Thực trạng hoạt động tín dụng tại SCB – Chi nhánh Hà Nộ

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Chi nhánh Hà Nội (Trang 29 - 38)

Để xem xét về thực trạng rủi ro tín dụng tại một ngân hàng, nếu chỉ xem xét về dư nợ, và cơ cấu thành phần thì hoàn toàn chưa đủ, chúng ta cần xem xét về chất lượng của các khoản vay đó, có bao nhiêu khoản ngân hàng thu hồi được, bao nhiêu khoản ngân hàng chịu mất vốn… Thông thường, để đo lường về rủi ro tín dụng tại ngân hàng, người ta thường xem xét đến chỉ tiêu nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Trong đó, nợ quá hạn được hiểu là khoản nợ mà khách hàng không trả được một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi khi đã đến hạn ghi trên hợp đồng tín dụng.

Tuy nhiên ở Việt Nam, do sự thay đổi của các văn bản tín dụng, nên ở mỗi thời kỳ, lại có những chỉ tiêu khác nhau đo lường thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Do vậy, trong luận văn này, thực trạng rủi ro tín dụng được xem xét trên cơ sở các văn bản:

Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được thực hiện theo quyết định số 493/2005/QĐ – NHNN và Quy định số 18/2007/ QĐ-NHNN.

nên đang trong giai đoạn tìm kiếm khách hàng và định hướng phát triển. Do vậy, quy mô còn nhỏ, nhưng với sự năng động của một ngân hàng trẻ, SCB Hà Nội đã có những tăng trưởng vượt bậc về huy động vốn và hoạt động tín dụng. Tuy vậy, vẫn hàm chứa nhiều rủi ro mà bất kỳ một ngân hàng trẻ nào cũng có thể mắc phải.

Trong giai đoạn năm 2005 – 2007, SCB chi nhánh Hà Nội thực hiện chủ trương tăng trưởng tín dụng nhanh và hiệu quả. Hoạt động tín dụng trong giai đoạn này chủ yếu là hoạt động cho vay, trong khi các hoạt động khác như bảo lãnh, chiết khấu, cho thuê tài chính ít được chú trọng phát triển. Hoạt động cho vay trong giai đoạn này được thể hiện như sau:

2.2.2.1 Phân tích dư nợ theo thời gian :

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 So sánh 2005 và 2006 So sánh 2006 và 2007 STĐ % STĐ % STĐ % STĐ % STĐ % Cho vay ngắn hạn 23,579 21.1 150,871 39 614,995 58 127,292 540 464,124 308 Cho vay trung hạn 77,639 69.3 197,513 50 266,664 25 119,874 154 69,151 26

Cho vay dài hạn 10,775 9.62 42,858 11 169,778 16 32,083 298 126,920 296 Tổng 111,993 100 391,242 100 1,051,437 100 279,249 249 660,195 169

Ban đầu, các hoạt động cho vay tín dụng trung hạn chiểm tỷ trọng cao tổng dư nợ tín dụng. Nhưng với tính chất của tín dụng ngắn hạn là thời gian luân chuyển ngắn và mau thu hồi vốn nên doanh số cho vay ngắn hạn liên tục gia tăng trong giai đoạn năm 2006, 2007 và chiếm tỷ trọng lớn trên tổng doanh số cho vay: Năm 2006 chiếm 39%, tăng 540% so với năm 2005, và năm 2007 là 58%, tăng 308% so với năm 2006. Mặc dù mức tăng mạnh của tín dụng ngắn hạn, nhưng tỷ trọng này chưa

cao vì SCB chi nhánh HN chủ yếu cho vay trung hạn là ngoại tệ để tài trợ tài sản dài hạn cho doanh nghiệp. Sau khi đã đi vào ổn định, SCB chi nhánh Hà nội mới bắt đầu tìm kiếm khách hàng và mở rộng hoạt động cho vay bổ sung vốn lưu động, điều này sẽ giúp cân đối nguồn hiệu quả hơn. Do tình chất các khoản vốn huy động của SCB Chi nhánh HN là nguồn vốn ngắn hạn.

Tuy nhiên, chính tỷ trọng các khoản vay trung và dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn đã gây ra rủi ro mất cân đối nguồn rất lớn. Do vậy, SCB chi nhánh HN phải có các biện pháp cụ thể nhằm bổ sung các nguồn huy động dài hạn. Nếu tình trạng sử dụng nguồn ngắn hạn để cho vay dài hạn kéo dài, sẽ dễ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh khoản, và gây rủi ro lớn cho hoạt động của ngân hàng khi có biến động xảy ra.

2.2.2.2 Phân tích thực trạng cho vay theo ngành nghề kinh tế

Bảng cho vay theo các ngành nghề trong năm 2005-2007

Đơn vị: triệu đồng

Nhận thấy rằng hoạt động tín dụng của SCB chi nhánh HN chưa phát huy được hết các chức năng của một ngân hàng thương mại. Hoạt

Chỉ tiêu 2007 2006

Cho vay các TCKT, cá nhân trong nước 1,051,437.00 391,242.00

Cho vay chiết khấu thương phiếu và GTCG 0 0

Cho thuê tài chính 0 0

Các khoản trả thay khách hàng 0 0

Cho vay bằng vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư 0 0

Cho vay đối với các TC,cá nhân nước ngoài 0 0

cho vay theo chỉ định của chính phủ 0 0

Nợ cho vay được khoanh và nợ chờ xử lý 0 0

động tín dụng chính là cho vay đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước. Ngay cả các hoạt động cho vay như cho vay bằng vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho vay theo chỉ định Chính phủ, cho vay với các tổ chức, cá nhân nước ngoài đều không được thực hiện. Có thể, lý do chính là do SCB là ngân hàng thương mại cổ phần nên các hoạt động cho vay uỷ thác, cho vay theo chỉ định của Chính phủ không được phát triển như các ngân hàng thương mại Quốc doanh. Tuy vậy, nếu hoạt động tín dụng chỉ dừng là ở việc cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân sẽ mang đến nhiều rủi ro và vô tình, ngân hàng SCB đã bỏ qua lợi nhuận (các khoản phí thu được) khi thực hiện các nghiệp vụ tín dụng khác. Khi thực hiện cho vay uỷ thác, ngân hàng sẽ có ít rủi ro hơn mà vẫn có được nguồn thu lớn từ phí. Do vậy, trong quá trình hoạt động và phát triển, SCB nói chung và chi nhánh HN nói riêng phải không ngừng nâng cao uy tín và hiệu quả cho vay của mình để có thể tìm kiếm được các nguồn vốn vay như vậy.

2.2.2.3 Phân tích dư nợ theo ngành nghề

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2006 STĐ % STĐ % Chế biến 1,200 0.11 4,000 1.02 Thương nghiệp 142,935 13.59 290,210 74.18 Xây dựng 471,041 44.80 86,329 22.07 Hoạt động tài chính - - Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 436,261 41.49 10,703 2.74 Tổng 1,051,437 100 391,242 100

Nhận thấy, chỉ trong 2 năm 2006, 2007 mà SCB chi nhánh HN đã có những thay đổi đáng kể trong hoạt động cho vay theo ngành nghề kinh tế. Trong năm 2006, cho vay đối với ngành thương nghiệp chiếm tỷ trọng cao (74.18% doanh số cho vay) trong khi năm 2007, tỷ lệ này là 13.59%. Trong khi đó, tỷ lệ cho vay đối với ngành xây dựng là 22.07%

năm 2006 và tăng lên 44.80% năm 2007, cho thấy SCB chi nhánh HN tăng cho vay trung và dài hạn. Còn đặc biệt là sự tăng trưởng của hoạt động cho vay phục vụ cá nhân và cộng đồng là 2.74% năm 2006 và tăng mạnh là 41.49% năm 2007. Điều đó chứng tỏ SCB đã phát triển nhanh và mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng.

Điều này cũng được thể hiện trong bảng sau:

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2007 2006

STĐ % STĐ %

Cho vay các TCKT 615,176 59 354,052 90.49

Công ty cổ phần khác 438,952 42 270,651 69.18 Công ty TNHH tư nhân 176,224 17 83,401 9.51

Cho vay cá nhân 416,861 40 37,189 9.51

Cho vay khác 19,400 2 - -

Tổng 1,051,437 100 391,242 100

Cho vay tiêu dùng là hoạt động cho vay chủ yếu dựa trên nguồn thu nhập trong tương lai và dựa trên tài sản đảm bảo tiền vay. Việc cho vay tiêu dùng có tỷ trọng lớn trên tổng dư nợ sẽ khiến ngân hàng có được nguồn thu từ lãi vay cao, do lãi suất cho vay tiêu dùng (hoạt động bán lẻ) thường cao hơn cho vay đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hay các tổ chức kinh tế khác. Điều này khiến SCB buộc phải chia nhỏ khách hàng thành từng nhóm nhỏ để dễ quản lý. Đây cũng là nguồn thu lớn của SCB chi nhánh Hà Nội.

2.2.2.5 Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng qua các chỉ tiêu

* Chỉ tiêu hệ số thu nợ

Dựa trên các báo cáo tài chính của SCB chi nhánh Hà Nội, doanh số thu nợ và doanh số cho vay được thể hiện như sau:

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 STĐ STĐ %tăng giảm STĐ %tăng giảm Doanh số cho vay 111,993.50 90,986.07 159.82% 70,482.34 199.15%

Doanh số thu nợ - 1,737.27 10,287.44 1691.62%

Tổng dư nợ 1,993.50 91,242.30 249.34% ,051,437.20 168.74%

Hệ số thu nợ 0% 4% 24%

Như vậy, hệ số nợ đã tăng lên đáng kể trong 3 năm 2005-2007. Tỷ lệ này năm 2006 là 4%, và năm 2007 là 24%. Nghĩa là: cứ 100 đồng vốn bỏ ra, thì SCB Hà Nội thu về được 4 đồng trong năm 2006, và trong năm 2007 là 24 đồng. Có thể thấy, SCB Hà Nội đã khuyến khích tăng trưởng tín dụng mạnh, bằng cách tăng lượng cho vay mới. Số lượng này tăng 160% trong năm 2006 so với năm 2005, và tăng 199% trong năm 2007 so với năm 2006. Như thế, dù việc mới đi vào hoạt động, nhưng SCB chi nhánh Hà Nội không ngừng tìm kiếm khách hàng và tìm phương hướng để tăng trưởng tín dụng. Doanh số thu nợ tăng nhiều, do một phần các khoản nợ đến thời hạn đáo hạn, khách hàng tốt, trả nợ đúng thời hạn, nhưng đồng thời, một phần lại là do đảo nợ. Việc các phòng tín dụng yêu cầu khách hàng trả nợ để cho vay mới đã góp phần làm doanh số thu nợ tăng như vậy. Có thể, doanh số thu nợ tăng, làm hệ số thu nợ cũng tăng cao và rủi ro tín dụng thấp. Tuy vậy, trên thực tế, do SCB chi nhánh Hà Nội mới đi vào hoạt động, phải không ngừng tăng trưởng tín dụng bằng cách cho vay mới, để duy trì quan hệ tín dụng với khách hàng nên sử dụng các biện pháp đảo nợ, giãn nợ. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến rủi ro của ngân hàng trong giai đoạn tới.

Hệ số nợ quá hạn trên tổng dư nợ:

Có thể nói rằng, trong hoạt động ngân hàng, rủi ro và đặc biệt là rủi ro tín dụng như một bạn đường, chỉ có thể hận chế chứ không thể tránh khỏi. Nhưng trong giai đoạn năm 2006-2007, hoạt động tín dụng tại SCB

Chi nhánh HN là có những dấu hiệu tốt. Được thể hiện trong bảng:

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu năm 2007 năm 2006

STĐ % STĐ %

Nợ đủ tiêu chuẩn 1,046,766 99.56 372,010 95.08

Nợ cần chú ý - 19,232 4.92

Nợ dưới tiêu chuẩn 2,833 0.269 -

Nợ nghi ngờ 1,838 0.175 -

Nợ có khả năng mất vốn - -

Tổng 1,051,437 100 391,242 100

Theo quy định phân loại nợ của Chính phủ, SCB đã phân loại thành các khoản nợ từ nhóm I đến nhóm V. Và theo tính toán, ta thấy nợ nhóm I, khoản nợ đủ tiêu chuẩn, tức là các khoản nợ trong hạn và có đầy đủ sự bảo đảm an toàn tín dụng chiếm tỷ lệ cao nhất trong doanh số cho vay của SCB chi nhánh HN và tỷ lệ này từ 65093% trong năm 2006 tăng lên là 99.56% trong năm 2007. Trong khi, không tồn tại nợ nhóm V (nợ có khả năng mất vốn), thì từ năm 2006 đến năm 2007, các khoản nợ nhóm II (nợ cần chú ý) đã chuyển nhóm sang nợ nhóm III (nợ dưới tiêu chuẩn) và nợ nhóm IV (nợ nghi ngờ), cho dù tỷ trọng các khoản nợ này còn thấp (nhỏ hơn 1%). Đồng thời, các khoản vay trong hạn, đủ tiêu chuẩn chiếm tỷ lệ cao (99,56%), nhưng đây chưa hẳn đã là dấu hiệu cho thấy chất lượng tín dụng của SCB hoàn toàn tốt. Đó là do SCB thực hiện phân loại nợ theo quy định mới của ngân hàng nhà nước, trong đó nợ quá hạn còn bao gồm cả những khoản nợ cơ cấu lại kỳ hạn và nợ tiềm ẩn rủi ro. Hơn nữa, do mới đi vào hoạt động trong thời gian ngắn (từ tháng 10/2005) nên các chỉ tiêu về nợ trên chưa đánh giá hết thực trạng rủi ro tín dụng đang tiềm ẩn trong hoạt động của chi nhánh.

Đơn vị: Triệu VNĐ

Chỉ tiêu dư nợ giá trị TSĐB Dự phòng rủi ro BĐS TS khác DP chung DP cụ thể Nợ nhóm 1 1,061,766.15 A. Dư nợ tín dụng 1,046,766.20 2,229,696.58 7,850.75 1. Nợ chung 907,051.14 (3,795.00) 6,802.88 2. Vay cầm cố chứng khoán 90,983.78 259,390.89 682.38 3. Vay CBCNV 707,359.00 5,305.19 4. Vay cầm cố STK 48,023.92 60,004.44 360.18 B. Cam kết ngoại bảng 14,999.95 112.50 Nợ nhóm 2 Nợ nhóm 3 2,833.33 3,795.00 21.25 Nợ nhóm 4 1,837.66 2,592.00 13.78 Tổng 1,066,437.14 498,741.55 2,549,091.91 8,145.81

Nhận thấy, giá trị tài sản đảm bảo luôn luôn lớn hơn rất nhiều so với giá trị tổng dư nợ, tại SCB Hà Nội tính đến thời điểm 31/12/2007 là 285%. Trong đó, giá trị bất động sản làm tài sản đảm bảo là 16.64%, còn lại là các tài sản khác. Ta dễ dàng thấy được, giá trị tài sản đảm bảo khác ngoài bất động sản ở đây là chứng khoán cầm cố và sổ tiết kiệm. Như vậy, SCB Hà Nội cho vay vẫn dựa chủ yếu vào tài sản đảm bảo, đặc biệt là để tránh rủi ro trong thu hồi tài sản đảm bảo thì việc nhận bất động sản làm đảm bảo tiền vay được ưu tiên hơn cả, giá trị đảm bảo tối đa là 70-80% giá trị bất động sản đem thế chấp. Trong khi đó, các tài sản khác như chứng khoán là do hoạt đông liên kết với công ty chứng khoán Tân Việt nên các chứng khoán được nhận cầm cố được thông qua công ty chứng khoán Tân Việt theo dõi và quản lý. Còn sổ tiết kiệm là một trong những tài sản đảm bảo an toàn nhất, được SCB chấp nhận chiết khấu hoặc cầm cố với giá trị tối đa là 90%. Như vậy, có thể thấy, SCB Hà Nội vẫn cho vay phụ thuộc rất nhiều vào giá trị và tính chất của TSĐB. TSĐB chỉ có thể được coi là một nguồn đảm bảo việc thu hồi nợ khi

khách hàng không còn khả năng trả nợ, nhưng hoạt động tín dụng phải dựa trên phương án kinh doanh hoặc kế hoạch trả nợ của khách hàng.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Chi nhánh Hà Nội (Trang 29 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w