Sự phát triển về kinh tế nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng đã góp phần lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nhưng cũng làm nảy sinh một số vấn đề nghiêm trọng về môi trường như sau:
1. Về xuất khẩu:
Xuất khẩu thuỷ sản tăng nhanh cũng kéo theo việc thu hẹp các diện tích rừng ngập mặn ven biển, đặc biệt là ở khu vực miền Trung và miền Tây Nam Bộ.
Đồng thời, đó là sự khai thác quá mức các loại hải sản ở ven bờ khi chúng còn chưa đủ độ lớn cho xuất khẩu nhưng được dùng làm thức ăn cho chăn nuôi và chế biến thực phẩm( mắm cá các loại, nước mắm…) . Việc đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ hải sản để xuất khẩu không gắn với các quy hoạch và quy định vềđiều kiện môi trường đã dẫn tới ô nhiễm nguồn nước ở nhiều nơi, việc tiêm phòng không
đúng quy định làm tồn dư một lượng đáng kể các chất kháng sinh.
Theo Bộ thuỷ sản, trong năm 2001, đã có 44 lô hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam bị EU cảnh báo về chất lượng ( trong đó có 34 lô bị phát hiện nhiễm chất chloramphenicol và oxytetracylin với khối lượng thống kê chưa được đầy
đủ là 359,76 tấn). Số lô hàng này được thông báo của 31 doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang Hà Lan ( 8 lô), Pháp (9 lô), Đức (5 lô), Thuỵ Sĩ ( 7 lô). Hàng xuất khẩu vào thị trường Mĩ còn đáng lo ngại hơn: có tổng số 340 lô bị cảnh báo…
Sáu tháng đầu năm 2003, Hoa Kì đã tẩy chay 56 doanh nghiệp của Việt Nam xuất khẩ u thực phẩm sang thị trường này vì không đáp ứng được nhu cầu về
vệ sinh an toàn thực phẩm, dư lượng độc tố và dư lượng vi sinh trong thực phẩm cao hơn tiêu chuẩn cho phép ( Thời báo kinh tế Việt Nam ngày 15/8/2003).
trường
Xuất khẩu hàng thủ công mĩ nghệ gia tăng, trong đó, có nhiều loại bằng nguyên liệu gỗ rừng và nguyên liệu của rừng tự nhiên đã làm cho diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp. Năm 2001, sản lượng gỗ khai thác là 2397 nghìn m3 , tăng 0.9% so với năm 2000 ) đó là chưa kể đến số lượng khai thác lậu không thống kê được). VIệc tiêu dùng các sản phẩm bằng gỗ rừng tự nhiên vàdùng than củi làm nhiên liệu ở một số thành phố lớn và các khu vực nông thôn miền núi vẫn gia tăng đã làm cho rừng tự nhiên vẫn tiếp tục bị chặt phá, gây ra những hậu quả lâu dài và rất lớn đối với môi trường.
Tình trạng xuất khẩu lậu các loại động vật hoang dã qua biên giới sang Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng. Mặc dù, Nhà nước đã có quy định cấm xuất khẩu nhưng do lợi nhuận cao nên bọn buôn lậu vừa tìm mọi cách để giấu hàng, vừa sẵn sàng mua chuộc hoặc hành hung cán bộ quản lí nhà nước để thực hiện các hoạt động vận chuyển và xuất khẩu lậu các loại động vật hoang dã và các loại thực vật quý hiếm.
Như vậy, khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên vì mục đích thương mại như chặt phá rừng, khai thác lậu các loại gỗ quý, săn bắn các loài thú quý hiếm,
đánh bắt thuỷ, hải sản theo lối huỷ diệt, khai thác trái phép các loại khoáng sản… Cho đến nay, xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu vẫn là xuất khẩu tài nguyên và hàng sơ chế ( hơn 50% năm 2002), tỉ lệ hàng hóa chế biến xuất khẩu thấp (đạt 37% năm 2001). Nếu không cố gắng nâng cao tỉ trọng hàng chế biến xuất khẩu thì trong tương lai, nguồn tài nguyên của nước ta sẽ có nguy cơ bị cạn kiệt.
trường
Diện tích rừng ngày càng thu hẹp ( hàng năm có khoảng 30- 60 ngàn ha rừng bị mất). Diện tích rừng rậm, nơi lưu giữ tài nguyên đa dạng sinh học quý hiếm, ngày càng giảm sút theo thời gian (năm 1995 còn khoảng 500 ngàn ha, năm 2002 chỉ còn lại khoảng 200 ngàn ha- Báo cáo phát triển của Ngân hàng thế
giới năm 2002).
Trong hơn 5 thập kỉ qua, Việt Nam đã mất khoảng 80% diện tích rừng ngập mặn. Các đầm nuôi tôm là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng phá huỷ này. Khoảng 96% các dải san hô ngầm của Việt Nam hiện đang bị đe doạ nghiêm trọng bởi các hoạt động của con người như các biện pháp
đánh bắt cá mang tính huỷ diệt, khai thác thuỷ sản quá mức hoặc tình trạng ô nhiễm ( Báo cáo phát triển 2002- Ngân hàng thế giới). Mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản ở những vùng trồng cây lương thực làm nhiễm mặn và phèn hóa
đất trồng. Nhiễm độc thuỷ ngân và các kim loại nặng ở những vùng nuôi tôm
đang gia tăng. Hiện nay chỉ kiểm soát dịch bệnh 10% diện tích nuôi trồng thuỷ
sản( Thời báo kinh tế Việt Nam số 8/8/ 2003)
2.Về nhập khẩu:
Nguy cơ ô nhiễm môi trường từ việc nhập khẩu các thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu, nguyên liệu phế thải, hàng hoá kém chất lượng không đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. NHập khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu là nguyên liệu và công nghệ trong nước chưa sản xuất được, nhưng chưa phải là hoàn toàn hiện
đại nhất, chủ yếu là từ thị trường các nước trong khu vực. NHập khẩu từ thị
trường các nước châu á chiếm tới hơn 75% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Lí do là công nghệ các nước phương Tây thường có giá thành cao, phần khác là do trình độ quản lí và trình độ kĩ thuật của người Việt Nam còn có mặt hạn chế. Đã có trường hợp nhập khẩu vào VIệt Nam cả những công nghệ lạc hậu mà những nước bán hàng cho ta không còn sử dụng được nữa, hoặc nhập khẩu vào Việt Nam những loài động vật, hàng hoá gây tác động tiêu cực tới môi trường ( ốc bươu vàng, hải ly…), chất thải độc hại ( nhập khẩu 5035 tấn thép phế liệu đầu năm 2001 qua cảng Hải Phòng)
Nhập khẩu xe hai bánh gắn máy tăng một cách đột biến trong năm 2001, lên tới 2503 nghìn cái ( kể cả các bộ linh kiện lắp ráp). Nhập khẩu ô tô con và ô tô vận tải cũng tăng, ô tô vận tải là 21.372 chiếc so với 13.048 chiếc vào năm 2000 ; ô tô con là 11.649 chiếc so với 9.800 chiếc vào năm 2000. Để phục vụ nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước, nhập khẩu xăng dầu các loại năm 2001 là 8.989
trường
nghìn tấn, tăng 2.7 % so với năm 2000. Số lượng ô tô , xe máy tham gia giao thông ngày càng tăng, đặc biệt là ở các thành phố lớn đã làm trầm trọng thêm nạn tắc nghẽn giao thông, các chỉ tiêu về độ ồn, độ bụi đều vượt so với các tiêu chuẩn cho phép. Chẳng hạn, tiếng ồn cho phép là 70 DBA nhưng tại các nút giao thông của Hà Nội là 75-80; Tại thành phố Hồ CHí Minh là 76-83. Lượng bụi cho phép là 0,3 mg/m3 nhưng ở Hà Nội là 0,5-4; ở thành phố Hồ Chí Minh là 0,4-3,6.
Xăng dầu là một mặt hàng kinh doanh có đặc biệt và chỉ có một số doanh nghiệp nhà nước đựơc quyền nhập khẩu. Các hộ tư nhân chủ yếu làm đại lí bán lẻ xăng dầu cho các doanh nghiệp Nhà Nước. Bộ thương mại đã có thông tư số
14/1999/TT- BTM ngày 7 tháng 7 năm 1999 hướng dẫn điều kiện kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên, việc thực hiện không được nghiêm túc nên đã gây ô nhiễm tại nhiều điểm kinh doanh Kết quả phân tích một số chất gây ô nhiễm
đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép:
Hàm lượng SO2 là 0,12-0,72 mg/cm3; cao hơn tiêu chuẩn là 1,44 lần Hơi xăng là 1,5-15,5 mg/cm3 ) ( tiêu chuẩn cho phép là 1,5 mg/ cm3) Bụi là 1,8- 5,8 mg/cm3 ( tiêu chuẩn cho phép là 0,3 mg/ cm3)
Tình trạng nhập lậu các loại hoá chất độc hại bị cấm, phụ gia thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ máy móc đã qua sử dụng, quần áo cũ không giảm. Đặc biệt nghiêm trọng là tình trạng nhập lậu các loại cây giống và một số loại vật có nguy cơ có mang các mầm bệnh mà không kiểm soát được như hải ly, ngô trồng không có hạt.
Từ các tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đối với môi trường của Việt Nam có thể nhận định thấy rằng phát triển thương mại quốc tế ở nước ta đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe doạ môi trường và phát triển bền vững. Bốn vấn đề
xuất nhập khẩu – môi trường quan trọng nhất của nước ta hiện nay là:
Thứ nhất, hội nhập kinh tế thương mại làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường từ bên ngoài hay ô nhiễm môi trường xuyên quốc gia. Việc nhập khẩu hàng hoá vật tư nếu không được kiểm tra , giám sát sẽ dẫn đến nguy cơ VIệt Nam trở thành bãi chứa các thiết bị, công nghệ lạc hậu, nơi tiêu thụ những hàng hoá kém chất lượng làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng, dẫn đến sự suy thoái môi trường, phá vỡ cân bằng hệ sinh thái. Vấn đềđặt ra đối với Việt Nam là làm thế nào để ngăn ngừa và quản lí tốt việc nhập khẩu những sản phẩm, hàng hoá có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong quá trình Việt Nam mở cửa thị trường, nới lỏng các quy chế quản lí xuất nhập khẩu.
trường
Thứ hai, việc mở rộng xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay có nguy cơ làm tăng thêm suy thoái môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Phát triển xuất nhập khẩu sẽ khuyến khích việc khai thác tài nguyên thiên nhiên. Chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu dựa vào lợi thế về tài nguyên có nguy cơ làm tổn hại đến hệđa dạng sinh học và cạn kiệt tài nguyên không tái tạo.
Thứ ba, hội nhập với thương mại thế giới Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi trong việc mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước. Tuy nhiên, để
tham gia vào hệ thống thương mại và kinh tế thế giới, Việt Nam phải thay đổi hệ thống chính sách của mình phù hợp với các quy định của thế giới, tuân thủ
các nguyên tắc, luật lệ buôn bán…Mọi cản trở đặt ra cho ngoại thương trong tương lai là khi các hàng rào thuế quan được bãi bỏ thì sức cạnh tranh của hàng hoá trong buôn bán quốc tế phụ thuộc rất nhiều vào việc đáp ứng các tiêu chuẩn kĩ thuật, trong đó đặc biệt quan trọng là các tiêu chuẩn môi trường đối với sản phẩm. Đối với các nước kém phát triển như Việt Nam “ hàng rào xanh” trong buôn bán quốc tế được đặt ra như là một thách thức trong thương mại trong tương lai. Các tiêu chuẩn môi trường đối với sản phẩm và quá trình sản xuất ngày càng được áp dụng rộng rãi ở các nước phát triển và trở thành lợi thế của họ trong cạnh tranh thương mại quốc tế.
Thứ tư, xuất nhập khẩu thúc đẩy sự phát triển nhiều loại hình dịch vụ, làm thay đổi cách thức tiêu dùng của dân cư. Quá trình này mang tính hai mặt, một mặt, tạo ra những tiền đề để thay đổi nhận thức của người tiêu dùng trong việc bảo vệ môi trường, mặt khác nếu không có sự quản lí và kiểm soát chặt chẽ sự phát triển của các loại hình dịch vụ ( như lưu thông hàng hoá- đặc biệt là các chất gây ô nhiễm như xăng dầu, hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, hệ
thống chợ, hệ thống dịch vụ ăn uống, các điểm giết mổ, các cơ sở sản xuất và chế biến, hệ thống kho thương mại…) thì nguy cơ ô nhiễm môi trường là rất lớn. Trên đây là một số vấn đề môi trường cấp bách của ngành thương mại nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Đó chính là những cảnh báo để
tìm các biện pháp khắc phục sự suy giảm về môi trường và phát triển thương mại bền vững.
trường
CHƯƠNG III
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU GẮN VỚI CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM