Chí nhánh GP.Bank Thăng Long được thành lập ngày 8 tháng 7 năm 2009 ,là chi nhánh thứ 9 của GP.Bank. Trong 2 năm phát triển ,chi nhánh Thăng Long đang dần trở nên vững mạnh với 8 phòng giao dịch trực thuộc và đội ngũ cán bộ bao gồm hơn 40 cán bộ nhân viên được trẻ hóa có nhiều tiềm năng để phát triển sẽ là động lực giúp cho cả chi nhánh có được sự phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Sơ đồ 2.3 : Cơ cấu tổ chức của GP.Bank – Chi nhánh Thăng Long
2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại NHTM CP Dầu Khí Toàn Cầu – Chi nhánh Thăng Long:
2.2.1. Thực trạng tín dụng củaNGÂNCHINHÁNH thông qua các chỉ tiêu định tính 2.2.1.1. Đảm bảo nguyên tắc vay vốn:
Theo quy chế cho vay, khách hàng vay vốn tại chi nhánh Thăng Long cũng như của GP Bank phải đảm bảo các nguyên tắc vay vốn sau:
+ Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận. + Hoàn trả cả gốc và lãi vay đúng hạn
Giám đốc chi nhánh Các Phó giám đốc chi nhánh Phòng kế toán giao dịch và ngân quỹ Phòng hành chính – nhân sự Phòng quan hệ khách hàng Phòng hỗ trợ tín dụng GP.Bank Nguyễn Trãi GP.Bank Mỹ Đình GP.Bank Trần Duy Hưng GP.Bank Hoàng Quốc Việt GP.Bank Nguyễn Cơ Thạch GP.Bank Văn Quán GP.Bank Đông Anh GP.Bank Trần Đăng Ninh Phòng IT
Thực tế cho thấy tất cả các khoản vay tại chi nhánh đều được sử dụng đúng mục đích vay vốn đã thoả thuận trong HĐTD. Việc tuân thủ nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên vẫn còn một số khoản vay ngân hàng phải gia hạn nợ. Nguyên nhân của thực trạng này là do trong thời gian qua môi trường kinh doanh biến động mạnh, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Từ đó ảnh hưởng tới khả năng thanh toán nợ đúng hạn cho ngân hàng.
2.2.1.2. Thẩm định cho vay
Quy trình tín dụng mà tại chi nhánh và GP Bank đang áp dụng bao gồm các bước sau:
Bước 1: Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ được nhân viên tín dụng hướng dẫn chi tiết các thủ tục điều kiện và giấy tờ cần thiết để hoàn thành hồ sơ vay vốn.
Bước 2: Nhân viên tín dụng tiến hành thẩm định khách hàng, đánh giá mức độ rủi ro đối với khách hàng vay vốn. Kết quả được thể hiện trên tờ trình thẩm định.
Để thực hiện xét duyệt và quyết định cấp các khoản tín dụng, GP.Bank tổ chức thanh 3 cấp: ban tín dụng tại chi nhánh, ban tín dụng hội sở và hội đồng tín dụng.
Trong quá trình thẩm định, ngân hàng thực hiện việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp để đánh giá khách hàng vay vốn. Đây là cơ sở để cán bộ tín dụng đưa ra quyết định có hay không thiết lập quan hệ tín dụng với doanh nghiệp vay vốn.
Sau khi chấm điểm tín dụng, cán bộ tín dụng sẽ phân loại khách hàng, thẩm định những rủi ro cụ thể đối với khách hàng vay vốn để đưa ra quyết định tín dụng. Như vậy việc thẩm định, phân tích tín dụng tại GP.Bank được thực hiện một cách khoa học đảm bảo đúng các yêu cầu về các bước trong quy trình thẩm định. Việc tổ chức tốt công tác này sẽ làm tăng chất lượng tín dụng đối với các DNV&N, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.
2.2.1.3. Năng lực, trình độ của cán bộ tín dụng
Mạng lưới kinh doanh của GP.Bank không ngừng được mở rộng với 01 Hội sở chính và gần 80 chi nhánh/phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm trên toàn quốc cùng đội ngũ hơn 1.400 cán bộ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp. Hiện nay, trên 97% cán bộ nhân viên của GP.Bank đã có trình độ đại học, trên đại học và thành thạo nghiệp vụ chuyên môn.Với đội ngũ nhân viên năng động, có trình độ chuyên môn cao trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, GP Bank đang từng bước khẳng định vị thế của mình trong hệ thống các ngân hàng.
Đào tạo và phát triển nhân viên là công tác được ưu tiên hàng đầu của GP Bank. Mục tiêu là xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên thành thạo về nghiệp vụ, chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc và nhiệt tình phục vụ khách hàng. Ngân hàng cũng khuyến khích và thúc đẩy sự chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng làm việc giữa các thành viên trong ngân hàng tạo nền tảng cho sự phát triển liên tục và bền vững. Tất cả các nhân viên trong ngân hàng đều được tham dự các lớp huấn luyện đào tạo nghiệp vụ theo yêu cầu công việc và được ngân hàng tài trợ mọi chi phí.
Đối với nhân viên mới tuyển dụng, ngân hàng tổ chức các khoá học liên quan về các sản phẩm của ngân hàng, khoá học về nghiệp vụ và hướng dẫn sử dụng các phần mềm liên quan đến chức danh nhân viên (tín dụng, giao dịch, thanh toán quốc tế…). Đối với cán bộ quản lý, GP Bank thường xuyên tổ chức các khoá học bồi dưỡng về kiến thức quản lý, các khoá học về kỹ năng liên quan như: kỹ năng bán hàng, kỹ năng đàm phán, kỹ năng giải quyết vấn đề…, các khoá học nâng cao, cập nhật và bổ sung kiến thức về nghiệp vụ: tín dụng nâng cao, phục vụ khách hàng chuyên nghiệp. Nhờ có đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, đạo đức tốt, chất lượng tín dụng của ngân hàng vì thế cũng được nâng cao.
2.2.1.4. Trình độ công nghệ, cơ sở vật chất của ngân hàng
Hiện đại hoá hệ thống Công nghệ thông tin là một trong những ưu tiên hàng đầu của GP.Bank nhằm tăng sức cạnh tranh và hơn thế là mang lại cho khách hàng những dịch vụ và tiện ích ngân hàng hàng đầu.GP.Bank là một trong những ngân hàng đầu tiên ứng dụng thành công phần mềm Hệ thống Ngân hàng lõi T24 (Core Banking) của hãng Temenos của Thụy Sỹ, với khả năng xử lý trên 10.000 giao dịch/giây. Hiện nay, GP.Bank đang triển khai nâng cấp phần mềm ngân hàng lõi T24 lên phiên bản R9 – phiên bản mới nhất, T24-R9 giúp cho ngân hàng tối ưu hóa được các quy trình hoạt động trong khi vẫn duy trì được sự linh hoạt trước các thay đổi trong kinh doanh.
Cơ sở vật chất của ngân hàng không ngừng được nâng cao. Mỗi nhân viên giao dịch và cán bộ tín dụng đều được trang bị máy tính hiện đại với cơ sở dữ liệu tập trung và các trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu công việc như: điện thoại, máy in, máy fax…
2.2.1.5. Các chỉ tiêu định tính khác:
Độ thoả mãn của khách hàng: Tốc độ tăng trưởng cao trong cả huy động và cho vay cùng với sự tăng lên nhanh chóng của số lượng khách hàng qua các năm là một minh chứng rõ nét về độ tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. Đây chính là cơ sở, tiền đề cho sự phát triển của chi nhánh cũng như GP.Bank trong tương lai.
Các DNV&N được xác định là một trong những nhóm khách hàng mục tiêu của chi nhánh Thăng Long.
2.2.2. Đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn đối với DNV&N
2.2.2.1. Doanh số cho vay:
Doanh số cho vay các DNV&N tại Chi nhánh không ngừng tăng lên qua các năm.
Bảng 2.5: Doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ phân theo kỳ hạn
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 6 tháng đầu
năm 2011 Tỷ trọng 2010/2009 Số dư Tỷ trọng % Số dư Tỷ trọng % Số dư Tỷ trọng Tuyệt đối % Tổng doanh số cho vay 1.098 1.808 1.685 710 64,64 Doanh số cho vay DNV&N 890 100 1.005 100 1.049 100 115 12,92 Ngắn hạn 581 65,28 500,5 49,80 591 56,34 -81 -13,86 Trung và dài hạn 309 34,72 504,5 50,20 458 43,66 196 63,27
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp – Hội sở GP.Bank)
Bảng 2.5 cho thấy: Tổng doanh số cho vay của chi nhánh nói chung và doanh số cho vay đối với DNV&N nói riêng tăng qua các năm. Doanh số cho vay năm 2009 đạt 1.098 tỷ đồng. Đến năm 2010 doanh số cho vay đạt 1.808 tỷ đồng, tăng 64,64% so với năm 2009. Trong đó doanh số cho vay DNV&N cũng tăng nhanh. Năm 2009, tổng cho vay DNV&N là 890 tỷ đồng. Nhưng đến năm 2010, tổng cho vay với DNV&N là 1.005 tỷ đồng, tăng 12,92% so với năm 2009.
Về số tuyệt đối, doanh số cho vay đối với DNV&N vẫn tăng qua các năm cho thấy chi nhánh luôn đảm bảo duy trì hoạt động tín dụng ổn định. Năm 2009 do chi nhánh mới được thành lập, các bộ phận chưa đi vào ổn định do đó doanh số cho vay chưa được cao. Nhưng sang năm 2010, tốc độ tăng trưởng tăng lên rất nhiều. Lý do là sang năm 2010, chi nhánh đã có được sự ổn định trong cơ cấu tổ chức và đi vào hoạt động một cách ổn định. Và cùng với đó, sau khi vượt qua khủng hoảng kinh tế năm 2008 - 2010, các doanh nghiệp đang dần lấy lại cân bằng và tiếp tục phát triển kinh doanh, cho nên nhu cầu vốn trong thời gian này là khá lớn. Sang 6 tháng đầu năm 2011, chi nhánh cũng đã có được bước phát triển ổn định với doanh số cho vay đạt 1.685 tỷ trong đó cho vay đối vơi DNV&N đạt 1.049 tỷ.
Về cơ cấu tín dụng, năm 2009, doanh số cho vay ngắn hạn là 581 tỷ đồng, chiếm 65,28% doanh số cho vay với DNV&N, doanh số cho vay trung dài hạn là 309 tỷ đồng, chiếm 34,72%.
Năm 2010, doanh số cho vay ngắn hạn DNV&N đạt 500,5 tỷ đồng (tương đương 49,80%), giảm 13,86% so với năm 2009 còn cho vay trung và dài hạn đạt 504,5 tỷ (tương đương 50,20%), tăng 63,27%. Như vậy so với năm 2009, doanh số cho vay ngắn hạn và trung dài hạn đối với DNV&N năm 2010 tăng. Trong đó tốc độ tăng của các khoản vay ngắn hạn còn giảm trong khi tốc độ tăng của các khoản vay trung dài hạn lại tăng lên.Và cùng với đó là sự tăng mạnh cho vay trung và dài hạn trong cơ cấu cho vay cho t thấy sự dịch chuyển cơ cấu cho vay của chi nhánh đi theo sự biến động của nền kinh tế và đi theo sự dịch chuyển của toàn hệ thống GP.Bank.
Trong 6 tháng đầu năm 2011, doanh số cho vay ngắn hạn đối với DNV&N đạt 591 tỷ đồng (tương đương 56,34% tổn cho vay DNV&N). Doanh số cho vay trung dài hạn là 458 tỷ đồng chiếm 43,66% tổng cho vay DNV&N. Doanh số cho vay trung dài hạn năm 2009 đã có sự tăng trưởng mạnh.
Biểu đồ 2.2:Doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ phân theo kỳ hạn
Trong cơ cấu cho vay, các khoản tín dụng ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng lớn hơn các khoản cho vay trung dài hạn. Điều đó cho thấy, chi nhánh thường cho vay ngắn hạn đối với các DNV&N. Vì phần lớn các DNV&N vay vốn để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời việc cho vay ngắn hạn đối với DNV&N là chủ yếu giúp tăng nhanh vòng quay vốn tín dụng, tăng quy mô và hiệu quả kinh doanh.
Từ biểu đồ ta thấy: tốc độ tăng của các khoản cho vay ngắn hạn có xu hướng giảm. Ngược lại, các khoản cho vay trung dài hạn lại có tốc độ tăng khá mạnh. Sự tăng lên của các khoản cho vay trung dài hạn đối với DNV&N cho thấy ngân hàng đang duy trì một cơ cấu tín dụng hợp lý để đáp ứng nhu cầu vay vốn trung dài hạn ngày càng tăng nhằm mục tiêu giúp các DNV&N thực hiện mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường.
2.2.2.2. Doanh số thu nợ
Bảng 2.6: Doanh số thu nợ DNV&N phân theo kỳ hạn
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 6 tháng đâù
năm 2011 Tỷ trọng 2010/2009 Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Tuyệ t đối % Tổng doanh số thu nợ 589 1.134 935 545 92,53 Doanh số thu nợ với DNV&N 500 100 680 100 514 100 180 36,00 Ngắn hạn 365 73,00 355 52,21 253 49,22 -10 -2,74 Trung và dài hạn 135 27,00 325 47,79 261 50,78 190 140,74
(Nguồn: Phòngkế hoạch tổng hợp – Hội sở GP.Bank)
Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh lượng vốn cho vay mà chi nhánh đã thu hồi được trong một thời kỳ.
Từ bảng 2.6 ta có thể thấy hoạt động tín dụng của chi nhánh là tương đối hiệu quả. Năm 2009, do điều kiện mới thành lập cho nên doanh số thu nợ của DNV&N chỉ là 500 tỷ, chiếm 84,88% tổng doanh số thu nợ toàn chi nhánh. Năm 2010, doanh số thu nợ của nhóm đối tượng này đạt 680 tỷ, tăng 36% so với năm 2009. Còn đến nửa đầu năm 2011, doanh số thu nợ của DNV&N đạt 514 tỷ,chiếm 54,97% tổng doanh số thu nợ của chi nhánh. Điều này cho thấy chi nhánh đang tích cực thu hồi nợ để đối phó với nhiều diễn biến khó lường sẽ xảy ra trong tương lai.
Từ đây ta có thể thấy doanh số thu nợ nói chung và doanh số thu nợ đối với DNV&N nói riêng đều tăng qua các năm. Đồng thời doanh số thu nợ đối với DNV&N luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số thu nợ của cả chi nhánh.
Biểu đồ 2.3: Doanh số thu nợ DNV&N phân theo kỳ hạn
Năm 2009, doanh số thu nợ ngắn hạn đối với DNV&N là 365 tỷ (chiếm 73%), doanh số thu nợ trung dài hạn đạt 135 tỷ (tương đương 27%). Đến cuối năm 2010, doanh số thu nợ ngắn hạn của nhóm khách hàng này giảm 2,74% đạt 355 tỷ. Doanh số thu nợ trung dài hạn tăng 140,74%, đạt 325 tỷ. Tính 6 tháng đầu năm 2011, thu nợ ngắn hạn đạt 253 tỷ. Doanh số thu nợ trung dài hạn là 261 tỷ.Điều này cho t thấy xu hướng giảm thiểu rủi ro của chi nhánh cũng như ngân hàng trong việc thu các khoản nợ có tính rủi ro cao hơn được đẩy mạnh.
Trong cơ cấu thu nợ đối với DNV&N, doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ cao so với doanh số thu nợ trung dài hạn. Các khoản thu nợ trung dài hạn đang dần chiếm tỷ trọng lớn hơn, đặc biệt đến cuối năm 2010 và nửa đầu năm 2011 tăng mạnh. Chứng tỏ chi nhánh cũng như ngân hàng đã dần lành mạnh hoá các khoản vay và công tác kiểm soát và thu nợ cũng được chú ý.
2.2.2.3. Dư nợ tín dụng:
Bảng 2.7: Dư nợ cho vay đối với các DNV&N phân theo kỳ hạn
Đơn vị : Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Nửa đầu năm
2011 Tỷ trọng 2010/2009 Số dư Tỷ trọng % Số dư Tỷ trọng % Số dư Tỷ trọng % Tuyệt đối %
Dư nợ cho vay 905 1367 1.100 462 51,05
Dư nợ cho vay NV&N 603 100 680 100 342 100 77 12,77
Ngắn hạn 416 68,99 442 65 208 60,82 26 6,25
Trung và dài hạn 187 31,01 238 35 134 39,18 51 27,27
Bảng 2.7 cho thấy tổng dư nợ cho vay đối với DNV&N tăng đều qua các năm. Năm 2009, dư nợ DNV&N chỉ là 603 tỷ. Đến năm 2010, dư nợ với DNV&N đạt 680tỷ, tăng 12,77% so với năm 2009. 6 tháng đầu năm 2011, dư nợ của DNV&N là 342 tỷ.
Về số tuyệt đối, dư nợ đối với DNV&N tăng đều qua các năm. Như vậy hoạt động tín dụng của chi nhánh vẫn đảm bảo sự tăng trưởng ổn định, quy mô tín dụng không ngừng được mở rộng.
Biểu đồ 2.4: Dư nợ cho vay đối với các DNV&N phân theo kỳ hạn
Năm 2009, dư nợ ngắn hạn đối với DNV&N chỉ đạt 416 tỷ, chiếm tỷ trọng 68,99% tổng dư nợ DNV&N, dư nợ trung dài hạn đạt 187 tỷ, chiếm 31,01%. Đến cuối năm 2010, dư nợ ngắn hạn đạt 442 tỷ, tăng 6,25%. Dư nợ trung dài hạn đạt 238tỷ, tăng 27,27%. Như vậy, so với năm 2009, dư nợ ngắn hạn có tốc độ tăng thấp hơn khá nhiều so với dư nợ trung và dài hạn. Cho thấy quy mô tín dụng đang được mở rộng ra nhiều kỳ hạn hơn. Chi nhánh không ngừng mở rộng quan hệ tín dụng đối với những khách hàng mới,