I.THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1 Tổng quan về môi trường thế giớ

Một phần của tài liệu Tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi trường ở Việt Nam (Trang 36)

4. Quy định về môi trường trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam

I.THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1 Tổng quan về môi trường thế giớ

1. Tổng quan về môi trường thế giới

Hiện có hai xu hướng bao trùm khi loài người bước vào thiên niên kỉ thứ ba:

Thứ nhất, đó là hệ sinh thái nhân văn toàn cầu bị đe doạ bởi sự mất cân bằng sâu sắc trong năng suất và trong phân bố hàng hoá và dịch vụ. Một tỉ lệ đáng kể

nhân loại hiện vẫn còn sống trong nghèo khó, và xu hướng được dự báo là sự

khác biệt sẽ ngày càng tăng giữa những người thu được lợi ích từ sự phát triển kinh tế và công nghệ và những người không có được lợi ích này. Sự phát triển không bền vững theo hai thái cực( của sự phồn thịnh và sự cùng cực) đang đe doạ sựổn định của toàn bộ hệ thống nhân văn và cùng với nó là môi trường toàn cầu.

Thứ hai, thế giới đang ngày càng biến đổi trong đó sự phối hợp quản lí môi trường ở quy mô quốc tế luôn bị tụt hậu so với sự phát triển kinh tế xã hội. Những thành quả về môi trường thu được nhờ công nghệ và những chính sách mới đang không theo kịp với nhịp độ và quy mô gia tăng dân số và phát triển kinh tế. Các quá trình toàn cầu hoá đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhu cầu tiến hoá của xã hội phải được định hướng nhằm giải quyết chứ không phải làm trầm trọng thêm những mặt cân đối nghiêm trọng mà thế giới hiện đang hứng chịu. Toàn bộ những đối tác liên quan, các chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, khu vực tư nhân, giới khoa học, các tổ chức phi chính phủ và các nhóm xã hội phải cùng nhau cộng tác giải quyết các thách thức phức tạp và ảnh hưởng lẫn nhau về

xã hội và môi trường, vì một tương lai bền vững hơn cho hành tinh và xã hội loài người.

Một phần của tài liệu Tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi trường ở Việt Nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)