Dự báo những xu hướng thương mại – môi trường ảnh hưởng đến phát triển thương mại bền vững

Một phần của tài liệu Tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi trường ở Việt Nam (Trang 93 - 97)

II. CHIẾN LƯỢC CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

3. Dự báo những xu hướng thương mại – môi trường ảnh hưởng đến phát triển thương mại bền vững

phát triển thương mại bền vững

Theo nhận định của các nhà môi trường, xu thế suy giảm chất lượng môi trường tiếp tục gia tăng trong những năm tới. Đây là kết quả tổng hợp của nhiều quá trình phức tạp, trong nước cũng như quốc tế. Mt s thách thc v môi trường trong thi gian ti là:

- Gia tăng dân số và di dân tự do tiếp tục gây ra áp lực cho môi trường: Những thách thức về dân số của nước ta là rất nghiêm trọng đối với tất cả các vấn đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Tăng dân số vẫn ở mức cao và di dân nội bộ từ các khu vực nghèo tài nguyên thiên nhiên và kinh tế kém phát triển vẫn đang tăng lên, không kiểm soát được. Trung bình trong 10 năm qua (1989-1999) tỷ lệ tăng trưởng dân số là 1,7%.Với mức tăng trưởng như vậy, thì theo các dự báo đến năm 2020 số dân nước ta sẽ xấp xỉ 100 triệu người, tức là phải đảm bảo cuộc sống cho thêm gần 25 triệu người, tương xứng với dân số

nước ta trong năm 1945, trong khi tài nguyên đất, tài nguyên nước và các dạng tài nguyên khác có xu thế suy giảm, vấn đề nghèo đói ở các vùng sâu vùng xa chưa được giải quyết triệt để ( hiện có 1750 xã ở diện đói nghèo). Tất cả những vấn đề trên là những thách thức nghiêm trọng, gây ra sức ép to lớn đối với cả tài nguyên và môi trường trên phạm vi toàn quốc.

trường

- Tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế cùng với việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã và đang tác động mạnh lên môi trường. Quá trình phát triển kinh tế bằng con đường công nghiệp hoá đòi hỏi các nhu cầu về năng lượng, nguyên liệu ngày càng to lớn, kéo theo chất lượng môi trường sống ngày càng xấu đi, nếu không có biện pháp hữu hiệu ngay từ đầu. Mặt khác, quá trình phát triển công nghiệp và đô thị hoá ở nhiều khu vực, vùng lãnh thổ lại không quán triệt đầy đủ các quan điểm phát triển bền vững, tức là chưa tính toán đầy đủ các yếu tố môi trường trong phát triển kinh tế- xã hội.

Theo dự kiến, tốc độ tăng trưởng GDP phải đạt xấp xỉ 7%/ năm và được duy trì liên tục đến năm 2010. Theo tính toán của các chuyên gia nước ngoài, nếu GDP tăng gấp đôi thì có nguy cơ chất thải tăng gấp 3 đến 5 lần.

Từ các mục tiêu của kịch bản tăng trưởng kinh tế nêu trên có thể thấy nếu như

trình độ công nghệ sản xuất, cơ cấu sản xuất và trình độ quản lí sản xuất, quản lí môi trường không được cải tiến thì sự tăng trưởng sẽ kéo theo tăng khai thác, tiêu thụ tài nguyên năng lượng, dẫn đến khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, tạo ra sự gia tăng các loại chất thải gây sức ép lên môi trường.

- Hội nhập quốc tế, du lịch và tự do hoá thương mại toàn cầu sẽ gây ra nhiều tác động phức tạp về mặt môi trường. Trong nền kinh tế thị trường có tính

đến các yếu tố môi trường và hoà nhập với du lịch, tự do hoá thương mại toàn cầu, nhất thiết phải xem xét việc thay đổi mẫu hình tiêu thụ, phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường, chuẩn bị cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải, năng lượng đồng thời với việc xem xét đồng bộ vấn đề môi trường xã hội, văn hoá, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

- Nhận thức về môi trường và phát triển bền vững còn thấp kém. Kiến thức và nhận thức về môi trường và phát triển bền vững chưa được nâng cao cho các nhà ra quyết định, các nhà quản lí, các doanh nghiệp và cộng đồng. Các chương trình giáo dục , nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường chưa được tiến hành rộng khắp, chưa phát huy được vai trò của các đoàn thể, các tổ chức chính trị và xã hội, cũng như các phong trào quần chúng tham gia công tác bảo vệ môi trường. Các kiến thức phổ cập về môi trường chưa được đưa vào hệ thống gíáo dục ở các cấp học, bậc học. Các thông tin về môi trường, về chính sách pháp luật chưa được cung cấp và phổ biến thường xuyên đến cộng đồng. Tình trạng này còn kéo dài và sẽ tạo ra rất nhiều phức tạp, nhầm lẫn, sai sót trong việc giải quyết các vấn đề môi trường ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương và cộng đồng.

trường

- Năng lực quản lí môi trường chưa đáp ứng yêu cầu. Hiện trạng về công tác quản lí môi trường đang có nhiều vấn đề chưa đáp ứng yêu cầu của quản lí Nhà nước về bảo vệ môi trường, hệ thống tổ chức quản lí hiện nay còn nhiều bất cập về nhân lực, vật lực và trang bị kĩ thuật và cơ chế phối hợp có hiệu quả giữa các bộ/ ngành và địa phương; đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường còn quá ít và thiếu tập trung, hệ thống chính sách, luật pháp còn chưa

đồng bộ, thiếu tính hệ thống, các chính sách công cụ kinh tế trong quản lí môi trường còn ít được áp dụng.

- Mẫu hình tiêu thụ lãng phí. Phát triển kinh tế đưa lại mức tăng thu nhập, dẫn đến gia tăng nhu cầu tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ xa xỉ, nhưng cũng làm gia tăng thêm lượng chất thải vào môi trường.

Gii quyết các thách thc nêu trên, cn khai thác trit để các thun li sau:

- Đứng trước những diễn biến xấu của môi trường toàn cầu, cộng đồng quốc tế và khu vực đều cam kết phối hợp nỗ lực nhằm cải thiện môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững cho cả thế hệ hiện nay và các thế hệ mai sau: cam kết hỗ trợ các nước chậm phát triển giải quyết vấn đề môi trường sinh thái. Đặc biệt, các tổ chức tài chính thế giới cũng khuyến khích các dự án đầu tư theo hướng thân môi trường.Nếu có định hướng đúng và sớm tăng cường năng lực tiếp thu thì nước ta có thể tranh thủ được các nguồn tài trợ quốc tế giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc và bảo vệ lợi ích chính đáng của quốc gia.

- Việt Nam có thể rút ra những bài học kinh nghiệm của các nước trên thế

giới đểđịnh hướng phù hợp nhất cho quá trình phát triển, sao cho vừa đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế mà không phải trả giá về môi trường. So với nhiều nước, nước ta vẫn còn có những lợi thế nhất định về môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Nếu các nguồn tài nguyên đó được sử dụng chuẩn mực và được bảo vệ đúng quy cách, thì các nguồn tài nguyên này sẽ trở thành một lợi thế trong cạnh tranh quốc tế, kể cả trước mắt lẫn lâu dài. Cho dù các kĩ năng quản lí kinh nghiệm tích luỹ trong những năm gần đây sẽ giúp chúng ta có khả năng xác định các định hướng và lựa chọn đúng đắn hướng phát triển của mình trong thập kỉ

tới đây.

Trên cơ sở định hướng phát triển thương mại, những xu hướng môi trường của Việt Nam trong thời gian tới có thể d báo mt s xu hướng thương mi- môi trường ca Vit Nam như sau:

Trong những năm tới, Việt Nam sẽ đẩy mạnh hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới với việc thực hiện các cam kết Khu vực thương mại tự do

trường

ASEAN. Hiệp định thương mại VIệt Nam- Hoa Kì, đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, Khu vực mậu dich tự do ASEAN – Trung Quốc và các hiệp

định thương mại song phương khác. Việc nới lỏng các rào cản thương mại luồng hàng hoá nhập khẩu từ các nước vào nước ta sẽ gia tăng nhanh chóng. Trong bối cảnh như vậy, việc kiểm soát ô nhiễm từ bên ngoài là hết sức quan trọng. Nếu không có những chính sách thương mại và môi trường thích hợp, nguy cơ ô nhiễm môi trường là rất lớn.

- Đẩy mạnh xuất khẩu là một định hướng chiến lược lâu dài để phát triển kinh tế VIệt Nam trong nhiều thập kỉ tới. Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 15- 16%/ năm, chúng ta phải khai thác triệt để mọi nguồn lực. Nếu không chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu xuất khẩu theo hướng thâm dụng lao động sẽ dẫn đến việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên và sử dụng kém hiệu quả các yếu tố đầu vào phục vụ cho xuất khẩu.

- Là một nước xuất khẩu nhiều mặt hàng nhạy cảm với môi trường như nông sản, thuỷ sản, giày da, may mặc, việc mở rộng thương mại quốc tế của VIệt Nam trong những năm tới sẽ gặp phải những trở ngại do các nước áp dụng ngày càng nhiều các rào cản môi trường trong thương mại quốc tế. Đáp ứng các yêu cầu về môi trường của các nước nhập khẩu hàng hoá của ta là một thách thức to lớn đối với doanh nghiệp VIệt Nam, nơi đang thiếu nhiều điều kiện để đáp ứng các yêu cầu này.

- Việt Nam sẽ đẩy mạnh cải cách kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng XHCN trong những năm tới. Quá trình này sẽ tạo thuận lợi cho việc mở

rộng thị trường trong nước, xuất hiện nhiều loại hình kinh doanh thương mại và dịch vụ, bùng nổ tiêu dùng. Trong bối cảnh như vậy, chính sách thương mại và chính sách môi trường phải được hoàn thiện theo hướng đảm bảo phát triển của thị trường nội địa đồng thời hạn chế nguy cơ ô nhiễm môi trường do hoạt động này gây ra. Báo động gần đây về tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, sử

dụng không hợp lí các chất độc hại trong tiêu dùng và kinh doanh, buôn bán

động thực vật quý hiếm, tình trạng các doanh nghiệp vi phạm các quy định về

môi trường đang đặt ra những thách thức to lớn đối với công tác bảo vệ môi trường ở nước ta.

trường

Một phần của tài liệu Tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi trường ở Việt Nam (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)