1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam - VPBank.DOC

128 1,1K 21
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 128
Dung lượng 727 KB

Nội dung

Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam - VPBank

Trang 1

NGUYỄN NGỌC TÂM

HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH

VIỆT NAM - VPBANK

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH, LƯU THÔNG TIỀN TỆ VÀ TÍN DỤNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS HOÀNG XUÂN QUẾ

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ

HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 3

1.1.1 Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 3

1.1.2 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 5

1.2 Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại 8

1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng 8

1.2.2 Các tiêu chí phản ánh rủi ro tín dụng 9

1.2.3 Hậu quả của rủi ro tín dụng 10

1.2.4 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 11

1.3 Hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 13

1.3.1 Khái niệm về hạn chế rủi ro tín dụng 13

1.3.2 Tiêu chí đánh giá kết quả hạn chế rủi ro tín dụng 14

1.3.3 Các biện pháp cơ bản hạn chế rủi ro tín dụng 14

1.3.3.1 Cơ cấu tổ chức tín dụng 15

1.3.3.2 Xây dựng chính sách tín dụng và quy trình phân tích tín dụng hợp lý, khoa học 15

1.3.3.3 Phân loại và đánh giá khách hàng 16

1.3.3.4 Thẩm định tính hiệu quả, khả thi của dự án, phương án vay vốn 20

1.3.3.5 Kiểm tra, kiểm soát nội bộ 20

1.3.3.6 Phân tán rủi ro tín dụng 21

1.3.3.7 Cần có đội ngũ cán bộ làm tín dụng chọn lọc 22

Trang 4

hàng thương mại 22

1.3.4.1 Nhân tố chủ quan 23

1.3.4.2 Nhân tố khách quan 24

1.4 Kinh nghiệm quốc tế về quản lý rủi ro tín dụng và bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 26

1.4.1 Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng ở một số nước 26

1.4.1.1 Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng tại Thái Lan 26

1.4.1.2 Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng tại Hồng Kông 27

1.4.1.3 Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng tại Hàn Quốc 28

1.4.1.4 Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng tại Mỹ 28

1.4.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÁC DN NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT NAM (VPBANK) 32

2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank) 32

2.1.1 Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động 32

2.1.2 Kết quả hoạt động chủ yếu 35

2.2 Thực trạng hạn chế RRTD tại VPBank 44

2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại VPBank 44

2.2.2 Các biện pháp hạn chế RRTD tại VPBank 54

2.3 Đánh giá thực trạng RRTD của VPBank 60

2.3.1 Những kết quả đạt được trong hạn chế RRTD tại VPBank 60

2.3.2 Những khó khăn - vướng mắc 62

2.3.2 Nguyên nhân 64

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH (VPBANK) 73

3.1 Định hướng phát triển VPBank 73

3.1.1.Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển ngân hàng 73

3.1.2 Định hướng phát triển chung của VPBank 76

Trang 5

3.2 Giải pháp hạn chế RRTD tại VPBank 79

3.2.1 Nhóm giải pháp chủ yếu 79

3.2.1.1 Hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý rủi ro 79

3.2.1.2 Xây dựng chính sách cho vay hợp lý, hiệu quả và khoa học .81

3.2.1.3 Hoàn thiện quy trình cho vay 83

3.2.1.4 Tăng cường kiểm tra tín dụng 88

3.2.1.5 Tăng vốn điều lệ 90

3.2.1.6 Nâng cao công tác phân tích và đánh giá khách hàng 91

3.2.1.7 Mở rộng khách hàng, đa dạng hoá sản phẩm tín dụng và sử dụng các nghiệp vụ phát sinh tín dụng để phòng ngừa rủi ro 93

3.2.2 Các biện pháp hỗ trợ 95

3.2.2.1 Xây dựng đội ngũ CBTD có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp 95

3.2.2.2 Đầu tư trang thiết bị công nghệ thông tin hiện đại 96

3.2.2.3 Hoàn thiện hệ thống thông tin 97

3.3 Kiến nghị 98

3.3.1.Kiến nghị với Chính phủ 98

3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước 99

KẾT LUẬN 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

NHTM : Ngân hàng thương mại

NHNN : Ngân hàng Nhà nước

NHCP : Ngân hàng cổ phần

NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần

VPBank : NHTM CP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt NamDNVVN : Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trang 7

1 Danh mục sơ đồ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VPBank

Sơ đồ 2.2 Quy trình nghiệp vụ tín dụng của VPBank

2 Danh mục bảng

Bảng 2.1: Quy mô và cơ cấu nguồn vốn của VPBank

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn theo thời hạn năm 2006-2008Bảng 2.3: Tình hình sử dụng vốn tại VPBank

Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của VPBank

Tình hình huy động vốn theo thời hạn năm 2006-2008

Bảng 2.5: Tình hình cho vay

Bảng 2.6 Cơ cấu tín dụng phân theo đối tượng vay

Bảng 2.7: Tình hình nợ xấu tại VPBank

Bảng 2.8: Cơ cấu nợ xấu phân theo kỳ hạn

Bảng 2.9: Cơ cấu nợ xấu phân theo đối tượng vay

Trang 8

NGUYỄN NGỌC TÂM

HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH

VIỆT NAM - VPBANK

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH, LƯU THÔNG TIỀN TỆ VÀ TÍN DỤNG

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2009

Trang 9

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Trải qua quá trình hơn 15 năm hoạt động của mình, Ngân hàng TMCPCác doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam đã vượt qua những khó khănthử thách của thị trường, từng bước lớn mạnh và tạo vị thế trên thị trường tàichính ngân hàng Việt Nam

Là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ - tín dụng - loại hình kinh doanhchứa đựng nguy cơ rủi ro cao Nguy cơ này phát sinh ngay từ khi phát tiền rakhỏi ngân hàng hay nói một cách khác rủi ro là một bộ phận hợp thành trong

cơ chế kinh doanh của ngân hàng Trong các hoạt động kinh doanh của ngânhàng, kinh doanh tín dụng mang lại nguồn lợi nhuận lớn nhất Tuy nhiên,những rủi ro tín dụng cũng gây thiệt hại khôn lường, thậm chí làm phá sảnngân hàng Vì thế hạn chế khả năng gây ra rủi ro tín dụng luôn là mối quantâm hàng đầu của các ngân hàng thương mại

RRTD là rủi ro lớn nhất trong các loại rủi ro gây thiệt hại nặng nề chocác NHTM Trong xu hướng phát triển hội nhập của nền kinh tế đã và đangmang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với hệ thống NHTM ViệtNam, đòi hỏi hệ thống NHTM Việt Nam phải đổi mới về chất và lượng Sauhơn 15 năm hoạt động, VPBank đã có bước tiến đáng kể và đóng góp mộtphần vào sự phát triển chung của đất nước Tuy nhiên hoạt động KD của ngânhàng còn bộc lộ nhiều hạn chế, đặc biệt trong lĩnh vực TD - hoạt động đem lạithu nhập chủ yếu cho NH: chất lượng TD chưa cao và tiềm ẩn rủi ro, sảnphẩm TD chưa đa dạng, cơ chế cho vay còn nhiều bất cập, cơ cấu cho vaychưa hợp lý nên phát triển chưa tương xứng với khả năng Do đó việcnghiên cứu RRTD và hạn chế RRTD là một yêu cầu cấp thiết Vì vậy, tôi đã

chọn đề tài: "Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam - VPBank" làm đề tài nghiên

cứu Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, RRTD luôn tiềm ẩn ở tất cả

Trang 10

các hoạt động tín dụng như vay kinh doanh, mở LC, đầu tư tài chính, trongkhuôn khổ luận văn, tôi tập trung phân tích RRTD trong hoạt động cho vay làhoạt động tín dụng chính của các NHTM Việt Nam nói chung và VPBank nóiriêng.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu vấn đề lí luận cơ bản về RRTD của NHTM

- Phân tích và đánh giá RRTD tại VPBank

- Đề xuất các giải pháp hạn chế RRTD tại VPBank

3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh của VPBank nói chung

và hoạt động tín dụng nói riêng

- Phạm vi nghiên cứu: Vấn đề thực trạng rủi ro trong hoạt động cho vaytại Ngân hàng Ngoài Quốc doanh Việt Nam trong giai đoạn 2006-2008 và 06tháng đầu năm 2009

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu là phương pháp duy vật biện chứng trên cơ sở

đó sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: so sánh, phân tích, diễn giải

5 Kết cấu luận án

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng và hạn chế rủi ro

tín dụng của NHTM Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP các

doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank) Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP

các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank)

Trang 11

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI

1.1 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

1.1.1 Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính thực hiện chức năngphân bổ nguồn vốn nhàn rỗi tới những nơi cần vốn đầu tư, hoặc tái phân bổnguồn lực tài chính quý hiếm từ nơi sử dụng không hiểu quả sang nơi sử dụng

có hiệu quả hơn trong nền kinh tế

Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại bao gồm: Huy độngvốn, sử dụng vốn và hoạt động trung gian: dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thanhtoán không dùng tiền mặt, dịch vụ môi giới, tư vấn, uỷ thác, bảo hiểm,

1.1.2 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

Tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc hoàn trả Tín dụng là

sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật hay tiền

tệ từ người sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định người sửdụng hoàn trả lại cho người sở hữu một lượng lớn hơn

1.2 Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến chongân hàng do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả, hoặc không trảđầy đủ vốn và lãi

1.2.2 Các tiêu chí phản ánh rủi ro tín dụng

- Tổng số nợ quá hạn

- Tỷ lệ giữa giá trị các khoản nợ quá hạn/tổng dư nợ

- Tỷ lệ giữa nợ khó đòi/tổng dư nợ và nợ khó đòi/nợ quá hạn

- Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/nợ quá hạn

Trang 12

1.2.3 Hậu quả của rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng có những tác động ảnh hưởng đến hoạt động của cácngân hàng thương mại và nền kinh tế Rủi ro xảy ra tạo cho ngân hàng nhữngtổn thất về mặt tài chính, làm giảm uy tín của ngân hàng, gây tác động xấuđến nền kinh tế - xã hội

1.2.4 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

- Nguyên nhân bất khả kháng: Những nguyên nhân bất khả kháng tácđộng tới người vay, làm họ mất khả năng thanh toán cho ngân hàng Ví dụ:Thiên tai, chiến tranh, hoặc những thay đổi tầm vĩ mô (thay đổi Chính phủ,chính sách kinh tế, hàng rào thuế quan, ) vượt quá tầm kiểm soát của ngườivay lẫn người cho vay

- Nguyên nhân thuộc về chủ quan người vay: Trình độ yếu kém củangười vay trong dự đoán các vấn đề kinh doanh, yếu kém trong quản lý, chủđịnh lừa đảo cán bộ ngân hàng, chây ỳ, là nguyên nhân gây rủi ro tín dụng

- Nguyên nhân thuộc về ngân hàng: Chất lượng cán bộ kém, không đủtrình độ đánh giá khách hàng hoặc đánh giá không tốt, cố tình làm sai, làmột trong những nguyên nhân của rủi ro tín dụng Ngoài ra, nguyên nhân do

cơ cấu tổ chức tín dụng, chính sách, quy trình tín dụng, khả năng nhận biết rủi

ro tín dụng, công cụ đánh giá rủi ro tín dụng, công nghệ, của ngân hàngthương mại còn chưa đồng bộ, chưa đầy đủ, chưa phù hợp gây bất lợi cho hệthống kiểm soát rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại

1.3 Hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

1.3.1 Khái niệm về hạn chế rủi ro tín dụng

Hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng chính là năng lực thực hiện cácchính sách, quy trình tín dụng dựa trên cơ cấu tổ chức được thiết lập, cơ sởcông nghệ ngân hàng hiện có, khả năng chỉ đạo điều hành của Ban lãnh đạo,khả năng triển khai đội ngũ nhân viên và các công cụ hỗ trợ thực hiện việc hạnchế sự xuất hiện của rủi ro tín dụng, nhằm giảm thiểu tổn thất của ngân hàng

Trang 13

1.3.2 Tiêu chí đánh giá kết quả hạn chế rủi ro tín dụng

Kết quả của việc hạn chế rủi ro tín dụng thực chất là kết quả của việcthực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn khả năng rủi ro tín dụng xảy ra đốivới hoạt động tín dụng Có rất nhiều chỉ tiêu phản ánh kết quả hạn chế rủi rotín dụng nhưng luận văn chỉ xin đề cập đến một số chỉ tiêu chủ yếu hiện nay

mà các ngân hàng thương mại thường sử dụng, đó là các chỉ tiêu: nợ quá hạn,

tỷ lệ giữa giá trị các khoản nợ quá hạn/tổng dư nợ, tỷ lệ giữa nợ khó đòi/tổng

dư nợ và nợ khó đòi/nợ quá hạn, các khoản tín dụng có vấn đề.

1.3.3 Các biện pháp cơ bản hạn chế rủi ro tín dụng

1.3.3.3 Phân loại và đánh giá khách hàng

Các nhà kinh tế, các nhà phân tích ngân hàng đã sử dụng nhiều mô hìnhkhác nhau để đánh giá rủi ro tín dụng

Mô hình định tính về rủi ro tín dụng

Tư cách người vay:

Năng lực của người vay

Thu nhập của người vay

Bảo đảm tiền vay

Các ảnh hưởng

Kiểm soát

Các mô hình lượng hoá rủi ro tín dụng

Trang 14

1.3.3.4 Thẩm định tính hiệu quả, khả thi của dự án, phương án vay vốn

Nội dung thẩm định bao gồm: Thẩm định về vốn đầu tư và các phương

án nguồn vốn, thẩm định về nguồn nguyên vật liệu, thị trường tiêu thụ sảnphẩm, hiệu quả kinh tế do dự án đem lại, giá thành sản phẩm,

1.3.3.5 Kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Kiểm tra việc tuân thủ các cơ chế, quy chế, quy trình nghiệp vụ và cácquy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh của các bộ phận chức năngchuyên môn, trong đó đặc biệt là hoạt động tín dụng nhằm phát hiện, ngănngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tíndụng, đồng thời phát hiện và ngăn chặn những rủi ro đạo đức do cán bộ tíndụng gây ra

1.3.3.6 Phân tán rủi ro tín dụng

Phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng là việc cấp tín dụng cho nhiềungành, nhiều lĩnh vực, khu vực sản xuất kinh doanh nhằm tránh những tổnthất lớn xảy ra cho ngân hàng thương mại

Trang 15

tín dụng khoa học, rõ ràng, khi kỹ năng về nhận biết rủi ro tín dụng thànhthạo, chính xác, khi các phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng được chuẩnhoá, khi đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ tốt Ngược lại, những nhân

tố trên không phù hợp sẽ tạo nhiều lỗ hổng cho rủi ro tín dụng nảy sinh và tấtnhiên khi đó các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng sẽ thất bại

1.3.4.2 Nhân tố khách quan

Rủi ro từ khách hàng

Khách hàng là một nguyên nhân chính gây ra rủi ro tín dụng nhưng cũngđồng thời là nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến các biện pháp hạn chế rủi ro tíndụng

Rủi ro do Môi trường pháp lý, kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội

Môi trường pháp lý có ảnh hưởng lớn đến việc hạn chế rủi ro tín dụng

1.4 Kinh nghiệm quốc tế về quản lý rủi ro tín dụng và bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

1.4.1 Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng ở một số nước

1.4.1.1 Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng tại Thái Lan

1.4.1.2 Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng tại Hồng Kông

1.4.1.3 Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng tại Hàn Quốc

1.4.1.4 Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng tại Mỹ

1.4.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC

DOANH VIỆT NAM (VPBANK)

2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)

2.1.1 Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động

* Cơ cấu tổ chức:

Trang 16

VPBank là một NHTM cổ phần nên được tổ chức theo mô hình công ty

cổ phần Cơ quan quyền lực cao nhất của VPBank là Đại hội đồng cổ đông.Đại hội bầu ra Hội đồng quản trị để đại diện, chỉ đạo việc điều hành hoạtđộng ngân hàng và bầu ra Ban kiểm soát để giám sát mọi hoạt động ngânhàng

- Công ty chứng khoán VPBank (VPBank Securities)

- Công ty Quản lý tài sản VPBank (VPBank AMC)

2.1.2 Kết quả hoạt động chủ yếu

Hoạt động của Trung tâm Thẻ:

Trang 17

Đến tháng 6/2009 tổng số lượng thẻ ghi nợ nội địa Autolink phát hành

là 53.082 thẻ tăng 1% so với cuối tháng trước Số lượng thẻ Platinum đã pháthành tính đến tháng 6/2009 đạt 1.438 thẻ, trong đó có 1.006 thẻ Credit Dư nợtín dụng của chủ thẻ Platinum credit đạt gần 16 tỷ đồng tăng 17% so với cuốinăm 2008 Số lượng thẻ MC2 phát hành được đến tháng 6/2009 là 5.950 thẻtrong đó có 3.494 thẻ credit với tổng dư nợ đạt hơn 13 tỷ đồng Tính đếntháng 6/2009 số lượng máy ATM đã lắp đặt trên toàn quốc là 241 máy

Hoạt động của các công ty con:

VPBank có 2 công ty trực thuộc (sở hữu 100% vốn) là AMC và Công

ty chứng khoán

Tổng thu nhập thuần của công ty 6 tháng đầu năm 2009 đạt 16,6 tỷđồng, tổng chi phí hoạt động là 18,4 tỷ đồng

Kết quả kinh doanh :

Kết thúc 6 tháng đầu năm 2009, tổng thu nhập thuần của VPBank đạt 323 tỷ đồng, lợi nhuận của Ngân hàng đạt 125 tỷ đồng (đã trừ hơn 20 tỷ đồng trích lập dự phòng tín dụng); lợi nhuận của công ty TNHH Quản lý tài sản VPBankđạt 0.7 tỷ đồng; Công ty Chứng khoán lỗ 1.8 tỷ đồng Tổng lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm của Ngân hàng và hai công ty con đạt hơn 124 tỷ đồng

2.2 Thực trạng hạn chế RRTD tại VPBank

2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại VPBank

Trong hoạt động kinh doanh của NHTM, huy động vốn và cho vay vốn

là các hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng

Những năm qua, VPBank đã chú trọng phát triển hoạt động tín dụng điđôi với kiểm soát vốn vay, nâng cao chất lượng tín dụng bằng cách sàng lọckhách hàng tốt, từ chối nhu cầu tín dụng của các khách hàng không đáp ứng

đủ tiêu chuẩn về tín dụng hoặc đáp ứng ở mức thấp Vì vậy dư nợ tín dụngliên tục tăng trưởng với chất lượng tín dụng tốt, đảm bảo cho sự phát triển bềnvững và ổn định của Ngân hàng

Trang 18

2.2.2 Các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại VPBank

- Bộ máy Quản trị rủi ro của VPBank: bộ máy Quản trị rủi ro củaVPBank ngày càng được hoàn thiện, phù hợp với sự phát triển của hệ thống

và được tổ chức chặt chẽ theo nhiều cấp

- Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng của VPBank được soạn thảodựa trên một số yếu tố cơ bản, đó là: Quy chế cho vay do NHNN Việt Namban hành; Quy chế đảm bảo tiền vay do Chính phủ và NHNN Việt Nam banhành; Định hướng chiến lược hoạt động tín dụng của VPBank,

- Quy trình nghiệp vụ tín dụng

Ngày 13/05/2002, Hội đồng quản trị Ngân hàng VPBank ban hành quyếtđịnh số 427/QĐ-HĐQT về Quy trình nghiệp vụ tín dụng bao gồm 8 bước.Một quy trình tín dụng hợp lý và chặt chẽ là cơ sở của những khoản cho vay

an toàn và hiệu quả

- Quy trình thẩm định khách hàng

- Hệ thống chấm điểm tín dụng:

- Kiểm tra và xử lý nợ vay

- Trích lập dự phòng rủi ro:

2.3 Đánh giá thực trạng RRTD của VPBank

2.3.1 Những kết quả đạt được trong hạn chế RRTD tại VPBank

Những thành công đạt được trong thời gian qua là sự cố gắng nỗ lực củaBan lãnh đạo cũng như đội ngũ cán bộ của NH Việc nhận thức sâu sắc hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động kinh doanh tín dụngnói riêng luôn gắn liền rủi ro đã tạo nên văn hoá quản trị RRTD của NH Kếtquả đạt được trong thời gian qua đó là tỷ lệ nợ quá hạn luôn ở mức thấp vàduy trì ở mức <1%, tỷ lệ an toàn vốn luôn đạt mức cao hơn quy định củaNHNN >15%, Tỷ lệ khả năng chi trả >25% mức quy định của NHNN, Tỷ lệnguồn vốn vay ngắn hạn dùng để cho vay trung và dài hạn <40%

Trang 19

2.3.2 Những khó khăn - vướng mắc

2.3.2.1 Tốc độ tăng trưởng tài sản còn chậm:

Cùng với tốc độ tăng trưởng tín dụng với mức khá cao như hiện nay đòihỏi Ngân hàng phải có sự bổ sung nguồn vốn kịp thời để đảm bảo hệ số antoàn vốn Khi tài sản có tăng cao trong khi vốn tự có chưa được bổ sung kịpthời sẽ dẫn đến mất cân đối nguồn vốn từ đó mất khả năng thanh toán

2.3.2.2 Chưa xây dựng được Sổ tay tín dụng của VPBank:

VPBank đã xây dựng được khá đầy đủ các quy trình nghiệp vụ tại các bộphận của Ngân hàng Tuy nhiên trong hệ thống của mình, VPBank chưa xâyđựng được Sổ tay tín dụng – một công cụ cho mọi cán bộ tín dụng tra cứu, ápdụng trong quá trình tác nghiệp

2.3.2.3 Hệ thống chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ còn thiếu cập nhật phù hợp với thực tiễn:

Ngành nghề theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hiện tại chưa baoquát được hết các ngành nghề kinh doanh Các chỉ tiêu đánh giá hiện đang ápdụng chung cho mọi đối tượng là chưa phù hợp

2.3.2.4 Bộ phận hỗ trợ quản lý cho vay và sau cho vay chưa có:

Hiện tại VPBank mới bắt đầu triển khai bộ phận này ở một số chi nhánhthí điểm

2.3.3 Nguyên nhân

2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan

- Chất lượng thẩm định chưa cao

- Hiệu quả hoạt động tín dụng chưa cao

- Đa dạng hoá danh mục đầu tư kém

- Đa dạng hoá khách hàng kém

- Hệ thống kiểm tra nội bộ chưa hiệu quả

- Chính sách tín dụng của VPBank còn bất cập

Trang 20

NGOÀI QUỐC DOANH (VPBANK)

3.1 Định hướng phát triển VPBank

3.1.1.Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển ngân hàng

* Cơ hội: Hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới

và cải cách hệ thống NH, đặc biệt nâng cao năng lực quản lý, cải thiện môitrường pháp lý trong lĩnh vực NH

* Thách thức: Khi thực hiện lộ trình cam kết hiệp định ưu đãi về thuế quan có

hiệu lực chung thì các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải chịu điều chỉnhcủa cam kết trên là những khách hàng quan trọng của NH Thực lực tài chínhcủa ngân hàng còn quá mỏng, nợ quá hạn cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro Dịch vụngân hàng còn còn đơn điệu, nghèo nàn, tính tiện lợi chưa cao

* Định hướng phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam tron xu thế hội nhập kinh tế quốc tế

Ngành ngân hàng đã xây dựng kế hoạch và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tếtrong lĩnh vực ngân hàng

Trang 21

3.1.2 Định hướng phát triển chung của VPBank

Trong xu thế hội nhập và sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, VPBank đã

đề ra mục tiêu phát triển ngân hàng theo hướng: "Xây dựng VPBank trở thànhngân hàng bán lẻ điển hình trong nước và khu vực"

3.1.3 Định hướng hoạt động tín dụng trong thời gian tới của VPBank

Mở rộng thị trường hoạt động tín dụng tới mọi lĩnh vực thuộc mọi thành phầnkinh tế, trong đó chú trọng mở rộng cho vay đối với các DNVVN và cho vaytiêu dùng

3.2 Giải pháp hạn chế RRTD tại VPBank

3.2.1 Nhóm giải pháp chủ yếu

3.2.1.1 Hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý rủi ro

Mô hình tổ chức quản lý rủi ro là một mô hình biểu thị mối liên kết quan

hệ điều hành, quản lý trực tiếp, phối hợp kiểm tra, giám sát giữa các bộ phận,phòng ban của Ngân hàng

Hoàn thiện mô hình tổ chức QLRR là một giải pháp hữu ích trong việcgiảm thiểu rủi ro, nâng cao tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh của ngânhàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng Trong thực tế, mô hình tổchức QLRR tối ưu đòi hỏi sự đầu tư về nguồn lực, thời gian lớn nên sự hoànthiện này phải được thực hiện theo một lộ trình

3.2.1.2 Xây dựng chính sách cho vay hợp lý, hiệu quả và khoa học

Chính sách cho vay của Ngân hàng có thể hiểu là một tổng hòa các quyđịnh, quy chế áp dụng cho các khách hàng khi vay vốn Ngân hàng Mỗi Ngânhàng có một chính sách cho vay riêng tùy thuộc vào chiến lược kinh doanhcủa mình và được thường xuyên bổ sung, hoàn thiện cung với sự phát triểncủa Ngân hàng

Chính sách cho vay hợp lý và khoa học sẽ tạo nên tính hiệu quả caotrong hoạt động tín dụng Vì vậy trong thời gian tới VPBank cần phải hoàn

Trang 22

thiện và hướng chính sách cho vay phải mềm dẻo, linh hoạt, phù hợp với từngđối tượng khách hàng.

3.2.1.3 Hoàn thiện quy trình cho vay

Quy trình cho vay hợp lý là một trong những nhân tố quyết định đến chấtlượng tín dụng, hạn chế được rủi ro cho NH Trong thời gian tới VPBank nênhoàn thiện hơn nữa quy trình cho vay

3.2.1.4 Tăng cường kiểm tra tín dụng

Trong thời gian tới, VPBank sẽ phải đối mặt nhiều thách thức do hộinhập, sự phát triển của nền kinh tế, sự phát triển của chính hệ thống, nên ngânhàng phải không ngừng hoàn thiện các nội dung kiểm tra, kiểm soát tín dụng

3.2.1.5 Tăng vốn điều lệ

Tăng vốn điều lệ một yêu cầu cấp thiết của VPBank Vì tăng vốn điều lệnâng cao uy tín và mở rộng quy mô phát triển của NH Trên cơ sở đó mới cókhả năng mở rộng hình thức huy động vốn trên thị trường, hạn chế rủi rotrong quá trình cho vay, đa dạng hoá hình thức cấp tín dụng, góp phần đảmbảo an toàn của NHTM

3.2.1.6 Nâng cao công tác phân tích và đánh giá khách hàng

Cơ chế hoạt động của ngân hàng là cơ chế sàng lọc, bởi lẽ hoạt độngkinh doanh của ngân hàng luôn gắn liền với rủi ro Chính vì vậy, để hoạt độngmột cách có hiệu quả thông thường các ngân hàng phải đánh giá và lựa chọnkhách hàng

3.2.1.7 Mở rộng khách hàng, đa dạng hoá sản phẩm tín dụng và sử dụng các nghiệp vụ phát sinh tín dụng để phòng ngừa rủi ro

Trong thời gian tới,VPBank phải có những chính sách cải thiện sảnphẩm, phát triển sản phẩm mới để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng vừatăng dư nợ và RRTD được phân tán

Trang 23

3.2.2.2 Đầu tư trang thiết bị công nghệ thông tin hiện đại

Công nghệ thông tin được ứng dụng trong lĩnh vực ngân hàng đã làmtăng tính hiệu quả của toàn hệ thống, giúp lưu trữ thông tin đầy đủ và chínhxác, tiết kiệm thời gian, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng

3.2.2.3 Hoàn thiện hệ thống thông tin

Thông tin có một vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực cuộc sống nóichung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng Mức độ làm chủ được thông tin sẽquyết định sự thành công

3.3 Kiến nghị

3.3.1.Kiến nghị với Chính phủ

Quy định đối với các doanh nghiệp phải được kiểm toán bắt buộc Tạomôi trường pháp lý và môi trường xã hội ổn định

3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước

Phối hợp với các Bộ, ngành hoàn thiện hệ thống kế toán theo chuẩn mực

kế toán quốc tế (IAS) Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra ngânhàng theo ngành dọc từ trung ương đến cơ sở và có sự độc lập tương đối vềđiều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của NHNN Tiếp tụcđem ra các giải pháp thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặttrong nền kinh tế Nâng cao và hoàn thiện hơn nữa vai trò của Trung tâmthông tin tín dụng của NHNN Tiếp tục tiến hành sắp xếp lại hệ thống NH,

Trang 24

đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các NHTMNN Tiếp tục hoàn thiện khungpháp lý và đẩy mạnh việc sử dụng các giấy tờ có giá NHNN cần phải có tạođiều kiện và thúc đẩy hoạt động đấu giá các khoản nợ của các tổ chức tíndụng được hoạt động và phát triển nhằm giúp TCTD hạn chế rủi ro, thay đổi

cơ cấu đầu tư

KẾT LUẬN

Nền kinh tế Việt Nam đang đi từng bước khá vững chắc trên con đườngphát triển và hội nhập quốc tế Trong quá trình phát triển, cần thiết phải đảmbảo cho sự phát triển của chính hệ thống ngân hàng và một biện pháp tất yếu

mà các ngân hàng phải đảm bảo là hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng.Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu,phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu các vấn đề cơ bản của rủi ro tín dụng trong hoạt động kinhdoanh của ngân hàng thương mại

- Luận văn nghiên cứu tổng quát về tổ chức và hoạt động kinh doanh củaNgân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank),

đi sâu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng qua đó đánh giá được nguyên nhândẫn đến tồn tại trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng của VPBank

- Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn luận văn đề suất một số giải pháphạn chế rủi ro tín dụng tại VPBank

- Luận văn cũng đư ra một số kiến nghị với Chính phủ và Ngân hàng nhànước đối với hoạt động của VPBank

Trang 25

NGUYỄN NGỌC TÂM

HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH

VIỆT NAM - VPBANK

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH, LƯU THÔNG TIỀN TỆ VÀ TÍN DỤNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS HOÀNG XUÂN QUẾ

HÀ NỘI - 2009

Trang 26

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 là thời gian thị trường ngânhàng đã trải qua những biến động chưa từng có về lãi suất, tỷ giá Do sự thayđổi của các công cụ điều hành của Ngân hàng nhà nước với chính sách tiền tệ

đi từ định hướng thắt chặt vào những tháng đầu năm và nới lỏng vào nhữngtháng cuối năm, tần suất điều chỉnh các công cụ điều hành như lãi suất cơbản, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, biên độ tỷ giá đã diễn ra liên tục và thất thường.Bên cạnh đó là những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền

tệ toàn cầu, làm tỷ giá và cung cầu ngoại tệ biến động thường xuyên, cácdoanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong nước lâm vào tình trạng khó khăn, cácthị trường trong nước như thị trường chứng khoán, bất động sản, hàng hóanhập khẩu cũng liên tiếp biến động và suy giảm, các cuộc khủng hoảng thanhkhoản và khủng hoảng tín dụng đã diễn ra khốc liệt

Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ - tín dụng

- loại hình kinh doanh chứa đựng nguy cơ rủi ro cao Nguy cơ này phát sinhngay từ khi phát tiền ra khỏi ngân hàng hay nói một cách khác rủi ro là một

bộ phận hợp thành trong cơ chế kinh doanh của ngân hàng Trong các hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng, kinh doanh tín dụng mang lại nguồn lợinhuận lớn nhất Tuy nhiên, những rủi ro tín dụng cũng gây thiệt hại khônlường, thậm chí làm phá sản ngân hàng Vì thế hạn chế khả năng gây ra rủi rotín dụng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng thương mại

RRTD là rủi ro lớn nhất trong các loại rủi ro gây thiệt hại nặng nề chocác NHTM Trong xu hướng phát triển hội nhập của nền kinh tế đã và đangmang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với hệ thống NHTM ViệtNam, đòi hỏi hệ thống NHTM Việt Nam phải đổi mới về chất và lượng Sauhơn 15 năm hoạt động, VPBank đã có bước tiến đáng kể và đóng góp mộtphần vào sự phát triển chung của đất nước Tuy nhiên hoạt động KD của ngân

Trang 27

hàng còn bộc lộ nhiều hạn chế, đặc biệt trong lĩnh vực TD - hoạt động đem lạithu nhập chủ yếu cho NH: chất lượng TD chưa cao và tiềm ẩn rủi ro, sảnphẩm TD chưa đa dạng, cơ chế cho vay còn nhiều bất cập, cơ cấu cho vaychưa hợp lý nên phát triển chưa tương xứng với khả năng Do đó việcnghiên cứu RRTD và hạn chế RRTD là một yêu cầu cấp thiết Vì vậy, tôi đã

chọn đề tài: "Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam - VPBank" làm đề tài nghiên

cứu

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu vấn đề lí luận cơ bản về RRTD của NHTM

- Phân tích và đánh giá RRTD tại VPBank

- Đề xuất các giải pháp hạn chế RRTD tại VPBank

3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh của VPBank nói chung

và hoạt động tín dụng nói riêng

- Phạm vi nghiên cứu: Vấn đề thực trạng rủi ro trong hoạt động cho vaytại Ngân hàng Ngoài Quốc doanh Việt Nam trong giai đoạn 2006-2008 và 06tháng đầu năm 2009

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu là phương pháp duy vật biện chứng trên cơ sở

đó sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: so sánh, phân tích, diễn giải

5 Kết cấu luận án

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng và hạn chế rủi ro

tín dụng của NHTM Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP các

doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank) Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP

các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (VPBank)

Trang 28

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

1.1.1 Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính thực hiện chức năngphân bổ nguồn vốn nhàn rỗi tới những nơi cần vốn đầu tư, hoặc tái phân bổnguồn lực tài chính quý hiếm từ nơi sử dụng không hiểu quả sang nơi sử dụng

có hiệu quả hơn trong nền kinh tế

Theo Pháp lệnh ngân hàng năm 1990 thì "Ngân hàng thương mại là một

tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động thường xuyên và chủ yếu của nó là nhận tiền gửi với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, làm nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán".

Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại bao gồm:

- Huy động vốn: Hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng thương mạiđóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng.Ngân hàng thương mại được huy động vốn dưới các hình thức:

+ Huy động vốn chủ sở hữu: Nguồn hình thành loại vốn này rất đa dạngtuỳ theo tính chất sở hữu, năng lực tài chính của chủ ngân hàng, yêu cầu và sựphát triển của thị trường Thông thường nguồn vốn chủ sở hữu bao gồm:Nguồn vốn hình thành ban đầu, nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động

và các quỹ

+ Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dướihình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.Đây là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất của ngân hàng thươngmại

Trang 29

+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huyđộng vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.

+ Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác, vay vốn ngân hàng TrungƯơng

+ Huy động nguồn vốn khác: Ngoài những nguồn vốn trên, ngân hàngthương mại huy động nguồn vốn khác theo quy định của Nhà nước như nguồn

uỷ thác của các tổ chức tín dụng, nguồn phát sinh trong quá trình thanh toángiữa các ngân hàng,

- Hoạt động sử dụng vốn: Ngân hàng thương mại huy động vốn để sửdụng nhằm mục đích thu lợi nhuận Các hoạt động sử dụng vốn của ngânhàng thương mại gồm:

+ Ngân quỹ: Bao gồm tiền mặt tại két và tiền gửi tại các ngân hàng khác.Ngân hàng với vai trò thủ quỹ cho nền kinh tế, chịu trách nhiệm chi trả mọinhu cầu cho người gửi tiền Do vậy ngân hàng luôn phải giữ một lượng tiềnmặt trong két, tiền gửi tại các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác Nhìnchung ngân quỹ của ngân hàng là tài sản không sinh lời hoặc sinh lời rất thấpsong lại là tài sản có tính thanh khoản - tính lỏng - cao nhất đáp ứng yêu cầuchi trả thường xuyên Do vậy, mỗi ngân hàng đều cố gắng giữ ngân quỹ ởmức thấp nhất có thể được

+ Tín dụng: Là loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất ở phần lớn các ngânhàng thương mại, phản ánh hoạt động đặc trưng của ngân hàng Bản chất củahoạt động tín dụng là ngân hàng nhường quyền sử dụng vốn cho người kháctrong một thời gian nhất định Sau khoảng thời gian đó, ngân hàng sẽ thu hồi

cả vốn và lãi Chính vì vậy, hoạt động tín dụng là hoạt động chứa đựng nhiềurủi ro Vấn đề này đặt ra yêu cầu cho các ngân hàng thương mại là phải đặcbiệt chú ý đến công tác hạn chế rủi ro tín dụng

Trang 30

+ Đầu tư: Danh mục các hoạt động đầu tư của ngân hàng thương mạigồm: đầu tư vào trái phiếu chính phủ, đầu tư vào các dự án sản xuất kinhdoanh,

- Hoạt động trung gian: dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thanh toán khôngdùng tiền mặt, dịch vụ môi giới, tư vấn, uỷ thác, bảo hiểm,

1.1.2 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

- Khái niệm: Tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc hoàntrả Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị dưới hình thứchiện vật hay tiền tệ từ người sở hữu sang người sử dụng, sau một thời giannhất định người sử dụng hoàn trả lại cho người sở hữu một lượng lớn hơn.Tín dụng ngân hàng được hiểu là quan hệ vay mượn lẫn nhau theonguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định, giữa một bên làngân hàng thương mại và một bên là các cá nhân, các tổ chức khác

- Đặc điểm: Tín dụng có ba đặc điểm cơ bản:

+ Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sangngười khác;

+ Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời;

+ Khi hoàn lại lượng giá trị đã chuyển giao cho người sở hữu phải kèmtheo một lượng giá trị dôi thêm gọi là lợi tức

- Phân loại: Việc phân loại tín dụng ngân hàng là tiền đề để các ngânhàng thiết lập quy trình tín dụng thích hợp và giúp cho người vay sử dụng vốnmột cách hiệu quả, từ đó nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro tín dụngtại các ngân hàng

Tuỳ theo mục đích nghiên cứu và sử dụng người ta có thể phân loại tíndụng ngân hàng theo các tiêu thức sau:

+ Theo thời gian: Phân chia tín dụng theo thời gian sử dụng có ý nghĩaquan trọng đối với ngân hàng vì thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn,

Trang 31

và sinh lợi của tín dụng cũng như hoàn trả của khách hàng Theo cách phânloại này tín dụng ngân hàng được phân thành ba loại: Tín dụng ngắn hạn, tíndụng trung hạn, tín dụng dài hạn.

+ Theo mức độ rủi ro: Cách phân loại này cũng giống như hình thức xếphạng tín dụng theo tiêu thức rủi ro và nó có vai trò rất lớn đối với các ngânhàng trong việc đánh giá lại khoản mục tín dụng, dự trù quỹ cho các khoản tíndụng rủi ro cao, đánh giá chất lượng tín dụng, Theo cách phân loại này, tíndụng được phân thành: Tín dụng lành mạnh, tín dụng có vấn đề, tín dụng quáhạn có khả năng thu hồi, tín dụng quá hạn khó thu hồi

+ Theo tài sản đảm bảo: Việc phân loại theo tiêu thức này có ý nghĩaquan trọng đối với các ngân hàng trong việc định hướng thu hồi nợ Thôngthường theo tiêu thức này tín dụng được chia thành hai loại: Tín dụng có bảođảm, tín dụng không có bảo đảm

Ngoài các tiêu thức trên tín dụng còn có thể phân loại theo hình thức tàitrợ, theo ngành kinh tế, theo xuất xứ tín dụng, tuỳ theo mục đích nghiêncứu

- Nguyên tắc: Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại dựa trênmột số nguyên tắc đã được cụ thể hoá trong các quy định của ngân hàng nhànước, cụ thể:

+ Khách hàng phải cam kết hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn

đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng;

+ Khách hàng phải cam kết sử dụng tín dụng theo đúng mục đích đã thoảthuận trong hợp đồng tín dụng;

+ Ngân hàng tài trợ dựa trên phương án (hoặc dự án) có hiệu quả Cáckhoản tài trợ của ngân hàng phải gắn liền với việc hình thành tài sản củangười vay

- Quy trình phân tích tín dụng: Khi cấp tín dụng cho khách hàng, ngânhàng thương mại luôn đặt ra mục tiêu cao nhất là thu hồi được gốc và lãi vay

Trang 32

theo thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng Để thực hiện được mụctiêu này, ngân hàng thương mại cần tiến hành cấp tín dụng cho khách hàngthông qua một quy trình gồm ba bước:

+ Bước 1: Phân tích trước khi cấp tín dụng

Đây là bước quan trọng, quyết định chất lượng của phân tích tín dụng.Nội dung chủ yếu là thu thập và xử lý các thông tin liên quan đến khách hàng,bao gồm: năng lực sử dụng vốn, uy tín, khả năng tạo ra lợi nhuận và ngânquỹ, quyền sở hữu các tài sản và các điều kiện kinh tế khác có liên quan đếnngười vay

+ Bước 2: Xây dựng, ký kết hợp đồng tín dụng và tiến hành giải ngân

Hợp đồng tín dụng là văn bản viết ghi lại thoả thuận giữa người nhận tàitrợ (khách hàng) và ngân hàng Nội dung chủ yếu của hợp đồng tín dụng làngân hàng cam kết cấp cho khách hàng một khoản tín dụng (hoặc hạn mức tíndụng) trong một khoảng thời gian và lãi suất nhất định Sau khi hợp đồng tíndụng đã được ký kết, ngân hàng phải có trách nhiệm giải ngân cho kháchhàng như đã thoả thuận

+ Bước 3: Theo dõi khoản vay, thu nợ hoặc đưa ra các phán quyết tín dụng mới

Ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàngsau khi giải ngân có đúng mục đích, đúng tiến độ hay không? Ngân hàngcũng sẽ kiểm tra quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng có những thayđổi bất lợi gì, có dấu hiệu lừa đảo hoặc làm ăn thua lỗ? Quá trình này chophép ngân hàng thu thập thêm các thông tin về khách hàng Nếu các thông tinphản ánh chiều hướng tốt, cho thấy chất lượng tín dụng đang được đảm bảo.Ngược lại, khi chất lượng khoản cho vay bị đe doạ ngân hàng cần có các biệnpháp xử lý kịp thời

Trang 33

Quan hệ tín dụng kết thúc khi ngân hàng thu hồi hết gốc và lãi Các khoản tíndụng đảm bảo hoàn trả đầy đủ và đúng hạn là các khoản tín dụng an toàn.Một số trường hợp, các khoản tín dụng đã không hoàn trả hoặc không hoàntrả đúng hạn Việc xem xét, tìm nguyên nhân là rất quan trọng để giúp ngânhàng kịp thời đưa ra các quyết định mới liên quan đến tính an toàn của khoảntín dụng.

1.2 Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến chongân hàng do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả, hoặc không trảđầy đủ vốn và lãi

Khi thực hiện cho vay một khách hàng cụ thể, ngân hàng không dự kiến

là khoản cho vay đó sẽ bị tổn thất Tuy nhiên những khoản cho vay đó luônhàm chứa rủi ro

Rủi ro tín dụng không giới hạn ở hoạt động cho vay, mà còn bao gồmnhiều hoạt động mang tính chất tín dụng khác của ngân hàng như: các hoạtđộng bảo lãnh, cam kết, chấp nhận tài trợ thương mại, cho vay ở thị trườngliên ngân hàng, những chứng khoán có giá (trái phiếu, cổ phiếu, ), tráiquyền, Swaps, tín dụng thuê mua, đồng tài trợ, Ngày nay, dù có rất nhiềuhình thức kinh doanh mới trong hoạt động ngân hàng ở nhiều lĩnh vực khácnhau, nhưng tín dụng vẫn là hoạt động kinh doanh chủ yếu của các ngânhàng Vì thế ở tất cả các nước, rủi ro tín dụng là vấn đề được đặc biệt quantâm không chỉ ở phạm vi các ngân hàng, mà cả trong toàn nền kinh tế Cácngân hàng luôn luôn tìm cực đại lợi nhuận qua việc tìm kiếm những lợi tứccao nhất có thể có ở các món vay và chứng khoán, đồng thời cố gắng giảmthiểu rủi ro liên quan đến các hoạt động cho vay, như: sàng lọc và giám sátkhách hàng vay, thiết lập mối quan hệ khách hàng lâu dài, quy định các mứctín dụng, vật thế chấp, số dư bù và hạn chế tín dụng Dẫu sao, không một

Trang 34

ngân hàng nào nghĩ được hết mọi sự bất ngờ khi nó viết ra những quy địnhhạn chế vào một hợp đồng cho vay; sẽ luôn luôn có những hoạt động rủi rocủa người vay tiền, chưa có một quy định hạn chế nào loại bỏ được chúng cả.

1.2.2 Các tiêu chí phản ánh rủi ro tín dụng

- Tổng số nợ quá hạn

Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạnthoả thuận ghi trên hợp đồng tín dụng Đây là chỉ tiêu phản ánh chung giá trịtuyệt đối của toàn bộ các khoản nợ quá hạn của ngân hàng Chỉ tiêu này chưacho biết trong tổng số nợ đó, nợ không có khả năng thu hồi là bao nhiêu? Nợ

có khả năng thu hồi là bao nhiêu? Và như vậy nó chưa phản ánh một cáchchính xác nguy cơ rủi ro của ngân hàng Trường hợp hai NHTM cùng có tổng

số nợ quá hạn nhưng ngân hàng có nhiều nợ không có khả năng thu hồi hơnhoặc tiềm lực tài chính thấp hơn sẽ có nguy cơ rủi ro cao hơn

- Tỷ lệ giữa giá trị các khoản nợ quá hạn/tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh chỉ số tương đối giữa dư nợ mà ngân hàng khôngthu hồi được đúng như thời hạn cam kết trong các hợp đồng tín dụng và tổng

số nợ mà ngân hàng đã cho vay Chỉ tiêu này phản ánh mức độ rủi ro tín dụngcủa ngân hàng, nó cho biết cứ 100 đơn vị tiền tệ khi ngân hàng cho vay thì cóbao nhiêu đơn vị tiền tệ mà ngân hàng không thu hồi được đúng hạn theo hợpđồng Tỷ lệ này càng cao thì khả năng rủi ro càng cao Nếu tỷ lệ này lớn hơn7% thì ngân hàng bị coi là có chất lượng tín dụng yếu kém, còn nếu nhỏ hơn5% thì ngân hàng được đánh giá là có nghiệp vụ tín dụng tốt, chất lượng chovay cao Tuy nhiên các con số được sử dụng để tính chỉ số này được đo tạimột thời điểm nhất định nên chưa phản ánh hoàn toàn chính xác chất lượngtín dụng của ngân hàng

- Tỷ lệ giữa nợ khó đòi/tổng dư nợ và nợ khó đòi/nợ quá hạn

Các chỉ số này phản ánh chỉ tiêu tương đối của nợ khó đòi - một bộ phậnquan trọng của nợ quá hạn Đây là những chỉ tiêu phản ánh về thực tế và nguy

Trang 35

cơ nợ quá hạn của ngân hàng Các tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ nợ quá hạncủa ngân hàng càng cao.

- Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/nợ quá hạn

Tỷ lệ này cho biết quỹ dự phòng rủi ro có khả năng bù đắp bao nhiêu chocác khoản nợ quá hạn khi chúng chuyển thành các khoản cho vay không thuhồi được vốn Tỷ lệ này cao tức là quỹ dự phòng rủi ro đủ bù đắp các thiệt hại

có thể xảy ra trong quá trình cho vay của ngân hàng, giảm nguy cơ rủi ro tíndụng của ngân hàng và ngược lại

Theo hệ thống PEARLS của Hiệp hội tín dụng thế giới về đánh giá tìnhhình tài chính của ngân hàng thì một ngân hàng được coi là hoạt động với độ

an toàn cao nếu ngân hàng đó phân bổ đủ dự phòng cho 100% nợ quá hạn trên

12 tháng và 35% nợ quá hạn từ 1-12 tháng

Ngoài ra, tuỳ theo tình hình cụ thể của mỗi ngân hàng trong từng thời kỳ

mà có thể có thêm các tiêu chí khác để đánh giá, so sánh thực trạng rủi ro tíndụng nhằm xây dựng các biện pháp xử lý kịp thời điểm của khách hàng, tínhkém đa dạng của tín dụng, các khoản cho vay có vấn đề,

1.2.3 Hậu quả của rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng có những tác động ảnh hưởng đến hoạt động của cácngân hàng thương mại và nền kinh tế Cụ thể:

- Rủi ro xảy ra tạo cho ngân hàng những tổn thất về mặt tài chính

Bất kỳ một rủi ro nào xảy ra cũng gây ra những tổn thất về tài chính chongân hàng, hoặc làm tăng chi phí hoạt động của ngân hàng, hoặc làm giảmthu nhập của ngân hàng Nếu thu không đủ chi ngân hàng sẽ bị thua lỗ,nghiêm trọng hơn ngân hàng có thể bị phá sản

Rủi ro và tổn thất tài chính là điều khó tránh khỏi trong việc tìm kiếm lợinhuận, hoạt động nào có khả năng mang lại lợi nhuận cao thì có thể xảy ra rủi

ro lớn Điều đó đặt ra cho các ngân hàng là phải cân nhắc lựa chọn phương án

Trang 36

kinh doanh nhằm đạt được sự cân bằng hợp lý giữa lợi nhuận với rủi ro và tổnthất.

- Rủi ro xảy ra làm giảm uy tín của ngân hàng

Những thiệt hại về uy tín của ngân hàng, làm mất lòng tin của côngchúng là những tổn thất còn lớn hơn rất nhiều so với những tổn thất về mặt tàichính Các thua lỗ trong hoạt động của ngân hàng luôn có ảnh hưởng bất lợiđến niềm tin của công chúng Khi dân chúng thiếu tin tưởng vào khả năngkinh doanh của ngân hàng, hoặc nghi ngờ ngân hàng mất khả năng thanhtoán, họ sẽ đồng loạt rút tiền gửi ra khỏi ngân hàng, dẫn đến việc đổ bể tàichính hoặc phá sản ngân hàng

- Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng còn gây tác động xấu đến nền kinh

tế - xã hội

Các thua lỗ của ngân hàng nếu nghiêm trọng có thể làm cổ đông mất vốnđầu tư, những người gửi tiền mất đi những khoản tiền tiết kiệm mà suốt đờimới có được Tình trạng tài chính xấu của một ngân hàng còn tạo ra sự nghingờ của những người gửi tiền về sự ổn định và khả năng thanh toán của cả hệthống ngân hàng, gây tác động xấu đến tình hình tài chính của ngân hàngkhác, kéo theo phản ứng dây chuyền và phá vỡ tính ổn định của thị trường tàichính

1.2.4 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng:

- Nguyên nhân bất khả kháng:

Những nguyên nhân bất khả kháng tác động tới người vay, làm họ mấtkhả năng thanh toán cho ngân hàng Ví dụ: Thiên tai, chiến tranh, hoặc nhữngthay đổi tầm vĩ mô (thay đổi Chính phủ, chính sách kinh tế, hàng rào thuếquan, ) vượt quá tầm kiểm soát của người vay lẫn người cho vay

Những thay đổi này thường xuyên xảy ra, tác động liên tục tới ngườivay, tạo thuận lợi hoặc khó khăn cho người vay Nhiều người vay, với bản

Trang 37

lĩnh của mình có khả năng dự báo, thích ứng, hoặc khắc phục những khókhăn Trong những trường hợp khác, người vay có thể bị tổn thất xong vẫn cókhả năng trả nợ ngân hàng đúng hạn, đủ gốc và lãi Tuy nhiên, khi tác độngcủa những nguyên nhân bất khả kháng đối với người vay là nặng nề, khả năngtrả nợ của họ bị suy giảm, từ đó dẫn tới rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

- Nguyên nhân thuộc về chủ quan người vay:

Trình độ yếu kém của người vay trong dự đoán các vấn đề kinh doanh,yếu kém trong quản lý, chủ định lừa đảo cán bộ ngân hàng, chây ỳ, lànguyên nhân gây rủi ro tín dụng Rất nhiều người vay sẵn sàng mạo hiểm với

kỳ vọng thu được lợi nhuận cao Để đạt được mục đích của mình, họ sẵn sàngtìm mọi thủ đoạn để ứng phó với ngân hàng như cung cấp thông tin sai, muachuộc, Nhiều người đã không tính toán kỹ lưỡng hoặc không có khả năngtính toán kỹ lưỡng những bất trắc có thể xảy ra, không có khả năng thích ứng

và khắc phục khó khăn trong kinh doanh Trong trường hợp còn lại, ngườivay kinh doanh có lãi xong vẫn không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn Họchây ỳ với hy vọng để quỵt nợ hoặc sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt

- Nguyên nhân thuộc về ngân hàng:

Chất lượng cán bộ kém, không đủ trình độ đánh giá khách hàng hoặcđánh giá không tốt, cố tình làm sai, là một trong những nguyên nhân của rủi

ro tín dụng Nhân viên ngân hàng phải tiếp cận với nhiều ngành nghề, nhiềuvùng, thậm chí nhiều quốc gia Để cho vay tốt, họ phải am hiểu khách hàng,lĩnh vực mà khách hàng kinh doanh, môi trường mà khách hàng sống Họphải có khả năng dự báo các vấn đề liên quan đến người vay, Như vậy, họphải được đào tạo và tự đào tạo kỹ lưỡng, liên tục và toàn diện Khi nhân viêntín dụng cho vay đối với khách hàng họ chưa đủ trình độ để hiểu kỹ lưỡng, rủi

ro tín dụng luôn rình rập họ Sống trong môi trường "tiền bạc", nhiều nhânviên ngân hàng đã không tránh khỏi cám dỗ của đồng tiền Họ tiếp tay chokhách hàng rút ruột ngân hàng Như vậy, chất lượng nhân viên ngân hàng bao

Trang 38

gồm trình độ và đạo đức nghề nghiệp không đảm bảo là nguyên nhân của rủi

ro tín dụng

Ngoài ra, nguyên nhân do cơ cấu tổ chức tín dụng, chính sách, quy trìnhtín dụng, khả năng nhận biết rủi ro tín dụng, công cụ đánh giá rủi ro tín dụng,công nghệ, của ngân hàng thương mại còn chưa đồng bộ, chưa đầy đủ, chưaphù hợp gây bất lợi cho hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng của các ngân hàngthương mại Đây cũng chính là những nguyên nhân quan trọng gây ra rủi rotín dụng ở các ngân hàng thương mại hiện nay

1.3 Hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

1.3.1 Khái niệm về hạn chế rủi ro tín dụng

Hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng chính là năng lực thực hiện cácchính sách, quy trình tín dụng dựa trên cơ cấu tổ chức được thiết lập, cơ sởcông nghệ ngân hàng hiện có, khả năng chỉ đạo điều hành của Ban lãnh đạo,khả năng triển khai đội ngũ nhân viên và các công cụ hỗ trợ thực hiện việchạn chế sự xuất hiện của rủi ro tín dụng, nhằm giảm thiểu tổn thất của ngânhàng

Mô hình tổ chức hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng được kiệntoàn theo hướng thông lệ quốc tế tốt nhất đóng góp một phần không nhỏ vàohiệu quả của công tác hạn chế rủi ro tín dụng

Con người với đạo đức nghề nghiệp của họ trở thành yếu tố ngày càngquan trọng, là khởi nguồn cho việc thực hiện hạn chế rủi ro tín dụng

Công nghệ ngân hàng có vai trò quan trọng trong công tác hạn chế rủi rotín dụng đặc biệt khi ngân hàng thương mại ngày càng có quy mô lớn cả vềtổng tài sản, về khối lượng giao dịch phát sinh, về địa giới hoạt động, Côngnghệ ngân hàng cung cấp cho cán bộ làm công tác quản lý rủi ro tín dụngnhững công cụ hữu hiệu nhằm phát hiện sớm rủi ro tín dụng có thể xảy ra vàcập nhật thông tin cần thiết

Trang 39

Công cụ hỗ trợ thực hiện hạn chế rủi ro tín dụng bao gồm: nhận biết cácdấu hiệu rủi ro tín dụng, các phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng, cácphương pháp đánh giá tài sản đảm bảo của khách hàng, tổng kết kinh nghiệmnhận diện gian lận, Tất cả các công cụ đó đều hữu ích cho công tác hạn chếrủi ro tín dụng.

1.3.2 Tiêu chí đánh giá kết quả hạn chế rủi ro tín dụng

Kết quả của việc hạn chế rủi ro tín dụng thực chất là kết quả của việcthực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn khả năng rủi ro tín dụng xảy ra đốivới hoạt động tín dụng Có rất nhiều chỉ tiêu phản ánh kết quả hạn chế rủi rotín dụng nhưng luận văn chỉ xin đề cập đến một số chỉ tiêu chủ yếu hiện nay

mà các ngân hàng thương mại thường sử dụng, đó là các chỉ tiêu: nợ quá hạn,

tỷ lệ giữa giá trị các khoản nợ quá hạn/tổng dư nợ, tỷ lệ giữa nợ khó đòi/tổng

dư nợ và nợ khó đòi/nợ quá hạn, các khoản tín dụng có vấn đề.

Các chỉ tiêu nợ quá hạn, tỷ lệ giữa giá trị các khoản nợ quá hạn/tổng dư

nợ, tỷ lệ giữa nợ khó đòi/tổng dư nợ và nợ khó đòi/nợ quá hạn giảm phản ánhviệc hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại đạt được kết quả tốthơn

Tỷ lệ nợ quá hạn thấp và bằng 0 không có nghĩa là việc hạn chế rủi ro tíndụng của ngân hàng là tốt mà số tiền rủi ro khi đó chính là tổng dư nợ hiện tạicủa ngân hàng, không phải những khoản cho vay chưa đến hạn thanh toán làkhông có rủi ro Vì thế, ngoài các chỉ tiêu định lượng cơ bản nêu trên, người

ta còn sử dụng chỉ tiêu định tính là các khoản tín dụng có vấn đề

Các khoản tín dụng có vấn đề là những khoản vay chưa hết hạn, chưađược xem xét là nợ quá hạn nhưng trong quá trình theo dõi ngân hàng pháthiện thấy có những dấu hiệu không trả được nợ

1.3.3 Các biện pháp cơ bản hạn chế rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng xảy ra không những tác động trực tiếp đến thu nhập củangân hàng mà còn có thể gây ra tình trạng phá sản của ngân hàng Chính vì

Trang 40

hậu quả khó lường khi rủi ro tín dụng xảy ra nên các ngân hàng cần thực thicác biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng Hạn chế rủi ro tín dụng được thực hiện

từ chính cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng của ngân hàng, từ chính chínhsách, quy trình tín dụng Có rất nhiều biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng, sauđây là một số biện pháp cơ bản mà các ngân hàng thương mại thường sử dụng

để hạn chế rủi ro tín dụng:

1.3.3.1 Cơ cấu tổ chức tín dụng

Cơ cấu tổ chức tín dụng của các ngân hàng thương mại được tổ chức tốt

là một phương thức hạn chế rủi ro tín dụng tốt Tổ chức bộ máy tín dụng phảidựa trên nguyên tắc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ; phân cấp, uỷ quyền rõràng trong hoạt động tín dụng; xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từngđơn vị, từng cán bộ theo phân cấp uỷ quyền và nhiệm vụ được giao; đảm bảoyêu cầu phán quyết tín dụng phải qua ba khâu: người trình, người kiểm soát,người quyết định Với một cơ cấu tổ chức theo tiêu chuẩn thông lệ quốc tế tốtnhất sẽ tạo ra một phương thức hạn chế rủi ro tín dụng tốt nhất trong giai đoạnhiện nay đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam

1.3.3.2 Xây dựng chính sách tín dụng và quy trình phân tích tín dụng hợp lý, khoa học

Chính sách tín dụng bằng văn bản là yếu tố căn bản, là nền tảng để quảntrị tín dụng hiệu quả Chính sách tín dụng đặt ra mục tiêu, tham số định hướngcho cán bộ ngân hàng, những người làm công tác cho vay và quản trị danhmục đầu tư Chính sách được xây dựng khoa học, cẩn thận, thông suốt từ trênxuống dưới tạo điều kiện cho ngân hàng duy trì tiêu chuẩn tín dụng của mình,tránh rủi ro quá mức và đánh giá đúng về cơ hội kinh doanh Các tổ chứcgiám sát hoạt động ngân hàng trên thế giới đều coi một chính sách tín dụngđược xây dựng đúng đắn là điều kiện thiết yếu để quản trị tốt rủi ro tín dụng.Nội dung cơ bản của một chính sách tín dụng thông thường bao gồm:

- Miêu tả thị trường tín dụng mục tiêu của ngân hàng;

Ngày đăng: 06/09/2012, 12:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Quy mô và cơ cấu nguồn vốn của VPBank - Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam - VPBank.DOC
Bảng 2.1 Quy mô và cơ cấu nguồn vốn của VPBank (Trang 60)
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn theo thời hạn năm 2006-2009 - Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam - VPBank.DOC
Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn theo thời hạn năm 2006-2009 (Trang 62)
Bảng 2.3: Tình hình sử dụng vốn tại VPBank - Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam - VPBank.DOC
Bảng 2.3 Tình hình sử dụng vốn tại VPBank (Trang 63)
tham gia đầu tư, tập trung vào phân tích tình hình thị trường cũng như các công ty niêm yết để có bước chuẩn bị thích hợp về sau, đồng thời xử lý và cơ  cấu lại danh mục hiện tại. - Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam - VPBank.DOC
tham gia đầu tư, tập trung vào phân tích tình hình thị trường cũng như các công ty niêm yết để có bước chuẩn bị thích hợp về sau, đồng thời xử lý và cơ cấu lại danh mục hiện tại (Trang 66)
Qua số liệu tại bảng 2.3, trong cơ cấu sử dụng vốn thì hoạt động cho vay chiếm một tỷ trọng khá cao - Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam - VPBank.DOC
ua số liệu tại bảng 2.3, trong cơ cấu sử dụng vốn thì hoạt động cho vay chiếm một tỷ trọng khá cao (Trang 69)
Bảng 2.6: Cơ cấu tín dụng phân theo đối tượng vay - Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam - VPBank.DOC
Bảng 2.6 Cơ cấu tín dụng phân theo đối tượng vay (Trang 71)
Bảng 2.7: Tình hình nợ xấu tại VPBank - Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam - VPBank.DOC
Bảng 2.7 Tình hình nợ xấu tại VPBank (Trang 73)
Bảng 2.8: Cơ cấu nợ xấu phân theo kỳ hạn - Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam - VPBank.DOC
Bảng 2.8 Cơ cấu nợ xấu phân theo kỳ hạn (Trang 75)
Bảng 2.9: Cơ cấu nợ xấu phân theo đối tượng vay - Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam - VPBank.DOC
Bảng 2.9 Cơ cấu nợ xấu phân theo đối tượng vay (Trang 77)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w