Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia ảnh hưởng, tác động qua lại lẫnnhau tới hệ thống tài chính Ngân hàng với tư cách là một tổ chức tài chính quantrọng trong nền kinh tế, hoạt động dựa trên mục tiêu an toàn và sinh lời Ngânhàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung vàhệ thống tài chính nói riêng, trong đó, ngân hàng thương mại thường chiếm tỷtrọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng.
Ở Việt Nam, thời kỳ bao cấp được đánh dấu bằng các ngân hàng chuyêndoanh Thời kỳ đổi mới cơ chế, dưới ảnh hưởng của công nghệ và toàn cầu hoá,ngân hàng cần phải đa dạng các loại dịch vụ và mở rộng hoạt động bằng cáchvươn tới các thị trường mới trong và ngoài nước Với hoạt động tín dụng chiếmtỷ trọng lớn trong ngân hàng và tiềm ẩn những rủi ro cho nên vấn đề đặt ra làmthế nào để hạn chế rủi ro tín dụng luôn được các nhà quản lý ngân hàng quantâm Mỗi ngân hàng tìm ra những giải pháp khác nhau để hoàn thiện tốt hoạtđộng tín dụng Trong quá trình thực tập tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện KỳAnh - Hà Tĩnh nhận thấy đây cũng là vấn đề vướng mắc cần được chú trọng Vì
vậy, đề tài “Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh ” được chọn làm chuyên đề
thực tập.
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
+ Chuyên đề thực tập trình bày trên cơ sở đưa ra những lý luận cơ bản vềtín dụng, rủi ro tín dụng cùng với phân tích thực trạng tín dụng tại chi nhánhNHNo&PTNT huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh, từ đó đánh giá những vấn đề vướng
Trang 2+ Đề xuất một số biện pháp và kiến nghị để hạn chế rủi ro tín dụng tạingân hàng trong thời gian tới.
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chuyên đề thực tập sử dụng có sự kết hợp các phương pháp phân tích,tổng hợp, so sánh…để làm sáng tỏ vấn đề đặt ra Ngoài ra, còn sử dụng phươngpháp biện chứng duy vật lịch sử.
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
+ Đối tượng: Chuyên đề thực tập lấy vấn đề rủi ro tín dụng tại chi nhánhNHNo&PTNT huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh làm đối tượng.
+ Phạm vi nghiên cứu: Các số liệu được thu thập trong 3 năm: 2005,2006,2007 tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh
5 KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ
Ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề được chia làm 3 chương với nội
dung như sau:
Chương 1: Rủi ro tín dụng đối với hoạt động ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyệnKỳ Anh - Hà Tĩnh
Chương 3: Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNThuyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh
Trang 3CHƯƠNG I
RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNGNGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG1.1.1 Khái niệm tín dụng
Thuật ngữ tín dụng (credit) xuất phát từ chữ Latinh là credo, có nghĩa là sựtin tưởng, tín nhiệm với nhau Tín dụng được ra đời và phát triển cùng với nềnsản xuất hàng hoá Khi nền sản xuất hàng hoá phát triển thì tín dụng đóng vai tròhết sức quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá Trongnhững trường hợp cụ thể, thuật ngữ tín dụng được hiểu theo một nội dung riêng.Xét trong phạm vi quan hệ tài chính, tín dụng được hiểu:
+ Là sự chuyển dịch quỹ cho vay từ người cho vay sang người đi vay+Là một giao dịch về tài sản trên cơ sở có sự hoàn trả cả gốc và lãi saumột thời gian nhất định giữa hai chủ thể
+Là số tiền cho vay mà các định chế tài chính cung cấp cho khách hàng Ở một số hoàn cảnh cụ thể, thuật ngữ tín dụng đồng nghĩa với cho vay Đối với ngân hàng thương mại, tín dụng là một giao dịch giữa hai bên,trong đó bên cho vay (ngân hàng) cung cấp tài sản (tiền hoặc hàng hoá) cho bênđi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác) sử dụng trong một thời hạnnhất định theo thoả thuận và khi đến hạn thanh toán bên đi vay có trách nhiệmhoàn trả cả vốn gốc và lãi cho bên cho vay.
Theo Luật Tổ chức tín dụng của Việt Nam năm 2004, sửa đổi năm 1997:“Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồnvốn huy động để cấp tín dụng” và “ tổ chức tín dụng được cấp tín dụng cho tổ
Trang 4giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định củangân hàng nhà nước”
Bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở hoàn trả vớicác đặc trưng cơ bản:
+ Tài sản giao dịch bao gồm hai hình thức là cho vay bằng tiền và chothuê (bất động sản và động sản) Những năm 60 về trước hoạt động tín dụng chỉlà cho vay bằng tiền, điều này là nguyên nhân mà từ tín dụng được coi là đồngnghĩa với cho vay Tuy nhiên, từ những năm 70 đến nay các ngân hàng và địnhchế tài chính khác mở rộng cung cấp thêm cho thuê vận hành và cho thuê tàichính, bảo lãnh…cho khách hàng.
+ Là hoạt động chính, đem lại nguồn thu nhập quan trọng nhất cho ngânhàng
+ Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, nên người cho vay khi chuyển giao tàisản người đi vay phải chú ý đến cơ sở để người đi vay trả đầy đủ cả gốc và lãivào đúng hạn Điều này quan trọng trong việc quản trị rủi ro tín dụng vì đây làhoạt động chức nhiều rủi ro tiềm ẩn cao
+ Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, tiền vay được cấp trên cơ sở cam kếthoàn trả vô điều kiện của bên đi vay đối với của bên cho vay khi đến hạn thanhtoán
+ Người đi vay khi đến hạn thanh toán phải trả cho người cho vay mộtkhoản lớn hơn lúc đi vay đó là lãi Để thực hiện được nguyên tắc này, ngân hàngthương mại phải xác định được lãi suất thực dương (lãi suất thực = lãi suất danhnghĩa - tỷ lệ lạm phát) hay có nghĩa lãi suất danh nghĩa lớn hơn tỷ lệ lạm phát.
Trang 51.1.2 Phân loại hình tín dụng
* Theo thời hạn tín dụng, tín dụng bao gồm:
Tín dụng ngắn hạn: nhằm tài trợ cho tài sản lưu động hoặc nhu cầu sửdụng vốn ngắn hạn của nhà nước, hộ sản xuất, doanh nghiệp Theo quy chế chovay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng thì cho vay ngắn hạn là các khoảncho vay có thời hạn đến 12 tháng
Tín dụng trung hạn: có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm nhằm tài trợ cho tàisản cố định bao gồm: máy móc thiết bị, phương tiện vận tải…
Tín dụng dài hạn; có thời hạn trên 5 năm, tài trợ cho tài sản cố định với giátrị lớn, thời gian sử dụng lâu dài
Với tính chất rủi ro cao, khan hiếm nên tín dụng trung và dài hạn chiếm tỷlệ nhỏ so với tín dụng ngắn hạn ở các ngân hàng thương mại Tuy nhiên, việcxác định thời hạn cũng mang tính tương đối.
Cách phân loại này giúp ngân hàng quản lý đảm bảo tính an toàn và sinh lờicủa tài sản.
* Theo mức độ rủi ro
Để tạo thuận lợi cho ngân hàng trong việc đánh giá lại khoản mục tín dụng,cũng như chất lượng tín dụng, dự trù quỹ cho các khoản tín dụng, ngân hàngphân loại tín dụng theo cách này
Tín dụng lành mạnh: là tín dụng có khả năng thu hồi cao
Tín dụng có vấn đề: là những khoản tín dụng có dấu hiệu không lànhmạnh thể hiện như: khách hàng gặp bão lụt, thiên tai, khách hàng không thựchiện đúng kế hoạch, doanh thu của khách hàng bị giảm sút…
Trang 6 Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: là những khoản nợ tuy đã quá hạn vớithời hạn ngắn nhưng khách hàng có biểu hiện tốt trong việc khả năng trả nợ, tàisản đem đảm bảo có giá trị lớn…
Nợ quá hạn khó đòi: là nợ quá hạn quá lâu, khách hàng không muốn trảnợ, khả năng hoàn trả kém, tài sản bảo đảm không có hoặc có giá trị thấp…
* Theo cách thức cho vay
Cho vay từng lần:
Đây là hình thức cho vay thông thường trong ngắn hạn, tương đối phổbiến của ngân hàng áp dụng cho khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyênchỉ vay theo thời vụ Ngân hàng không cho vay tất cả theo hợp đồng đã ký màtừng lần ký các hợp đồng cho vay theo hạn mức theo tiến độ giải ngân của dự ánđể tránh khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích Nếu có dấu hiệu vi phạm hợpđồng ngân hàng sẽ thu nợ trước hạn hoặc chuyển nợ quá hạn Khi khách hàng trảlãi cho ngân hàng thì tính theo hợp đồng ban đầu mà không tính theo số tiền thựcsự nhận được
Cho vay theo hạn mức:
Ngân hàng và khách hàng thoả thuận với nhau hạn mức tín dụng Hạn mứctín dụng được tính trên cơ sở nhu cầu vốn, nhu cầu vay vốn của khách hàng, kếhoạch sản xuất kinh doanh…Theo đó, khách hàng vay trả nhiều lần trong kỳmiễm là không vượt quá hạn mức trong kỳ Hình thức cho vay này áp dụng chonhững khách hàng vay mượn thường xuyên và vốn vay tham gia nhiều lần vàoquá trình sản xuất kinh doanh.
Thấu chi:
Thấu chi là nghiệp vụ cho vay mà ngân hàng cho phép người đi vay đượcphép chi trội trên số dư tiền gửi thanh toán của mình tại ngân hàng đến một giới
Trang 7hạn nhất định và trong khoảng thời gian xác định Giới hạn này gọi là hạn mứcthấu chi nên hình thức này là một dạng cho vay hạn mức cấp trên tiền gửi thanhtoán Thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn, phần lớn không có bảo đảm, chỉáp dụng với khách hàng phải có tiền gửi thanh toán và có uy tín, độ tin cậy cao,thu nhập đều đặn, kỳ thu nhập ngắn.
Cho vay luân chuyển:
Cho vay luân chuyển là nghiệp vụ mà ngân hàng cung cấp hạn mức độngdựa trên giá trị hàng hoá luân chuyển Thời gian trả nợ và cho vay không xácđịnh trước mà phụ thuộc hoàn toàn vào sự luân chuyển hàng hoá Cho vay luânchuyển giúp đỡ tích cực cho những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có chu kỳtiêu thụ ngắn ngày, quan hệ vay trả thường xuyên với ngân hàng.
Cho vay trả góp:
Cho vay trả góp là hình thức cho vay mà trong thời hạn tín dụng khách hàngtrả gốc và lãi theo định kỳ Áp dụng cho việc tài trợ tài sản cố định, hàng hoá lâubền Cho vay trả góp có rủi ro cao nên lãi suất của cho vay trả góp là cao nhấttrong khung lãi suất cho vay của ngân hàng.
Cho vay hợp vốn:
Khoản cho vay được thực hiện bởi từ hai tổ chức cho vay trở lên để cho vaymột dự án đầu tư với những điều kiện và điều khoản tương đương Sử dụng hồ sơchung và được quản lý bởi một nhà đầu mối chung Tùy theo hợp đồng cho vaycó giá trị lớn hay nhỏ mà bên tham gia có thể bao gồm: ngân hàng đứng đầu,ngân hàng tham chiếu, ngân hàng thành viên, ngân hàng quản lý, ngân hàng đạilý.
* Theo hình thức tài trợ, tín dụng được chia thành cho vay, chiết khấuthương phiếu, cho thuê, bảo lãnh
Trang 8+ Chiết khấu thương phiếu là việc ngân hàng ứng trước tiền cho khách hàngtrong thời hạn có hiệu lực của thương phiếu với giá trị của thương phiếu trừ đikhoản tiền mà ngân hàng được hưởng khi phải nắm giữ thương phiếu chưa đếnngày đáo hạn
+ Cho vay là hoạt động dựa trên cơ sở cam kết trả gốc và lãi của kháchhàng trong khoảng thời gian xác định mà ngân hàng đưa tiền cho khách hàng.Cho vay là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn của hoạt động tín dụng
+ Cho thuê tài sản trung và dài hạn (leasing)
Cho thuê tài sản trung và dài hạn là việc ngân hàng thương mại mua các tàisản theo yêu cầu của khách hàng để cho khách hàng thuê Tài sản là thuộc sở hữucủa ngân hàng nên ngân hàng có thể thu hồi để bán hoặc cho người khác thuê khingười thuê không trả được nợ Cho thuê có hai hình thức chủ yếu là cho thuênghiệp vụ và cho thuê tài chính mà trong hoạt động cho thuê của ngân hàngthương mại chủ yếu là cho thuê tài chính.
+ Bảo lãnh:
Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của ngân hàng (bên bảo lãnh)với bên nhận bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng(bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúngnghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trảnợ cho ngân hàng số tiền đã được trả thay
Bảo lãnh có nhiều loại: bảo lãnh trực tiếp, bảo lãnh gián tiếp, bảo lãnhthanh toán, bảo lãnh dự thầu…
* Theo mức độ tín nhiệm khách hàng, tín dụng bao gồm:
+ Tín dụng cần tài sản bảo đảm: tức là ngân hàng yêu cầu khách hàng phảicó tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của người thứ ba khi nhận tín dụng Đối với
Trang 9khách hàng không có uy tín cao đối với ngân hàng, khi vay phải có sự đảm bảo.Sự đảm bảo này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có thêm nguồn thứ hai bổ sungcho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn.
+ Tín dụng không cần tài sản bảo đảm: thường được cấp cho khách hàngcó uy tín, tình hình tài chính tốt, có quan hệ lâu năm với ngân hàng, quản trị cóhiệu quả…thì ngân hàng có thể cấp tín dụng dựa vào uy tín của bản thân kháchhàng mà không cần một nguồn thu nợ thứ hai bổ sung.
Ngoài ra, tín dụng được phân theo phương thức hoàn trả nợ vay; theo mụcđích (phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp, tiêu dùng cá nhân, bấtđộng sản…); theo ngành kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp);theo hình thức giá trị tín dụng (tiền, tài sản)…
1.1.3 Vai trò tín dụng đối với ngân hàng
Tín dụng là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảng 70%) trong tổngtài sản của ngân hàng thương mại Với quy mô như vậy, tín dụng ảnh hưởng tớirất nhiều chiến lược hoạt động của ngân hàng như dự trữ, cho vay, đầu tư…Đồngthời đây là hoạt động mang lại thu nhập lớn nhất cho ngân hàng.
Ngân hàng huy động vốn trong nền kinh tế chủ yếu dành cho hoạt động tíndụng Hoạt động tín dụng phụ thuộc vào khả năng nguồn huy động được củangân hàng Ngược lại, hoạt động tín dụng sẽ tác động trở lại hoạt động huy độngvốn của ngân hàng Khi uy tín của ngân hàng bị giảm sút bởi các khoản nợ xấuthì hình ảnh của ngân hàng trong lòng khách hàng sẽ suy giảm, khả năng nhiềukhách hàng đến rút tiền ồ ạt ở ngân hàng là rất lớn Điều này khiến cho ngânhàng gặp khó khăn nhiều, nguy cơ phá sản có thể xảy ra Tuy nhiên, có nhiều lúcdo điều kiện chủ quan và khách quan mà nhu cầu tín dụng bị giảm sút, tình trạng
Trang 10ứ đọng vốn xảy ra Vì thế, các ngân hàng cần phải có biện pháp để phát huy vaitrò của hoạt động tín dụng
1.2 RỦI RO TÍN DỤNG
1.2.1 Khái niệm và bản chất của rủi ro tín dụng
Đối với ngân hàng, rủi ro là mức độ không chắc chắn liên quan tới cáchoạt động của ngân hàng có ảnh hưởng không tốt tới kết quả kinh doanh củangân hàng Ngân hàng kinh doanh lĩnh vực đặc biệt - kinh doanh tiền tệ nên gặprất nhiều rủi ro như: rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro hốiđoái…Trong đó rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động quan trọng nhất của ngânhàng - hoạt động tín dụng Theo quy định của ngân hàng nhà nước, “rủi ro tíndụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thấttrong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiệnhoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
Tổn thất này có thể là mất gốc và /hoặc lãi, cùng với những tổn thất kháckèm theo: chi phí việc thẩm định dự án khách hàng, chi phí tìm kiếm thông tin vềkhách hàng, không thực hiện theo kế hoạch của mình…Khi quyết định cho vay,ngân hàng với một tin tưởng cao nhất là khả năng trả nợ của khách hàng là tốthay rủi ro tín dụng sẽ không xảy ra Nhưng với những nguyên nhân khác nhau,khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ Ngoài ra, ngân hàng không thể chắcchắn dự đoán một cách chính xác tuyết đối rủi ro tín dụng được Vì thế, trên quanđiểm quản lý toàn bộ ngân hàng, rủi ro tín dụng có thể hạn chế, đề phòng màkhông thể loại trừ, nó tồn tại khách quan, không thể tránh khỏi.
Trang 111.2.2 Phân loại
* Theo nguyên nhân gây ra rủi ro:
Rủi ro do ngân hàng: là những rủi ro tín dụng xuất phát từ năng lực trìnhđộ cán bộ ngân hàng thương mại kém, chính sách tín dụng và quy trình tín dụng,phẩm chất, đạo đức của cán bộ…
Rủi ro do khách hàng: là những rủi ro do người vay gây ra: như lừa đảongân hàng, cố tình chây ì không trả nợ, tình hình hoạt động kinh doanh sa sút…
Rủi ro từ nguyên nhân khác: đó là những rủi ro do sự thay đổi môi trườngkinh tế, chính trị, xã hội, tự nhiên, điều chỉnh chế độ chính sách.
* Theo cơ cấu loại hình rủi ro tín dụng
Theo cách này rủi ro tín dụng bao gồm: rủi ro tín dụng từ cho vay ngắnhạn, trung, dài hạn
* Xuất phát từ hình thức tài trợ tín dụng: rủi ro tín dụng từ cho vay, bảo
lãnh, cho thuê…
Ngoài ra, rủi ro tín dụng được phân loại do chế độ chính sách của nhànước, rủi ro quốc gia, do việc thẩm định đánh giá của ngân hàng không đúng vớithực trạng của khách hàng…
1.2.3 Dấu hiệu của rủi ro tín dụng
Những dấu hiệu này được phát hiện rõ ràng khi ngân hàng gặp gỡ vớingười vay vốn: tham quan nhà xưởng, văn phòng, xem xét vật thế chấp…Cuộcgặp gỡ này giúp cán bộ ngân hàng biết cảm nhận phần lớn được điều gì đangdiễn ra ở khách hàng Dưới đây là biểu hiện xảy ra từ phía khách hàng cần đượcchú ý:
* Biểu hiện thông qua hoạt động giữa ngân hàng và khách hàng - Xu hướng thanh toán khoản vay nợ gốc và lãi chậm
Trang 12- Vay ngày càng nhiều
- Xuất hiện việc xin ngân hàng gia hạn, đảo nợ - Khách hàng chấp nhận vay vốn với chi phí cao- Biến động của số dư tài khoản tiền gửi là lớn
- Tín dụng thương mại được tăng lên, khi đến hạn thanh toán khả năng trảnợ không có
- Giá trị khoản vay lớn hơn nhu cầu vốn vay- Nguồn trả nợ thiếu mức độ tin cậy, bảo đảm
* Biểu hiện liên quan đến việc điều hành công ty của khách hàng - Cán bộ chủ chốt cao cấp thay đổi liên tục
- Sự bất đồng quan điểm, mất đoàn kết, tranh chấp giữa các thành viêntrong công ty, điều hành theo ý chủ quan, không tạo ra được sự thống nhất giữacác thành viên
- Kém linh hoạt với sự thay đổi
- Chú trọng đến hình thức bên ngoài, thiếu sự quan tâm, nâng cấp chấtlượng: máy móc, thiết bị quá xa xỉ, không phù hợp với tình hình công ty
* Biểu hiện từ tình hình kinh doanh - Thay đổi loại hình, phạm vi kinh doanh - Mất thị trường kinh doanh
- Bị ảnh hưởng, lệ thuộc quá lớn vào nhà cung ứng - Tung ra sản phẩm không phù hợp, đúng lúc,
- Giảm lợi nhuận nhằm có được những hợp đồng lớn - Năng lực sản xuất kinh doanh bị giảm sút
- Sản phẩm cung cấp chỉ mang tính thời vụ cao- Hàng hoá tồn kho, lạc hậu, dự trữ lớn
Trang 13* Biểu hiện thông qua tình hình tài chính kế toán- Tiền mặt giảm
- Báo cáo tài chính không đầy đủ, số liệu không phù hợp, nộp báo cáo tàichính không kịp thời, trì hoãn.
- Doanh số bán hàng biến động, tăng giảm hoặc tăng nhưng lợi nhuậngiảm
- Không thực hiện đúng mục đích kế hoạch đề ra- Hoạt động thua lỗ xuất hiện
- Khả năng tín dụng kém, tình trạng nợ kéo dài
Việc xảy ra một trong các sự kiện trên thì không ảnh hưởng lớn lắm Tuynhiên, các sự kiện này đồng loạt đi cùng với nhau thì cán bộ tín dụng cần hết sứcchú ý để có quyết định đúng trong hoạt động tín dụng.
1.2.4 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng
1.2.4.1 Nguyên nhân chủ quan
Một là, trình độ cán bộ còn thấp, chưa cao Điều này được thể hiện ở hiệu
quả việc làm Nếu như với kiến thức ít, kinh nghiệm làm việc còn thiếu thì việcphân tích khách hàng, thẩm định dự án đầu tư của khách hàng, xác định lãi suấtcho vay, nhu cầu cho vay…sẽ không chính xác Rủi ro tín dụng là chắc chắn xảyra Đồng thời, việc không chú trọng thực hiện đúng theo quy trình tín dụng củangân hàng có khả năng sẽ làm mất vốn, như khi cán bộ tín dụng không cần kiểmtra thông tin về khách hàng, tình hình kinh doanh khách hàng mà đã quyết địnhcho vay Bên cạnh đó, với phẩm chất đạo đức xấu, tình hình dễ bị lôi kéo, vì lợiích bản thân mà lợi dụng tham ô, nhằm chiếm đoạt vốn của ngân hàng xẩy ra gâythiệt hại lớn đối với ngân hàng.
Trang 14Hai là, ngân hàng dồn dập tín dụng quá mức Khi đó sự lựa chọn khách
hàng một cách ồ ạt, kém, không chú trọng đến công tác phân tích trước khi chovay tạo ra sự lựa chọn đối nghịch Với lượng khách hàng lớn, ngân hàng khôngthể đảm bảo được sự giám sát của cán bộ tín dụng đối với khách hàng là chặt chẽđược Đây là cơ hội tốt cho những khách hàng muốn thực hiện ý đồ xấu củamình, rủi ro đạo đức từ phía người đi vay xảy ra Khả năng thu hồi vốn của ngânhàng giảm xuống, ngân hàng dần dần mất vốn Do đó, ngân hàng sẽ quyết địnhgiảm hoạt động cho vay đồng thời tăng cường chặt chẽ quy trình cho vay Thịphần của ngân hàng mất đi và trở nên ít hơn Với tình trạng như vậy, ngân hàngtìm mọi cách để mở rộng điều kiện vay vốn góp phần tăng thị trường Các hoạtđộng này tạo thành vòng quay khép kín, tổn thất cho tín dụng là khó tránh khỏi.
Ba là, do quy chế tín dụng chưa chặt chẽ Các quy định trong quy chế tạo
điều kiện cho ngân hàng và khách hàng thực hiện hoạt động tín dụng Tuy nhiên,thiếu sự logic, chặt chẽ trong quy chế tạo lỗ hổng, khe hở cho những hành độngkhông tốt.
Bốn là, sự cạnh tranh không lành mạnh nhằm thu hút khách hàng giữa các
ngân hàng Việc xác định lãi suất của ngân hàng làm sao để có được nhiều kháchhàng hơn các ngân hàng khác trở nên đơn giản hơn, có thể chấp nhận lãi suấtthấp hơn mặc dù không đủ để bù đắp chi phí khác Do đó, trong một khoảng thờigian dài, lợi nhuận ngân hàng không nhưng giảm xuống mà kèm theo là rủi ro tíndụng.
Năm là, do ngân hàng quá chú trọng đến lợi nhuận Theo nguyên tắc đánh
đổi rủi ro và lợi nhuận, khi lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng cao Vì vậy, ngânhàng khi cho vay cần phải cân nhắc kỹ giữa lợi nhuận với rủi ro
Trang 151.2.4.2 Nguyên nhân khách quan
* Nguyên nhân xuất phát từ người đi vay
Khi tình hình kinh doanh xấu đi, khả năng trả nợ của khách hàng hạn chế.Bên cạnh do sự yếu kém trong công tác tổ chức quản lý, nắm bắt thị trường kém,khả năng đối phó chậm trễ…Ngoài ra, chịu tác động của yếu tố bên ngoài như sựtăng lên giá cả các yếu tố đầu vào của qúa trình sản xuất (giá dầu thô, giá xăngdầu…) làm chi phí sản xuất tăng theo, lợi nhuận mà khách hàng thu được khôngổn định, trả nợ tương đối khó khăn Cũng như thị trường tiêu thị, nhu cầu về sảnphẩm hạn hẹp, tình trạng sản phẩm tồn kho, lỗi thời nhiều, doanh thu thấp Vớilĩnh vực kinh doanh mạo hiểm nếu không đủ bản lĩnh, tầm nhìn thấp, sai sóttrong phân tích, tính toán thì tổn thất đem lại cho khách hàng rất lớn Kháchhàng khi vay vốn được ngân hàng không thực hiện theo mục đích hợp đồng tíndụng gây rủi ro đạo đức cho ngân hàng, vì lợi ích cá nhân tìm mọi cách lừa đảochiếm đoạt vốn ngân hàng Tuy nhiên, có những khách hàng với hoạt động kinhdoanh tốt, thu lãi cao nhưng vẫn cố tình không trả nợ, kéo dài thời gian sử dụng
* Nguyên nhân xuất phát từ môi trường
Một là, do chịu ảnh hưởng các chính sách Mỗi một chính sách đưa ra
nhằm tác động đến những đối tương nhất định Sự thay đổi các chính sách nhanhchóng, sự mâu thuẫn của các chính sách làm ngân hàng cũng như doanh nghiệpkhông dễ dàng để tuân thủ kịp thời, đúng Hoạt động của họ mất ổn định, gặpkhó khăn.
Hai là, do sự thay đổi của nền kinh tế, chính trị, xã hội Chỉ cần một trong
ba yếu tố này biến động tác động ngay đến hoạt động của ngân hàng đặc biệt làhoạt động tín dụng Với xã hội phát triển, chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởngnhu cầu đầu tư tăng lên, hoạt động tín dụng diễn ra thuận lợi Ngược lại nền kinh
Trang 16tế có lạm phát có thể kèm theo tình hình sản xuất kinh doanh trì trệ, thua lỗ, khảnăng trả nợ của khách hàng giảm, hoạt động tín dụng gặp rủi ro
Ba là, do ảnh hưởng môi trường tự nhiên Thiệt hại gây ra bởi thiên tai, lũ
lụt, hạn hán…với ngân hàng từ khách hàng rất lớn đặc biệt đối với hoạt độngkinh doanh trong nông nghiệp.
1.2.5 Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với hoạt động ngân hàng
Trong những rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt: rủi ro tín dụng, rủi rothanh khoản, rủi ro lãi suất…thì rủi ro tín dụng ảnh hưởng rất lớn tới hoạt độngngân hàng, biểu hiện:
Lợi nhuận của ngân hàng giảm sút Khi rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hànggặp khó khăn trong thu hồi gốc và/hoặc lãi ngoài ra còn phải trả những khoản chiphí để thực hiện hợp đồng tín dụng: chi phí tìm hiểu khách hàng, trả lãi chonguồn huy động vốn, chi phí quản lý tài sản bảo đảm, chi phí giám sát…sự mấtcân đối thu chi, lợi nhuận giảm, nguồn vốn ngân hàng không có hoặc tiền lươnggiảm, phải chuyển đổi công tác…
Rủi ro tín dụng có thể kéo theo rủi ro về thanh khoản Khi không đủ tiềnđể đáp ứng nhu cầu của người gửi cũng như cho vay tiền của khách hàng tốt,ngân hàng sẽ mất khách hàng; sự sụt giảm về lợi nhuận xảy ra Ngân hàng tìmcách để có nguồn huy động: trên thị trường liên ngân hàng, tiền gửi của ngườidân tất nhiên kèm theo lãi suất cao, chi phí phát sinh cao Nếu ngân hàng khôngcó phương án giải quyết kịp thời, tính toán cẩn thận mà để tình hình kéo dài,ngân hàng buộc phải đóng cửa, phá sản
Sức mạnh cạnh tranh và uy tín của ngân hàng trên thị trường bị ảnhhưởng Khách hàng mất đi niềm tin vào ngân hàng, số tiền của khách hàng có ýđịnh gửi hoặc đang gửi tại ngân hàng sẽ thay đổi sang ngân hàng khác Những
Trang 17người đi vay cũng không muốn vay tại ngân hàng để đi đầu tư các dự án tốt.Hoạt động của ngân hàng trở nên phức tạp, biến động rất mạnh.
Ngoài ra, vì ngân hàng là một bộ phận rất quan trọng trong nền kinh tế Sựthay đổi của ngân hàng tác động rất lớn đến nền kinh tế Phản ứng dây chuyềntrong hệ thống ngân hàng khi có một ngân hàng sụp đổ dễ xẩy ra Nền kinh tếkhông phát triển, kém năng động, tác động tâm lý của người dân không tin tưởngvào chính phủ, đất nước
1.2.6 Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng
Tuy rủi ro tín dụng là hiện tượng khách quan, song trong công tác quản trịngân hàng cố gắng hạn chế thấp nhất tổn thất rủi ro tín dụng gây ra Ngân hàngthường đưa ra các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng để làm căn cứ cho việc quảnlý đem lại kết quả tốt hơn Tuỳ thuộc vào mỗi ngân hàng mà các chỉ tiêu đượcđưa ra là khác nhau, về cơ bản bao gồm:
Nợ quá hạn
Nợ quá hạn là những khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặclãi đã quá hạn Nợ quá hạn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: nguyên nhânchủ quan từ phía doanh nghiệp, hay nguyên nhân khách quan…cho dù nguyênnhân gì nữa thì nợ quá hạn đều làm giảm lợi nhuận của ngân hàng
Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn =
Tổng dư nợ tín dụng
Đây là một chỉ tiêu quan trọng thường được sử dụng trong đánh giá hiệuquả tín dụng Tỷ lệ nợ quá hạn cao phản ánh chát lựng tín dụng thấp, rủi ro tronghoạt động nhiều Nợ quá hạn hiện nay đang là vấn đề bức xúc cần giải quyết củanhiều ngân hàng, vì nó làm giảm lợi nhuận và gây nhiều khó khăn (cán bộ tín
Trang 18dụng luôn phải theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trong việc hoàn trả vốnvay và lãi) Nợ quá hạn làm tăng rủi ro lãi suất khi khách hàng không trả đượcnợ, trong khi ngân hàng vẫn phải tiếp tục trả lãi tiền huy động cho các tổ chứckinh tế và dân cư Ngân hàng vẫn tiếp tục bị thua thiệt
Ngoài ra, còn có thể xét đến nợ khó đòi, tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợtín dụng, tỷ lệ nợ khó đòi trên nợ quá hạn, nợ quá hạn thông thường (có khả năngthu hồi cao); và tốc độ tăng giảm của các tỷ lệ trên.
Nợ khó đòi là khoản nợ quá hạn đã quá một kỳ gia hạn nợ Khi nợ khó đòiphát sinh đồng nghĩa với việc ngân hàng gặp rủi ro thất thoát vốn, ảnh hưởng tớisự tồn tại và phát triển Tỷ lệ nợ khó đòi cao thể hiện hoạt động cho vay hiệu quảkém và hiệu quả tín dụng thấp Ngân hàng có thể dùng nhiều biện pháp để thuhồi nợ quá hạn và nợ khó đòi, song diều này có thể tồn nhiều chi phí và làmgiảm uy tín
Các khoản cho vay có vấn đề
Đó là các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán và chưa được coi là nợ quáhạn Tuy nhiên, khi kiểm tra tình hình cán bộ tín dụng xem xét đây là khoản nợđang dần có biểu hiện của sự kém lành mạnh, nguy cơ có thể dẫn đến thành nợquá hạn (gây ra rủi ro đạo đức, cố tình chiếm đoạt vốn…) Tuỳ thuộc vào quyếtđịnh từng ngân hàng mà nợ có vấn đề được xây dựng
Tài sản bảo đảm
Thông thường khi cho vay ngân hàng yêu cầu khách hàng cần có tài sảnbảo đảm Tài sản bảo đảm được coi là nguồn trả nợ thứ hai của khách hàng khikhông có nguồn thu nợ thứ nhất từ khách hàng Do đó, tài sản đảm bảo là cáchhạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng Khi khách hàng có tài sản bảo đảm, ngânhàng sẽ đem đánh giá giá trị tài sản bảo đảm và quyết định cho vay theo một tỷ
Trang 19lệ nhất định nào đó trên giá trị tài sản đảm bảo Cũng có những trường hợp vớitài sản đảm bảo mà giá trị của nó trên thị trường biến động mạnh (giảm mạnh) sovới giá trị lúc đánh giá ban đầu thì thiệt thòi cho ngân hàng là lớn nếu kháchhàng không thực hiện trả nợ.
Mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng
Những khách hàng nào có uy tín cao đối với ngân hàng, mối quan hệ tíndụng lâu năm tốt thì việc rủi ro tín dụng xảy ra mức độ thấp hơn, có thể khôngcó.
Khả năng thanh toán nợ của khách hàng
Ngân hàng khi quyết định cho vay trước hết cần phải theo dõi tình hình tàichính, khả năng trả nợ của khách hàng, tính khả thi của dự án đầu tư…Như vậymới dự đoán phần nào chính xác rủi ro tín dụng, biết hạn chế tối đa rủi ro.
Đa dạng hoá của tín dụng
Đa dạng hoá được coi là một trong những biện pháp hạn chế rủi ro tíndụng Sự thay đổi trong chu kỳ của khách hàng là khó tránh khỏi Nếu ngân hàngchỉ tập trung thực hiện hoạt động tín dụng đối với một loại người vay, một vùng,một ngành nào đó…thì tổn thất do rủi ro gây ra rất lớn.
Môi trường của người đi vay
Chính sách thường xuyên thay đổi, lũ lụt hạn hán, chính trị mất ổn định,kink tế lạm phát…đều gây nên mất ổn định kết quả kinh doanh xấu đến ngườivay, tình hình trả được nợ là không có, rủi ro tín dụng là xảy ra.
1.3 YẾU TỐ CHỦ YẾU TÁC ĐỘNG HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG
Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là không thể tránh khỏi, làkhách quan Các ngân hàng khác nhau sẽ tìm ra những biện pháp để khắc phục,hạn chế tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng mình Tuy nhiên, việc khắc phục
Trang 20tình hình rủi ro tín dụng mang lại kết quả như thế nào phụ thuộc nhiều ở ngânhàng Dưới đây là một số yếu tố chủ yếu tác động hạn chế rủi ro tín dụng.
1.3.1 Chính sách tín dụng và quy trình tín dụng
Chính sách tín dụng là tập hợp các quy định, quy tắc, chủ trương, phương
hướng của ngân hàng đối với hoạt động tín dụng được xây dựng và hoàn thiệnqua nhiều năm Chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngânhàng, là cơ sở hướng dẫn cho nhân viên tín dụng làm việc, tạo sự chuyên mônhoá trong quá trình phân tích tín dụng đồng thời tạo ra sự thống nhất trong quátrình hoạt động tín dụng Chính sách tín dụng với mục đích là mở rộng tín dụng,ngoài ra nhằm hạn chế rủi ro để nâng cao thu nhập cho ngân hàng Chính sáchtín dụng đề cập đến hầu hết tất cả vấn đề liên quan đến cấp tín dụng: quy mô, lãisuất, đảm bảo, kỳ hạn, phạm vi, các khoản tín dụng có vấn đề, nhu cầu vay vốn,đối tượng vay vốn…
Một chính sách tín dụng được xây dựng phù hợp đầy đủ, khoa học chắcchắn sẽ giúp cho ngân hàng tránh được rủi ro tín dụng và đồng thời tạo ra đượcnhiều cơ hội kinh doanh Tuy nhiên, với những chính sách tín dụng thiếu chặtchẽ không chi tiết, không có sự phù hợp, chỉ mang tính áp đặt là chính thì rủi rođối với tín dụng là tất yếu xảy ra Điều này cũng cho thấy rõ ở các ngân hànghiện nay là ngân hàng nào xây dựng chính sách tín dụng hoàn thiện, phù hợp thìhoạt động tín dụng ở ngân hàng đó mang lại kết quả tốt
Quy trình tín dụng được xây dựng nhằm chi tiết hóa chính sách tín dụng.đó là các bước, nội dung công việc mà cán bộ tín dụng ngân hàng, các cán bộ cóliên quan phải đáp ứng khi quyết định cho vay Những nội dung công việc baogồm: phân tích trước khi cấp tín dụng, xây dựng và ký kết hoạt hợp đồng tíndụng, giải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng thu nợ hoặc đưa ra các phán
Trang 21quyết tín dụng mới…việc thực hiện đúng quy trình tín dụng cũng như quy trìnhtín dụng được xây dựng một cách đầy đủ logic, cụ thể sẽ góp phần hạn chế rủi rotín dụng.
1.3.2 Chất lượng cán bộ tín dụng và trình độ quản lý nhân sự
Cho dù khoa học hiện đại đã mở ra cơ hội tự động hoá trong nhiều lĩnhvực, song nhân tố con người vẫn luôn giữ vai trò rất quan trọng trong mọi hoạtđộng của ngân hàng Hoạt động cho vay xuất phát từ quyết định của cán bộ tíndụng cho nên việc làm thế nào để hạn chế của tín dụng thì vấn đề nhân lực ởngân hàng cũng phải được tính đến Con người được xem xét trên nhiều góc độ:năng lực, trình độ, nghiệp vụ, sức khoẻ, phẩm chất, đạo đức, tác phong kỷ luậtlao động…Với những con người được đào tạo ở môi trường chính quy, tinh thầntrách nhiệm tốt, năng lực nghề nghiệp cao thì hoạt động tín dụng đem lại chấtlượng cao Ngược lại, sự thiếu kiến thức, trình độ còn hạn chế, sức khoẻ yếu ắthẳn rủi ro tín dụng xảy ra Điều này thể hiện rõ trong thực tế, ngân hàng với độingũ nhân viên tín dụng trình độ chuyên môn vững vàng, khả năng học hỏi tốt,đồng thời biết tu dưỡng phẩm chất đạo đức chắc chắn hoạt động tín dụng sẽ đemlại thu nhập cao cho ngân hàng Nhờ đó ngân hàng vẫn có thể tồn tại và pháttriển được, cho dù phải cạnh tranh với những đối thủ có tiềm lực mạnh hơn vềcông nghệ, trang thiết bị kỹ thuật Vì vậy đối với ngân hàng vấn đề đào tạo bồidưỡng cán bộ tín dụng cần được chú trọng Bên cạnh chất lượng nhân lực thìcông tác quản lý nhân lực cũng cần đặc biệt chú ý, bởi lẽ không phải có cán bộtín dụng giỏi là hạn chế được rủi ro tín dụng Mỗi cán bộ tín dụng có những điểmmạnh và điểm yếu riêng Điều quan trọng là phải bố trí, sắp xếp công việc saocho phát huy hết thế mạnh và hạn chế điểm yếu của mỗi người, đồng thời có thểđãi ngộ hợp lý nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm Tạo sự phối hợp hoạt động
Trang 22nhịp nhàng giữa các thành viên trong một guồng máy thống nhất, cùng hướng tớimột mục tiêu chung là hạn chế rủi ro tín dụng.
1.3.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ công nghệ ngân hàng
Cơ sở vật chất chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng tài sản của ngân hàng songnó cũng có vai trò góp phần làm giảm rủi ro tín dụng Đối với khách hàng, cơ sởvật chất được coi là bộ mặt của ngân hàng và dường như các ngân hàng có cơ sởvật chất lớn thì có uy tín hơn so với ngân hàng có cơ sở vật chất ít Đứng ở gócđộ ngân hàng, cơ sở vật chất với trang thiết bị hiện đại sẽ thuận lợi hơn trongviệc thu hút khách hàng, tạo điều kiện đơn giản các thủ tục, rút ngắn thời giangiao dịch, đem lại sự tiện lợi tối đa cho khách hàng từ đó tránh được rủi ro từphía khách hàng đem lại
Sự hỗ trợ của các phương tiện, kỹ thuật hiện đại còn giúp cho việc thunhập thông tin nhanh chóng, chính xác, tăng giảm thiểu sai sót giúp công tác lậpkế hoạch, xây dựng chính sách tín dụng có hiệu quả hơn Cụ thể như là thông tintìm kiếm về khách hàng kịp thời, nhanh, nhiều nguồn, hơn nữa là thang điểmchấm cho khách hàng ít sai sót, mắc lỗi, bên cạnh đó, cán bộ cấp trên dễ dàngbiết được thông tin một cách nhanh nhất tại ngân hàng mình Vì vậy, với vai tròtrên thì với cơ sở vật chất công nghệ hiện đại ắt hẳn giúp ngân hàng vừa hạn chếrủi ro đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng.
1.3.4 Thông tin thị trường
Thông tin luôn là yếu tố cơ bản cần thiết cho công tác quản lý dù ở bất cứlĩnh nào, đặc biệt trong hoạt động tín dụng ngân hàng vì hoạt động tín dụng chứađựng nhiều rủi ro nhất Để thẩm định dự án, thẩm định khách hàng, trước hếtphải có thông tin về dự án, về khách hàng đó Để làm tốt công tác giám sát saukhi cho vay cũng cần phải có thông tin Thông tin càng chính xác, kịp thời thì
Trang 23càng thuận lợi cho ngân hàng trong việc đưa ra quyết định cuối cùng, theo dõiviệc sử dụng vốn vay và tiến độ trả nợ của khách hàng Điều này còn giúp chongân hàng xây dựng hoặc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, chính sách tín dụngmột cách linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế.
Với vai trò quan trọng của thông tin, làm thế nào để phát huy tối đa vai tròcủa nó là câu hỏi đặt ra cho các ngân hàng Đặc biệt, hiện nay trong quá trình hộinhập ngày càng phát triển thì tính minh bạch tài chính được các ngân hàng đềcao Có nghĩa là không chỉ các khách hàng mà các ngân hàng cần thiết côngkhai, nêu rõ tình hình tài chính, phương án sản xuất kinh doanh…trên cácphương tiện thông tin đại chúng một cách rộng rãi Có như vậy mới tạo điều kiệncho khách hàng đến vay vốn tại các ngân hàng đủ tiềm lực, khả năng về vốntránh gây ra rủi ro đạo đức cũng như các ngân hàng tìm kiếm được khách hàngđầy tiềm năng, phù hợp chiến lược của mình Tất cả góp phần giảm rủi ro tíndụng.
1.3.5 Chính sách quản lý rủi ro tín dụng
Trong hoạt động tín dụng các ngân hàng không những thực hiện đúng vàđầu đủ các quy định chung của ngân hàng nhà nước về quy chế cho vay, tài sảnbảo đảm, trích lập dự phòng…mà còn phải chú ý đến công tác quản trị rủi ro tíndụng Có những ngân hàng thiết lập riêng cho mình một chính sách quản lý rủiro tín dụng Với chính sách này nhằm hạn chế phần nào tổn thất rủi ro tín dụngmang lại đồng thời ngày càng nâng cao khả năng phòng chống rủi ro tín dụngmột cách có hiệu quả và phù hợp Chính sách này đưa ra bao gồm các nội dungphù hợp từng khoản mục tín dụng, trước, sau và trong quá trình thực hiện hoạtđộng tín dụng Những vấn đề mà chính sách quản lý rủi ro tín dụng đề cập có thểđó là: môi trường hoạt động của ngân hàng đem lại khó khăn và thuận lợi gì;
Trang 24những khách hàng và nhóm khách hàng nào cần phải hạn chế cho vay, nằm trongtầm kiểm soát, nghi ngờ; ngành, lĩnh vực nào cần hạn chế…Bên cạnh đó, nhữngbiện pháp hữu hiệu nhằm hạn chế rủi ro cũng được nêu ra Như vậy, với nhữngtrường hợp rủi ro tín dụng như thế nào thì chính sách quản lý rủi ro tín dụngcũng góp phần không nhỏ trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng Do đó, mỗingân hàng cần xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả, chi tiết, phùhợp
Trang 25Ngày 26/03/1988, Hội đồng bộ trưởng (này là Chính phủ) ra quyết định số53/HĐB tách ngân hàng thành hai cấp: quản lý và kinh doanh Do đó, ngày26/03/1988, NHPTNo Việt Nam được thành lập cùng với toàn hệ thốngNHPTNo toàn quốc.
Ngày 1/10/1988 NHPTNo Nghệ Tĩnh được thành lập và chính thức đi vàohoạt động Ngày 24/05/1990, Hội đồng Nhà nước ban hành 2 pháp lệnh về Ngânhàng, đây là cơ sở pháp lý quan trọng khẳng định sự chuyển đổi mạnh mẽ hoạtđộng ngân hàng sang cơ chế mới phù hợp với chủ trương phát triển nền kinh tếhàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý vĩ mô của nhà nước theo định hướng xã
Trang 26đổi tên thành NHNo&PTNT Việt Nam theo quyết định số 400/HĐBT ngày14/11/1990 và quyết định số 66/QĐ/NHNN của Thống đốc NNHN.
Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về việc chia tách tỉnh Nghệ Tĩnh,ngày 24/08/1991 Thống đốc NHNN ra quyết định số 115/QĐ/NHNN-quyết địnhthành lập NHNo&PTNT Hà Tĩnh với 8 chi nhánh trực thuộc trong đó có chinhánh NHNo&PTNT huyện Kỳ Anh Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Kỳ Anh -Hà Tĩnh bắt đầu hoạt động từ ngày đó Sau khi chia tách tỉnh hầu như cơ sở vậtchất hạ tầng chưa có gì, cán bộ vừa thiếu vừa yếu: thiếu trình độ, yếu về năng lựchoạt động kinh doanh Cán bộ lúc đó có 45 người có 6% trình độ đại học chuyểntừ bao cấp sang Hoạt động kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn Vốn huy độngnăm 1991 trên địa bàn là 1,2tỷ đồng,dư nợ chỉ có 800 triệu chủ yếu là nợ khêđọng, khó đòi của các tổ chức hợp tác xã tan rã Kỳ Anh là một huyện nghèo củaHà Tĩnh, tình trạng đói giáp hạt, bán lúa non, cho vay nặng lãi khá phổ biến,trình độ dân trí không đồng đều, các xã vùng sâu, vùng xa tiếp nhận thông tincòn hạn chế Nền sản xuất mang tính tự cung, tự cấp…Thực trạng đó đặt ra choNHNo&PTNT Kỳ Anh nhiệm vụ hàng đầu là nhanh chóng ổn định công tác tổchức, chuyển đổi cơ chế hoạt động kinh doanh, huy động vốn và cho vay phảiđược mở rộng Từ năm 1996 trở lại đây ngân hàng hoạt động có phần phát triểnvà khá ổn định Từ chỗ làm ăn thua lỗ, cán bộ không đủ lương đến năm 1996 làđơn vị đứng thứ 2 toàn tỉnh, giữ vững phong trào từ đó đến nay Chi nhánhNHNo&PTNT Kỳ Anh luôn luôn là một trong ba ngân hàng dẫn đầu toàn tỉnh.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy
Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Kỳ Anh là chi nhánh cấp 2, lại hoạt độngtrên một địa bàn nhỏ, kinh tế có nhiều khó khăn nên cơ cấu tổ chức khá đơn giảnđược thể hiện ở sơ đồ sau:
Trang 27Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy chi nhánh NHNo&PTNT huyện Kỳ Anh
Hiện nay, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh có 52 cánbộ, có độ tuổi trung bình là 38 tuổi trong đó:
+ Trình độ đại học 50%+ Trình độ cao đẳng 20%+ Trình độ trung học 30%
Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh hoạt động với chứcnăng và nhiệm vụ cơ bản sau:
Là tổ chức tài chính với hoạt động cơ bản là nhận tiền gửi và cho vay Là nơi cung cấp dịch vụ thanh toán, thông qua dịch vụ này ngân hàng cóthể thanh toán hộ khách hàng trên tiền gửi tài khoản, trả tiền lương…
Hoạt động theo sự chỉ đạo của NNHNo&PTNT Việt Nam.Ban giám đốc
Phòng hành chính nhân sự
Phòng kế toán ngân quỹ
Phòng tín dụng
Chi nhánh ngân hàng cấp III(loại 4)
Trang 282.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH2.2.1 Hoạt động huy động vốn
Nguồn vốn là cơ sở xác định tính an toàn của mỗi tổ chức tín dụng trong
quá trình đầu tư vào nền kinh tế Xác định được tầm quan trọng của nó, trongnhững năm qua Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Kỳ Anh đã chủ động tìm mọibiện pháp tích cực để huy động và đạt được kết quả khá.
Trong công tác kinh doanh của ngân hàng muốn mở rộng đầu tư phát triểnkinh tế thì giải pháp hàng đầu là phải tạo vốn Thực hiện phương châm “đi vayđể cho vay” NHNo&PTNT huyện Kỳ Anh đã thường xuyên quan tâm đẩy mạnhcông tác huy động vốn, đa dạng hoá các hình thức huy động như: tiết kiệmkhông kỳ hạn, có kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng, tiết kiệm trả lãitrước, tiết kiệm gửi góp, tiền gửi tiết kiệm bậc thang, chứng chỉ tiền gửi, tiếtkiệm dự thưởng, tạo điều kiện tốt nhất cho người gửi tiền và người rút tiền…Ngoài ra, còn đi vay vốn của các tổ chức kinh tế và các tổ chức tín dụng ngoàiđịa bàn Bên cạnh đó, tổ chức giao dịch làm ngoài giờ, làm thêm ca tạo thuận lợicho người gửi tiền Với lãi suất linh hoạt trên cơ sở đảm bảo bù đắp chi phí, giảiquyết đầu ra dưới lãi suất trần cho phép, chăm lo công tác thanh toán đổi mớicông nghệ, phong cách giao dịch, thanh toán nhanh nhẹn kịp thời Mởi rộngmạng lưới hoạt động, tạo điều kiện cho khách hàng gửi, rút tiền dễ dàng, thuậntiện để thu hút khách hàng mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng
Hiện nay tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Kỳ Anh thường quản lý vàhuy động các nguồn vốn dưới các hình thức:
- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của các hộ gia đình và các tổ chức chính trị,đoàn thể xã hội.
Trang 29- Tiền gửi dưới hình thức huy động kỳ phiếu theo từng mục đích nhấtđịnh.
- Tiền gửi tiết kiệm kỳ không kỳ hạn của các hộ sản xuất, các tổ chức đoànthể xã hội.
- Số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của các hộ sản xuất, các tổ chứckinh tế, doanh nghiệp.
- NHNo&PTNT huyện Kỳ Anh tranh thủ xây dựng các đề án về trồngrừng, trồng cây ăn quả, nơi trồng thuỷ sản…để xin vốn uỷ thác đầu tư củaNHNo&PTNT Việt Nam như vốn ADB, WB, AFD…Đây là nguồn vốn uỷ thácNHNo&PTNT Việt Nam vay nước ngoài NHNo&PTNT huyện Kỳ Anh đã nhậnđược một số lượng vốn lớn đến nay đã 40 tỷ, có lãi suất đầu vào thấp, thời giandài, việc trích rủi ro do ngành quản lý điều hành qua lãi suất cho vay
Có thể nói huy động vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chủ yếuquyết định quy mô hoạt động, quy mô tín dụng mà còn quyết định đến khả năngthanh toán và năng lực cạnh tranh trên thị trường Trong các năm qua ngân hàngđã huy động một khối lượng vốn như sau:
Trang 30Bảng 2.1 Kết quả huy động vốn tại NHNo&PTNT huyện Kỳ Anh 2005 – 2007
TGTK- VND
Phát hành giấy tờ có
Trang 31Nhìn vào bảng số liệu trên (Bảng 2.1), ta thấy nguồn vốn huy động đượccủa ngân hàng liên tục tăng qua các năm: năm 2006 tăng 23169 triệu đồng,tương ứng tăng 40,3% so với 2005; năm 2007 tăng 24189 triệu đồng, tương ứngtăng 30% so với năm 2006.
Nhìn thấy rõ nguồn vốn huy động được thông qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1:Nguồn vốn huy động
020000400006000080000100000120000
Trang 321490 khách hàng, giữa 2006 lên tới 1655 khách hàng, đã phục vụ được nhu cầukhách hàng nhận tiền gửi của người đi xuất khẩu lao động gửi về Giao khoánchỉ tiêu huy động vốn cho cán bộ nhân viên, ngoài ra có chế độ thưởng cho nhânviên nào huy động được nhiều
Bảng 2.2 Kết quả huy động vốn theo kỳ hạn ( 2005 – 2007)
Tiền gửi không
Tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng
Tiềngửicókỳ hạn
tháng trởlên
Nguồn: Bảng cân đối kế toán tổng hợp năm 2005 – 2007
Qua kết quả huy động vốn theo kỳ hạn ở bảng 2.2 ta thấy: đối với nguồncó kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn và tăng qua các năm Năm 2006 đạt63600 triệu đồng tăng 43% so với năm 2005 (tương ứng tăng 19100 triệu đồng);
Trang 33năm 2007 tăng 33,4% so với năm 2006 (tương ứng tăng 21260 triệu đồng); tức làhuy động được 84860 triệu đồng.
Đối với nguồn không kỳ hạn, mặc dù tỷ trọng không ổn định nhưng tăngqua các năm: năm 2006 đạt 9770 triệu đồng, tăng 23,7% so với năm 2005; năm2007 đạt 13100 triệu đồng và tăng 34%so với năm 2006
Cuối cùng là tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên: về tỷ trọng chiếm tỷ lệnhỏ (< 10%) và không ổn định, năm 2006 tăng 43,5% so với năm 2005 thì năm2007 giảm 5,5% so với năm 2006.
2.2.2 Hoạt động sử dụng vốn
Với nền tảng chiến lược huy động nguồn lực tại chỗ có hiệu quả, chinhánh NHNo&PTNT huyện Kỳ Anh thực hiện hoạt động tín dụng trong 3 nămnhư sau:
Bảng 2.3 D ư nợ cho vay theo thời hạn ( 2005 – 2007)
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉtiêu
Trang 34Nguồn: Bảng cân đối kế toán tổng hợp năm 2005 - 2007
Nhìn vào bảng số liệu 2.3 ta thấy, tổng dư nợ tín dụng tăng liên tục quacác năm: năm 2006 tăng 34,9% tương ứng 38248 triệu đồng so với năm 2005;năm 2007 tăng 112953 triệu đồng (tương ứng 76,4%) so với năm 2006 Ngânhàng chỉ có dư nợ ngắn hạn, trung hạn mà không có dư nợ dài hạn, trong đó dưnợ trung hạn chiếm tỷ trọng lớn trong 2 năm 2005, 2006 thì đến năm 2007 dư nợngắn hạn tăng lên quá nửa (57%) Tuy nhiên, tốc độ tăng của dư nợ ngắn hạnnhanh hơn dư nợ trung hạn Cụ thể: năm 2006, dư nợ trung hạn là 91072 triệuđồng, tăng 9532 triệu đồng (tăng 11,7%) so với năm 2005; dư nợ ngắn hạn đạt56772 triệu đồng, tăng 28716 triệu đồng (tăng 102%) so với năm 2005 Đến năm2007, dư nợ trung hạn tăng 21071 triệu đồng (tăng 23,1%) thì dư nợ ngắn hạntăng 91882 triệu đồng (tăng 162%) so với năm 2006.
Nguyên nhân của kết quả trên là do: đặc điểm sản xuất kinh doanh trên địabàn là sản xuất theo thời vụ chuyển sang trồng cây công nghiệp dài ngày để phụcvụ các nhà máy chế biến nguyên liệu sắp thành lập và các hộ nông dân có nhucầu phát triển trang trại để chăn nuôi (bò, dê, lợn, trâu…) nên nhu cầu nguồn vốntrung hạn là chủ yếu Ngoài ra ngân hàng còn cho vay trung dài hạn chủ yếu làcho vay đời sống, cho vay tiêu dùng vì hiện nay mức sống của nhân dân trên địabàn ở thị trấn đang ngày càng được nâng lên rõ nét, nhu cầu tiêu dùng rất lớn.
Xét theo thành phần kinh tế: dư nợ cho vay được chia theo thành phần cánhân, hộ sản xuất hoạt động trong ngành nông nghiệp nông thôn và các thànhphần khác Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế thể hiện qua bảng sau:
Trang 35Bảng 2.4 Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế (2005 - 2007)
Vay
Nguồn: Bảng cân đối kế toán tổng hợp năm 2005 - 2007
Qua bảng 2.4 ta thấy ở NHNo&PTNT huyện Kỳ Anh cho vay hộ sản xuất,cá nhân hoạt động trong ngành nông nghiệp nông thôn chiếm tỷ trọng lớn Khivay vốn ở ngân hàng họ trả nợ đúng hạn, linh hoạt trong những ngành sản xuấtkinh doanh mới, đạt hiệu quả Trên địa bàn huyện có 5 doanh nghiệp nhà nướcvà 25 doanh nghiệp tư nhân nhưng hầu hết không có quan hệ tín dụng với ngânhàng Nguyên nhân đối với doanh nghiệp nhà nước đó là do sự thay đổi chínhsách của nhà nước không phân biệt cách thành phần kinh tế, làm ăn không hiệuquả, không đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng Còn đối với doanh nghiệp tư
Trang 36nhân thì họ không đủ hồ sơ pháp lý về theo dõi quyết toán hàng tháng, quý, nămtheo chế độ quy định nên việc cho vay không có
Đi cùng với công tác tăng dư nợ cho vay NHNo&PTNT huyện Kỳ Anhcũng thực hiện tốt công tác thu nợ, đẩy nhanh vòng quay vốn tín dụng và đượcthể hiện qua bảng doanh số cho vay và doanh số thu nợ như sau:
Bảng 2.5 Doanh số cho vay và doanh số thu nợ ( 2005 – 2007 )
Nguồn: Bảng cân đối kế toán tổng hợp năm 2005 - 2007
Nhìn vào bảng số liệu 2.5, doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều tăngqua các năm Doanh số thu nợ năm 2006 tăng 51% so với năm 2005, năm 2007tăng 91% so với 2006 Doanh số cho vay năm 2006 đạt 102589 triệu đồng tăng42,4% (tương ứng 35930 triệu đồng) so với năm 2005; còn năm 2007 doanh sốcho vay đạt 230324 triệu đồng tăng 91% (tương ứng 109744 triệu đồng) so vớinăm 2006
Doanh số cho vay trong năm 2006 tăng nhanh, có được kết quả này là dochiến lược kinh doanh của ngân hàng, ngân hàng đã mạnh dạn đầu tư cho vàocác dự án, mua máy móc phục vụ ngành nông nghiệp; máy xay xát, máy cày
Trang 37bừa…mua xe công nông, xe bò lốp Ngoài ra, cho vay để phát triển đàn trâu bò,loại gia súc, gia cầm ở các hộ có điều kiện phát triển chăn nuôi tốt Đồng thời,ngân hàng cho cán bộ, hưu trí vay làm nhà cửa mua phương tiện đi lại, đồ dùngsinh hoạt…
Doanh số thu nợ qua các năm tăng đều, do ngân hàng đầu tư đúng hướng,nền kinh tế trên địa bàn trong những năm qua phát triển khá, nhân dân có cuộcsống đầy đủ hơn, có thu nhập đều để trả nợ cho ngân hàng Ngân hàng đã thựchiện nghiêm túc quá trình cho vay, thẩm định kỹ các dự án, phương án sản xuấtkinh doanh, thường xuyên quan tâm theo dõi khách hàng sau khi cho vay Do đó,nắm chắc được tình hình biến động của khách hàng từ đó có biện pháp xử lý kịpthời, góp phần nâng cao khả năng thu hồi vốn, ngoài ra, ngân hàng coi trọngcông tác phân tích nợ theo mặt bằng dư nợ, nợ đến hạn, quá hạn, trên cơ sở đóphân loại và xác định khả năng thu hồi nợ cũng như nguồn trả nợ của từng ngườiđi vay, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát để kịp thời phát hiệnnhững sai sót từ đó có biện pháp xử lý kịp thời Hơn nữa ngân hàng còn phối hợpchặt chẽ với chính quyền địa phương để tăng cường công tác đôn đốc thu nợ.
Trong 3 năm qua kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng đã thực hiệnđược những thành công nhất định đó là: đáp ứng được 89% nhu cầu vay vốn đểmở rộng phát triển ngành nghề, sản xuất kinh doanh, dịch vụ Với việc mở rộnghình thức cho vay tiêu dùng và đời sống đã làm đời sống của người dân, nhiềugia đình thay đổi: xây dựng được nhà cửa đàng hoàng, mua sắm được đồ dùngđắt tiền như xe máy, ti vi…cho vay để đi xuất khẩu lao động đã góp phần giảiquyết việc làm cho con em trong huyện và cải thiện đời sống nhân dân, đến nayngân hàng đã cho hơn 3500 hộ vay vốn đi xuất khẩu lao động Với kết quả đó,cho thấy NHNo&PTNT huyện Kỳ Anh đã góp phần tích cực vào việc chuyển
Trang 38đổi cơ cấu kinh tế, phát triển xã hội trên địa bàn huyện Đặc biệt trong việc thựchiện chương trình xoá đói giảm nghèo, ổn định chính trị, từng bước cải thiện đờisống, giải quyết việc làm, góp phần hạ tỷ lệ đói nghèo trong huyện.
2.2.3 Công tác kế toán, thanh toán và ngân quỹ
Về công tác kế toán, thanh toán:
Mặc dù trình độ khoa học công nghệ và thông tin còn nhiều bất cập, khối
lượng khách hàng tăng, khối lượng công việc nhiều song cán bộ kế toán cố gắngtìm tòi học hỏi, hăng say với công việc đáp ứng yêu cầu cập nhật thông tin báocáo hàng ngày, thực hiện giao dịch 100% công việc trên máy Thực hiện đầy đủchính xác các nghiệp vụ phát sinh, chấp hành tốt chế độ hạch toán kế toán, thuchi tài chính, quản lý tốt quỹ an toàn chi trả, đảm bảo khả năng chi trả, đảm bảokhả năng thanh toán Thực hiện có hiệu quả chuyển tiền điện tử, từ đó thu hútđược khách hàng mở tài khoản, tăng tiền gửi và tăng thu dịch vụ Năm 2004, sốkhách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán khoảng 1500, đến năm 2006 đãtăng lên 2650, đặc biệt là tiền gửi thanh toán ngoại tệ năm 2004 dịch vụ này mớibắt đầu phát sinh đến năm 2006 đã có gần 980 tài khoản tiền gửi thanh toánngoại tệ.
Công tác ngân quỹ:
Tổng thu tiền mặt trong năm 2007 là 126 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2006
Tổng chi tiền mặt 2007 là 96,3 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2006
Khối lượng thu chi tiền mặt qua quỹ là rất lớn, đặc biệt khi chi tiền mặt cho khobạc, bảo hiểm, chi cho vay hộ nghèo, chi cho các dự án tài trợ…Song vẫn đápứng đầy đủ kịp thời cho khách hàng không thất thoát Phát huy truyền thống tốtđẹp và đạo đức của người cán bộ ngân hàng, cán bộ ngân quỹ đã thực hiện đầy