II. TÁC ĐỘNG CỦA XUẤT NHẬP KHẨU ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN
1. Tác động tiêu cực của hoạt động xuất khẩu tới môi trường tự nhiên
1.5 Ảnh hưởng của việc khai thác và xuất khẩu khoáng sản tới môi trường
Nếu năm 1995, khối lượng xuất khẩu than đá là 2.800 ngàn tấn thì đến nay, năm cao nhất xuất khẩu là 4.290 ngàn tấn (năm 2001 ) , tăng 1 ,5 lần so với năm 1995. Hiện nay, dầu thô là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, kim ngạch xuất không ngừng tăng qua các năm. Nếu năm 1996 ta xuất 8.705.000 tấn, đạt trị giá 1.346 triệu USD thì năm 2001 tương ứng là 1.672.000
trường
tấn và 3.126 triệu USD, chiếm khoảng 1/5 kim ngạch xuất khẩu cả nước; Khối lượng xuất khẩu Rôm và thiếc không lớn và thường không ổn định Riêng thiếc chủ yếu xuất khẩu dưới dạng thiếc thỏi loại 99,85% - 99,9% hàm lượng Sn (loại chất lượng cao) và loại 99,75% hàm lượng Sn (loại tiêu chuẩn).
Đặc điểm khoáng sản xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các mặt hàng thô, sơ chế dưới dạng nguyên liệu nên hiệu quả kinh tế chưa cao do thiếu vốn, công nghệ khai thác lạc hậu, cơ sở hạ tầng kém. Trong những năm tới, ngành khai thác khoáng sản đang phấn đấu thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu nhưđạt trên 40 triệu tấn dầu qui đổi/năm vào 2010. Tập trung đầu tư khai thác quặng sắt Thạch Khê, tiếp tức khai thác ở khu vực Bắc Thái. Nghiên cứu phương án để xúc tiến hình thành công nghiệp khai thác bôxit- luyện nhôm. Bên cạnh đó, đảm bảo đá vôi và phụ gia cho sản xuất 42 triệu tấn năm 2010. Toàn ngành phấn đấu khai thác 1 ,6 triệu tấn apatit vào năm 20 10. Xác định các vùng có triển vọng, qui mô và chất lượng đá quí, sử dụng phương pháp đấu thầu thărn dò khai thác, tập trung thăm dò khai thác các mỏ có qui mô vừa và nhỏ bằng công nghệ tiên tiến, khuyến khích sử dụng công nghệ nước ngoài trong khâu tuyển luyện. Đầu tư
thăm dò, xác định trữ lượng các loại khoáng sản, vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho sứ gốm, thủy tinh ... đảm bảo cho khai thác, làm giàu, luyện kim.
Xuất khẩu khoáng sản 1999-2001
ĐVT 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Than đá Số lượng Trị giá 1.000T Tr.USD 3.647 114,2 3.454 110,8 3.162 102 3.260 96 3.41 94 4.290 113 Dầu thô Số lượng Trị giá 1.000T Tr.USD 8.705 1.346 9.638 1.423 12.145 1.232 14.882 2.092 15.423 3.503 16.732 3.126 Nguồn: Bộ Thương mại, 9/2002
Có thể khái quát ảnh hưởng môi trường của hoạt động khai thác và xuất khẩu khoáng sản như sau:
Khai thác khoáng sản làm thu hẹp diện tích rừng một cách nhanh chóng, làm mật đi các thảm thực vật, thu hẹp diện tích đất canh tác. Các bãi thải mỏ lộ thiên
trường
mòn đất đai và gây lũ quét cho các vùng dưới hạ lưu. Tháng 8/95 mưa mới chỉở
mức 700 mm đã cuốn trôi cả cầu Lò Phong trên đường quốc lộ 1 SA. Tại Hòn Gai - Cầm Phả, việc khai thác than đá tác động đến một vùng rộng 5.497 ha, chiếm 14,2% toàn khu vực. Đất đá bị mưa dồn xuống chân đồi đã san lấp khoảng 200 ha đất trồng, ao hồ, khu dân cư, khiến hàng trăm gia đình phải chuyển đi nơi khác. Ngoài ra việc khai thác còn làm giảm mực nước ngầm nhanh chóng và thải vào không khí rất nhiều loại khí độc và bãi mỏ. Ở các vùng có các mỏ kim loại quý khác như vàng ở Na rì - Bắc Cạn do áp dụng phương pháp tuyển trọng lực nên môi trường đất ở đây bị xáo trộn mạnh. Nhìn chung, toàn bộ khu khai thác vàng với diện tích 44 ha hiện tại không còn khả năng trồng trọt nếu không có giải pháp hoàn thổ tích cực. Tại huyện Phước Sơn - Quảng Nam môi trường đất tại các máng đãi bị axit hóa nặng, nhìn chung thì môi trường dết thải tại khu vực đào đãi vàng bị biến đổi từ trung tính sang axit và rất axit, đồng thời cũng bị nhiễm thủy ngân và bị xáo trộn mạnh mẽ. Tại huyện Vĩnh Cửu - Đồng Nai: môi trường đất bị những người đào đãi vàng dùng vôi và một số hóa chất ủ mẫu quặng nên đất ở đây có tính kiềm hơn sản phẩm ở
những nơi khác. Tại miền Tây Nghệ An, do khai thác thiếc và đá quí (ruổi, safir) nhất là những nơi mà hàng vạn dân vào đãi trái phép, môi trường đất bị tàn phá nghiêm trọng, phả huỷ hàng ngàn ha đất, hàng trăm ruộng lúa bị nước thải tràn qua, bùn thải đọng lại nên lúa ở đây không thể phát triển được. Đất đai tại các khu mỏ và vùng phụ cận bị ô nhiễm do các chất thải rắn, bụi đá, quặng và than, do các chất khí thải và nước thải chảy qua nhiễm vào đất. Nguồn nước cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng do các hoạt động khai thác khoáng sản gây ra. ở khu vực Hòn Gai - Cẩm Phả nước cấp cho sinh nguồn nên nước sông bị đục, chất lượng nước và khối lượng nước được cấp đều bị giảm đáng kể. Hàm lượng bụi trong bầu khí quyển tại các vùng mỏ rất lớn. Bụi do nổ mìn phá đá, bụi do xúc than quặng, bụi do vận chuyển khoáng sản, bụi do đổ đá xuống bãi thải. Tỷ lệ số
người bị mắc bệnh bụi phổi đa số tập trung ở ngành mỏ, nhất là ngành than. Nồng độ bụi trong ngành khai thác khoáng sản thường vượt tiêu chuẩn cho phép từ hàng phục đến hàng trăm lần. Khi khai thác, gia công, chế biến và luyện các khoáng sản kửn loại như Fe, CR, Pb, Zn ... thì bụi quặng và sỉ quặng các kim loại nói trên có thể nhiễm vào đất gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và
độ sạch các loại rau quả. Do khai thác bằng khoan nổ mìn, xúc bốc, vận chuyển quặng, không khí bị ô nhiễm do bột quặng và bột đá nhất là khi gió mạnh vào mùa khô. Khí độc hại trong mỏ và khí thải từ các khâu làm giầu, chế biến khoáng sản và nhà máy luyện kim không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn có
trường
thể gây cháy, nổ trong hầm lò và các tai biến khác gây thiệt hại về người và của. Tiếng ồn ở các khu vực khai thác làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của công nhân trực tiếp sản xuất và nhân dân vùng phụ cận về các chứng bệnh như nhức đầu, mệt mỏi ù tai, điếc tai. Không những thế, hoạt động khai thác khoáng sản còn gây ô nhiễm không khí do việc làm tăng nhiệt độ trong khu vực. Nhiệt độ và bức xạ nhiệt ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khoẻ con người do hầu hết những mỏ khai thác thủ công đều không có hệ thống quạt gió. Tại miền Tây Nghệ An do khai thác thiếc và đá quí (ruổi, safư) với công nghệ lạc hậu nên nước thải có hàm lượng bùn rất cao đã làm vẩn đục, gây ô nhiễm nặng sông Dinh suốt chiều dài 50 km. Việc sử dụng hóa chất độc hại ở các khu khai thác vàng ngoài gây huỷ hoại môi trường đất, lớp phủ rừng, chất thải từ quá trình phân kim thô tại chỗ dùng thủy ngân đã gây nhiễm độc môi trường nước các vùng lân cận, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ dân cư trong vùng và nhiều hậu quả lâu dài chưa lường hết. Ở tỉnh Bắc Thái nước từ các công trường khai thác đổ ra sông suối một lượng đáng kể các chất Xyanur, thủy ngân, Sen, chì, kẽm và than cùng bùn
đất làm ô nhiễm nước trong vùng. Tại nhiều vùng khác, việc khai thác quặng
đều gây ô nhiễm nặng nguồn nước, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, ngư
nghiệp và dân sinh Bên cạnh đó, hoạt động khai thác khoáng sản còn g~ ô nhiễm không khí nặng nề cho khu vực khai thác cũng như các vùng phụ cận.