Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHNO VÀ PTNT CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN QUA (Trang 31 - 33)

III. Chênh lệch thu chi HĐ tín dụng

2.3.3.2Nguyên nhân khách quan

Cơ chế thị trường có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế, song mặt khác ngày càng bộc lộ những khuyết tật vốn có của nó, nhất là sự cạnh tranh quyết liệt để tồn tại và phát triển trên thương trường. Quá trình cạnh tranh tất yếu sẽ dẫn đến kết quả là những doang nghiệp năng động, sáng tạo, có năng suất chất lượng sản phẩm cao thì kinh doanh có lãi, thanh toán được tiền vay. Ngược lại những doanh

nghiệp làm ăn thua lỗ thậm chí phá sản, không có khả năng chi trả tiền vay Ngân hàng .

Nhân tố pháp luật có vị trí hết sức quan trọng, liên quan đến việc nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng, tức là tạo ra môi trường và hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng. Nhân tố pháp luật ở đây bao gồm tính đồng bộ và tính hệ thống của pháp luật, tính đầy đủ các văn bản dưới luật, đồnh thời gắn liền với việc chấp hành pháp luật và trình độ dân trí của các thành viên trong cộng đồng. Về mặt này còn khá nhiều vấn đề tồn tại làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng Ngân hàng. Do chưa có luật về sở hữu tài sản, nhất là sử hữu bất động sản nên trong quá trình giám sát và phát mại tài sản thế chấp để thu hồi vốn cho vay còn nhiều điều bất hợp lý.

Hoặc cơ chế quản lý của nhà nước có nhiều thay đổi trong thời gian ngắn gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp. Ví dụ trong hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp làm hàng xuất đã vay vốn Ngân hàng thu mua nguyên vật liệu để làm hàng chờ xuất, nhưng do cơ chế thay đổi hàng không được xuất dẫn đến không trả được nợ vay Ngân hàng làm cho nợ quá hạn của Ngân hàng tăng lên, làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng và quá trình luân chuyển vốn của nền kinh tế.

Nếu thực hiện đúng quy định của nhà nước là doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, vốn tự có không đảm bảo thì không đầu tư, như thế sẽ đẩy doanh nghiệp đến chỗ đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Còn nếu Ngân hàng cứ tiếp tục cho vay thì sẽ rất khó khăn trong việc thu hồi vốn, nợ quá hạn sẽ tăng cao. Điều này dẫn đến tình trạng là ngân hàng thì thừa vốn mà không dám cho vay, trong khi đó vẫn phải trả lãi suất cho khoản huy động, làm ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng hoạt động tín dụng.

Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh không thực hiện hạch toán thống kê theo đúng chế độ của nhà nước. Do vậy số liệu báo cáo

của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa phản ánh đúng thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu thập thông tin, từ đó có quyết định sai lầm, gây rủi ro cho hoạt động Ngân hàng.

Do người vay sử dụng vốn không đúng mục đích đối tượng đã thoả thuận trong hợp động tín dụng. Thay vì đầu tư vốn vào dự án có tính khả thi mà Ngân hàng đã thẩm định, người vay đã dùng tiền vay để hùn vốn, hoặc thực hiện các phi vụ làm ăn mạo hiểm. Điều này đã dẫn đến tình trạng Ngân hàng không kiểm soát được nguồn vốn cho vay và nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng.

Tồn tại về chất lượng tín dụng có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nhưng trong mọi trường hợp đều dẫn đến rủi ro của ngân hàng. Để năng cao chất lượng tín dụng, cần phân tích đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp tích cực để khắc phục những tồn tại.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHNO VÀ PTNT CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN QUA (Trang 31 - 33)