Trong hoạt động ngân hàng thì hoạt động tín dụng là một lĩnh vực quan trọng . Quan hệ tín dụng là quan hệ xương sống, là nguồn sinh lợi chủ yếu quyết định sự tồn tại, phát triển cuả ngân hàng. Do đó việc đi tìm kiếm nguồn khách hàng mới, mở rộng quan hệ tín dụng với những khách hàng tiềm năng là một trong những việc làm cần thiết. . Mà theo xu thế kinh tế hiện nay các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang phát triển ở mức lạc quan thứ nhì thế giới – theo kết quả khảo sát cuả HSBC công bố vào 20/1/2011 với sự tham gia cuả hơn 6.300 doanh nghiệp từ 21 quốc gia tại châu Á, châu Phi, Trung Đông, châu Âu, Bắc Mỹ và châu Mỹ Latinh. Kết quả cuộc khảo sát cũng cho thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang có kế hoạch mở rộng kinh doanh ra thị trường toàn cầu một cách mạnh mẽ (chiếm hơn 50%). Tuy nhiên, họ gặp phải khó khăn về nguồn vốn (49%) và những hiểu biết về các vấn đề liên quan tới giao dịch bằng ngoại tệ (48%). Vì thế chất lượng tín dụng đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ là vấn đề nổi cộm cuả khá nhiều ngân hàng trong đó có Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam – VIB, nếu đối tượng khách hàng này được quan tâm đúng mức và biết khai thác thì sẽ là đối tượng rất tiềm năng đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
1.1 Vai trò Doanh nghiệp vừa và nhỏ ( DNVVN) trong nền kinh tế 4
1.1.1 Khái niệm và phân loại 4
1.1.2 Vai trò cuả Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế 5
1.2 Hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ 10
1.2.1 Tổng quan về hoạt động tín dụng cuả Ngân hàng thương mại 10
1.2.2 Tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHTM 15
1.2.3 Vai trò tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHTM 17
1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHTM 21
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHTM 24
1.3.1 Nhân tố khách quan 24
1.3.2 Nhân tố chủ quan 27
Chương 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH – NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM – VIB 31
2.1 Khái quát về Trung tâm kinh doanh - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam – VIB 31
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển cuả Trung tâm kinh doanh - Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Quốc tế Việt Nam – VIB 31
2.1.2 Tổ chức bộ máy cuả Trung tâm kinh doanh (TTKD) 33
2.1.3 Nhiệm vụ cuả các phòng ban tại Trung tâm kinh doanh 33
Trang 22.1.4 Hệ thống sản phẩm tại TTKD - Ngân hàng VIB 35
2.1.5 Tình hình hoạt động kinh doanh cuả Trung tâm kinh doanh - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam trong mấy năm qua 36
2.2 Thực trạng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Trung tâm kinh doanh cuả VIBank 46
2.2.1 Tổng quan về Doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn 46
2.2.2 Tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ 48
2.2.3 Phân tích thực trạng mở rộng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ 49
2.3 Đánh giá thực trạng mở rộng tín dụng đối với DNVVN tại TTKD – Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam 57
2.3.1 Kết quả đạt được 57
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 60
Chương 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH – NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM – VIB 65
3.1 Định hướng hoạt động của Ngân hàng và cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ cuả VIB trong thời gian tới 65
3.1.1 Quy định về hạn mức tín dụng đối với khối doanh nghiệp 65
3.1.2 Tỷ lệ lưu động ròng (LDR) 66
3.1.3 Hạn mức tín dụng theo ngành hàng và sản phẩm 67
3.1.4 Hạn mức tín dụng theo khách hàng / nhóm khách hàng, được quy định cụ thể trong từng trường hợp sau: 70
3.1.5 Chính sách tín dụng theo đối tượng khách hàng 70
3.1.6 Chính sách tín dụng theo kỳ hạn vay vốn 71
3.1.7 Tỷ lệ cho vay/Tài sản bảo đảm(TSBD) đối với khách hàng thỏa mãn cấp tín dụng 71
3.1.8 Tỷ lệ cho vay/Tài sản bảo đảm(TSBD) đối với khách hàng xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ từ 10 triệu USD/năm trở lên 72
Trang 33.1.9 Tỷ lệ cho vay/ TSBĐ đối với khách hàng cốt lõi 73
3.2 Một số giải pháp nhằm mở rộng quan hệ tín dụng đối với khách hàng DNVVN cuả Trung tâm kinh doanh – Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - VIB 73
3.2.1 Đa dạng hóa các hình thức tín dụng đối với các DNVVN, kết hợp nâng cao chất lượng dịch vụ 73
3.2.2 Hoàn thiện các tiêu chí đánh giá 75
3.2.3 Đảm bảo đúng quy trình tín dụng, đặc biệt nâng cao chất lượng trong công tác thẩm định dự án 75
3.2.4 Thực hiện tốt các tài sản đảm bảo 77
3.2.5 Củng cố và nâng cao trình độ cuả cán bộ tín dụng Ngân hàng 79
3.3 Một số kiến nghị 81
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ 81
3.3.2 Kiến Nghị với Ngân hàng Nhà nước 84
3.3.3 Kiến Nghị với VIB 84
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
Trang 4DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
NHTM : Ngân hàng Thương mại
TMCP : Thương mại cổ phần
DNVVN : Doanh nghiệp vừa và nhỏ
TDNH : Tín dụng ngân hàng
TTKD : Trung tâm kinh doanh
CIC : Trung tâm thông tin tín dụng (Credit Information Center)
TSBD : Tài sản bảo đảm
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
HSBC : Hongkong and Shanghai Banking Corporation
POS : (Point of Sale ) máy chấp nhận thanh toán thẻ
Trang 5DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU HÌNH VẼ
Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức cuả Trung tâm kinh doanh VIB 33
Bảng2.2 Kết quả huy động vốn cuả TTKD – Hội sở chính – VIB 38
Bảng 2.3 Cơ cấu huy động vốn cuả TTKD – Hội sở chính – VIB 39
Bảng 2.4 Tình hình sử dụng vốn tại TTKD - VIB 41
Bảng 2.5 Chất lượng tín dụng tại TTKD 2010 – 2011 43
Bảng 2.6 Tổng hợp kết quả tài chính cuả TTKD –VIBank 45
Bảng 2.7 Số lượng các DNVVN 50
Bảng 2.8 Dư nợ cho vay đối với DNVVN 51
Đồ thị 2.9 Dư nợ cho vay DNVVN/ Tổng doanh số 52
Bảng 2.10 Dư nợ DNVVN theo cơ cấu thời hạn 53
Biểu đồ 2.11 Cơ cấu dư nợ DNVVN theo thời hạn 54
Bảng 2.12 Dư nợ DNVVN theo cơ cấu ngành kinh tế 54
Biểu đồ 2.13 Dư nợ DNVVN theo cơ cấu ngành kinh tế 55
Bảng 2.14 Dư nợ DNVVN theo tiêu chuẩn chất lượng 56
Biểu đồ 2.15 Dư nợ DNVVN theo tiêu chuẩn chất lượng 57
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường có sựquản lý cuả Nhà nước theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa, với mục tiêu dângiàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Ngân hàng Thươngmại là một tổ chức gắn chặt với nên kinh tế thị trường, là một trong nhữngmắt xích quan trọng cấu thành nên sự vận động nhịp nhàng cuả nền kinh tế.Cùng với các ngành kinh tế khác, ngân hàng có nhiệm vụ tham gia bình ổn thịtrường tiền tệ, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, tạo công ăn việc làm cho ngườilao động, giúp đỡ các nhà đầu tư, phát triển thị trường vốn, thị trường ngoạihối, tham gia thanh toán và hỗ trợ thanh toán…
Trong hoạt động ngân hàng thì hoạt động tín dụng là một lĩnh vực quantrọng Quan hệ tín dụng là quan hệ xương sống, là nguồn sinh lợi chủ yếuquyết định sự tồn tại, phát triển cuả ngân hàng Do đó việc đi tìm kiếm nguồnkhách hàng mới, mở rộng quan hệ tín dụng với những khách hàng tiềm năng
là một trong những việc làm cần thiết Mà theo xu thế kinh tế hiện nay cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang phát triển ở mức lạc quan thứ nhì thếgiới – theo kết quả khảo sát cuả HSBC công bố vào 20/1/2011 với sự tham giacuả hơn 6.300 doanh nghiệp từ 21 quốc gia tại châu Á, châu Phi, Trung Đông,châu Âu, Bắc Mỹ và châu Mỹ Latinh Kết quả cuộc khảo sát cũng cho thấycác doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang có kế hoạch mở rộng kinhdoanh ra thị trường toàn cầu một cách mạnh mẽ (chiếm hơn 50%) Tuy nhiên,
họ gặp phải khó khăn về nguồn vốn (49%) và những hiểu biết về các vấn đềliên quan tới giao dịch bằng ngoại tệ (48%) Vì thế chất lượng tín dụng đối vớicác Doanh nghiệp vừa và nhỏ là vấn đề nổi cộm cuả khá nhiều ngân hàng trong
đó có Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam – VIB, nếu đối tượngkhách hàng này được quan tâm đúng mức và biết khai thác thì sẽ là đối tượng rấttiềm năng đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng
Trang 7Nhận thức rõ tầm quan trọng cuả công tác mở rộng tín dụng trong hoạtđộng cuả Ngân hàng, với những kiến thức đã được học và qua thời gian thực tếtại Trung tâm kinh doanh - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam– VIBank, em đã chọn đề tài “Mở rộng tín dụng đối với khách hàng doanhnghiệp vừa và nhỏ tại Trung tâm kinh doanh – Ngân hàng Thương mại Cổ phầnQuốc tế Việt Nam – VIBank” làm chuyên đề tốt nghiệp cuả mình.
Nội dung chính cuả chuyên đề đi sâu vào các phương thức mở rộng quan hệtín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ cuả ngân hàng thương mại, các nhân
tố ảnh hưởng, Thực trạng về mở rộng quan hệ tín dụng tại Trung tâm kinh doanh ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam, trên cơ sở các số liệu cuả ngânhàng từ năm 2009 đến 2011, từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị
-Chuyên đề gồm 3 chương không kể Lời nói đầu và Kết luận:
Chương 1: Tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ cuả ngân hàngthương mại
Chương 2: Thực trạng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tạiTrung tâm kinh doanh – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam –VIB ( Từ năm 2009 - 2011)
Chương 3: Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa vànhỏ tại Trung tâm kinh doanh – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tếViệt Nam – VIB
Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn chânthành đến:
Anh Nguyễn Xuân Dũng – Giám đốc Trung tâm kinh doanh – VIBank Anh Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Giám đốc Trung tâm kinh doanh –VIBank
Anh Vũ Văn Phúc – Phó Giám đốc Trung tâm kinh doanh - VIBankChị Nguyễn Thị Thanh Hương – Giao Dịch Viên Chính ( người trực tiếp
Trang 8hướng dẫn )cùng tất cả các anh chị thuộc Chi nhánh Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Quốc tế Việt Nam – VIBank 38 Đào Tấn đã tạo điều kiện, giúp đỡtận tình trong quá trình em thực tập tại ngân hàng
Em xin cảm ơn các giảng viên Khoa Ngân hàng – Tài chính nói riêng vàgiảng viên Trường Đại học kinh tế Quốc dân nói chung, đã đào tạo, trang bịđầy đủ kiến thức để em có thể hoàn thành khóa học
Sau cùng em xin cảm ơn PGS.TS Vũ Duy Hào – Giảng viên hướng dẫnchuyên đề tốt nghiệp đã giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành chuyên
đề tốt nghiệp
Mặc dù đã cố gắng song do trình độ năng lực còn hạn chế, chắc chắnkhông tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp từ phíathầy cô và bạn đọc
Trang 9Chương 1 TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Vai trò Doanh nghiệp vừa và nhỏ ( DNVVN) trong nền kinh tế
1.1.1 Khái niệm và phân loại
Nhiều chuyên gia kinh tế và pháp luật cuả Việt Nam cho rằng khái niệmDNVVN và sau đó khái niệm doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ được du nhập từbên ngoài vào Việt Nam Vấn đề tiêu chí doanh nghiệp vừa, nhỏ, cực nhỏ làtrung tâm cuả nhiều cuộc tranh luận về sự phát triển cuả khu vực này trongnhiều năm qua Định nghĩa về DNVVN, doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ phảidựa trước tiên vào quy mô doanh nghiệp Thông thường đó là tiêu chí về sốcông nhân, vốn đăng kí, doanh thu… Cách tiêu chí này thay đổi theo từngquốc gia, từng chương trình phát triển khác nhau
Ở Việt Nam để giải quyết vấn đề định nghĩa này một phần nào, công văn
số 681/CP-KTN đã ban hành ngày 20-6-1998 theo đó DNVVN là doanhnghiệp có số công nhân dưới 200 người và số vốn kinh doanh dưới 5 tỷ đồng.Tiêu chí này đặt ra nhằm xây dựng một bức tranh chung về doanh nghiệp vừa
và nhỏ ở Việt Nam phục vụ cho việc hoạch định chính sách Trên thực tế tiêuchí này không cho phép phân biệt các doanh nghiệp vừa, nhỏ, cực nhỏ Ngày
30 tháng 6 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP vềtrợ giúp phát triển DNVVN thay thế Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23tháng 11 năm 2001 cuả Chính phủ Nghị định 56/2009/NĐ-CP đã đưa ra định
nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh
doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành bacấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tươngđương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán cuả doanh nghiệp)
Trang 10hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:
Quy mô
khu vực
Doanh nghiệp siêu nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Số lao động
Tổng nguồn vốn Số lao động
Tổng nguồn vốn Số lao động
I Nông,
lâm nghiệp
và thủy sản
10 người trởxuống
20 tỷ đồngtrở xuống
từ trên 10người đến
200 người
từ trên 20 tỷđồng đến 100
tỷ đồng
từ trên 200người đến
20 tỷ đồngtrở xuống
từ trên 10người đến
200 người
từ trên 20 tỷđồng đến 100
tỷ đồng
từ trên 200người đến
300 ngườiIII Thương
mại và dịch
vụ
10 người trởxuống
10 tỷ đồngtrở xuống
từ trên 10người đến
50 người
từ trên 10 tỷđồng đến 50
tỷ đồng
từ trên 50người đến
100 người
1.1.2 Vai trò cuả Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế
1.1.2.1.Tạo ra nhiều việc làm với chi phí thấp
Các DNVVN rất thích hợp với các phương pháp tiết kiệm vốn do đóchúng được công nhận là phương tiện để giải quyết thất nghiệp hiệu quả
Do đặc tính phân bố rải rác cuả chúng, các doanh nghiệp loại nàythường phân tán nên chúng có thể đảm bảo cơ hội việc làm cho nhiều vùngđịa lý và nhiều đối tượng lao động, đặc biệt là với các vùng sâu, vùng xa,vùng chưa phát triển kinh tế, với các đối tượng lao động có trình độ tay nghềthấp Nhờ vậy, chúng vừa giải quyết thất nghiệp vừa góp phần giảm dòngngười chuyển về thành phố tìm việc làm
Do tính linh hoạt, uyển chuyển gọn nhẹ nên các DNVVN dễ thích ứngvới các thay đổi cuả thị trường trong khi các doanh nghiệp lớn sẽ đối phó kháchậm chạp, không phải vì cấp quản lý bất tài mà bởi vì doanh nghiệp lớn thì
Trang 11khó xoay trở nhanh Họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động, sau đó sẽphải sa thải bớt lao động để cắt giảm chi phí đến mức có thể tồn tại và pháttriển được trong điều kiện cung lớn hơn cầu Trong khi đó do khả năng linhhoạt, có thể thích ứng nhanh với thay đổi cuả thị trường, các doanh nghiệpvừa và nhỏ vẫn có thể tồn tại được mà không phải sử dụng đến biện pháp cắtgiảm lao động.
1.1.2.2.Cung cấp cho xã hội một khối lượng hàng hoá đáng kể về cả chấtlượng, số lượng và chủng loại
Các công ty, DNVVN thu hút một lượng lớn lao động và tài nguyên cuả
xã hội để sản xuất ra hàng hoá Để có thêm sức cạnh tranh trực tiếp với cáccông ty và tập đoàn lớn, hàng hoá cuả họ nói chung thiên về sự đa dạng vềchất lượng và chủng loại, tạo cho người tiêu dùng có nhiều cơ hội được lựachọn Bên cạnh đó họ cũng tiến vào nhiều thị trường nhỏ mà các công ty lớn
bỏ qua vì doanh thu từ đó quá nhỏ
1.1.2.3 Gieo mầm cho các tài năng quản trị kinh doanh
Một số những người có tài trong quản trị kinh doanh không muốn làmviệc trong các công ty lớn mà muốn mở công ty riêng để tiện đường vùngvẫy Các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ rất thích hợp đối với họ trongviệc thử sức cuả mình Bên cạnh đó các công ty tư nhân lớn nói chung đềuxuất phát từ các công ty nhỏ đi lên Tập đoàn Microsoft cuả tỷ phú Bill Gatescũng do ông ta xây dựng dần lên vào lúc 20 tuổi khi còn là một người chưa cónhiều tài sản, bỏ học đại học để mở doanh nghiệp riêng cuả mình Chưa đầy
30 năm sau đó, Bill Gates trở thành người giàu nhất thế giới, là một điển hìnhcuả người làm giàu dựa vào năng lực cuả mình Các công ty nhỏ là còn là nơihuấn luyện nguồn nhân lực cho các công ty lớn, các nhân viên sẽ học đượcnhững kỹ năng ban đầu về quản lý rất cần thiết, được công ty lớn đánh giá caonhư là:
Trang 12Điều hành kinh doanh Quan hệ với khách hàng
Kiểm soát và quản lý nhân viên Quy định xuất nhập khẩu
Quản lý thời gian Công nghệ thông tin hiện đại
Điều hành văn phòng Các quy định về thuế
Bán hàng và tiếp thị Luật lệ công ty
Xúc tiến sản phẩm và dịch vụ Bán hàng
Định giá và lợi nhuận Quan hệ với quan chức chính phủ Đây là các kỹ năng cần thiết cho công việc ở các công ty lớn và việc đàotạo chúng cho người lao động cần thời gian Các doanh nghiệp nhỏ sẽ thựchiện “hộ” khâu này Nhân viên công ty nhỏ sau một thời gian có được kinhnghiệm rồi sẽ được các công ty lớn thu nhận
1.1.2.4.Tăng nguồn tiết kiệm và đầu tư cho dân địa phương
Nhìn chung các doanh nghiệp vừa và nhỏ được mở ra ở địa phương nàođều có công nhân và chủ doanh nghiệp là người ở địa phương đó Khi cácdoanh nghiệp loại đó được mở ra thì người dân lao động ở địa phương cócông ăn việc làm, có nguồn thu nhập Kết cục là quỹ tiền tiết kiệm-đầu tư cuảđịa phương đó được bổ sung
1.1.2.5 Làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả hơn
Các công ty lớn và các tập đoàn không có được tính năng động cuả cácđơn vị kinh tế nhỏ hơn chúng vì một nguyên nhân đơn giản là quy mô cuảchúng quá lớn Quy luật cuả vật lý là khối lượng một vật càng lớn thì quántính cuả nó càng lớn Cũng vậy, các đơn vị kinh tế càng to lớn thì càng thiếutính linh hoạt, thiếu khả năng phản ứng nhanh, nói cách khác là sức ì cànglớn.Một nền kinh tế mà tỷ lệ nguồn lao động và tài nguyên đa phần do cácdoanh nghiệp quy mô lớn nắm giữ sẽ trở nên chậm chạp, không bắt kịp vàphản ứng kịp với các thay đổi trên thị trường Ngược lại, một nền kinh tế có
Trang 13một tỷ lệ thích hợp các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ trở nên “nhanh nhẹn”hơn, phản ứng kịp thời hơn, tính hiệu quả cuả nền kinh tế sẽ được nâng cao.1.1.2.6 Phát huy và tận dụng các nguồn lực địa phương, góp phần tăngtrưởng kinh tế
Một nền kinh tế bao giờ cũng có “vùng biên giới”, “vùng sâu”, “vùngxa” Đó là các khu vực địa lý hoặc các thị trường có quy mô nhỏ, kém pháttriển, hoặc là xa tuyến giao thông, thiếu tài nguyên Các công ty lớn thường
bỏ qua các khu vực đó và cho rằng nguồn lợi thu được từ đó không lớn bằngnguồn lợi thu được từ nơi khác với cùng một chi phí bỏ ra, nói cách khác làchi phí cơ hội cuả vùng đó cao Nếu một nền kinh tế chỉ có các doanh nghiệplớn thì điều này sẽ dẫn đến một sự phát triển không đều giữa các vùng, khôngtận dụng hết tài nguyên và giảm hiệu quả hoạt động cuả nền kinh tế cũng nhưgây ra các thiệt hại tiềm tàng cho nền kinh tế Tuy nhiên đối với các doanhnghiệp vừa và nhỏ thì chi phí cơ hội cuả các vùng này là chấp nhận được,xứng đáng với nguồn lợi thu lại Vì vậy họ sẵn sàng hoạt động ở đây nếu cócác chính sách ưu đãi thích hợp cuả chính quyền địa phương
1.1.2.7.Giữ gìn và phát huy các ngành nghề truyền thống, thể hiện bảnsắc dân tộc
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá các ngành nghề truyềnthống đang đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt, giữa chế tạo sản phẩm thủcông với sản xuất dây chuyền hàng loạt Một ví dụ như: thợ đóng giày có thểđóng những đôi giày rất bền dùng được hàng năm không hỏng Nhưng trongthời hiện đại phải đối mặt với các xí nghiệp sản xuất giày có sản phẩm khôngbền lắm, đổi mới theo mùa và giá rẻ hơn so với giày thủ công Một thợ thủcông hay vài người thì không thể đương đầu được với các doanh nghiệp lớn
đó Muốn tồn tại được các thợ thủ công phải hợp nhau lại thành lập doanh
Trang 14nghiệp, sau đó quảng cáo xa rộng để tìm đến các khách hàng tiềm năng cuảcác sản phẩm thủ công Trong xã hội luôn tồn tại nhu cầu đối với các sảnphẩm truyền thống, vấn đề là phải làm cho những khách hàng đó biết đếnsản phẩm cuả mình Loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể nói là rấtthích hợp cho sản xuất thủ công Các ngành nghề truyền thống có thể dựavào đó để sản xuất, kinh doanh, quảng cáo Bên cạnh đó công nghệ tiêntiến cũng sẽ dần tiếp cận vào các ngành nghề này Và đó cũng là một điềucần phải xẩy ra trong thời đại công nghiệp Cụ thể hơn ta hãy hình dungmột cảnh như sau: một số thợ đóng giày hợp nhau lại thành một doanhnghiệp Trong thành phố hoặc địa phương cuả họ sinh sống chỉ có một sốlượng nhỏ khách hàng ưa thích loại giày đóng thủ công và sẵn sàng trả giá(dù là cao) để đi loại giầy này do dó nhu cầu là nhỏ Doanh nghiệp đó đápứng được nhu cầu đó Sau đó doanh nghiệp tiến hành một chiến dịch quảngcáo trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên Internet Sau một thờigian các khách hàng có nhu cầu tương tự ở tại các thành phố khác trong cảnước liên lạc đặt mua Tiếp sau nữa là các khách hàng nước ngoài ưa thíchkiểu dáng giày quảng cáo trên Internet cũng liên lạc đặt mua Bên cạnh đócác nghệ nhân sử dụng công nghệ mới để hỗ trợ thêm cho việc chế tạo giàynhư là dùng máy tính để tạo hình sản phẩm cuả mình trước, Trong quátrình phát triển đó họ tiếp cận và làm quen với các kỹ thuật và công nghệmới Tuy khách hàng địa phương cuả họ không nhiều nhưng khách hàngtrên toàn cầu chiếm một lượng đủ để họ tồn tại được trước thách thức cuảnhững đôi giày hiện đại giá rẻ rất mốt được sản xuất hàng loạt kia.
1.2 Hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.2.1Tổng quan về hoạt động tín dụng cuả Ngân hàng thương mại
Trang 151.2.1.1 Khái niệm tín dụng Ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là một phạm trù kinh tế tồn tại qua các hình thức xãhội khác nhau Tín dụng là nghiệp vụ chính cơ bản nhất cuả NHTM chính vìvậy những vấn đề tín dụng đã được các nhà kinh tế tìm hiểu từ rất lâu Tùytheo cách tiếp cận khác nhau mà người ta đưa ra những khái niệm khác nhau
về tín dụng
Tín dụng có thể hiểu là hoạt động cho vay tiền giữa người cho vay vàngười đi vay Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng mộtlượng giá trị dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ từ người sở hữu sang người
sử dụng, sau đó hoàn trả lại một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu Kháiniệm tín dụng được thể hiện qua ba mặt cơ bản: có sự giao quyền sử dụng mộtgiá trị từ người này sang người khác, sự chuyển giao mang tính chất tạm thời,khi hoàn lại lượng giá trị đã giao cho người sở hữu phải kèm theo một lượnggiá trị dôi thêm gọi là lợi tức Một quan hệ được gọi là tín dụng phải đầy đủ
cả ba mặt đó Tín dụng ra đời từ rất sớm, nó gắn liền với sự ra đời và pháttriển cuả sản xuất hàng hóa Cơ sở ra đời cuả tín dụng xuất phát từ: có sự tồntại và phát triển hàng hóa; có nhu cầu bù đắp thiếu hụt khi gặp biến cố nhằmbảo đảm sản xuất kinh doanh và đảm bảo cuộc sống bình thường
Một định nghĩa khác về tín dụng: là sự trao đổi các tài sản hiện tại đểđược nhận các tài sản cùng loại trong tương lai Hoặc có thể định nghĩa tíndụng như là quan hệ kinh tế, theo đó một người thỏa thuận để người khácđược sử dụng số tiền hay tài sản cuả mình trong một thời gian nhất định vớiđiều kiện có hoàn trả Trong đời sống tín dụng hiện diện dưới nhiều hình tháikhác nhau Tín dụng thương mại là một doanh nghiệp thỏa thuận bán chịuhàng hóa cho khách hàng Tín dụng Ngân hàng là việc các NHTM huy độngvốn cuả khách hàng để sau đó lại cho khách hàng khác vay với mục đích kiếmlời Ngoài ra việc Chính phủ hay những doanh nghiệp phát hành các trái phiếu
Trang 16ra ngoài công chúng để vay tiền các tổ chức, cá nhân cũng được xem là nhữnghình thức tín dụng Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường, nghiệp vụ cho thuêtài chính do những công ty cho thuê tài chính thực hiện đối với khách hàng làcác doanh nghiệp cũng được xem là một hình thức tín dụng đặc thù cuả nềnkinh tế thị trường.
Theo luật Ngân hàng Nhà nước thì tín dụng được định nghĩa như sau: “Cấu thành một nghiệp vụ tín dụng là bất cứ tác động nào qua đó người đưahay người hứa đưa vốn cho người khác dùng, hoặc cam kết bằng chữ ký chongười này như đảm bảo, bảo chứng hay bảo lãnh có thu tiền”
Tuy nhiên với mục đích nghiên cứu cuả đề tài thì tín dụng ngân hàng sẽđược xem là vấn đề chính để nghiên cứu Tín dụng ngân hàng là quan hệ tíndụng bằng tiền tệ mà một bên là Ngân hàng – một tổ chức chuyên kinh doanhtrên lĩnh vực tiền tệ với một bên là tất cả các tổ chức, cá nhân trong xã hội,trong đó ngân hàng giữ vai trò vừa là người đi vay, vừa là người cho vay.Ngân hàng với tư cách là người đi vay sẽ huy động mọi nguồn vốn tạmthời nhàn rỗi trong xã hội bằng hình thức nhận tiền gửi cuả các doanh nghiệp,các tổ chức cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy độngvốn trong xã hội Đồng thời Ngân hàng lại là người cho vay đáp ứng nhu cầucho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu thiếu vốn cần được bổsung trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng Với vai trò này, Ngânhàng đã thực hiện chức năng phân phối lại vốn, tiền tệ để đáp ứng nhu cầu táisản xuất xã hội Đây là hình thức tín dụng chủ yếu trong nền kinh tế thịtrường, nó luôn đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế một cách linh hoạtđầy đủ và kịp thời
1.2.1.2 Các hình thức tín dụng Ngân hàng
Tín dụng là một trong những nghiệp vụ cơ bản nhất và cũng mang lại lợi
Trang 17nhuận chủ yếu cũng như rủi ro cho các ngân hàng Chính vì vậy, các ngânhàng luôn phải tìm ra các tiêu thức phân loại tín dụng để có thể dễ dàng kiểmtra, quản lý từ đó phòng tránh rủi ro tín dụng Dựa vào các tiêu thức khácnhau ta có thể phân loại tín dụng như sau:
1.2.1.2.1 Phân loại theo thời hạn tín dụng
Theo cách này tín dụng NH được phân làm 3 loại:
- Tín dụng ngắn hạn : là khoản tín dụng dưới 1 năm và được sử dụng
để bổ sung sự thiếu hụt tạm thời vốn lưu động cuả doanh nghiệp, thanh toánngoại thương hoặc cho vay chi tiêu cá nhân
- Tín dụng trung hạn : là khoản tín dụng có thời hạn từ 1-3 năm thường
sử dụng với mục đích đầu tư, mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹthuật, đầu tư vào một ngành kinh doanh mới, mở rộng và xây dựng công trìnhnhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh
- Tín dụng dài hạn : là khoản tín dụng có thời gian từ 3 năm trở lên.Loại tín dụng này dùng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản như: Đầu tưxây dựng các doanh nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng
Tín dụng trung và dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định và mộtphần bổ sung cho vốn lưu động
1.2.1.2.2 Phân loại theo mục đích:
Theo tiêu thức này, tín dụng ngân hàng được phân chia rất đa dạng và phong phú:
- Cho vay bất động sản : là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm bấtđộng sản, đất đai, nhà ở, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp thương mại
Trang 18- Cho vay cá nhân: là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùngnhư mua sắm các vật dụng có giá trị cao Bên cạnh đó Ngân hàng còn cho vay
để trang trải các khoản chi phí thông thường cuả đời sống thông dụng dướitên gọi là tín dụng tiêu dùng và phát hành thẻ tín dụng
- Thuê mua và các loại tín dụng khác: Cho vay mua ôtô, Cho vay du học…1.2.1.2.3 Phân loại theo hình thức bảo đảm
* Tín dụng không tài sản bảo đảm: Trong trường hợp này ngân hàng cấptín dụng cho khách hàng mà không cần có tài sản thế chấp, cầm cố hay bảolãnh mà dựa vào uy tín cuả khách hàng Những khách hàng được cấp tín dụngloại này thường là khách hàng quen, đã có uy tín với ngân hàng về việc trảđúng và đầy đủ các khoản nợ cuả mình từ trước tới nay
* Tín dụng có tài sản bảo đảm: Ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàngdựa trên cơ sở có tài sản thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh Tài sản dùng để thếchấp hay cầm cố có thể là nhà xưởng, xe cộ, các khoản phải thu, các trangthiết bị hay các tài sản hình thành từ vốn vay, vật có giá hay giấy tờ có giá.Ngoài ra để đảm bảo cho các khoản vay có thể được thực hiện bằng sự bảolãnh cuả bên thứ ba được ngân hàng chấp nhận
1.2.1.2.4 Phân loại theo phương thức cho vay
* Cho vay theo hạn mức tín dụng: theo hình thức này ngân hàng vàkhách hàng thỏa thuận và ký kết một hợp đồng hạn mức tín dụng duy trì theothời hạn nhất định hoặc theo chu kì sản xuất kinh doanh
* Cho vay từng lần: theo hình thức này ngân hàng và khách hàng thỏathuận và ký kết một hợp đồng riêng với mỗi khoản vay khi khách hàng có nhucầu Mỗi lần khách hàng có nhu cầu vay vốn thì việc kí kết hợp đồng sẽ đượcthực hiện lại từ đầu
* Cho vay từng dự án đầu tư: Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn
để thực hiện các dự án đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các
Trang 19dự án đầu tư phục vụ đời sống
* Cho vay hợp vốn: đối với những khoản vay lớn, ngân hàng không đủkhả năng hay không được phép cho vay đòi hỏi một nhóm các tổ chức tíndụng cùng cho vay Trong đó có một tổ chức tín dụng đứng ra làm đầu mốidàn xếp, phối hợp các tổ chức tín dụng khác để cho vay
* Cho vay trả góp: khi vay vốn ngân hàng và khách hàng xác định vàthỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với nợ gốc được chia ra để trả nợthành nhiều kỳ trong hợp đồng vay
* Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: ngân hàng cam kết bảo đảmcho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định Tuynhiên nhiều trường hợp khách hàng cần một lượng vốn lớn hơn, do đó ngânhàng và khách hàng thường thỏa thuận một hạn mức tín dụng dự phòng lớnhơn Đồng thời khách hàng và ngân hàng thường phải quy định về thời hạnhiệu lực và mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng
* Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: ngânhàng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạnmức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa và rút tiền mặt tại máy rút tiền
tự động hay điểm ứng tiền mặt là đại lý cuả ngân hàng
* Cho vay theo hạn mức thấu chi: là việc cho vay mà tổ chức tín dụngthỏa thuận bằng văn bản pháp luật chấp nhận cho khách hàng chi vượt quá sốtiền có trên tài khoản thanh toán cuả khách hàng
1.2.1.2.5 Phân loại theo đối tượng tín dụng
Theo tiêu thức này thì tín dụng được chia làm 2 loại:
- Tín dụng vốn lưu động : loại tín dụng này được cấp phát để hìnhthành vốn lưu động cuả các tổ chức kinh tế như cho vay để dự trữ hàng hoáđối với xí nghiệp, thương nghiệp, bù đắp vốn lưu động thiếu hụt tạm thời
* Loại này lại được chia làm 2 loại:
Trang 20 Cho vay dự trữ hàng hoá, cho vay chi phí sản xuất.
Cho vay để thanh toán các khoản nợ dưới hình thức chiết khấu kỳphiếu, với thời hạn cho vay là ngắn hạn
- Tín dụng vốn cố định : là loại tín dụng được cấp phát để hình thànhtài sản cố định Loại này thường được đầu tư để mua sắm tài sản cố định, đổimới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các công trình mới Thời hạn chovay đối với loại này là trung và dài hạn
1.2.1.2.6 Phân loại theo phương thức trả nợ
* Trả nợ một lần: khách hàng và Ngân hàng thỏa thuận sẽ trả cả lãi và gốcmột lần duy nhất
* Trả nợ làm nhiều lần: Ngân hàng tính toán chia khoản nợ ra thành nhiều
kỳ để khách hàng có thể dễ dàng trả nợ
1.2.1.2.7 Phân loại theo thành phần kinh tế
Theo tiêu thức phân loại này tín dụng bao gồm 2 loại:
- Tín dụng đối với thành phần kinh tế quốc doanh
- Tín dụng đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh
1.2.2 Tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHTM
1.2.2.1 Khái niệm mở rộng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Mở rộng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể hiểu là việctạo điều kiện cho vay vốn, nới lỏng các quy định về cho vay đối với Doanhnghiệp vừa và nhỏ, từ đó tăng quy mô và doanh số cho vay cuả ngân hàngthương mại Quá trình cho vay được thực hiện thông qua các chính sách chovay, tuy nhiên phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả cuả hoạt động cho vay.Việc mở rộng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ dựa trên cơ sở vềvốn, nguồn nhân lực và nhu cầu cuả khách hàng
1.2.2.2 Sự cần thiết mở rộng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏĐối với một nền kinh tế, thì dù đó là một nước công nghiệp phát triển
Trang 21hay là nước đang phát triển thì sự tồn tại cuả loại hình doanh nghiệp vừa vànhỏ là không thể phủ nhận Hơn nữa, DNVVN còn đóng một vai trò to lớn và
có một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Bên cạnh sự lớn mạnh
và phát triển ổn định cuả các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, cuả các Tổngcông ty, các Doanh nghiệp lớn thì các Doanh nghiệp vừa và nhỏ là sự bổ sungcần thiết cho nền kinh tế Nó tạo động lực phát triển toàn diện và sự tăngtrưởng mạnh mẽ cuả nền kinh tế, góp phần tận dụng tối đa mọi nguồn lực vàoviệc tạo ra cuả cải cho toàn xã hội
Từ năm 1986, sau Đại hội lần thứ VI cuả Đảng Cộng sản Việt Nam,Chính phủ đã đưa ra chương trình đổi mới quản lý nền kinh tế, chuyển đổinền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thànhphần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý cuả Nhà nước Từ đó đếnnay Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chính sách và biện pháp để thực hiệnđường lối đổi mới đó Trong điều kiện cả nước đang từng bước thực hiệnCông nghiệp hoá- hiện đại hóa đất nước, thì việc đẩy mạnh phát triển Doanhnghiệp vừa và nhỏ là hoàn toàn phù hợp với thực trạng nền kinh tế nước ta.Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ là công cụ tối ưu nhất nhằm khai thác toàn diện
và hiệu quả mọi nguồn lực Nó góp một vai trò quan trọng trong việc thựchiện các mục tiêu cơ bản cuả nền kinh tế: tăng trưởng ổn định, tạo và giảiquyết việc làm, nâng cao đời sống dân cư
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay đang phát triển theohướng tích cực 60% số doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tham gia cuộckhảo sát toàn cầu cuả HSBC mới đây tin tưởng nền kinh tế nước nhà sẽ tiếptục tăng trưởng trong sáu tháng tới Kết quả này vừa được công bố sáng20/1/2011, với sự tham gia cuả hơn 6.300 doanh nghiệp từ 21 quốc gia tạichâu Á, châu Phi, Trung Đông, châu Âu, Bắc Mỹ và châu Mỹ Latinh Đây làlần thứ 7 HSBC tiến hành khảo sát và hoàn thành vào tháng 12/2010 Mặc dù
Trang 22giảm 8 điểm so với kết quả lần trước, mức độ lạc quan cuả các doanh nghiệpViệt Nam vẫn giữ ở mức tích cực, đạt 156 điểm (tổng thang điểm 200) đứngthứ hai trên thế giới, sau Ả Rập (174 điểm) Kết quả cuộc khảo sát cũng chothấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang có kế hoạch mở rộng kinhdoanh ra thị trường toàn cầu một cách mạnh mẽ (chiếm hơn 50%) Tuy nhiên,
họ gặp phải khó khăn về nguồn vốn (49%) và những hiểu biết về các vấn đềliên quan tới giao dịch bằng ngoại tệ (48%)
Do đó các Doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay là một thị trường tiềmnăng đối với các Ngân hàng thương mại
1.2.3 Vai trò tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHTM
Trong cơ chế hiện nay, khi mà tất cả các loại hình doanh nghiệp đangphát huy hiệu quả kinh doanh ở mức cao nhất thì các DNVVN lại càng phải
nỗ lực hơn để đáp ứng yêu cầu mới, sản phẩm cần tốt hơn, đa dạng hơn, thiét
bị nhiều hơn Như vậy, suy cho cùng thì vốn vẫn là điều kiện tiên quyết quyếtđịnh sự thành công hay thất bại cuả doanh nghiệp, nên tín dụng ngân hàngngày càng quan trọng hơn, cần thiết hơn, đặc biệt với các DNVVN và đượcthể hiện trên một số mặt:
1.2.3.1 Tín dụng ngân hàng là đòn bẩy kinh tế hỗ trợ sự ra đời và pháttriển cuả các Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, bất cứ ai cũng muốn đồng vốncuả mình sinh lời Những người có vốn nhàn rỗi sẵn sang cho vay số tiền đó
để kiếm lãi, còn những nhà doanh nghiệp cũng vì mục đích sinh lợi cuả vốn
mà cần vay thêm tiền để mở rộng sản xuất Với tư cách là trung gian dẫn vốn,ngân hàng đã tạo cơ hội cho các chủ doanh nghiệp muốn thành lập công tyhoặc mở rộng sản xuất kinh doanh có thể vay vốn để thực hiện Tín dụngngân hàng tác động điều tiết sự di chuyển vốn đầu tư làm bình quân hóa tỷ
Trang 23suất lợi nhuận thúc đẩy sự phát triển cuả các DNVVN, tín dụng ngân hàngluôn chuyển hướng đầu tư vào những doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao,hạn chế hoặc không đầu tư vào những doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận thấp.Qua đó, tín dụng ngân hàng làm thay đổi quan hệ về cung – cầu hàng hóa vàthay đổi cơ cấu ngành kinh tế.
1.2.3.2 Tín dụng ngân hàng góp phần tăng nguồn vốn, nâng cao khảnăng cạnh tranh cuả các DNVVN
Một trong những quy luật khách quan cuả cơ chế thị trường là cạnh tranh
và quy luật này ngày càng quan trọng, quyết định rất lớn đến sự tồn tại vàphát triển cuả các doanh nghiệp trong đó có DNVVN Tuy nhiên, do nhữngđặc điểm, tính chất cuả mình DNVVN gặp không ít những khó khăn trongviệc phát triển tạo thị phần, tạo niềm tin, tạo hình ảnh trong khi vị thế cuả cácdoanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đã ổn định và cso chỗ đứng trên thịtrường vì vậy xu hướng hiện nay cuả các DNVVN là tìm cách liên doanh, liênkết với nhau nhằm bổ sung và hoàn thiện những hạn chế cuả mình, đặc biệt làhạn chế về vốn
Mặc dù vậy, để đầu tư phát triển lớn, liên doanh, liên kết thôi chưa đủ
vì vốn tự có thường hạn hẹp, khả năng tích tụ thấp cần mất nhiều năm mới cóthể có được đủ vốn nhưng khi đó có cơ hội làm ăn lại không còn, do đó cácDNVVN thường xuyên tìm cách huy động vốn từ mọi thành phần kinh tế,trong đó chủ yếu là nguồn tín dụng ngân hàng Khi vốn được giải ngân, sứcmạnh tài chính cuả doanh nghiệp tăng lên thì các DNVVN cũng có cơ hộithực hiện được mục đích cuả mình, mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh,chiếm lĩnh thị trường, tạo thế cạnh tranh
1.2.3.3 Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp vừa vànhỏ tiếp cận vốn nước ngoài
Bên cạnh việc kích thích các tổ chức kinh tế và các nhân trong nước thực
Trang 24hiện tiết kiệm, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn tiền tệ, tín dụngngân hàng còn thu hút nguồn vốn nước ngoài dưới nhiều hình thức như trựctiếp vay bằng tiền, bảo lãnh cho các doanh nghiệp mua thiết bị trả chậm, sửdụng hạn mức L/C … Như vậy, quan hệ quốc tế cuả các doanh nghiệp đãđược mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà kinh doanh, đặc biệt tronglĩnh vực xuất nhập khẩu
Thông qua nguồn vốn vay này, DNVVN xác lập một cơ cấu vốn tối ưuđảm bảo kết hợp hiệu quả giữa nguồn đi vay cũng như nguồn tự có nhằm sảnxuất sản phẩm tại giá vốn bình quân rẻ nhất, nhưng vẫn đảm bảo được chấtlượng hàng hóa và được thị trường chấp nhận Có như vậy thì doanh nghiệpmới đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
1.2.3.4 Tín dụng ngân hàng góp phần tích cực hình thành đồng bộ hệthống thị trường các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” cho các DNVVN
Các DNVVN có vốn lưu động tự có rất ít so với nhu cầu cần thiết.Nguồn vốn để mua vật tư hàng hóa dự trữ cho sản xuất kinh doanh chủ yếuđược bù đắp bằng vốn tín dụng ngân hàng Mặt khác tín dụng ngân hagnfcũng tác động mạnh mẽ vào việc tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệpthông qua việc mở rộng tín dụng tiêu dùng, cho vay hoặc bảo lãnh để các tổchức kinh tế, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực lưu thông mua bán hàng hóa.Tuy nhiên, ngân hàng chỉ tập trung cho vay những đối tượng hàng hóa có chấtlượng cao, có sức cạnh tranh tốt, qua đó thúc đẩy việc xác lập cơ cấu kinh tếmới theo hướng hiện đại
1.2.3.5 Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh cuả các Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tín dụng ngân hàng với cơ chế hoạt động cơ bản là “vay để cho vay”;
“vay có hoàn trả theo thời hạn quy định cả vốn và lãi” ; nếu quá hạn phải chịulãi suất cao, đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong đó có các DNVVN nâng cao
Trang 25hiệu quả kinh tế cuả việc sử dụng vốn.
Để có tiền cho các doanh nghiệp vay, ngân hàng phải tiến hành huy độngvốn và có quy định thời hạn trả rõ ràng, như vậy ngân hàng cũng phải cân đốigiữa nguồn huy động và nguồn cho vay soa cho phù hợp, đảm bảo thời hạnkhớp giữa các nguồn Vì vậy khi ký kết hợp đồng tín dụng, ngân hàng đã cânnhắc nguồn có khả năng giải ngân, và thời hạn cần thiết để thu hồi vốn Chonên đến thời hạn trả nợ, dù doanh nghiệp làm ăn có lãi hay không cũng phảithực hiện nhiệm vụ trả nợ cuả mình, do đó bắt buộc hoạt động cuả doanhnghiệp phải sinh lời
Thêm vào đó, khi cho vay ngân hàng cần kiểm tra tình hình kinh doanhcũng như tình hình tài chính cuả doanh nghiệp Ngân hàng chỉ cho vay nhữngkhách hàng có kết quả kinh doanh cao, tài chính lành mạnh, đảm bảo có khảnăng trả nợ ngân hàng Yếu tố này thúc đẩy các doanh ngiệp cần quan tâmhơn nữa đến hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng vòng quay vốntạo điều kiện nâng cao khả năng tối đa hóa lợi nhuận cuả doanh nghiệp
Mặt khác, thông qua cho vay, vốn tín dụng được cung cấp kịp thời tạođiều kiện cho sản xuất kinh doanh và nâng cao trách nhiệm sử dụng vốn cuảdoanh nghiệp Việc quản lý vốn thông qua quá trình hạch toán kinh tế gópphần cũng cố chế độ hạch toán kinh tế trong doanh nghiệp thêm vững chắc.Khi quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng được thiết lập thìcũng là lúc họ cùng bước trên một con đường Vốn đã đưa vào kinh doanh thì
cả ngân hàng và doanh nghiệp đều muốn nó quay lại với một lượng giá trị lớnhơn khi bỏ ra nên họ cùng nhau hợp tác để đồng vốn có lãi Do đó, trước,trong và sau khi giải ngân , ngân hàng luôn quan tâm đến hoạt động kinhdoanh cuả doanh nghiệp để có thể góp ý, tham gia trên những lĩnh vực màngân hàng biết, cũng bởi ngân hàng có quan hệ với rất nhiều các chủ thể kinh
tế khác, vậy nên thông tin mà họ nắm bắt được cũng rất nhanh, chính xác giúp
Trang 26doanh nghiệp chủ động trước thời cơ cũng như thách thức, từ đó tìm ra biệnpháp tốt nhất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Qua một vài khía cạnh, ta thấy được vai trò to lớn cuả tín dụng ngânhàng đối với các DNVVN, và sẽ là quan trọng hơn đối với các DNVVN tronglĩnh vực nông thôn Vì vậy, việc mở rộng tín dụng đói với DNVVN là thực sựcần thiết để hoàn thiện một nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế đang phát triểnnhư nước ta
1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHTM
1.2.4.1.Chỉ tiêu về doanh số cho vay
Mức tăng số lượng khách hàng
∆M = M – M n-1
Trong đó:
∆M: Mức tăng số lượng khách hàng
M: Sống lượng khách hàng vay vốn tại ngân hàng trong năm n
Mn-1: Số lượng khách hàng vay vốn tại ngân hàng trong năm n-1
Nếu ∆M > 0 : Số lượng khách hàng vay vốn tại ngân hàng tăng trongnăm n-1
Nếu ∆M < 0 : Số lượng khách hàng vay vốn tại ngân hàng giảm trongnăm n-1
Chỉ tiêu này thể hiện khả năng mở rộng số lượng khách hàng vayvốn cuả ngân hàng
Trang 27 Tỷ lệ tăng số lượng khách hàng cho biết tốc độ tăng số lượng kháchhàng qua các thời điểm Tập hợp tỷ lệ này sẽ cho ta biết xu thế thu hút kháchhàng vay vốn tại doanh nghiệp như thế nào.
Doanh số cho vay trong kỳ: Là tổng số tiền đã cho vay trong kỳ, chỉtiêu này phản ánh dung lượng hoạt động cho vay trong kỳ cuả ngân hàng.1.2.4.2.Nhóm chỉ tiêu về dư nợ cho vay
Dư nợ cho vay DNVVN: là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà ngân hàng hiện đang cho DNVVN vay tính đến thời điểm cụ thể.
Dư nợ
cuối kỳ =
Dư nợ đầu kỳ +
Doanh số cho vay trong kỳ
-Doanh số thu nợ trong kỳ
Mức tăng dư nợ cho vay DNVVN
∆D = D – D n-1
Trong đó:
∆D: Là mức tăng dư nợ cho vay DNVVN
D: Là dư nợ cho vay DNVVN năm n
Dn-1: Là dư nợ cho vay DNVVN năm n-1
Mức tăng dư nợ thể hiện sự thay đổi về quy mô cho vayDNVVN cuả ngân hàng tại một thời điểm
Tỷ lệ dư nợ
n-1
Trong đó:
∆D: Là mức tăng dư nợ cho vay DNVVN
D: Là dư nợ cho vay DNVVN năm n
Dn-1: Là dư nợ cho vay DNVVN năm n-1
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng cuả dư nợ cho vay DNVVN
Tỷ trọng cho vay
Trang 28TR = D
TD
Trong đó:
TR: Là tỷ trọng cho vay DNVVN
D: Là dư nợ cho vay DNVVN
TD: Tổng dư nợ cho vay cuả ngân hàng
Tỷ trọng cho vay DNVVN phản ánh mức độ quan tâm cuả ngânhàng trong việc mở rộng hoạt động cho vay này
Tỷ trọng dư nợ tín dụng
Tỷ trọng dư nợ tín dụng DNVVN
= Dư nợ tín dụng Tổng dư nợ DNVVN
Dư nợ tín dụngDNVVN phản ánh số tiền mà ngân hàng hiện đang cho
DNVVN vay tính đến thời điểm cụ thể
Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn
Tỷ trọng cho vay trung
Tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = Số dư nợ quá hạn Tổng dư nợ DNVVN
Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng cho vay đối với DNVVN Để tỷ lệnày phản ánh đúng chất lượng cho vay đối với DNVVN nên loại trừ cáckhoản nợ khoanh ra khỏi nợ quá hạn cũng như loại trừ các khoản cho vay ưu
Trang 29đãi và cho vay theo chỉ định cuả Nhà nước ra khỏi tổng dư nợ.
1.2.4.3.Chỉ tiêu về huy động vốn đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tổng nguồn vốn huy động từ DNVVN và tốc dộ tăng cuả nguồn vốn nàythể hiện tốc độ tăng trưởng và khả năng huy động vốn từ DNVVN cuả ngânhàng Trên thực tế chỉ tiêu này không lớn vì đá số các DNVVN chủ yếu làvay vốn
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới mở rộng tín dụng đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHTM
Để bắt kịp với nhịp độ phát triển kinh tế thế giới, các DNVVN phảikhông ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phảm và
bổ sung nguồn vốn sản xuất cuả mình, vì vậy nhu cầu về vốn cuả cácDNVVN không ngừng tăng do đó việc mở rộng tín dụng để cung cấp vốn choDNVVN là rất cần thiết, nhằm tối ưu hóa các nguồn lực xã hội Nhưng để mởrộng tín dụng đối với các DNVVN thì cán bộ ngân hàng cần hiểu rõ nhữngyếu tố có thể ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng bao gồm các yếu tố bêntrong và yếu tố bên ngoài có liên quan đến hoạt động ngân hàng
Trang 30hơn Nếu hoạt động tín dụng được mở rộng thì hiệu quả hoạt động kinh doanhcuả cả ngân hàng và cả doanh nghiệp sẽ được nâng cao Do đó mỗi biểu hiệntốt hay xấu trong hoạt động cuả doanh nghiệp sẽ có những ảnh hưởng tươngứng với hoạt động tín dụng bởi cơ chế tác động cuả mối quan hệ tín dụng Vớinhững khách hàng sản xuất kinh doanh có lãi, có xu thế phát triển, có khảnăng chiếm lĩnh thị trường và có quan hệ tín dụng tốt, cầu nối giữa vay và hcovay thông suốt, tạo điều kiện tăng vòng quay tín dụng, mở rộng quy mô vốnđầu tư mang lại thu nhập cho ngân hàng cũng như đảm bảo hiệu quả kinhdoanh cuả doanh nghiệp Không những thế, mở rộng hoạt động tín dụng ngânhàng đối với các DNVVN còn chịu ảnh hưởng cuả chu kỳ kinh tế Nếu tronggiai đoạn suy thoái kinh tế, sản xuất kinh doanh đình trệ, hoạt động tín dụnggặp khó khăn trên tất cả các mặt, chất lượng cho vay không bảo đảm, vốn sửdụng không hiệu quả hoặc việc trả nợ bị chây ỳ thì việc mở rộng tín dụng làkhông cần thiết Hơn nữa, sản xuất dừng lại thì nhu cầu về vốn giảm, dẫn đếnquan hệ tín dụng cũng giảm theo nên ngân hàng không thể thực hiện đượcngiệp vụ này, không nói gì đến mở rộng quy mô hoạt động cuả nó Ngược lại,
ở thời kỳ hưng thịnh, nhu cầu vốn tín dụng cao, chất lượng tín dụng đảm bảo,nền kinh tế có tích lũy thì hoạt động tín dụng là rất cần thiết nên chính sách
mở rộng phạm vi hoạt động cuả nghiệp vụ này cuả các ngân hàng là tất yếunhằm tối đa các nguồn lực trong xã hội Sự cân đối giữa phần lợi nhuận màdoanh nghiệp tạo ra và phần lợi tức cho vay cuả ngân hàng thương mại cũngảnh hưởng đến hoạt động mở rộng tín dụng Trong trường hợp lợi nhuận cuảdoanh nghiệp không đủ để trả nợ ngân hàng sẽ kéo theo một loạt các tác nhânảnh hưởng đến quá trình tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng cuảdoanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung Do đó sẽ không có cơ hội để
mở rộng hoạt động tín dụng
1.3.1.2.Nhân tố xã hội
Trang 31Nói đến các nhân tố xã hội, người ta đề cập đến trình độ dân trí tư cáchđạo đức cuả người vay, sự ổn định xã hội quyết định có nên mở rộng tín dụngđối với các DNVVN nữa hay không Đặc trưng được đề cập đầu tiên trongqun hệ tín dụng là trên cơ sở lòng tin Điều đó cũng có nghĩa quan hệ tín dụng
là sự kết hợp cuả cả ba yếu tố: ngân hàng , khách hàng và sự tín nhiệm lẫnnhau, vì vậy để có thể mở rộng tín dụng đối với các DNVVN cũng cần thiết
có sự kết hợp cuả cả ba yếu tố này, trong đố sự tín nhiệm là cầu nối quan hệgiữa ngân hàng và khách hàng, là điều kiện để tín dụng tiếp tục tồn tại và mởrộng Doanh nghiệp tin ngân hàng sẽ cấp tín dụng với thủ tục đơn giản, điềukiện ưu đãi, thái độ niềm nở nhất còn ngân hàng lại tin doanh nghiệp sẽ thựchiện đúng theo hợp đồng, trả nợ gốc và lãi đúng hạn, tạo điều kiện để hoạtđộng tín dụng diễn ra được thuận lợi, tốt đẹp Điều đó khẳng định rằng tínnhiệm là tiền đề, là cơ sở để mở rộng hoạt động tín dụng Trình độ dân trí thểhiện trình độ phát triển cuả xã hội, nếu trình độ dân trí cao, sự hiểu biết xã hộinhiều thì việc tiếp cận vốn cũng như thấy được những thuận lợi cuả tín dụngngân hàng cũng dễ dàng hơn vì vậy cơ hội mở rộng tín dụng cũng sẽ thuận lợihơn Ngược lại khi trình độ văn hóa, trình độ hiểu biết cuả người dân còn hạnchế thì không chỉ tín dụng ngân hàng khó phát triển mà nền kinh tế quốc gia
sẽ khó mà vững mạnh Nhân tố xã hội còn bị tác động bở tư cách đạo đức cuảngười đi vay, mặc dù cho vay trên cơ sở tín nhiệm nhau nhưng cũng khôngloại trừ những trường hợp khách hàng vay không hoàn toàn đáp ứng được yêucầu đó Khi đến xin vay và nhận tiền vay thì khách hàng đồng ý với nhữngđiều khoản trong hợp đồng nhưng sau đó thì họ lại chây ỳ không thực hiệnnhững gì đã cam kết, cố tình gian lận, lừa đảo… dẫn đến rủi ro tín dụng chongân hàng Thực tế cho thấy hầu hết các vụ đổ bể đều do lừa đảo gây ra, điều
đó làm cho cán bộ tín dụng cầm chừng trong cho vay nên chủ trương mở rộngtín dụng cũng gặp khó khăn hơn Có thể nói, môi trường xã hội có ảnh hưởng
Trang 32rất lớn đến các quyét định cho vay và mở rộng tín dụng đối với DNVVN Mộtmôi trường lành mạnh, trong sạch giúp người ta tự tin hơn vào các quyết địnhcuả mình, không lo sợ rủi ro sẽ xảy ra tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, xãhội văn minh
1.3.1.3.Nhân tố pháp lý
Đó là tính đồng bộ cuả hệ thống pháp luật, tính đầy đủ thống nhất cuảcác văn bản dưới luật, gắn liền với quá trình thực hiện nghiêm chỉnh các quyđịnh cuả pháp luật Thực tế nền kinh tế thị trường những năm qua đã chothấy: pháp luật đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong nền kinh
tế thị trường có sự điều tiết cuả Nhà nước Chính vì vậy, một hành lang pháp
lý đầy đủ, vững chắc thì hoạt động trong nền kinh tế nói hcung và trong hoạtđộng tín dụng nói riêng sẽ diễn ra trôi chảy
1.3.2 Nhân tố chủ quan
Không chỉ bị các nhân tố khách quan tác động mà tín dụng ngân hàngđối với các DNVVN còn bị các nhân tố chủ quan, những hành động cuả chínhngân hàng tác động
1.3.2.1.Chính sách tín dụng
Trong hoạt động tín dụng, để có được bước đi đúng hướng thì xây dựngmột chính sách tín dụng hoàn hảo là vô cùng quan trọng Chính sách tín dụngchính là kim chỉ nam đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo cuả
nó, có ý nghĩa quyết định đến thành công hay thất bại cuả ngân hàng Chínhsách cho vay đúng đắn, đầy đủ, đồng bộ sẽ xác định phương hướng đúng đắncho cán bộ tín dụng khi thực hiện nhiệm vụ cuả mình, nâng cao hiệu quả kinh
tế xã hội cuả hoạt động tín dụng Ngược lại một chính sách tín dụng khôngđầy đủ đúng đắn và thống nhất sẽ tạo ra định hướng lệch lạc cho hoạt động tíndụng dẫn đến việc cấp tín dụng không đúng đối tượng, tạo ra kẽ hở cho người
sử dụng vốn, gây rủi ro tín dụng Chính sách tín dụng bao gồm những định
Trang 33hướng chung về hoạt động cho vay như quy trình tín dụng, các quy định đảmbảo tiền vay cuả từng ngân hàng, về lãi suất tín dụng … Những định hướngnày sẽ giúp tín dụng hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao khả năng mởrộng loại nghiệp vụ này.
1.3.2.2.Quy trình tín dụng
Quy trình nghiệp vụ tín dụng là tập hợp những nội dung kỹ
thuật hướng dẫn về trình tự tổ chức thực hiện nghiệp vụ cho vay cuảngân hàng từ khi phát sinh đến khi kết thúc một khoản vay, bao gồm cácbước:
Thẩm định trước khi cho vay: Để quyết định có cho vay hay không,ngân hàng cần tiến hành thẩm định Khi đó ngân hàng cần xem xét kháchhàng là ai, thuộc đối tượng nào, vay để làm gì, phương án sản xuất kinhdoanh có khả thi không, có khả nưng tài chính để trả nợ không … Sau cáckhâu thẩm định qua cán bộ tín dụng, trưởng phòng tín dụng là người có thẩmquyền quyết định cho vay, nếu món vay được chấp thuận thì tiền sẽ được giảingân
Theo dõi trong quá trình cho vay: Khi tiền vay được phát ra, nhiệm vụcuả cán bộ tín dụng là tiếp tục theo dõi diễn biến cuả khoản vay tín dụng, pháthiện kịp thời khi thấy có những biều hiện rủi ro tín dụng có thể xảy ra để cóbiện pháp phòng ngừa, kiểm tra khoản vay có sử dụng đúng mục đích, đúngđối tượng không, là cơ sở để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và khả năng thuhồi vốn
Đánh giá sau khi kết thúc khoản vay: Sau khi thu hồi vốn cả gốc lẫnlãi, ngân hàng cần kiểm tra việc sử dụng vốn và đánh gí hiệu quả cuả khoảnvay, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong hoạt động cáp tín dụngnhằm thúc đẩy hoạt động cấp tín dụng nhằm thúc đẩy hoạt động tín dụngđược mở rộng
Trang 341.3.2.3.Lãi suất tín dụng
Lãi suất là giá cả cuả quyền được sử dụng vốn vay trong một thời giannhất định mà người sử dụng trả cho người sở hữu nó Thông thường chínhsách lãi suất được quy định theo xu hướng là lãi suất tiền gửi nhỏ hơn lãi suấttiền vay và lãi suất tiền vay nhỏ hơn lợi nhuận bình quân cuả doanh nghiệp,đồng thời lãi suất tiền gửi phải lớn hơn tỷ lệ lạm phát Điều này nhằm đảmbảo quyền lợi cho người gửi tiết kiệm, lợi nhuận cho cơ quan tín dụng và thúcđẩy doanh nghiệp mở rộng sản xuất
1.3.2.4.Trình độ, năng lực, chất lượng cuả cán bộ tín dụng
Trong hoạt động kinh doanh cuả ngân hàng, bên cạnh những máy móc,những thiết bị tiên tiến, con người đóng góp rất lớn đến thành công cuả ngânhàng, đặc biệt trong hoạt động tín dụng Lựa chọn một phương hướng đúngphù hợp với khả năng và thực tiễn sẽ là tiền đề quan trọng cho sự phát triển
mà sự lựa chọn lại phụ thuộc vào ban lạnh đọa và các cán bộ tín dụng vì vậyđây phải là những người có trình độ, có năng lực về tín dụng và có tâm huyếtvới nghê Kinh doanh đã khó, kinh doanh tiền tệ lại càng khó hơn đọi hỏi cán
bộ tín dụng phải có trình độ tổng quát, có cái nhìn biện chứng hco mọi vấn đề,
có khả năng phát hiện và phân tích vấn đề một cách thấu đáo Vì vậy, thựchiện hoạt động này không chỉ là một nghiệp vụ đơn thuần mà nói đúng hơn,
đó là nghệ thuật trong kinh doanh Đối với cán bộ tín dụng, nếu quá nguyêntắc khi làm việc cũng không được mà quá tín nhiệm khách hàng cũng sẽ gây
ra tổn thất Khi cán bộ tín dụng làm việc một cách cứng nhắc thì sẽ không cókhả năng thu hút khách hàng hoặc gây nên cảm giác ngân hàng khác sẵn sangcho họ vay, vì thế ngân hàng sẽ mất khả năng cạnh tranh và ảnh hưởng đếnhiệu quả hoạt động Tuy nhiên, nếu cán bộ tín dụng quá tín nhiệm khách hàngcuả mình, dẫn đến dễ dãi trong khi thẩm định gây rủi ro trong khi thẩm địnhgây rủi ro lớn trong hoạt động tín dụng
Trang 351.3.2.5.Kiểm soát nội bộ
Yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ đén hoạt động tín dụng Trong quátrình cho vay, kiểm soát tín dụng là hoạt động thường xuyên, cần thiết đối vớicác ngân hàng thương mại bở lẽ, công tác kiểm tra, kiểm soát càng thườngxuyên, chặt chẽ đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng hướng, thực hiệnđúng nguyên tắc, quy trình tín dụng Không những vậy, thông qua kiểm tra,kiểm soát nội bộ ngân hàng sẽ phát hiện ra những sia phạm, yếu kém tronghoạt động tín dụng từ dó có các biện pháp xử lý, chỉnh sửa, uốn nắn kịp thờitạo điều kiện nâng cao chất lượng tín dụng cũng như mở rộng hoạt động cuảnghiệp vụ này
Công tác kiểm soát nội bộ được thực hiện bởi các cán bộ kiểm soát vìvậy đòi hỏi cán bộ kiểm soát phải là người giỏi chuyên môn, trung thực,nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thường xuyên có chương trình kiểm tra vàkiến nghị nhằm đưa lại cho hoạt động tín dụng kết quả tốt nhất Để mở rộngtín dụng đối với các DNVVN, ngân hàng luôn quan tâm đến các nhân tố cóthể ảnh hưởng đến hoạt động cuả ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng,
từ đó thúc đẩy quá trình vay và hco vay, đảm bảo lựoi ích cuả cả hai phía,nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội
Trang 36Chương 2 THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH – NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM – VIB
2.1 Khái quát về Trung tâm kinh doanh - Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Quốc tế Việt Nam – VIB
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển cuả Trung tâm kinh doanh Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP) Quốc tế Việt Nam – VIB
-Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, tên viết tắt là -Ngân hàng Quốc Tế(VIB) được thành lập theo quyết định số 22/QĐ/NH5 ngày 25/01/1996 cuảThống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ngân hàng bắt đầu đi vào hoạtđộng ngày 18 tháng 9 năm 1996, Trụ sở đặt tại 64-68 phố Lý Thường Kiệt,quận Hoàn Kiếm Ngày 18/8/2008, Ngân hàng Quốc Tế (VIB) chính thứcchuyển Trụ sở chính từ số 64-68 phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm về số198B phố Tây Sơn, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội Theo quyết định số1749/QĐ-NHNN cuả Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký ngày 05/08/2008,Ngân hàng Quốc Tế được chấp thuận chuyển Trụ sở chính từ số 64-68 phố LýThường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nộisang địa điểm mới tại tầng 8, 9 và 10 Tòa nhà VietTower số 198B phố TâySơn, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội Đồng thời, trongvăn bản số 7072/NHNN-CNH được ký cùng ngày với quyết định trên, Thốngđốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho Ngân hàng Quốc Tế mở Sở giaodịch tại số 64-68 phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.Cho đến nay, sau gần 15 năm hoạt động, Ngân hàng Quốc Tế đang tiếptục củng cố vị trí cuả mình trên thị trường tài chính tiền tệ và trở thành mộttrong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt gần
Trang 3794 nghìn tỷ đồng, vốn điều lệ 4.000 tỷ đồng, mạng lưới chi nhánh hơn 130đơn vị kinh doanh trên cả nước
Kể từ ngày thành lập, VIB luôn được Ngân hàng Nhà nước Việt Namđánh giá cao, xếp hạng A theo các tiêu chí đánh giá hệ thống Ngân hàng ViệtNam Trong nhiều năm gần đây VIB luôn đạt mức tăng trưởng mạnh và ổnđịnh Theo xếp hạng cuả UNDP, năm 2007, VIB là doanh nghiệp lớn đứngthứ 137 trong tổng số 200 doanh nghiệp hàng đầu trong nước BáoVietNamNet bình chọn VIB đứng thứ 3 trong tổng số 500 doanh nghiệp tưnhân lớn nhất Việt Nam về doanh thu Ngày 5/3/2010, tại khách sạn Rex –TP.HCM, đây là lần thứ 2 Ngân hàng Quốc Tế vinh dự nhận danh hiệu
“Doanh nghiệp có dịch vụ tốt nhất năm 2010” do báo Sài Gòn Tiếp Thị traotặng dựa trên kết quả bình chọn cuả khách hàng Năm 2010 cũng là năm đánhdấu bước phát triển quan trọng cuả VIB bằng việc hợp tác chiến lược vớiNgân hàng Commonwealth (Commonwealth Bank of Australia) – Ngân hàngbán lẻ hàng đầu cuả Úc Ngoài ra VIB cũng giành được nhiều danh hiệu vàgiải thưởng do các tổ chức uy tín trong nước và nước ngoài trao tặng nhưdanh hiệu Thương hiệu mạnh Việt Nam, Ngân hàng có dịch vụ bán lẻ đượchài lòng nhất, Ngân hàng thanh toán quốc tế xuất sắc
Đóng góp vào mạng lưới phát triển cuả Ngân hàng Quốc Tế, Trung tâmkinh doanh đã được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 18/8/2008.Trung tâm kinh doanh có trụ sở tại tầng 10, Viet Tower 198B Tây Sơn, HàNội, là một bộ phận quan trọng thuộc Hội sở Ngân hàng Quốc Tế Mới chỉthành lập được hơn 2 năm nhưng Trung tâm luôn biết khai thác những điểmmạnh cuả mình Với tầm nhìn và chiến lược đúng đắn, chính xác trong đầu tưcông nghệ và nguồn nhân lực, nhạy bén trong điều hành và tinh thần đoàn kếtnội bộ Trung tâm kinh doanh – Ngân hàng Quốc Tế đã có những bước pháttriển nhanh, ổn định an toàn và hiệu quả, đóng vai trò là đơn vị đi đầu trong
Trang 38hệ thống VIBank, từng bước khẳng định vị thế cuả một Ngân hàng thươngmại cổ phần hàng đầu Việt Nam.
2.1.2 Tổ chức bộ máy cuả Trung tâm kinh doanh (TTKD)
Trung tâm kinh doanh là một bộ phận thuộc Hội sở chính, trực tiếp thựchiện chức năng kinh doanh Do vậy mô hình tổ chức cuả Trung tâm kinhdoanh cơ bản giống mô hình tổ chức cuả một chi nhánh ngân hàng Thươngmại, được thể hiện theo sơ đồ sau :
Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức cuả Trung tâm kinh doanh VIB
2.1.3 Nhiệm vụ cuả các phòng ban tại Trung tâm kinh doanh
Trang 39giam đốc và pháp luật nhà nước về các quyết định đưa ra trong quá trình điềuhành hoạt động cuả Trung tâm kinh doanh.
2.1.3.2 Phòng Khách hàng doanh nghiệp
Tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ đối với khách hàngdoanh nghiệp theo mục tiêu kế hoạch được giao, đảm bảo tăng trưởng doanhthu, lợi nhuận và an toàn Tiếp nhận hồ sơ cho vay, bảo lãnh, thực hiện chovay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ ,chịu trách nhiệmpháp lý liên quan đến hoạt động tín dụng cho khách hàng Tiếp xúc hướngdẫn khách hàng, góp ý và tư vấn các sản phẩm dịch vụ theo nhu cầu cuảkhách hàng Xây dựng và quản lý, kiểm soát kế hoạch kinh doanh, thực hiệncho vay, đôn đốc và thu nợ các khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp Tạo lậpduy trì và phát triển quan hệ khách hàng doanh nghiệp, chăm sóc khách hàngtruyền thống và tìm kiếm những khách hàng mới, khách hàng tiềm năng.2.1.3.3.Phòng khách hàng cá nhân
Thực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ đối với khách hàng cá nhân,trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng cánhân vay, bên cạnh đó theo dõi, thu nợ gốc lãi Xử lý các nghiệp vụ chi, vayphù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn cuả Ngân hàng TMCPQuốc Tế Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, đề xuất chínhsách tiếp thị khách hàng theo từng đối tượng
2.1.3.4 Phòng dịch vụ khách hàng
Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, chào đón hướng dẫnkhách hàng thực hiện nghiệp vụ tư vấn cho khách hàng sử dụng các sản phẩmcuả ngân hàng Xử lý toàn bộ các giao dịch liên quan đến toài khoản tiền gửi(VND và ngoại tệ) cuả mọi đối tượng khách hàng với các loại tiền bằng mọihình thức: Tiền mặt, chuyển khoản, Séc, thẻ… Quản lý và chịu trách nhiệmđối với hệ thống giao dịch trên máy, quy trình kiểm đếm tiền mặt theo đúngquy định
Trang 402.1.4 Hệ thống sản phẩm tại TTKD - Ngân hàng VIB
2.1.4.1 Danh mục sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng Doanhnghiệp
2.1.4.1.1 Cho vay ngắn hạn
Tài trợ vốn lưu động (không bao gồm tài trợ xuất nhập khẩu)
Cho vay thấu chi doanh nghiệp
Tài trợ xuất khẩu bằng VNĐ lãi suất siêu ưu đãi
Chiết khấu hối phiếu
Tài trợ nhập khẩu
2.1.4.1.2 Cho vay trung dài hạn đầu tư dự án, tài sản cố định
2.1.4.1.3.Các sản phẩm khác
Đồng tài trợ
Cho vay ủy thác
Bao thanh toán nội địa
Bảo lãnh doanh nghiệp
2.1.4.2 Danh mục sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân2.1.4.2.1 Nhóm sản phẩm bất động sản
Cho vay mua bất động sản có chủ quyền thế chấp bằng BĐS định mua
Cho vay góp vốn mua nhà
Cho vay trả góp mua nhà đất
Cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà
Ngôi nhà tích lũy
Ngôi nhà lập nghiệp
2.1.4.2.2 Nhóm sản phẩm xe hơi
Cho vay mua xe hơi tiêu dùng
Cho vay mua xe hơi kinh doanh
2.1.4.2.3 Sản phẩm cá nhân kinh doanh