1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn- Bắc Giang

116 693 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 1,61 MB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn- Bắc Giang

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

Danh môc ch÷ viÕt t¾t 2

Danh môc b¶ng biÓu 3

1.1.2.1 Kh¸i niÖm, ph©n lo¹i tÝn dông 23

1.1.2.2 Vai trß cña tÝn dông ng©n hµng 25

1.2 Rñi ro tÝn dông cña Ng©n hµng th¬ng m¹i 29

1.2.1 Tæng quan vÒ rñi ro vµ rñi ro tÝn dông cña NHTM 29

1.2.1.1 Kh¸i niÖm rñi ro 29

1.2.1.2 Mét sè lo¹i rñi ro chñ yÕu trong kinh doanh ng©n hµng 30

1.2.2 HËu qu¶, nguyªn nh©n rñi ro tÝn dông vµ sù cÇn thiÕt ph¶ing¨n ngõa, h¹n chÕ rñi ro tÝn dông 32

1.2.2.1 HËu qu¶ cña rñi ro tÝn dông 32

1.2.2.2 Nguyªn nh©n cña rñi ro tÝn dông 34

1.2.2.3 Sù cÇn thiÕt phßng ngõa vµ h¹n chÕ rñi ro tÝn dông: 41

1.3 biÖn ph¸p phßng ngõa rñi ro tÝn dông 43

1.4 Mét sè kinh nghiÖm cña níc ngoµi vÒ phßng ngõa vµ h¹n chÕ rñi ro tÝn dông 44

Trang 2

chơng II: Thực trạng rủi ro tín dụng và biện pháp phòng ngừa hạn chế

rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNt huyện Lục ngạn- Bắc giang 46

2.1 Giới thiệu về địa bàn hoạt động của NHNo&PTNT huyện lục ngạn 46

2.1.1 Điều kiện tự nhiên và xã hội của huyện Lục Ngạn 46

2.1.2 Sơ lợc quá trình hoạt động và phát triển của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn 52

2.2 Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn 53

2.3 Tình hình hoạt động của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn 54

2.3.1 Hoạt động huy động vốn 54

2.3.2 Tình hình hoạt động tín dụng 54

2.3.3 Kết quả kinh doanh 54

2.4 Thực trạng rủi ro tín dụng ở NHNo&PTNT huyện lục ngạn- Bắc giang 54

2.4.1 Rủi ro tín dụng ở NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn 54

2.4.1.1 Nợ quá hạn theo tài sản đảm bảo: 54

2.3.1.2 Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế 54

2.3.1.3 Nợ quá hạn phân theo kỳ hạn nợ 54

2.3.1.4 Nợ quá hạn phân theo nguyên nhân 54

2.4.2 Các nguyên nhân rủi ro tín dụng ở NHNo&PTNT Lục Ngạn. 54

Trang 3

Chơng III: Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại

NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn 54

3.1 Định hớng hoạt động của NHNo&PTNT huyện lục ngạn 2008 54

3.2.1.1.Nâng cao chất lợng công tác thẩm định xét duyệt cho vay 54

3.2.1.2 Tăng cờng hiệu quả đảm bảo tín dụng 54

3.2.1.3 Tăng cờng kiểm tra kiểm soát, hạn chế sai sót khi cho vay 54

3.2.1.4 Thu hồi nhanh chóng, dứt điểm nợ kém chất lợng, nợ quá hạn 54

3.2.1.5 Đánh giá phân loại khách hàng một cách chính xác và thờng xuyên: .543.2.1.6 Kế hoạch hoá tín dụng 54

3.2.2.4 Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ tín dụng 54

3.2.2.5 áp dụng hình thức cấp tín dụng hợp lí, đa dạng để phân tán rủi ro 54

3.2.2.6 Nâng cấp cơ sở vật chất và trang bị hiện đại 54

3.2.2.7 Đẩy mạnh công tác huy động vốn 54

Trang 4

3.3 Những kiến nghị 54

3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nớc 54

3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nớc 54

3.3.3 Đối với NHNo&PTNT Việt Nam 54

3.3.4 Đối với NHNo&PTNT Tỉnh Bắc Giang 54

3.3.5 Đối với UBND huyện Lục Ngạn 54

Phần Kết luận 54

Danh mục tài liệu tham khảo 54

nhận xét của ngân hàng thực tập 54

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Ngân hàng thương mạiDoanh nghiệp

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônHợp tác xã

Trách nhiệm hữu hạnDoanh nghiệp nhà nướcDoanh nghiệp tư nhânTổ chức tín dụngNgân hàng

Rủi ro tín dụngNợ quá hạn

Bảo đảm bằng tài sản

Ngân hàng chính sách xã hộiHợp đồng tín dụng.

Cán bộ tín dụngTài sản thế chấpTài sản bảo đảm

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC BẢNG.

Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn……… 40

Bảng 2.2 : Phân loại dư nợ cho vay theo kỳ hạn……… ………

Bảng 2.3: Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế……… ………

Bảng 2.4: Phân loại dư nợ theo nghành kinh tế……….……… … 45

Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh……… …… 47

Bảng 2.6: Phân loại dư nợ qua hạn theo tài sản đảm bảo……… 48

Bảng 2.7 : Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế……… …

Bảng 2.8: Nợ quá hạn phân theo kỳ hạn nợ………

Bảng 2.9: Nợ quá hạn phân theo nguyên nhân……… 53

Bảng 2.10: Phân loại nợ của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn………… ….

DANH MỤC BIỂU ĐỒBiểu đồ 2.1: Tình hình hoạt động vốn của NHNo&PTNT huyện LụcNgạn……… 41

Biểu đồ 2.2: Tổng dư nợ quá hạn theo tài sản đảm bảo………

Biểu đồ 2.3: Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế………

49

Trang 7

Biểu đồ 2.4: Nợ quá hạn theo nguyên nhân……….……

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nứơc trong đó có đổi mớivề cơ chế quản lý kinh tế,trong những những năm qua ngành ngân hàng đãthực hiện chiến lược đổi mới mạnh mẽ từ mô hình tổ chức đến phương thứchoạt động của mình Với xu thế đi lên của xã hội thì nghành tài chính ngânhàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân nó có tác động lớntới các lĩnh vực khác trong nền kinh tế Do vậy đòi hỏi nghành ngân hàngphải hạn chế thấp nhất sự rủi ro trong qua trình hoạt động kinh doanh củamình Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chính của Ngân hàngthương mại, một hoạt động đa dạng và tiềm ẩn những rủi ro Với nền kinh tếthị trường và sự phát triển, cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế, với sư hôinhập của nước ta khi tham gia vào nên kinh tế toàn cầu,WTO đã tạo điều kiệncho các Doanh Nghiệp(DN) hoạt động bình đẳng nhau trước pháp luật, cạnhtranh nhau để phát triển Vì vậy, rủi ro đối với các doanh nghiệp là điều cóthể xảy ra.Về nghành ngân hàng là đơn vị kinh doanh tiền tệ, mang tính nhạycảm cao vậy đòi hỏi nghành phải có một bộ máy quản lí chặt chẽ, đội ngũ cánbộ có nghiệp vụ chuyên môn cao để luôn luôn theo sát đồng vốn của mình vàphát hiện kịp thời mọi hoạt động của các đôí tượng vay và sử dụng vốn đầu tưkhông đúng mục đích.

Mọi sự biến động về kinh tế- chính trị- xã hội đều tác động trực tiếp đếnviệc kinh doanh tiền tệ của ngân hàng Khi rủi ro xảy ra trong quá trình kinhdoanh của ngân hàng thì hậu quả không chỉ đơn thuần làm giảm hiệu quả hoạtđộng của ngân hàng mà còn gây ra nhiều phản ứng dây chuyền, lây lan khókiểm soát, có thể gây ảnh hưởng xấu tới đời sống kinh tế- xã hội.

Trang 9

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo& PTNT) huyệnLục Ngạn trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Bắc Giang Là một huyện tuy cònnhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh nhưng NHNo& PTNT huyện LụcNgạn cũng đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận, phục vụ tốt cho mụctiêu phát triển kinh tế trong giai đoạn mở cửa của xã hội Thì đối tượng phụcvụ chính của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lục Ngạnlà các doanh nghiệp, làng nghề,các hộ sản xuất kinh doanh, trồng trọt và chănnuôi… Do đặc thù của các đối tượng khách hàng là trình độ nhận thức và dântrí không đông đều.Vì vậy việc đầu tư tín dụng của ngân hàng dễ xảy ra rủiro, nợ quá hạn không phải là không có Song được sự chỉ đạo kịp thời của bangiám đốc và sự lỗ của của cán bộ nghiệp vụ trong cơ quan đã hạn chế đượcmức thấp nhất rủi ro.

Là một Sinh viên được học tập và nghiên cứu về nghành tài chính ngânhàng được tham gia thực tập tại ngân NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn, em cónhững trăn trở với hoạt động tín dụng và nhận thức rõ hậu quả của rủi ro tíndụng đối với Ngân hàng Vì vậy, em mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp phòngngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNThuyện Lục Ngạn- Bắc Giang” để làm chuyên đề thực tập.

Do thời gian và phạm vi nghiên cứu còn hạn hẹp, kiến thức và kinhnghiệm thực tế chưa nhiều nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếusót Kính mong Ban giám đốc NHNo & PTNT Huyện Lục Ngạn, các thầy,côgiáo, cùng các bạn đồng nghiệp góp ý để chuyên đề của em được hoàn chỉnhhơn, nhằm giúp cho quá trình học tập và nghiên cứu của em sau này được tốthơn nữa.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Trang 10

Nguyễn mạnh Tiến

2 Mục đích nghiên cứu của chuyên đề

Chuyên đề nghiên cứu nhằm hướng tới các mục đích sau :

- Hệ thống hoá và làm sáng tỏ thêm lí luận, góp phần rút ngắn khoảngcách giữa lí luận và thực tiễn về rủi ro tín dụng nói chung.

- Phân tích và đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng ở NHNo&PTNT huyệnLục Ngạn từ năm 2005 đến năm 2007

- Tìm kiếm các giải pháp và đề xuất một số kiến nghị nhằm phòng ngừahạn chế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn.

3 Phương pháp nghiên cứu.

Đây là đề tài thuộc lĩnh vực kinh tế – quản lí, do đó quá trình nghiên cứuvà thể hiện phải quán triệt phương pháp luận phổ biến chung thông qua việcsử dụng tổng hợp các biện pháp như :

- Phương pháp phân tích- Phương pháp thống kê- Phương pháp so sánh- Phương pháp thực nghiệm

- Phương pháp duy vật biên chứng

4 Nội dung của chuyên đề.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được chia ra thành 3chương:

Chương 1 : Tổng quan về rủi ro tín dụng và các biện pháp phòng ngừa,hạn chế rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại.

Trang 11

Chương 2 : Thực trạng rủi ro tín dụng và biện pháp phòng ngừa, hạnchế rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn-Bắc Giang.

Chương 3 : Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tạiNHNo&PTNT huyện Lục Ngạn- Bắc Giang.

Để đưa ra được một khái niệm Ngân hàng thương mại, người ta thườngphải dựa vào tính chất mục đích hoạt động của nó trên thị trường tài chính vàđôi khi còn kết hợp tính chất, mục đích và đối tượng hoạt động Nhưng nhìnchung ta có thể hiểu :

Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng hoạt động vì mục đíchlợi nhuận thông qua việc kinh doanh các khoản vốn ngắn hạn là chủ yếu Khái

Trang 12

niệm này đang bị thay đổi vì sự pha trộn các hoạt động truyền thống của ngânhàng với các loại hình trung gian tài chính khác

Ở Việt Nam, theo luật các tổ chức tín dụng năm 1997, sửa đổi bổ sungnăm 2004 thì NH là loại hình tổ chức TD được thực hiện toàn bộ hoạt độngNH và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan Theo tính chất và mụctiêu hoạt động, có các loại hình NH gồm NHTM, NHPT, NHĐT, NHCS, NHHợp tác và các loại hình NH khác Hiện tại hệ thống các tổ chức tín dụnggồm có:

Công ty tài chính gồm: 9 công ty.

Công ty thuê tài chính gồm: 12 công ty.

Ngân hàng đại diện nước ngoài gồm: 51 ngân hàng.

Mỗi loại hình tổ chức tín dụng ở nước ta mang những nét đặc trưng phùhợp với điều kiện của thời kỳ bước đầu chuyển đổi của nền kinh tế.

Khái niệm trên cho thấy, về cơ bản NHTM có tính chất hoạt động tươngtự như nhiều loại hình tổ chức tài chính khác nhau với tư cách là những trunggian tài chính (những tổ chức thực hiện vai trò trung gian chuyển vốn từngười thừa vốn sang người thiếu vốn) Điểm phân biệt quan trọng giữaNHTM với các loại hình trung gian tài chính phi Ngân hàng hoặc các ngânhàng đầu tư là ở chỗ, NHTM là trung gian tài chính được Nhà nước cho phépchuyên cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế như : nhận tiền gửivà sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán và mộtsố hoạt động ngân hàng khác có liên quan Sự phân biệt giữa NHTM với các

Trang 13

tổ chức tài chính khác còn thể hiện ở mức độ tham gia của mỗi loại hình trênthị trường chứng khoán và trên một số thị trường tài chính khác Các NHTMthì tham gia tương đối hạn chế vào các hoạt động trên các thị trường chứngkhoán như thị trường cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp mà chủ thể chính trêncác thị trường này là các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư, các công tymôi giới, ngân hàng đầu tư Tuy vậy, ranh giới hoạt động giữa các loại hình tổchức tài chính nêu trên có xu hướng đang mờ dần cùng với xu thế đa dạnghoá hoạt động, xu thế tự do hoá tài chính, tăng cường mở cửa và cạnh tranhtrên các thị trường tài chính.

Trang 14

* Chức năng của Ngân hàng thương mại.

Trong nền kinh tế thị trường, các NHTM đảm nhận một số chức năngsau:

Chức năng trung gian tín dụng:

Là chức năng chủ yếu và quan trọng của ngân hàng Ngân hàng làmtrung gian tín dụng khi nó là “ cầu nối’’ giữa người có vốn dư thừa và ngườicó nhu cầu về vốn Thông qua việc huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trongnền kinh tế ngân hàng hình thành nên quỹ cho vay của nó rồi cung ứng số vốnnày cho nền kinh tế Với chức năng này ngân hàng vừa đóng vai trò là ngườiđi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay.

Chức năng trung gian tín dụng xuất phát từ đặc điểm tuần hoàn vốn tiềntệ trong quá trình tái sản xuất xã hội Sở dĩ ngân hàng làm được chức năngnày vì nó là một tổ chức chuyên kinh doanh về tiền tệ, tín dụng, có khả năngnhận biết được tình hình cung- cầu về tín dụng Thông qua thu hút tiền gửivới một khối lượng lớn, ngân hàng có thể giải quyết được mối quan hệ giữacung và cầu tín dụng kể cả khối lượng vốn cho vay và thời gian cho vay

Qua chức năng này, các NHTM đã góp phần tạo lợi ích cho tất cả cácbên trong quan hệ: người gửi tiền, Ngân hàng, người đi vay, nền kinhtế Người gửi tiền thu được lợi từ số vốn tạm thời nhàn rỗi của mình thôngqua khoản lãi tiền gửi đồng thời được hưởng các dịch vụ thanh toán và cáctiện ích khác do ngân hàng cung cấp Người đi vay thoả mãn được nhu cầu vềvốn sản xuất kinh doanh, chi tiêu, thanh toán, đây là nơi cung ứng vốn tiệnlợi, chắc chắn và hợp pháp Bản thân ngân hàng thương mại tìm kiếm đượclợi nhuận Thực hiện chức năng này đối với nền kinh tế ngân hàng đã và đangthực hiện chức năng xã hội của mình làm cho sản phẩm xã hội tăng lên, vốnđầu tư được mở rộng tài trợ vốn cho các ngành, các thành phần kinh tế củađất nước làm ăn có hiệu quả, từ đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Trang 16

* Chức năng trung gian thanh toán:

Ngân hàng làm trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theoyêu cầu của khách hàng như trích từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toántiền hàng hoá, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiềnthu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ.

NHTM thực hiện chức năng trung gian thanh toán trên cơ sở thực hiệnchức năng làm thủ quỹ cho xã hội Đây là một chức năng quan trọng để ngânhàng thực hiện một số hoạt động của mình và có nghĩa quan trọng đối vớihoạt động kinh tế Trước hết thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàngtiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt và đảm bảo thanh toán an toàn Khả nănglựa chọn hình thức này góp phấn tăng nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá, tốcđộ luân chuyển vốn và hiệu quả quá trình tái sản xuất xã hội Thứ hai việccung ứng dịch vụ thanh toán là điều kiện để thu hút nguồn vốn tiền gửi Chuchuyển tiền tệ hệ nay chủ yếu thông qua hệ thống NHTM và do vậy khi chứcnăng trung gian thanh toán được hoàn thiện thì vai trò của NHTM sẽ đượcnâng cao.

Ở các nước đang phát triển, công tác thanh toán ở trong nước được thựchiện bằng phương pháp thanh toán bù trừ thông qua NHTM Việc phát hànhséc để rút tiền từ tài khoản tiền gửi và ký thác trong cùng một ngân hàng đơnthuần chỉ là sự chuyển vốn từ tài khoản này sang một tài khoản khác ở tạingân hàng đó Đương nhiên quá trình này sẽ trở nên phức tạp, tốn thời gian,tăng chi phí giao dịch khi việc thanh toán bù trừ lại diễn ra giữa các ngânhàng thuộc điạ bàn khác nhau, khác hệ thống.

Hiện nay, các NHTM trên thế giới thực hiện hiện đại hoá các công nghệđầu tư trang thiết bị đầy đủ các máy vi tính và các phương tiện kỹ thuật hiệnđại khác Hoạt động ngân hàng hiện nay không dùng séc, mà dùng thanh toánchuyển tiền qua máy tính, chuyển tiền điện tử Một số nước sử dụng thẻ tín

Trang 17

dụng, các máy giao dịch tự động ATM, thẻ thanh toán Họ tiến hành nốimạng các máy vi tính của các ngân hàng trong nước nhằm thực hiện chuyểnvốn từ tài khoản người mua sang tài khoản người bán một cách dễ dàng,nhanh chóng Thẻ tín dụng, thẻ ATM giúp người ta có thể rút tiền từ một tàikhoản nhất định thực hiện ký thác, thanh toán công nợ Việc sử dụng nhữngphương tiện này sẽ không phải sử dụng nhiều tiền mặt, từ đó vốn đầu tư đượcsử dụng rộng rãi.

* Chức năng tạo tiền:

Với chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán NHTM cókhả năng tạo ra tiền ghi sổ thể hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán củakhách hàng tại NHTM Sự kết hợp giữa chức năng trung gian tín dụng vàchức năng trung gian thanh toán làm cho hệ thống NHTM có khả năng tạotiền gửi thanh toán.Thông qua chức năng làm trung gian tín dụng, ngân hàngsử dụng vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được kháchhàng sử dụng để mua hàng hoá, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tàikhoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận tiềngiao dịch và được họ sử dụng để mua hàng hoá, thanh toán dịch vụ Khingân hàng chỉ thực hiện chức năng nhận tiền gửi mà chưa cho vay, ngân hàngchưa hề tạo tiền Chỉ khi thực hiện cho vay ngân hàng mới bắt đầu tạo tiền.

Chức năng này được thực hiện thông qua các hoạt động tín dụng, đầu tưtrong mối liên hệ chặt chẽ với ngân hàng trung ương của mỗi nước Để có thểhoạt động và đặc biệt cho sự phát triển hoạt động tín dụng, đầu tư của mình,các ngân hàng bằng các nghiệp vụ kinh doanh truyền thống phải tạo điều kiệncho việc tăng trưởng nguồn vốn phù hợp với yêu cầu tăng trưởng kinh tế Hơnthế nữa, năng lực của hệ thống NHTM trong việc tạo tiền không chỉ đáp ứngđúng nhu cầu tồn tại và phát triển của bản thân ngân hàng mà còn mang ýnghĩa kinh tế to lớn, với một hệ thống tín dụng năng động có vai trò cực kỳ

Trang 18

quan trọng như là người mở đầu, người tham gia và có khi như là người nângđỡ và quyết định đối với mọi quá trình sản xuất.

Trang 19

* Chức năng thủ quỹ cho xã hội:

Thực hiện chức năng này, NHTM nhận tiền gửi của công chúng, cácdoanh nghiệp và các tổ chức, giữ tiền cho khách hàng của mình, đáp ứng nhucầu rút tiền và chi tiền của họ.

Ngày nay khi nền kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập ngày càng cao,tích luỹ của doanh nghiệp và các cá nhân ngày càng lớn cộng thêm nhu cầubảo vệ tài sản và mong muốn sinh lời từ khoản tiền có được của các chủ thểkinh tế làm cho chức năng này càng được thể hiện rõ Nó đem lại lợi ích chocả khách hàng và NH.

Đối với khách hàng, thông qua việc gửi tiền vào NH, họ không nhữngđược đảm bảo an toàn về tài sản mà còn thu được một khoản lợi tức từ NH.

Đối với NH, chức năng này là cơ sở để NH thực hiện chức năng trunggian thanh toán, đồng thời tạo ra nguồn vốn chủ yếu cho NHTM để thực hiệnchức năng trung gian tín dụng.

Ngoài ra các NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện nhữngmục tiêu của chính sách tiền tệ: đó là việc cung ứng tiền tệ phải vừa đủ đápứng nhu cầu phát triển kinh tế, ngân hàng trung ương có thể cung ứng tăngtiền hoặc giảm lượng tiền trong lưu thông cho phù hợp với chính sách tiền tệquốc gia.

* Vai trò của các ngân hàng thương mại.

Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của các NHTM là vô cùng to lớn,nó tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển nhanh và hiệu quả hơn.

- NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế thị trường: Hiện nay trongnền kinh tế thị trường NHTM đứng ra huy động các nguồn vốn tạm thời nhànrỗi trong dân cư, thông qua hoạt động tín dụng của NHTM mà các doanhnghiệp có điều kiện mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc thiết bị, tăng năng

Trang 20

suất lao động, lợi nhuận thu được ngày càng cao, từ đó tăng nhanh quá trìnhtích luỹ, tiết kiệm của nền kinh tế.

- Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường:Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, hoạt động của các doanh nghiệp chịusự tác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế khách quan như: quy luật giátrị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu hoạt động sản xuất kinh doanhtrên cơ sở đáp ứng, thoả mãn nhu cầu thị trường trên các phương diện như giácả, khối lượng, chủng loại hàng hoá, thời gian, địa điểm Hoạt động của cácdoanh nghiệp phải đạt hiệu quả kinh tế nhất định theo quy định chung của thịtrường thì mới đảm bảo đứng vững trong cạnh tranh Để đáp ứng tốt các nhucầu thị trường thì doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng lao động, khôngngừng cải tiến máy móc, công nghệ, hoàn thiện cơ chế quản lý… Những hoạtđộng này đòi hỏi một khối lượng vốn đầu tư nhiều khi vượt quá khả năng vốntự có của doanh nghiệp Để giải quyết khó khăn này, doanh nghiệp có thể tìmđến ngân hàng xin vay vốn thoả mãn nhu cầu đầu tư của mình Thông quahoạt động tín dụng, ngân hàng là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường.Nguồn vốn tín dụng của ngân hàng cấp cho doanh nghiệp đóng vai trò quantrọng trong việc nâng cao chất lượng mọi mặt của quá trình sản xuất kinhdoanh giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường, đứng vững trong cạnhtranh.

- Ngân hàng thương mại là công cụ để nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế: Các NHTM là đối tượng và đồng thời là trung gian thực hiện chính sáchtiền tệ, chính sách kinh tế quốc gia Thông qua hệ thống của mình, bằng cáchoạt động tín dụng và thanh toán dưới sự tác động của ngân hàng trung ương,các NHTM góp phần mở rộng hoặc thu hẹp khối lượng tiền tệ cung ứng tronglưu thông để ổn định giá trị đồng tiền Thông qua hoạt động tín dụng, NHTMthực hiện việc dẫn dắt các luồng tiền, tập hợp và phân chia vốn của thị trường,

Trang 21

thu hút vốn nước ngoài để tăng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đồng thờitrên cơ sở mở rộng sản xuất phát triển ngành nghề, tạo công ăn việc làm chongười lao động, góp phần thực hiện các mục tiêu và chính sách xã hội củaNhà nước.

- NHTM là cầu nối giữa nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế:Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, xu thế quốc tế hoá và toàn cầuhoá là tất yếu, nó ngày càng trở nên cần thiết cấp bách Việc phát triển kinh tếcủa mỗi quốc gia luôn gắn với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và là mộtbộ phận cấu thành nên sự phát triển đó NHTM cùng với hoạt động kinhdoanh của mình, đóng vai trò quan trọng trong sự hoà nhập kinh tế khu vựcvà thế giới Với các nghiệp vụ kinh doanh như nhận tiền gửi, cho vay, nghiệpvụ thanh toán quốc tế, tài trợ ngoại thương… NHTM tạo điều kiện thúc đẩygiảm lưu thông tiền mặt, tăng thanh toán không dùng tiền mặt, đa dạng hoácác dịch vụ Ngân hàng cung ứng cho xã hội, đưa các tập quán, luật pháp, trìnhđộ kinh doanh… xích lại gần nhau, từ đó điều tiết tài chính trong nước phùhợp với sự vận động của nền tài chính quốc tế.

+ Nghiệp vụ ngân quỹ + Nghiệp vụ cho vay + Nghiệp vụ đầu tư

Trang 22

+ Nghiệp vụ khác

Trang 23

1.1.2 Tín dụng và vai trò của tín dụng NH trong hoạt động kinh doanhcủa NHTM.

1.1.2.1 Khái niệm, phân loại tín dụng

Thuật ngữ “tín dụng” xuất phát từ gốc Latinh “Creditum” có nghĩa là sựtin tưởng, tín nhiệm lẫn nhau, hay nói cách khác là lòng tin.

Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sởhữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định lại quay về với mộtlượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu.

Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam thì tín dụng là quan hệ vay mượn lẫnnhau trên cơ sở có hoàn trả cả gốc và lãi Nhìn chung, mối quan hệ tín dụngluôn bao gồm hai mặt cơ bản đó là quan hệ cho vay và quan hệ hoàn trả, sựhoàn trả là đặc trưng thuộc về bản chất vận động của tín dụng, là điểm khácbiệt để phân biệt sự khác nhau với các phạm trù kinh tế khác Ngoài ra tíndụng còn có đặc trưng cơ bản đó là lòng tin và tính thời gian.

Một quan hệ tín dụng phải mang các đặc trưng: là quan hệ chuyểnnhượng mang tính tạm thời, mang tính hoàn trả Là quan hệ dựa trên cơ sở tintưởng lẫn nhau giữa người đi vay và người cho vay

Tuỳ theo góc độ quan sát, tuỳ theo tiêu thức và mục đích, người ta có thểnhìn nhận, phân chia tín dụng thành các loại khác nhau, chẳng hạn:

* Căn cứ tính chất chung nhất của quan hệ tín dụng giữa các nhómchủ thể trong nền kinh tế thì tín dụng được chia làm 2 loại:

- Tín dụng thương mại: là loại tín dụng hình thành trực tiếp giữa nhữngngười mua bán hàng hoá thông qua mua bán chịu.

- Tín dụng ngân hàng: là loại tín dụng hình thành trong quan hệ vaymượn giữa Ngân hàng với các chủ thể kinh tế khác trong xã hội.Trong quanhệ này ngân hàng giữ vai trò vừa là người đi vay vừa là người cho vay.Theo

Trang 24

nghĩa này thì tín dụng ngân hàng bao gồm cả việc huy động vốn của các ngânhàng và việc các ngân hàng cho vay đối với nền kinh tế.

Tuy nhiên, trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, với tư cáchlà một trong các chức năng cơ bản của NHTM thì tín dụng được hiểu là hoạtđộng cấp tín dụng của các ngân hàng cho nền kinh tế từ các nguồn vốn khácnhau mà chúng huy động được, là việc NHTM thoả thuận để khách hàng sửdụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả Hoạt động này được thựchiện dưới các hình thức cụ thể như: cho vay bằng tiền, chiết khấu các giấy tờcó giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng…

* Căn cứ vào sự đảm bảo tín dụng, tín dụng được chia ra làm 2 loại:

- Tín dụng không có đảm bảo (tín chấp): là loại tín dụng không có tàisản thế chấp, cầm cố, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân kháchhàng hoặc sự bảo lãnh của các tổ chức chính trị – xã hội.

- Tín dụng có đảm bảo: Là loại tín dụng mà khi cho vay đòi hỏi ngườivay vốn phải có tài sản cầm cố hoặc tài sản thế chấp làm đảm bảo cho khoảnvay

* Căn cứ vào hình thái giá trị tín dụng, tín dụng gồm 2 loại:

- Tín dụng bằng tiền: là loại tín dụng mà hình thái giá trị tín dụng đượccấp bằng tiền.

- Tín dụng bằng tài sản: là loại tín dụng mà hình thái giá trị tín dụngđược cấp bằng tài sản.

* Căn cứ vào phương pháp cho vay, gồm 2 loại:

- Tín dụng trực tiếp: là loại tín dụng mà người vay trực tiếp nhận tiềnvay và trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.

- Tín dụng gián tiếp: là loại tín dụng mà quan hệ tín dụng có thông qua(liên quan) đến người thứ ba, như tổ nhóm tương hỗ.

* Căn cứ vào phương pháp hoàn trả có 3 loại :

Trang 25

- Tín dụng trả góp: là loại tín dụng mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốcvà lãi theo định kỳ.

- Tín dụng hoàn trả một lần: là loại tín dụng được thanh toán một lầntheo kỳ hạn đã thoả thuận.

- Tín dụng hoàn trả theo yêu cầu: là loại tín dụng mà người vay có thểhoàn trả bất cứ lúc nào khi có thu nhập…

1.1.2.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng

Hoạt động tín dụng ngân hàng có vai trò đặc biệt quan trọng, thể hiệntrên những quan điểm sau:

- Tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ vốn có hiệu quả:

+ Tín dụng ngân hàng đáp ứng vốn để duy trì quá trình tái sản xuất, đồngthời góp phần đầu tư phát triển kinh tế: Do đặc điểm của tuần hoàn vốn, nêntrong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp luôn có sự khôngăn khớp về thời gian và khối lượng, giữa lượng tiền cần thiết để dự trữ vật tư,hàng hoá cho quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo với khối lượng tiền thuđược từ việc tiêu thụ hàng hoá của chu trình sản xuất kinh doanh trước đó Dođó, luân chuyển tiền tệ của các doanh nghiệp có lúc thừa, lúc thiếu Nguồnvốn doanh nghiệp tạm thời nhàn rỗi cùng với các nguồn tiết kiệm từ dân cư,nguồn kết dư từ ngân sách… được NHTM huy động và sử dụng để đầu tư chocác doanh nghiệp đang tạm thời thiếu vốn, cho nhu cầu tiêu dùng tạm thờivượt quá thu nhập của dân chúng, cũng như cho yêu cầu chi của ngân sáchnhà nước trong lúc chưa có nguồn thu… Như vậy, tín dụng ngân hàng đã gópphần điều hoà vốn một cách có hiệu quả trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế.

+ Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sảnxuất lưu thông: Thông qua việc tập trung và ưu tiên vốn cho các ngành kinh tếmũi nhọn, kinh tế trọng điểm, những nơi có nhu cầu vốn lớn, tín dụng ngân

Trang 26

hàng góp phần nâng cao sức mạnh, sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo điềukiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài.

+ Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hoá và luânchuyển tiền tệ thông qua việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiệnđược các cơ hội đầu tư sản xuất kinh doanh của mình Thông thường cácdoanh nghiệp chỉ sử dụng đến vốn ngân hàng sau khi đã huy động mọi nguồnlực của bản thân, điều đó cũng có nghĩa là nếu không có tín dụng ngân hàngthì doanh nghiệp khó có khả năng thực hiện cơ hội đầu tư kinh doanh củamình Nhất là trong cơ chế thị trường, mất cơ hội là mất hết Ngoài ra, tíndụng ngân hàng giúp doanh nghiệp tăng thêm sức mạnh trong cạnh tranh,vươn lên tồn tại và phát triển trên thương trường.

+ Tín dụng ngân hàng là công cụ thúc đẩy chế độ hạch toán kinhdoanh, tăng cường quản lý tài chính, tăng tích luỹ đối với doanh nghiệp Vềphía người vay vốn luôn cân nhắc giữa hiệu quả vốn mang lại với thời hạn, lãisuất của vốn vay và họ chỉ vay khi tính toán có lãi, đó chính là bản chất củahạch toán kinh tế Về phía ngân hàng, trước khi cho vay cũng đòi hỏi kháchhàng phải thoả mãn nhiều điều kiện về tình hình tài chính cũng như chấtlượng của các báo cáo tài chính Điều đó buộc doanh nghiệp phải tăng cườnghơn nữa công tác hạch toán kinh doanh, quản lý tài chính và tích luỹ vốn.

- Tín dụng ngân hàng là công cụ của nhà nước điều tiết khối lượng tiềntệ lưu thông trong nền kinh tế:

Như chúng ta đã biết, khi ngân hàng thương mại thực hiện hành vi cấptín dụng cho nền kinh tế, cùng với khả năng “tạo tiền”, các “bút tệ” sẽ đượcnhân rộng, tức là đã tạo ra một khả năng cung ứng tiền tệ Và hiệu ứng ngượclại sẽ xảy ra khi ngân hàng thương mại thu hẹp Chính từ khả năng này tíndụng ngân hàng đã được nhà nước sử dụng như là một công cụ để điều tiếtkhối lượng tiền tệ lưu thông quan hệ các chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà

Trang 27

nước như: dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng, lãi suất chiết khấu, nghiệp vụthị trường mở…

- Tín dụng ngân hàng thoả mãn nhu cầu tiết kiệm và mở rộng đầu tưcủa nền kinh tế:

Tín dụng NHTM là công cụ giúp nhà nước thực hiện tốt chính sách tiềntệ, đồng thời cũng giúp chính NHTM có một môi trường kinh doanh tốt Vớisức mua đồng tiền ổn định sẽ tạo tâm lý an tâm trong dân chúng, từ đó huyđộng được tối đa các nguồn vốn tiềm tàng trong xã hội, thoả mãn cao nhấtnhu cầu vốn mở rộng đầu tư của nền kinh tế Mặt khác, với hoạt động tíndụng NHTM trở thành trung gian tài chính đặc biệt có khả năng giảm thiểucác chi phí và rủi ro do đó đã thoả mãn nhu cầu tiết kiệm và mở rộng đầu tưcủa nền kinh tế.

- Tín dụng ngân hàng là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận choNHTM:

Trong kinh doanh tiền tệ của NHTM, tín dụng luôn là khoản mục lớnnhất, thường chiếm trên 70% tài sản có sinh lời của một ngân hàng Nghiệpvụ tín dụng ngày càng được đa dạng hoá càng làm tăng vai trò của tín dụngtrong tổng thể kinh doanh của NHTM và do đó, thu nhập từ hoạt động tíndụng chiếm phần lớn lợi nhuận, quyết định hiệu quả của hoạt động kinhdoanh ngân hàng.

Tóm lại: Hoạt động tín dụng với chức năng và vai trò của mình khôngnhững trở thành hoạt động quan trọng nhất, quyết định sự tồn tại và phát triểncủa một NHTM mà còn có vai trò to lớn và ảnh hưởng sâu rộng đến sự pháttriển của cả nền kinh tế- xã hội.

1.2 RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

1.2.1 Tổng quan về rủi ro và rủi ro tín dụng của NHTM

1.2.1.1 Khái niệm rủi ro.

Trang 28

Có nhiều khái niệm về rủi ro tín dụng, rủi ro có thể được hiểu là mối đedoạ, bị tổn thất một phần nguồn vốn của ngân hàng hoặc không đạt được thunhập hay đòi hỏi các khoản chi phí bổ sung để thực hiện các nghiệp vụ nhấtđịnh.

Rủi ro tín dụng NH là rủi ro trong việc cấp tín dụng cho một bên vay nợkhông thực hiện được nghĩa vụ trả lãi hoặc hoàn trả vốn gốc các khoản tíndụng Có nghĩa là: khách hàng vay vốn không trả được nợ theo HĐTD đã kýhay nói cách khác khoản thu nhập dự tính sinh lời từ tài sản cho vay của Ngânhàng không được hoàn trả đầy đủ về số lượng và thời hạn

Hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh ngân hàng nóiriêng không thể tránh khỏi rủi ro, quá trình mở rộng kinh doanh thường đi liềnvới việc mở rộng phạm vi rủi ro Hoạt động ngân hàng gồm nhiều nghiệp vụ,mỗi nghiệp vụ gắn liền với rủi ro khác nhau, do đó luôn đòi hỏi phải sử dụngcác biện pháp tự bảo vệ và các biện pháp khác để giảm bớt đi các thiệt hại,mất mát có thể xảy ra.

1.2.1.2 Một số loại rủi ro chủ yếu trong kinh doanh ngân hàng.

Trong quá trình kinh doanh, mọi hoạt động đều phải đối mặt với một sốloại rủi ro chủ yếu sau:

* Rủi ro thanh khoản:

Rủi ro thanh khoản là những thiệt hại xảy ra khi NHTM không có đủhoặc mất khả năng chi trả cho người gửi tiền Rủi ro thanh khoản xuất phát từsự không khớp nhau về thời hạn giữa tài sản nợ và tài sản có Rủi ro này xảyra khi ngân hàng lập kế hoạch dự trữ không chính xác, hoặc do ngân hàngnắm giữ nhiều tài sản có khó chuyển đổi, các khoản cho vay không thu hồiđược theo hợp đồng dẫn đến kế hoạch dự trữ bị phá vỡ Do biến động của nềnkinh tế, chính trị, xã hội tác động tới tâm lý người gửi làm khách hàng ồ ạt rúttiền gây mất khả năng chi trả của ngân hàng.

Trang 29

* Rủi ro tín dụng:

Là loại rủi ro phát sinh trong hoạt động tín dụng của ngân hàng Rủi rotín dụng là nguy cơ, là mức độ mất mát, thiệt hại tài chính mà ngân hàng phảigánh chịu do vô số những nguyên nhân khách quan , chủ quan khác nhau cảvề phía ngân hàng, khách hàng và các yếu tố khác thuộc về môi trường hoạtđộng kinh doanh.

* Rủi ro về lãi suất:

Rủi ro lãi suất là những thiệt hại về tài chính do sự biến động về lãi suấtmà ngân hàng phải gánh chịu Khi lãi suất biến động theo hướng bất lợi chongân hàng, tiền lãi thu được từ người vay không đủ bù đắp lãi huy động vốn.Rủi ro lãi suất có nguyên nhân từ sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản cóvà tài sản nợ Chẳng hạn, khi ngân hàng huy động các tài sản nợ có thời hạnngắn mà đầu tư vào tài sản có thời hạn dài thì khi lãi suất thị trường biến độngtăng lên NHTM bị thiệt hại và chịu rủi ro lãi suất.

* Rủi ro ngoại hối:

Là thiệt hại gây ra cho NHTM do sự biến động tỷ giá giữa đồng nội tệ vàngoại tệ Ngân hàng lâm vào tình trạng rủi ro ngoại hối trong khi thực hiện cácnghiệp vụ ngoại tệ khác nhau như: mua bán ngoại tệ hoặc cho vay bằng ngoại tệ.

Trang 30

tranh); rủi ro phân phối (do những bất cập về tác nghiệp, hệ thống kỹ thuật,triển khai sản phẩm mới)…

1.2.2 Hậu quả, nguyên nhân rủi ro tín dụng và sự cần thiết phải ngănngừa, hạn chế rủi ro tín dụng.

1.2.2.1 Hậu quả của rủi ro tín dụng.

Như đã nêu ở trên, chúng ta quan niệm: Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phátsinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng; là nguy cơ; là mức độ mấtmát, thiệt hại tài chính mà ngân hàng phải gánh chịu do vô số những nguyênnhân khác nhau cả về phía ngân hàng, khách hàng và các yếu tố khác thuộc vềmôi trường hoạt động kinh doanh.

Khái niệm rủi ro tín dụng nêu trên trước hết đề cập tới khía cạnh hậu quảcủa rủi ro, trong đó nhấn mạnh sự thiệt hại mất mát về tài chính của bản thânmỗi ngân hàng khi cấp tín dụng cho khách hàng của họ Tuy vậy thực tế thìnhững hậu quả của nó còn tác động rộng hơn, có thể xem xét dưới các giácđộ chủ yếu sau:

* Đối với ngân hàng thương mại:

Chúng ta đều biết các NHTM có vốn tự có thấp thường chỉ chiếm từ 8% trên tổng nguồn vốn hoạt động, nguồn vốn kinh doanh chủ yếu là vốn huyđộng nên rủi ro xảy ra sẽ dẫn tới mất khả năng thanh toán chi trả có thể làmkhách hàng giảm lòng tin vào ngân hàng Họ sẽ hạn chế quan hệ với ngânhàng, làm cho ngân hàng mất đi cơ hội tích luỹ vốn, giảm sức cạnh tranh củangân hàng, gây ra phản ứng dây chuyền các khách hàng tới rút tiền làm chongân hàng mất khả năng thanh toán, suy yếu nhanh và dẫn tới phá sản hàngloạt các ngân hàng.

5-* Đối với khách hàng:

Khi ngân hàng gặp rủi ro thì người gửi tiền sẽ bị mất vốn dẫn tới gặp khókhăn trong kinh doanh Nguồn đi vay, nguồn tài trợ từ các ngân hàng hoàn

Trang 31

toàn bị mất, cơ hội kinh doanh bị tuột mất, tài sản bị thu hoặc phát mại, ngườivay đứng trước nguy cơ phá sản

* Đối với nền kinh tế :

Hoạt động kinh doanh ngân hàng liên quan chặt chẽ trực tiếp tới toàn bộnền kinh tế quốc dân, các doanh nghiệp, tổ chức dân cư Khi NHTM bị sụpđổ, tác hại của nó ảnh hưởng xấu tới hầu hết các ngành kinh tế khác, phảnứng dây chuyền của nó có thể làm tê liệt một số ngành và doanh nghiệp trựctiếp sản xuất, lưu thông hàng hoá bị đình trệ, chức năng làm công cụ điều tiếtnền kinh tế bị suy yếu, quyền lợi người gửi không được bảo vệ, ảnh hưởngxấu tới tiết kiệm đầu tư của nền kinh tế, nền kinh tế rối loạn, người lao độngmất việc làm, khủng hoảng kinh tế xã hội kéo dài,cần một thời gian dài mớikhắc phục được.

Tóm lại:

Rủi ro tín dụng không những tác động đối với ngành ngân hàng mà cònnguy hại đối với nền kinh tế, trật tự xã hội Phạm vi tác động của nó khôngchỉ giới hạn trong một quốc gia mà có thể lan rộng ảnh hưởng cả khu vực haytoàn cầu Do đó quan tâm tới hạn chế rủi ro tín dụng không còn là việc riêngcủa ngân hàng thương mại mà là sự quan tâm chung của cả ngân hàng nhànước, chính phủ và toàn xã hội.

1.2.2.2 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng

Nguyên nhân rủi ro trong kinh doanh tín dụng có rất nhiều loại, rất đa dạngmuôn hình muôn vẻ, song chúng ta có thể xét trên một số nguyên nhân sau:

* Nguyên nhân từ phía khách hàng:

Khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự tồntại và phát triển của ngân hàng Song khách hàng cũng là một trong nhữngnhân tố gây ra rủi ro nhiều nhất đối với ngân hàng Rủi ro xảy ra khi:

Trang 32

- Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, do thu nhập của người vaykhông đảm bảo, do quản lý yếu kém hoạch định ngân quỹ không chính xácdẫn đến người vay vốn lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính, do yếu tốkhách quan hoặc chủ quan như vậy người vay thiếu hoặc không có khả năngthanh toán.

- Khách hàng gặp khó khăn, bất trắc trong kinh doanh, làm ăn thua lỗgây thất thoát vốn dẫn đến không có khả năng thanh toán

- Khách hàng cố ý lừa đảo , cung cấp thông tin sai sự thật , trây ỳ khôngchịu trả nợ ( Rủi ro do đạo đức của khách hàng )

Trong một quy trình tín dụng bao gồm hai giai đoạn : cho vay tiền củaNH và sử dụng tiền vay của người đi vay Do đó những trục trặc trong quátrình kinh doanh của khách hàng đều có ảnh hưởng xấu đến việc trả nợ ngânhàng như:

+ Sự biến động của những nhân tố trong thị trường đầu vào: giá cảnguyên vật liệu biến động tăng làm tăng giá thành sản phẩm Nếu giá bánkhông tăng thì lợi nhuận thu được sẽ giảm, ảnh hưởng tới việc hoàn trả đầyđủ nợ cho ngân hàng Nếu nâng giá bán thì việc tiêu thụ sản phẩm sẽ gặp khókhăn, khả năng thu hồi vốn sẽ chậm lại, có thể vi phạm nghĩa vụ trả nợ về mặtthời gian Hoặc thiếu nguyên vật liệu chính phải sử dụng nguyên vật liệu thaythế và như vậy phải tạo dây chuyền làm tăng chi phí, giảm tiến độ sản xuấtkinh doanh.

+ Sự biến động các nhân tố trong thị trường tiêu thụ: Do có nhiều sảnphẩm cùng loại cạnh tranh, sản phẩm của doanh nghiệp không còn phù hợpvới thị trường, nếu doanh nghiệp không có biện pháp tiêu thụ thì doanh số bánsẽ bị giảm sút dẫn đến lợi nhuận bị giảm và không đủ khả năng trả nợ chongân hàng…

Trang 33

+ Năng lực tài chính của khách hàng không lành mạnh: một số doanhnghiệp không cân đối được ngân sách của mình, các nguồn thu rất hạn chế cơcấu vốn không hợp lý đôi khi vốn tín dụng chiếm tỷ trọng quá lớn trong cơcấu vốn đầu tư mà đáng lẽ ra vốn tín dụng chỉ là bổ xung, hoặc là giá trị tàisản cố định tăng trong khi quy mô của doanh nghiệp hoàn toàn không có khảnăng mở rộng dẫn đến tình trạng kinh doanh quá khả năng , tất cả những điềuđó gây nên khó khăn trong việc trả nợ đúng hạn của khách hàng.

+ Do khách hàng bị đối tác lừa dẫn đến không có khả năng thu hồi đượctiền hàng, tiền đầu tư…từ đó kéo theo không trả được nợ ngân hàng Hoặc dokhách hàng cố ý lừa đảo , cung cấp thông tin sai lệch để NH cho vay ,rồi châyỳ không trả nợ, hoặc mất tích, hoặc bị chết Ngoài ra, còn do sự yếu kém vềnăng lực quản trị, kinh doanh, thiếu thông tin, thiếu kinh nghiệm, không thíchnghi được với cạnh tranh… dẫn đến kinh doanh thua lỗ, hoặc cơ cấu tài chínhkhông hợp lý của người đi vay.

* Nguyên nhân từ bản thân ngân hàng

Do ngân hàng thực hiện chính sách cho vay không hợp lý: vì kinhnghiệm cho thấy hoạt động ngân hàng dựa trên cơ sở chính sách tín dụngthống nhất, hợp lý thì có hiệu quả hơn là dựa trên cơ sở kinh nghiệm Do ngânhàng có chính sách tín dụng không phù hợp, đồng bộ thống nhất đầy đủ nhưquá nhân từ hoặc quá chú trọng mục tiêu lợi nhuận sẽ tạo ra định hướng lệchlạc cho hoạt động dẫn tới việc cấp tín dụng không đúng đối tượng, tạo kẽ hởcho người sử dụng vốn không đem lại hiệu quả kinh tế, dẫn tới rủi ro tíndụng Lợi nhuận càng tăng thì sự an toàn và lành mạnh giảm Yếu tố cạnhtranh đã làm NH coi nhẹ một số khâu trong qui trình tín dụng

Do ngân hàng thiếu thông tin tín dụng hay là thông tín tín dụng khôngchính xác : Ngân hàng chưa có danh sách phân loại khách hàng, chưa có sựphân tích chính xác Việc phân loại ,đánh giá khách hàng còn mang tính chủ

Trang 34

quan định tính mà thiếu tính định lượng tính khoa học Đánh giá chưa đúngvề mức độ một khoản cho vay hay về một khách hàng nào đó, do ngân hàngquá chủ quan tin tưởng vào khách hàng quen mà coi nhẹ khâu kiểm tra, thẩmđịnh, cho vay vượt quá khả năng chi trả của khách hàng…

Ngân hàng quá chú trọng vào lợi nhuận, đặt lợi nhuận lên trên cácnguyên tắc, quy định của tín dụng Ngân hàng cứ cho vay nhiều mà sao nhãngsự lành mạnh của khoản vay, tiếp đó ngân hàng lại quá quan tâm vào tài sảnđảm bảo coi đó là sự chắc chắn cho việc thu hồi vốn do đó coi nhẹ công tácphòng ngừa rủi ro, lơ là kiểm tra giám sát việc thực thi dự án vay vốn, khôngnắm vững tình hình sử dụng tiền vay của khách hàng, không tích cực đôn đốcngười vay thực hiện các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng…

Do năng lực, nhận thức của một số cán bộ tín dụng ngân hàng còn hạnchế, thực hiện sai hoặc không đầy đủ qui trình tín dụng: không am hiểu ngànhnghề mà mình đang cho vay, khả năng phân tích tình hình tài chính, xác địnhvị trí vai trò, khả năng thị trường hiện tại và tương lai của người vay vốn cònyếu kém, thiếu khả năng phân tích các báo cáo tài chính dẫn đến xác địnhhiệu quả, thời hạn của dự án cho vay không hợp lý, không đủ kiến thức đểkiểm tra tính pháp lý, các sai sót của hồ sơ, chứng từ cho vay… Do thiếu sựgiám sát tín dụng dẫn đến rủi ro đạo đức, do coi nặng tính cạnh tranh với cácNHTM khác dẫn đến lơi lỏng hoặc bỏ qua điều kiện tín dụng hoặc do tư chấtcủa cán bộ yếu kém.

Do ngân hàng định giá tài sản đảm bảo không chuẩn nếu định giá caohơn giá thị trường khi xử lí TSĐB rất khó khăn, hoặc đã cho vay vốn vượtqua mức trên TSĐB cho phép thì lúc này sẽ không thu được vốn

Do cán bộ NH có vấn đề về đạo đức, đã thông đồng với khách hàng đểlập hồ sơ thiếu khách quan, thiếu cơ sở kinh tế hoặc CBNH xâm tiêu dẫnđến việc thất thoát vốn.

Trang 35

Do nhân tố chính sách- chính trị có sự điều chỉnh như: thay đổi chính trị,chính sách kinh tế, chế độ luật pháp, môi trường pháp lý không đồng bộ, cácbiện pháp thực thi không phù hợp, thay đổi địa giới hành chính… những sựthay đổi này sẽ gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh của người vay trongtrường hợp xấu có thể bị phá sản hoặc giải thể doanh nghiệp, kéo theo nhữngtác động xấu tới ngân hàng.

Do thông tin không cân xứng, ngân hàng thiếu thông tin cần thiết vềkhách hàng nên ngân hàng lựa chọn sai.

Do sự biến động giá giảm các tài sản làm đảm bảo, do ngân hàng khó cókhả năng tiếp cận, nắm giữ và xử lý tài sản khi người vay không trả được nợ,do người bảo lãnh từ chối hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảolãnh của họ…

Trang 36

1.2.2.3 Sự cần thiết phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng:

Rủi ro tín dụng là những tổn thất tiềm tàng phát sinh trong quá trìnhcấp tín dụng của ngân hàng Tính khách quan của việc phòng ngừa và hạn chếrủi ro tín dụng xuất phát từ tầm quan trọng của hoạt động cấp tín dụng, tầmquan trọng của danh mục tín dụng, bản chất rủi ro tín dụng và ảnh hưởng củarủi ro tín dụng tới hiệu quả kinh doanh, tới sự lành mạnh và an toàn của cácngân hàng.

Trong kinh doanh của NHTM (ở Việt Nam) thì hoạt động tín dụng đemlại lợi nhuận chủ yếu, thường chiếm xấp xỉ 90% thu nhập của mỗi ngân hàng,nhưng đồng thời đây là mảng hoạt động có nguy cơ rủi ro lớn nhất Có quánhiều những yếu tố có thể gây ra rủi ro thuộc về khách hàng, thuộc về ngânhàng và thị trường mà khi cấp tín dụng các ngân hàng không thể định lượngchính xác Hơn nữa, có một nghịch lý mà các ngân hàng luôn phải chấp nhậnkhi ra các quyết định tín dụng đó là luôn cân nhắc giữa rủi ro và lợi nhuận.Khi cấp một khoản tín dụng nào đó, hoặc khi mở rộng tín dụng để tăng thunhập thì cũng đồng thời là sự chấp nhận nguy cơ rủi ro, mất mát vốn cao hơn.Chính vì vậy, nỗ lực của ngân hàng trong việc tìm kiếm, thực hiện các biệnpháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng cũng mang tính khách quan tươngtự như nỗ lực để tìm kiếm cách thức làm tăng thu nhập, tăng lợi nhuận.

Trên một phương diện khác chúng ta đều biết rằng, các NHTM hoạtđộng theo phương châm: “đi vay để cho vay”, vốn tự có của bản thân ngânhàng chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn hoạt động Nguồn vốnchủ yếu mà ngân hàng có được là huy động từ người gửi tiền, nguồn tiết kiệmhoặc đi vay trên thị trường tài chính Do đó trong quá trình cấp tín dụngNHTM luôn phải xem xét tới khả năng thu hồi vốn và nếu không xem xét kỹvấn đề này thì rủi ro tất yếu sẽ xảy ra Hơn nữa, một khi rủi ro tín dụng xảy ranó không chỉ ảnh hưởng đến mọi hoạt động của ngân hàng, đến kết quả kinh

Trang 37

doanh của ngân hàng, mà còn ảnh hưởng quan trọng tới tình hình hoạt độngkinh doanh của các khách hàng ở mọi lĩnh vực kinh tế, cũng như ảnh hưởngtới hoạt động của toàn nền kinh tế quốc dân Rủi ro tín dụng xảy ra sẽ làmgiảm khả năng đạt mục tiêu lợi nhuận, ngân hàng không thể đòi hỏi đượcnhững khoản nợ đã đến hạn làm cho ngân hàng mất khả năng thanh toán,giảm uy tín với khách hàng, người vay ít đi, người gửi cũng sẽ giảm khi đómọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ không thể thực hiên được, quymô hoạt động, mức thu nhập của NHTM sẽ bị thu hẹp Do vậy, NHTM cầnphải có sự phòng ngừa và có những giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt độngtín dụng.

1.3 BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG.

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng để phòng ngừa và hạn chếrủi ro chính phủ đã thực hiện 1 số giải pháp như:

Yêu cầu các ngân hàng thương mại lớn, có tài chính mạnh mua nợ củacác ngân hàng cổ phần thương mại gặp rủi ro lớn Cho phép các NHTM tríchlập quỹ dự phòng rủi ro để giải quyết, xử lý các khoản nợ rủi ro do cácnguyên nhân bất khả kháng, nguyên nhân khách quan Cho phép thành lập cáccông ty mua tài sản thế chấp nợ ngân hàng, mua bán nợ và mở thị trường bánđấu giá tài sản song việc triển khai thực hiện còn chậm và rất hạn chế.

- Các giải pháp từ hệ thống ngân hàng thương mại: Trước tiên là xoá nợ,bán và giảm bớt các khoản cho vay khó đòi Các ngân hàng thương mại đượcsự cho phép của ngân hàng trung ương ngoài việc xoá, bán nợ còn thay đổicách phân biệt “nợ có vấn đề” bằng cách thuyết phục con nợ trả từng phầntiếp theo khả năng thực tế của họ.

Tiếp theo các ngân hàng thương mại thực hiện việc thắt chặt các thủ tụccho vay, hạn chế gia tăng tín dụng quá mức cần thiết, các ngân hàng đang nỗlực, nghiêm khắc đánh giá tình hình và chấm dứt cho những khách hàng

Trang 38

không đảm bảo tiền vay, chú trọng bồi dưỡng, củng cố đội ngũ cán bộ tíndụng của ngân hàng mình.

- Yêu cầu các NHTM thực hiện nghiêm túc việc gia hạn nợ, giãn nợ, phân tíchxử lý nợ quá hạn và việc trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro đúng quy định,đầy đủ, xử lý rủi ro đúng chế độ, thành lập công ty mua bán nợ.

1.4 MỘT SỐ KINH NGHIỆM CỦA NƯỚC NGOÀI VỀ PHÒNG NGỪA VÀ HẠNCHẾ RỦI RO TÍN DỤNG

Nói chung bên cạnh những nét đặc thù thì hoạt động tín dụng của cácNHTM ở các quốc gia đều dựa trên các nguyên lý chung tương tự nhau, chophép các nước đi sau kế thừa những kinh nghiệm về phòng ngừa và hạn chếrủi ro tín dụng của các nước đi trước trên thế giới Một số kinh nghiệm có thểkế thừa đó là các giải pháp vi mô và vĩ mô đã được nhiều nước áp dụng đểquản lý các khoản vay khó đòi của các ngân hàng thương mại.

- Các giải pháp từ chính phủ: Chính phủ thắt chặt quản lý các khoảncho vay khó đòi của hệ thống ngân hàng bằng việc quyết định áp dụng cáctiêu chuẩn kế toán tiên tiến nhất hiện nay trên thế giới để phân loại Bên cạnhđó, chính phủ nhiều nước trong khu vực như: Malaysia, Indonexia, TháiLan… còn thúc đẩy việc thành lập ra các định chế để đảm trách việc xử lý cóhiệu quả các khoản cho vay khó đòi như công ty: “Quản lý nợ ngân hàng”,“Công ty mua bán nợ” , hay công ty “Mua bán tài sản thế chấp “.

Mô hình “Các ngân hàng cầu nối” cũng được áp dụng cho hệ thốngngân hàng Nhật Bản, dùng ngân sách công cộng để cấp những khoản cho vaymới cho những người “xứng đáng được vay” theo sự sàng lọc của một uỷ banthuộc chính phủ.

Thái Lan đã vay WB và ADB nhằm tạo vốn pháp định cho ngân hàngchất lượng cao để tiếp nhận đọng của các tổ chức tín dụng nước này.

Trang 39

Tương tự ở Trung Quốc, Hàn Quốc cũng thành lập “công ty mua bánnợ” và “Công ty mua bán tài sản thế chấp vay nợ” để xử lý các khoản nợđọng ở hệ thống ngân hàng thương mại nước mình.

Tóm lại:

Thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro sẽ góp phần lànhmạnh tài chính NHTM, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng giúp cácNHTM đứng vững trong hội nhập quốc tế Góp phần thúc đẩy nền kinh tế phấttriển, mang lại hiệu quả kinh doanh của ngành ngân hàng.

Trang 40

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA ,HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT

HUYỆN LỤC NGẠN- BẮC GIANG

2.1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG CỦA NHNO&PTNT HUYỆN LỤC NGẠN

2.1.1 Điều kiện tự nhiên và xã hội của huyện Lục Ngạn

Lục Ngạn là một huyện miền núi của tỉnh Bắc giang tổng diện tích tựnhiên là 101.223,72ha trong đó diện tích cây lương thực là 12.500 ha còn lạiđồi núi nhiều thích hợp cho trồng cây ăn quả và cây lâm nghiệp nhất là cây ănquả có giá trị kinh tế cao như: cây vải, cây hồng riêng cây lương không cókhả năng mở rộng diện tịch, hệ thống sông suối, hồ và nguồn nước phân bốkhông đều.

Huyện có 65 km đường quốc lộ (quốc lộ 31, quốc lộ 279) 44km đườngtỉnh, 137 km đường huyện và 620 km đường liên thôn liên xã.

Phía đông giáp: huyện Sơn động tỉnh Bắc GiangPhía nam giáp: tỉnh Quảng Ninh

Phía bắc giáp: tỉnh Lạng Sơn

Phía tây giáp: huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang

Lục Ngạn là huyện có diện tích rộng được chia thành 29 xã và một thịtrấn trong đó có 12 xã vùng cao Với tổng số nhân khẩu là: 204.041 khẩutrong đó số người trong độ tuổi lao động khoảng 88.000 người, riêng lao độngở khu vực nông thôn là 85.000 người chiếm 96% tổng số lao động, do đó LụcNgạn có nguồn nhân lực tương đối dồi dào là điều kiện thuận lợi để mở rộngsản xuất.

Toàn huyện có 11 dân tộc anh em sinh sống trong đó dân tộc kinh chiếmkhoảng 51,7% các dân tộc thiểu số chiếm 48,3% mỗi dân tộc lại mang một

Ngày đăng: 30/11/2012, 14:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.3. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHNO&PTNT HUYỆN LỤC NGẠN. - Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn- Bắc Giang
2.3. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHNO&PTNT HUYỆN LỤC NGẠN (Trang 44)
Biểu đồ 2.1 :Tình hình huy động vốn NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn - Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn- Bắc Giang
i ểu đồ 2.1 :Tình hình huy động vốn NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn (Trang 46)
Biểu đồ 2.2: Tình hình dư nợ NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn - Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn- Bắc Giang
i ểu đồ 2.2: Tình hình dư nợ NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn (Trang 49)
Bảng 2.2: Phân loại dư nợ cho vay theo kì hạn. - Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn- Bắc Giang
Bảng 2.2 Phân loại dư nợ cho vay theo kì hạn (Trang 49)
Tóm lại qua bảng 2.2 ta thấy hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn có nhiều biến động theo hướng tích cực phù hợp với yêu cầu  phát triển kinh tế của các thành phần kinh tế theo định hướng công nghiệp hoá  hiện đại hoá. - Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn- Bắc Giang
m lại qua bảng 2.2 ta thấy hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn có nhiều biến động theo hướng tích cực phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của các thành phần kinh tế theo định hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá (Trang 50)
Qua bảng 2.3 ta thấy NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn cho vay đối với các doanh nghiệp rất nhỏ - Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn- Bắc Giang
ua bảng 2.3 ta thấy NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn cho vay đối với các doanh nghiệp rất nhỏ (Trang 51)
Bảng 2.5: Kết quả kinh doanh. - Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn- Bắc Giang
Bảng 2.5 Kết quả kinh doanh (Trang 54)
* Tình hình nợ quá hạn: - Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn- Bắc Giang
nh hình nợ quá hạn: (Trang 55)
Qua bảng 2.6 ta thấy: Nợ quá hạn trên địa bàn huyện có chiều hướng giảm năm 2005 dư nợ quá hạn là 34.138 triệu đồng chiếm 12% tổng dư nợ  - Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn- Bắc Giang
ua bảng 2.6 ta thấy: Nợ quá hạn trên địa bàn huyện có chiều hướng giảm năm 2005 dư nợ quá hạn là 34.138 triệu đồng chiếm 12% tổng dư nợ (Trang 56)
Bảng 2.7: Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế. - Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn- Bắc Giang
Bảng 2.7 Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế (Trang 57)
Bảng 2.8: Nợ quá hạn phân theo kỳ hạn nợ. - Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn- Bắc Giang
Bảng 2.8 Nợ quá hạn phân theo kỳ hạn nợ (Trang 59)
Bảng 2.9: Nợ quá hạn phân theo nguyên nhân. - Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn- Bắc Giang
Bảng 2.9 Nợ quá hạn phân theo nguyên nhân (Trang 60)
Nhìn vào bảng 2.10 ta thấy nguyên nhân chính gây nên nợ quá hạn là do nguyên nhân khách quan tác động tới khách hàng - Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn- Bắc Giang
h ìn vào bảng 2.10 ta thấy nguyên nhân chính gây nên nợ quá hạn là do nguyên nhân khách quan tác động tới khách hàng (Trang 61)
Bảng 2.10: Phân loại nợ của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn - Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn- Bắc Giang
Bảng 2.10 Phân loại nợ của NHNo&PTNT huyện Lục Ngạn (Trang 64)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w