nghĩa tạo điều kiện cho việc nâng cao trách nhiệm xã hội
Thực tiễn cuộc sống đã cho chúng ta thấy rằng, muốn xây dựng một xã hội trong đó có sự phát triển hài hòa của các yếu tố đạo đức thì trước hết cần phải tạo lập được các điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của nó. Ở nước ta, trong điều kiện hiện nay, với sự tác động mạnh mẽ của kinh tế thị trường đến toàn bộ nền tảng đạo đức xã hội theo hai chiều hướng tích cực và tiêu cực, thì điều đầu tiên trong việc tạo lập những điều kiện kinh tế - xã hội cho việc củng cố và nâng cao đạo đức xã hội, trong đó có trách nhiệm xã hội với tư cách như một yếu tố đặc thù của đạo đức xã hội, chính là phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là một nền kinh tế phải “tuân theo các nguyên tắc và quy luật phổ biến của kinh
59
tế thị trường, đồng thời phải mang tính định hướng xã hội chủ nghĩa và tạo ra chất lượng mới của sự phát triển”; và là một nền kinh tế thị trường “được xây dựng ở một chế độ xã hội do nhân dân làm chủ, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa quản lý, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, nhằm mục tiêu đi lên chủ nghĩa xã hội”[36;tr.328-329]. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tạo cơ sở kinh tế - xã hội hiện thực cho đạo đức mới xã hội chủ nghĩa, đạo đức cách mạng được hình thành, củng cố và phát triển, gắn liền với đó là trách nhiệm, nghĩa vụ đạo đức cũng không ngừng được nâng cao. Cơ chế thị trường xã hội chủ nghĩa hướng tới xác lập các quan hệ đạo đức mà ở đó, cá nhân phải có trách nhiệm với sản phẩm của mình, ngăn chặn mọi sự làm dối, làm ẩu phương hại đến sản xuất và tiêu dùng. Cơ chế thị trường đã gắn việc thực hiện lợi ích với trách nhiệm cá nhân. Từ đó, ý thức trách nhiệm đạo đức và năng lực chịu trách nhiệm về hành vi của mỗi người được nâng lên và được tiến hành một cách tự giác. Như vậy định hướng xã hội chủ nghĩa trong cơ chế thị trường của chúng ta có liên quan đến ý thức tự giác, tính năng động xã hội và trách nhiệm đạo đức không những của các hành vi cá nhân, mà còn phát triển các giá trị đạo đức tốt đẹp của xã hội. Để thực hiện được điều này, trên thực tế còn đòi hỏi chúng ta phải giải quyết rất nhiều vấn đề. Cụ thể là:
Một là, cần chú ý củng cố vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước thể hiện thông qua việc xây dựng một hệ thống chính sách kinh tế - xã hội phù hợp, nhằm quản lý tốt nền kinh tế, điều chỉnh hướng đi đúng đắn, đồng bộ và tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của mọi thành phần kinh tế. Trong đó cần đặc biệt chú trọng tới xây dựng mô hình kinh tế phù hợp với đặc điểm chính trị - xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, vai trò của Nhà nước còn thể hiện thông qua việc giải quyết tốt các mối quan hệ,
60
đặc biệt là thông qua chính sách phát triển nhằm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa các nhóm lợi ích trong xã hội. Điều này nếu được thực hiện sẽ tạo ra tiền đề tốt cho việc xác lập các quan hệ đạo đức lành mạnh trong đời sống xã hội.
Hai là, phát triển kinh tế thị trường theo hướng hiện đại gắn liền với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và đáp ứng những đòi hỏi của xu thế toàn cầu hóa. Cùng với những giải pháp cho phát triển kinh tế cũng đòi hỏi ở chúng ta cần phải quan tâm nhiều đến việc tạo lập một hệ chuẩn đạo đức phù hợp trong các hoạt động kinh tế - xã hội để góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phải có những quy định cụ thể để “đảm bảo mỗi bước tiến của công nghiệp hóa cũng đồng thời là bước tiến của đạo đức”[9;tr.18]. Đồng thời, sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước, với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cũng đòi hỏi chúng ta không những phải mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế mà còn phải tăng cường giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới. Do đó, trong chính sách phát triển cần phải có sự tỉnh táo, có sự tính toán, biết cách chọn lọc trong việc tiếp nhận những giá trị bên ngoài, những tiến bộ của thời đại sao cho phù hợp được với điều kiện cụ thể của đất nước, thích nghi được với những chuẩn mực của xã hội và con người Việt Nam.
Ba là, kết hợp đúng đắn giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Đây là một yêu cầu quan trọng, không những đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta mà còn góp phần xây dựng các quan hệ xã hội lành mạnh, tạo cơ sở cho sự phát triển của đạo đức xã hội, nâng cao trách nhiệm xã hội. Mọi chính sách kinh tế phải hướng tới mục tiêu xã hội, tạo ra những điều kiện vật chất cần thiết để giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc, hạn chế tối đa những nguyên nhân làm nảy sinh các tiêu cực và tệ nạn xã hội, khuyến kích làm giàu chính đáng,… hay nói cụ thể hơn chính là
61
đảm bảo được yếu tố công bằng và bình đẳng cho mọi cá nhân trong xã hội. Điều đó sẽ tạo ra một động lực rất lớn điều chỉnh quan hệ giữa người và người trong các lĩnh vực chính trị, xã hội, đạo đức, pháp quyền,… đảm bảo sự tương xứng giữa nghĩa vụ và quyền lợi của các cá nhân và các nhóm xã hội. Nếu sự tương xứng giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa quyền lợi và nghĩa vụ của con người được thực hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đảm bảo cho mọi người đều được đối xử ngang bằng nhau phù hợp với những cống hiến, tài năng, phẩm giá, trách nhiệm của họ, không ai bị thiệt thòi, bị đối xử bất công thì sẽ không chỉ tạo trạng thái ổn định cho sự phát triển của xã hội mà còn tạo ra tâm lý lành mạnh, phấn khởi, có tác dụng kích thích tính tích cực năng động của con người trong hoạt động thúc đẩy xã hội phát triển và cải thiện các quan hệ xã hội theo hướng tốt đẹp.