Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh (Trang 68 - 70)

BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN KỲ ANH HÀ TĨNH

3.2.7 Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay

Sau khi ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng đúng như thoả thuận trong hợp đồng tín dụng thì ngân hàng cần thiết phải kiểm soát khách hàng. Công việc này là thường xuyên tiếp tục mối quan hệ qua lại với khách hàng bằng cách gọi

điện hỏi thăm tình hình, tham quan cơ sở sản xuất, nghe ngóng thông tin về khách hàng cũng như phương án sản xuất kinh doanh đang hay có ý định thực hiện…Để biết được sử dụng tiền vay có đúng mục đích, đúng tiến độ hay không; tình hình sản xuất kinh doanh có biến chuyển bất lợi gì, có dấu hiệu lừa đảo hay làm ăn thua lỗ gì không…Đây là những dấu hiệu cho phép ngân hàng nhận xét một cách chính xác về khách hàng, từ đó có thể đưa ra những quyết định phù hợp. Những thông tin theo chiều hướng tốt thì cho thấy chất lượng tín dụng được đảm bảo, ngược lại, khi khoản vay bị đe doạ thì ngân hàng cần có biện pháp kịp thời như ngừng giải ngân, thu hồi trước nợ, giảm số tiền vay…Quan hệ tín dụng được kết thúc khi ngân hàng thu hồi hết gốc và lãi. Việc xem xét tìm nguyên nhân là rất quan trọng giúp ngân hàng đưa ra quyết định mới đảm bảo an toàn khoản cho vay như với những khách hàng có khó khăn về tài chính song vẫn cố gắng khắc phục trả nợ thì ngân hàng sẽ cho gia hạn nợ, cho vay thêm, giảm lãi suất…Như vậy công việc kiểm tra giám sát sau khi cho vay là quan trọng mà cán bộ tín dụng hết sức chú ý nhằm hạn chế tối đa rủi ro tín dụng. Và để hoàn thành tốt công việc này ngân hàng có thể thực hiện:

+ Khi khách hàng trình báo cáo tài chính cho cán bộ tín dụng thì phải xem xét kỹ, phân tích về tình hình tài chính khách hàng cũng như quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh như thế nào…Từ đó nắm rõ được các yếu tố tác động lớn khả năng trả nợ của khách hàng.

+ Đột xuất hoặc hàng quý hàng tháng định kỳ trên cơ sở sổ sách hạch toán theo dõi của khách hàng, các chứng từ hoá đơn, trực tiếp kiểm tra theo dõi tiến độ hoạt động phương án dự án sản xuất kinh doanh để có thể nắm rõ được mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng.

+ Khi xem xét các trường hợp có đảm bảo bằng bảo lãnh của bên thứ ba đòi hỏi cán bộ tín dụng chú ý đến năng lực tài chính của người bảo lãnh. Đặc biệt, những trường hợp đảm bảo bằng thiết bị, máy móc, nhà xưởng thì phải thường giám sát tài sản đảm bảo và hồ sơ đảm bảo tiền vay để dễ dàng phát hiện và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời, tránh trường hợp không mong muốn: hư hỏng, mất giá trị trên thị trường, đã đem đảm bảo ở ngân hàng khác…

Ngoài nhiệm vụ này thì chi nhánh cũng cần chú ý đến công tác kiểm soát kiểm tra nội bộ nhằm đem lại kết quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w