Tình hình dư nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Dầu Khí Toàn Cầu (GP.Bank) – Chi nhánh Thăng Long. (Trang 35)

Bảng 2.10: Dư nợ quá hạn của GP.Bank

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Nửa đầu

năm 2011

Nợ quá hạn toàn chi nhánh 13,57 30,7 29,7

Nợ quá hạn đối với DNV&N 7,84 13,6 8,9

Tổng dư nợ 905 1.367 1.100

Tổng dư nợ với DNV&N 603 680 342

% Nợ quá hạn của chi nhánh /

tổng dư nợ 1,5 2,25 2,7

% Nợ quá hạn DNV&N/ Tổng dư

nợ DNV&N 1,3 2,01 2,602

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp – Hội sở GP.Bank)

Năm 2009, tỷ lệ nợ quá hạn của toàn chi nhánh ở mức 1,5% trên tổng dư nợ. Đến năm 2010, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 2,25%. Sang đến 6 tháng đầu năm 2011, tỷ lệ này lại tăng lên mức 2,7%. Trong 2009 tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng còn khá thấp do việc chi nhánh mới thành lập nên nhiều khoàn vay được cho vay ra chưa phát sinh quá hạn. Sang đến năm 2010, tỷ lệ nợ quá hạn giảm là 2,22%, và sang đến 6 tháng đầu năm 2011 tỷ lệ này có tăng lên đôi chút nhưng điều này cho thấy sự nỗ lực cố gắng rất lớn của chi nhánh trong công tác thu hồi nợ xấu, giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống giới hạn cho phép, đảm bảo hiệu quả của hoạt động tín dụng. Và một lý do dẫn đến tỷ lệ này tăng trong 6 tháng đầu năm 2011 là do các khoản cho vay của năm trước tới khoảng thời gian này mới phát sinh quá hạn. Nhưng nếu ta so sánh thì tỷ lệ này của chi nhánh vẫn thấp hơn tỷ lệ chung của toàn ngân hàng GP.Bank (cụ thể theo báo cáo kết quả kinh doanh của GP.Bank năm 2009 và 2010 thì tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tương ứng lần lượt là 9,79% năm 2009 và 2,34% năm 2010).

Đối với DNV&N, tỷ lệ nợ quá hạn cũng có xu hướng tăng dần qua từng năm. Năm 2009 tỷ lệ nợ quá hạn với DNV&N là 1,3%. Năm 2010 tỷ lệ này là 2,01%.Đến 6 tháng đầu năm 2011 tỷ lệ này có tăng lên đôi chút ở mức 2,602%. Điều đó cho thấy

chất lượng tín dụng đối với các DNV&N đang có nhiều nguy cơ rủi ro cao. Do việc trong năm 2009, chi nhánh mới thành lập được khoảng 5 tháng do đó vấn đề nợ xấu còn chưa phát sinh nhiều. Nhưng đến năm 2010 và sang 6 tháng đầu năm 2011, tỷ lệ này đã tăng đáng kể. Điều này có thể hiểu là do việc tăng lên của nợ quá hạn trong 2010 là đương nhiên do việc dồn tích các khoản vay của năm 2009 đã đến hạn mà khách hàng không trả được nợ dẫn tới quá hạn. Còn sang năm 2011, tỷ lệ nợ xấu tăng về khách quan là do tình hình kinh tế khó khăn dẫn tới ảnh hưởng tới việc trả nợ của khách hàng còn về chủ quan là do chất lượng tín dụng không được đảm bảo. Nhưng với các nỗ lực của mình, việc chi nhánh giữ được mức tỷ lệ ngắn hạn nhỏ hơn nhiều so với mức chung của toàn ngân hàng là tín hiệu đáng mừng không những với chi nhánh mà cả ngân hàng. Và đây cũng là tín hiệu đáng mừng của ngân hàng trong việc quản lý rủi ro tín dụng. Việc tỷ lệ nợ quá hạn giữ mức khá an toàn như vậy góp phần cải thiện tình hình tài chính, tăng lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Tỷ lệ nợ quá hạn đối với các DNV&N còn khá cao so với tỷ lệ nợ quá hạn của toàn ngân hàng. điều đó cho thấy hoạt động cho vay đối với DNV&N còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tuy nhiên, phần lớn các khoản nợ quá hạn của ngân hàng là nợ quá hạn có khả năng thu hồi. Vì các khoản nợ quá hạn này đều được đảm bảo bằng tài sản có giá trị và có tính thanh khoản cao. Nhìn chung, tỷ lệ nợ quá hạn giảm qua các năm cho thấy cơ cấu cho vay chuyển đổi theo hướng an toàn, hiệu quả, chất lượng các khoản tín dụng được nâng cao.

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần Dầu Khí Toàn Cầu (GP.Bank) – Chi nhánh Thăng Long. (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w