Các giải pháp về giáo dục ý thức cộng đồng

Một phần của tài liệu Tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi trường ở Việt Nam (Trang 105 - 106)

III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐIỀU HOÀ CÂN BẰNG GIỮA PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.

1. Giải pháp và kiến nghị về phía NhàNước

1.5 Các giải pháp về giáo dục ý thức cộng đồng

1. Tăng cường việc tuyên truyền, phổ biến các quy định về môi trường đến mọi người dân trên các phương tiện thông tin đại chúng.

2. Nâng cao nhận thức, ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường và thay đổi sở thích tiêu dùng hàng hóa theo hướng có lợi cho môi trường như ưa dùng sản phẩm được dán "nhãn hiệu xanh", dùng khí đốt hoặc năng lượng mặt trời thay cho việc dùng than hay điện làm nhiên liệu cho sinh hoạt... Chính người tiêu dùng sẽ là động lực buộc nhà sản xuất phải đầu tư công nghệ, thay

đổi mặt hàng đểđáp ứng sở thích của người tiêu dùng.

3. Không ngừng nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường nói chung và trong việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, phân hóa học... nói riêng. Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với hoạt động bảo vệ môi trường trong nước mà còn thể hiện trách nhiệm của Việt Nam trong việc bảo vệ môi trường trong khu vực cũng như thế giới, phù hợp với những cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.

4. Mở các khóa đào tạo ngắn hạn cho các doanh nghiệp, các nhà quản lý về

vấn đề bảo vệ môi trường, mối quan hệ giữa môi trường và phát triển bền vững. Nâng cao trình độ của cán bộ làm thương mại và đàm phán thương mại

về mối quan hệ giữa thương mại tự do và môi trường, từ đó giúp họ có lý lẽ đấu tranh vì lợi ích quốc gia trong những cuộc họp và thảo luận quốc tế về

thương mại, hạn chế những quyết định có thể làm thua thiệt đối với-nhà sản xuất và người tiêu dùng trong nước.

5. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và nhân dân trong việc bảo vệ

môi trường.

6. Có chính sách khuyến khích đối với các cộng đồng, cụm dân cư tuân thủ đúng các tiêu chuẩn môi trường hoặc có những hoạt động tích cực nhằm bảo vệ

môi trường.

7 . Nâng cao trình độ hiểu biết về môi trường cho các nhà hoạch định chính sách và chiến lược phát triển thương mại và tất cả các thành viên trong cộng

đồng.

8. Tìm kiếm thông tin và điều kiện dễ dàng để kiểm nghiệm các sản phẩm bị

cấm trên thế giới và hậu quả môi trường của chúng, đồng thời phổ cập các thông tin nói trên cho các Bộ, ngành hữu quan, nhất là các cơ quan điều hành xuất nhập khẩu và doanh nghiệp để nâng cao nhận thức về tình hình buôn bán các sản phẩm nguy hại đối với môi trường và đối sách của các nước, từ đó tìm ra biện

trường

pháp phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam. Không những thế, các thông tin môi trường, cũng cần được phát triển mạnh và truyền tải nhiều hơn nữa tới các đối tượng có liên quan khác như quần chúng, các nhà sản xuất, các cơ quan quản lý kinh tế.

Trên đây là một số giải pháp mang tính khuyến nghị với mong muốn góp phần làm giảm những tác động môi trường do hoạt động thương mại gây ra. Việc thực hiện các giải pháp một cách triệt để là hết sức khó khăn và cần phải có sự phối hợp của tất cả các ngành hữu quan và cộng đồng dân cư. Trong điều kiện chúng ta còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế thì việc đầu tư tài chính cho vấn đề bảo vệ môi trường còn rất hạn hẹp, đòi hỏi sự nỗ lực của Nhà nước, nhân dân và sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững hôm nay và mai sau.

Một phần của tài liệu Tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi trường ở Việt Nam (Trang 105 - 106)