Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh VPBank
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển nhanh, mạnh ở nhiều lĩnhvực Đảng và nhà nước đã đưa ra mục tiêu biến nước ta cơ bản thành mộtnước công nghiệp vào năm 2020 Để đạt được mục tiêu này là một vấn đềkhông hề đơn giản, nó đòi hỏi cần có sự phát triển toàn diện ở tất cả cácngành và cần sự phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân Ngành ngân hàng cũngkhông phải là ngoại lệ, là một trong những tổ chức tài chính quan trọngnhất của nền kinh tế, là cầu nối giữa những người muốn tiết kiệm và nhữngngười muốn đầu tư Là một trung gian tài chính quan trọng các ngân hàngmột khi phát triển sẽ là cơ sở cho sự phát triển của các ngành khác Chúngta đang ở trong giai đoạn kinh tế toàn cầu, giai đoạn mà hàng rào kinh tếgiữa các nước đang dần dần được phá vỡ, nước ta cũng đã gia nhập vào tổchức thương mại thế giới WTO Điều này, một mặt là cơ hội tốt để cácngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động, tăng doanh số, lợi nhuận một mặt làmột thách thức rất lớn đối với các ngân hàng, các ngân hàng thương mạiđang phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trong nội bộ hệ thống ngânhàng và giữa các ngân hàng với những tổ chức tài chính khác Vì vậy, đểcó thể giữ được khách hàng và không ngừng gia tăng lợi nhuận, các ngânhàng thương mại luôn phải chú trọng nghiên cứu và phát triển những sảnphẩm mới với chất lượng cao nhất, đáp ứng nhu cầu thị trường, bên cạnhđó cần được sự giúp đỡ của nhà nước, nhằm phát huy nội lực, không ngừngnâng cao tính hiệu quả, chính xác của các hoạt động của mình đặc biệt làcác hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của cácngân hàng, quyết định đến thành công hay thất bại, đến lợi nhuận của ngânhàng Tuy vậy, hoạt động tín dụng lại là hoạt động chức đựng nguy cơ rủiro cao nhất, nếu rủi ro xảy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các ngân hàng thậmchí có thể làm cả hệ thống ngân hàng sụp đổ Như vậy, việc quản lý, phòngngừa và hạn chế rủi ro là một việc mà các ngân hàng cần hết sức quan tâmnếu muốn duy trì hoạt động cũng như tăng tổng số lợi nhuận, tài sản của
Trang 2mình Vì thế, trong thời gian thực tập tại ngân hàng VPBank em đã tìmhiểu về hoạt động tín dụng của ngân hàng nói riêng và của cả hệ thốngngân hàng thương mại nói chung và chọn đề tài “ hạn chế rủi ro tín dụng tạingân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanhVPBank ” làm đề tài cho chuyên đề thực tập của mình.
Chuyên đề thực tập gồm:
Chương I:Tín dụng và rủi ro tín dụng của ngân hàng thuơng mại.Chương II: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Cổphần Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Việt Nam – VPBank.
Chương III: Các giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng tạiVPBank và một số kiến nghị.
Em xin chân thành cảm ơn Ths HOÀNG LAN HƯƠNG đã hướng dẫntận tình và chu đáo, giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Trong quá trình thực tập em đã cố gắng học hỏi và nghiên cứu, tìm tòi,nhưng do kiến thức thực tế còn chưa nhiều, kinh nghiệm còn ít, nên chuyênđề không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được những ý kiếncủa cô để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn.
Trang 3CHƯƠNG I: TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Ngân hàng thương mại và tín dụng ngân hàng1.1.1 Khái quát về ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là một tổ chức tài chính quan trọng nhất củanền kinh tế, thu hút tiết kiệm lớn nhất trong hầu hết mọi nền kinh tế Hàngtriệu cá nhân, gia đình và các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội đềugửi tiền tại các ngân hàng Ngân hàng đóng vai trò người thủ quỹ của toànxã hội.Vì thế, ngân hàng là một trong những tổ chức trung gian tài chínhquan trọng nhất Ngoài ra, ngân hàng thực hiện các chính sách kinh tế, đặcbiệt là chính sách tiền tệ, vì vậy là một kênh quan trọng trong chính sáchkinh tế của Chính phủ nhằm ổn định kinh tế.
Với mục tiêu lợi nhuận, đối tượng kinh doanh của ngân hàng là tiền tệhoặc các giấy tờ có giá khác và mục tiêu của ngân hàng cũng là các đốitượng mà nó kinh doanh Ngân hàng cung cấp dịch vụ cho công chúng vàdoanh nghiệp như: mua bán ngoại tệ, nhận tiền gửi, cho vay, bảo quản vậtcó giá, cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán, quản lýngân quỹ, tài trợ các hoạt động của Chính phủ, bảo lãnh, cho thuê thiết bịtrung và dài hạn, cung cấp dịch vụ ủy thác và tư vấn, cung cấp dịch vụ môigiới đầu tư chứng khoán, cung cấp các dịch vụ bảo hiểm, cung cấp các dịchvụ đại lý…
Thực hiện trao đổi ngoại tệ: Trong thị trường tài chính ngày nay, mua ban ngoại tệ thường chỉ do các ngân hàng lớn thực hiện bởi vì những giao dịch như vậy thường có độ rủi ro cao và đòi hỏi trình độ chuyên môn cao Nhận tiền gửi: Cho vay được coi là hoạt động mang lại lợi nhuận cao vì thếngân hàng tim mọi cách để huy động nguồn vốn cho vay Một trong những nguồn vốn quan trọng là các khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng Ví dụnhư hiện nay do chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam nên
Trang 4có nhiều ngân hàng đã tăng lãi suất tiền gửi lên tới 12%/ năm, đây là mức lãi suất được xem là tương đối cao, tuy nhiên có lẽ là chưa dừng lại ở mức này.
Cho vay: gồm có cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng, tàitrợ cho dự án
Ngày nay, khi mà thị trường tài chính ngày càng phát triển thì Ngânhàng thương mại trở thành một trung gian tài chính không thể thiếu trongnền kinh tế Sự cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt thúc đẩy các ngânhàng cung cấp các tiện ích ngày càng tốt hơn cho khách hàng Vì thế, cácngân hàng trong nước cần phải áp dụng công nghệ mới, thay đổi tư duy vềtuyển dụng nhân sự, mức lương, quảng cáo và đặc biệt chú ý tới chất lượngcác dịch vụ.
Ngân hàng thương mại có chức năng chủ yếu như: là trung gian tàichính, tạo phương tiện thanh toán, trung gian thanh toán.
Là trung gian tài chính: đây là chức năng quan trọng nhất của ngânhàng thương mại Trong xã hội có những người thừa tiền(tức là thu nhậpcủa họ hiện tại lớn hơn các khoản chi cho tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ, vàdo đó có tiền để tiết kiệm) và cũng có những người thiếu tiền(tức là thunhập không đủ đáp ứng nhu cầu chi tiêu và đầu tư nên cần được bổ sungvốn) những người thừa tiền tìm đến ngân hàng gửi tiền tiết kiệm nhằm đểlấy tiền lãi còn những người thiếu tiền lại tìm đến ngân hàng nhằm vaythêm vốn để đầu tư Vì thế, ngân hàng tập hợp được những người cần tiếtkiệm và những người cần vốn để đầu tư, tức là ngân hàng chuyển tiết kiệmthành đầu tư.
Tạo phương tiện thanh toán: Tiền- vàng có một chức năng quantrọng là làm phương tiện thanh toán Ban đầu, các ngân hàng đã tạo raphương tiện thanh toán thay cho tiền kim loại dựa trên số lượng tiền kimloại đang nắm giữa Với nhiều ưu thế, dần dần giấy nợ của ngân hàng đãthay thế tiền kim loại làm phương tiện lưu thông và phương tiện cất giữa,
Trang 5nó trở thành tiền giấy Mỗi quốc gia có loại tiền riêng ví dụ như Việt Namcó tiền VND, Mỹ có đồng USD Ngày nay, tiến bộ khoa học phát triển vớinhững ứng dụng hiện đại thì tiền mặt đã ngày càng được hạn chế vì nhữngnhược điểm của nó thay vào đó là nhiều hình thức thanh toán mới nhưthanh toán bằng séc, ủy nhiệm thu, nhờ chi, các loại thẻ…
Là trung gian thanh toán: Ngân hàng trở thành trung gian thanh toánlớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia.Thay mặt khách hàng, ngân hàngthực hiện thanh toán giá trị hàng hóa và dịch vụ Ngoài ra, các ngân hàngcòn thực hiện thanh toán bù trừ với nhau thông qua ngân hàng trung ươnghoặc các trung gian thanh toán khác.Với nhiều hình thức thanh toán khácnhau và ngày càng hiện đại đã góp phần làm cho ngân hàng trở thành trungtâm thanh toán quan trọng và hiệu quả, phục vụ đắc lực cho nền kinh tếtoàn cầu.
1.1.2Tín dụng ngân hàng
1.1.2.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng
Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các ngân hàng nói riêng vàcủa các trung gian tài chính nói chung, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổngtài sản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại rủi ro caonhất Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhândưới hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác,bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngânhàng Nhà nước Như vậy, nghiệp vụ tín dụng không chỉ có ý nghĩa với nềnkinh tế mà còn có ý nghĩa quan trọng quyết định đến sự thành bại của mộtngân hàng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chiphí nhất định Ngân hàng thương mại huy động và tập trung các nguồn vốntiền tệ tạm thời nhàn rỗi của các chủ thể trong nền kinh tế để hoàn thànhnguồn vốn cho vay Mặt khác, trên cơ sở số vốn đã huy động được, ngân
Trang 6hàng cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, tiêudùng của các chủ thể kinh tế góp phần đảm bảo sự vận động liên tục củaguồng máy kinh tế xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Như vậy, ngânhàng vừa là người đi vay vừa là người cho vay, hay nói cách khác, nghiệpvụ tín dụng của ngân hàng thương mại là đi vay để cho vay Khi thiết lậpmột quan hệ tín dụng phải tuân thủ theo 3 nguyên tắc đó là : có thời hạn, cóhoàn trả và có đền bù Trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và kháchhàng, hai bên thoả thuận với nhau một thời hạn nợ và mức nợ, do đó hìnhthức của tín dụng là di chuyển vốn vay từ ngân hàng sáng cho khách hàngnhưng không phải là sự chuyển đổi về quyền sở hữu vốn, sự chuyểnnhượng này chỉ chuyển quyền sử dụng vồn từ ngân hàng sáng cho kháchhàng Sau khi đến hạn thoả thuận, khách hàng hoàn trả khoản vốn đó chongân hàng kèm theo một tỷ lệ % tiền lãi Khi thiết lập quan hệ tín dụng củakhách hàng mối quan tâm lớn nhất của ngân hàng là khoản tín dụng đó cóđem lại lợi nhuận cho ngân hang hay không, khách hàng có trả được nợđúng hạn hay không? Chính vì thế, để thiết lập một mối quan hệ tín dụnggiữa ngân hàng và khách hàng là phải dựa trên khả năng tài chính củakhách hàng, dựa trên lòng tin, sự tin tưỏng của ngân hàng về khả năng hoàntrả nợ đúng hạn của khách hàng.
Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng vàchiếm tỷ trọng lớn nhất Ngân hàng thương mại được cho các tổ chức, cánhân vay vốn dưới các hình thức sau:
i cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ và đời sống
ii cho vay trung han, dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triểnsản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống.
Trang 71.1.2.2 Phân loại tín dụng
Có nhiều cách phân loại tín dụng theo những tiêu thức khác nhau, sauđây là một số cách phân loại
Căn cứ theo phương thức cho vay.
Theo tiêu thức này, tín dụng Ngân hàng được chia thành một số loại sau đây:
- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Đây là hình thức cho vay mà tổ
chức tín dụng thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượtsố tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Tổ chức tín dụng và khách hàng xác
định và thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian xácđịnh.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức cam kết bảo đảm
sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhấtđịnh Tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lực của hạnmức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.
- Cho vay theo dự án đầu tư: Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay
vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụvà các dự án đầu tư phục vụ đời sống.
- Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và tổ chức tín dụng
thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng
- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ
chức cấp tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vaytrong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụvà rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổchức tín dụng.
- Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với
một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó cómột tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tíndụng khác.
Trang 8- Cho vay trả góp: Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác
định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia rađể trả nợ theo nhiều kì hạn trong thời hạn cho vay.
Căn cứ vào thời gian cho vay.
Thời gian cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắtđầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã đượcthoả thuận trong hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng.
- Tín dụng ngắn hạn: Tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có thời hạn
dưới 1 năm và thường được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinhdoanh và khả năng trả nợ của khách hàng.
- Tín dụng trung hạn: Tín dụng trung hạn ở Việt Nam có thời hạn từ 1
đến 5 năm, còn đối với một số nước trên thế giới loại tín dụng này có thờihạn đến 7 năm Tín dụng trung hạn chủ yếu được sử dụng để đầu tư muasắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sảnxuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mô nhỏ mà thời gian thuhồi vốn nhanh.
- Tín dụng dài hạn: Loại tín dụng này có thời hạn cho vay trên 5 năm
(Việt Nam), hay trên 7 năm (đối với một số nước trên thế giới) Tín dụngdài hạn được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản như: đầu tư xâydựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng (đường xá, bếncảng, sân bay ), cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn.
Căn cứ vào đối tượng cho vay
- Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng được cấp để hình thành vốn cốđịnh Loại tín dụng này thường dùng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cảitiến và đổi mới kỹ thuật, công nghệ, mở rộng sản xuất, xây dựng các xínghiệp và công trình mới Thời hạn cho vay đối với loại tín dụng này trên12 tháng.
- Tín dụng vốn lưu động: là loại tín dụng được cấp để bổ sung vốn
Trang 9lưu động cho các tổ chức kinh tế, tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuấtkinh doanh như mua nguyên vật liệu, hàng hoá dự trữ, chi cho các chi phísản xuất, cho vay để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn Tín dụng vốn lưuđộng thường được sử dụng để bù đắp mức vốn lưu động tạm thời thiếu hụt.Thời gian cho vay vốn ngắn hạn thường dưới 12 tháng.
Căn cứ vào mục đích sử dụng.
- Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng cung cấp cho các cá nhân để đápứng nhu cầu tiêu dùng như mua sắm nhà cửa, phương tiện đi lại, các hànghoá tiêu dùng Tín dụng tiêu dùng được cấp phát dưới hình thức cho vaybằng tiền hoặc dưới hình thức bán chịu hàng hoá.
- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hoá: là loại tín dụng cấp chocác chủ thể kinh tế để tiến hành sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hoá.
Phân loại theo thành phần kinh tế
Theo thành phần kinh tế, ta có thể chia các khoản cho vay thành:- Cho vay doanh nghiệp Nhà nước.
- Cho vay kinh tế tập thể.- Cho vay kinh tế tư nhân.- Cho vay kinh tế cá thể.- Cho vay kinh tế hỗn hợp.
Trước đây kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo tuy nhiên hiện nay dosự phát triển của nền kinh tế, đã có rất nhiều doanh nghiệp đã được cổ phầnhoá nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường Nhà nước đã có chính sách khácnhau đối với từng khu vực kinh tế, có tác động lớn đến việc mở rộng haythu hẹp tín dụng ngân hàng tới các thành phần kinh tế nói chung Mặt khác,mỗi thành phần kinh tế lại có những đặc điểm riêng biệt nên ngân hàng cầnphải có thái độ khác nhau khi cho các chủ thể thuộc các thành phần kinh tếnày vay vốn.
Trang 101.1.2.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế quốc dân
Thứ nhất, nó có vai trò là góp phần thúc đẩy sự phát triển của các
doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân,doanh nghiệp liên kết, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài… Đồng thờitín dụng ngân hàng còn đáp ứng nhu cầu vốn cần thiết cho các doanhnghiệp và cá nhân để duy trì quá trình sản xuất được liên tục, góp phầnđiều hoà vốn trong toàn bộ nền kinh tế Tín dụng ngân hàng tham gia vàotoàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá, ngay cả những hoạt độngdịch vụ cũng không thể tách khỏi sự hỗ trợ của tín dụng ngân hàng Nó làcầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, là động lực kích thích tiết kiệm đồng thờilà nhu cầu tiết kiệm vốn cho đầu tư phát triển.
Hai là: Tín dụng Ngân hàng là đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế phát
Là trung gian tài chính, hoạt động chính của ngân hàng là tập trungvốn, tiền tệ tạm thời nhàn rỗi còn phân tán ở mọi tầng lớp dân cư, các tổchức kinh tế và các doanh nghiệp trên cơ sở đó cho vay các đơn vị kinhtế, thực hiện tái sản xuất mở rộng, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiếnhiện đại, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế, tạo nhiều sản phẩm hànghoá tiêu dùng nội địa và xuất khẩu.
Tín dụng Ngân hàng trở thành đòn bẩy kinh tế quan trọng nhất giúpcác nhà sản xuất kinh doanh cạnh tranh trên thị trường một cách có hiệuquả nhất.
Ba là: Tín dụng là công cụ tài trợ cho các dự án tạo việc làm, các
ngành kinh tế kém phát triển và các nghành mũi nhọn, thực hiện mục tiêuxoá đói giảm nghèo và các chương trình dự án mang tính chất xã hội khác.
Trong điều kiện nước ta hiện nay, cơ cấu kinh tế còn nhiều mặt mấtcân đối, lạm phát và thất nghiệp luôn có khả năng tiềm ẩn Bên cạnh đó,
Trang 11nông nghiệp lại là ngành sản xuất chính, thu nhập bình quân đầu ngườithấp Vì vậy, muốn nâng dần thu nhập bình quân đầu người, giải quyết nạnthất nghiệp không phải chỉ dựa vào quỹ ngân sách nhà nước hoặc trông chờvào các khả năng góp vốn của nước ngoài Tín dụng Ngân hàng thực sự giữvai trò quan trọng trong việc đầu tư cho các dự án có ý nghĩa kinh tế xã hội.Song song với việc tài trợ cho các nền kinh tế mũi nhọn, có tiềm năng kinhtế lớn như sản xuất, hàng xuất khẩu, hàng mỹ nghệ, khai thác dầu khí…
Bốn là: Tín dụng Ngân hàng thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung vốn
sản xuất mở rộng quá trình phân công lao động xã hội và tạo điều kiện đểphát triển trên các quan hệ kinh tế đối với nước ngoài.
Ngân hàng tập trung vốn tạo đà mở rộng quy mô sản xuất và thịtrường tiêu thụ cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và uy tín Tíndụng ngân hàng sẽ thúc đẩy nhanh chóng quá trình tập trung và tích luỹvốn, tạo cho các doanh nghiệp đủ điều kiện hợp tác liên doanh với các tậpđoàn kinh tế nước ngoài Vì trong điều kiện kinh tế hiện nay, phát triểnkinh tế của một nước được gắn liền với thị trường thế giới Điều đó đồngnghĩa với việc tín dụng ngân hàng đã trở thành một trong những phươngtiện nối liền nền kinh tế các nước với nhau.
Năm là: Thông qua hoạt động tín dụng ngân hàng, nhà nước có thể
kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế để đề ra cácbiện pháp, chính sách quản lý kinh tế và pháp lý phù hợp Đồng thời điềuchỉnh cơ cấu kinh tế và hoạt động của các thành phần kinh tế thông qua cácchính sách về tín dụng như là các chính sách ưu đãi về lãi suất và các điềukiện cho vay khác cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất theo mục tiêu địnhhướng phát triển kinh tế của nhà nước.
Trang 121.2 Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại1.2.1 Rủi ro của ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là loại doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá đặcbiệt – hàng hoá là tiền tệ Vì thế, nó tồn tại nhiều rủi ro Rủi ro là những tổnthất có thể xảy ra ngoài dự kiến.
Phân chia rủi ro theo loại tài sản gồm có: rủi ro trong quản lý và kinhdoanh ngân quỹ, rủi ro tín dụng, rủi ro trong quản lý và kinh doanh chứngkhoán, rủi ro trong cho thuê và rủi ro đối với các tài sản khác của ngânhàng.
Phân chia theo nguyên nhân – các nhân tố tác động, gồm có rủi ro dongười vay không trả nợ cho ngân hàng, rủi ro do lãi suất thay đổi, rủi ro dothay đổi tỷ giá, rủi ro do các nguyên nhân khác
Sau đây là các loại rủi ro phổ biến như: Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến chongân hàng do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả hoặc khôngtrả đầy đủ cả vốn và lãi Khi thực hiện cho vay một khách hàng, ngân hàngkhông dự kiến là khoản vay đó sẽ bị tổn thất Tuy nhiên những khoản vayđó luôn hàm chứa rủi ro.
Rủi ro hối đoái
Rủi ro hối đoái là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến củangân hàng khi tỷ giá hối đoái thay đổi vượt quá thay đổi ngoài dự tính.Trong cơ chế thị trường, tỷ giá thường xuyên thay đổi Có những thay đổicó thể dẫn đến tổn thất cho ngân hàng.
Trang 13 Rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến gắnvới thay đổi lãi suất và nhiều nhân tố khác như cấu trúc và kì hạn của tàisản và nguồn, quy mô và kì hạn các hợp đồng kì hạn…
Nguyên nhân rủi ro lãi suất là
Sự không phù hợp về kì hạn của nguồn và tài sản.
Sự thay đổi của lãi suất thị trường khác với dự kiến của ngân hàngNgân hàng sử dụng lãi suất cố định trong các hợp đồng.
Rủi ro lãi suất là một loại rủi ro thị trường quan trọng, đặc biệt trongđiều kiện lãi suất thường xuyên thay đổi Vì thế cần phải hạn chế rủi ro lãisuất bằng các biện pháp như: duy trì sự phù hợp về kì hạn của nguồn và tàisản, thực hiện trao đổi lãi suất, áp dụng lãi suất thả nổi, sử dụng các hợpđồng kì hạn…
Rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản là khả năng xảy ra tổn thất ngoài dự kiến chongân hàng khi nhu cầu thanh khoản thực tế vượt quá khả năng thanh khoảndự kiến làm tăng các chi phí để đáp ứng nhu cầu thanh khoản hoặc làm chongân hàng mất khả năng thanh toán
Các rủi ro khác
Các rủi ro khác là khả nằng xảy ra cướp ngân hàng, nhầm lẫn trongthanh toán, hoản loạn, lỗi công nghệ…
Trang 141.2.2 Rủi ro tín dụng
1.2.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng
Hoạt động ngân hàng luôn hàm chứa rủi ro, đặc biệt và thường xuyênlà rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng của các ngân hàng đang trở nên rất đángquan tâm.
Rủi ro tín dụng, theo khái niệm cơ bản nhất là khả năng khách hàngnhận khoản vốn vay không thực hiện, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đốivới ngân hàng, gây tổn thất cho ngân hàng, đó là khả năng khách hàngkhông trả, không trả đầy đủ, đúng hạn cả gốc và lãi cho ngân hàng Khithực hiện cho vay đối với một ngân hàng cụ thể, ngân hàng không dự kiếnlà khoản vay đó sẽ bị tổn thất Tuy nhiên, những khoản cho vay đó luônhàm chứa rủi ro Rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động quan trọng nhất, cóquy mô lớn nhất của ngân hàng thương mại- hoạt động tín dụng Loại rủi ronày có thể phát sinh do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan vàcả từ hai phía khách hàng và ngân hàng.
Về phía khách hàng
Rủi ro tín dụng phát sinh có thể do những nguyên nhân khách quanlẫn chủ quan Về mặt chủ quan có thể do trình độ quản lý của khách hàngyếu kém dẫn đến sử dụng vốn vay kém hiệu quả hoặc thất thoát ảnh hưởngđến khả năng trả nợ Cũng có thể do khách hàng sẵn sàng mạo hiểm với kỳvọng thu được lợi nhuận cao, để đạt được mục đích của mình, họ tìm đủmọi cách ứng phó với ngân hàng như cung cấp sai thông tin, thiếu thiện chítrong việc trả nợ trong khi biện pháp xử lý nợ của ngân hàng tỏ ra kém hiệuquả Về mặt khách quan có thể do khách hàng gặp phải những thay đổi môitrường kinh doanh không thể lường trước được, chẳng hạn sự thay đổi vềgiá cả hay nhu cầu thị trường, sự thay đổi về môi trưòng pháp lý hay chínhsách của chính phủ khiến cho doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn tài
Trang 15chính không thể khắc phục được Vì thế, doanh nghiệp không thể trả nợcho ngân hàng được.
Về phía ngân hàng
Rủi ro tín dụng có thể phát sinh do nguyên nhân chủ quan như quátrình phân tích và thẩm định tín dụng không kỹ lưỡng dẫn đến sai lầm trongquyết định cho vay Chất lượng cán bộ kém, không đủ trình độ đánh giákhách hàng hoặc đánh giá không tốt, cố tình làm sai Mặt khác, cũng có thểquyết định cho vay đúng đắn nhưng do thiếu kiểm tra kiểm soát sau khi chovay dẫn đến khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích nhưngngân hàng vẫn không phát hiện kịp thời để ngăn chặn Vì thế, để cho vaytốt, cán bộ tín dụng phải am hiểu khách hàng, lĩnh vực mà khách hàng kinhdoanh, môi trường mà khách hàng sống Họ phải có khả năng dự báo cácvấn đề liên quan đến khách hàng vay Như vây, họ cần được đào tạo và tựđào tạo kĩ lưỡng, liên tục và toàn diện, đặc biệt cán bộ tín dụng phải có đạođức nghề nghiệp.
1.2.2.2 Các hình thức rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại
Rủi ro tín dụng xảy ra khi người vay không trả nợ gốc và nợ lãi đúnghạn, đầy đủ Theo phương thức quản lý rủi ro tín dụng hiện nay, người tachia rủi ro tín dụng thành 4 mức độ rủi ro tín dụng khác nhau:
1.2.2.2.1 Không thu lãi đúng hạn
Cấp độ thấp nhất là khi người vay không trả được lãi đúng hạn, khi đóngân hàng sẽ chuyển số lãi đó vào khoản mục lãi treo phát sinh Sở dĩ hìnhthức này được xếp vào cấp độ thấp vì ngoại trừ trường hợp khách hàngmuốn quỵt nợ, chiếm dụng vốn thì phần lớn đều xuất phát từ việc thiếu cânđối trong thời hạn thu nợ và trả nợ của khách hàng Hình thức này có xảy racũng không gây tổn thất quá lớn đến ngân hàng, bởi lẻ số lãi mà ngân hàngchưa thu được trong kỳ sẽ được hạch toán cho kỳ tiếp theo Thông thường
Trang 16rủi ro này thường gắn với khách hàng là các doanh nghiệp có thời hạn củakhoản vốn thường khá dài.
1.2.2.2.2 Không thu được vốn đúng hạn
Đây là hình thức rủi ro xảy ra khi đã đến kỳ hạn trả nợ nhưng kháchhàng vẫn chưa hoàn trả cho ngân hàng Khi đó, ngân hàng sẽ chuyển khoảnnợ này vào danh mục nợ quá hạn, số vốn của ngân hàng trong một chừngmực nào đó có thể xem là đã mất nhưng trong thực tế khoản nợ quá hạnvẫn hoàn toàn có thể thu hồi được nếu ngân hàng có các biện pháp hợp lýđối với khách hàng của họ Khoản vay của khách hàng đối với ngân hàngthường có kỳ hạn xác định (6 tháng, 12 tháng, 24 tháng) trong khi hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng thường không có kỳ hạn xác định, nhiềukhi nó chậm hơn dự tính một khoảng thời gian nhất định Chính vì thế,nhiều khi ngân hàng cần gia hạn cho khách hàng trong một thời gian ngắnđể họ hoàn thành chu trình kinh doanh của mình.
Thời gian từ khi một khoản vốn được xem là nợ quá hạn đến khi nóđược coi là không thể thu hồi là khá dài và trong thời gian này ngân hàngsẽ có các biện pháp để thu được vốn, thông thường tỷ lệ nợ quá hạn là khácao còn nợ không còn khả năng thu hồi là rất nhỏ Các khách hàng củangân hàng sở dĩ chưa trả được khoản vay đúng hạn vì nhiều lý do có thể dochủ quan hay do khách quan Khi nguyên nhân là chủ quan thì ngân hàngcần có các biện pháp để khách hàng thay đổi hành vi để họ đưa ra quyếtđịnh trả nợ Còn khi nguyên nhân là khách quan, khi khách hàng hiện tạichưa đủ năng lực về tài chính thì ngân hàng cần có các biện pháp để giúpđỡ khách hàng như gia hạn thời hạn vay, cho vay thêm để khách hàng cóthể đủ tiền trả cho khách hàng Khi khách hàng cân đối được thu chi thì họsẽ hoàn trả được khoản vay.
Tóm lại, rủi ro không thu được vốn đúng hạn là hình thức có thể gâyhậu quả lớn đối với ngân hàng Để hạn chế được rủi ro này ngân hàng cần
Trang 17có các biện pháp linh động, phù hợp với từng đối tượng khách hàng cụ thể.Trong nhiều trường hợp ngân hàng cần như một nhà đầu tư mà đối tượngđầu tư là khách hàng của họ Nhưng biện pháp thích hợp nhất vẫn là xemxét tính hiệu quả dự án của khách hàng, có các biện pháp hạn chế tác hạikhi có rủi ro xảy ra như tài sản thế chấp, trả gốc định kỳ.
1.2.2.2.3 Không thu được đủ lãi.
Tình hình trở nên nghiêm trọng hơn khi ngân hàng không thu được lãilúc này, tình hình kinh doanh của khách hàng có thế đã kém hiệu quả tớimức không thể trả đủ lãi cho ngân hàng Khi đó, ngân hàng phải chuyểnkhoản lãi này vào khoản mục lãi treo đóng băng, thậm chí có thể phải thựchiện miễn giảm lãi cho khách hàng.
Hình thức này có thể xem là hình thức tiếp theo của hình thức rủi rokhông thu được lãi đúng hạn Ban đầu, vì một lý do nào đó khách hàngchưa thể thanh toán khoản lãi đúng kỳ hạn nhưng khi tình hình trở nên xấuđi khách hàng không thể thanh toán được khoản lãi nữa Các ngân hàng rấtdễ mắc phải rủi ro này nếu họ cho vay một cách tràn lan mà không xem xéttính hiệu quả của một khoản vay nào đó, tất nhiên là trong một số trườnghợp là nguyên nhân khách quan, bất khả kháng mà khách hàng dù đã tínhtoán kỹ vẫn mắc phải.
Để hậu quả của rủi ro này không ảnh hưởng lớn đến hoạt động tíndụng của ngân hàng thì họ cần có các hình thức cho vay phong phú, linhđộng, và đặc biệt cán bộ tín dụng cần xem xét tính khả thi, hiệu quả củakhoản vay trước khi có các quyết định cho vay Việc thu lãi định kỳ cũngsẽ hạn chế hậu quả, giúp ngân hàng xác định sớm được rủi ro mà họ mắcphải để có các biện pháp thích hợp.
Lãi là phần lợi nhuận của các khoản cho vay của ngân hàng, nó có yếutố quyết định đến lợi nhuận ròng mà ngân hàng thu được trong một chutrình kinh doanh nào đó Việc quản lý, kiểm soát lãi là vấn đề hết sức quan
Trang 18trọng Rủi ro không thu được lãi là điều các ngân hàng không hề mongmuốn nhưng họ cần đối mặt với nó, đó như là chi phí cơ hội cho khoản lợinhuận trong tương lai của họ Chỉ khi nào rủi ro không thu được lãi đượcphòng ngừa, hạn chế một cách tối đa thì ngân hàng mới có thể phát triển,tạo được lợi thế cạnh tranh với các ngân hàng khác.
2.2.4 Không thu được đủ vốn cho vay
Hoạt động tín dụng của ngân hàng luôn đầy rẫy rủi ro, giả sử không cóchúng thì hoạt động của ngân hàng hóa ra đã quá đơn giản Khi thực hiệnmột hợp đồng tín dụng nào đó, lẻ dĩ nhiên là ngân hàng muốn thu được cảvốn lẫn lãi khi hết thời hạn của khoản cho vay đó Nhưng thực tế nhiều khihọ phải chấp nhận những trường hợp khách hàng hoàn toàn không có khảnăng thanh toán khoản nợ họ đang thiếu cho ngân hàng Điều này dĩ nhiêncũng do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ quan có, khách quan có nhưngvấn đề của ngân hàng là làm sao tối thiểu các hợp đồng tín dụng khônghiều quả này Xóa nợ là điều không hề mong muốn nhưng trong một chukỳ kinh doanh nhất định ngân hàng cũng phải chấp nhận.
Xóa nợ lẽ dĩ nhiên sẽ làm mất vốn của ngân hàng và ngân hàng phảidùng số vốn dự phòng để bù đắp chúng Để hậu quả là không quá tệ hạingân hàng cần có các biện pháp phòng ngừa ngay từ khi hình thành mộthợp đồng tín dụng Hiện nay đối với các khoản vay lớn Ngân hàng thươngmại thường bắt buộc các khách hàng hoàn trả thành nhiều lần vào các thờiđiểm nhất định, như thế rủi ro không thu được vốn xem ra có thể hạn chếđược một phần Tài sản thế chấp nhiều khi cũng đóng vai trò quan trọngkhi khách hàng không còn năng lực trả nợ nhưng điều mà các Ngân hàngthương mại ở Việt Nam còn yếu kém là việc định giá tài sản thế chấp cònrất kém, cộng thêm việc giai lận của khách hàng nên việc áp dụng tài sảnthế chấp nếu muốn phát huy hiệu quả thì ngân hàng cần có các biện phápnghiệp vụ nhất định.
Trang 19Trên đây là bốn hình thức của rủi ro tín dụng mà các ngân hàngthường mắc phải Ở những thời điểm nhất định ngân hàng có thể gặp mộthay nhiều hình thức rủi ro này, nghiên cứu bốn hình thức rủi ro này giúpcho các Ngân hàng thương mại có một cái nhìn toàn cảnh về rủi ro tíndụng qua đó họ có thể ý thức được tác hại của chúng giúp cho họ có cácbiện pháp nghiệp vụ hợp lý để phòng ngừa và hạn chế hậu quả mà chúnggây nên Để hoạt động tín dụng của mình thực sự có hiệu quả thì các ngânhàng tất yếu phải có các biện pháp huy động, cho vay hợp lý cần thựchiện các yêu cầu về hoạt động tín dụng, chu trình tín dụng đúng đắn Vềphía đội ngủ cán bộ nhân viên của ngân hàng thì họ cần nâng cao nghiệpvụ ngân hàng, không ngừng học tập, tiếp cận với các kiến thức tiên tiếntrên thế giới về lĩnh vực ngân hàng Không chỉ cần có kiến thức các ngânhàng cũng cần giáo dục cho nhân viên của mình về thái độ đối với côngviệc, đối với khách hàng tạo cho họ có một môi trường làm việc thích hợpđể họ phát huy được năng lực của mình Ngân hàng cũng cần có các biệnpháp để quản lý chặt chẻ nhân viên của mình, tránh tình trạng nhân viênvì mưu lợi cá nhân mà bỏ qua các quy tắc của hoạt động tín dụng dẫn đếnnguy cơ rủi ro cao cho các ngân hàng Gần đây, một số nhân viên củangân hàng do mưu lợi cá nhân mà chấp nhận các dự án không có tính khảthi, hiệu quả dẫn đến việc ngân hàng bị mất vốn khi khách hàng không cókhả năng chi trả khoản mà họ đã vay.
2.3 Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng.
Tuy rủi ro tín dụng là khách quan song ngân hàng phải quản lý rủi rotín dụng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tổn thất có thể xảy ra Từnhững nguyên nhân nảy sinh rủi ro tín dụng, ngân hàng cụ thể hoá thànhnhững chỉ tiêu hoặc những dấu hiệu chính phát sinh trong hoạt động tíndụng, phản ánh rủi ro tín dụng:
(1) Nợ quá hạn và tỷ lệ quá hạn trên tổng dư nợ
Trang 20(2) Nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ(3) Nợ có vấn đề
(4) Tính đa dạng hoá của tài sản
(5) Tình hình tài chính của phương án của người vay hoặc xếp hạng tíndụng người vay.
(6) Đảm bảo tiền vay.
(7) Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng.(8) Môi trường hoạt động của người vay.
2.3.1 Nợ quá hạn
- Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ Nợ quá hạn là khoảnnợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thoả thuận ghi trên hợpđồng tín dụng Khi một món nợ không trả được vào kỳ hạn nợ, toàn bộ nợgốc còn lại của hợp đồng sẽ được chuyển thành nợ quá hạn.
- Nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ Nợ khó đòi là khoảnnợ quá hạn và kèm theo một số chỉ tiêu khác như quá một kỳ gia hạn nợ,hoặc không có tài sản đảm bảo, hoặc tài sản không bán được, con nợ thualỗ triền miên, phá sản…
Các chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ với nhau và phản ánh các mức độtín dụng khác nhau Đối với ngân hàng, việc không trả đúng hạn có liênquan đến thanh khoản và rủi ro thanh khoản: Chi phí gia tăng để tìm nguồnmới để chi trả tiền gửi và cho vay đúng hợp đồng Nợ khó đòi là một lờicảnh cáo cho ngân hàng: Hi vọng thu lại tiền vay trở nên mong manh, ngânhàng cần có biện pháp hữu hiệu để giải quyết.
Các quan điểm khác nhau, các tính toán khác nhau về kì hạn nợ và nợquá hạn có thể làm cho các chỉ tiêu này bị biến dạng
Thứ nhất do kì hạn trả nợ không đúng.
Nhiều cán bộ ngân hàng khi cho vay không quan tâm thích đáng đến chukỳ kinh doanh của người vay, hoặc do nguồn ngắn hạn là chủ yếu, họ đặt kìhạn nợ ngắn hạn để hạn chế rủi ro Kỳ hạn nợ không phù hợp với chu kỳ
Trang 21thu nhập của người vay Khi đến hạn, người vay dĩ nhiên không thể trảđược nợ, gây nợ quá hạn Khoản nợ này trở thành mối đe doạ tào chính đốivới người vay, buộc họ phải trả them phần phụ phí để được gia hạn nợ,hoặc phải chịu lãi suất phạt.
Thứ hai, do đảo nợ hoặc giãn nợ.
Nhiều khoản nợ người vay không có khả năng hoàn trả có thể được đảonợ làm giảm nợ quá hạn so với thực tế Để che dấu đối với ngân hàng cấptrên hoắc để không chịu lãi phạt, khách hàng và nhân viên ngân hàng thoảthuận vay khoản mới để trả nợ cũ Nhân viên ngân hàng cũng có thể thựchiện giãn nợ đối với khoản nợ mà chắc chắn người vay không thể trả được.Những hành vi này làm cho chỉ tiêu nợ quá hạn và nợ khó đòi không thểphản ánh đầy đủ rủi ro tín dụng.
Thứ ba, do chính sách cho vay.
Rất nhiều các khoản cho vay khó đòi không thể thu hồi bằng phát mại tàisản Những khoản cho vay này phần lớn là cho vay theo chỉ thị của ChínhPhủ Khi Chính Phủ chưa có biện pháp giải quyết, chúng vẫn tồn tại trênbảng cân đối của ngân hàng, trở thành tài sản ảo Xử lý khoản nợ này rấtphức tạp Nhiều ngân hàng loại chúng ra khỏi chỉ tiêu nợ quá hạn và nợkhó đòi, xếp vào khoản nợ khoanh ( khi được Chính Phủ đồng ý ) Tuynhiên chúng thực sự đe dọa thu nhập của ngân hàng nếu Chính Phủ khôngtìm ra nguồn bù đắp.
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = * 100% Tổng dư nợ cho vay
Tỷ lệ nợ quá hạn gián tiếp cho thấy được quy mô của các khoản cho vaycó vấn đề của ngân hàng Nếu tỷ lệ này càng lớn thì càng chứng tỏ chấtlượng tín dụng của ngân hàng là kém, ngân hàng cần phải xem xét lại khảnăng đánh giá của các khoản vay của mình, đánh giá lại quá trình thủ tục
Trang 22cho vay, đặc biệt cần xem xét lại khả năng thực hiện nghiệp vụ tín dụngcủa cán bộ ngân hàng ở phòng tín dụng Theo quy định của ngân hàng NhàNước Việt Nam, thì tỷ lệ nợ quá hạn trên 7% thì ngân hàng này được đánhgiá là kém và ngân hàng cần phải điều chỉnh các nghiệp vụ của mình Cònnếu tỷ lệ này dưới 5% thì chứng tỏ ngân hàng này thực hiện các nghiệp vụtín dụng khá tốt và ngân hàng cần phải phát huy hơn nữa nhằm làm chochất lượng cho vay ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, làm cho ngân hàngngày càng phát triển Chỉ tiêu nợ quá hạn có thể thấp, có thể giảm đi quacác năm nhưng là do dư nợ của ngân hàng tăng nhanh chóng, nợ quá hạncủa ngân hàng vẫn tăng đều đặn nhưng dư nợ của ngân hàng lại tăng nhanhhơn nợ quá hạn Nếu ngân hàng quá tin tưởng vào chỉ tiêu này, cho rằng rủiro tín dụng đối với ngân hàng là không đáng kể khi chỉ tiêu này thấp thì rấtlà nguy hiểm, vì rất có thể việc mở rộng quy mô cho vay của ngân hàngkhông gắn liền việc nâng cao chất lượng tín dụng sẽ làm cho rủi ro củakhoản vay mới đó trong tương lai phát sinh và làm ảnh hưởng đến ngânhàng Tuy nhiên nợ quá hạn chưa hẳn là tổn thất của ngân hàng vì đây vẫnlà chỉ tiêu gián tiếp Vì không phải tất cả các khoản nợ quá hạn đều dẫn đếnrủi ro
2.3.2 Các chỉ tiêu khác
Bên cạnh nợ quá hạn và nợ khó đòi, nhà quản lý ngân hàng cũng sử dụngcác hình thức đo rủi ro tín dụng khác, gắn liền với chiến lược đa dạng hoátài sản, lập hồ sơ khách hàng,trích lập quỹ dự phòng…
- Điểm của khách hàng
Thông qua phân tích tình hình, năng lực sản xuất kinh doanh, hiệu quảdự án, mối quan hệ và tính song phẳng… ngân hàng lập hồ sơ về kháchhàng, xếp loại và cho điểm Điểm của khách hàng cho thấy rủi ro tiềm ẩn.
- Các khoản cho vay có vấn đề
Trang 23Mặc dù chưa đến hạn và chưa được coi là nợ quá hạn, song trong quátrình theo dõi nhân viên ngân hàng nhận thấy nhiều khoản tài trợ đang códấu hiệu kém lành mạnh, có nguy có trở thành nợ quá hạn Khoản cho vaycó vấn đề được xây dựng dựa trên qui định của ngân hàng
- Tính kém đa dạng của tín dụng.
Đa dạng hoá là biện pháp hạn chế rủi ro Những thay đổi trong chu kìcủa người vay là khó tránh khỏi Nếu ngân hàng tập trung tài trợ cho mộtnhóm khách hàng, của một nghành, hoặc một vùng hẹp thì rủi ro sẽ caohơn so vơi đa dạng hoá
- Mất ổn định vĩ mô
Chính sách thường xuyên thay đổi, lạm pháp cao, tình hình chính trịmất ổn định… đều tạo nên mất ổn định vĩ mô, tác động xấu đến người vay.Do vậy mất ổn định vĩ mô được ngân hàng xem là một nội dùng phản ánhrủi ro tín dụng.
1.2.2.4 Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng
Khi các khách hàng có các dấu hiệu sau đây thì chứng tỏ khách hàngđó đang có những dấu hiệu về rủi ro tín dụng và ngân hàng cần phải cónhững biện pháp nhằm kiểm soát khách hàng đó.
Từ báo cáo tài chính:
- Ngân hàng không nhận được báo cáo tài chính từ người vay mộtcách kịp thời, đúng thời hạn đã cam kết.
- Khả năng thanh khoản, vốn lưu động giảm.
- Có những thay đổi nhanh chóng về tài sản cố định- Doanh số bán hàng giảm một cách nhanh chóng.
- Mức độ chênh lệch lớn giữa tổng doanh thu và doanh thu ròng- Doanh thu tăng nhưng lợi nhuận giảm.
- Xuất hiện các khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh. Những dấu hiệu liên quan đến quản trị:
Trang 24- Các chức năng điều hành và phân công, xử lý công việc thể hiện mộtsự chắp vá
- Trong quá trình kinh doanh có những chiến lược mạo hiểm khôngphù hợp với thực tế, khả năng của công ty như : từ bỏ các hợp đồng nhỏmang lại lợi nhuận ít nhưng ổn định cho công ty, đầu tư các hợp đồng lớnmang lại lợi nhuận cao nhưng ẩn chứa nhiều rủi ro; đầu tư những lĩnh vựcmà bản thân người lãnh đạo chưa có kinh nghiệm …Việc thực hiện các dựán trên mang lại những rủi ro cho khách hàng, khả năng thu lợi nhuận vàhoàn trả tiền cho ngân hàng của khách hàng có thể diễn ra không như dựđịnh của khách hàng và như thế nó sẽ mang lại rủi ro cho cả ngân hàng
- Đặt giá bán hàng hoá và dịch vụ một cách không thực tế, có thể làmcho hàng hoá dịch vụ không tiêu thụ được
- Thay đổi thường xuyên cơ cấu hội đồng quản trị, ban quản lý điềuhành, các cán bộ tổ chức… xuất hiện bất đồng và mâu thuẫn trong quản lýđiều hành
- Có sự chậm trễ trong việc xử lý những thay đổi của thị trường cũngnhư môi trường xung quanh.
Từ hoạt động kinh doanh.- Thay đổi về phạm vi kinh doanh
- Khách hàng thay đổi chiến lược kinh doanh do những thay đổi trongchính sách Nhà nước đặc biệt là chính sách thuế, xuất nhập khẩu, thay đổivề tỷ giá, lãi suất… Hoặc do thay đổi công nghệ kỹ thuật sản xuất, thị hiếungười tiêu dùng Những thay đổi trên cũng là những rủi ro tiềm ẩn cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh của khách hàng sẽ gây suy giảm khả năng trả nợcủa khách hàng, là dấu hiệu của rủi ro trong hoạt động cho vay của ngânhàng
- Ngân hàng nhận thấy có sự chênh lệch giữa doanh thu hay dòng tiềnthực tế khách hàng thu được so với mức dự kiến khi khách hàng đề nghịvay vốn Trong báo cáo của khách hàng xuất hiện các khoản chi phí bất
Trang 25hợp lý như gia tăng đột biến các loại chi phí quản lý, chi phí tiếp khách, chiphí văn phòng… hay dấu hiệu cho thấy khách hàng có các nguồn thu nhậpbất thường không phải từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính hoặc khôngphải từ hoạt động được đề xuất trong phương án vay vốn.
- Trong doanh nghiệp có sự thất thoát, thiếu hụt bất thường về tài sản.
1.2.2.5 Tác hại của rủi ro tín dụng
Qua các mục trên ta đã thấy được bản chất của rủi ro tín dụng, cácbiểu hiện của rủi ro tín dụng và các nguyên nhân xảy ra chúng Chúng ta đãbiết rằng rủi ro tín dụng là điều các ngân hàng không hề mong muốn, vậychúng thực sự có tác hại ra sao? Trước hết, rủi ro tín dụng làm cho cácngân hàng khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình dẫn đến quátrình tìm kiếm lợi nhuận của họ sẽ không còn dễ dàng nữa Khi rủi ro tíndụng xảy ra họ phải có thời gian, công sức, tiền bạc để khắc phục chúng.Điều này tất yếu sẻ ảnh hưởng đến các hoạt động khác trong đó hoạt độngtín dụng chịu ảnh hưởng lớn nhất Rủi ro tín dụng cũng làm cho số vốn củangân hàng giảm đi gây ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận, sự an toàn, tính ổnđịnh của hoạt động ngân hàng Khi mà rủi ro tín dụng xảy ra thì ở bất cứcấp độ nào đối với các ngân hàng họ cũng có khả năng hoặc chắc chắn mấtđi một lượng vốn nhất định làm cho những dự tính và kế hoạch của họ vớilượng vốn đó thay đổi Rõ ràng mất vốn dẫn đến mất đi một cơ hội để sửdụng nguồn vốn đó cho những hoạt động kinh tế khác Hơn nữa, khi mấtvốn các ngân hàng phải có kế hoạch để bù đắp làm cho quy mô kinh doanhkhó phát triển hơn Rủi ro tín dụng khi xảy ra ở mức độ nhẹ có thể kiểmsoát, phòng ngừa được nhưng khi nó ở mức trầm trọng thì ngân hàng khiđó rất khó để quản lý, kiểm soát chúng dẫn đến những hậu quả khó lườngđối với ngân hàng Rủi ro tín dụng làm cho uy tín của ngân hàng giảm sút,làm giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng Khi một ngân hàng nào đó
Trang 26thường xuyên có rủi ro tín dụng ở mức độ cao thì trước hết khách hàng sẽkhông còn tin tưởng vào ngân hàng làm cho họ mất đi một lượng kháchhàng Hơn nữa, ngân hàng cũng khó khăn trong việc thu hút đội ngũ nhânviên có năng lực cao bởi lẽ phép so sánh sẽ luôn tồn tại đặc biệt đối với cácnhân viên trình độ cao Họ sẽ không chọn một ngân hàng có mức độ rủi rocao bởi lẻ khi đó họ cũng khó có môi trường phát triển và thu nhập mà họcó được cũng mang tính “rủi ro” cao Rủi ro tín dụng ở một mức cao khôngchỉ có ảnh hưởng đến một hai ngân hàng mà có ảnh hưởng đến toàn bộ hệthống, đó là rủi ro hệ thống, rủi ro dây chuyền Khi một ngân hàng sụp đổdo không phòng ngừa và hạn chế được rủi ro tín dụng thì hiệu ứng dâychuyền diễn ra và các ngân hàng khác cũng lâm vào tình trạng nguy kịchkhi khách hàng lúc này không còn lòng tin vào ngân hàng nữa Ngân hàngthương mại là một trung gian tài chính quan trọng bật nhất ở nước ta hiệnnay khi mà thị trường chứng khoán còn chưa thực sự phát triển Nó cungcấp tiền cho gần như toàn bộ nền kinh tế, chính vì thế ở tầm vĩ mô khi ngânhàng gặp rủi ro tín dụng thì hoạt động của toàn bộ nền kinh tế cũng chịuảnh hưởng nhất định.
Tóm lại, rủi ro tín dụng ở mức độ thấp có thể ảnh hưởng đến hoạtđộng, thu nhập của ngân hàng nhưng khi nó đã tiến lên một mức độ cao thìkhông chỉ ảnh hưởng đến ngân hàng có rủi ro mà nó còn có ảnh hưởng đếncả hệ thống ngân hàng thậm chí là cả nền kinh tế quốc dân Các ngân hàngphải ý thức được vấn đề này để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, điềunày không những có lợi cho họ mà còn có lợi cho những chủ thể kinh tếkhác trong nền kinh tế.
Trang 27CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI
QUỐC DOANH VIỆT NAM - VPBANK2.1 Khái quát về VPBank
2.1.1.Sự ra đời và phát triển của VPBank
Trong những năm qua, trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tếthế giới, Việt Nam cũng đã có những bước phát triển vượt bậc, có sựchuyển biến trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, chính trị ổnđịnh, kinh tế tăng trưởng khá và bền vững đã thúc đẩy hoạt động đầu tư xâydựng, kinh doanh, buôn bán phát triển, tạo tiền đề cho việc tạo việc làm,tăng thu nhập và nâng cao đời sống của các tầng lớp nhân dân Đời sốngnhân dân ngày càng được cải thiện mạnh mẽ
Nền kinh tế Việt Nam đang có sự chuyển mình mạnh mẽ sau khichúng ta chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO Do vậy,hội nhập về hoạt động ngân hàng đã trở thành yêu cầu cấp bách hơn baogiờ hết của nền kinh tế Việt Nam Trong bối cảch đó, hệ thống các ngânhàng thương mại gồm ngân hàng thương mại quốc doanh lẫn ngân hàngthương mại cổ phần đang đầu tư tổng lực để phát triển
Ngân hàng Thương mại cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốcdoanh Việt Nam (VPBANK) được thành lập theo giấy phép hoạt động số0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày
Trang 2812/08/1993 với thời gian hoạt động 99 năm Ngân hàng bắt đầu hoạt độngtừ ngày 04/09/1993 theo giấp phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày04/09/1993.
- Tên gọi : Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoàiquốc doanh Việt Nam
- Tên giao dịch : Ngân hàng ngoài quốc doanh Việt Nam- Tên viết tắt : VPBank
- Trụ sở chính tại số 8, Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Logo VPBank nổi bật với 2 màu sắc cơ bản là xanh đậm và đỏ tươi.Trong ý nghĩa truyền thống, màu xanh tượng trưng cho sự trù phú, sinh sôi,thịnh vượng còn màu đỏ tượng trưng cho sự mạnh mẽ, sự nổi bật và sựthành công Hai vòng cung màu xanh trên biểu tượng VPBank thể hiện sựluân chuyển liên tục của dòng tiền, tạo cảm giác về sự thuận lợi, trôi chảy,hứa hẹn một sự phát triển trong tầm tay Vòng cung cũng thể hiện mối quanhệ khăng khít, bền chặt giữa VPBank và khách hàng Màu đỏ tươi giữa 2vòng cung tạo điểm nhấn thị giác, tạo sự nổi bật cho logo VPBank dù xuấthiện ở bất kỳ nơi nào
Trang 29Nhìn tổng thể, logo VPBank đem đến cho khách cảm nhận về sựbền vững, niềm tin tưởng vững chắc vào thành công của VPBank và nhữnggì gắn với VPBank.
Lựa chọn 2 màu xanh – đỏ làm tông màu chủ đạo cho biểu trưngNgân hàng, VPBank muốn khẳng định với khách hàng: Gửi tiền vàoVPBank, đồng tiền của khách hàng sẽ sinh sôi - Vay vốn VPBank, đồngvốn VPBank sẽ “đem lộc” đến cho cá nhân và doanh nghiệp Nói cáchkhác, khách hàng đến với VPBank là đến với thành công và thịnh vượng!
Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND Sau đó, donhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ.Đến tháng 8/2006, vốn điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng Tháng 9/2006,VPBank nhận được chấp thuận của NHNN cho phép bán 10% vốn cổ phầncho cổ đông chiến lược nước ngoài là Ngân hàng OCBC - một Ngân hànglớn nhất Singapore, theo đó vốn điều lệ sẽ được nâng lên trên 750 tỷ đồng.Tiếp theo, đến cuối năm 2006, vốn điều lệ của VPBank sẽ tăng lên trên1.000 tỷ đồng vào tháng 7/20 vốn điều lệ của
VPBank đã tăng lên 1.500 tỷ đồng Tính đến thời điểm 31/12/2007vốn điều lệ của VP là 2000 tỷ đồng, tổng tài sản đạt hơn 18.2 ngàn tỷ đồngtăng 78 % so với cuối năm 2006.
Sự tăng trưởng vốn điều lệ của VPBank
(Đơn vị: Tỷ
02004006008001000120014001600
Trang 30Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ý đến việcmở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phốlớn Với chủ trương mở rộng mạng lưới nhằm nâng cao năng lực cạnhtranh và đem lại dịch vụ tốt hơn tới khách hàng, năm 2007 VPBank đã đẩymạnh việc phát triển mạng lưới các chi nhánh và phòng giao dịch trựcthuộc trên toàn quốc Tính đến cuối năm 2007 toàn hệ thống VPBank đã cótổng số 100 điểm giao dịch trên toàn quốc ( chưa kể gần 30 điểm giao dịchkhác đang chuẩn bị khai trương ) Các chi nhánh, phòng giao dịch mới khaitrương của VPBank trên toàn quốc đều đi vào hoạt động suôn sẻ và bướcđầu đạt được những kết quả khả quan.
2.1.1Những thành công mà VPBank đã đạt được trong những nămqua
Sau 14 năm hoạt động, trải qua nhiều khó khăn thử thách đến nay cóthể nói rằng VPBank đã bước đầu thành công trong việc xây dựng thươnghiệu Với sự nỗ lực cả trong hoạt động kinh doanh cũng như các hoạt độngxã hội, tập thể lãnh đạo và nhân viên VPBank đã đạt được nhiều thành tíchđáng chú ý và được xã hội công nhận:
Cúp vàng “Doanh nghiệp vì tiến bộ xã hội và Phát triển bền vững”
Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước dành cho Tập thểlao động xuất sắc năm 2005
Giấy chứng nhận Ngân hàng thanh toán xuất sắc năm 2004 do Ngânhàng UNION BANK – Mỹ trao tặng
Giấy chứng nhận Ngân hàng thanh toán xuất sắc năm 2005 do Ngânhàng THE BANK OF NEWYORK – Mỹ trao tặng
Trang 31Giấy khen: đối với Tập thể lãnh đạo và nhân viên Hội sở VPBank “Đã có thành tích góp phần chấn chỉnh, củng cố hoạt động của VPBank” củaNgân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội (23/7/2004)
Công nhận danh hiệu Công đoàn cơ sở vững mạnh năm 2005 củaCông đoàn Ngân hàng Việt Nam (27/4/2006)
Giấy khen: “ Đã có thành tích trong công tác Đoàn và phong tràoThanh thiếu nhi Thủ đô năm 2005” của Ban chấp hành TNCS Hồ Chí MinhTP Hà Nội trao tặng
Chứng nhận “Doanh nhân văn hóa” của Trung tâm Văn hóa doanhnhân Việt Nam đối với Tổng Giám đốc Lê Đắc Sơn (năm 2006)
Giải thưởng : “ Vì sự tiến bộ xã hội và phát triển bền vững” củaTổng liên đoàn Lao động Việt Nam
Công nhận Cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh của Đảng bộ thànhphố Hà Nội
Giấy chứng nhận của hội sở hữu trí tuệ Việt Nam công nhậnVPBank đạt Nhãn hiệu nổi tiếng 2007
Giấy chứng nhận Ngân hàng Thanh toán xuất sắc năm 2006 do Ngânhàng Citibank trao tặng
Chứng nhận"Doanh nhân Văn hóa" của Trung tâm Văn hóa Doanhnhân Việt Nam đối với TGĐ Lê Đắc Sơn năm 2007
Bằng khen và cúp Thăng Long "Nhà Doanh nghiệp giỏi thành phốHà Nội" do UBND Thành phố Hà Nội trao tặng cho TGĐ Lê Đắc Sơn
Đơn vị đạt giải phong trào xuất sắc Hội diễn ca múa nhạc kỷ niệm 60năm ngày thương binh liệt sỹ do UBND Quận Hoàn Kiếm trao tặng
Giấy khen đã có thành tích trong công tác Đoàn và phong trào thanhthiếu nhi nhiệm kỳ 2002-2007 do Thành Đoàn trao tặng
Trang 32 Giấy khen do UBND Thành phố trao tặng cho Tập thể Tốt năm2007
2 2 Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh tại VPBank
Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt, với nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên VPBank trên toàn hệ thống, VPBank đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận Tính đến thời điểm 31/12/2007 vốn điều lệ của VPBank là 2.000 tỷ đồng, tổng tài sản đạt hơn 18,2 ngàn tỷ đồng tăng 78% so với cuối năm 2006 Lợi nhuận trước thuế toàn hệ thống đạt trên 313 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2006 Với chủ trương mở rộng mạng lưới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và đem lại dịch vụ tốt hơn tới khách hàng, năm 2007 VPBank đã đẩy mạnh việc phát triển mạng lưới các chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc trên toàn quốc Tính đến cuối năm 2007 toàn hệ thống VPBank đã có tổng số 100 điểm giao dịch trên toàn quốc (chưa kể gần 30 điểm giao dịch khác đang chuẩn bị khai trương) Các CN, PGD mới khai trương của VPBank trên toàn quốc đều đi vào hoạt động suôn sẻ và bước đầu đạt được những kết quả khả quan Dự án phần mềm ngân hàng lõi Corebanking T24 đã chính thức hoàn thành và đưa vào hoạt động phục vụ khách hàng từ tháng 10/2007
Về dự án Thẻ: Đến nay VPBank đã phát hành 5 loại thẻ, mỗi loại thẻ đều hướng tới một nhóm khách hàng riêng biệt, bao gồm: Thẻ ghi nợ nội địa Autolink, thẻ VPBank Platinum EMV MasterCard debit và credit, Thẻ VPBank MC2 EMV MasterCard debit và credit 4 loại thẻ quốc tế là các loại thẻ công nghệ chíp đầu tiên tại Việt Nam với độ bảo mật và tính an toàn.
Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầutư và cung cấp các dịch vụ khác Huy động vốn- hoạt động tạo nguồn vốncho ngân hàng thương mại – đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chấtlượng hoạt động của ngân hàng So với các ngân hàng thương mại Việt
Trang 33Nam khác, lãi suất huy động của VPBank được xem là hấp dẫn trên thịtrường hiện nay Đây là một động thái để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trongdân cư và đáp ứng được nhu cầu cũng như theo kịp xu hướng chung của thịtrường Bên cạnh chính sách lãi suất linh hoạt, chủ trương đa dạng hoá hìnhthức huy động vốn cũng góp phần tạo ra tốc độ tăng trưởng cao cho nguồnvốn huy động của VPBank trong thời gian gần đây.
2.2.1 Hoạt động huy động vốn
Để bắt đầu hoạt động ngân hàng chủ ngân hàng phải có một lượngvốn nhất định Đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu dài, hình thànhnên trang thiết bị, nhà cửa cho ngân hàng Trong quá trình hoạt động, ngânhàng gia tăng vốn của chủ theo nhiều phương thức khác nhau tuỳ thuộc vàođiều kiện cụ thể Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND Sauđó, do nhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốnđiều lệ Đến tháng 8/2006, vốn điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng Tháng9/2006, VPBank nhận được chấp thuận của NHNN cho phép bán 10% vốncổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài là Ngân hàng OCBC - mộtNgân hàng lớn nhất Singapore, theo đó vốn điều lệ sẽ được nâng lên trên750 tỷ đồng Tiếp theo, đến cuối năm 2006, vốn điều lệ của VPBank sẽtăng lên trên 1.000 tỷ đồng Và vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên 1.500tỷ đồng vào tháng 7/20006 Tính đến thời điểm 31/12/2007 vốn điều lệ củaVPBank là 2000 tỷ đồng.
Khi ngân hàng làm ăn có lãi, khi đó ngân hàng sẽ chuyển một phần thunhập thành vốn đầu tư Những ngân hàng lâu năm, thu nhập lớn, nguồn vốntích luỹ sẽ cao so với vốn của chủ hình thành ban đầu Nguồn bổ sung từphát hành thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm…để mở rộng quy mô hoạtđộng, hoặc để đổi mới trang thiết bị, hoặc để đáp ứng yêu cầu gia tăng vốncủa chủ do Ngân hàng Nhà nước qui định…
Đến 31/12/2007, tổng số dư huy động vốn của VPBank là 15355 tỷđồng, đạt 113% kế hoạch cả năm 2007, tăng 6290 tỷ đồng so với cuối năm
Trang 342006 ( tương đương tăng 69%) Trong đó nguồn vốn huy động của các tổchức kinh tế và dân cư đạt 12941 tỷ đồng, tăng 138% so với cuối năm2006 Riêng số dư tiền gửi tiết kiệm là 7906 tỷ đồng tăng 3397 tỷ đồng sovới cuối năm 2006 Nguồn vốn liên ngân hàng cuối năm 2007 là 2414 tỷđồng, giảm 1210 tỷ đồng so với cuối năm 2006.
1.1 Tiền gửitiết kiệm
1.2 Tiền gửithanh toán
2.Nguồn vốnliên ngânhàng