Tất cả các doanh nghiệp (*************), dù kinh doanh trong bất cứ một lĩnh vực nàocũng đều có một điểm chung, đó là khả năng gặp phải rủi ro. Không một doanh nghiệp (*************) nào có thể luờng trư
Trang 1Lời nói đầu
Tất cả các doanh nghiệp, dù kinh doanh trong bất cứ một lĩnh vựcnàocũng đều có một điểm chung, đó là khả năng gặp phải rủi ro Khôngmột doanh nghiệp nào có thể luờng trước được các vẫn đề ngoài dự kiếnhay đoán trước được các sự cố Việc duy nhất các doanh nghiệp có thểlàm là hạn chế các rủi ro cá thể xảy ra.
Đối với ngân hàng, là một loại doanh nghiệp kinh doanh một thứhàng hoá đặc biệt, tiền tệ, khả năng gặp phải các loại rủi ro lại càng cao.Do vậy, vấn đề hạn chế rủi ro của ngân hàng thương mại lại càng đượcquan tâm Và trong đó, tín dụng là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuânnhất, chiếm tỷ trọng cao nhất trong hoạt động ngân hàng, đồng thời, đâycũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất.
Trước tình hình đó, với những gì đã được học trên trường, cùng vớikiến thức có được trong đợt thực tập vừa qua tai ngân hàng TMCP Sài
Gòn – chi nhánh Hà Nội, em quyết định chọn đề tài: “Hạn chế rủi ro tín
dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nội” để nghiên
cứu để qua đó nhận thức được tầm quan trọng trong quản trị rủi ro tíndụng tại các NHTM nói chung và Ngân hàng TMCP Sài Gòn nói riêng
Em xinh chân thành cảm ơn GS.TS Nguyễn Văn Nam đã hướngdẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này
Kết cấu bài chuyên đề bao gồm ba phần chính:
Chương I: Tín dụng và rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mạiChương II: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn– Chi nhánh Hà Nội
Chương III: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCPSài Gòn và một số kiến nghị
Trang 2Chương 1:
Tín dụng và rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại1.1 Tín dụng
1.1.1 Khái niệm chung về tín dụng
Tín dụng (credit) là một danh từ dùng để chỉ một số hành vi kinh tếrất phức tạp, trong đó có: bán chịu hàng hoá, cho vay, chiết khấu, bảolãnh, ký thác, và phát hành giấy bạc
Trong mỗi hoạt động tín dụng vừa nêu, ta đều thấy hai bên cam kếtvới nhau: một bên sẽ trao ngay một số lượng hàng hoá hay tiền bạc, cònbên kia sẽ hoàn lại những đối khoản của số tiền hay hàng hoá đó trongmột thời gian nhất định và theo một số điều kiện nhất định.
Nhà kinh tế người Pháp, ông Louis Baundin, đã định nghĩa tín dụnglà: “một sự trao đổi tài hoá hiện tại lấy một tài hoá tương lai” Ở đây tathấy đã có sự xen lẫn yếu tố thời gian, và cũng vì sự xen lẫn đó nên mớicó thể có bất trắc, rủi ro xảy đến, và cần phải có sự tín nhiệm của hai bênđối với nhau Và vì phải dựa trên sự tin tưởng, tín nhiệm lẫn nhau nênmới có danh từ tín dụng
Ban đầu, hành vi cho vay mới chỉ giới hạn trong phạm vi nhỏ,nhưng ngày nay, khi nhắc đến tín dụng, người ta nghĩ ngay đến ngânhàng Vì qua thời gian, ngân hàng đã phát triển và trở thành tổ chứcchuyên nghiệp trong việc sử dụng uy tín của mình để huy động tiền nhànrỗi trong dân chúng để cho vay Và nghiệp vụ tín dụng của ngân hàngbao gồm: Cho vay, bảo lãnh, chiết khấu và cho thuê
Có thể nói: Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tàichính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặcbiệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chứcnăng trung gian tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào
Trang 3trong nền kinh tế Và trong đó, hoạt động tài trợ là hoạt động truyềnthống và mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng Các hành vi tíndụng ngân hàng có cùng một lôgic kinh tế chung, đó là: hứng chịu rủi rocho một ngừơi mà ngân hàng đã tin tưởng cho vay, nhưng nó giao dịchkhông chỉ dựa trên niềm tin mà còn là một giao dịch có tình pháp lý dựatrên các hợp đồng kinh tế, các loại giấy tờ bảo lãnh…
Trên thực tế, tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các ngânhàng nói riêng và của các trung gian tài chính nói chung, chiếm tỷ trọnglớn nhất trong tổng tài sản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạtđộng mang lại rủi ro cao nhất Hình thức tín dụng truyền thống của ngânhàng thương mại là cho vay ngắn hạn có đảm bảo bằng tài sản, giúpkhách hàng mua hàng hoá, nguyên nhiên vật liệu, sau đó mở rộng thànhnhiều hình thức khác nhau như cho vay thế chấp bằng bất động sản, bằngcác chứng khoán, bằng giấy tờ có giá, bằng giấy tờ lưu kho hoặc khôngcần thế chấp Các NHTM hiện nay không ngừng đa dạng các hình thứctín dụng từ cho vay ngắn, trung và dài hạn, bảo lãnh cho khách hàng.
Như vậy, tín dụng được hiểu là quan hệ vay mượn có hoàn trả cảvốn lẫn lãi sau một thời gian nhất định giữa ngân hàng và các chủ thểcòn lại của nền kinh tế
1.1.2 Phân loại
Có rất nhiều cách để phân loại tín dụng khác nhau tuỳ theo yêu cầucủa khách hàng và mục tiêu quản lý của ngân hàng Sau đây là một sốcách phân loại:
Theo thời gian, tín dụng được phân chia thành tín dụng ngắn, trungvà dài hạn
Phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng, vìthời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của tín dụngcũng như khả năng hoàn trả của khách hàng Theo thời gian, tín dụng
Trang 4Nhìn chung, tỷ trọng tín dụng ngắn hạn ở ngân hàng thường caohơn tín dụng trung và dài hạn Đó là do các ngân hàng chủ yếu tài trợcho nhu cầu vốn lưu động của khách hàng Hơn nữa, tín dụng trung vàdài hạn thường có rủi ro cao hơn và nguồn đắt hơn Việc phân loại theothời gian để ngân hàng quản lý nhằm đảm bảo an toàn và sinh lợi.
Theo hình thức tài trợ, tín dụng được chia thành cho vay, bảo lãnh,cho thuê, chiết khấu.
Cho vay là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kếtkhách hàng phải hoàn trả gốc và lãi trong thời gian xác định Trong phầnlớn các ngân hàng, cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động tíndụng.
Bảo lãnh là việc ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chínhhộ khách hàng của mình trong trường hợp khách hàng không thực hiệnđúng nghĩa vụ như cam kết Mặc dù không xuất tiền ra, song ngân hàngđã cho khách hàng sử dụng uy tín của mình để thu lợi Bảo lãnh có nhiềuloại như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh chất lượng, bảo
Trang 5lãnh thực hiện hợp đồng…
Cho thuê là việc ngân hàng bỏ tiền mua tài sản để cho khách hàngthuê theo những thoả thuận nhất định Sau một thời gian thoả thuận,khách hàng phải trả cả gốc và lãi cho ngân hàng Cho thuê có hai hìnhthức là cho thuê hoạt động và cho thuê tài chính.
Chiết khấu thương phiếu là việc ngân hàng ứng trước tiền chokhách hàng tương ứng với giá trị của thương phiếu trừ đi phần thu nhậpcủa ngân hàng để sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn.
Phân loại theo tài sản đảm bảo
Tài sản đảm bảo các khoản tín dụng cho phép ngân hàng có nguồnthu nợ thứ hai bằng cách bán các tài sản đó khi nguồn thu nợ thứ nhất(từ quá trình kinh doanh) không có hoặc không đủ
Theo tài sản đảm bảo, tín dụng được chia thành tín dụng có vàkhông có tài sản đảm bảo.
Tín dụng có tài sản đảm bảo là việc ngân hàng cho khách hàng vayvốn dựa trên cam kết người nhận tín dụng sẽ dùng tài sản đảm bảo để trảnợ trong một số trường hợp.
Tín dụng không có tài sản đảm bảo: có thể được cấp cho kháchhàng có uy tín, thường làm ăn thường xuyên có lãi hoặc các khoản vaycủa các tổ chức lớn hay theo chỉ định của Chính phủ.
Phân loại theo mục đích sử dụng vốn vay
Cho vay sản xuất – lưu thồng hàng hoá: Là loại cho vay nhằm cungcấp cho các doanh nghiệp,hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ và cá nhân để trựctiếp tiến hành sản xuất hàng hoá và kinh doanh.
Cho vay tiêu dùng: Là hình thức cho vay hộ gia đình, cá nhân đểđáp ứng nhu cầu tiêu dùng như mua sắm, sửa chữa nhà và các tư liệu tiêudùng.
Ngoài ra, tín dụng ngân hàng còn được phân loại theo ngành kinh tế
Trang 6(công, nông nghiệp…), theo đối tượng tín dụng (tài sản lưu động, tài sảncố định), theo tính chất rủi ro của khoản tín dụng (tín dụng lành mạnh,tín dụng có vấn đề, nợ quá hạn có khả năng thu hồi, nợ quá hạn khóđòi…)
Việc phân loại tín dụng cho phép ngân hàng theo dõi rủi ro và sinhlợi, gắn liền với những lĩnh vực tài trợ để có chính sách lãi suất, bảođảm, hạn mức và chính sách mở rộng phù hợp.
1.2.3 Nguyên tắc tín dụng ngân hàng
Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính, kinhdoanh một loại hàng hoá đặc biệt là tiền tệ Vì thế, dù phát triển theo bấtkỳ hướng nào, ngân hàng cũng luôn phải đảm bảo tính an toàn và khảnăng sinh lợi Và hoạt động tín dụng cũng phải dựa trên những nguyêntắc nhất định để đảm bảo không gây ra rủi ro và đồng thời vẫn mang lạilợi nhuận cao nhất cho ngân hàng Các nguyên tắc này được cụ thể hoátrong các quy định của Nhà Nước, cũng như chính các NHTM.
Thứ nhất: Khách hàng phải cam kết hoàn trả cả vốn (gốc) lẫn lãicho ngân hàng trong thời gian xác định
Các tín dụng của ngân hàng chủ yếu có nguồn gốc từ các khoản tiềngửi của khách hàng và các khoản ngân hàng vay mượn Và ngân hàngluôn phải thực hiện tất cả các nghĩa vụ hoàn trả cả gốc lẫn lãi như đãcam kết Do vậy, ngân hàng cũng luôn yêu cầu các khách hàng nhận tíndụng phải thực hiện đúng cam kết này Vì đây là điều kiện để ngân hàngcó thể tồn tại và phát triển
Thứ 2: Khách hàng phải cam kết sử dụng tín dụng đúng mục đíchđược thoả thuận với ngân hàng, và phù hợp với quy định của pháp luật,cũng như ngân hàng cấp trên
Thông thường, hoạt động của ngân hàng đươc quy định trong luậtnhưng mỗi ngân hàng lại có quy định riêng Mục đích sử dụng vốn được
Trang 7ghi trong hợp đồng tín dụng đảm bảo ngân hàng không tài trợ cho nhữnghoạt động trái pháp luật và phạm vi của ngân hàng Nếu khách hàng sửdụng vốn sai mục đích, khách hàng phải hoàn toàn chịu trách nhiệmtrước ngân hàng và luật pháp.
Thứ 3: ngân hàng tài trợ dựa trên phương án ( hoặc dự án) có hiệuquả
Bởi vì chỉ khi hoạt động sử dụng vốn vay ngân hàng mang lại lợinhuận thì khách hàng mới có khả năng hoàn trả vốn và lãi cho ngânhàng Trong trường hợp thấy phương án hoặc dự án đó có thể có rủi rocao, ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có các hình thức đảm bảo tiềnvay.
1.2.4 Vai trò của tín dụng trong hoạt động ngân hàng
Nói đến vai trò của tín dụng tức nói đến sự tác động của nó đối vớinên kinh tế Tín dụng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình pháttriển kinh tế, thể hiện ở một số mặt chủ yếu:
Tín dụng là hoạt động chủ yếu của phần lớn các ngân hàng thươngmại, thường chiếm tỷ trọng từ 60 – 70% lợi nhuận của ngân hàng Do đó,ngân hàng luôn tìm cách duy trì, mở rộng tín dụng thông qua việc đadạng hoá các loại hình dịch vụ Mặt khác, hoạt động tín dụng còn có tácđộng đến những hoạt động kinh doanh khác hay uy tín nên ngân hàngcũng phải quan tâm đến chất lượng tín dụng để tránh những ảnh hưởngxấu Như vậy, ngay đối với bản thân ngân hàng, tín dụng đã chiếm mộtvai trò quan trọng, quyết định tới sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.Tuy nhiên, đối với nền kinh tế, tín dụng ngân hàng lại thể hiện một vaitrò rõ nét hơn.
Thứ nhất, với chức năng là một công cụ tài trợ, tín dụng góp phầnđáp ứng các nhu cầu về vốn để duy trì và mở rộng sản xuất – kinh doanh.Ở bất kỳ doanh nghiệp hay cá nhân nào thì vấn đề thừa thiếu vốn
Trang 8luôn luôn xảy ra Thông qua tín dụng góp phần giúp doanh nghiệp có thểtạo nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh để quy trình sản xuấtđược diễn ra một cách liên tục.
Thứ 2, góp phần ổn định nền kinh tế và bình ổn giá cả
Với chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ, tín dụng đãgóp phần làm giảm khối lượng tiền lưu hành trong nền kinh tế, nhất làtiền mặt trong tay các tầng lớp dân cư, qua đó làm giảm áp lực của lạmphát, góp phần làm ổn đinh tiền tệ.
Mựat khác, do cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế, tạo điều kiện chocác doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh… làm chosản xuất ngày càng phát triển, sản phẩm hàng hoá dịch vụ ngày càngnhiều đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, chính vì thế mà tíndụng góp phần làm ổn định thị trường giá cả trong nước.
Thứ ba, tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làmvà ổn định trật tự xã hội.
Tín dụng có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, sản xuất hànghoá dịch vụ ngày càng gia tăng, thoả mãn nhu cầu đời sống cho ngườilao động Bên cạnh đó, do vốn tín dụng đã tạo ra khả năng trong việckhai thác các tiềm năng sẵn có trong xã hội về tài nguyên thiên nhiên,lao động, về đất, rừng… do đó có thể thu hút nhiều lực lượng lao độngcủa xã hội tạo ra nhiều lực lượng sản xuất mới thúc đẩy nền kinh tế tăngtrưởng và phát triển.
Khi một xã hội phát triển lành mạnh, đời sống người dân được ổnđịnh, ai cũng có cơm ăn áo mặc và có việc làm… đó là tiền đề quantrọng trong việc ổn định trật tự xã hội.
Thứ tư, tín dụng góp phần phát triển các mối quan hệ quốc tế
Có thể nói tín dụng có vai trò quan trọng để mở rộng và phát triểncác mối quan hệ kinh tế đối ngoại và mở rộng giao lưu quốc tế Sự phát
Trang 9triển của tín dụng không những ở phạm vi của một nước mà còn mở rộngphạm vi quốc tế, qua đó nhằm giúp đỡ và giải quyết các nhu cầu lẫnnhau trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia, làm cho các nước cóđiều kiện xích lại gần nhau hơn và cùng nhau phát triển.
Khi mà tín dụng thực hiện được các vai trò trên thì lúc đó nền kinhtế sẽ hoạt động tốt, đầu tư được mở rộng, kinh doanh ổn định và pháttriển, góp phần làm tăng tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, từđó giải quyết công ăn việc làm và đời sống của người dân được nângcao.
Tóm lại, tín dụng ngân hàng chiếm vai trò quan trọng đối với ngânhàng cũng như đối với nền kinh tế Để có thể phát huy được vai trò củanó, ngân hàng càng ngày càng mở rộng nhiều loại hình tín dụng Tuynhiên, để tránh các tác động xấu có thể xảy ra, ngân hàng cần xem xét,đánh giá kỹ các rủi ro tiềm ẩn trước khi cấp tín dụng.
1.2 Rủi ro tín dụng và phân loại rủi ro tín dụng
Mọi hoạt động của từng cá nhân cũng như toàn xã hội đều hướngtới một mục đích nào đó Song có những trường hợp mục đích đó khôngđạt được do trong quá trình hoạt động gặp phải rủi ro Vậy rủi ro là gì?Có rất nhiều khái niệm về rủi ro như “rủi ro là những bất trắc gây ra mấtmát thiêt hại”; “rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiệnmột biến cố không mong đợi” Nhưng nói chung mọi ý kiến đều đi đếnkhẳng định rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất ngoài dự kiến Rủi ro có thểgặp bất cứ lúc nào ngoài ý muốn của con người trong mọi lĩnh vực củađời sống nhất là lĩnh vực kinh tế.
Trong lĩnh vực kinh tế rủi ro được coi là những tổn thất mà cácdoanh nghiệp phải chấp nhận khi kinh doanh Kinh doanh trong lĩnh vựctiền tệ – tín dụng ngân hàng cũng phải chấp nhận điều đó Và thực tế đãchứng minh rằng không một ngành kinh doanh nào mà khả năng dẫn đến
Trang 10rủi ro lại lớn như kinh doanh tiền tệ.
Tóm lại: rủi ro là những bất trắc xảy ra ngoài mong muốn của conngười Trong kinh doanh rủi ro tồn tại khá phổ biến và rất phức tạp bởivì thực tiễn đã chứng minh rằng bất kì hoạt động kinh doanh nào đem lạilợi nhuận đều có rủi ro, và rủi ro càng cao thì lợn nhuận ký vọng đạtđược càng lớn.
NHTM là doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá đặc biệt - tiền tệ, vàtài sản của ngân hàng chủ yếu là các động sản tài chính, do vậy, hoạtđộng trong lĩnh vực ngân hàng chứa đựng rất nhiều rủi ro gây nên nhữngtổn thất không mong muốn Những rủi ro chính mà các NHTM thườngphải đối mặt là:
Rủi ro tín dụngRủi ro hối đoáiRủi ro lãi suấtRủi ro thanh khoảnCác rủi ro khác…
Trên thực tế, mỗi loại rủi ro này xảy ra có thể đưa tới một loại rủi rokhác, và các loại rủi ro có mối liên quan chặt chẽ với nhau trong hoạtđộng kinh doanh NHTM
1.2.1 Rủi ro tín dụng
Các NHTM luôn luôn tìm cực đại lợi nhuận thông qua việc tìmkiếm những lợi tức cao nhất có thể có ở các khoản cho vay và đầu tư,đồng thời cũng tìm mọi cách để giảm thiểu rủi ro trong các khoản tíndụng đã cấp Đối với hầu hết các NHTM, dư nợ thường chiếm 50-60%tổng tài sản và có thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm từ 60-70% tổngthu nhập của ngân hàng
Do vậy, rủi ro tín dụng là loại rủi ro gắn liền với hoạt động củaNHTM Mà rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay, mà
Trang 11còn bao gồm cả ở các hoạt động mang tính chất tín dụng khác: bảo lãnh,chiết khấu giấy tờ có giá và cho thuê tài chính.
Vậy, rủi ro tín dụng là gì?
Có rất nhiều cách để định nghĩa rủi ro tín dụng, và trong phạm viluận văn này, có thể định nghĩa: Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổnthất ngoài dự kiến cho ngân hàng do người đi vay không thực hiện nghĩavụ trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc mất khả năng thanh toán Điều nàycó nghĩa là các khoản thanh toán bao gồm cả phần gốc, lãi như cam kếtcó thể bị trì hoãn hoặc thậm chí không được trả.
Thông thường, khi thực hiện một hoạt động tài trợ cụ thể, ngân hàngcố gắng phân tích, thẩm định các thông tin của người vay sao cho độ antoàn là cao nhất Và khi thực hiện cho vay một khách hàng cụ thể, ngânhàng không dự kiến là khoản vay đó sẽ bị tổn thất Tuy nhiên nhữngkhoản vay đó luôn hàm chứa rủi ro bởi không phải bao giờ các quyếtđịnh cũng là chính xác, một phần là do khách hàng, một phần do ngânhàng Vì thế, trên quan điểm quản lý toàn bộ ngân hàng, rủi ro tín dụnglà không thể tránh khỏi, và là tất yếu khách quan Nhiều quan điểm nhấttrí rằng, rủi ro tín dụng là bạn đường trong kinh doanh, chỉ có thể hạnchế, không thể loại trừ.
1.2.2 Phân loại rủi ro tín dụng
Để có thể dễ dàng hơn trong việc quản lý, đo lường và phòng ngừa,các NHTM đều phân loại rủi ro tín dụng theo các tiêu thức khác nhau
Theo cơ cấu các loại hình rủi ro: rủi ro tín dụng được chia thành rủiro theo các khoản cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn.
Theo nguồn gốc hình thành , rủi ro tín dụng được chia thành 3 loại:+ Rủi ro từ phía người cho vay: là những rủi ro do chính sách củangân hàng; việc nghiên cứu và dự báo; theo dõi, xử lý rủi ro tín dụng;cán bộ tín dụng; công tác kiểm tra, kiểm soát…
Trang 12+ Rủi ro từ phía người vay: rủi ro đạo đức, rủi ro vì khả năng tàichính yếu kém; biến động khả năng kinh doanh; vị trí của doanh nghiệpthay đổi; mối quan hệ với đối tác…
+ Rủi ro từ nguyên nhân khác: vì khâu quản lý của ngân hàngNhà nước, chế độ chính sách, môi trường, biến động kinh tế…
1.2.3 Các chỉ số đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng1.2.3.1 Hệ số thu nợ
Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng thể hiện sự an toàn củađồng vốn khi cho vay Hệ số này biểu hiện mối quan hệ giữa doanh sốthu nợ và doanh số cho vay Nghĩa là trên 100 đồng vốn mà ngân hàngcho vay thì sẽ có bao nhiêu đồng được thu hồi lại Hệ số này càng lớn thìđộ an toàn càng cao và công tác thu nợ đang có sự chuyển biến tốt, rủi rotín dụng thấp.
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ = - * 100% Doanh số cho vay
1.2.3.2 Vòng quay vốn tín dụng
Ở bất cứ doanh nghiệp nào, khi hoạt động kinh doanh đều tính đếnhiệu quả kinh tế Điều đó được thể hiện qua vòng vay vốn tín dụng.Vòng quay càng nhanh sẽ đủ chi phí bù đắp cho kỳ kinh doanh kế tiếp,do đó hiệu quả sử dụng càng cao Chỉ tiêu này được tính dựa trên tỷ lệgiữa doanh số thu nợ và tổng dư nợ Nó còn dùng để phản ánh hiệu suấtsử dụng vốn của ngân hàng.
Doanh số thu nợVòng quay vốn tín dụng = - Tổng dư nợ
1.2.3.3 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Đây là chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Trang 13Nợ quá hạn phát sinh khi người đi vay không thực hiện nghĩa vụhoàn trả nợ đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn như trong hợp đồng tín dụngcho ngân hàng.
Nợ quá hạn là biểu hiện đặc trưng nhất của rủi ro tín dụng Việcphát sinh nợ quá hạn là điều khó có thể tránh khỏi, nhưng nếu nợ quáhạn phát sinh quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năngthanh toán của ngân hàng thương mại.
Nợ quá hạn có thể hiểu là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợgốc và/hoặc lãi không được khách hàng trả đúng hạn như trên hợp đồng.Nếu không được điều chỉnh kỳ hạn nợ, hoặc được gia hạn nợ thì số nợđến hạn phải chuyển sang nợ quá hạn, và khách hàng phải chịu lãi suấtnợ quá hạn.
Người ta sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn để đánh giá chất lượngtín dụng Do vậy việc xác lập một tỷ lệ nợ quá hạn hợp lý là rất cần thiết,theo tính toán hiện nay thì nợ quá hạn ở mức dưới 5% là có thể chấpnhận được
Tỷ trọng nợ khó đòi
Nợ khó đòi
Tỷ trọng nợ khó đòi = Nợ quá hạn
Trang 14-Các tỷ lệ này càng lớn thì mức độ rủi ro tín dụng càng cao, ngânhàng có nguy cơ mất một phần hoặc toàn bộ nợ không thu hồi được,thậm chí nếu nghiêm trọng có thể đẩy ngân hàng đến bờ vực của phásản.
1.2.4 Tác động của rủi ro tín dụng
1.1.4.1 Tác động của rủi ro tín dụng tới hoạt động của NHTM
Do vốn chủ sở hữu của ngân hàng chỉ chiếm một phần nhỏ trongtổng tài sản nên chỉ cần một tỷ lệ nhỏ của danh mục cho vay có vấn đề làđã ảnh hưởng lớn đến ngân hàng Những tác động có thể xảy đến tronghoạt động của các NHTM khi rủi ro tín dụng xảy ra là:
Thứ nhất, rủi ro tín dụng làm giảm thu nhập của ngân hàng Khi cómột khoản nợ bị coi là quá hạn, thu nhập của ngân hàng bị giảm sútngay, một phần vì không thu được lãi hoặc nợ gốc như cam kết, trongkhi vẫn phải trả lãi cho nguồn huy động, một phần do các chi phí quảnlý, giám sát phát sinh Mặt khác, nếu các khoản nợ quá hạn trở thành nợkhó đòi hoặc nợ mất vốn, thì việc xử lý tài sản đảm bảo cũng luôn gặprất nhiều khó khăn về pháp lý và định giá nên trường hợp ngân hàng cóthể thu hồi được nợ khi phát mại tài sản là rất khó xảy ra.
Thứ hai, rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của ngânhàng Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cao không chỉ làm giảm thu nhậpcủa ngân hàng mà còn làm giảm nguồn vốn, đồng thời làm giảm khảnăng thanh khoản của ngân hàng Khi đó, ngân hàng buộc phải vay trênthị trường liên ngân hàng với lãi suất cao, bởi huy động từ tiền gửi dâncư thường mất rất nhiều thời gian Nếu tình trạng này kéo dài dẫn tớiviệc người tiết kiệm rút tiền hàng loạt sẽ buộc ngân hàng phải đóng cửavà tuyên bố phá sản.
Thứ ba, rủi ro tín dụng làm giảm uy tín và năng lực cạnh tranh củangân hàng Khi ngân hàng mất khả năng thanh toán, phải đi vay từ nhiều
Trang 15nguồn khác nhau, uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính sẽ bịgiảm đi nghiêm trọng Hơn nữa tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ caocũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá không tốt về tình hình hoạtđộng của ngân hàng Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm lý đối tác củangân hàng, dẫn đến việc huy động vốn trở nên khó khăn hơn và gặpnhiều trở ngại trong việc cạnh tranh với các ngân hàng khác.
1.2.5.2 Tác động của rủi ro tín dụng đối với nền kinh tế
Hoạt động của các NHTM có tính chất như là cầu nối và có liênquan đến nhiều ngành nghề và các thành phần khác nhau trong nền kinhtế Do vậy, khi một ngân hàng bị phá sản, nó sẽ gây ảnh hưởng đến cácbộ phận còn lại trong xã hội Trước tiên là các ngân hàng khác, bởi mỗingân hàng là một mắt xích trong một thể thống nhất, có quan hệ mậtthiết với nhau trong hoạt động nên khi một ngân hàng sụp đổ sẽ gây rahiệu ứng dây chuyền, dẫn đến sự sụp đổ của toàn hệ thống Ngoài ra,việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ bị gián đoạn do thiếuvốn; người gửi tiền không lấy lại tiền Những hậu quả này không chỉ làmgiảm lòng tin của công chúng vào sự vững chắc và lành mạnh của hệthống tài chính, cũng như hiệu lực của các chính sách tài chính tiền tệcủa Chính phủ, mà còn có thể gây nên cuộc khủng hoảng tài chính chocả nền kinh tế.
1.2.6 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng Thông thường,người ta phân rủi ro tín dụng thành ba nhóm: nguyên nhân thuộc về ngânhàng, nguyên nhân thuộc về người vay, nguyên nhân khác (hay còn gọilà nguyên nhân bất khả kháng).
1.2.6.1 Nguyên nhân thuộc về ngân hàng
Thứ nhất, sự yếu kém của đội ngũ cán bộ Sự yếu kém ở đây baogồm cả về năng lực và phẩm chất đạo đức Nếu một cán bộ tín dụng non
Trang 16kém về trình độ, thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm thì sẽ không có khảnăng thẩm định và xử lý thông tin, đánh giá khách hàng thiếu chính xác,mức vay, lãi suất vay và kỳ hạn không phù hợp ,dẫn đến chất lượng tíndụng thấp, rủi ro cao Ngoài ra, nếu cán bộ tín dụng không tuân thủ theođúng quy trình tín dụng như giải ngân trước khi hoàn thành chứng từ haykhông kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn của người vay, thì việc mấtvốn rất dễ xảy ra Hơn nữa, cán bộ tín dụng mà phẩm chất đạo đức kém,không có tinh thần trách nhiệm, dễ bị cám dỗ thì sẽ gây thiệt hại rất lớncho ngân hàng bằng cách cho vay chỉ dựa trên mối quan hệ với kháchhàng, dựa trên lợi ích cá nhân mà bỏ qua những điều kiện và thủ tục cầnthiết.
Thứ hai, sự giám sát của các cấp quản lý trong ngân hàng là thiếusát sao Cán bộ tín dụng cần có sự phê duyệt của lãnh đạo trước khi giảingân Vậy nên nếu cấp trên không có sự kiểm tra, đánh giá xem quyếtđịnh của cán bộ đã thực sự chính xác chưa thì nguy cơ rủi ro tín dụng sẽlà rất cao Hơn nữa, sau khi giải ngân rồi, cán bộ tín dụng vẫn phải tiếptục theo dõi khách hàng để sớm phát hiện ra dấu hiệu của những khoảnnợ có vấn đề Tuy nhiên, việc theo dõi này đối với nhiều cán bộ chỉmang tính hình thức Do vậy, nếu các cấp quản lý không có sự giám sátđối với cán bộ tín dụng, hoạt động của các cán bộ tín dụng sẽ không hiệuquả, thậm chí dẫn đến những sai phạm đạo đức trong cho vay và thu nợ.Ngoài ra, các cơ quan cấp trên không quan tâm đến thực trạng tín dụngcủa ngân hàng thì sẽ không có những chỉ đạo kịp thời để ngăn ngừa vàxử lý rủi ro xảy ra.
Thứ ba, ngân hàng chưa đa dạng hoá các danh mục đầu tư Mộtcông cụ luôn được nhắc đến trong quản trị tín dụng ở tất cả các ngânhàng trên thế giới là quản trị danh mục đầu tư Quản trị danh mục làmcân đối và kiềm chế rủi ro bằng cách nhận dạng, dự báo và kiểm soát
Trang 17mức độ rủi ro với từng thị trường, khách hàng, loại sản phẩm tín dụng vàđiều kiện hoạt động khác nhau Nhiều chuyên gia ngân hàng tin rằng đadạng hoá là giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng hữu hiệu nhất Mặc dùhiểu rõ tầm quan trọng của việc đa dạng hoá danh mục đầu tư, song rấtnhiều ngân hàng chỉ cho vay một hoặc hai ngành hoặc chỉ cho vay mộtvài doanh nghiệp lớn, nhóm kinh doanh đơn lẻ Một danh mục đầu tưphụ thuộc chủ yếu vào một ngành hay một loại mặt hàng là rất nguyhiểm vì không ngành nào là không có rủi ro
Thứ tư, định giá khoản vay không theo mức độ rủi ro của kháchhàng Về cơ cấu, lãi suất cho một khoản vay phải được xác định ở mứcđảm bảo bù đắp được chi phí vốn đầu vào, chi phí quản lý, phần lợinhuận mong muốn và phần bù đắp rủi ro của khoản vay Khách hàngđược đánh giá có mức độ rủi ro càng cao, phần bù rủi ro càng lớn.Nhưng vì cạnh tranh nên một số ngân hàng có thể chấp nhận mức giácho vay thấp, thậm chí chỉ đủ chi phí vốn đầu vào và chi phí quản lý,không tính đến phần bù rủi ro Việc làm đó trong dài hạn không nhữnglàm giảm lợi nhuận mà còn làm tăng tính rủi ro trong hoạt động tín dụngcủa ngân hàng.
1.2.6.2 Nguyên nhân thuộc về người vay
Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng, có thể chianhóm này thành hai loại chính:
Thứ nhất, do khách hàng kinh doanh thua lỗ nên mất khả năng trảnợ Trường hợp này rất phổ biến do khách hàng có trình độ yếu kémtrong dự đoán các vấn đề kinh tế, yếu kém trong năng lực quản lý, sửdụng vốn sai mục đích, sản phẩm chất lượng thấp không bán được Hơnnữa có rất nhiều người vay sẵn sàng lao vào những cơ hội kinh doanhmạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao, mà không tính toán kỹhoặc không có khả năng tính toán những bất trắc có thể xảy ra nên khả
Trang 18năng xảy ra tổn thất với ngân hàng là rất lớn.
Thứ hai, do khách hàng cố tình chiếm dụng vốn của ngân hàng Đểđạt được mục đích thu được lợi nhuận, nhiều khách hàng sẵn sàng tìmmọi thủ đoạn để ứng phó với ngân hàng như mua chuộc hoặc cung cấpcác báo cáo tài chính sai lệch Trong trường hợp này, nếu không pháthiện ra, ngân hàng sẽ đánh giá sai về khả năng tài chính của khách vàcho vay vốn với khối lượng và thời hạn không hợp lý, dẫn đến rủi rotiềm ẩn là rất cao.Ngoài ra, cũng có những trường hợp người kinh doanhcó lãi song vẫn không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn mà cố tình chây ỳvới hy vọng có thể quỵt nợ hoặc tiếp tục sử dụng vốn vay càng lâu càngtốt.
1.2.6.3 Nguyên nhân khác
Những nguyên nhân này phần lớn xuất hiện từ môi trường xungquanh như chất lượng thông tin, biến động kinh tế, chính sách phápluật…
Thứ nhất, chất lượng thông tin chưa cao Các thông tin mà ngânhàng thu thập thường liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, khảnăng tài chính của khách hàng, tình hình kinh tế xã hội, cạnh tranh trênthị trường; sau đó dựa vào các thông tin thu thập được để ra quyết địnhcho vay Tuy nhiên, trên thực tế thì không phải lúc nào các thông tinngân hàng thu thập được đều có tính chính xác, đầy đủ và kịp thời Dovậy, nếu hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng không hoạt động cóhiệu quả, cập nhật được những thông tin đáng tin cậy thì tất yếu dẫn đếnviệc ngân hàng thất thoát vốn khi cho vay.
Thứ hai, những biến động kinh tế không dự báo được Khi nền kinhtế ổn định, tăng trưởng lành mạnh thì nhu cầu đầu tư trong xã hội có xuhướng gia tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng Tuynhiên khi xuất hiện những biến động kinh tế như lạm phát, giá tăng ở
Trang 19một số mặt hàng nào đó ảnh hưởng đến một nhóm ngành thì rủi ro tíndụng với ngân hàng là rất lớn Nhiều người vay có thể thích ứng và vượtqua khó khăn đó, nhưng cũng có rất nhiều người bị đình trệ hoạt độngsản xuất, kinh doanh thua lỗ nên khả năng trả nợ vốn vay ngân hàngkhông được đảm bảo.
Thứ ba, sự thay đổi trong các chính sách kinh tế, pháp luật Sựthiếu nhất quán trong các chính sách kinh tế pháp luật cũng gây ảnhhưởng không nhỏ tới ngân hàng cũng như như các doanh nghiệp có sửdụng vốn vay ngân hàng Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽkhông ổn định khi có những thay đổi trong quy định về thuế, vốn ,cũngnhư hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng bị tác động nhiều bởi nhữngvăn bản luật về tài sản đảm bảo, dự trữ, trích lập…Như vậy, các chínhsách kinh tế, pháp luật không hoàn chỉnh cũng gây khó khăn có doanhnghiệp về khả năng trả nợ, cũng như đe doạ đến sự an toàn của ngânhàng trong cho vay.
Trang 202.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (tiền thân là Ngân hàng TMCP Quế Đô)được thành lập vào năm 1992 theo Giấy phép hoạt động số 00018/NH –GP, Giấy phép thành lập số 308/GP – UB, Đăng ký kinh doanh số4103001562 Trải qua 10 năm hoạt động không hiệu quả, đến cuối năm2002, Ngân hàng Quế Đô hoạt động trong tình trạng tài chính thua lỗtrên 20 tỷ chưa có nguồn bù đắp, bộ máy quản trị điều hành suy sụp hoàntoàn, khách hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nợ quá hạn hơn 20 tỷ không cókhả năng thu hồi; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam duy trì chế độ thanhtra – giám sát thường xuyên và quy định hạn mức huy động chỉ 160 tỷđồng, hoạt động kinh doanh nghèo nàn, không có hệ thống quy trình quychế hoạt động nghiệp vụ, đội ngũ nhân sự yếu về trình độ chuyên môn…
Nhận thức rõ những khó khăn đó, khi tiếp nhận Ngân hàng, các cổđông mới đã tin tưởng giao phó cho Hội đồng quản trị và Ban Tổng giámđốc tiến hành các biện pháp cải cách toàn diện để giải quyết những mâuthuẫn nội tại, kiện toàn bộ máy tổ chức, làm cơ sở để tháo gỡ những khókhăn trong hoạt động.Nhờ đó, Ngân hàng TMCP Quế Đô chính thứcđược NHNNVN cho phép đổi tênvà đi vào hoạt động với thương hiệumới: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – SCB kể từ ngày 08/04/2003 Thươnghiệu này đã dần định hình và ngày càng chiếm được sự tin tưởng củangười dân và doanh nghiệp khắp cả nước
Với quyết tâm đưa Ngân hàng đi lên, từ sự cố gắng phát triển kinh
Trang 21doanh đầy hiệu quả trong năm 2003 SCB đã có những giải pháp rất thựctế, mang ý nghĩa đột phá, nhằm lành mạnh hoa tình hình tài chính củaSCB, củng cố hệ thống quy trình, quy chế chuyên môn nghiệp vụ trongtoàn NHTM trên địa bàn TP.HCM Đến thời điểm 30/09/2007, tổng tàisản của SCB đạt 20.134,7 tỷ đồng, gấp hơn 1,8 lần so với năm 2006;Tổng nguồn vốn huy động đạt 18.107,6 tỷ đồng, tăng 8.172,2 tỷ đồngtương ứng 82,2% so với đầu năm; Tổng dư nợ tín dụng - đầu tư là17.323 tỷ đồng, tăng 8.533 tỷ đồng tương ứng 97% so với cả năm 2006.
Phát huy tính năng động của một ngân hàng thương mại cổ phần,tính đến 30/11/2007, SCB đã mở rộng mạng lưới lên khắp 3 miền đấtnước, bao gồm: Hội sở chính, Sở giao dịch, hơn 40 chi nhánh và phònggiao dịch tại các khu vực:
Miền Bắc: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng
Miền Trung: Đà Nẵng, Bình Định, Bình Thuận, Nghệ AnThành phố Hồ Chí Minh
Đồng Bằng Sông Cửu Long: Vĩnh Long, An Giang, Châu Đốc, TràVinh, Tiền Giang, Sa Đéc, Bến Tre, Cần Thơ
Miền Đông Nam Bộ: Bình Dương, Vũng Tàu
Trong quá trình hoạt động, SCB đã vinh dự đónnhận các giảithưởng:
Cúp vàng thương hiệu Việt năm 2005 và 2006Cúp vàng thương hiệu mạnh năm 2006
Ba Cúp vàng Sản phẩm uy tín chất lượng năm 2006 dành cho 3 sảnphẩm: “Tiết kiệm tích luỹ, tặng thêm lãi suất cho khách hàng từ 50 tuổi”;“Tín dụng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ”; “Tín dụng tiêu dùng”.
Danh hiệu “Doanh nghiệp Việt Nam uy tín, chất lượng năm 2006”Bằng khen do Hiệp hội Ngân hàng trao tặng năm 2005 và 2006Kỷ lục Việt Nam là “Ngân hàng TMCP đầu tiên phát hành trái
Trang 22phiếu chuyển đổi năm 2007”
Cúp Cầu vàng Việt Nam năm 2007” trong ngành Ngân hàng doNHNN VN, Hiệp hội DN vừa và nhỏ VN, Hiệp hội Bảo hiểm VN vàHiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam trao tặng.
Ngân hàng SCB là một trong những ngân hàng phát triển nhanh vàmạnh nhất của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Với hệ thống côngnghệ thông tin không ngừng được cải thiện, cung cấp các dịch vụ tựđộng hoá cao như: SCB-eBanking, thanh toán điện tử liên ngân hàng,SMS Banking, hệ thống máy rút tiền tự động ATM…hệ thống ngân hàngđại lí Swiftkey với 76 ngân hàng cùng 319 chi nhánh trực thuộc tại 59nước trên thế giới, SCB đang khẳng định từng bước phát triển của mình Đặc biệt trong chính sách phát triển, SCB luôn chú trọng đào tạo độingũ cán bộ năng động, nhiệt tình và tinh thông nghiệp vụ Vì vậy, vớiđội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, năng động đã đưa SCB từ một ngân hàngcó thứ hạng thấp lên đứng ở vị trí cao trong hệ thống ngân hàng thươngmại Việt Nam.
2.1.2 Đặc điểm của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – chi nhánh Hà NộiNgân hàng TMCP Sài Gòn – chi nhánh Hà Nội được thành lập vàotháng 04 năm 2005 Ngay từ khi thành lập, Chi nhánh Hà Nội đã đượcphép thực hiện mọi hoạt động kinh doanh,được thực hiện nghiệp vụthanh toán trong và ngoài nước,tham gia các hoạt động mua bán ngoại tệ.Chi nhánh hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và dịch vụngân hàng trên địa bàn Hà Nội, đóng vai trò tạo lập vốn tập trung chovay các thành phần kinh tế trong và ngoài quốc doanh,cung cấp các loạihình dịch vụ ngân hàng hiện đại, đáp ứng nhu cầu tín dụng của các thànhphần kinh tế trên địa bàn thủ đô.
Giấy phép thành lạp số 0113009192 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHà Nội cấp ngày 04/10/2005
Trang 23Hình thức sở hữu vốn: Cổ phầnThành phần Ban Giám đốc
+ Ông Trần Minh Cương: Giám đốc+ Bà Đoàn Thu Hương: Phó Giám đốc
Trụ sở chính: Số 4 Hồ Xuân Hương – P Nguyễn Du – Q Hai BàTrưng – Hà Nội
Số Phòng giao dịch: 06Công ty con: 0
Tổng cán bộ công nhân viên: 90 người
2.1.3 Tình hình họat động của SCB – Chi nhánh Hà Nội trong giaiđoạn 2005 – 2007
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh Hà Nội
Là một trung gian tài chính, cho vay luôn mang lại lợi nhuận caocho các ngân hàng, để làm được điều này, ngân hàng phải không ngừnghuy động tiền gửi, các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi của cá nhân cũngnhư doanh nghiệp
Trong hoạt động huy động vốn, SCB Chi nhánh Hà Nội cũng mởcác dịch vụ huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hìnhthức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, tiếp nhận vốnđầu tư và phát triển, vay vốn các tổ chức tín dụng khác trong nước và cácđịnh chế tài chính ngân hàng nước ngoài.
Trang 24Tình hình huy động vốn trong 3 năm gần đây như sau:
Đơn vị: triệu đồng
Tổ chức kinh tế và dân cư 29,607 591,383
Có thể thấy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động trong 3 nămgần đây là rất cao, đặc biệt là nguồn vốn tăng lên từ huy động trong dâncư và các tổ chức kinh tế Điều này cho thấy, SCB chi nhánh HN đã tạođược chỗ đứng trên thị trường các ngân hàng
2.1.3.2 Hoạt động tín dụng
Hoà cùng nhịp phát triển chung của SCB, SCB chi nhánh Hà Nội dùmới hoạt động trong thời gian ngắn nhưng vẫn nỗ lực không ngừng nângcao năng lực, tái cơ cấu và chấn chỉnh lại bộ máy hoạt động, hoàn thiệnquy trình ngiệp vụ cũng như quy trình quản lý.Bằng cách tung ra các sảnphẩm tín dụng hâp dẫn, linh hoạt, phù hợp với từng vùng, từng nhóm đốitượng cụ thể SCB đã cải thiện tình hình, nâng cao hiệu quả kinh doanhtốc độ nhanh.
Tình hình sử dụng vốn của SCB Chi nhánh Hà Nội trong 2 năm gầnđây là:
Đơn vị: tỷ đồng
Trang 25Chỉ tiêu 20072006Cho vay các TCKT 615,176.00 354,052.00
Công ty cổ phần khác 438,952.00 270,651.00 Công ty TNHH tư nhân 176,224.00 83,401.00
Cho vay cá nhân 416,861.00 37,189.00Cho vay khác 19,400.00 -
Các hoạt động này nhằm đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng, nâng caochỉ số an toàn cho vốn kinh doanh.
Trang 26tỷ lệ này vẫn còn rất thấp so với tình hình hoạt động bảo lãnh của các
ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoan này.
2.1.3.5 Thanh toán quốc tế
Cuối tháng 3/2006, SCB được NHNN cho phép thực hiện dịch vụthanh toán quốc tế trực tiếp(từ 2003 Ngân hàng SCB đã tiến hành dịchvụ thanh toán quốc tế thông qua các NHTM quốc doanh: Vietcombank,BIDV) và tham gia hệ thống SWIFT từ tháng 3 năm 2006 Và cùngtrong hệ thống SCB, chi nhánh Hà Nội cũng nhanh chóng bổ sung cácnguồn nhân lực để đảm bảo hoạt động thanh toán Quốc tế không ngừngcái thiện và đóng góp vào lợi nhuận chung của toàn ngân hàng Tuy vậy,hoạt động này vẫn còn mới mẻ và chi nhánh còn phải cải thiện nhiều.
2.1.3.6 Kinh doanh ngoại tệ và vàng
Năm 2007 với những biến động bất ổn của tỷ giá vàng và ngoại tệ,hoạt động kinh doanh ngoại hối của SCB gặp nhiều khó khăn và mới chỉdừng lại ở việc mua bán ngoại tệ phục vụ khách hàng chứ chưa thực hiệnhoạt động tự doanh.
2.1.3.7 Hoạt động thẻ
Năm 2006, dịch vụ thẻ tại SCB đã từng bước mở rộng nhờ vào cáchoạt động quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi và các chính sách ưu đãi kết
Trang 27hợp tài trợ cho các cuộc thi
2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP SàiGòn – chi nhánh Hà Nội
2.2.1 Chính sách tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – chinhánh Hà Nội
Nguyên tắc chung
Chính sách tín dụng của SCB được ban hành nhằm đảm bảo việccấp tín dụng của Hội sở chính và các chi nhánh SCB cho khách hàngtuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc sau đây:
- Tuân thủ pháp luật: Việc cấp tín dụng cho khách hàng phải tuânthủ các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng và các quy địnhliên quan.
- Phù hợp với chiến lược hoạt động kinh doanh của SCB tại từngthời kỳ: Việc mở rộng và phát triển tín dụng phải dựa trên cơ sở chiếnlược và có sự kết hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong hệ thống ngânhàng.
- Vừa tôn trọng quyền tự quyết của Giám đốc chi nhánh vừa bảođảm mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng: Chính sách này vừa chú trọng tínhan toàn tín dụng, song vừa bảo đảm tính linh hoạt trong hoạt động thựctế của các chi nhánh.
- Quan điểm bình đẳng và hướng tới khách hàng: Thực hành thốngnhất chính sách khách hàng, không phân biệt thành phần kinh tế, hìnhthức sở hữu, việc giao dịch với khách hàng được xây dựng theo mô hìnhmột đầu mối giao dịch.
Đề cao trách nhiệm cá nhân: Mục đích là nâng cao tính minh bạchvà chất lượng trong hoạt động tín dụng
Chính sách cho vay đối với khách hàng
Nội dung chính sách cho vay được soạn thảo trên cơ sở:
Trang 28- Quy chế về bảo đảm tiền vay do Chính phủ và Ngân hàng Nhànước Việt Nam ban hành;
- Quy chế cho vay do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành;Chiến lược, định hướng hoạt động tín dụng của SCB
Một số nội dung cơ bản của chính sách cho vay khách hàng
- Đối tượng vay vốn: áp dụng cho tất cả đối tượng vay vốn để đảmbảo tính bình đẳng.
- Nguyên tắc cho vay: Sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợgốc và lãi theo đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng vàthực hiện đúng cam kết chuyển doanh thu về SCB
- Điều kiện cho vay:
+ Có đầy đủ năng lực pháp lý, năng lực hành vi dân sự và chịutrách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
+ Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
+ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.+ Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có hiệuquả, phù hợp với quy định của pháp luật, và theo đúng định hướng pháttriển của SCB theo từng thời kỳ.
+ Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định củaChính phủ, Ngân hàng Nhà nước và SCB
- Mức cho vay: không quy định cố định mức cho vay, giám đốc chinhánh tự quyết định mức cho vay theo nhu cầu và khả năng của kháchhàng, theo khả năng nguồn vốn của ngân hàng và qui định của pháp luật.Tuy nhiên, với các khoản vay trên 10% vốn tự có của ngân hàng, buộcphải đưa ra trước HĐQT SCB.
- Thời hạn cho vay: không qui định giới hạn tối đa về thời hạn chovay, được xác định căn cứ vào chu kì sản xuất, thời hạn thu hồi vốn củadự án, khả năng nguồn vốn của ngân hàng, thời hạn cho phép hoạt động