Ảnh hưởng của việc nhập khẩu, lưu thông hóa chất tới môi trường ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi trường ở Việt Nam (Trang 68 - 70)

II. TÁC ĐỘNG CỦA XUẤT NHẬP KHẨU ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN

2. Ảnh hưởng của hoạt động nhập khẩu đối với môi trường

2.4 Ảnh hưởng của việc nhập khẩu, lưu thông hóa chất tới môi trường ở Việt Nam

Nam

Hoạt động nhập khẩu và lưu thông hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc trừ sâu... cũng là một nguồn gây ô nhiễm môi trường rất lớn, thể hiện ở

việc xử lý chất thải công nghiệp chưa hợp lý, sử dụng hóa chất trong nông nghiệp bừa bãi, nhập khẩu, lưu thông, bảo quản hóa chất tuỳ tiện, việc xử lý bao bì sản phẩm bằng vật liệu~hóa chất dẻo chưa tết. Theo thống kê hiện có khoảng 70 đầu mối được phép nhập khẩu phân hóa học và thuốc trừ sâu theo nhiều luồng cả chính ngạch và tiểu ngạch. Các loại hóa chất nhập khẩu cũng rất phong phú, có thể chia thành 8 nhóm chính như sau: Nhóm hóa chất cơ bản; nhóm hóa chất bảo vệ thực vật; nhóm hóa chất sơn, mực in; nhóm hóa chất mạ, dệt, nhuộm; nhóm hóa chất tẩy rửa, mỹ phẩm; nhóm hóa chất dẻo và nhóm hóa chất thực phẩm, dược phẩm. Trong số đó loại nhập khẩu chủ yếu là nhóm hóa chất bảo vệ thực vật được chia thành hai loại: thuốc trừ sâu và phân bón hóa học. Dưới đây là thống kê khối lượng phân bón và hóa chất nhập khẩu giai đoạn 1996-2001 : ĐVT 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Phân bón các loại Số lượng Trị giá 1.000T Tr.USD 2.630 627 2.526 440,5 3.454 474,7 3.782 464 3.973 508 3,186 401 Hoá chất Tr.USD 227 216 235 258 307 276 (Nguồn: Bộ Thương mại, 12/2002)

trường

Qua nghiên cứu, điều tra có thể chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường từ việc nhập khẩu, lưu thông và sử dụng hoá chất như sau: Công tác quản lý nhập khẩu hoá chất, thuốc trừ sâu còn nhiều bất cập. Có quá nhiều đơn vị nhập khẩu phân bón, thuốc trừ sâu, hàng nhập về theo đường tiểu ngạch và nhập lậu ngày càng tăng. Một số thuốc, hoá chất cấm lưu thông vẫn được nhập về từ Trung Quốc. Nhiều lô hàng bán trên thị trường không có xuất xứ nước sản xuất, đơn vị nhập. Nhiều loại thuốc không có trong danh mục sử dụng, hoặc có trong danh mục nhưng không đảm bảo chất lượng vẫn được đưa vào lưu thông. Theo số liệu thống kê của Bộ Thương rnại, trong "4 năm từ 1998-2001, Việt Nam đã nhập khẩu thuốc trừ sâu từ Trung Quốc với giá trị gần 34 triệu USD, trong đó phần lớn hoá chất phục vụ nông nghiệp được nhập khẩu theo đường tiểu ngạch và nhập lậu.

- Công tác lưu trữ, bảo quản hóa chất, hệ thống kho chứa chưa được quan tâm

đúng mức, chưa đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật và an toàn đối với môi trường. Hệ thống kho lưu giữ hoá chất hiện nay nằm rất rải rác ở khắp nơi, hầu hết là các kho phổ thòng không~có tính năng chuyên dùng để cất giữ. Các kho chứa chuyên dùng đúng kỹ thuật ở nước ta chỉ chiếm gần 1 % số kho hiện nay. Qua

điều tra tìm hiểu hoạt động của 18 kho hoá chất trên địa bàn tỉnh Nghệ An cho thấy hầu hết các kho đều không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật về cất giữ, cá biệt tại xã Hoà Sơn, huyện Đô Lương- việc cất giữ thuế trừ sâu trong 30 năm đã để lại tai hoạ khủng khiếp như sinh con quái thai, nhiều người dân mắc phải những căn bệnh hiểm nghèo khó chữa. Nguyên nhân là do một kho thuốc trừ sâu bị bỏ

quên, lâu ngày kho bị dột nát, nước mưa đã hoà tan các chất hoá học còn lại trong kho, ngấm vào đất, vào nước gây ô nhiễm cả một vùng rộng lớn.

Các xí nghiệp công nghiệp sử dụng hoá chất chưa tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về môi trường. Theo điều tra có tới 50% các cơ sở sán xuất công nghiệp trong cả nước vi phạm Luật môi trường và có tới 40% xí nghiệp bị đình chỉ sản xuất. Điển hình là xí nghiệp sản xuất mì chính VED thải chất độc hại ra sông Thị Vải (Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Ngoài ra, các nhà máy phân đạm Hà Bắc, Phốt phát Lâm Thao, Hóa chất Việt trì hay các nhà máy xi măng ở các tỉnh

đều gây độc hại cho môi trường sống của cư dân,: đó là chưa kể đến các cơ sở

sản xuất tư nhân sản xuất đất đèn, que hàn... Việc xử lý rác thải dưới dạng bao bì làm bằng hóa chất (nhựa) như các loại PVC, PE chưa hợp lý, vì chúng ta chưa có các kỹ thuật xử lý hiện đại đúng tiêu chuẩn mà phần lớn chúng được tiêu huỷ

bằng cách đổ xuống sông, biển hay chôn xuống lòng đất. Hoạt động này tác

trường

những tác hại của nó. Bên cạnh đó, việc khai thác khoáng sản, kim loại quý có sử dụng hóa chất độc cũng khiến đất bịđào bới và làm phá huỷ cấu trúc hữu cơ

của đất. Một vấn đề lớn khác là việc sử dụng bừa bãi các loại hóa chất trong nông nghiệp đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ con người và huỷ hoại môi trường sinh thái, để lại nguồn chất độc tồn lưu lâu dài trong môi trường đất và nước; làm mất đi tính đa dạng sinh học của các chủng loài động, thực vật tự nhiên. Hơn nữa, việc dùng chất nổ đánh cá hay những chất thải công nghiệp chứa hóa chất độc hại làm huỷ diệt các loài động vật dưới nước. ngoài ra, chất thải bệnh viện với các loại hóa chất độc hại cũng là nguồn gây ô nhiễm lớn mà chúng ta chưa có biện pháp nào để phân loại và xử lý riêng.

Một phần của tài liệu Tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi trường ở Việt Nam (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)