Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nộ
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Thứ nhất, ngân hàng TMCP Sài Gòn nhanh chónghoàn thiện mô
hình mới, trong đó, chuyên môn hoá các phòng ban thành: Phòng tín dụng có chuyên viên quan hệ khách hàng tách biệt với nhân viên phân tích tín dụng và cũng phân ra thành các bộ phận phụ trách cho doanh nghiệp và cho vay cá nhân nhằm chuyên môn hoá và hạn chế rủi do do các cán bộ tín dụng gây nên.
Thứ 2, tăng cường hoạt động của bộ phận quản lý và khai thác tài
sản. Mặc dù là chi nhánh cấp I, nhưng trong 3 năm qua, chi nhánh Hà Nội vẫn chưa thành lập một bộ phận chuyên thực hiện công tác thu hồi nợ xấu, sử lý các tranh chấp khi phát sinh. Cùng với đà tăng trưởng của ngân hàng, chi nhánh Hà Nội phải có một bộ phận riêng biệt chuyên xử lý các rủi ro về nợ xấu. Có như vậy, công tác thu hồi, giải quyết tranh chấp khi phát sinh trong và sau quá trình cho vay mới được hoàn thiện.
Thứ 3, đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát của các lãnh đạo cấp
trên đối với chi nhánh. Định kỳ một năm một lần hoặc đột xuất, các lãnh đạo cấp trên phải trực tiếp xuống chi nhánh kiểm tra mọi tình hình hoạt động, tránh tình trạng chỉ xem xét qua các báo cáo định kỳ hay kiểm tra chỉ mang tính hình thức, thủ tục.
Kết luận
Trong nền kinh tế hiện nay, hệ thống ngân hàng nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng đang ngày càng chứng tỏ được vị trí quan trọng của mình đối với nền kinh tế. Chỉ một rủi ro nhỏ xảy đến với một ngân hàng cũng có thể gây ra tổn thất, thậm chí là sự sụp đổ đối với cả hệ thống ngân hàng, gây ra khủng hoảng cho nền kinh tế.
Vì vậy, nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề: “Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – chi nhánh Hà Nội” sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn cụ thể về ảnh hưởng của rủi ro tới một chi nhánh ngân hàng, và từ đó, có cái nhìn tổng quan về ảnh hưởng của rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Bài chuyên đề cũng xin đưa ra một vài giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế được những tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra trong hoạt động của ngân hàng thương mại.
Tuy nhiên, mặc dù đã hết sức cố gắng để hoàn thành được đề tài, nhưng vì trình độ hiểu biết còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Do đó, em rất mong được sự quan tâm và góp ý của quí thầy cô.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn GS.TS. Nguyễn Văn Nam và Ngân hàng TMCP Sài Gòn – chi nhánh Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.