III. Chênh lệch thu chi HĐ tín dụng
2.3.2. Những mặt còn hạn chế
Bên cạnh những kết quả kinh doanh đã đạt được trong thời gian qua, Chi nhánh Nam Hà Nội vẫn còn một số hạn chế cần được khắc phục và vượt qua.
Một là: Khách hàng tới Ngân hàng hầu hết là những công ty, tổng công ty,
những doanh nghiệp Nhà nước (chiếm tới 90%) mà chưa chú trọng vào thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tuy có tài sản thế chấp nhưng không phải lúc nào cũng đáp ứng được nhu cầu của Ngân hàng. Đây thực sự vẫn là khu vực có nhu cầu lớn. Đến cuối năm 2004 tỷ lệ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được vay vốn Ngân hàng mới chỉ đạt 6,5% trong tổng dư nợ. Con số này là khá khiêm tốn, có thể nói là thấp so với các NHTM khác. Bên cạnh đó thì cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng chưa cao trong tổng dư nợ cho vay. Vì vậy trong thời gian tới Ngân hàng cần phải có những biện pháp để nâng cao tỷ trọng này.
Hai là: Hiệu suất sử dụng vốn của Chi nhánh chưa cao, hiệu suất sử dụng
vốn chỉ đạt 44,9% (năm 2002), 46,1% (năm2003), 43,9% (năm 2004). Khi quy mô huy động vốn ngày càng tăng mà hiệu suất sử dụng vốn của Ngân hàng là thấp, Chi nhánh đã chưa tận dụng hết được nguồn vốn huy động của mình trong công tác cho vay.
Ba là: Tốc độ xử lý nợ khó đòi, nợ quá hạn còn chậm. Chưa xử lý kịp thời,
dứt điểm các khoản nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ có xu hướng giảm xuống, nhưng tỷ lệ nợ khó đòi so với tổng nợ quá hạn là rất cao 97,2% (năm
2004). Đây là dấu hiệu không tốt đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Vì vậy trong thời gian tới Ngân hàng cần phải có những biện pháp tích cực để xử lý các khoản nợ khó đòi còn tồn tại một cách triệt để hơn.
Bốn là: Tỷ lệ cho vay không có đảm bảo bằng tài sản, Chi nhánh Nam Hà
Nội là một trong những chi nhánh có tỷ lệ cho vay không có đảm bảo tương đối lớn. Do vậy cần phải tập trung, tích cực tìm mọi biện pháp để giảm thấp tỷ lệ này.
Năm là: Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng vốn vay sai mục đích vẫn còn tồn tại ở
Chi nhánh Nam Hà Nội. Tỷ lệ này tuy có giảm nhưng vẫn chưa được khắc phục. Đây là dấu hiệu không tốt đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Vì vậy trong thời gian tới Chi nhánh cần phải có biện pháp xử lý một cách tích cực hơn.
Sáu là: Đội ngũ cán bộ tín dụng của Chi nhánh tuy tận tuỵ với công việc,
nhưng sự nhạy bén trong kinh doanh của một số cán bộ còn hạn chế. Đây là một hiện tượng phổ biến không chỉ ở Chi nhánh Nam Hà Nội mà ở các NHTM khác cũng gặp phải. Trong tình hình kinh tế hiện nay, các ngành nghề đa dạng thì người cán bộ tín dụng có vai trò quyết định trong việc đem vốn cho những đối tượng cần thiết vay, nếu như cán bộ tín dụng không nắm được những hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực mà hoạt động tín dụng đang diễn ra thì việc nâng cao chất lượng tín dụng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.