4. Quy định về môi trường trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam
4.2 Chính sách thương mại và môi trường trong việc hạn chế và phòng ngừa ô nhiễm môi trường liên quan đến hoạt động nhập khẩu.
trường
khẩu, Chính phủ đã ban hành nhiều văn vản pháp lý quy định về việc nhập khẩu hàng hoá có ảnh hưởng tới môi trường. Những quy định trong lĩnh vực này tập trung vào các biện pháp quản lý nhập khẩu là ngăn chặn và hạn chế nhập khẩu. Các biện pháp ngăn chặn (cấm) thường áp dụng đối với một số hàng hoá nhất
định mà việc nhập khẩu gây nguy hại đến môi trường. Biện pháp hạn chế nhập khẩu thường được áp dụng nhằm kiềm chế số lượng nhập khẩu thông qua giấy phép, thuế, hạn chế sử dụng trong thị trường nội địa qua đó kiềm chế việc nhập khẩu các loại hàng hoá có liên quan đến môi trường. (Hoàng Tích Phúc, 2002)
Chính sách thương mại quản lý nhập khẩu nhằm bảo vệ môi trường: Chính sách thương mại quản lý nhập khẩu các sản phẩm có liên quan đến môi trường
được quy định một cách cụ thể tại Nghị định 57/1998/ND-CP (gọi tắt là Nghị định 57) hướng dẫn thi hành Luật thương mại và Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 về kế hoạch xuất nhẩu khẩu thời kỳ 2001-2005 (gọi tắt là quyết định 46).
Tại Nghịđịnh 57, Chính phủ đã quy định về nhập khẩu như sau :
- Cấm nhập khẩu đối với những hàng hoá có ảnh hưởng tới an ninh, quốc phòng, sức khoẻ con người, đời sống động thực vật, văn hoá, giáo dục, các giá trị nghệ thuật khảo cổ. Cấm nhập khẩu 11 nhóm hàng gồm vũ khí, ma tuý, hoá chất độc, văn hoá phẩm đồi truỵ, pháo, thuốc lá điếu, hàng tiêu dùng đã qua sử
dụng, ôtô tay lái nghịch, phụ tùng ôtô, xe máy đã qua sử dụng, sản phẩm vật liệu có chứa amiăng, động cơ đốt trong đã qua sử dụng. Những hàng hoá thuộc diện cấm chỉ được phép xuất khẩu, nhập khẩu trong một số trường hợp đặc biệt với sự cho phép của chính phủ.
- Áp dụng giấy phép nhập khẩu đối với một số mặt hàng nhạy cảm, hàng cần có sự quản lí của Bộ Thương mại hoặc Bộ chuyên ngành, cụ thể bao gồm 20 nhóm hàng là: xăng dầu, xe máy, ôtô, quạt dân dụng, gạch ốp lát và ceramic, hàng tiêu dùng bằng sành sứ, bao bì nhựa thành phẩm, khung xe gắn máy, xút lỏng NaOH, xe đạp, dầu thực vật tinh chế, chất dẻo DOP, Clinker, xi măng đen,
đường, phân bón, rượu, kính xây dựng, giấy viết và một số loại thép.
Để điều chỉnh các mặt hàng cấm, hạn chế nhập khẩu phù hợp với từng giai
đoạn, tại quyết định 46, chính phủ đã có quy định cụ thể những mặt hàng được phép , hạn chế hoặc cấm xuất khẩu trong từng lĩnh vực cụ thể như đối với nông sản, thuỷ sản, hoá chất, thiết bị, công nghệ… và giao cho các ngành có liên quan trực tiếp quản lí. Cụ thể:
trường
quyền chung của Bộ thương mại: Ngoại trừ các loại hàng hoá liên quan đến an ninh, quốc phòng, trật tự đô thị, thuần phong mỹ tục, hầu hết hàng hoá liệt kê trong danh mục cấm của Quyết định số 46 là các loại hàng hóa có liên quan đến môi trường, bao gồm: Các loại ma tuý; Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, bao gồm các nhóm hàng: hàng dệt may, giày dép, quần áo, hàng điện tử, hàng điện lạnh, hàng điện gia dụng, hàng trang trí nội thất, hàng gia dụng bằng gốm, sành sứ, thuỷ tinh, kim loại, nhựa, cao su, chất dẻo và vật liệu khác. Để cụ thể hoá danh mục hàng cấm hoặc hạn chế nhập khẩu và thi hành Quyết định 46.
- Thông tư số 11/2001/TT-BTM ngày 18/4/2001 của Bộ Thương mại
đã quy định chi tiết hơn danh mục hàng tiêu dùng đã qua sử dụng. Trong đó, đã xác định rõ các mặt hàng bị cấm theo từng mã HS, tạo thuận lợi cho việc tra cứu của cơ quan quản lý và doanh nghiệp.
Những loại thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ công nghiệp: Trên cơ sở quyết
định 46, thông tư số 01/2001/TT-BCN được Bộ Công nghiệp ban hành ngày 26/4/2001 để hướng dẫn quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hoá chất thời kỳ 2001- 2005. Phụ lục 1 của Thông tư này đã xác định 2 nhóm hoá chất bị cấm nhập khẩu, kinh doanh. Nhóm thứ nhất là những hoá chất có tính độc hại mạnh (gồm 25 loại). Nhóm thứ 2 là những hoá chất cấm kinh doanh, sử dụng theo Công ước về vũ khí hoá học (gồm 26 loại). Việc cấm kinh doanh, sử dụng ở đây đồng nghĩa với việc cấm nhập khẩu.
Sau đó, để tiện lợi cho việc tra cứu tên gọi và công thức các loại hoá chất, Bộ
Công nghiệp hướng dẫn sửa đổi tên danh mục hoá chất xuất khẩu, nhập khẩu thời kỳ 2001-2005 (đã được xếp theo vần ABC) ban hành kèm theo thông tư
ngày 14/9/2001. Thông tư này vẫn xác định 2 nhóm hoá chất bị cấm nhập khẩu, kinh doanh. Tuy nhiên, nhóm thứ nhất – các hoá chất có tính độc hại mạnh -
được sửa từ 25 loại xuống còn 23 loại. Nhóm thứ 2 vẫn giữ nguyên 26 loại. Những loại thuộc thầm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Trong phạm vi quản lý của mình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(NN và PTNT) đã ban hành Thông tư số 62/2001/TT-BNN ngày 5/6/2001
hướng dẫn việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp theo quyết định 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ. Về nhập khẩu, thông tư này quy định cấm nhập khẩu các loại hàng hoá dưới đây:
+ Cấm nhập khẩu các loại trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng
trường
– BVTV ngày 6/3/2001. Trong quyết định số 17 này, bộ NN và PTNT đã xác
định rõ 26 loại thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng tại Việt nam, gồm: 18 loại thuốc trừ sâu, 6 loại thuốc trừ bệnh hại cây trồng, 1 loại thuốc trừ chuột và 1 loại thuốc trừ cỏ.
+ Cấm nhập khẩu các loại sản phẩm trong Danh mục thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi cấm nhập khẩu vào Việt Nam do Bộ NN và PTNT ban hành tại Quyết định số 55/2001/QĐ/BNN-KNKL ngày 11/5/2001.
- Những loại thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế: Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 06/2001/TT-BYT ngày 23/4/2001 hướng dẫn việc xuất nhập khẩu thuốc và mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ con người thời kỳ 2001- 2005. Phụ lục số 1 của Thông tư này đã xác định Danh mục nguyên liệu và thành phẩm thuốc phòng chống và chữa bệnh cho người cấm nhập khẩu bao gồm 30 loại khác nhau.
Việc hạn chế nhập khẩu các loại sản phẩm ảnh hưởng tới môi trường cũng
được thể hiện qua các mức thuế nhập khẩu. Thuế suất những hàng hoá có nguy cơ ô nhiễm môi trường được định ở mức cao hơn so với mức bình thường như
hoá chất, các sản phẩm công nghiệp, dược phẩm… Tuy nhiên nhìn chung biểu thuế của nước ta chưa thể hiện rõ yếu tố môi trường, diện áp dụng quá mỏng, chưa cụ thể hoá đến từng sản phẩm.
Như vậy, các chính sách quản lý nhập khẩu của nước ta đã có tính đến những tác động môi trường, chủ yếu tập trung vào việc ngăn cấm hoặc hạn chế nhập khẩu những hàng hoá nhạy cảm với môi trường như hàng hoá chất độc hại, chất thải, động thực vật có nguy cơ lây lan dịch bệnh, quý hiếm, nhập khẩu hàng hoá
đã qua sử dụng, công nghệ, thiết bị cũ, lạc hậu.
Các chính sách môi trường liên quan đến quản lý nhập khẩu: Các quy định về
môi trường liên quan đến kiểm soát nguy cơ ô nhiễm xuyên quốc gia thông qua hoạt động nhập khẩu được thể hiện khá rõ nét trong các văn bản pháp luật về
bảo vệ môi trường. Điều 29 của Luật bảo vệ môi trường đã quy định việc cấm, hạn chế nhập khẩu các sản phẩm nguy hại đối với môi trường như: Cấm nhập khẩu công nghệ thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, quy định các tiêu chuẩn đối với hàng hoá, vật tư, máy móc, công nghệ thiết bị nhập khẩu, quy
định danh mục các loại động vật cấm xuất nhập khẩu, sản phẩm biến đổi gen, các loại chất thải, hoá chất độc hại… Quyết định số 1091/1999/QĐ-BKHCNMT ngày 22/6/1999 quy định về kiểm tra nhà nước chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu và quy định ban hành kèm theo quyết định này là văn bản quan trọng quản
trường
lý hàng nhập khẩu ảnh hưởng đến môi trường. Quy định về kiểm tra Nhà nước
đối với chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu ban hành theo Quyết định số
2578/QĐ-TĐC ngày 28/10/1996 của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã có quy định chi tiết về danh mục hàng hoá cấm và hạn chết nhập khẩu có ảnh hưởng tới môi trường…
- Về nhập khẩu chất thải, phế liệu: Thông tư liên bộ Bộ Khoa học, Công
nghệ và Môi trường – Thương mại số 2880/KCM-TM ngày 19/12/1996 quy
định tạm thời đối với việc nhập khẩu các phế liệu đã công bố danh mục các loại phế liệu cấm nhập khẩu (phụ lục 1) như: Hoá chất độc, chất phóng xạ, nấm mốc các loại, côn trùng, các chất hữu cơ có mùi hôi thối, hoặc có hàm lượng “vi khuẩn chỉ danh ô nhiễm” cao hơn giới hạn cho phép theo các quy định hiện hành, vi sinh vật gây bệnh, cặn dầu, cặn mỡ, kim tiêm, kim chích, các chất không phân huỷ… Các chất độc bị nhà nước cấm, các chất thải bị cấm vận chuyển theo các công ước và nghịđịnh thư quốc tế mà Việt Nam đã tham gia và các loại phế liệu khi nhập khẩu phải tuân thủ các điều kiện quản lý về thương mại và môi trường (phụ lục 2) như: Phế liệu từ sản xuất và gia công giấy, thùng bìa carton, phế liệu bông, phế liệu từ sản xuất vải dầu tấm từ ngành dệt, phế liệu từ sản xuất và gia công kim loại đen, phế liệu từ sản xuất và gia công kim loại màu.
- Về nhập khẩu động vật thực vật quý hiếm và nguy cơ lây bệnh: Để hạn chế lan tràn dịch bệnh thực hiện công ước CITES, bảo vệ nguồn tài tài nguyên
đa dạng sinh học, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy định về việc hạn chế và cấm nhập khẩu các loại động thực vật quý hiếm, lây lan mầm bệnh, đe doạ sức khoẻ con người và động vật. Điều 19 luật môi trường quy định về việc cấm, hạn chế nhập khẩu động thực vật quý hiếm và lây lan mầm bệnh. Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật được Quốc hội thông qua thàng 7/2001 với mục đích “phòng ngừa, phát hiện, diệt trừ kịp thời, triệt để, đảm bảo hiệu quả
phòng trừ sinh vật gây nguy hại, an toàn sức khoẻ cho người, hạn chế ô nhiễm môi trường, giữ gìn hệ thống sinh thái” (điều 14). Pháp lệnh cũng quy định đối với việc nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuât tái nhập (tức là có việc nhập khẩu vào Việt Nam) thì bắt buộc phải được kiểm dịch. Nghị định số 14/2001/NĐ-CP ngày 20/4/2001 của Chính phủ về bảo hộ giống cây trồng cũng đã có nhiều nội dung liên quan đến việc nhập khẩu các giống cây ảnh hưởng đến nông nghiệp nước ta.
- Về việc nhập khẩu hoá chất độc hại: Điều 23 Luật bảo vệ môi trường quy
trường
bón, thuốc bảo vệ thực vật, các sản phẩm có nguồn góc hoá chất độc hại có hại cho sức khoẻ của người và động, thực vật. Quyết định của Chính phủ về cơ chế điều hành xuất nhập khẩu hàng năm cũng quy định danh mục các sản phẩm có nguồn gốc hoá chất độc hại bị hạn chế hoặc cấm nhập khẩu, hoặc nhập khẩu phải có ý kiến của các bộ chuyên ngành như Bộ công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường..
- Có thể kể thêm một số quy định khác về thương mại và môi trường liên quan đến quản lý nhập khẩu, hạn chế ô nhiễm môi trường qua biên giới. Nhìn tổng thể, các quy định về lĩnh vực này khá toàn diện, đã đề cập đến hầu hết các nhóm hàng nhập khẩu có ảnh hưởng đến môi trường. Đã có sự phối hợp chính sách giữa các cơ quan chức năng trong việc quản lý nhập khẩu. Danh mục hành hoá cấm, hoặc hạn chế nhập khẩu vì lý do môi trường ngày càng nhiều và cụ thể
hơn. Tuy nhiên, có thể nói chính sách nhập khẩu của Việt Nam chưa có các điều khoản cụ thể về môi trường như nhiều nước khác. So với danh mục những sản phẩm không thân thiện hoặc gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây tổn hại cho môi trường được đề cập đến trong các Hiệp định đa phương về môi trường hoặc các tài liệu liên quan của các tổ chức quốc tế như UN, FAO, WHO thì danh mục các sản phẩm bị cấm hoặc cần có giấy phép xuất nhập khẩu của Việt Nam quả là còn quá mỏng, hầu như bỏ ngỏ cơ chế quản lý đối với các sản phẩm nguy hại về môi trường đã và đang được thế giới quan tâm. Ví dụ:
- Liên hợp quốc đã thống kê danh sách trên 700 mặt hàng mà việc tiêu dùng, sản xuất hoặc thương mại cần phải được hạn chế và quản lý nghiêm ngặt. Danh sách này còn chưa kể đến các chất phụ gia thực phẩm độc hại và một số
loại dược phẩm được đưa vào danh sách của FAO và WHO.
- Công ước Basel xây dựng 2 danh mục (A&B) các loại chất thải cần kiểm soát về thương mại/ vận chuyển qua biên giới.
- Nghịđịnh thư Montreal đã xây dựng 6 phụ lục về các loại hoá chất và các thiết bị, sản phẩm có nguy cơ gây thủng tầng ozon cần hạn chế/loại bỏ việc thương mại và sản xuất.
- Ngoài ra một loạt các sản phẩm tiêu dùng khác như đồ dùng trẻ em, đồ
gia dụng, mỹ phẩm, quần áo, các chất tẩy rửa … đều được thế giới coi là các mặt hàng có chứa các chất gây nguy hại cho môi trường, cần được quản lý sát sao việc tiêu dùng và thương mại hoá.
Các quy định về môi trường cũng như thương mại đối với hàng nhập khẩu chỉ mới tập trung vào mục đích bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, an toàn xã hội, an
trường
ninh quốc gia và các giá trị văn hoá đạo đức truyền thống mà chưa chú ý nhiều
đến khía cạnh tạo thuận lợi cho thương mại. Nhiều vụ cấm nhập khẩu nguyên liệu, phế liệu không có cơ sở khoa học và pháp lý rõ ràng đã gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như vụ án làm hàng giả của công ty TNHH Tây Đô vì doanh nghiệp sử dụng chất tạo ngọt cyclamat. Hoặc vụ nhập khẩu thép phế liệu của Công ty gang thép Thái Nguyên…
Bên cạnh các biện pháp phi thuế quan quản lý những hàng hoá liên quan đến môi trường rất mỏng như đã đề cập ở trên, hệ thống thuế xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng chưa có mức thuế suất phù hợp đối với những sản phẩm không thân thiện môi trường cần hạn chế tiêu dùng. Cụ thể là đối với nhóm hàng hoá chất, biểu thuế của VIệt Nam có tới 264 mặt hàng có thuế suất nhập khẩu bằng 0, thuế suất trung bình của nhóm hàng này chỉ có 6,2%, sản phẩm nhóm hàng này là 14,5%. Như vậy, có thể nói các chính sách thuế và phi thuế của Việt Nam chưa có các biện pháp hợp lý để quản lý và điều tiết việc nhập khẩu các sản phẩm không thân thiện môi trường.