1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank)

45 493 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 381,5 KB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN 3 LỜI MỞ ĐẦU 4 Chương I : Cơ sở lý luận về hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng (*************) thương mại 5 1.1 Rủi ro tín dụng của ngân hàng (*************) thương mại 5 1.1.1 Hoạt độn

Trang 1

LỜI CẢM ƠN 3

LỜI MỞ ĐẦU 4

Chương I : Cơ sở lý luận về hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 5

1.1 Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 5

1.1.1 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 5

1.1.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại 5

1.1.1.2 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 6

Khái niệm tín dụng 6

1.1.2 Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 7

1.1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 7

1.1.2.2 Nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại 7

1.2 Hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 9

1.2.1 Khái niệm và sự cần thiết hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 9

1.2.2 Biểu hiện hạn chế rủi ro tín dụng 11

1.3 Các nhân tố tác động tới hạn chế rủi ro tín dụng 13

1.3.1 Nhân tố thuộc về ngân hàng 13

1.3.2 Nhân tố thuộc về khách hàng 13

1.3.3 Nhân tố thuộc về môi trường 14

Chương II : Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng ở Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh(VP Bank) 16

2.1 Giới thiệu về VP Bank 16

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 16

2.1.2 Kết quả hoạt động chính 18

Trang 2

2.2 Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng ở VP Bank 22

2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng 22

2.2.1.1 Tăng trưởng tín dụng qua các năm 22

2.2.1.2 Kết cấu dư nợ cho vay 23

2.2.1.3 Tỷ trọng các khoản vay trong tổng nguồn vốn huy động 26

2.2.1.4 Tình hình nợ quá hạn: 26

2.2.2 Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng 27

2.3 Đánh giá thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng ở VP Bank 28

2.3.1 Những thành công 28

2.3.2 Những điểm yếu và nguyên nhân 29

2.3.2.1 Điểm yếu 29

2.3.2.1 Nguyên nhân 30

Chương III: Giải pháp tăng cường hạn chế rủi ro tín dụng ở VP Bank33 3.1 Thay đổi cơ cấu danh mục cho vay 33

3.2 Đa dạng hóa hoạt động tín dụng 33

3.3 Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt 34

3.4 Tiếp tục hoàn thiện khâu đánh giá rủi ro và xếp hạng khách hàng 34

3.5 Hoàn thiện phương pháp đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng 35

3.2.5 Một số giải pháp khác: 39

3.3 Một số kiến nghị nhằm thực hiện các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại VP Bank 41

3.3.1 Một số kiến nghị với VP Bank 41

3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng trung ương: 42

Kết luận 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Qua những năm học tập và rèn luyện dưới giảng đường Đại học,kết hợp với thời gian thực tập tại Ngân hàng thương mại Cổ phần cácdoanh nghiệp ngoài quốc doanh(VP Bank), em đã được học tập và tíchlũy được nhiều kiến thức quí báu cho mình Bản báo cáo này được hoànthành là sự kết hợp giữa lý thuyết đã học và thực tế trong thời gian thựctập

Để có kiến thức hoàn thành luận văn tốt nghiệp là nhờ sự giảngdạy tận tình của quí thầy cô Trường Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ

Hà Nội, sự hướng dẫn tận tâm của thầy GS.,TS.Vũ Văn Hoá và sự giúp

đỡ nhiệt tình của các anh chị cán bộ viên chức ở phòng kế toán nội bộ vàphòng giao dịch VP Bank Đông Đô

Xin chân thành cảm ơn:

- Quý thầy cô Khoa Tài Chính – Ngân Hàng trường Đại Học KinhDoanh và Công Nghệ Hà Nội

- GS.TS Vũ Văn Hoá

- Ban lãnh đạo VP Bank Cùng tất cả anh chị cán bộ viên chức phònggiao dịch và phòng kế toán nội bộ VP Bank Đông Đô đã giúp đỡ, chỉ bảo

và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành bản báo cáo này

Sau cùng Em kính chúc quý thầy cô Trường Đại Học Kinh Doanh vàCông Nghệ Hà Nội cùng các anh chị trong VP Bank chi nhánh Đông Đôdồi dào sức khỏe và luôn thành công trong công tác

Sinh viên thực hiện

Trang 4

Nguyễn Minh Khanh

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Trong thực tiễn hoạt động ngân hàng rủi ro tín dụng được đánh giá như làmột mắc xích quan trọng trong quản trị ngân hàng vì hoạt động tín dụng là hoạtđộng mang lại lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng thương mại Do vậy đề tài hạnchế rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại không phải là một đề tài mới mẻ.Tuy nhiên quản trị rủi ro tín dụng chỉ mang lại hiệu quả nếu cơ chế quản trị rủi rođược xây dựng trên nền tảng khoa học được kiểm chứng bằng thực tiễn

Thực tế cho thấy mặc dù không phải là vấn đề mới nhưng cũng vẫn là nangiải với nhiều ngân hàng thương mại Hiện nay nhiều ngân hàng có tỷ lệ nợ quáhạn, nợ xấu rất cao Do vậy đây vẫn là vấn đề được lưu tâm hàng đầu

Qua thời gian thực tập ở Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần các doanhnghiệp ngoài quốc doanh(VP Bank) em thấy tình hình hạn chế rủi ro tín dụng ởđây đã được thực hiện rất tốt Do vậy em đã tiến hành tìm hiểu các công cụ chínhsách mà VP Bank đã thực hiện để đạt được thành công đó và nghiên cứu các giảipháp để hoàn thiện hơn những phần còn thiếu sót

Do thời gian nghiên cứu và trình độ còn hạn chế nên đề tài của em có thểcòn nhiều thiếu sót Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy côcùng các bạn Em xin cảm ơn !

Trang 6

Chương I : Cơ sở lý luận về hạn chế rủi ro tín dụng của ngân

hàng thương mại

1.1 Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

1.1.1 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

1.1.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại

Khái niệm ngân hàng thương mại

Ngân hàng đầu tiên ra đời ở Ý vào thời kỳ phục hưng Các ngân hàng cónguồn gốc từ những người đổi tiền Từ “ngân hàng-bank” có nguồn gốc từ từ

“banca” trong tiếng Ý nghĩa là cái ghế băng nới những người đổi tiền thươngngồi để tiến hành các hoạt đông kinh doanh Những người làm người đổi tiền lànhững nhà giàu nên thường có két sắt an toàn do đó họ nhận luôn việc giữ các đồvật quý cho những người chủ sở hữu nó, tránh gây mất mát Đổi lại, người chủ sởhữu phải trả cho người giữ một khoản tiền công Khi công việc này mang lạinhiều lợi ích cho những người gửi, các đồ vật cần gửi ngày càng đa dạng hơn, cácvật có giá trị như vậy là tiền, dần dần, ngân hàng là nơi giữ tiền cho những người

có tiền Khi xã hội phát triển, thương mại phát triển, nhu cầu về tiền ngày cànglớn, tức là phát sinh nhu cầu vay tiền ngày càng lớn trong xã hội Khi nắm trongtay một lượng tiền, những người giữ tiền nhận thấy thường xuyên có người gửitiền vào và có người rút tiền ra Tuy nhiên những người gửi tiền không rút tiềncùng một lúc nên thường xuyên có số dư Và những người giữ tiền nảy ra ý địnhcho vay số tiền đó Từ đó phát sinh nghiệp vụ đầu tiên nhưng cơ bản nhất củangân hàng nói chung, đó là huy động vốn và cho vay vốn

Ngân hàng là tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tàichính đa đạng nhất đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện

Trang 7

nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trongnền kinh tế.

1.1.1.2 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

Khái niệm tín dụng

Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị dưới hình thứchiện vật hay tiền tệ từ người sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhấtđịnh trả lại với một lượng lớn hơn

Khái niệm trên thể hiện ở ba đặc điểm cơ bản, nếu thiếu một trong ba đặc đểmsau thì sẽ không còn là phạm trù tín dụng nữa:

- Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sangngười khác

- Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời

- Khi hoàn lại lượng giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phải kèm theomột lượng giá trị dôi thêm gọi là lợi tức

Trong hoạt động ngân hàng tín dụng được hiểu là hoạt động tài trợ củangân hàng cho khách hàng

Hình thức tín dụng của ngân hàng thương mại: Căn cứ vào thời hạn tín

dụng người ta chia ra:

Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm và thường

được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt vốn lưu động tạm thời của các doanhnghiệp và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt của cá nhân

Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên năm năm, tín dụng dài

hạn được sử dụng để cấp vốn cho các doanh nghiệp vào các vấn đề như: xâydựng cơ bản, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạtầng, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn

Trang 8

Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng ở giữa hai kỳ hạn trên, loại tín dụng

này được cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mởrộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh

1.1.2 Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

1.1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

Rủi ro được hiểu là khả năng xảy ra tổn thất ngoài dự kiến

Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng nhận khoản vốn vay không thựchiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân hàng, gây tổn thất cho ngânhàng, đó là khả năng khách hàng không trả, không trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc vàlãi cho ngân hàng

Rủi ro tín dụng được gắn liền với hoạt động quan trọng nhất, có quy môlớn nhất của NHTM – hoạt động tín dụng

1.1.2.2 Nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại

Hoạt động ngân hàng chứa đựng nhiều tiềm ẩn rủi ro mà chúng ta khó cóthể lường trước được Nguyên nhân của những tiềm ẩn rủi ro này là do ngân hàng

là một trung gian tài chính, huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế với lãi suấtthấp, sau đó cho các tổ chức kinh tế, cá nhân vay lại với lãi suất cao để thu lợinhuận Nếu ngân hàng không đáp ứng đủ vốn cho nền kinh tế hoặc huy động đủvốn nhưng không có thị trường để cho vay thì ngân hàng hoạt động kém hiệuquả, sẽ dẫn đến rủi ro

Hoạt động kinh doanh ngân hàng rất nhạy cảm, có liên quan đến nhiềulĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, chịu sự tác động của nhiều nhân tố kháchquan và chủ quan như kinh tế, chính trị, xã hội … Từ đó cũng gây ra những thiệthại không nhỏ cho ngân hàng Hơn nữa, ngân hàng kinh doanh không những chỉhuy động vốn và cho vay mà còn rất nhiều lĩnh vực khác như thanh toán, bảo

Trang 9

lãnh, kinh doanh ngoại hối, chứng khoán, góp vốn liên doanh, dịch vụ thẻ đại lý

… Vì vậy có thể nói rằng rủi ro ngân hàng rất đa dạng Ngoài ra, các ngân hàngđang hoạt động trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngânhàng với nhau hoặc giữa các tổ chức tín dụng, dẫn đến việc cạnh tranh về lãi suất

để huy động được vốn, làm cho lãi suất huy động vốn cao hơn lãi suất cho vaycũng là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro cho ngân hàng

Do đặc thù kinh doanh của ngân hàng nên có rất nhiều loại rủi ro: rủi rolãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng … Trong số tất cả cácloại rủi ro kể trên thì rủi ro trong hoạt động tín dụng là loại rủi ro lớn nhất vàphức tạp nhất, đang diển ra ở mức đáng quan tâm

Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy

đủ cả gốc lẫn lãi của khoản cho vay, hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi khôngđúng kỳ hạn Rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay, mà còn baogồm nhiều hoạt động mang tính chất tín dụng khác của ngân hàng như bảo lãnh,cam kết, chấp thuận tài trợ thương mại, cho vay ở thị trường liên ngân hàng, tíndụng thuê mua, đồng tài trợ …

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra rủi ro tín dụng nhưng chung quy lại là

do các nguyên nhân sau:

Những nguyên nhân bất khả kháng: là những nguyên nhân bất khả

kháng tác động tới người vay làm họ mất khả năng thanh toán cho ngân hàng nhưthiên tai, chiến tranh hoặc những thay đổi tầm vĩ mô như thanh đổi chính phủ,chính sách kinh tế… vượi quá tầm kiểm soát của người vay và người cho vay

Những thay đổi này thường xuyên xảy ra, tác động liên tục tới người vay,tạo thuận lợi hoặc khó khăn cho người vay Nhiều người vẫn có thể trả nợ đúnghạn cho ngân hàng tuy nhiên những nguyên nhân này cũng làm cho khả năng trả

nợ của họ bị suy giảm

Trang 10

Nguyên nhân thuộc về chủ quan người đi vay: trình độ yếu kém của

người vay trong dự đoán các vấn đề kinh doanh, yếu kém trong quản lý, chủ địnhlừa cán bộ tín dụng… Rất nhiều người vay sẵn sàng mạo hiểm với kỳ vọng thuđược lợi nhuận cao Để đạt được mục đích của mình, họ sẵn sàng tìm mọi thủđoạn để ứng phó với ngân hàng như cung cấp thông tin sai, mua chuộc

Nguyên nhân thuộc về ngân hàng:

Đây là loại rủi ro phát sinh từ bên trong ngân hàng do cán bộ tín dụng nhưlàm trái qui trình tín dụng để mưu lợi cá nhân, định giá tài sản thế chấp khôngđúng với giá trị thực tế do trình độ nghiệp vụ kém hay do có sự thông đồng vớikhách hàng; hoặc do tài sản thế chấp bị mất giá Khi ngân hàng thẩm định chovay thì tài sản thế chấp đang giá cao, sau đó giá giảm mạnh, khách hàng khôngtrả được nợ, ngân hàng xiết nợ nhưng không bán được do giá quá thấp, hoặc làkhông có người mua, hoặc là tiền thu về thấp hơn so với số tiền cho vay; trực tiếpthu nợ gốc và lãi nhưng không nộp lại cho ngân hàng mà dùng cho mục đích cánhân;lập hồ sơ giả để vay tiền cá nhân, vay hộ, nhờ người vay hộ; tẩy xoá, sửachữa chứng từ có giá để thế chấp vay tiền ngân hàng;

1.2 Hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm và sự cần thiết hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

Rủi ro là yếu tố gắn liền với mọi hoạt động đầu tư nói chung, trong đó cóhoạt động cho vay của các ngân hàng Trong nỗ lực nhằm thu được lợi nhuận,các ngân hàng không thể chối bỏ rủi ro, nghĩa là không thể không cho vay, màchỉ có thể tìm cách làm cho hoạt động này trở nên an toàn và hạn chế đến mức tối

đa những tổn thất có thể có bằng cách đề ra cho mình một chiến lược quản lý rủi

ro thích hợp

Trang 11

Việc hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM là một việc rấtquan trọng bởi vì khi rủi ro tín dụng xảy ra không những ảnh hưởng trực tiếp đếnhiệu quả kinh tế mà nó tác động và ảnh hưởng to lớn về mặt xã hội.

Đối với nền kinh tế

Hoạt động ngân hàng liên quan đến hoạt động doanh nghiệp, các ngành vàcác cá nhân, vì vậy khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng hay bị phá sản thìngười gởi tiền ở các ngân hàng khác hoang mang lo sợ và kéo nhau ồ ạt đến rúttiền ở các ngân hàng khác, làm cho toàn bộ hệ thống ngân hàng gặp khó khăn.Ngân hàng phá sản sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản suất kinh doanh của doanhnghiệp, không có tiền trả lương dẫn đến đời sống công nhân gặp khó khăn Hơnnữa, sự hoảng loạn của các ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế

Nó làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp tăng,

xã hội mất ổn định

Đối với ngân hàng

Khi gặp rủi ro tín dụng, ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp vàlãi cho vay, nhưng ngân hàng phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đếnhạn, điều này làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi Khi không thuđược nợ thì vòng quay vốn tín dụng giảm làm ngân hàng kinh doanh không cóhiệu quả Khi gặp phải rủi ro tín dụng ngân hàng thường rơi vào tình trạng mấtkhả năng thanh khoản, làm mất lòng tin người gửi tiền, ảnh hưởng đến uy tín củangân hàng Đối với cấp dưới, do gặp phải rủi ro tín dụng nên không có tiền trảlương cho nhân viên vì thế những người có năng lực sẽ thuyên chuyển công tác,gây khó khăn cho ngân hàng

Tóm lại, rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra ở mức độ khác nhau:nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi cho vay, nặngnhất khi ngân hàng không thu được vốn lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngânhàng bị lỗ và mất vốn Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, ngân

Trang 12

hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệthống ngân hàng nói riêng Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phảihết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trongcho vay

1.2.2 Biểu hiện hạn chế rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là yếu tố khách quan cho nên không thể đo lường chính xác

để hạn chế tuyệt đối tuy nhiên người ta cũng đã lượng hóa thành những biểu hiệnchính phát sinh trong hoạt động tín dụng để hạn chế rủi ro tín dụng của NHTM

Và để đánh giá mức độ hạn chế rủi ro tín dụng, người ta nhìn vào sự thay đổi củacác chỉ tiêu này

Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạnthỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng

Nợ khói đòi là khoản nợ đã quá một kỳ gia hạn nợ hoạt không có tài sảnđảm bảo, hoặc tài sản đảm bảo không bán được, con nợ thua lỗ triền miên hoặcphá sản

Nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ Các chỉ tiêu này có liênquan chặt chẽ với nhau và phản ánh các mức độ rủi ro tín dụng khác nhau Đốivới ngân hàng, việc khách hàng không trả đúng hạn có liên quan đến thanh khoản

và rủi ro thanh khoản: chi phí tăng để tìm nguồn mới để chi trả tiền gửi và chivay đúng hợp đồng Nợ khó đòi là một cảnh báo cho ngân hàng về khoản vay từ

đó ngân hàng tìm biện pháp khắc phục để thu lại nợ

Tổng các khoản nợ quá hạn hay nợ khó đòi nhiều khi không phản ánh hếtchất lượng tín dụng vì có khi nợ quá hạn tăng lên trong khi tổng dư nợ cũng tănglên Cho nên khi xem xét mức độ rủi ro tín dụng người ta thường tính toán chỉ

Trang 13

tiêu nợ quá hạn đi kèm với tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ, tỷ lệ nợ khó đòi trêntổng dư nợ Tuy nhiên tỷ lện này có thể không chính xác do đảo nợ, giãn nợ…

Tính đa dạng hóa trong hoạt động của ngân hàng

Đa dạng hóa hoạt động là một trong những biện pháo hạn chế rủi ro.Những thay đổi trong chu kỳ của người vay là khó tránh khỏi Nếu ngân hàng tậptrung vào một lọai hình cho vay hay tài trợ cho một nhóm khách hàng, của mộtngành hoặc một vùng hẹp thì rủi ro sẽ cao hơn so với đa dạng hóa Như vậy, nhìnvào bảng tổng kết tài sản của một ngân hàng, rủi ro tín dụng có thể được đánh giấqua sự đa dạng của tài sản ngân hàng Tài sản ngân hàng đã được đa dạng hóahơn so với kỳ trước là dấu hiệu cho thấy các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tíndụng đã được thực hiện Tính đa dạng hóa trong tài sản của ngân hàn thể hiện ởkhó cạnh: ngoài các khoản cho vay, ngân hàng có nhiều các tài sản sinh lời khác,

Trang 14

nhiều hình thức cho vay, nhiều nhóm khách hàng thuộc nhiều ngành nghề lĩnhvực khác nhau.

Như vậy để đách giá hiệu quả của việc hạn chế rủi ro tín dụng các nhàquản lý phải dựa vào nhiều tiêu thức Tuy nhiên, rủi ro tín dụng đã được hạn chế

ở mức độ mong muốn hay chưa không chỉ phụ thuộc vào ngân hàng mà cònnhiều yếu tố khác

1.3 Các nhân tố tác động tới hạn chế rủi ro tín dụng.

Để việc hạn chế rủi ro tín dụng đạt hiệu quả cao thì phải việc ngân hàngthực hiện các biện pháp phòng ngừa, tuy nhiên các biện pháp này cũng chịunhiều sự tác động bởi các yếu tố chủ quan cũng như khách quan

1.3.1 Nhân tố thuộc về ngân hàng.

Ngân hàng luôn đưa ra các công cụ để hạn chế rủi ro tín dụng: bao gồmchính sách tín dụng, quy trình tín dụng, cách thức quản lý tiền cho vay của ngânhàng, chất lượng của đội ngũ cán bộ tín dụng, hệ thống thông tin tín dụng, đadạng hóa hoạt động

1.3.2 Nhân tố thuộc về khách hàng

Ngân hàng thực hiện hoạt động tín dụng nhằm phục vụ khách hàng, cáckhoản tín dụng nhằm phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh của khách hàng Vìvậy muốn hạn chế rủi ro tín dụng, thì ngân hàng không thể làm một mình mà cònphải có sự hợp tác từ phía khách hàng Các yếu tố phụ thuộc về bản thân ngườivay như trình độ, năng lực quản lý ảnh hưởng trực tiếptớ hiệu quả của phương ánkinh doanh – nguồn trả nợ đầu tiên cho ngân hàng, từ đó ảnh hưởng tới việc trả

nợ cho ngân hàng Trong trường hợp phương án kinh doanh không hiệu quả thìnăng lực tài chính của người vay lại là yếu tố mang quyết định trong việc trả nợngân hàng Bên cạnh đó, khách hàng có phẩm chất đạo đức tốt, vị trí xã hội quantrọng đảm bảo dù không chắc chắn rằng khách hàng không cố tình lừa đảo ngân

Trang 15

hàng hay chây ỳ trong việc trả nợ Như vậy, các yếu tố thuộc về bản thân kháchhàng như trình độ quản lý, năng lực tài chính, tư cách phẩm chất đạo đức có ảnhhưởng lớn tới việc hạn chế rủi ro tín dụng trong ngân hàng.

Ngoài những yếu tố thuộc về bản thân khách hàng thì môi trường hoạtđộng của họ cũng tác động tới việc hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng Mộtkhách hàng tốt không may bị các nguyên nhân khách quan như bão lụt chẳng hạnlàm ảnh hưởng đến hoạt động knh doanh làm cho họ không có khả năng trả nợmặc dù họ không có ý định không trả nợ

1.3.3 Nhân tố thuộc về môi trường

Cũng giống như các doanh nghiệp khác, ngân hàng hoạt động và chịu nhiều nhân

tố thuộc về môi trường kinh tế xã hội, chính trị, pháp luật nói chung Hoạt độngtín dụng của ngân hàng lại đặc biệt liên quan đến rất nhiều ngành nghề trong nềnkinh tế, vì vậy việc hạn chế rủi ro tín dụng chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tốkhách quan Đầu tiên là sự ổn định về tầm vĩ mô nói chung, nó bao gồm sự ổnđịnh về chính trị, luật pháp và xã hội Một khi có môi trường ổn định thì khôngchỉ ngân hàng nói riêng mà các doanh nghiệp nói chung mới có thể yên tâm kinhdoanh và kinh doanh một cách có hiệu quả, ngược lại, tình hình chính trị bất ổn,chính sách nhà nước đưa ra có sự thay đổi bất ngờ, hệ thống luật pháp không đầy

đủ và chặt chẽ, tình hình thi hành pháp luật không nghiêm minh…thì ngân hàng

có gắng thì cũng khó có thể hạn chế được rủi ro tín dụng

Ngành ngân hàng chịu sự tác động trực tiếp của môi trường kinh tế Khôngchỉ sự ổn định của môi trường kinh tế mà sự phát triển nền kinh tế cũng đồng thờiảnh hưởng rất lớn tới hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng Sự phát triển đadạng các ngành kinh tế giúp ngân hàng phân tán được rủi ro trong hoạt động tíndụng, sự ra đời của nhiều ngành mới như các trung tâm thông tin, các công ty xếphạng doanh nghiệp giúp ngân hàng nắm bắt được nhiều thông tin hơn về kháchhàng Từ đó vó nhiều đánh giá về khách hàng chính xác hơn nhằm nâng cao hạn

Trang 16

chế rủi ro tín dụng Sự phát triển của kinh tế cũng tạo điều kiện cho các công cụnhằm đo lường, lượng hóa hay các công cụ phái sinh nhằm hạn chế rủi ro ra đời

và phát triển, giúp ngân hàng hạn chế rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nóiriêng

Bên cạnh môi trường kinh tế, môi trường pháp luật cũng là một yếu tố rấtquan trọng ảnh hưởng tới hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại Môitrường pháp luật không chỉ cần phải ổn định mà riêng đối với ngành ngân hàngngành nhạy cảm trong nền kinh tế, hệ thống luật pháp phải đảm bảo đầy đủ, chặtchẽ Không chỉ khách hàng của ngân hàng phải được giám sát bằng pháp luật màbản thân ngân hàng cũng được điều chỉnh theo pháp luật nhằm phát hiện sớm cácđấu hiệu không an toàn, tuy nhiên hệ thống luật pháp phải đảm bảo nguyên tắc tựchủ của các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nói riêng

Tóm lại hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng chịu sự tác động từ nhiềuphía, không chỉ bản thân ngân hàng mà còn từ phía khách hàng và môi trườnghoạt động của khách hàng đặc biệt là môi trường kinh tế và pháp luật Tuy nhiên

để hạn chế rủi ro tín dụng được hiệu quả, bản thân ngân hàng phải đóng vai tròtrung tâm, đưa ra các biện pháp thích hợp để đảm bảo hoạt động vừa hiệu quảvừa an toàn, các yếu tố thuọc về khách hàng hay môi trường chỉ đóng vai trò hỗtrợ cho ngân hàng trong hạn chế rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng

Trang 17

Chương II : Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng ở Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc

Các chức năng hoạt động chủ yếu của VP Bank bao gồm : Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng; kinh doanh ngoại hối; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và chứng từ có giá khác; cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam

Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập của VP Bank là 20 tỷ VNĐ và đến 30/03/2008 vốn điều lệ của VP Bank là 1500 tỷ

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VP Bank luôn chú ý mở rộngquy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn Hiện tại, VP Bank đang có hơn 100 điểm giao dịch trên toàn hệ thống Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới giao dịch, VP Bank cũng mở thêm hai công ty trực thuộc đó là Công

ty Quản lý nợ và khai thác tài sản và Công ty chứng khoán

Như vậy, gần 15 năm xây dựng và trưởng thành, VP Bank đã gặp không ít khó khăn nhưng đến nay VP Bank đã đạt được những kết quả đáng kể trong hoạt động kinh doanh của mình Ngân hàng luôn đảm bảo nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, đồng thời hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn có lợi nhuận

và dư nợ lành mạnh, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội đất nước

Cơ cấu tổ chức của VP Bank:

Ngân hàng Thương mại Cổ Phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh(VP Bank) được quản lý bởi Hội đồng quản trị và được điều hành bởi Ban điều hành Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được tổ chứctheo cơ cấu kết hợp trực tuyến - chức năng, thực hiện kinh doanh tiền tệ, tín dụng

và dịch vụ ngân hàng theo quy định của pháp luật

Sơ đồ tổ chức:

Trang 19

1 Tiền gửi doanh nghiệp 1,690,000 3,202,943 4,367,641 6,252,155 8,250,102

2 Tiền gửi dân cư 795,000 656,024 1,240,360 1,813,039 4,720,144

3 Tiền gửi không kỳhạn 521,850 1,847,711 2,398,230 3,386,736 4,872,130

Trang 20

Hoạt động huy động vốn là hoạt động quan trọng của ngân hàng Đây là

hoạt động mở tài khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán hộ tiền cho khách hàng,

qua đó ngân hàng huy động tiền của các doanh nghiệp, tổ chức và của dân cư

Tiền gửi là nguồn tiền quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn tiền

của ngân hàng vì có nguồn tiền ổn định, mạnh mẽ sẽ giúp cho ngân hàng chủ

động trong kinh doanh Ý thức được tầm quan trọng đó VP Bank đã luôn chú

trọng đến công tác huy động vốn từ các nguồn như các doanh nghiệp, tiền trong

dân cư bằng các hình thức tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn

Với chính sách lãi suất hấp dẫn, linh hoạt, phù hợp với biến động của thị

trường VP Bank đã thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, cá

nhân, nguồn vốn này luôn tăng trưởng trong các năm thể hiện qua bảng sau:

B ảng2.2: Nguồn vốn huy động vốn ở VP Bank các năm 2004 – 2007

Từ bảng số liệu trên đã phán ánh tình hình nguồn vốn huy động qua các

năm của ngân hàng có xu hướng tăng trưởng ổn định Năm 2004 VP Bank huy

Trang 21

động được 3.858,9 tỷ đồng, năm 2005 đạt 5.608 tỷ đồng và năm 2006 đạt 8.065

tỷ đồng, đến năm 2007 hoạt động huy động vốn tăng trưởng mạnh đạt 12.970,2

tỷ đồng

Trong cơ cấu nguồn vốn thì nguồn tiền gửi của các doanh nghiệp qua cácnăm luôn chiếm tỷ trọng cao Có được nguồn huy động từ các doanh nghiệp dồidào như vậy là do VP Bank là ngân hàng Thương mại cổ phần các doanh nghiệpngoài quốc doanh, mà ở Việt Nam phần lớn là các doanh nghiệp ngoài quốcdoanh với lượng vốn vừa và nhỏ, nên có nhiều khách hàng là các doanh nghiệpvừa và nhỏ và ngân hàng đã biết tận dụng ưu thế này để hoạt động huy động vốnđược hiệu quả hơn

Căn cứ vào thời hạn huy động vốn ta thấy cơ cấu của tiền gửi có kỳ hạnchiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với tiền gửi không kỳ hạn Đây là điều rất có lợicho ngân hàng vì như vậy nguồn tiền gửi có kỳ hạn bao giờ cũng ổn định hơntiền gửi không kỳ hạn, tạo sự ổn định cho nguồn vốn

Bên cạnh đó, tiền gửi trong dân cư cũng tăng đều Để có được điều đóngân hàng đã áp dụng nhiều chính sách mới để thu hút khách hàng như: lãi suấthợp lý, thủ tục nhanh chóng, thuận tiện, nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn,phương thức đa dạng nên đã huy động ngày càng tăng lượng tiền nhàn rỗi lớntrong dân cư

Có được thành công như vậy là nhờ ban lãnh đạo VP Bank trong việc chỉ đạo định hướng hoạt động cũng như lực lượng các bộ công nhân viên ngân hàng

áp dụng các chính sách lãi suất linh hoạt theo thị trường, các chương trìnhkhuyến mãi, chăm sóc khách hàng chu đáo, dịch vụ thuận tiện…

Doanh số hoạt động dịch vụ

Trang 22

Ngoài hoạt động tín dụng ra thì một số ngành dịch vụ khác cũng mang lạilơi nhuận khá cao cho VP Bank như dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu, dịch vụmua bán ngoại tệ, dịch vụ ngoại hối… Doanh số các hoạt động này thể hiện quabảng 2.3

Bảng 2.3 Hoạt động dịch vụ của VP Bank từ năm 2004 đến năm 2007

Đơn vị: triệu đồng

DS dịch vụ ngoại hối ( triệu USD) 1,6 2,7 6,0 5,0

DS thanh toán trong nước (tỷ đồng) 24.283 27.360 32.600 31.500

Bảng 2.4 Lợi nhuận của VP Bank từ năm 2003đến năm 2007

Đơn vị: triệu đồng

(Nguồn: phòng tổng hợp VP Bank)

Ngày đăng: 04/12/2012, 16:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Nguồn Internet http://www.icb.com.vn/http://www.vnexpress.net Link
1. Giáo trình Tín dụng Ngân hàng, Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội chủ biên TS Nguyễn Võ Ngoạn Khác
2. Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Đại học Kinh doanh và Công Nghệ Hà Nội Khác
4. Sổ tay tín dụng VP Bank - Đông Đô Khác
6. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ các số Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu về tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank qua các năm  - Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank)
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu về tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank qua các năm (Trang 19)
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu về tình hình hoạt động kinh doanh của VP Bank  qua các năm - Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank)
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu về tình hình hoạt động kinh doanh của VP Bank qua các năm (Trang 19)
Từ bảng số liệu trên đã phán ánh tình hình nguồn vốn huy động qua các - Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank)
b ảng số liệu trên đã phán ánh tình hình nguồn vốn huy động qua các (Trang 20)
Bảng 2.3 Hoạt động dịch vụ của VPBank từ năm 2004 đến năm 2007 - Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank)
Bảng 2.3 Hoạt động dịch vụ của VPBank từ năm 2004 đến năm 2007 (Trang 22)
Bảng 2.4  Lợi nhuận của VP Bank từ năm 2003đến năm 2007 - Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank)
Bảng 2.4 Lợi nhuận của VP Bank từ năm 2003đến năm 2007 (Trang 22)
Bảng 2.6 Dư nợ cho vay theo thời hạn vay. - Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank)
Bảng 2.6 Dư nợ cho vay theo thời hạn vay (Trang 25)
Bảng 2.6 Dư nợ cho vay theo thời hạn vay. - Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank)
Bảng 2.6 Dư nợ cho vay theo thời hạn vay (Trang 25)
Bảng 2.8 Kết cấu dư nợ cho vay theo loại tiền - Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank)
Bảng 2.8 Kết cấu dư nợ cho vay theo loại tiền (Trang 26)
Bảng 2.8 Kết cấu dư nợ cho vay theo loại tiền - Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank)
Bảng 2.8 Kết cấu dư nợ cho vay theo loại tiền (Trang 26)
Bảng 2.9: Tổng nguồn vốn và dư nợ cho vay qua các năm - Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank)
Bảng 2.9 Tổng nguồn vốn và dư nợ cho vay qua các năm (Trang 27)
Bảng 2.10 Tình hình nợ quá hạn - Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank)
Bảng 2.10 Tình hình nợ quá hạn (Trang 27)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w