Triển khai công tác trích lập dự phòng đúng, đầy đủ, hiệu quả

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh (Trang 62 - 64)

BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN KỲ ANH HÀ TĨNH

3.2.3 Triển khai công tác trích lập dự phòng đúng, đầy đủ, hiệu quả

Với hoạt động tín dụng thì rủi ro là khách quan, khó tránh khỏi. Để bù đắp những tổn thất khi rủi ro xảy ra, ngân hàng tiến hành trích lập dự phòng từ nguồn lợi nhuận sau thuế.

Từ năm 2005, ngân hàng thực hiện trích lập dự phòng theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc ngân hàng nhà nước. Theo quyết định này thì nợ quá hạn được phân thành 5 nhóm theo thứ tự mức độ rủi ro mà không chỉ dựa trên thời gian quá hạn mà mỗi nhóm tướng ứng với tỷ lệ trích lập dự phòng

riêng. Định kỳ hàng quý và trong thời gian 15 ngày làm việc đầu tiên thì ngân hàng cần phải tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. ngân hàng cần thực hiện đúng, đầy đủ theo quyết định tuy nhiên không nên tuân thủ, áp đặt quá mức mà đôi lúc phải linh hoạt khi xác định rủi ro có thể xảy ra cho mỗi khoản vay. Khi sử dụng quỹ dự phòng bù đắp tổn thất chỉ được thực hiện khi đó là khoản vay thuộc nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) mà sau quá trình thương lượng với người đi vay và phát mại tài sản bảo đảm vẫn chưa đủ. Do đó, trên cơ sở từng nhóm nợ có tại ngân hàng mà ngân hàng đánh giá được khả năng rủi ro gặp phải đồng thời trích lập số tiền dự phòng chính xác. Một vấn đề cần nói đến là ngân hàng cần phải xác định đúng nhóm nợ của khoản vay từ đó mới đưa ra con số dự phòng chính xác, hạn chế thừa thiếu quá mức và tỷ lệ trích lập dự phòng tương ứng nhóm nợ thể hiện thông qua bảng sau:

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w