán giao dịch và ngân quỹ

Phòng hành chính – nhân sự

Phòng quan

hệ khách hàng

Phòng hỗ trợ tín dụng

GP.Bank Nguyễn Trãi

GP.Bank

Duy Hưng

GP.Bank Hoàng Quốc Việt

GP.Bank Nguyễn

Cơ Thạch

GP.Bank Văn Quán

GP.Bank Đông Anh

GP.Bank Trần Đăng Ninh

Phòng IT

Ngày đăng: 31/03/2015, 22:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w