III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐIỀU HOÀ CÂN BẰNG GIỮA PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.
1. Giải pháp và kiến nghị về phía NhàNước
1.3 Các giải pháp nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn về mặt môi trường góp phần nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt Nam
phần nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt Nam
Xu hướng hội nhập đang diễn ra với quy mô và tốc độ ngày càng nhanh. Để
hội nhập kinh tế các nước đang từng bước tiến tới xoá bỏ các cản trở thương mại, nhằm thực hiện quá trình tự do. Khi các hạn chế thương mại như thuế quan thủ tục hành chính trong ngoại thương được nới lỏng thì các tiêu chuẩn, quy
trường
thương mại quốc tế, trong đó đặc biệt quan -trọng là các tiêu chuẩn, quy định về
môi trường. Để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa của mình nhằm đảm bảo hội nhập và bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp Việt Nam không những phải nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường đối với sản phẩm, chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện về mặt môi trường để
sản phẩm của mình đủ sức cạnh trên thị trường quốc tế.
Dưới đây là một số giải pháp giúp các doanh nghiệp tìm hiểu và áp dụng các tiêu chuẩn và quy định môi trường nhằm nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa, vượt qua hàng rào xanh để mở rộng xuất khẩu:
1. Khuyến khích các nhà sản xuất, đặc biệt là những nhà xuất khẩu áp dụng Hệ thống quản lý môi trường ISOI4000. Đây sẽ là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu cho phép hàng xuất khẩu của Việt Nam tiếp cận và mở rộng thị trường
đồng thời góp phần hạn chế những tác động môi trường do thương mại gây ra. Trước mắt, cần nghiên cứu áp dụng các vấn đề của Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000 tại một số xí nghiệp điểm và sẽ nhân rộng dần ra các đơn vị sản xuất khác. Đồng thời mở các lớp đào tạo, tập huấn cho các đơn vị đào tạo đội ngũ chuyên gia tư vấn có đủ trình độ để áp dụng Hệ thống quản lý môi trường,
đào tạo các đánh cơi viên cho việc chứng nhận Hệ thống quản lý môi trường . 2. Để hội nhập với thương mại khu vực và thế giới, đồng thời bảo vệ môi trường, cần phải nghiên cứu và khai thác hiệu quả các quy định liên quan đến môi trường của các tổ chức kinh tế quốc tế mà chúng ta là thành viên hoặc đang chuẩn bị gia nhập như ASEAN, WTO... nhằm tạo ra các công cụ thương mại hữu hiệu, được các nước công nhận trong việc bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
Đồng thời sử dụng linh hoạt các quy định như các điều khoản Hiệp định TRIMS, hiệp định SPS, hiệp định về rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT) của WTO để khuyến khích, hỗ trợ các dự án đầu tư vào môi trường.
3. Có hình thức hỗ trợ các doanh nghiệp điều chỉnh cơ cấu, từng bước chuyển hướng sang sản xuất sạch (Cuan Production) tiến tới phổ cập ISOI4000 cho tất cả các doanh nghiệp, mở rộng dán nhãn sinh thái cho tất cả các sản phẩm liên quan đến môi trường. Đây cũng là lĩnh vực Việt Nam cần ưu tiên và nhanh chóng xây dựng các chương trình hợp tác kỹ thuật với các tổ chức quốc tế liên quan để đảm bảo các hình thức hỗ trợ trên là có hiệu quả và không trái với các quy định về trợ cấp của WTO.
4. Sử dụng các công cụ kinh tế trong việc quản lý môi trường đối với các d.oanh nghiệp. Thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả để nâng cao
trường
trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường.
5. Các cơ quan chức năng cần phổ biến các thông tin về các tiêu chuẩn môi trường liên quan tới sản phẩm đồng thời giới thiệu các quy định và tiêu chuẩn môi trường của một số nước là bạn hàng của Việt Nam cho các doanh
nghiệp.
6. Cần chú trọng đặc biệt trong việc quản lý đối với một số lính vực thương mại nhạy cảm có ảnh hưởng lớn đến môi trường sau đây:
- Thương mại đối với các sản phẩm từ đa dạng sinh học ( sản phẩm từ các hệ sinh thái trên đất liền, thuỷ học và biển), các sản phẩm thực vật và động vật liên quan đến công ước đa dạng sinh học, công ước cấm buôn bán các loài động vật quý hiếm; Thương mại đối với các sản phẩm có nguồn gốc hóa chất độc hại, các chất thải liên quan đến công ước quản lý, vận chuyển các chất nguy hiểm xuyên qua biên giới; Thương mại xuất nhập khẩu công nghệ lạc hậu, công nghệ gây ô nhiễm môi trường;
- Thương mại các chất thải, vật liệu thải, phế thải có nguồn gốc hóa chất độc hại; Thương mại đối với các sản phẩm thực phẩm chế biến;
- Thương mại năng lượng, năng lượng hóa thạch, dầu khí, thuỷ điện; Thương mại khoáng sản liên quan đến môi trường sinh thái đất, nước, rừng.