Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nộ
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Thứ nhất, Cần đẩy mạnh hoạt động thông tin tín dụng nhằm nâng
cao chất lượng quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam.
Có thể nói, hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng NHVN đã góp một phần không nhỏ trong quá trình quản trị thông tin và quản trị rủi ro tín tại các tổ chức tín dụng. Tuy vậy, thời gian qua, trung tâm CIC đã thể hiện những yếu kém của mình trong khi hệ thống tổ chức tín dụng không ngừng phát triển: thông tin chậm trễ là một trong những mặt yếu kém nhất của CIC. Đó là do chất lượng thông tin còn thấp. Phần lớn
những thông tin về khách hàng mà cán bộ rủi ro tín dụng nhận được đều rất sơ sài, chỉ về quan hệ của khách hàng đó với ngân hàng khác, thông tin pháp lý, lịch sử tín dụng, môi trường cạnh tranh. Trong khi đó, những thông tin về năng lực tài chính, tình trạng kinh doanh của khách hàng, tài sản đảm bảo… thì thường không đầy đủ hoặc đã cũ nên không còn phù hợp. Do vậy, trong thời gian tới, Nhà nước cần có những biện pháp nhằm cải thiện là:
+ Cần trang bị cho trung tâm CIC những thiết bị mới, hiện đại đáp ứng được nhu cầu về công việc như: xử lý và phân tích thông tin một cách nhanh chóng, chính xác.
+ Cần phải đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên tại CIC không những về mặt nghiệp vụ mà còn phải chú trọng đào tạo về tin học và ngoại ngữ.
+ Cần tuyên truyền để các NHTM nhận thức đúng về vai trò to lớn của trung tâm CIC từ đó các NHTM có sự hợp tác với trung tâm để chia sẻ thông tin.
Thứ hai, ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản
luật, các quy định về hoạt động tín dụng tạo điều kiện cho các ngân hàng tăng trưởng tín dụng nhưng lại giảm thiểu được rủi ro
Thứ ba, ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với Chính phủ xây
dựng và hoàn thiện các chế định về hoạt động bảo hiểm tiền gửi và bảo hiểm tín dụng tại Việt Nam. Với việc bảo hiểm tín dụng, các ngân hàng thương mại sẽ bớt đi phần nào rủi ro mất vốn nhất là với các khoản vay lớn, bởi vốn chủ sở hữu chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số cho vay của ngân hàng. Ngoài ra, với việc tham gia bảo hiểm tín dụng, các ngân hàng sẽ phải tự nâng cao cũng như tăng cường quy trình giám sát rủi ro nhằm đạt tiêu chuẩn được tham gia bảo hiểm và trong trường hợp xảy ra rủi ro thì sẽ được bù đắp tổn thất. Trong khi đó, hoạt động bảo hiểm tiền
gửi lại là một thiết chế quan trọng được hình thành nhằm tham gia một cách có hiệu quả vào quá trình tăng cường bảo đảm tín dụng trên cơ sở chia sẻ thiệt hại khi xảy ra rủi ro tín dụng với phạm vi rộng lớn và dây chuyền. Tuy nhiên, ở Việt Nam các tổ chức này được thành lập chưa lâu và mô hình cũng chưa hoàn thiện.