1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Rủi ro lãi suất và kiến nghị nhằm giảm tối thiểu rủi ro lãi suất trong hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Chi nhánh Hà Nội

82 726 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 832,5 KB

Nội dung

Luận văn :Rủi ro lãi suất và kiến nghị nhằm giảm tối thiểu rủi ro lãi suất trong hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Chi nhánh Hà Nội

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các

số liệu, kết quả nên trong khóa luận là trung thực, xuất phát từ tìnhhình thực tế của đơn vị thực tập

Hà Nội, tháng 05 năm 2008

Sinh viên

Lê Thị Hồng Hạnh

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: MỘT VÀI VẤN ĐỂ VỀ LÃI SUẤT VÀ RỦI RO LÃI SUẤT 3

1.1 Khái niệm về lãi suất và rủi ro lãi suất: 3

1.1.1 Lãi suất: 3

1.1.2 Rủi ro lãi suất 3

1.2 Nguyên nhân của rủi ro lãi suất: 4

1.2.1 Sự không cân xứng về kỳ hạn của bảng cân đối: 4

1.2.2 Biến động không thể dự đoán của lãi suất thị trường 4

1.3 Đo lường rủi ro lãi suất: 5

1.3.1 Mô hình kỳ hạn đến hạn 5

1.3.2 Mô hình thời lượng 8

1.3.3.Mô hình định giá lại: 13

1.4.Các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất 15

1.4.1 Biện pháp phòng ngừa rủi ro nội bảng 15

1.4.2 Biện pháp phòng ngừa rủi ro ngoại bảng 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG SCB-CN HÀ NỘI 29

2.1 Tổng quan về ngân hàng SCB – CN Hà Nội 29

2.2.1 Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức: 29

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của SCB-CN Hà Nội 31

2.2 Nguy cơ rủi ro lãi suất của hệ thống NHTM Việt Nam 33

2.2.1.Diễn biến lãi suất trong thời gian từ 2006 đến quý I/2008 33

2.2.2 Bảng cân đổi chưa đựng chênh lệch kỳ hạn lớn: 38

2.3.Đo lường rủi ro lãi suất của SCB-CN Hà Nội 39

2.3.1 Thực trạng rủi ro lãi suất 39 2.3.2 Đánh giá công tác quản trị rủi ro lãi suất tại SCB-CN Hà nội: 47

Trang 3

2.3.3 Nguyên nhân 48

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO LÃI SUẤT Ở NGÂN HÀNG SCB-CN HÀ NỘI 54

3.1 Định hướng hoạt động của ngân hàng SCB-CN Hà Nội trong thời gian tới 54

3.2.Những giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất ở SCB-CN Hà Nội: 56

3.2.1.Giải pháp kiểm soát mức chênh lệch của bảng cân đối: 56

3.2.2.Nâng cao khả năng dự báo biến động lãi suất 57

3.2.3.Hoàn thiện và nâng cao chất lượng quản trị rủi ro lãi suất 57

3.3 Kiến nghị 58

3.3.1 Kiến nghị với với chính phủ 58

3.3.2 Kiến nghị với NHNN: 61

3.3.3.Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn: 62

KẾT LUẬN 66

Trang 4

DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

ACB: Ngân hàng thương mại cổ phần Á ChâuCNHN: Chi nhánh Hà nội

NHNN: Ngân hàng nhà nước

NHTW: Ngân hàng trung ương

SCB: Ngân hàng thương mại cổ phần Sài GònTCTD: Tổ chức tín dụng

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức 30

Bảng 1.1: Bảng cân đối tài sản đơn giản của ngân hàng: 6

Bảng 1.2.Luồng tiền thu được sau 1 năm tại mức lãi suất 15%: 7

Bảng 1.3 Luồng tiền thu được sau 1 năm tại mức lãi suất 12% 8

Bảng 1.4 Bảng cân đối tài sản đơn giản của ngân hàng thương mại 10

Bảng 1.5.Mối quan hệ 3 chỉ tiêu đo độ nhạy cảm lãi suất 16

Bảng 2.1.: Thành tích thực hiện nghiệp vụ chuyên môn 31

Bảng 2.2 Bảng chênh lệch kỳ hạn của ACB tại thời điểm 31/12/2007: 38

Bảng 2.3.Bảng chênh lệch kỳ hạn bằng VNĐ: 41

Bảng 2.4 Bảng chênh lệch kỳ hạn bằng USD: 41

Bảng 2.5.Lãi suất huy động bằng nội tệ của ngân hàng: 42

Bảng 2.6.Mức thay đổi lãi suất tài sản nợ trung bình bằng nội tệ: 43

Bảng 2.7.Lãi suất cho vay bằng nội tệ của ngân hàng 43

Bảng 2.8.Mức thay đổi lãi suất tài sản có trung bình bằng nội tệ: 43

Bảng 2.9.Lãi suất huy động bằng ngoại tệ của ngân hàng: 44

Bảng 2.10.Mức thay đổi lãi suất tài sản nợ trung bình bằng ngoại tệ: 44

Bảng 2.11 Lãi suất cho vay bằng ngoại tê của ngân hàng: 44

Bảng 2.12.Mức thay đổi lãi suất tài sản có trung bình bằng ngoại tệ: 45

Bảng 2.13.Bảng biều diễn mức độ rủi ro lãi suất nội tệ tại các thời điểm: 45

Bảng 2.14.Bảng biểu diễn mức độ rủi ro lãi suất ngoại tệ tại các thời điểm 46 Bảng 2.15.Bảng biểu diễn mức rủi ro lãi suất của ngân hàng: 46

Biểu 1: Lãi suất liên ngân hàng từ 2006 đến quý I/2008 33

Biểu 2: Lãi suất qua đêm trong quý I/2008 36

Biểu 3: Mối quan hệ giữa thu nhập và lãi suất của SCB-CN Hà Nội 47

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Nước ta đã chính thức là thành viên tổ chức thương mại quốc tế WTO

được 1 năm, quá trình hội nhập diễn ra sâu rộng và thị trường ngày càng tự

do Ta dễ nhận thấy lợi ích của quá trình hội nhập mang lại là cơ hội tiếp cậnthị trường thế giới rộng lớn, luồng vốn nước ngoài hùng hậu, sự tự do thươngmại giúp cho người dân có nhiều lựa chọn hơn…Bên cạnh đó, quá trình hộinhập cũng đồng nghĩa với việc cạnh tranh trên thị trường sẽ gay gắt hơn, thịtrường sẽ bất ổn hơn Điều này ảnh hưởng đến hoạt động của tất cả các thànhphần kinh tế nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng Chính vì vậyrủi ro trong hoạt động kinh doanh là vấn đề rất đáng để các ngân hàng quantâm Đặc biệt trong thời gian qua, chúng ta cũng chứng kiến cuộc chạy đua lãisuất nóng bỏng giữa các ngân hàng, lãi suất tăng nhanh trong thời gian ngắn

đã đưa các ngân hàng đối mặt với lãi suất huy động cao hơn, gây tăng chi phígiảm thu nhập của ngân hàng

Trước thực tế đó, em nhận thấy rủi ro lãi suất là vấn đề mang tính thời

sự đối với hệ thống Ngân hàng thương mại nước ta, và vấn đề này cần đượccác nhà quản lý ngân hàng quan tâm hơn nữa Chính vì vậy mà em chọn đề

tài: “Rủi ro lãi suất và một vài kiến nghị nhằm giảm thiểu rủi ro lãi suất

trong hoạt động của SCB-CN Hà Nội” Rủi ro lãi suất là một vấn đề rất

rộng và công tác quản trị rủi ro lãi suất phải mang tính hệ thống, tuy nhiêntrong phạm vi đề tài này em chỉ muốn đề cập đến sự giảm thu nhập biên củangân hàng do biến động của lãi suất Do hạn chế về trình độ, thời gian nghiêncứu ngắn và phạm vi nghiên cứu còn hạn hẹp nên luận văn không thể tránhkhỏi những thiếu sót Em mong nhận được sự góp ý chân thành từ các thầy côgiáo, các cán bộ ngân hàng để luận văn được hoàn thành và có ý nghĩa thựctiễn hơn

Trang 7

2.Mục đích nghiên cứu.

Mục đích của khóa luận là với nền tảng lý luận và thực tiễn rủi ro lãi suất vàcông tác quản trị rủi ro lãi suất của các ngân hàng tại các nước tiên tiến, ápdụng vào phân tích thực trạng rủi ro lãi suất của SCB-CN Hà Nội dựa trênhoạt động kinh doanh thực tế của ngân hàng, từ dó hình thành những giảipháp và kiến nghị giúp ngân hàng có thể kiểm soát và hạn chế được rủi ro lãisuất tốt nhất trong khả năng của mình

3.Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi hoạt động của

SCB-CN Hà Nội từ tháng 10/2005 đến tháng 4/2008 Đối tượng nghiên cứu là rủi

ro lãi suất và nguyên nhân của nó trong hoạt động thực tế của chi nhánh trongthời gian đó

4.Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu dựa trên những phương pháp như: phương pháp Duyvật biện chứng, Phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp so sánh, thống kê,bảng biểu để tiến hành phân tích số liệu qua các năm của ngân hàng

5.Nội dung của đề tài:

Đề tài được bố cục thành 3 phần chính:

Chương 1: Một vài vấn đề về lãi suất và rủi ro lãi suất

Chương 2: Thực trạng rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại SCB-CN

Hà Nội

Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại SCB-CN Hà Nội

Qua đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới TS.Tô Kim Ngọc và các anhchị tại SCB-CN Hà Nội đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo cho em hoàn thànhkhóa luận này

Trang 8

CHƯƠNG 1

MỘT VÀI VẤN ĐỂ VỀ LÃI SUẤT VÀ RỦI RO LÃI SUẤT

1.1 Khái niệm về lãi suất và rủi ro lãi suất:

1.1.1 Lãi suất:

Lãi suất phải được trả bởi lẽ đồng tiền ngày hôm nay có giá hơn đồngtiền nhận được ngày mai khi tính đến giá trị thừoi gian của tiền tệ Lãi suấtchính là chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền

Theo quan hệ thị trường, lãi suất được hiểu là giá của vốn, chi phí phải trả choviệc thuê vốn Như vây, lãi suất là tín hiệu của thị trường tham gia vào việcnâng cao hiệu quả sử dụng vốn và phân bổ vốn một cách hợp lý

Xem xét chính sách tiền tệ của mỗi quốc gia, lãi suất là công cụ chủyếu được NHTW sử dụng nhằm điều chỉnh và ca thiệp vào thị trường giúphạn chế và khác phục những yếu kém của nền kinh tế

1.1.2 Rủi ro lãi suất.

Rủi ro lãi suất là những tổn thất mà ngân hàng phải gánh chịu do sựthay đổi lãi suất trên thị trường gây ra Rủi ro này bao gồm sự giảm sút trongthu nhập và giá trị thị trường của bảng tổng kết tài sản bị giảm đi Rủi ro lãisuất gồm ba loại:

 Rủi ro do tái tài trợ tài sản nợ là rủi ro phát sinh khi tài sản nợ của ngânhàng nhạy cảm với lãi suất hơn tài sản có và lãi suất trên thị trường tăng lên

 Rủi ro do tái tài trợ tài sản có là rủi ro phát sinh khi tài sản có của ngânhàng nhạy cảm với lãi suất hơn tài sản nợ và lãi suất trên thị trường giảmxuống

 Rủi ro do giảm giá trị tài sản khi lãi suất thị trường biến động khiến chogiá trị của các tài sản giảm nhanh hơn giá trị của các khoản nợ, gây giảm giátrị vốn chủ sở hữu của ngân hàng

Trang 9

1.2 Nguyên nhân của rủi ro lãi suất:

Qua những ví dụ và khái niệm về rủi ro lãi suất, ta có thể thấy rủi ro lãi suất

do hai nguyên nhân chính là: sự không cân xứng các kỳ hạn của tài sản nợ đốivới tài sản có và sự thay đổi không dự đoán được của lãi suất trên thị trường

1.2.1 Sự không cân xứng về kỳ hạn của bảng cân đối:

Chức năng đặc trưng của ngân hàng thương mại là biến đổi kỳ hạn củatài sản, vì vậy sự không cân xứng vì kỳ hạn của tài sản nợ và tài sản có làthường xuyên xảy ra, không thể tránh khỏi

Sự không cân xứng còn do nguyên nhân khách quan là khách hàngkhông tôn trọng thời hạn đã cam kết với ngân hàng Những trường hợp nàyxảy ra thường xuyên, đặc biệt là khách hàng gửi tiền rút trước hạn, và hiệnnay ngân hàng không có cơ chế để có thể nghiêm cấm được việc này Điềunày khiến cho ngân hàng không thể dự đoán chính xác được thời hạn củanguồn vốn cũng như tài sản của mình

Xét về sự chênh lệch kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ, ta có:

- Trạng thái trường là trạng thái ngân hàng có kỳ hạn của tài sản có dài hơn

kỳ hạn của tài sản nợ Với trạng thái này ngân hàng gặp rủi ro khi lãi suấttăng

- Trạng thái đoản là trạng thái ngân hàng có kỳ hạn của tài sản nợ dài hơn kỳhạn của tài sản có Với trạng thái này ngân hàng gặp rủi ro khi lãi suất thịtrường giảm

1.2.2 Biến động không thể dự đoán của lãi suất thị trường.

Trên thị trường tiền tệ có hàng ngàn người tham ra, mọi quyết định củangân hàng phải phụ thuộc vào sự cạnh tranh trên thị trường, có nghĩa là ngânhàng là “người chập nhận giá” chứ không phải là “người định giá” Hơn thếnữa, lãi suất trên thị trường chịu tác động của rất nhiều yếu tố như: làm phát

dự tính, thu nhập thực tế của người dân, rủi ro của các công cụ nợ, tính thanhkhoản của tài sản và chính sách tiền tệ của NHTW… Các nhân tố đó này

Trang 10

không chỉ tác động riêng lẻ mà còn tổng hòa với nhau làm cho sự dự báo lãisuất càng khó chính xác

Việc dự báo lãi suất còn phụ thuộc rất lớn vào khả năng, trình độ củanhững con người trong ngân hàng Muốn dự báo chính xác về lãi suất đỏi hỏingười phân tích phải thấu hiểu các mối quan hệ giữa các chính sách, các lựclượng cung cầu vốn trên thị trường Ngoài ra trên thị trường phải có nhữngchỉ báo chính xác mới có thể giúp cho người phân tích dự đoán được diễnbiến lãi suất trong tương lai

1.3 Đo lường rủi ro lãi suất:

WAj là tỷ trọng của tài sản có j biểu thị theo giá thị trường

WLj là tỷ trọng của tài sản nợ j biểu thị theo giá thị trường

MAj là kỳ hạn đến hạn của tài sản có j

MLj là kỳ hạn đến hạn của tài sản nợ jMức độ chênh lệch: ∆M = MA - ML

Tính chất của ∆M là lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn 0

Ta xét một bảng cân đối tài sản đơn giản như sau

Trang 11

Bảng 1.1: Bảng cân đối tài sản đơn giản của ngân hàng:

Tài sản có kỳ hạn dài (A) Tài sản nợ có kỳ hạn ngắn (L)

Vốn tự có (E)

Ta có : E = A – LKhi lãi suất trên thị trường tăng, thì giá trị thị trường của tài sản nợ và tàisản có đều giảm, song với giả thiết của ví dụ là tài sản có có kỳ hạn dài hơntài sản nợ, điều này dẫn đến giá trị thị trường của tài sản có giảm nhiều hơn sovới giá trị thị trường của vốn huy động Bằng công thức ta có :

∆E = ∆A - ∆LCông thức trên cho thấy rằng, khi lãi suất tăng làm giá trị của tài sản cógiảm nhiều hơn so với tài sản nợ, để bù đắp lại khoản lỗ này, ngân hàng phảitrích từ vốn tự có của mình Đây chính là rủi ro lãi suất

1.3.1.1 Nhược điểm của mô hình kỳ hạn đến hạn:

Việc đo lường rủi ro lãi suất bằng mô hình kỳ hạn chưa tính hết mức độrủi ro mà ngân hàng gặp phải khi lãi suất trên thị trường thay đổi Chúng ta sẽ

dễ dàng thầy rằng: ngay cả trong trường hợp ngân hàng đã cân xứng kỳ hạnđến hạn của tài sản nợ và tài sản có thì rủi ro lãi suất vẫn xảy ra qua xéttrường hợp đơn giản sau:

Giả sử ngân hàng huy động vốn bằng cách phát hành chứng chỉ tiền gửivới mệnh giá 100$, kỳ hạn một năm với lãi suất đơn là 10%/năm Nghĩa làkhi đến hạn ngân hàng sẽ thanh toán cho người gửi tiền là 110$ Giả sử ngânhàng dùng vốn huy động này cho các công ty vay với mức lãi suất là 15%/năm, kỳ hạn đến hạn là 1 năm, hoàn trả cố định các khoản tiền gốc bằng nhautheo định kỳ 6tháng/1lần Luồng tiền ngân hàng thu về từ hoạt động tín dụnglớn hơn hay nhỏ hơn 115$ là phụ thuộc vào sự thay đổi lãi suất trong 6 thángcuối năm

Trang 12

Tại thời điểm cuối 6 tháng , ngân hàng thu về 50$ tiền gốc và 7.5$ tiền lãiTại thời điểm cuối năm, ngân hàng thu về hai khoản:

Một là :50$ tiền gốc còn lại của khoản tín dụng và 3,75 tiền lãi trên số tiền

gốc còn lại

Hai là: thu về từ khoản tái đầu tư 57,5 kỳ hạn 6 tháng Nếu mức lãi suất thị

trường không thay đổi, thì lãi thu từ tái đầu tư kỳ hạn 6 tháng là:

57,5x1/2x 0,15 = 4,312$

Do đó luồng tiền thu được từ tái đầu tư là 61,8125

Luồng tiền tại thời điểm cuối năm được biểu diễn dưới bảng sau:

Bảng 1.2.Luồng tiền thu được sau 1 năm tại mức lãi suất 15%:

Luồng tiền tại thời điểm cuối nửa năm

Thu tiền gốc còn lại

Thu tiền lãi từ gốc còn lại

Thu tiền gốc tái đầu tư

Thu tiền lãi từ tái đầu tư

là do ngân hàng đã tái đầu tư phần gốc và lãi thu được sau 6 tháng Bây giờgiả sử rằng 6 tháng cuối năm, Lãi suất thay đổi, giảm từ 15% xuống 12%.Bâygiờ luồng tiền cuối năm sẽ thay đổi theo bảng sau:

Bảng 1.3 Luồng tiền thu được sau 1 năm tại mức lãi suất 12%

Trang 13

Luồng tiền tại thời điểm cuối nửa năm

Thu tiền gốc còn lại

Thu tiền lãi từ gốc còn lại

Thu tiền gốc tái đầu tư

Thu tiền lãi từ tái đầu tư

$0,30

Ví dụ trên cho thấy ngân hàng lỗ ngay cả khi kỳ hạn của tài sản nợ vàtài sản có đã cân xứng nhau

Tóm lại: Mô hình kỳ hạn đến hạn là mô hình đơn giản để đo rủi ro lãi

suất đối với ngân hàng.Mô hình cho thấy rằng, với các kỳ hạn đến hạn của tài sản nợ và tài sản có không cân xứng nhau, có thể đưa ngân hàng và trạng thái mất khả năng thanh toán cuối cùng Bởi vì mô hình kỳ hạn đến hạn đã không tính đến yếu tố thời lượng của các luồng tài sản có và tài sản nợ, cho nên mô hình này bộc lộ là một phương pháp chưa hoàn hảo để đo lường rủi

ro lãi suất.

1.3.2 Mô hình thời lượng.

Trong mô hình này chúng ta sẽ thấy rằng chênh lệch giữa thời lượng của tàisản có và tài sản nọ là phép đo rui ro lãi suất chính xác hơn nhiều so với môhình kỳ hạn đến hạn, bởi vì nó đề cập đến yếu tố thời gian của tất cả cácluồng tiền cũng như kỳ hạn đến hạn của tài sản nợ và tài sản có

1.3.2.1 Công thức tổng quát của mô hình thời lượng.

Chúng ta có thể tính thời lượng của bất kỳ một chứng khoản nào có thu

Trang 14

nhập cố định bằng công thức tổng quát sau:

t t

n t t

DF CF

DFxt CF

n t t

PV

xt PV

1 1

Trong đó: CFt là luồng tiền nhận được tại thời điểm cuối kỳ hạn t

n là kỳ thứ cuối cùng

DFt là nhân tố chiết khấu và DFt = 1( 1 R) t

R là mức lãi suất thị trường hiện hành

PVt là giá trị hiện tại cua luồng tiền cuối kỳ t và PVt= CFt x DFt

Từ đó chúng ta có:

Mối quan hệ giữa thời lượng và kỳ hạn của tài sản: thời lượng tăng lêncùng với kỳ hạn của tài sản có thu nhập cố định, nhưng với một tỷ lệ giảmdần Bằng công thức toán học chúng ta biểu diễn như sau:

Trang 15

Trong đó : DA là thời lượng của toàn bộ tài sản có.

DAi thời lượng của tài sản thứ I trong tài sản có

XAi là tỷ trọng của tài sản i trong tài sản có

Và XA1 + XA2 + … + XAn = 1Xác định thời lượng của tài sản nợ theo công thức sau:

DL = DL1XL1+ DL2XL2 + … + DLnXLn Trong đó: DL là thời lượng của toàn bộ tài sản nợ

DLi thời lượng của tài sản thứ i trong tài sản nợ

XLi là tỷ trọng của tài sản thứ i trong tài sản nợ

Và XL1 + XL2 + … + XLn = 1

Chúng ta phân tích một bảng cân đổi đơn giản như sau:

Bảng 1.4 Bảng cân đối tài sản đơn giản của ngân hàng thương mại.

Từ công thức chung của mô hình thời lượng, công thức (6) ta có:

Trang 16

Ta gọi: (DA – k.DL) là khe hở kỳ hạn.

Từ phương trình (12) ta rút ra kết luận như sau:

 Chênh lệch thời lượng giữa tài sản có và tài sản nợ được điều chỉnh bởi

tỷ lệ đòn bẩy k Chênh lệch thời lượng được tính bằng năm, phản ánh

sự không cân xứng về thời lượng của hai vế bảng cân đối tài sản Đặcbiệt nếu chênh lệch này lớn thì tiềm ẩn rủi ro càng lớn

 Mức độ thay đổi lãi suất càng nhiều thì tiềm ẩn rủi ro lãi suất đối vớingân hàng càng cao Như vậy, chúng ta có thể biểu diễn rủi ro lãi suấtđối với ngân hàng như sau:

∆E= - (chênh lệch thời lượng đã điều chỉnh)x(quy mô tài sản)x(mức thay đổilãi suất)

1.3.2.3.Khả năng áp dụng mô hình thời lượng vào thực tế hoạt động ngân hàng và những hạn chế của nó.

Những nhà phê bình mô hình thời lượng thường phàn nàn rằng rất khó

áp dụng mô hình này vào thực tiễn hoạt động của ngân hàng Mặc dù vậy,chúng ta sẽ được chứng kiến trong phần này vieẹc áp dụng mô hình này vàophòng ngừa rủi ro là rất hiệu quả Một bằng chứng cho thấy, ở một số nướcnhư Mỹ, Úc… đã và đang bắt đầu sử dụng mô hình này vào việc giám sát vaquản lý rủi ro lãi suất Những nhà phê bình thường lập luận rằng: về mặtnguyên tắc nhà quản trị có thể thay đổi DA và DL để phòng ngừa rủi ro lãi suấtđược tốt hơn, nhưng việc cơ cấu lại bảng cân đối tài sản có một danh mục tàisản lớn và phức tạp có thể tốn kém thời gian và tiền bạc Lập luận này chỏ cóthể đúng trong quá khứ, ngày nay với việc mở rộng các nghiệp vụ trên thịtrường như: mua bán vốn, chứng khoán hóa tài sản, và thị trường mua bán lại

nọ đã làm đơn giản, tăng được tốc độ và giảm được chi phí giao dịch rất nhiềutrong việc cơ cấu lại bảng cân đối tài sản Hơn nữa trong thực tế ngân hàng cóthể sử dụng mô hình này thông qua các giao dịch nghiệp vụ cộng cụ phái sinh

mà không nhất thiết phải cơ cấu lại bảng cân đối tài sản

Trang 17

Ở đây ta cũng nhận thấy mô hình này cũng có những hạn chế sau:

Thứ nhất: khi xây dựng mô hình thời lượng, chúng ta đã giả thiết rằng

lãi suất thị trường thay đổi ngay lập tức khi mua trái phiếu Trong thực tế thìkhông phải lúc nào cũng như vậy, mà lãi suất thị trường thì có thể thay đổi bất

kỳ lúc nào trong suốt kỳ hạn của trái phiếu Điều đó cho thấy rằng việc chênhlệch thời lượng thực tế gây ra rủi ro lãi suất đã không đồng nhất với tínhchênh lêch thời lượng trong lý thuyết

Thứ hai là: Mô hình thời lượng chỉ xác định mức độ rủi ro lãi suất khi

lãi suất thị trường thay đổi ở mức nhỏ Nếu lãi suất thay đổi ở mức lớn hơn thì

mô hình thời lượng trở nên kém tin cậy, vì nó không dự đoán chính xác sựthay đổi ở mức lớn hơn thì mô hình thời lượng trở nên kém chính xác Điềunày do mô hình thời lượng đã dự đoán rằng, mối quan hệ giữa sự thay đổi giátrị chứng khoán với lãi suất là mối quan hệ tuyến tính Nhưng thực tế chúng tathấy rằng khi lãi suất tăng mạnh thì mô hình thời lượng đã dự đoán thì giá củachứng khoán nhiều hơn thực tế, và khi lãi suất giảm mạnh thì nó dự đoán thịgiá của chứng khoán tăng chậm hơn thực tế Điều này nói lên rằng mối quan

hệ lãi suất và thị giá chứng khoán là mối quan hệ phi tuyến tính, đặc tính nàyđược gọi là tính lồi Từ đó ta có thể thấy mối quan hệ giữa tính lồi và thờilượng như sau: lãi suất thay đổi càng lớn và tính lồi càng lớn, thì nhà quản trịphải đối mặt với sai số càng lớn khi sử dụng mô hình thời lượng đo độ rủi ro

Thứ ba là: Yếu tố lãi suất trong mô hình thời lượng được quy định cố

định tại thời điểm phát hành trái phiếu (hay cấp tín dụng) và được duy trì chođến hết hạn Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều trái phiếu ( các khoản tín dungg)quy định theo mức lãi suất thả nổi Vậy đối với chứng khoán thả nổi thì việcxác định thời lượng thế nào? Theo các nhà quản trị ngân hàng hiện đại, họcho rằng: Thời lượng của chứng khoán có lãi suất thả nổi được các định làkhoảng thời gian từ thời điểm mua chứng khoán cho đến thời điểm điều chỉnh

Trang 18

lãi suất lần đầu tiên Chúng ta gọi thời điểm này là thời điểm định giá lạichứng khoán.

1.3.3.Mô hình định giá lại:

Nội dung của mô hình đánh giá lại là việc phân tích các luồng tiền dựatrên nguyên tắc giá trị ghi sổ nhằm xác định chênh lệch giữa lãi suất thu được

từ tài sản có và lãi suất thanh toán cho vốn huy động sau một thời kỳ nhấtđịnh Đây chính là điểm khác biệt cơ bản so với mô hình kỳ hạn và mô hìnhthời lượng

1.3.3.1.Tài sản có và tài sản nợ có thể tái định giá và không thể tái định giá.

Tài sản và nợ có thể tái định giá là tài sản và nợ nhạy cảm với lãi suấttức là nó sẽ được định giá lại trong từng thời kỳ nhất định cho phù hợp với sựbiến động của thị trường

Chúng ta dễ dàng nhận thấy có những tài sản có thời hạn danh nghĩa làdài hạn, như 5 năm nhưng sẽ đến hạn trong 1 tháng tới thì giá trị của nó sẽđược tái đầu tư trong vòng 1 tháng nữa, nghĩa là nó sẽ phụ thuộc vào lãi suấttrong 1 tháng tới, hay là nó cũng nhạy cảm với lãi suất Như vậy,ở đây chúng

ta cần xem xét đến thời hạn còn lại của các tài sản chứ không chỉ là thời hạndanh nghĩa của tài sản Như vậy:

Tài sản có thể định giá lại bao gồm: Chứng khoán ngắn hạn của chínhphủ và của các tổ chức cá nhân ( hoặc thời hạn còn lại ngắn); Các khoản chovay ngắn hạn hoặc thời hạn còn lại ngắn; Các khoản cho vay và chứng khoánmang lãi suất thả nổi

Nợ có thể định giá lại bao gồm: Vay trên thị trường tiền tệ; Tiết kiệmngắn hạn; Tiền gửi trên thị trường tiền tệ; Tiền gửi mang lãi suất thả nổi; cáckhoản tiền gửi dài hạn sắp đến hạn thanh toán

1.3.3.2.Công thức chung của mô hình định giá lại.

Gọi GAP là chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm với lãi

Trang 19

suất (Có thể định giá lại); RSA là tài sản có nhạy cảm với lãi suất; RSL là tàisản nợ nhạy cảm với lãi suất; ∆R là sự biến động của lãi suất; ∆Ni là sự biếnđộng của thu nhập Ta có công thức xác định rủi ro lãi suất của mô hình địnhgiá lại là:

1.3.3.3.Những hạn chế của mô hình định giá lại.

Thứ nhất: Như chúng ta đã biết, sự thay đổi của lãi suất thị trường ngoài

ảnh hưởng đến thu nhập từ lãi suất, còn ảnh hưởng tới giá trị thị trường của tàisản có và tài sản nợ Mô hình định giá lại chỉ đề cập đến giá trị ghi sổ của tàisản chứ không phải là giá trị thị trường của chúng Do đó mô hình định giá lạichỉ phản ảnh được một phần rủi ro lãi suất đối với ngân hàng mà thôi

Thứ hai: Vấn đề phân nhóm tài sản theo một khung kỳ hạn đến hạn đã

phản ánh sai lệch thông tin về cơ cấu các tài sản có và tài sản nợ trong cùngmột nhóm Giả định trong một nhóm có cùng một kỳ hạn có thể là bằng nhau,giả sử dưới 1 năm, số lượng tài sản có và tài sản nợ là bằng nhau, theo môhình định giá lại thì coi như không có vấn đề gì đối với thu nhập lãi ròng.Nhưng nếu cơ cấu kỳ hạn tài sản có là từ 5 đến 6 tháng còn cơ cấu kỳ hạn tàisản nợ là từ 8 đến 9 tháng, rõ ràng là kỳ hạn đến hạn giữa tài sản nợ và tài sản

có là không cân xứng nhau

Thứ ba: theo mô hình định giá lại, những khoản tín dụng dài hạn với

Trang 20

lãi suất cố định thì không nhạy cảm với lãi suất, nhưng thường những khoảntín dụng dài hạn thường được trả góp định kỳ, do đó ngân hàng có thể tái đầu

tư những khoản thu được trong năm với lãi suất thị trường hiện hành, nghĩa làcác khoản thu này cũng là nhạy cảm với lãi suất

1.4.Các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất.

1.4.1 Biện pháp phòng ngừa rủi ro nội bảng

Mục đích của biện pháp phòng ngừa rủi ro nội bảng là hạn chế tới mứctối đa mọi ảnh hưởng xấu của sự biến động lãi suất đến thu nhập của ngânhàng Dù lãi suất thay đổi như thế nào thì ngân hàng vẫn luôn mong muốn đạtđược mức thu nhập dự kiến ở mức tương đối ổn định

Để đạt được mục tiêu này, ngân hàng cần phải tập trung vào những bộphận nhạy cảm nhất với lãi suất trong danh mục tài sản và nợ Thông thường

đó là các tài sản sinh lời như các khoản cho vay và đầu tư hay các khoản tiềngửi, khoản vay trên thị trường tiền tệ Để bảo vệ thu nhập trước rủi ro lãi suất,ngân hàng duy trì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) cố định Tỷ lệ thu nhập lãicận biên được xác định như sau:

1.4.1.1.Quản trị khe hở nhạy cảm lãi suất.

Như chúng ta đã thấy ở mô hình định giá lại Theo mô hình định giá lại,chúng ta đã đo lường được mức độ rủi ro mà ngân hàng gặp phải khi ngânhàng duy trì tài sản có nhạy cảm với lãi suất không cân xứng với tài sản nợnhạy cảm với lãi suất Đây chính là khe hở nhạy cảm với lãi suất

Vậy: Khe hở nhạy cảm lãi suất là khoảng chênh lệch giữa tài sản cónhạy cảm với lãi suất và tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất

Khi tài sản có nhạy cảm với lãi suất lớn hơn tài sản nợ nhạy cảm với lãisuất tức là khe hở lãi suất dương hay khe hở nhạy cảm tài sản

Khi tài sản có nhạy cảm với lãi suất nhỏ hơn tài sản nợ nhạy cảm với

Thu nhập từ lãiNIM =

Tổng tài sản sinh lời

Trang 21

lãi suất tức là khe hở lãi suất âm hay khe hở nhạy cảm nợ.

Chúng ta có thể thiết lập nên một khe hở nhạy cảm lãi suất tương đối:

Tỷ lệ nhạy cảm với lãi suất = RSL RSA

Bảng 1.5.Mối quan hệ 3 chỉ tiêu đo độ nhạy cảm lãi suất.

Một ngân hàng nhạy cảm tài sản có Một ngân hàng nhạy cảm tài sản nợKhe hở tuyết đối dương

Khe hở tương đối dương

Tỷ lệ nhạy cảm lãi suất lớn hơn 1

Khe hở tuyệt đối âmKhe hở tuyệt đối âm

Tỷ lệ nhạy cảm lãi suất nhỏ hơn 1

Vậy, chỉ khi tài sản nhạy cảm lãi suất cân bằng với nợ nhạy cảm lãi suấtthì ngân hàng được coi là không có rủi ro lãi suất Khe hở nhạy cảm lãi suấtcủa ngân hàng bằng 0, tỷ lệ thu nhập cận biên được bảo vệ dù lãi suất thay đổithế nào Hiện nay, có nhiều phương pháp mà các nhà quản trị đưa ra trongviệc áp dụng khe hở nhạy cảm với lãi suất trong việc quản trị rủi ro trong kinhdoanh ngân hàng Tuy nhiên, mọi phương pháp đều đòi hỏi các nhà quản lýngân hàng phải đưa ra một số quyết định trên các phương diện sau:

 Nhà quản trị phải lựa chọn “thời kỳ mục tiêu” cho việc quản lý chỉ tiêuthu nhập cận biên (NIM) để làm cơ sở cho việc xác định những giá trị kỳvọng và độ dài của những giai đoạn thành phần, cấu thành “thời kỳ mục tiêu”

 Nhà quản trị cần phải chọn lựa giá trị tỷ lệ thu nhập lãi cận biên mụctiêu, nghĩa là duy trì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên hiện tại hoặc làm tăng chỉ tiêunày

 Nếu nhà quản lý mong muốn nâng cao NIM, họ phải dự báo chính xáclãi suất và cách phân bổ lại danh mục tài sản sinh lời và nợ nhằm tăng thunhập từ lãi cho ngân hàng

GAP GAPtương đối =

Quy mô của ngân hàng

Trang 22

 Nhà quản trị phải xác định giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất và giá trịnguồn vốn nhạy cảm lãi suất mà ngân hàng phải nắm giữ.

Tùy theo từng tình hình hoạt động của từng ngân hàng mà nhà quản trị cầnphải quyết định đối phó rủi ro này bằng những chiến lược phòng ngừa rủi ronào? Ta sẽ xem xét các chiến lược phòng rủi ro sau:

a Chiến lược quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất tích lũy (cumulative gap).

Khe hở nhạy cảm lãi suất tích lũy là tổng mức chênh lệch giữa tài sản

có nhạy cảm với lãi suất trong một giai đoạn nhất định

Khe hở tích lũy là một khái niệm hữu ích bởi vì với một mức thay đổilãi suất nhất định, ngân hàng có thể tính gần đúng mức ảnh hưởng đối với tỷ

lệ thu nhập cận biên do những thay đổi lãi suất gây ra

Thay đổi trong thu nhập lãi= thay đổi trong lãi suất x quy mô khe hở tích lũy

Nói chung, các ngân hàng có khe hở nhạy cảm lãi suất tích lũy âm sẽ

có lợi khi lãi suất giảm nhưng sẽ phải chịu tổn thất khi lãi suất tăng Ngượclại, ngân hàng có khe hở nhạy cảm dương sẽ có lợi khi lãi suất tăng và bị tổnthất khi lãi suất giảm

b.Chiến lược quản lý khe hở năng động.

một số ngân hàng thường xuyên thay đổi khe hở nhạy cảm lãi suất, đặtngân hàng vào trạng thái nhạy cảm tài sản hoặc nhạy cảm nọ dựa trên khảnăng tin cậy đối với các dự báo về lãi suất của ngân hàng Chiến lược này gọi

là chiến lược quản lý khe hở năng động Chiến lược này dựa vào khả năng dựbáo lãi suất của ngân hàng Nếu lãi suất ngân hàng dự báo là chính xác, ngânhàng tiết kiệm được chi phí, nâng cao thu nhập cải thiện chỉ số thu nhập lãicận biên của ngân hàng Tuy nhiên, chiến lược này cũng buộc ngân hàng đốimặt với rủi ro không nhỏ Nếu lãi suất trên thị trường biến động không đúngnhư ngân hàng dự báo thì có thể làm tăng tồn thất cho ngân hàng Thực tế chothấy rằng khả năng dự đoán đúng về sự vận động của lãi suất là rất thấp.Chính vì vậy mà trong thực tế các nhà quản trị ngân hàng đều dựa vào việc

Trang 23

phòng ngừa rủi ro chứ không dựa vào việc dự đoán lãi suất.

c.Chiến lược quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất mang tính bảo vệ.

Nhìn chung, đây là chiến lược mà rất nhiều ngân hàng áp dụng Chiếnlược này giúp ngân hàng đề ra chiến lược quản lý khe hở mang tính bảo vệbằng cách thiết lập khe hở nhạy cảm lãi suất gần bằng 0, tới mức tối đa có thể

để giảm thiểu sự bất ổn định trong thu nhập của ngân hàng

d Chiến lược quản lý khe hở theo hệ số nhạy cảm lãi suất.

Đây là chiến lược quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất trong đó có tínhđến xu hướng thay đổi của lãi suất và sự vận động lên xuống của chu kỳ kinhdoanh Thông thường, bên tài sản, hệ số nhạy cảm lãi suất của khoản mục đầu

tư chứng khoán cao hơn so với khoản mục cho vay chính phủ hoặc cho vaycác ngân hàng khác Những khoản cho vay, cho thuê có lãi suất biến độngnhiều nhất với hệ số nhạy cảm lãi suất cao hơn cả hai khoản mục trên Bênnguồn vốn, lãi suất tiền gửi và một số khoản vay trên thị trường tiền tệ (nhưvay NHTW) thường thay đổi chậm hơn lãi suất trên thị trường

Với phương pháp này chúng ta chỉ việc nhân mỗi khoản mục trongbảng cân đối kế toán với hệ số nhạy cảm thích hợp, đóng vai trò như mộttrọng số Như vậy sẽ cho chúng ta một trạng thái nhạy cảm lãi suất mơi

Tóm lại: Quản trị khe hở nhạy cảm là một công cụ phổ biến nhất ngày nay phục vụ hoạt động quản lý rủi ro lãi suất Với các ngân hàng lớn, việc sử dụng máy tính để xác định giá trị tài sản và nợ nhạy cảm với lãi suất nhanh hơn và chính xác hơn Từ đó giúp các nhà quản trị ngân hàng điều chỉnh lại tài sản và nợ nhạy cảm với lãi suất nhằm tránh được rủi ro đối với ngân hàng Tuy nhiên, kỹ thuật quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất có nhiều hạn chế không nhỏ Sự lựa chọn các khoảng thời gian để phân tích hoàn toàn phụ thuộc vào mối ngân hàng Đồng thời, lãi suất trong hoạt động ngân hàng và lãi suất thị trường thay đổi với những tốc độ khác nhau Cuối cùng, ta thấy rằng quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất không nhằm mục đính bảo vệ được giá

Trang 24

trị ròng của ngân hàng Để làm được việc đó chúng ta phải sử dụng cac kỹ thuật khác như quản trị khe hở kỳ hạn.

1.4.1.2 Quản trị khe hở kỳ hạn.

Khi ngân hàng đang duy trì một khe hở kỳ hạn dương, nếu ngân hàng

dự đoán lãi suất tăng lên, các nhà quản trị ngân hàng có thể đối phó với sựtăng lên của lãi suất bằng cách rút ngắn thời lượng của tài sản có, hoặc tăngthời lượng của tài sản nợ lên Ngược lại, khi ngân hàng duy trì một khe hở kỳhạn âm, nếu ngân hàng dự đoán lãi suất sẽ giảm xuống, các nhà quản trị ngânhàng lúc này phải rút ngắn thời lượng của tài sản nợ hoặc tăng thời lượng củatài sản có Tất cả việc làm trên nhằm mục đích là đưa khe hở kỳ hạn lãi suấtgần về 0

Tùy theo từng nhà quản trị theo đuổi chiến lược nào mà có thể lựa chọnnhững chiến lược quản lý khe hở kỳ hạn khác nhau

a.Chiến lược bảo vệ danh mục tuyệt đối.

Đây là chiến lược mà các nhà quản trị ngân hàng duy trì khe hở kỳ hạnbằng 0 Với chiến lược này ngân hàng bảo vệ giá trị ròng của mình trước sựbiến động của lãi suất một cách tuyệt đối Bởi vì khi lãi suất thay đổi thì sựthay đổi giá trị thị trường của tài sản và nguồn vốn bù đắp cho nhau, làm chogiá trị ròng của ngân hàng không đổi

b.Chiến lược bảo vệ danh mục tương đối.

Đây là chiến lược quản trị năng động hơn, nó cho phép các nhà quản trịtận dụng cơ hội nâng cao thu nhập bằng cách duy trì khe hở kỳ hạn khác 0.Chiến lược này dựa vào khả năng dự báo lãi suất của các ngân hàng Chính vìvậy mà khi vận dụng chiến lược này trong quản trị rủi ro lãi suất, ngân hàngphải đối mặt với những rủi ro ngầm luôn có thể xảy ra khi những dự báo củacác nhà quản trị là không chính xác

Tóm lại: Quản trị khe hở kỳ hạn là công cụ giúp nhà quản lý ngân hàng cân đối thời lượng của tài sản và nợ bằng cách điều chỉnh lại thời

Trang 25

lượng của từng loại tài sản và nợ trong danh mục bằng cách thực hiện các nghiệp vụ nội bảng Tuy nhiên việc tìm kiếm tài sản và nguồn có thời lượng phù hợp với yêu cầu của ngân hàng là một vấn đề khó khăn.

Quản trị khe hở nhạy cảm lãi suất và quản trị khe hở kỳ hạn là những công cụ giúp các nhà quản trị ngân hàng phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng cách thực hiện những nghiệp vụ trong bảng cân đối nhằm cơ cấu lại bảng cân dối tài sản của ngân hàng để cân đối lại mức độ nhạy cảm lãi suất và thời lượng của tài sản và nợ.

1.4.2 Biện pháp phòng ngừa rủi ro ngoại bảng

Mục đích của các biện pháp phòng ngừa ngoại bảng là sử dụng cáccông cụ phái sinh có xu hướng thu lời từ thay đổi lãi suất ngược với bảng cânđối, nghĩa là sử dụng thu nhập của các công cụ phái sinh để bù đắp cho nhữngtổn thất trong bảng cân đối do thay đổi lãi suất gây ra Trong thực tế các công

cụ phái sinh được sử dụng để bảo đảm một cách tổng hợp đối với toàn bộ tàisản hoặc được sử dụng một cách có chọn lọc với hy vọng đạt được mức lợitức cao hơn Để thấy rõ các công cụ phái sinh được sử dụng trong phòng ngừarủi ro lãi suất thế nào chúng ta sẽ đi nghiên cứu từng công cụ sau:

1.4.2.1.Hợp đồng kỳ hạn.

a Một số khái niệm:

Hợp đồng giao ngay ( Spot contract): Hợp đồng giao ngay là sự thỏathuận giữa người mua và người bán tại thời điểm t = 0, khi người bán đồng ýgiao tài sản cho người mua và người mua đồng ý thanh toán cho người bántrong vòng hai ngày kể từ khi hợp đồng được ký kết

Hợp đồng kỳ hạn (Forward contract): là sự thỏa thuận giữa người mua

và người bán tại thời điểm t = 0 rằng người mua sẽ thanh toán cho người bántheo giá kỳ hạn đã thỏa thuận tại thời điểm t = 0 và người bán sẽ trao hàngcho người mua tại thời điểm xác định trong tương lai

b Hợp đồng kỳ hạn trong phòng ngừa rủi ro lãi suất.

Giả sử nhà quản trị ngân hàng đang nắm giữ trên bảng cân đối tài sản 1

Trang 26

triệu USD các trái phiếu có kỳ hạn 10 năm Tại thời điểm t = 0 thì thị giá tráiphiếu P = 97 USD Giá sử ngân hàng nhận dự báo rằng lãi suất dự tính sẽ tăng2% từ 12,5428% lên 14,5428% trong thời hạn 3 tháng tới Như vậy nhà quảntrị có thể dự tính khoản lỗ hay sự sụt giảm giá trái phiếu (∆P) theo phươngtrình thời lượng như sau:

P

P

= - D(1R R)Thay số ta có ∆P = - 103427,32 USD

Tức là giá trị trái phiếu giảm 10,66% (∆P/P) tại thời điểm 3 tháng sau.Tại thời điểm này giá trái phiếu là 86,657USD Lúc này, ngân hàng sẽ ký hợpđồng kỳ hạn 3 tháng bán 1 triệu USD mệnh giá trái phiếu này tại thời điểm t =

0 với giá hợp đồng kỳ hạn là 970000USD Tại thời điểm 3 tháng sau, giả sửlãi suất thực sự giảm xuống 2 %, nhà quản trị ngân hàng có thể mua 1 triệuUSD mệnh giá trái phiếu có kỳ hạn 10 năm trên thị trường giao ngay với giá

là 866573 USD và giao số trái phiếu có kỳ hạn 10 năm trên thị trường giaongay với giá là 866573USD và giao số trái phiếu cho đối tác theo hợp đồng

kỳ hạn Do đó lợi nhuận thu được từ hợp đồng giao dịch kỳ hạn là : 970000 –

866573 = 103427 USD Do đó, sự thua lỗ trên bảng cân đối tài sản được bùđắp đầu đủ bởi lợi nhuận thu được từ hợp đồng kỳ hạn (ngoại bảng) Như vậyrủi ro của ngân hàng được bảo đảm

c.Các nghiệp vụ giao dịch kỳ hạn của ngân hàng.

Kỳ hạn tiền gửi (FFD): Nghiệp vụ kỳ hạn tiền gửi là sự thỏa thuận giữa

2 bên tại thời điểm t0 Theo đó bên cam kết nhận và bên bán cam kết gửi một

số tiền nhất định trong khoảng thời gian nhất định trong tương lai với mộtmức lãi suất thỏa thuận

Kỳ hạn lãi suất (FRA): Nghiệp vụ kỳ hạn lãi suất là sự thỏa thuận giữahai bên tại thời điểm t0 theo đó bên mua cam kết nhận và bên bán cam kết gửimột số tiền hư cấu nhất định bằng một loại tiền nhất định theo một lãi suấtthỏa thuận trong một khoảng thời gian nhất định trong tương lại

Trang 27

1.4.2.2.Giao dịch quyền chọn lãi suất.

a.Một số khái niệm cơ bản.

Quyền chọn mua là hợp đồng giao dịch trong đó bên mua thanh toán mộtkhoản phí quyền chọn và được nhận quyền yêu cầu bên bán bán chứng khoán tạimột mức giá cố định P đã thỏa thuận vào một thời điểm trong tương lai

Quyền chọn bán là hợp đồng giao dịch quyền chọn mà trong đó bênmua thanh toán cho bên bán một khoản phí quyền chọn và nhận được quyềnyêu cầu bên bán mua chứng khoán với một mức giá cố định được thỏa thuậntại thời điểm ký kết hợp đồng vào một điểm trong tương lai

b Giao dich quyền chọn trong phòng ngừa rủi ro lãi suất.

Như chúng ta đã chỉ ra ở mô hình thời lượng: Rủi ro đối với ngân hàngkhi lãi suất thị trường thay đổi được tính bằng công thức:

∆E = - (DA – k DL).A (1R R)

Ví dụ, nếu DA = 2, k = 0,9 và DL = 1,5 thì mức độ thay đổi vốn tự cócủa ngân hàng là tương tự như mức thay đổi giá trái phiếu có thời lượng là0,65 năm Như vậy việc đảm bảo rủi ro lãi suất đối với bảng cân đối tài sảncủa ngân hàng bằng giao dịch quyền chọn là có hiệu quả thông qua áp dụngcác hợp đồng quyền chọn phù hợp

c.Các nghiệp vụ giao dịch quyền chọn lãi suất của ngân hàng.

CAP: Quyền chọn mua lãi suất, là nghiệp vụ trong đó bên mua thanhtoán một khoản phí quyền lựa chọn và nhận được quyền cứ vào cuối kỳ lãinhất định yêu cầu bên bán thanh toán một khoản bù trừ ở mức chênh lệchgiữa lãi suất tối đa đã thỏa thuận và lãi suất so sánh nếu lãi suất so sánh nàycao hơn lãi suất tối đa đã thỏa thuận tính trên một giá trị danh nghĩa hư cấu

Sử dụng CAPS trong việc phòng ngừa rủi ro lãi suất:

Giá sử ngân hàng có cho vay 100 triệu DM kỳ hạn 5 năm, lãi suất9.5%/năm Đồng thời ngân hàng huy động 100 triệu DM tuần hoàn 6 tháng

Trang 28

theo lãi suất libor 6 tháng Để phòng ngừa rủi ro lãi suất, ngân hàng ký hợpđồng CAP với giá trị hợp đồng là 100 triệu DM, lãi suất CAP là 9%/năm, phíCAP là 0,5%/năm, thời hạn 5 năm Lãi suất so sánh là Libor 6 tháng Nếu iso sánh > iCAP thì ngân hàng sẽ được bù và ngược lại.

Giả sử cuối năm thứ nhất: Libor 6 tháng là 11%/năm, lãi suất CAP là9%/năm, chênh lệch là 2%/năm Lúc này chi phí trả lãi của ngân hàng là100x11%x1/2 = 5,5 triệu DM Do ngân hàng ký hợp đồng CAP nên ngânhàng được được bù khoản chênh lệch lãi suất 2%/năm tính trên 100 triệu DMtức là số tiền ngân hàng được bù bằng 2%x100x1/2 = 1 triệu DM Tuy nhiênngân hàng phải trả phí mua CAP là 0.5%/năm tương ứng với 0,25 triệu Vậy

số lãi mà ngân hàng phải thực trả là 4,75 triệu tương ứng với mức lãi suất là9,5 %/năm Và như vậy ngân hàng thực đã không bị lỗ khi lãi suất tăng lên 2

% do ký hợp đồng CAP

Giả sử lãi suất Libor 6 tháng là 8 %/năm Lúc này lãi ngân hàng phảitrả là 4 triệu (100x8%x1/2) ngoài ra ngân hàng phải trả phí mua CAP là 0,25triệu Vậy lãi ngân hàng thực trả là 4,25 triệu tương ứng với mức lãi suất là8,5%/năm

Từ ví dụ trên cho thấy, ngân hàng đã sử dụng hợp đồng quyền chọnCAP để phòng ngử rủi ro lãi suất như thế nào khi lãi suất trên thị trường tăng

mà vẫn đảm bảo một cách tổng hợp với bảng cân đối tài sản của ngân hàng

FLOORS: Quyền chọn bán lãi suất, là nghiệp vụ trong đó bên muathanh toán cho bên bán một khoản phí quyền chọn và nhận được quyền cứvào cuối một kỳ hạn nhất định yêu cầu bên bán thanh toán một khoản bù trừ ởmức chênh lệch giữ lãi suất tối thiểu đã thỏa thuận và lãi suất so sánh nếumức lãi suất so sánh này thấp hơn lãi suất tối thiểu đã thỏa thuận tính trên mộtgiá trị danh nghĩa hư cấu

Sử dụng FLOOR trong việc phòng chống rủi ro lãi suất:

Ngân hàng có 100 triệu DM tài sản có với lãi suất tuần hoàn Libor 6

Trang 29

tháng, và 100 triệu DM nợ lãi suất 8 %/năm kỳ hạn 2 năm Để phòng ngừa rủi

ro lãi suất, ngân hàng ký hợp đồng FLOOR với trị giá là 100 triệu DM, kỳhạn 2 năm Lãi suất Floor 9%/năm, phí Floor là 0,5 %, lãi suất so sánh là Li-bor 6 tháng

Giả sử Libor 6 tháng là 10%/năm, ifloor là 9%/năm, ngân hàng được bùchênh lệch lãi suất 1% tính trên giá trị hợp đồng Floor là 100 triệu DM

Lãi ngân hàng thu: 100x8%x1/2 = 4 triệu

Ngân hàng được bù : 100x1%x1/2 = 1 triệu

Phí quyền chọn ngân hàng phải trả là 0.25 triệu

Số lãi ngân hàng thực thu là 4,25 triệu tương ứng với mức lãi suất 8,5%

COLLARS: Hợp đồng collars xuất hiện khi ngân hàng thực hiện đồngthời cả hai giao dịch CAPS và FLOORS, như việc đồng thời mua cả CAP vàFLOOR hoặc là mua CAP bán FLOOR Việc mua đồng thời cả CAP vàFLOOR là nghiệp vụ phòng chống rủi ro một cách triệt để hơn việc thực hiệnriêng lẻ từng loại giao dịch Ví dụ như bảo đảm rủi ro bằng hợp đồng Collarkhi ngân hàng mua hợp đồng Cap với lãi suất 9 % và hợp đồng Floor với lãisuất 4% Nếu lãi suất trong khoảng từ 4% đến 9% thì người mua Collar khôngnhận được bất cứ một khoản tiền thanh toán nào từ người bán Collar, tức làhợp đồng tự động hết hạn mà không có bất cứ một giao dịch thanh toán nào.Tuy nhiên, người mua phải thanh toán cho người bán hai khoản phí là phímua hợp đồng Cap và Floor Nếu lãi suất nằm ngoài khoảng 4% và 9% thì lúcnày ngân hàng sẽ được bù Trong trường hợp này hợp đồng Collar được sửdụng chủ yếu nhằm tài trợ cho chi phí mua Cap so ngân hàng phải đổi đầu vớirủi ro khi lãi suất tăng nhiều hơn là khi lãi suất giảm do ngân hàng thường có

nợ có đổ nhạy cảm lãi suất hơn tài sản Nên ngân hàng đã tìm cách để tài trợcho chi phí hợp đồng Cap bằng cách bán Floor Do đó, các ngân hàng không

có tiềm năng thu được lợi nhuận khi lãi suất giảm hơn là tăng

1.4.2.3.Giao dịch hoán đổi lãi suất.

Trang 30

Thị trường giao dịch Swaps phát triển nhanh chóng trong những nămgần đây Các ngân hàng thương mại là thành viên chính tham gia thị trườngvới mục đích phòng chống rủi ro cho chính mình hoặc là tìm kiếm lợi nhuậnthông qua kinh doanh trực tiếp hoặc môi giới.

Có 4 loại giao dịch Swaps chủ yếu bảo gồm: Swaps lãi suất, Swapsngoại tệ; Swaps hàng hóa và Swaps cổ phiếu Trong đó giao dịch Swaps lãisuất chiếm tỷ trọng lớn hơn trong khối lượng giao dịch trên thị trường Swaps

và nó được sử dụng nhằm mục đích phòng chống rủi ro lãi suất

a Những đặc điểm cơ bản về giao dịch Swaps lãi suất.

Về khái niệm, một giao dịch Swap lãi suất bao gồm một chuỗi các giaodịch kỳ hạn về lãi suất thỏa thuận và giao dịch bởi 2 đối tác Như vậy, thôngqua giao dịch Swap cho phép một ngân hàng có thể tiến hành bảo đảm rủi rolãi suất một cách dài hạn, do đó sẽ giảm được sự cần thiết phải tiến hành cácgiao dịch tuần hoàn như trong trường hợp giao dịch kỳ hạn và tương lai

Một hợp đồng Swap lãi suất bao gồm người mua và người bán Tại nhữngngày giá trị giao dịch, người mua thanh toán lãi suất cố định cho người bán vàngười bán thanh toán lãi suất thả nổi cho người mua Người thanh toán lãisuất cố định (theo thông lệ là người mua), nhìn chung là ngân hàng có lợi thế

so sánh trong việc thanh toán lãi suất cố định đối với vốn huy động Trong khi

đó, người thanh toán lãi suất thả nổi (theo thông lệ là người bán), nhìn chung

là ngân hàng có lợi thế so sánh trong việc thanh toán lãi suất thả nổi Thôngqua giao dịch Swaps lãi suất, ngân hàng mua nhằm mục đích chuyển việcthanh toán lãi cho huy động vốn từ hình thức thả nổi sang cố định để phù hợpvới tính chất cố định của nguồn thu từ tài sản có Trong khi đó, ngân hàng bánnhằm mục đích chuyển việc thanh toán lãi suất cho vốn huy động từ hình thứclãi suất cố định sang hình thức thả nổi để phu hợp với tính chất thả nổi củanguồn thu từ tài sản có

b Giao dịch Swap lãi suất trong phòng chống rủi ro lãi suất.

Trang 31

Giả sử có hai ngân hàng có lãi suất huy động và sử dụng vốn như sau:Ngân hàng A huy động vốn với lãi suất cố định là 6%, và cho vay theo lãisuất thả nổi bằng libor + 0,5%

Ngân hàng B huy động với lãi suất thả nổi Libor và cho vay với lãi suất cốđịnh là 7%

Khi lãi suất trên thị trường tăng thì ngân hàng B bị thiệt và ngược lại khilãi suất giảm thì ngân hàng A bị thiệt Để tránh rủi ro, hai ngân hàng ký hợpđồng hoán đổi lãi suất Sauk hi ký hợp đồng hoán đổi thì coi như ngân hàng Ahuy động với lãi suất thả nổi và cho vay với lãi suất thả nổi còn ngân hàng Bhuy động lãi suất cố định và cho vay lãi suất cố định Lúc này dù lãi suất trênthị trường có thay đổi thế nào thì lợi nhuận của cả hai ngân hàng đều đượcbảo đảm ở mức cố định (Ngân hàng A: 0,5% và ngân hàng B là : 1%)

1.4.2.4.Hợp đồng tương lai

Chúng ta đã nghiên cứu 3 hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn và hoán đổi

Cả 3 hợp đồng trên ngân hàng trực tiếp ký kết còn với hợp đồng tương lai thìngân hàng không trực tiếp ký kết mà phải tham gia trên thị trường chứngkhoán nhằm hạn chế rủi ro cho mình

a Đặc điểm cơ bản của hợp đồng tương lai.

Hợp đồng tương lai (Futures contract): Hợp đồng tương lai là sự thỏathuận giữa người mua và người bán tại thời điểm t = 0 rằng, việc thanh toán

và giao nhận hàng hóa được tiến hành tại một thời điểm xác định trong tươnglai Như vây, hợp đồng tương lai là rất giống với hợp đồng kỳ hạn Sự khácbiệt giữ chúng có thể nêu một cách tóm tắt như sau:

Hợp đồng tương lai được phép giao dịch một cách có tổ chức trên sở giaodịch, trong khi đó hợp đồng giao dịch kỳ hạn là sự thỏa thuận song phươngkhông có tổ chức Giá của hợp đồng kỳ hạn được ấn định trong suốt thời hạncủa hợp đồng, còn giá của hợp đồng tương lai được điều chỉnh hàng ngàytheo điều kiện của thị trường, tức là giá của hợp đồng tương lai được điềuchỉnh hàng ngày để phản ánh những thay đổi của các lực lượng cung cầu trên

Trang 32

thị trường Hàng ngày giữa người mua và người bán phải thanh toán với nhaunhững giá trị của hợp đồng để phù hợp với sự thay đổi của thị trường.

b Hợp đồng tương lai và phòng chống rủi ro lãi suất.

Để thấy rõ hơn hợp đồng tương lai được sử dụng để đảm bảo rủi ro lãi suấtnhư thế nào, chúng ta xem xét ví dụ sau:

Giả sử trạng thái ban đầu của bảng cân đối tài sản như sau:

1.6.Bảng cân đối tài sản giản đơn của ngân hàng :

Tài sản có (triệu) Tài sản nợ (triệu)Tài sản có $100 Vốn huy động $90

lỗ 1,09 triệu Khi lãi suất tăng lên làm giá chứng khoán giảm, chính vì vậy làgiá trị hợp đồng tương lai giảm Bằng công thức toán học chúng ta có thể biểudiễn sự biện động của giá chứng khoán như sau:

Trong đó: ∆F: thay đổi giá trị của hợp đồng tương lai

F: Giá trị ban đầu của hợp đồng tương lai

DF: Thời lượng của trái phiếu được sử dụng trong mua bánhợp đồng tương lai

∆R: Mức thay đổi lãi suất dự tính

Trang 33

Công thức trên có thể viết lại như sau:

∆F = - DF x F x R R

 1

Mặt khác F = NF x PF

Trong đó : NF là số lượng các hợp đồng

PF là giá từng hợp đồng tương lai

Để bù lại được khoản lỗ nội bảng, ngân hàng phải thu được một khoảnlãi từ hợp đồng tương lai bằng khoản lỗ nội bảng (= - 2,09 triệu) Tức là ngânhàng phải bán số hợp đồng tương lai sao cho:

-2,09 = - DF x F x R R

 1

Giả sử DF = 6 năm; PF = $97000

Nên suy ra F = 2,096x x(01,010,1) = 395.19

Như vậy ngân hàng cần phải bán 395.15 hợp đồng Chúng ta biết rằngngân hàng không thể giao dịch phần lẻ vì vậy mà số hợp đồng tương lai ngânhàng cần phải bán là 395 hợp đồng Do làm tròn nên hiệu sộ (∆E - ∆F) sẽkhác 0, tức là ngân hàng không thể đạt được một sự đảm bảo rủi ro hoàn hảo

mà chỉ ở mức tương đối

Vậy:Khi ngân hàng gặp rủi ro lãi suất trên thị trường tăng lên, ngân hàng tiến hành bán hợp đồng tương lai nhằm đảm bảo rủi ro đối với bảng cân đối và ngược lại khi ngân hàng gặp rủi ro lãi suất trên thị trường giảm ngân hàng sẽ tiến hành mua hợp đồng tương lai nhằm đảm bảo rủi ro đối với bảng cân đối của ngân hàng.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA

NGÂN HÀNG SCB-CN HÀ NỘI

2.1 Tổng quan về ngân hàng SCB – CN Hà Nội

2.2.1 Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức:

Trang 34

SCB (tiền thân là Ngân hàng TMCP Quế Đô) được thành lập vào năm

1992 theo Giấy phép hoạt động số 00018/NH – GP, Giấy phép thành lập số:308/GP – UB, Đăng ký kinh doanh số: 4103001562 Sau 5 năm đổi tênthương hiệu và phát triển, từ 8/4/2003 đến nay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đãkhẳng định vị trí của mình trong thị trường tài chính Việt Nam, thể hiện qua

sự tăng trưởng không ngừng về lợi nhuận hàng năm, chất lượng sản phẩmdịch vụ ngày càng được nâng cao

Tính đến cuối năm 2007, SCB đã xây dựng được một mạng lưới baogồm: Hội sở chính, Sở giao dịch, 37 chi nhánh và hệ thống các phòng giaodịch trực thuộc

SCB Hà Nội là một chi nhánh được thành lập theo Giấy phép thành lập

số 0113009192 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày04/10/2005 Hiện nay, tại Hà Nội bao gồm một chi nhánh và 6 phòng giaodịch với tổng số nhân viên là 90 người

Có thể khái quát cơ cấu tổ chức của chi nhánh SCB Hà Nội như sau:

Trang 35

tổ chức

Phòn

g kế toán tổng hợp

CV phân tích TD DN

Tổ quan hệ

KH CN

CV qhệ

và ptích

KH CN

Ktoán tổng hợp, tài chính nội bộ

CV Công nghệ TT

Ngân quỹ

GDV tiền mặt, chuyển khoản,

gd trong nớc

GDV thanh toán qtế, kinh doanh vàng

Tổ quản

lý hành chính tín dụng

Tổ quản

lý rủi ro

Tổ kiểm soát nội bộ

Phòn

g dịch

vụ KH

Tổ

định giá tài sản Giỏm đốc

Trang 36

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của SCB-CN Hà Nội.

Năm 2007 đánh dấu một chặng đường mới trong phát triển kinh tế củaViệt Nam, là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO Với những cơ hội vàthách thức của hội nhập, nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường tàichính – ngân hàng nói riêng đã có những bước chuyển mạnh mẽ Hoà mìnhvào xu thế chung của đất nước SCB Hà Nội đã đạt được những thành tựuđáng kể

Bảng 2.1.: Thành tích thực hiện nghiệp vụ chuyên môn.

Đơn vị tính: triệu đồng.

Thực hiện

%tăng giảm so với năm trước

Thực hiện

%tăng giảm so với năm trước

Thực hiện

%tăng giảm so với năm trước 1.Tổng tài sản 136.361 1.126.806 726,34 6.627.885 488 2.Tổng nguồn

(Nguồn: Báo cáo thành tích của chi nhánh SCB Hà Nội năm 2007)

Nguồn vốn: Tính đến 31/12/2007 tổng nguồn vốn của SCB Hà Nộiđạt xấp xỉ 6.628 tỷ đồng, tăng 488% so với đầu năm Trong đó vốn huyđộng chiếm tỷ trọng cao 96,8%, còn lại là vốn cổ phần, các quỹ và các tàisản nợ khác

Cùng với việc tăng trưởng nguồn vốn, SCB Hà Nội cũng không ngừng

Trang 37

mở rộng tín dụng Đến 31/12/2007, dư nợ tín dụng đạt 1.051.437 tỷ đồng tăng660.195 tỷ so với đầu năm (tăng 169%) Cơ cấu tín dụng tính theo thời gianchủ yếu là dư nợ tín dụng ngắn hạn 614.995 tỷ đồng chiếm đến 58,5% trongtổng dư nợ, còn lại là dư nợ trung dài hạn Cùng với việc tăng trưởng dư nợtín dụng, chất lượng tín dụng tại SCB luôn được kiểm soát và cải thiện Đêncuối năm 2007, tổng nợ xấu của SCB Hà Nội là 4.671 tỷ đồng chiếm 0,44%.

Mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và áp lực cạnh tranh ngàycàng gia tăng, kết quả hoạt động kinh doanh của SCB Hà Nội vẫn đạt đượcnhững thành quả rất đáng ghi nhận Năm 2007, lợi nhuận trước thuế đạt71,774, gấp 6.44 lần so với năm 2006

Có được những thành tựu nổi bật như vậy là nhờ đội ngũ lãnh đạo, cán

bộ công nhân viên trẻ có năng lực, giàu nhiệt huyết Họ đa phần là những sinhviên giỏi, năng động, sáng tạo vừa rời ghế nhà trường được đào tạo bài bản cótinh thần trách nhiệm cao Chính họ đang đóng góp hết mình vào sự nghiệpxây dựng và phát triển của SCB Hà Nội

Năm 2007 chứng kiến sự ra đời của hàng loạt các ngân hàng mới cũngnhư sự phát triển rầm rộ về quy mô của hầu hết các ngân hàng TMCP Đó làquy luật tất yếu của sự phát triển Cũng không nằm ngoài xu hướng phát triểnchung, SCB cũng đang không ngừng tăng tốc với quyết tâm mở rộng hệ thốngmạng lưới khắp địa bàn Hà Nội

Tại thời điểm đầu năm 2007, cả chi nhánh mới có 4 phòng giao dịch thìđến cuối năm đã có 6 phòng giao dịch và dự kiến trong năm 2008 sẽ mở thêmmột số phòng giao dịch và một số khác được nâng lên thành chi nhánh

2 2 Nguy cơ rủi ro lãi suất của hệ thống NHTM Việt Nam

Trang 38

2.2.1.Diễn biến lãi suất trong thời gian từ 2006 đến quý I/2008

Lãi suất ngân hàng trong gia đoạn này có nhiều biến động nhưng chủyếu là biến động tăng và khó dự đoán

(Nguồn :Sbv.gov.vn và tác giả tự tính toán)

Biểu 1: Lãi suất liên ngân hàng từ 2006 đến quý I/2008

2.2.2.1.Lãi suất năm 2006:

So với cuối năm 2005, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay trên thịtrường tăng nhẹ, chủ yếu trong 7 tháng đầu năm, lãi suất huy động VND tăngkhoảng 0,4-0,8%/năm; lãi suất cho vay VND tương đối ổn định; lãi suất huyđộng và cho vay USD tăng khoảng 0,2-0,6%/năm Cụ thể là:

a Lãi suất VND

- Lãi suất huy động: Trong 7 tháng đầu năm 2006, lãi suất huy động có xu

hướng tăng chủ yếu ở nhóm NHTM cổ phần; các NHTM Nhà nước khôngtăng lãi suất huy động tiết kiệm nhưng mở rộng phát hành giấy tờ có giá ngắnhạn với lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn khoảng 0,1-0,3%/năm.Điều này phần nào tác động đến tâm lý thị trường tiền tệ Tuy nhiên, trongnhững tháng cuối năm, lãi suất huy động VND về cơ bản ít biến động Lãisuất huy động phổ biến kỳ hạn 3 tháng là 7,56-8,52%/năm, 6 tháng là 7,8-

Lãi suất Vnibor 3M từ 2006 đến quý I/2008

Trang 39

b-8,76%/năm, 12 tháng là 8,4-9,24%/năm Một số NHTM vẫn tiếp tục triểnkhai các hình thức huy động khác như phát hành kỳ phiếu (NH PT NhàĐBCSL phát hành kỳ phiếu với lãi suất bậc thang với mốc là 100 triệu VND,lãi suất kỳ hạn 3 tháng: 8,4%/năm, 6 tháng: 8,64%/năm, 9 tháng: 9%/năm và

364 ngày: 9,24%/năm; tương đương lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn của một sốNHTM cổ phần, NHNNo và PTNN phát hành kỳ phiếu với khối lượng 3000

tỷ VND dưới hình thức ghi sổ thời hạn 10 năm và 15 năm, lãi suất từ 9,8 đến10,8%); làm đại lý phát hành trái phiếu (NHTMCP An Bình làm đại lý pháthành 1.000 tỷ đồng trái phiếu của EVN với lãi suất năm đầu tiên là 9,6%/năm

và các năm tiếp theo là 9,95%/năm);

- Lãi suất cho vay: ít biến động so với mặt bằng lãi suất cho vay cuối năm

2005 nhưng vẫn ở mức khá cao, nhất là các NHTM cổ phần và Ngân hàngNo&PTNT Lãi suất cho vay phổ biến ở mức 10,2 - 13,8%/năm đối với chovay ngắn hạn và 10,8 - 15,3%/năm đối với cho vay trung, dài hạn

b Lãi suất USD

- Lãi suất huy động: Trong những tháng đầu năm 2006, lãi suất tiết kiệm

bằng USD trong nước tăng chủ yếu do Fed tăng lãi suất định hướng liên ngânhàng (4 lần điều chỉnh tăng trong năm 2006, từ 4,25%/năm lên 5,25%/năm) song

từ sau khi Fed quyết định ngừng tăng lãi suất định hướng liên ngân hàng (phiênhọp 8/8/2006), mặt bằng lãi suất huy động USD khá ổn định, phổ biến ở mức: kỳhạn 3 tháng: 3,2-4,25%; 6 tháng: 3,6-4,6%; 9 tháng: 4,2-5,1% Bên cạnh đó, lãisuất huy động dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá thường cao hơn lãi suấttiết kiệm cùng kỳ hạn khoảng 0,1-0,4%/năm và các giấy tờ có giá này chủ yếu

do các NHTM nhà nước và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành

- Lãi suất cho vay: ở mức khoảng 5,8 - 6,7%/năm đối với cho vay ngắn hạn,

khoảng 6,0 - 7,8%/năm đối với cho vay trung, dài hạn, một vài dự án lớncho vay hợp vốn có mức lãi suất thấp hơn khoảng 0,2 - 0,4%/năm

2.2.2.2.Lãi suất năm 2007:

Trang 40

a Lãi suất VND:

Lãi suất trong 3 quý đầu năm 2007 tương đối ổn định và có xu hướng tăngnhẹ, Cụ thể: lãi suất của các NHTM Nhà nước khá ổn định, phổ biến ở mức2,4%-3%/năm (không kỳ hạn), 3 tháng là 7,2%-7,74%/năm, 6 tháng là 7,44-7,80%/năm, 12 tháng là 8,04-8,4%/năm đối với tiền gửi VND Một sốNHTMCP (SeaBank, VIBank, Sài gòn Công thương, ACB ) điều chỉnh lãisuất huy động VND với mức tăng từ 0,06%-0,12%/năm

Nhưng đến tháng 11, lãi suất bắt đầu có dấu hiệu tăng nóng Lãi suất trênthị trường liên ngân hàng tăng, vào ngày 16/11 với lãi suất qua đêm là 12%/năm và lãi suất 1-2 tuần là 15%/năm, nhưng tăng cao nhất là vào ngày 21/11với lãi suất qua đêm là 17% Tình trạng căng thẳng trên thị trường vốn đã đưacác ngân hàng vào cuộc đua lãi suất Ví dụ, Ngân hàng Ngoài quốc doanh(VPBank), tăng lãi suất huy động VND từ 0,12 – 0,84%/năm Từ ngày 27/11,Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) cũng quyết định tăng mạnh lãi suất huyđộng VND, từ 0,24 – 1,08%/năm Ngoài ra, những khoản tiền gửi trên 100triệu đồng còn được hưởng lãi suất cao hơn…

b Lãi suất USD:

Trong cả năm 2007, lãi suất USD ít biến động Cụ thể: 1,2%-1,6%/năm(không kỳ hạn), 3 tháng là 3,2%-4,75%/năm, 6 tháng là 3,6-5,05%/năm, 12tháng là 4,2-5,15%/năm lãi suất USD tăng từ 0,05%-0,4%/năm Do đó, làmtăng mặt bằng lãi suất huy động của khối các NHTMCP khoảng 0,05%-0,45%/năm Ngoài ra, hầu hết các NHTM đã tăng lãi suất huy động tiền gửibằng USD đối với pháp nhân lên mức tương đương với lãi suất huy động từdân cư, cụ thể: không kỳ hạn là 1,00%-1,25%/năm, 3 tháng là 4,2%/năm, 6tháng là 4,4%/năm, 12 tháng là 4,85%/năm Diễn biến tăng lãi suất chủ yếudiễn ra ở 6 tháng đầu năm Trong 6 tháng cuối năm lãi suất ổn định

Một số ngân hàng (ABBank, Sacombank) phát hành kỳ phiếu bằng

Ngày đăng: 06/12/2012, 11:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
17. Tóm tắt công trình nghiên cứu khoa học “Giải pháp quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam” của NCS. Đỗ Kim Hảo – Khoa học và đào tạo ngân hàng số 51 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp quản lý rủi ro lãi suất tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam
7. Bản tin thị trường tiền tệ 15/07/2006, 15/08/2006, 15/09/2006 http://www.scb.com.vn Link
8.Báo cáo thường niên của ACB năm 2007http://www.acb.com.vn 9.Cuộc đua lãi suất và những yếu tố tác động http://www.vnba.org.vn Link
10.Diễn biến kinh tế - tài chính – ngân hàng năm 2006 và năm tháng đầu năm 2007 http://www.thongtindubao.gov.vn Link
11. Lãi suất thị trường liên ngân hàng http://www.sbv.gov.vn 12.Lãi suất VNĐ căng như dây đàn http://www.vneconomy.com Link
13. Tổng quan kinh tế-xã hội việt nam năm 2006,2007 http://www.thanhnienonline.com.vn Link
1. Frederic S.Mishkin ,tiền tệ ngân hàng và Thị trường tài chính, NXB Khoa học và kỹ thuật Khác
2. Học Viện Ngân hàng (2004), Giáo trình: Lý thuyết tiền tệ - Ngân hàng NXB Thống kê Khác
3.Học Viện Ngân hàng, Quản trị ngân hàng thương mại - NXB Thống kê 4. Peter S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại – NXB Tài chính 5. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng– NXB Thống kê Khác
14. Ngày 2/4: Các ngân hàng sẽ đồng loạt giảm lãi suất huy động http://viet- namnet.vn Khác
15. Trần Thị Hải Vân, Quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM hiện nay, thực trạng và giải pháp – Công nghệ ngân hàng số 9,10 Khác
16. Vân Thị Ánh Tuyết, Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động của ngân hàng thương mại – Công nghệ ngân hàng số 11 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.2.Luồng tiền thu được sau 1 năm tại mức lãi suất 15%: - Rủi ro lãi suất và kiến nghị nhằm giảm tối thiểu rủi ro lãi suất trong hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Chi nhánh Hà Nội
Bảng 1.2. Luồng tiền thu được sau 1 năm tại mức lãi suất 15%: (Trang 11)
Bảng 1.4. Bảng cân đối tài sản đơn giản của ngân hàng thương mại. - Rủi ro lãi suất và kiến nghị nhằm giảm tối thiểu rủi ro lãi suất trong hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Chi nhánh Hà Nội
Bảng 1.4. Bảng cân đối tài sản đơn giản của ngân hàng thương mại (Trang 14)
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức - Rủi ro lãi suất và kiến nghị nhằm giảm tối thiểu rủi ro lãi suất trong hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Chi nhánh Hà Nội
Sơ đồ 1 Cơ cấu tổ chức (Trang 34)
Bảng 2.1.: Thành tích thực hiện nghiệp vụ chuyên môn. - Rủi ro lãi suất và kiến nghị nhằm giảm tối thiểu rủi ro lãi suất trong hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Chi nhánh Hà Nội
Bảng 2.1. Thành tích thực hiện nghiệp vụ chuyên môn (Trang 35)
2.2.2. Bảng cân đổi chưa đựng chênh lệch kỳ hạn lớn: - Rủi ro lãi suất và kiến nghị nhằm giảm tối thiểu rủi ro lãi suất trong hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Chi nhánh Hà Nội
2.2.2. Bảng cân đổi chưa đựng chênh lệch kỳ hạn lớn: (Trang 42)
Bảng 2.3.Bảng chênh lệch kỳ hạn bằng VNĐ: - Rủi ro lãi suất và kiến nghị nhằm giảm tối thiểu rủi ro lãi suất trong hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Chi nhánh Hà Nội
Bảng 2.3. Bảng chênh lệch kỳ hạn bằng VNĐ: (Trang 45)
Bảng 2.5.Lãi suất huy động bằng nội tệ của ngân hàng: - Rủi ro lãi suất và kiến nghị nhằm giảm tối thiểu rủi ro lãi suất trong hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Chi nhánh Hà Nội
Bảng 2.5. Lãi suất huy động bằng nội tệ của ngân hàng: (Trang 46)
Bảng 2.8.Mức thay đổi lãi suất tài sản có trung bình bằng nội tệ: - Rủi ro lãi suất và kiến nghị nhằm giảm tối thiểu rủi ro lãi suất trong hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Chi nhánh Hà Nội
Bảng 2.8. Mức thay đổi lãi suất tài sản có trung bình bằng nội tệ: (Trang 47)
Bảng 2.6.Mức thay đổi lãi suất tài sản nợ trung bình bằng nội tệ: - Rủi ro lãi suất và kiến nghị nhằm giảm tối thiểu rủi ro lãi suất trong hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Chi nhánh Hà Nội
Bảng 2.6. Mức thay đổi lãi suất tài sản nợ trung bình bằng nội tệ: (Trang 47)
Bảng 2.7.Lãi suất cho vay bằng nội tệ của ngân hàng: - Rủi ro lãi suất và kiến nghị nhằm giảm tối thiểu rủi ro lãi suất trong hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Chi nhánh Hà Nội
Bảng 2.7. Lãi suất cho vay bằng nội tệ của ngân hàng: (Trang 47)
Bảng 2.10.Mức thay đổi lãi suất tài sản nợ trung bình bằng ngoại tệ: - Rủi ro lãi suất và kiến nghị nhằm giảm tối thiểu rủi ro lãi suất trong hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Chi nhánh Hà Nội
Bảng 2.10. Mức thay đổi lãi suất tài sản nợ trung bình bằng ngoại tệ: (Trang 48)
Bảng 2.13.Bảng biều diễn mức độ rủi ro lãi suất nội tệ tại các thời điểm: - Rủi ro lãi suất và kiến nghị nhằm giảm tối thiểu rủi ro lãi suất trong hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Chi nhánh Hà Nội
Bảng 2.13. Bảng biều diễn mức độ rủi ro lãi suất nội tệ tại các thời điểm: (Trang 49)
Bảng PL 1.Bảng phân tích khe hở kỳ hạn đến hạn bằng nội tệ tại thời điểm 30/6/2006: - Rủi ro lãi suất và kiến nghị nhằm giảm tối thiểu rủi ro lãi suất trong hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Chi nhánh Hà Nội
ng PL 1.Bảng phân tích khe hở kỳ hạn đến hạn bằng nội tệ tại thời điểm 30/6/2006: (Trang 74)
Bảng PL 2.Bảng phân tích khe hở kỳ hạn đến hạn theo ngoại tệ tại thời điểm 30/6/2006: - Rủi ro lãi suất và kiến nghị nhằm giảm tối thiểu rủi ro lãi suất trong hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Chi nhánh Hà Nội
ng PL 2.Bảng phân tích khe hở kỳ hạn đến hạn theo ngoại tệ tại thời điểm 30/6/2006: (Trang 75)
Bảng PL 3.Bảng phân tích khe hở kỳ hạn đến hạn bằng nội tệ tại thời điểm 31/12/2006: - Rủi ro lãi suất và kiến nghị nhằm giảm tối thiểu rủi ro lãi suất trong hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Chi nhánh Hà Nội
ng PL 3.Bảng phân tích khe hở kỳ hạn đến hạn bằng nội tệ tại thời điểm 31/12/2006: (Trang 76)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w