THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN KỲ ANH HÀ TĨNH
2.4.2 Một số khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân
Một số khó khăn, vướng mắc
+ Khi vay vốn tại ngân hàng, thủ tục giấy tờ quá rườm rà. Hồ sơ vay vốn gồm rất nhiều giấy tờ, cần nhiều chữ ký, chứng nhận của các cơ quan liên quan. hồ sơ được chấp nhận cho vay phải qua bốn chữ ký của cán bộ tín dụng, trưởng phòng tín dụng, giám đốc hoặc người được uỷ quyền và cán bộ kế toán.
+ Việc đầu tư tín dụng còn mang tính bị động. Chỉ vì sợ mất khách hàng
do nghe thông tin ngân hàng khác trên địa bàn lôi kéo mà trong khi đó chưa có thông tin đầy đủ, chính xác để phân tích thẩm định đã quyết định cho vay.
+ Thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng với chủ đầu tư. Trong công tác xây dựng các dự án có tính khả thi sự phối hợp còn chưa ăn ý. Cán bộ trực tiếp thẩm định của ngân hàng năng lực trình độ còn bất cập do đó khả năng tư vấn tham mưu cho chủ đầu tư bị hạn chế.
+ Một số cán bộ tín dụng chưa nghiêm túc. Điều này thể hiện trong việc
chấp hành quy trình nghiệp vụ, tình trạng gia hạn nợ còn nhiều và chưa thực hiện tốt việc thu nợ các kỳ hạn đến hạn của vốn vay.
+ Tỷ trọng cho vay với thành phần cá nhân, hộ sản xuất chiếm tỷ trọng lớn kèm theo nợ quá hạn ngày càng tăng.Mặc dù tỷ trọng của thành phần này tuy có
xu hướng giảm qua các năm nhưng do sự áp đặt chỉ đạo của cấp trên nên vẫn tập trung vốn nhiều đồng thời việc yêu cầu gia hạn nợ xảy ra do đó kéo theo sự thiếu trách nhiệm, chây lỳ trong việc trả nợ cho ngân hàng.
+ Năng lực của cán bộ tín dụng còn hạn chế. Những cán bộ lâu năm từ chế
độ cũ do khả năng thích ứng sự chuyển đổi còn kém, trình độ đào tạo chưa chuyên sâu; những cán bộ mới kinh nghiệm còn thiếu, còn vội vàng khi quyết định cho vay. Ngoài ra, ở chi nhánh không có bộ phận riêng làm công tác thẩm định để được chuyên môn hoá theo từng doanh nghiệp nên công việc đối với cán bộ là quá nhiều, không chuyên sâu, không đem lại hiệu quả cao. Mặc dù, chi nhánh với vẫn tạo điều kiện tổ chức các lớp đào tạo, nâng cao nghiệp vụ nhưng kết quả vẫn chưa khả quan, những thông tin cần cập nhật hàng ngày còn thiếu. Do đó điều này sẽ ảnh hưởng tới tầm nhìn, nắm bắt thông tin…và dẫn tới hiệu quả việc làm kém.
+ Thẩm định chưa hiệu quả.Trong công tác thẩm định dự án, đánh giá tác động của môi trường, khả năng trả nợ của doanh nghiệp, thị trường tiêu thụ…thì cán bộ tín dụng có thể phân tích và nắm rõ. Tuy nhiên, riêng khâu thẩm định về phương diện kỹ thuật có những dự án do không thể nắm bắt được các thông số kỹ thuật nên hầu như là chấp nhận, tin tưởng theo phương án đề xuất của doanh nghiệp.
+ Quy trình cho vay mà hiện nay ngân hàng đang áp dụng còn chưa phù
hợp. Sự áp đặt theo quy trình cho vay đôi lúc tạo ra sự cứng nhắc, chưa linh động
làm cho cán bộ tín dụng và khách hàng không thuận lợi trong việc thực hiện. + Công tác giám sát kiểm tra sau khi cho vay đối với khách hàng còn chưa
chú ý. Hầu hết các cán bộ tín dụng chỉ chú ý đến khâu thẩm định trước khi cho
vay mà không kiểm tra, khảo sát xem xét quá trình sử dụng vốn của khách hàng như thế nào đặc biệt là đối với những khách hàng có quan hệ lâu năm với ngân hàng. Các cán bộ tín dụng thường có tâm lý tin tưởng đối với khách hàng, e ngại
mà bỏ qua công việc kiểm tra. Điều này gây dễ dàng cho khách hàng sử dụng không đúng với cam kết trong hợp đồng tín dụng, gây rủi ro đạo đức.
+ Công tác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng còn thiếu chưa đáp ứng được
theo yêu cầu đề ra. Đó là hiện nay, có những khoản vay có rủi ro thì được liệt kê
vào khoản vay có hiệu quả. Do vậy không được trích lập dự phòng rủi ro tín dụng từ trước cho khoản vay này nên khi rủi ro thực sự xảy ra thì ngân hàng không có đủ dự trữ để bù đáp, tình trạng nợ đọng tăng.
+ Không đa dạng hoá danh mục cho vay. Tại chi nhánh còn thiếu sự quan tâm, chú ý tới yếu tố đa dạng hoá danh mục cho vay cũng như chưa có hình thức quản lý rủi ro toàn danh mục. Cho nên việc tính toán đầu tư bao nhiêu cho các ngành nghề, lĩnh vực, loại cho vay theo thời hạn, theo loại tiền…nhằm đem lại rủi ro thấp nhất, đảm bảo thích hợp với cơ cấu nguồn vốn, khả năng của ngân hàng, chiến lược kinh doanh là chưa có. Điều này đòi hỏi ngân hàng cần phải thực hiện đa dạng hoá danh mục cho vay.
+ Sự phức tạp của tình hình trên địa bàn. Sự thay đổi về kinh tế, xã hội, thời tiết trên địa bàn tác động đến đời sống người dân cũng như hoạt động của ngân hàng. Những trận lũ càn quét, sự xuất hiện của dịch bệnh, gia tăng giá cả… kéo theo đó là khả năng trả nợ của khách hàng giảm sút, cơ sở vất chất của ngân hàng hư hỏng. Điều đó đòi hỏi chi nhánh phải có một bộ phận chuyên dự báo tình hình trên địa bàn để từ đó đưa ra những chính sách hợp lý.
Nguyên nhân
* Nguyên nhân từ phía ngân hàng
+ Do phương pháp phân loại tín dụng. Phương pháp phân loại tín dụng mà
bao quát được tất cả các món vay có rủi ro dẫn đến việc trích lập dự phòng rủi ro còn thiếu.
+ Thẩm định, đánh giá tài sản bảo đảm còn gặp nhiều khó khăn. Đó là chưa xác định đúng giá trị thị trường của tài sản bảo đảm, công tác bảo quản chưa đúng, hợp lý; giấy tờ mang tính hợp pháp liên quan đến nhiều ban ngành… do đó khi khoản nợ của khách hàng thành khoản nợ khó đòi thì việc xử lý tiến hành chậm. Cụ thể khi ngân hàng buộc phải phát mại tài sản thì không thu hồi đủ vốn được cho vay.
+ Phương thức cho vay còn nghèo nàn.Hiện nay ở chi nhánh phương thức cho vay chủ yếu là cho vay theo món. Bên cạnh đó hình thức cho vay áp dụng thực tế tại ngân hàng còn hạn chế, hầu hết là hình thức bán lẻ, cho vay trực tiếp. Ngoài ra, việc áp dụng hình thức cho vay qua tổ vay vốn khó phổ biến do tổ trưởng không có trình độ hoặc có nhưng không cao nên hay làm sai quy chế cho vay mặc dù ngân hàng vẫn có những buổi tập huấn, hướng dẫn tốn kém nhiều chi phí nhưng vì lợi ích trước mắt mà quên đi nhiệm vụ của mình.
+ Việc đôn đốc thu hồi nợ gốc và lãi chưa được quan tâm thường xuyên, đúng mức. Đối với nợ gốc, một mặt do chưa phân loại được các món vay để có
kế hoạch thu hồi nợ. Mặt khác do nguồn thu nợ thứ hai từ việc phát mại tài sản bảo đảm gặp khó khăn. Bên cạnh đó, lợi dụng sự quen biết nên một số cán bộ tín dụng đã tạo điều kiện cho khách hàng được xoá nợ tuy nhiên đây chỉ là món vay nhỏ. Đối với vấn đề lãi, thì mặc dù ngày trả lãi được quy định có thể trước nhưng hiện tượng trả lãi chậm vẫn xảy ra khá phổ biến. Nguyên nhân do ngân hàng không thường xuyên nhắc nhở cũng như chưa áp dụng biện pháp mạnh.
+ Cán bộ tín dụng còn chưa tuân thủ theo quy trình tín dụng. Công tác phân tích khách hàng trước khi cho vay chỉ tập trung vào các trường hợp mà có
biểu hiện tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính không khả quan còn những trường hợp chưa biểu hiện thì hầu như quyết định cho vay mà không cần tham quan nhà xưởng, nhà cửa…để xem xét. Đặc biệt sau khi khách hàng nhận số tiền vay vốn thì cán bộ tín dụng hầu như không xem xét việc khách hàng sử dụng vốn như thế nào. Nếu cấp trên có yêu cầu thì cũng chỉ kiểm tra một cách chung chung, hình thức là chính. Chính vì vậy, tình hình kinh doanh, kết quả làm ăn của khách hàng ra sao, ngân hàng không thể biết được.
* Nguyên nhân từ phía khách hàng
+ Do hạn chế khả năng hiểu biết. Biểu hiện thông qua kiến thức về sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, trình độ văn hoá thấp, còn có tình trạng mù chữ của bà con nông dân nên việc tiếp thu, học hỏi những cái mới còn khó khăn. Mặt khác ngành nông nghiệp luôn chịu ảnh hưởng rất nhiều từ thời tiết, dịch bệnh.
+ Tính trung thực của báo cáo tài chính. Các doanh nghiệp khi đưa ra các
báo cáo tài chính không chính xác, đó là những con số giả mạo nhằm che đậy những vấn đề thực tế đang diễn ra tại cơ sở kinh doanh của mình. Từ những báo cáo này nếu như cán bộ tín dụng chỉ căn cứ vào nó để đánh giá khách hàng thì công tác phân tích khả năng trả nợ sẽ không đúng.
+ Khả năng kinh doanh và năng lực điều hành quản lý. Là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Các chủ doanh nghiệp với năng lực quản lý điều hành kém, quyết định thực hiện với chi phí thiết lập dự án cao, vốn tự có thấp …dẫn đến khả năng trả nợ thấp. Ngoài ra, công tác quản lý nguồn nhân lực không hiệu quả đã ảnh hưởng tới năng suất lao động, khả năng cạnh tranh trên thị trường nên khó có thể đứng vững, hoạt động kinh doanh kém, nguy cơ đóng cửa.
+ Do thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán. Điều này đã ăn sâu vào đời sống nhân dân nên khi vay vốn họ rút bằng tiền mặt, dẫn đến việc kiểm tra tài chính, sử dụng vốn vay, thu lãi, thu nợ không thuận tiện cho cả khách hàng lẫn ngân hàng.
Ngoài ra, khi thẩm định các phương án, dự án vay vốn, ngân hàng áp đặt ý kiến chủ quan của mình đối với khách hàng. Chính yếu tố này làm phát sinh các trường hợp rủi ro mà nguồn gốc là khách hàng, có thể thiếu vốn đầu tư và phải cân đối vốn để trả nợ trước hạn so với dự tính ban đầu.
* Nguyên nhân khác
+ Xuất phát từ định hướng phát triển kinh tế- xã hội. Định hướng của từng xã, từng vùng chưa cụ thể, chưa khả thị trường hoặc chủ trương của các ngành hữu quan không thống nhất dẫn đến tình trạng khó khăn trong công tác thẩm định và quyết định cho vay. Xét về mặt tài chính thì đạt nhưng xét về mặt xã hội thì không được, có thể tại khu vực doanh nghiệp thiếu sản phẩm đó nhưng trên bình diện chung thì thừa và ngược lại. Ngoài ra, những quy hoạch phát triển kinh tế không ổn định sẽ làm dự án ngừng hoạt động.
+ Do sự thay đổi chính sách của chính phủ, nhà nước. Điều này tác động ngay tới hoạt động của ngân hàng cũng như doanh nghiệp. Sự thay đổi này tạo ra môi trường kinh doanh không ổn định, đôi khi để theo kịp có thể khiến cho doanh nghiệp phải chuyển hướng kinh doanh. Đối với doanh nghiệp nhỏ, tác động tuy không lớn lắm nhưng với doanh nghiệp làm ăn lớn thì chắc chắn suy yếu về tài chính là xảy ra.
+ Tính sẵn có và đầy đủ của thông tin. Hệ thống thông tin kinh tế, giá cả, thị trường nói chung và thông tin nói riêng đều ở tình trạng phân tán, kém hiệu quả, quy mô nhỏ, không đầy đủ, không kịp thời và thiếu chính xác. Do vậy chưa
thể đáp ứng theo yêu cầu của ngân hàng. Việc phối hợp giữa các bộ, ban, ngành với chính quyền địa phương trong công tác xây dựng dự án cũng như cung cấp thông tin để đánh giá khách hàng chưa tốt. Chính vì vậy, hiện tượng cho vay không hiệu quả xảy ra không nhỏ.
+ Các ngân hàng cạnh tranh nhau về lãi suất.Các ngân hàng sau khi có
quyết định cho phép áp dụng cơ chế lãi suất theo thoả thuận đã tạo ra cuộc chạy đua về tăng lãi suất huy động, mặt khác lại xác định lãi suất khoản cho vay thấp hơn mức độ rủi ro của khách hàng. Do vậy, một mặt vừa làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, mặt khác khách hàng không cẩn thận khi đưa ra quyết định đầu tư, tức là tăng mức độ rủi ro cho ngân hàng cũng như khách hàng. Nếu ngân hàng tiếp tục thực hiện lãi suất trên thì hiệu quả chắc chắn là khi ngân hàng không đủ vốn đáp ứng nhu cầu cho vay thì yêu cầu lãi suất cao đi kèm với những điều kiện khắt khe sẽ hạn chế những khách hàng có dự án tốt và chỉ có thể chấp nhận những khách hàng với rủi ro cao.
CHƯƠNG III