Thực trạng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội

Một phần của tài liệu Trách nhiệm xã hội và vấn đề nâng cao trách nhiệm xã hội ở nước ta hiện nay (Trang 36)

2.2.1.Những thành tựu đã đạt được về thực hiện trách nhiệm xã hội

Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã đưa Việt Nam từ một nước kém phát triển thành một quốc gia năng động với nhiều tiềm năng phát triển. Cùng với sự chuyển đổi của cơ chế kinh tế, những thang giá trị, những quan niệm đạo đức trong xã hội cũng đang có sự biến đổi theo và những đòi hỏi đạo đức đối với mỗi người cũng khác hơn so với giai đoạn trước đó. Trong thời chiến, những thế hệ người Việt Nam tự nguyện cầm súng chiến đấu và hy sinh để bảo vệ Tổ quốc với một tinh thần trách nhiệm rất lớn lao. Tinh thần trách nhiệm ấy không chỉ biểu hiện ở khía cạnh nghĩa vụ phải chấp hành mà nó còn là quyền của mỗi người được chiến đấu bảo vệ hòa bình, độc lập dân tộc, góp sức mình vào công cuộc kháng chiến của cả nước. Ngày nay, tinh thần trách nhiệm ấy biểu hiện ở sự cống hiến hết mình để xây dựng và phát triển đất nước, làm cho đất nước thoát khỏi đói nghèo và lạc hậu, làm giàu cho đất nước với tất cả tình cảm và trách nhiệm của mình.

Bên cạnh đó, với việc vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa những năm qua đã và đang tạo ra những biến đổi căn bản về mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội. Những biến đổi sâu sắc trong đời sống vật chất xã hội tất yếu sẽ dẫn đến sự biến đổi tương ứng trong đời sống tinh thần của xã hội, trong đó bao gồm cả những vấn đề liên quan đến các giá trị đạo đức xã hội. Trong cơ chế kinh tế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chúng ta luôn hướng tới việc xác lập hệ thống các quan hệ đạo đức

36

mà trong đó cá nhân phải có trách nhiệm đối với hành động và hậu quả của những hành động do mình tạo ra, ngăn chặn mọi sự phương hại đến lợi ích chung của toàn xã hội. Đồng thời, chính sách kinh tế thị trường của Việt Nam luôn chú ý đến vấn đề ý thức tự giác, tính năng động xã hội và trách nhiệm đạo đức, xác lập một hệ chuẩn đạo đức chung cho toàn xã hội, gắn lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội, coi sự kết hợp hài hòa hệ thống các lợi ích cơ bản là điều kiện cho phát triển các giá trị đạo đức cá nhân và đạo đức xã hội. Kết quả là, trách nhiệm xã hội đã không ngừng được nâng cao trong đời sống xã hội, trong ý thức và hoạt động của từng người dân, từng gia đình và toàn xã hội, điều này thể hiện ở một số nét chủ yếu như sau:

- Thứ nhất, trách nhiệm xã hội được nâng cao trên cơ sở thực hiện chính sách đổi mới trong cơ chế kinh tế thị trường:

Dễ nhận thấy rằng, trong quá trình phát triển, nền kinh tế thị trường không chỉ thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế mà còn góp phần hình thành một môi trường kinh tế - xã hội cho những biến đổi về tâm lý, ý thức đạo đức, thúc đẩy việc hình thành những định hướng giá trị mới, sắp xếp lại hệ thống các chuẩn mực đạo đức của xã hội, và trách nhiệm xã hội cũng mang nhiều yếu tố mới trên cơ sở sự thay đổi đó. Đã có một thời gian dài ở nước ta hai phạm trù kinh doanh và trách nhiệm xã hội không đi liền với nhau trong nhận thức của xã hội. Kinh doanh, buôn bán, thương mại (hóa) gắn liền với lợi nhuận và các mánh khóe trên thương trường và là phương tiện để các nhà kinh doanh đạt được lợi ích cá nhân của mình. Và kinh doanh đã thực sự mang nghĩa xấu khi xuất hiện mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân của nhà doanh nghiệp với các lợi ích chung của cộng đồng, xã hội, các nhà doanh nghiệp quyết định đánh đổi lợi ích chung để tối đa hóa lợi ích của riêng cá nhân. Mâu thuẫn này khá phổ biến trong đời sống xã hội, biểu hiện ở các hình thức như trốn thuế, sản xuất gây ô nhiễm môi trường, sản xuất sản phẩm kém chất

37

lượng, hối lộ nhằm chiếm đoạt các lợi ích chung thành của riêng, lừa gạt khách hàng, người tiêu dùng…Ngày nay, cùng với quá trình hội nhập toàn cầu, ở Việt Nam, trách nhiệm xã hội tuy là vấn đề còn mới nhưng đã được quan tâm chú ý và đặt ra như một xu thế tất yếu đi liền với mọi hoạt động kinh doanh, thương mại.

Có thể khẳng định rằng: đối với Việt Nam, việc chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã đánh dấu một bước ngặt quan trọng trong cả lĩnh vực kinh tế và xã hội. Về mặt kinh tế, qua hơn hai mươi năm đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. cụ thể là “đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh; sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang đẩy mạnh…”[36;tr.17].

Về mặt xã hội, Đảng ta đã hoàn toàn đúng đắn và sáng suốt khi đưa ra chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà ở đó, mọi thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Thông qua việc thực hiện chính sách đổi mới trong cơ chế thị trường, với việc nâng cao vị thế và vai trò của kinh tế tư nhân, Đảng và Nhà nước ta đã nhấn mạnh chủ trương cho phép mọi công dân không những có quyền tham gia vào các hoạt động đầu tư, kinh doanh với quyền sở hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh được pháp luật bảo hộ, mà còn có quyền bình đẳng trong đầu tư, kinh doanh, tiếp cận các cơ hội, năng lực kinh doanh… Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới trong cơ chế thị trường đã tạo môi trường để mỗi người có thể phát huy năng lực của mình, quan hệ lợi ích đã được xã hội nhìn nhận một cách bản chất, việc làm giàu

38

chính đáng cho bản thân, cho xã hội được đề cao, lợi ích cá nhân, trước hết là lợi ích vật chất của các chủ thể kinh tế, không những được thừa nhận cả về pháp luật và đạo đức, mà còn được quan tâm, trở thành động lực trực tiếp thúc đẩy tính năng động tích cực xã hội của cá nhân. Lợi ích cá nhân của người lao động được đặt vào đúng vị trí động lực trực tiếp của sự phát triển xã hội, là cơ sở để thực hiện lợi ích xã hội.

Như vậy, đối với nước ta, việc nhận thức lại và giải quyết đúng đắn, hài hòa vấn đề lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường đã tạo ra một bước đột phá cơ bản. Chính nhờ thực hiện chính sách đổi mới trong cơ chế thị trường, nhờ đánh giá đúng đắn vị trí và vai trò của lợi ích cá nhân, tính năng động, chủ động và sáng tạo của các cá nhân đã được phát huy. Nó tạo điều kiện cho từng cá nhân có thể phát triển đến mức tối đa ý thức tự lập, tự chủ. Nếu như trước đó trong thời bao cấp, tính chủ động và sáng tạo của cá nhân còn nhiều mặt hạn chế, chủ nghĩa phân phối bình quân đã làm thui chột tính năng động của mỗi thành viên, người lao động nhiều lúc thờ ơ, ỷ lại và thụ động trông chờ vào nhà nước và tập thể, mọi kế hoạch sản xuất và phân phối đều bị chi phối từ sự quản lý cứng nhắc; thì nay, dưới tác động của quy luật cạnh tranh trong cơ chế thị trường, muốn đứng vững được thì các chủ thể kinh tế phải trăn trở, tính toán, xây dựng kế hoạch nhằm thu được hiệu quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh. Tính năng động càng phát triển thì sự chủ động của cá nhân cũng được nâng cao. Mỗi thành viên trở thành một chủ thể kinh tế sáng tạo và chủ động. Tính chủ động làm tăng thêm tính dân chủ hóa và nâng cao đời sống xã hội, văn hóa, tinh thần cho mỗi thành viên. Cơ chế mới đã tạo điều kiện cho cá nhân phát triển ý thức tự chủ, tự lập, khả năng ứng xử độc lập và sáng tạo trong các hoạt động và các mối quan hệ với tập thể, cộng đồng. Họ đã mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, dám vượt lên trên những khó khăn, dám chấp nhận

39

rủi ro trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Sự phát triển nhanh chóng của những điều kiện kinh tế - xã hội đã từng bước giúp nâng cao cơ sở vật chất, tạo cơ hội và động lực cho sự phát triển của mỗi cá nhân về mặt đạo đức, đồng thời là thực tế hiển nhiên tác động tới suy nghĩ, nhận thức và hành động có trách nhiệm của mỗi cá nhân. Trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm xã hội như một yêu cầu đạo đức đang được đề cao. Với tinh thần trách nhiệm của công dân trong thời đại mới, họ sẵn sàng đem hết sức lực và trí tuệ của mình để làm giàu chính đáng cho bản thân, cho gia đình và xã hội. Bên cạnh đó, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh vì mục đích đem lại sự giàu có chính đáng cho cá nhân và đóng góp cho xã hội đã được xã hội thừa nhận về mặt đạo đức và đồng tình ủng hộ. Vì vậy, năng lực toàn diện của con người được thử thách, bộc lộ và có nhiều cơ hội phát triển.

Dưới áp lực cạnh tranh, mỗi người phải nỗ lực hơn, linh hoạt hơn, năng động hơn. Nhờ việc ứng dụng những thành tựu của tiến bộ khoa học, công nghệ trong sản xuất, kinh doanh đã không chỉ góp phần giúp tăng năng suất lao động, đưa lại hiệu quả kinh tế cao mà còn luôn đòi hỏi người lao động, người kinh doanh phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ hiểu biết, thông thạo ngành nghề một cách căn bản. Điều này có nghĩa là, trước những yêu cầu của thời đại đã đòi hỏi ở mỗi cá nhân trong quá trình hoạt động của mình cần phải có được sự thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ, phải thực sự có được sự chính xác, nhạy bén và linh hoạt trong tác phong làm việc mới có thể có được khả năng chịu trách nhiệm đối với công việc của bản thân. Một thực tế cho thấy là, trong nền kinh tế thị trường, sự thắng thế nhờ có uy tín, tài năng, trí tuệ, sáng kiến cùng với lương tâm, trách nhiệm đang được thừa nhận, được dư luận xã hội đồng tình ủng hộ. Chính nhờ thế mà hiện nay đội ngũ doanh nhân Việt Nam đang từng bước trưởng thành, tăng về số lượng, phát triển về chất lượng, mạnh dần về bản lĩnh kinh doanh trên thương trường. Số

40

doanh nhân có tài và thành đạt, đóng góp nhiều cho xã hội và thực sự xứng đáng tôn vinh ngày một nhiều. Họ luôn nhận thức được xu hướng tất yếu hiện nay của những yêu cầu về đạo đức trong kinh doanh đó là xu hướng kinh doanh có văn hóa. Kinh doanh hướng đến lợi nhuận nhưng cũng không vượt ra ngoài khuôn khổ của pháp luật, và đề cao tinh thần chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi mỗi con người phải luôn nhận thức và thực hành trách nhiệm công dân, cả trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức, trong hoạt động của mình. Thông qua lao động, thông qua các mối quan hệ kinh tế, cá nhân không những có cơ hội và điều kiện để thỏa mãn những lợi ích riêng mà còn có cơ hội để được thể hiện trách nhiệm xã hội của bản thân mình. Do đó, sự tác động của chính sách đổi mới trong kinh tế thị trường đã và đang từng bước đưa cá nhân và xã hội không ngừng phát triển, đồng thời, “đảm bảo sự phát triển hợp lý, tự nhiên của cá nhân cũng như của xã hội theo nguyên tắc pháp lý và chuẩn mực nhân văn”. Những đổi mới trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta những năm vừa qua đã thể hiện tính chất sàng lọc tự nhiên không những đối với con người mà đối với ngay cả những sản phẩm hàng hóa. Tính chất sàng lọc này đã khơi dậy ở mỗi cá nhân và xã hội trong hoạt động kinh tế phải luôn luôn gắn liền với tính trung thực, trọng chữ tín, tôn trọng đối tác, tôn trọng khách hàng, chú ý nhiều hơn và đặt lên hàng đầu hiệu quả công việc và chất lượng sản phẩm. Việc giữ chữ tín trong sản xuất, kinh doanh, trong hoạt động nghề nghiệp và trong các quan hệ ứng xử của con người đang dần trở thành chuẩn mực đạo đức mới. Đó cũng chính là những yêu cầu đạo đức trong thực hiện trách nhiệm xã hội của mỗi cá nhân (và của toàn xã hội) thể hiện trong mọi hoạt động kinh tế.

Thông qua chính sách đổi mới trong cơ chế thị trường đã mở ra cơ hội để Việt Nam hòa nhập vào với xu thế phát triển chung của thời đại. Quá trình

41

hợp tác, hội nhập với quốc tế đã dẫn đến nhu cầu giao lưu văn hóa cũng không ngừng được mở rộng. Đây là một nhân tố thúc đẩy sự phát triển và ngày càng làm đa dạng, phong phú hơn đời sống văn hóa tinh thần của toàn thể cộng đồng, tạo cơ hội cho sự lựa chọn và tiếp nhận những giá trị mới. Tuy nhiên, cần phải nhận thức một cách cụ thể: những giá trị đúng đắn, tốt đẹp này của dân tộc có được gìn giữ và phát huy hay không chính là phụ thuộc vào tính tích cực, tự giác và ý thức trách nhiệm cao của mỗi cá nhân và toàn thể xã hội trong việc lựa chọn nó. Sự lựa đúng đắn này biểu hiện ngay trong những hoạt động cụ thể thể hiện tinh thần nhân đạo, ý thức trách nhiệm của rất nhiều cá nhân, tổ chức đối với cộng đồng. Tiêu biểu như việc phát huy đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “lá lành đùm lá rách”… đã có rất nhiều những cá nhân, tổ chức với nghĩa cử cao đẹp đã xây nên nhiều mái ấm tình thương, nhiều quỹ hỗ trợ nhân đạo,… chung tay giúp sức cùng cộng đồng nhằm cưu mang giúp đỡ những số phận bất hạnh.

Như vậy, ở Việt Nam trong những năm vừa qua, trên cơ sở thực hiện chính sách đổi mới trong cơ chế thị trường đã mở ra những điều kiện cho sự phát triển của lợi ích cá nhân, giải quyết tốt quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, khuyến khích việc làm giàu chính đáng trong khuôn khổ pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội, nâng cao khả năng nhận thức về trách nhiệm, biết tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm đạo đức đối với cộng đồng.

- Thứ hai, trách nhiệm xã hội được nâng cao thông qua thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội

Trên cơ sở thuấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã luôn đề cao dân chủ và không ngừng phát huy dân chủ trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Dân chủ luôn luôn biến đổi cùng với sự biến đổi của đời sống kinh tế - xã hội. Dân chủ hóa đời sống

42

xã hội càng đạt được thành tựu to lớn thì trình độ nhận thức và thực hành dân chủ của nhân dân về dân chủ càng được nâng cao, và do đó, nhu cầu về dân chủ của người dân cũng được nâng lên một tầm mới. Mở đầu cho quá trình đổi mới toàn diện đất nước, trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, đã chỉ

Một phần của tài liệu Trách nhiệm xã hội và vấn đề nâng cao trách nhiệm xã hội ở nước ta hiện nay (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)