LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ CHO VAY NGẮN HẠN CỦA NHTM (*************) ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH 3 1.1. Nghiệp vụ cho vay ngắn hạn của NHTM (*************) 3 1.1.1. Khỏi
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khoá luận tốt nghiệp với đề tài: “Giải pháp mở rộngcho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Ngân hàngthương mại cổ phần Sài Gòn – chi nhánh Hà Nội” là công trình nghiên cứucủa riêng tôi Các số liệu nêu trong khoá luận là trung thực, chính xác, xuấtphát từ thực tế tại Chi nhánh ngân hàng.
Tác giả khoá luận
Sinh viên: Phan Thị Thu Hiền
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ CHO VAY NGẮN HẠN CỦA NHTM ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH 3
1.1 Nghiệp vụ cho vay ngắn hạn của NHTM 3
1.1.1 Khái niệm nghiệp vụ cho vay ngắn hạn của NHTM 3
1.1.2 Đặc điểm cho vay ngắn hạn 4
1.1.2.1 Vốn cho vay gắn liền với quá trình luân chuyển vốn của khách hàng 4
1.1.2.2 Thời gian thu hồi vốn nhanh 4
1.1.2.3 Hình thức cho vay phong phú 5
1.1.2.4 Là nghiệp vụ cho vay chủ yếu của ngân hàng thương mại 5
1.1.3 Các hình thức cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp của các NHTM 5
1.1.3.1 Các hình thức cho vay ngắn hạn của các NHTM trên thế giới 5
1.1.3.2 Các hình thức cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp của các NHTM Việt Nam 10
1.2 Mở rộng cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 12
1.2.1 Sự cần thiết của việc mở rộng cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của các NHTM 12
1.2.2 Quan niệm về mở rộng cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp quốc doanh 14
1.2.2.1 Từ phía các Ngân hàng thương mại 14
1.2.2.2 Từ phía các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 14
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá việc mở rộng cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc của các NHTM 15
1.2.3.1 Doanh số cho vay ngắn hạn và dư nợ cho vay ngắn hạn đối vớicác doanh nghiệp ngoài quốc doanh 15
Trang 31.2.3.2 Số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay ngắn hạn 17
1.2.3.3 Đối tượng khách hàng vay ngắn hạn 18
1.2.3.4 Doanh thu từ lãi cho vay ngắn hạn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 18
1.2.3.5 Các phương thức cho vay ngắn hạn 19
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 19
1.3.1 Nhóm nhân tố khách quan 19
1.3.1.1 Môi trường kinh tế 20
1.3.1.2 Môi trường chính trị - pháp luật 20
1.3.1.3 Môi trường xã hội 21
1.3.1.4 Môi trường công nghệ 22
1.3.2 Nhóm nhân tố chủ quan 22
1.3.2.1 Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 22
1.3.2.2 Đối với các Ngân hàng thương mại 23
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH HÀ NỘI 28
2.1 Đặc điểm kinh tế xã hội thành phố Hà Nội 28
2.2 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của SCB – Chi nhánh Hà Nội 29
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của SCB – Chi nhánh Hà Nội 29
Trang 42.3.1 Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến cho vay ngắn hạn 37
2.3.2 Quy trình cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 38
2.3.3 Về doanh số cho vay ngắn hạn và dư nợ cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 40
2.3.4 Về số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay ngắn hạn tại ngân hàng 42
2.3.5 Về đối tượng khách hàng – doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay ngắn hạn tại ngân hàng 43
2.3.6 Doanh thu từ lãi cho vay ngắn hạn tại SCB Hà Nội 46
2.3.7 Về phương thức cho vay ngắn hạn 47
2.4 Đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn các doanh nghiệp ngoài quốcdoanh tại SCB – Chi nhánh Hà Nội 47
2.4.1 Những kết quả đã đạt được 47
2.4.2 Tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại 48
2.4.2.1 Tồn tại 48
2.4.2.2 Nguyên nhân của những tồn tại 49
CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANHTẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN – CHI NHÁNH HÀ NỘI 55
3.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánhHà Nội về việc mở rộng cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 55
3.1.1 Định hướng phát triển chung của Ngân hàng TMCP Sài Gòn –
Trang 53.2.1.1 Đa dạng hoá các hình thức cho vay ngắn hạn 57
3.2.1.2 Xây dựng cơ chế cho vay phù hợp 59
3.2.1.3 Đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ, năng nổ, nhiệt tình, trung thực 60
3.2.2 Nhóm giải pháp hỗ trợ 61
3.2.2.1 Đẩy mạnh công tác Marketing 61
3.2.2.2 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 64
3.2.2.3 Nâng cao chất lượng thu thập thông tin 64
3.2.2.4 Nâng cao chất lượng công tác xử lý thông tin 66
3.2.2.5 Ngân hàng cần đảm bảo công bằng thực sự giữa các khách hàng xin vay vốn 67
3.2.2.6 Quy trách nhiệm trong quan hệ cho vay 68
3.3 Một số kiến nghị đối với các cơ quan có thẩm quyền 68
3.3.1 Kiến nghị với NHNN 68
3.3.2 Kiến nghị với các bộ ngành liên quan 69
3.3.3 Về phía ngân hàng TMCP Sài Gòn 70
3.3.3.1 Ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa 70
3.3.3.2 Có chính sách tuyển chọn, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ vàcó chính sách khen thưởng rõ ràng 71
3.3.3.3 Đổi mới quản trị điều hành 71
3.3.4 Kiến nghị đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh 72
KẾT LUẬN 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
Trang 6BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Trang 7DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức 30
Bảng 1: Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng khách hàng, loại hình doanh nghiệp 34
Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng SCB – Chi nhánh Hà Nội năm 2005 – 2007 35
Bảng 7: Cơ cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế 45
Bảng 8: Tình hình thu lãi trong hoạt động cho vay tại SCB Hà Nội 46
Bảng 8: Một số chỉ tiêu cụ thể của SCB Hà Nội 55
Biểu 2.1: Biểu đồ về tình hình sử dụng vốn tại SCB – Chi nhánh Hà Nội năm 2005 – 2007 36
Biểu 2.2: Biểu đồ doanh số cho vay ngắn hạn các DNNQD /tổng doanh số cho vay năm 2005 - 2007 41
Biểu 2.3: Biểu đồ dư nợ cho vay ngắn hạn các DNNQD /tổng dư nợ cho vay 2005 – 2007 42
Biểu 2.4: Biểu đồ cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế 44
Trang 8LỜI NÓI ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài
Vốn là điều kiện tiên quyết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào trong việcđảm bảo tiến trình sản xuất kinh doanh được liên tục, hiệu quả Không chỉ cónhu cầu vốn trung và dài hạn để đổi mới công nghệ, nhà xưởng máy móc, cácdoanh nghiệp luôn có nhu cầu vay vốn ngắn hạn để bổ sung cho nhu cầu thiếuhụt vốn tạm thời khi gặp khó khăn trong việc thanh toán với khách hàng, trảlương cho công nhân, mở rộng sản xuất trong mùa vụ… Đặc biệt trong điềukiện nền kinh tế nước ta chưa phát triển, các doanh nghiệp ngoài quốc doanhchủ yếu có quy mô vừa và nhỏ dễ gặp phải khó khăn về vốn trong quá trìnhhoạt động – do đó nhu cầu vay vốn ngắn hạn, đặc biệt là nguồn vốn vay từngân hàng là sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình phát triển của loại hìnhTCKT này.
Chính vì sự quan trọng của cho vay ngắn hạn đối với hoạt động sảnxuất kinh doanh của các doanh nghiệp như vậy, đồng thời với chủ trương củaĐảng và Nhà nước ta hiện nay, nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp ngoài quốcdoanh có quy mô nhỏ mở rộng sản xuất, kích thích tính năng động sáng tạocủa chúng, các NHTM đặc biệt là các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội đã cónhững biện pháp mở rộng cho vay ngắn hạn nhằm giúp các doanh nghiệp này.Là một chi nhánh còn khá còn trẻ nhưng SCB – Chi nhánh Hà Nội đãđạt được khá nhiều thành tích đáng ghi nhận Tuy nhiên vấn đề đặt ra là tỷ lệcho vay ngắn hạn tại Chi nhánh còn thấp chưa tương xứng với quy mô củangân hàng Trong khi đó, địa bàn Hà Nội là nơi đông dân cư và tập trungnhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh quy mô nhỏ với nhu cầu vốn ngắn hạncao Do đó, vấn đề đặt ra với Chi nhánh hiện nay là làm thế nào để mở rộngcho vay ngắn hạn, từng bước giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất, từ đó gópphần phát triển kinh tế, xã hội.
Trang 9Nắm bắt được yêu cầu cấp thiết trên, sau thời gian thực tập tại phòng
Tín dụng SCB – Chi nhánh Hà Nội, em mạnh dạn chọn đề tài: “Giải phápmở rộng cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanhtại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nội”.
2 Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận sử dụng tổng hợp các phương pháp như: phương pháp duyvật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp tổng hợp, phương pháp thốngkê kế toán, phương pháp so sánh, đối chiếu với thực tiễn, qua đó hệ thống hoáđược những vấn đề mang tính lý luận thực trạng cho vay ngắn hạn các doanhnghiệp ngoài quốc doanh từ đó chỉ ra mặt tồn tại và đưa ra hệ thống các giảipháp mở rộng cho vay ngắn hạn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Ngânhàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nội.
3 Kết cấu khoá luận
Khoá luận được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nghiệp vụ cho vay ngắn hạn của NHTM đốivới các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Chương 2: Thực trạng cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp ngoàiquốc doanh tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng cho vay ngắn hạn đốivới doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nội.
Ngoài nỗ lực không ngừng của bản thân em xin gửi lời cảm ơn chânthành đến các anh chị cán bộ của Phòng giao dịch Thanh Xuân đã tận tìnhhướng dẫn, chỉ bảo và thạc sĩ Nguyễn Thị Hoài Thu - người đã giúp đỡ em rấtnhiều trong việc hoàn thành khoá luận này.
Trang 10CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ CHO VAY NGẮN HẠN CỦANHTM ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH
1.1 Nghiệp vụ cho vay ngắn hạn của NHTM
1.1.1 Khái niệm nghiệp vụ cho vay ngắn hạn của NHTM
Tín dụng (credit) xuất phát từ chữ la tinh là credo (tin tưởng, tínnhiệm) Trong thực tế cuộc sống có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữtín dụng, ngay cả trong quan hệ tài chính, tuỳ theo từng bối cảnh cụ thể màthuật ngữ tín dụng có nội dung riêng Trong quan hệ tài chính, tín dụng có thểhiểu theo các nghĩa sau:
Xét trên góc độ chuyển dịch quỹ cho vay từ chủ thể thặng dư tiết kiệmsang chủ thể thiếu hụt thì tín dụng được coi là phương pháp chuyển dịch quỹtừ cho vay sang người đi vay.
Trong quan hệ tài chính cụ thể, tín dụng là một giao dịch về tài sản trêncơ sở có hoàn trả giữa hai chủ thể Như vậy một công ty công nghiệp haythương mại bán hàng trả chậm cho một công ty khác, trong trường hợp nàyngười bán chuyển giao hàng hoá cho bên mua và sau một thời gian nhất địnhtheo thoả thuận bên mua phải trả tiền cho bên bán Phổ biến hơn cả là giaodịch giữa ngân hàng và các định chế tài chính khác với doanh nghiệp và cánhân thể hiện dưới hình thức cho vay, tức là ngân hàng cấp tiền vay cho bênđi vay sau một thời gian nhất định người đi vay phải thanh toán toàn bộ gốcvà lãi.
Có nhiều cách phân loại tín dụng khác nhau, nếu phân loại dựa theothời gian tín dụng được chia làm ba loại: cho vay ngắn hạn, cho vay trunghạn, cho vay dài hạn Cho vay ngắn hạn là loại cho vay có thời hạn dưới mộtnăm, thường được dùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động
Trang 11của doanh nghiệp và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân Đối với cácngân hàng thương cho vay ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao nhất.
1.1.2 Đặc điểm cho vay ngắn hạn
1.1.2.1 Vốn cho vay gắn liền với quá trình luân chuyển vốn của khách hàng
Xét về bản chất, cho vay chính là quá trình chuyển dịch vốn dưới hìnhthức tiền tệ hay hiện vật của một tổ chức hay cá nhân này cho một tổ chứchay cá nhân khác sử dụng trong một thời gian nhất định trên nguyên tắc hoàntrả Do vậy, quá trình vận động của vốn thường được biểu diễn theo công thứcT – T’.
Nhìn vào công thức trên dường như thấy sự vận động của vốn cho vayđộc lập với sự chu chuyển vốn của các doanh nghiệp Nhưng trên thực tếkhông phải như vậy mà vốn cho vay luôn gắn liền với quá trình luân chuyểnvốn của khách hàng Trong cho vay ngắn hạn, các ngân hàng thương mạithường cho vay khi khách hàng phát sinh nhu cầu vốn để mua vật tư, nguyênliệu, hoặc trang trải các chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm tạora sản phẩm hàng hoá, đồng thời khi hàng hoá được tiêu thụ, khách hàng cóthu nhập, ngân hàng sẽ tiến hành thu hồi nợ Xuất phát từ đặc điểm này màcác ngân hàng thường quy định cơ sở để xác định thời hạn cho vay, đó là phảicăn cứ vào chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng cho vay.
1.1.2.2 Thời gian thu hồi vốn nhanh
Cho vay ngắn hạn của các ngân hàng thương mại chủ yếu để đáp ứngnhững nhu cầu vốn lưu động tạm thời thiếu hụt trong quá trình sản xuất kinhdoanh của khách hàng Khi kết thúc chu kỳ sản xuất kinh doanh, vốn đượcgiải phóng ra dưới hình thái tiền tệ thì khách hàng phải hoàn trả vốn vay chongân hàng Trên thực tế, thời gian một vòng luân chuyển vốn lưu độngthường rất nhanh dưới 12 tháng Khi doanh nghiệp thu hồi được vốn thìkhoản vốn sẽ được dùng để trả nợ cho ngân hàng Do vậy dẫn đến thời hạncho vay vốn ngắn hạn của các ngân hàng thương mại cũng ngắn tương ứng.
Trang 121.1.2.3 Hình thức cho vay phong phú
Do việc thiếu vốn lưu động tại các doanh nghiệp trong chu kỳ sản xuấtkinh doanh chỉ mang tính chất tạm thời và đôi khi các doanh nghiệp không dựbáo trước được Nên để đáp ứng được nhu cầu hết sức đa dạng của kháchhàng, để góp phần phân tán rủi ro, đồng thời để tăng cường sức cạnh tranhtrên thị trường tín dụng, các ngân hàng thương mại không ngừng phát triểncác hình thức cho vay trong nghiệp vụ cho vay ngắn hạn của mình Điều đóđã làm cho các hình thức cho vay ngắn hạn đa dạng như: nghiệp vụ ứngtrước, nghiệp vụ thấu chi, nghiệp vụ chiết khấu, nghiệp vụ factoring, nghiệpvụ thẻ tín dụng…
1.1.2.4 Là nghiệp vụ cho vay chủ yếu của ngân hàng thương mại
Xuất phát từ chức năng của các ngân hàng thương mại là đi vay để chovay Trong đó nguồn vốn vay đem lai hiệu quả cao và chi phí thấp là nguồnvốn huy động tiết kiệm Nhưng phần lớn là nguồn vốn tiền gửi ngắn hạn, nênđể đảm bảo khả năng thanh toán của mình các ngân hàng thương mại đã chovay chủ yếu là ngắn hạn Với việc cho vay ngắn hạn, thời gian thu hồi nợ củacác ngân hàng thương mại nhanh hơn so với trung và dài hạn bảo đảm đượctính thanh khoản Do vậy trong cơ cấu cho vay của các ngân hàng thươngmại, tỷ trọng cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao từ 60% - 80% tổng dưnợ.
1.1.3 Các hình thức cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp của cácNHTM
1.1.3.1 Các hình thức cho vay ngắn hạn của các NHTM trên thế giới
* Chiết khấu
Hối phiếu là công cụ của tín dụng thương mại, là một giấy nợ phát sinhtrong quan hệ thương mại, dùng để xác định người cầm nó (người thụ hưởng)một trái quyền ngắn hạn về tiền đối với người thụ hưởng lệnh khi giấy nợ đếnhạn Khi đến hạn, người thụ hưởng có thể cầm tờ hối phiếu đến đòi tiền người
Trang 13mua hoặc mang đến ngđn hăng để xin chiết khấu khi cần tiền mă hối phiếuchưa đến hạn.
Chiết khấu hối phiếu lă một nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn của câc ngđnhăng thương mại, trong đó khâch hăng chuyển nhượng quyền sở hữu nhữnghối phiếu chưa đến hạn thanh toân cho ngđn hăng thương mại để nhận lấy mộtkhoản tiền bằng mệnh giâ trừ đi lợi tức vă hoa hồng phí.
Chiết khấu lă một hình thức tín dụng khâ đơn giản dựa trín sự tínnhiệm giữa ngđn hăng vă những người kí tín trín hối phiếu Mặt khâc, chiếtkhấu không lăm “đóng băng vốn” của ngđn hăng vì thời gian chiết khấu ngắn(dưới 90 ngăy) vă ngđn hăng thương mại có thể tâi chiết khấu những hốiphiếu đó ở ngđn hăng trung ương Hơn nữa, đđy còn lă nghiệp vụ tín dụng ítrủi ro, khả năng thu hồi nợ lă chắc chắn vì hối phiếu được lập trín cơ sở hănghoâ đê được chuyển giao cho người mua vă chiết khấu Do vậy đđy lă mộthình thức tín dụng ngắn hạn phổ biến trín thế giới, được câc NHTM thế giớiưa thích sử dụng.
* Tín dụng ứng trước
Tín dụng ứng trước lă một hình thức cho vay mă ngđn hăng cho khâchhăng vay tiền bằng câch mở vă ứng cho họ một số tiền trín tăi khoản của họtại ngđn hăng.
Khoản tiền vay được thực hiện bằng câch ghi có toăn bộ hay nhiều lầnsố tiền của một khoản ứng trước đê được thoả thuận văo tăi khoản tiền gửi(hoặc tăi khoản vêng lai) của khâch hăng vă ghi nợ số tiền đó vẵ một tăikhoản vay (tăi khoản ứng trước) đê được hình thănh hoặc sử dụng trực tiếpbằng câch phât hănh sĩc để chi trả mang số hiệu tăi khoản ứng trước.
Khi thực hiện một khoản ứng trước, tuỳ văo sự nhìn nhận của ngđnhăng với khâch hăng mă ngđn hăng có thể đưa ra một trong hai hình thức :
- Ứng trước có đảm bảo.- Ứng trước không đảm bảo.
Trang 14* Thấu chi
Thấu chi là loại tín dụng mà qua đó ngân hàng cho phép khách hàngđược sử dụng vượt quá số tiền mà họ đã ký thác ở ngân hàng trên tài khoảnvãng lai.
Để được phép thấu chi trên tài khoản vãng lai thì khách hàng cần làmđơn xin vay dưới hình thức vượt chi trên tài khoản vãng lai, đồng thời nộpkèm các hồ sơ khác theo yêu cầu của ngân hàng Sau khi xem xét, thẩm địnhhồ sơ vay vốn, ngân hàng và khách hàng tính toán thoả thuận hạn mức tíndụng mà ngân hàng cấp cho khách hàng trong thời gian thực hiện kế hoạch.
* Bao thanh toán
Theo công ước quốc tế về bao thanh toán quốc tế của UNIDROIT1988, nghiệp vụ bao thanh toán là một dạng tài trợ bằng việc mua bán cáckhoản nợ ngắn hạn trong giao dịch thương mại giữa các tổ chức tài trợ và bêncung ứng.
Ngoài ra, đối với một số tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán khác thìnghiệp vụ bao thanh toán là việc mua lại các khoản phải thu, hay việc cungcấp tài trợ tài chính ngắn hạn thông qua việc trả các khoản phải thu ngay lậptức bằng tiền mặt để cải thiện dòng ngân lưu của khách hàng đồng thời nhậnlấy rủi ro tín dụng Các dịch vụ đi kèm gồm quản lý nợ, quản lý sổ cái bánhàng, xếp hạng hạn mức tín dụng và thu hộ.
Trong một nghiệp vụ bao thanh toán thông thường sẽ có sự xuất hiệncủa ít nhất ba bên: tổ chức bao thanh toán (factor), khách hàng của tổ chứcbao thanh toán (client hay seller) và con nợ của tổ chức bao thanh toán(debtors hay buyers) Ngoài ra, khi một khách hàng kí kết hợp đồng thực hiệnnghiệp vụ bao thanh toán đối với các factor, họ sẽ bán không phải là một màmột số các khoản phải thu từ nhiều khách hàng khác nhau, cho nên trongnghiệp vụ bao thanh toán có thể có rất nhiều con nợ của factor.
Trang 15* Cho vay mua hàng dự trữ
Thuật ngữ cho vay mua hàng dự trữ xuất phát từ tiếng Anh là Self –liquidating inventory loans, thực chất là việc các ngân hàng cấp tín dụng chocác doanh nghiệp dưới hình thức các khoản cho vay mang tính tự thanhkhoản Các khoản cho vay này chủ yếu được sử dụng để tài trợ cho việc muahàng dự trữ như nguyên liệu thô hoặc hàng hoá, thành phẩm và sẽ thu nợ khihàng tồn kho được tiêu thụ và bên mua thanh toán tiền Thông thường loạicho vay này không có tài sản thế chấp hoặc cầm cố.
Kì hạn của khoản vay bắt đầu được tính từ khi hãng cần vốn để đáp ứngyêu cầu mua hàng, kết thúc (có thể trong vòng từ 60 ngày cho đến 90 ngày) khihãng thu được tiền bán hàng và nhập vào tài khoản để trả các nợ cho ngân hàng.
* Cho vay vốn lưu động (Working capital loans)
Cho vay vốn lưu động là loại cho vay để đáp ứng toàn bộ nhu cầu vốnlưu động thiếu hụt của doanh nghiệp Đây là loại cho vay tổng hợp đáp ứngtoàn bộ nhu cầu dự trữ tồn kho về nguyên liệu, hàng hóa và thu nợ khi ngânquỹ nhận được từ tiêu thụ hàng hoá.
Với tính chất như vậy nên loại cho vay này có các đặc điểm cơ bản là:- Đối tượng cho vay là toàn bộ nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt, vì vậyphải xác định hạn mức tín dụng để làm cơ sở cho việc giải ngân.
- Không có kỳ hạn nợ cụ thể gắn với từng lần giải ngân mà chỉ có thờihạn cho vay cuối cùng và các điều kiện sử dụng vốn vay, trừ một số trườnghợp đặc biệt.
- Chi phí mà người đi vay phải trả bao gồm chi phí lãi và chi phí philãi Thông thường chi phí phi lãi bao gồm có chi phí cam kết và số dư tiềngửi bù trừ.
* Cho vay kinh doanh bán lẻ (Retailes financing)
Cho vay kinh doanh bán lẻ là một hình thức cho vay gián tiếp ngườitiêu dùng Các ngân hàng sẽ hỗ trợ cho người tiêu dùng trong việc mua trả
Trang 16góp xe máy, đồ dùng gia đình, nội thất và các hàng hoá lâu bền khác bằngcách tài trợ cho các khoản phải thu mà người bán những hàng hoá này sẽ nhậnđược sau khi họ ký hợp đồng bán hàng trả góp Hợp đồng trả góp sẽ đượcngân hàng của người bán lẻ xem xét Nếu đáp ứng các yêu cầu tín dụng, ngânhàng sẽ mua những hợp đồng này với một mức lãi suất thay đổi tuỳ theo chấtlượng tín dụng người vay vốn, chất lượng của vật thế chấp và thời hạn củamỗi khoản vay.
Qui trình cho vay được thực hiện như sau: Sau khi đã thoả thuận giữacác bên về phương thức tài trợ này, nhà sản xuất sẽ giao hàng cho công ty bánlẻ, ngân hàng cấp tín dụng cho công ty bán lẻ để trả cho nhà sản xuất Khicông ty bán lẻ tiêu thụ được hàng hoá sẽ thanh toán nợ cho ngân hàng Theođịnh kỳ ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra tồn kho để xác định số lượng hànghóa đã bán, nếu phát hiện hàng hoá đã bán nhưng không thanh toán cho ngânhàng thì yêu cầu công ty bán lẻ thanh toán ngay, nếu công ty không có khảnăng trả nợ ngân hàng sẽ thu hồi một phần hoặc toàn bộ hàng hoá tồn kho đểchuyển trả nhà sản xuất.
* Cho vay dựa trên tài sản (Asset-based financing)
Tài trợ dựa trên tài sản có là khoản tín dụng được đảm bảo bằng các tàisản ngắn hạn của hãng, được dự tính sẽ chuyển thành tiền mặt trong tương lai– ngày càng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng cho vay ngắn hạn Tài sản chủyếu được dùng để đảm bảo các khoản vay bao gồm các khoản phải thu,nguyên vật liệu hoặc thành phẩm tồn kho Ngân hàng cho vay theo một tỉ lệnhất định trên giá trị ghi sổ của tài khoản tiền có thể bằng 70% khoản phải thutrên tài khoản thanh toán vãng lai của khách hàng doanh nghiệp (tức là tất cảcác khoản tín dụng thương mại chưa đến hạn thanh toán) Ngoài ra, ngânhàng có thể cho vay tới 40% giá trị hàng hoá tồn kho hiện tại của doanhnghiệp gồm hàng hoá đang bày bán hoặc hàng hóa trong kho Khi thu hồi
Trang 17được các khoản phải thu hoặc bán được hàng doanh nghiệp sẽ chuyển mộtphần tiền mặt thu về tới ngân hàng để trả nợ tiền vay.
* Cho vay ngắn hạn các công trình xây dựng
Tài trợ xây dựng tạm thời là loại cho vay ngắn hạn của các ngân hàngthương mại đối với các công ty xây dựng để thi công các công trình xây dựng.Loại cho vay này có các đặc điểm sau:
- Việc xét duyệt cho vay chủ yếu dựa trên cơ sở từng hợp đồng nhậnthầu và tiền vay được cung ứng để thuê nhân công, thiết bị và mua vật tư,nguyên liệu dùng để thi công công trình theo hợp đồng nhận thầu cho vay.
- Loại cho vay này được đảm bảo bằng các khoản phải thu từ bên chủđầu tư theo hợp đồng nhận thầu.
- Kỳ hạn nợ được xác định trên cơ sở kế hoạch thi công theo hợp đồngnhận thầu Nguồn thu nợ là tiền thanh toán của chủ đầu tư, có thể là vốn chủsở hữu, hoặc nguồn vốn tài trợ dài hạn của các định chế tài chính.
1.1.3.2 Các hình thức cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp của cácNHTM Việt Nam
* Chiết khấu các giấy tờ có giá
Cho vay chiết khấu là nghiệp vụ cấp tín dụng trong đó, NHTM mua lạicác giấy tờ có giá theo giá trị hiện tại tại thời điểm mua lại và có quyền đòi nợđối với người phát hành giấy tờ có giá khi đến hạn.
Theo luật các công cụ chuyển nhượng, các loại công cụ chuyển nhượngđược các tổ chức tín dụng xem xét nhận chiết khấu, tái chiết khấu là các côngcụ chuyển nhượng được phát hành tại Việt Nam và các nước khác đượcchuyển nhượng ở Việt Nam, bao gồm hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ,séc Tuy nhiên, thị trường Việt Nam mới có séc, hối phiếu phát hành trên cơsở các giao dịch xuất - nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam vớidoanh nghiệp nước ngoài, chưa có hối phiếu phát hành trên cơ sở các giao
Trang 18dịch trong nước Do vậy, hiện nay ở Việt Nam nghiệp vụ chiết khấu các giấytờ có giá vẫn chưa phát triển so với nhiều nước trên thế giới.
* Cho vay từng lần
Cho vay từng lần là hình thức cho vay gắn với từng mục đích vay cụthể, từng phương án kinh doanh cụ thể Hình thức cho vay này áp dụng đốivới các khách hàng không đủ điều kiện vay theo hạn mức tín dụng, không cónhu cầu vay vốn thường xuyên Do vậy, mỗi lần có nhu cầu vay vốn kháchhàng phải lập hồ sơ vay vốn gửi tới ngân hàng Trên cơ sở đó ngân hàng sẽxem xét để đưa ra quyết định có cho vay hay không.
* Cho vay theo hạn mức tín dụng
Cho vay theo hạn mức tín dụng là hình thức cho vay trong đó ngânhàng và khách hàng cùng thoả thuận kí một hợp đồng hạn mức tín dụng duytrì trong một thời gian nhất định hay theo chu kỳ sản xuất kinh doanh, ngânhàng cho vay dựa trên cơ sở đối tượng vay tổng hợp
Về bản chất, cho vay thấu chi và cho vay theo hạn mức tín dụng đều làviệc các ngân hàng thương mại cấp cho khách hàng của mình một hạn mứctín dụng trong một thời hạn nhất định Tuy nhiên ở Việt Nam, trong mỗi lầngiải ngân của hình thức cho vay theo hạn mức tín dụng đều có sự giám sátchặt chẽ của ngân hàng thương mại.
Hình thức cho vay này áp dụng với những đối tượng khách hàng hoạtđộng kinh doanh tương đối ổn định, có nhu cầu vay vốn thường xuyên, có tínnhiệm với ngân hàng trong quan hệ tín dụng, đồng thời khách hàng xác địnhđược kế hoạch kinh doanh trong từng thời kỳ.
* Bao thanh toán
Nghiệp vụ bao thanh toán ở Việt Nam theo quyết định 1096/2004/QĐ –NHNN được định nghĩa là “một hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụngcho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc
Trang 19mua, bán hàng hóa đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận tronghợp đồng mua bán hàng hoá”.
Hiện nay, phần lớn các ngân hàng trong nước mới chỉ thực hiện dịch vụbao thanh toán trong nước, trong khi thương mại quốc tế tiềm ẩn nhiều rủi robởi nhiều nhà nhập khẩu muốn thanh toán bằng hình thức ghi sổ (trả sau) Sốlượng các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán còn quá nhỏ so vớimột nước đang phát triển và đang trong quá trình hội nhập như nước ta.
1.2 Mở rộng cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
1.2.1 Sự cần thiết của việc mở rộng cho vay ngắn hạn đối với các doanhnghiệp ngoài quốc doanh của các NHTM
Trong bối cảnh nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập với kinh tếtoàn cầu thì việc nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam,đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là vô cùng quan trọng Khi đócó thể thấy vốn có tầm quan trọng vô cùng lớn và do vậy không thể thiếu sựhỗ trợ của các ngân hàng thương mại.
Mở rộng cho vay ngắn hạn khi đó không chỉ có ý nghĩa riêng đối vớicác doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà còn tác động mạnh mẽ tới hoạt độngkinh doanh của các ngân hàng thương mại và sự phát triển của nền kinh tế.
Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nguồn vốn ngắn hạn giúpcho họ có thể tăng khả năng cạnh tranh bằng cách đầu tư vốn đổi mới côngnghệ, trang thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm, hợp lý giá thành sảnphẩm Bên cạnh đó, vốn ngân hàng còn thúc đẩy các doanh nghiệp ngoàiquốc doanh hoạt động kinh doanh đầu tư có hiệu quả Vì vốn ngân hàngkhông phải rải đều cho bất kỳ khách hàng nào có nhu cầu mà chọn lọc nhữngkhách hàng làm ăn có hiệu quả Do đó, để tiếp cận được với nguồn vốn củangân hàng một cách dễ dàng thì các doanh nghiệp phải nỗ lực kinh doanh cóhiệu quả Thêm vào đó tín dụng ngân hàng còn là cầu nối cho các thành phần
Trang 20kinh tế ngoài quốc doanh thiết lập quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế Do vốn lànhân tố quyết định cho việc thực hiện đầu tư ra nước ngoài và kinh doanhxuất nhập khẩu trong hợp tác quốc tế Nhưng thực tế hầu hết các chủ thể củakhu vực kinh tế ngoài quốc doanh không đủ vốn để hoạt động Ngân hàngthông qua hoạt động cho vay sẽ là trợ thủ đắc lực cho các doanh nghiệp ngoàiquốc doanh đầu tư và kinh doanh xuất nhập khẩu.
Dễ dàng nhận thấy hiện nay ở nước ta, phần lớn các NHTM nhà nướcmới chỉ chủ yếu cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước, doanh số chovay ngoài quốc doanh còn khá hạn chế Trong khi đó, thành phần kinh tếngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế Từ đó có thể thấy mởrộng cho vay ngắn hạn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ảnh hưởng lớnđến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Nó góp phần tạo rasự năng động và tích cực phấn đấu trong việc mở rộng thị phần cho vay ngắnhạn đối với nhóm đối tượng này Ngoài ra các ngân hàng phải đa dạng hoácác hình thức cho vay ngắn hạn để đáp ứng tối đa nhu cầu vay của ngân hàngvà thu hút thêm khách hàng mới Và hơn nữa, mở rộng cho vay ngắn hạn gópphần đáng kể vào việc gia tăng lợi nhuận cho các ngân hàng thương mại Mởrộng cho vay ngắn hạn giúp các ngân hàng thương mại phân tán rủi ro trên cơsở làm phong phú thêm đối tượng khách hàng và số lượng khách hàng.
Trên cơ sở thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp ngoài quốcdoanh và các ngân hàng thương mại, mở rộng cho vay ngắn hạn góp phầnphát triển kinh tế xã hội Sự phát triển của các doanh nghiệp ngoài quốcdoanh và các NHTM góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, gópphần giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội, đóng góp vào sự tăng trưởng của nềnkinh tế thông qua việc tăng giá trị GDP Mở rộng cho vay ngắn hạn các doanhnghiệp ngoài quốc doanh thúc đẩy nền kinh tế phát triển đồng đều không chỉtập trung phát triển khu vực kinh tế nhà nước.
Trang 211.2.2 Quan niệm về mở rộng cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệpquốc doanh
Cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đượchiểu là quá trình các ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng – cácdoanh nghiệp ngoài quốc doanh một khoản tiền để sử dụng vào mục đích vàthời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.Trong nền kinh tế thị trường sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt.Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp phải mở rộng vàcải thiện chất lượng sản phẩm để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thịtrường Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp nên các ngân hàng cũng cần mởrộng hoạt động của mình.
Theo từ điển Tiếng Việt giải thích: “Mở rộng làm cho quy mô, phạm vilớn hơn trước”
1.2.2.1 Từ phía các Ngân hàng thương mại
Theo quan điểm của các ngân hàng, mở rộng cho vay ngắn hạn đối vớicác doanh nghiệp ngoài quốc doanh là quá trình các ngân hàng thương mạitìm kiếm các cơ hội và các nguồn lực trong nền kinh tế để tiến hành cho vayđối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng nhiều với quy mô ngàycàng gia tăng, đối tượng khách hàng ngày càng phong phú….
1.2.2.2 Từ phía các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, mở rộng cho vay ngắnhạn là khả năng tiếp cận với nguồn vốn ngắn hạn ngân hàng dễ dàng hơn, cáchình thức vay vốn đa dạng hơn, điều kiện vay vốn được nới lỏng hơn, thủ tụcvay vốn đơn giản, thuận tiện hơn trước, giới hạn cho vay đối với khách hàngcũng mở rộng hơn so với trước.
Trang 221.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá việc mở rộng cho vay ngắn hạn đối với cácdoanh nghiệp ngoài quốc của các NHTM
1.2.3.1 Doanh số cho vay ngắn hạn và dư nợ cho vay ngắn hạn đối với cácdoanh nghiệp ngoài quốc doanh
* Doanh số cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốcdoanh
Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh qui mô cấp tín dụng ngắn hạncủa ngân hàng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong một thờigian nhất định.
Khả năng mở rộng doanh số cho vay ngắn hạn đối với các doanhnghiệp ngoài quốc doanh của các NHTM có thể được đánh giá dựa trên cácchỉ tiêu:
+ Tỷ lệ tăng doanh số cho vay ngắn hạn đối với các DNNQD.
+ Tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn đối với DNNQD.
Bằng cách sử dụng công thức tính toán trên ta sẽ biết được doanh sốcho vay ngắn hạn của đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm baonhiêu % trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng.
Tỷ lệ tăng doanh số cho vay DSt - DS t-1 =
Trang 23* Dư nợ cho vay ngắn hạn đối với các DNNQD
Dư nợ cho vay ngắn hạn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là chỉ tiêuphản ánh khối lượng vốn ngắn hạn mà ngân hàng cấp cho các doanh nghiệpngoài quốc doanh tại một thời điểm Khả năng mở rộng dư nợ cho vay ngắnhạn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của các NHTM có thể được đánh giádựa trên các chỉ tiêu:
+ Tỷ trọng cho vay ngắn hạn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh:
Chỉ tiêu này giúp ngân hàng xác định được tỷ lệ cho vay ngắn hạn cácdoanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm bao nhiêu % trong tổng dư nợ.
+ Chỉ tiêu tuyệt đối:
∆DN = DNt – DNt-1 Trong đó:
DNt: Dư nợ cho vay ngắn hạn các DNNQD năm thứ t.DNt-1: Dư nợ cho vay ngắn hạn các DNNQD năm thứ t-1.
∆DN: Chênh lệch dư nợ cho vay ngắn hạn các DNNQD giữa năm t vànăm t-1.
Tính toán chỉ tiêu này cho biết dư nợ cho vay ngắn hạn năm nay tănghay giảm so với năm trước Từ đó phản ánh khả năng mở rộng cho vay ngắnhạn của NHTM qua các năm.
+ Chỉ tiêu tương đối:
∆DN% (tăng, giảm) =
DNt-1
Tỷ trọng cho vay Dư nợ cho vay ngắn hạn các DNNQD =
ngắn hạn các DNNQD Tổng dư nợ
Trang 24Chỉ tiêu này cho thấy tốc độ tăng giảm của dư nợ cho vay ngắn hạn cácdoanh nghiệp ngoài quốc doanh của các NHTM năm nay so với năm trước làbao nhiêu %.
1.2.3.2 Số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay ngắn hạn.
Quy mô khách hàng đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngânhàng, chính sách chủ trương và các điều kiện để thu hút khách hàng của ngânhàng có hiệu quả hay không Số lượng khách hàng là doanh nghiệp ngoàiquốc doanh vay ngắn hạn càng nhiều chứng tỏ ngân hàng có thị phần cho vayngắn hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là lớn trong hệ thốngcác ngân hàng Điều này cho thấy tiềm năng phát triển của ngân hàng trongcho vay ngắn hạn đối với loại hình doanh nghiệp này là lớn
Có thể đánh giá việc mở rộng số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanhqua các chỉ tiêu:
+ Chỉ tiêu tuyệt đối:
∆S = St - St – 1Trong đó:
St: Số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay ngắn hạn tại ngânhàng năm thứ t.
St – 1: Số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay ngắn hạn tại ngânhàng năm thứ t-1.
∆S: Chênh lệch số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh vay ngắnhạn tại ngân hàng giữa năm thứ t và t-1.
Chỉ tiêu này phản ánh số lượng doanh nghiệp năm nay của ngân hàngtăng bao nhiêu so với năm trước, từ đó cho thấy quy mô khách hàng doanhnghiệp của năm nay có tăng so với năm trước hay không.
+ Chỉ tiêu tương đối:
∆S%(tăng, giảm) = St-1
Trang 25Chỉ tiêu này cho phép đánh giá tốc độ tăng giảm quy mô mở rộng thịphần cho vay ngắn hạn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh về mặt tương đối.Từ đây ta có thể biết so với năm trước thì số lượng các doanh nghiệp ngoàiquốc doanh vay ngắn hạn tại ngân hàng tăng hay giảm bao nhiêu %.
1.2.3.3 Đối tượng khách hàng vay ngắn hạn
Theo các tiêu thức phân loại khác nhau, hiện nay có rất nhiều loại hìnhkinh tế ngoài quốc doanh Mở rộng đối tượng khách hàng vay ngắn hạn cácdoanh nghiệp ngoài quốc doanh là đa dạng hoá các loại hình kinh tế ngoàiquốc doanh trong danh mục cho vay của các ngân hàng thương mại Việc làmnày sẽ làm cho đối tượng khách hàng vay vốn của ngân hàng trở nên phongphú, nguồn vốn vay không tập trung chủ yếu vào một loại đối tượng kháchhàng giúp ngân hàng có thể phân tán rủi ro, đa dạng hóa danh mục cho vay.
1.2.3.4 Doanh thu từ lãi cho vay ngắn hạn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Doanh thu từ hoạt động cho vay ngắn hạn là toàn bộ số tiền lãi mà ngânhàng thu được từ các khoản cho vay ngắn hạn Để đánh giá mức độ đóng gópcủa hoạt động cho vay ngắn hạn vào tổng lãi từ hoạt động cho vay phải dựatrên chỉ tiêu:
Tỷ trọng này càng cao cho thấy khả năng đóng góp của hoạt động chovay ngắn hạn vào tổng lãi từ hoạt động cho vay càng lớn Ngoài ra cũng cóthể dùng các chỉ tiêu:
+ Chỉ tiêu tuyệt đối:
∆L = Lt – Lt - 1Trong đó:
Lt: Lãi từ hoạt động cho vay ngắn hạn các DNNQD năm thứ t.Lt – 1: Lãi từ hoạt động cho vay ngắn hạn các DNNQD năm thứ t-1.
Tỷ trọng thu lãi từ Thu lãi từ hoạt động cho vay ngắn hạn =
hoạt động cho vay ngắn hạn Tổng lãi từ hoạt động cho vay
Trang 26∆L: Chênh lệch lãi từ hoạt động cho vay ngắn hạn các DNNQD giữanăm thứ t và t-1.
Bằng cách tính toán chỉ tiêu này sẽ biết được doanh thu từ hoạt độngcho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là tăng haygiảm giữa các năm Nhưng chỉ tiêu này không phản ánh được tốc độ tăng haygiảm của doanh thu từ hoạt động cho vay ngắn hạn qua các năm Do vậy đểbiết được tốc độ tăng giảm cần phải sử dụng một chỉ tiêu khác:
+ Chỉ tiêu tương đối:
1.2.3.5 Các phương thức cho vay ngắn hạn
Các hình thức cho vay ngắn hạn có phần đóng góp không nhỏ vào việcmở rộng cho vay ngắn hạn của các ngân hàng thương mại Ngân hàng càng cónhiều hình thức cho vay ngắn hạn thì khả năng đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạncủa các doanh nghiệp ngoài quốc doanh càng cao, khả năng mở rộng cho vayngắn hạn đối với đối tượng khách hàng này càng lớn Vì vậy các ngân hàngcần có sự đa dạng hoá các phương thức cho vay ngắn hạn theo xu hướngchung của thế giới.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc cho vay ngắn hạn đối với các doanhnghiệp ngoài quốc doanh
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới việc mở rộng cho vay đối với doanhnghiệp ngoài quốc doanh nhưng chúng ta có thể khái quát thành những nhómnhân tố chính sau đây.
1.3.1 Nhóm nhân tố khách quan
Đây là nhóm nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài hoạt động cho vaycủa ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh hay đơn
∆L% (tăng, giảm) = L t-1
Trang 27giản hơn là những nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài so với các ngânhàng thương mại và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
1.3.1.1 Môi trường kinh tế
Có thể thấy đây là môi trường sống của doanh nghiệp, bao gồm các yếutố như giá cả, cung – cầu, sự cạnh tranh… Những yếu tố này luôn thay đổi vàcó nhiều tác động tới cả các ngân hàng thương mại và cả doanh nghiệp ngoàiquốc doanh Nhân tố này thể hiện sự phát triển hay biến động của nền kinh tế.Tình trạng của nền kinh tế (phát triển hay suy thoái) luôn có ảnh hưởng tớinhu cầu vay vốn ngân hàng, ảnh hưởng tói hoạt động của doanh nghiệp trongnền kinh tế Sau gần 20 năm đổi mới, nền kinh tế đất nước đã có nhữngchuyển biến mạnh mẽ, mọi thành phần kinh tế được khuyến khích phát triểnbình đẳng với kinh tế Nhà nước Nền kinh tế mở cửa, hội nhập với kinh tếtoàn cầu đã phần nào giúp doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận với khoa họccông nghệ tiên tiến , phương pháp quản lý khoa học… góp phần không nhỏvào sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế Trong suốt thời gian đổi mới,nền kinh tế luôn trong xu hướng tăng trưởng khá, hàng hoá phong phú đadạng, cung cầu có sự chuyển biến theo các quy luật của kinh tế thị trường.Cùng với sự đổi mới nền kinh tế đất nước, Nhà nước cũng đang thúc đẩymạnh mẽ quá trình cổ phần hoá các DNNN, điều này đồng nghĩa với việc làmgiảm số lượng doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn, tăng số lượngcác doanh nghiệp ngoài quốc doanh Nhà nước cho phép các doanh nghiệp tựtìm cách huy động vốn trong khuôn khổ pháp luật không cấm Đây chính làcơ hội tốt để các ngân hàng thương mại mở rộng cho vay đối với các doanhnghiệp ngoài quốc doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngânhàng.
1.3.1.2 Môi trường chính trị - pháp luật
Kinh doanh ngân hàng là một trong những ngành chịu sự giám sát chặtchẽ của pháp luật, các quy định của NHNN Môi trường chính trị - pháp luật
Trang 28là các cơ chế chính sách, luật, quy định của nhà nước, các bộ ngành liên quannhằm tác động điều chỉnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốcdoanh của các ngân hàng thương mại Trong quá trình đổi mới nền kinh tế,môi trường pháp lí về hoạt động của doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã cónhiều thay đổi theo hướng tích cực, tạo điều kiện phát triển không ngừng chodoanh nghiệp ngoài quốc doanh Nếu trước đây, chế độ cho vay đối với doanhnghiệp ngoài quốc doanh được quy định trong Quyết định số 18/NH – QĐngày 27/4/1988 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì nay đãkhông có sự phân biệt giữa khu vực kinh tế Nhà nước và doanh nghiệp kinh tếngoài quốc doanh Quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001,quy định việc cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng khôngphân biệt khách hàng thuộc thành phần kinh tế nào, thuộc Nhà nước haykhông thuộc Nhà nước Điều này thể hiện chủ trương quan điểm của Đảng:mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường đều có quyền tự do kinhdoanh nhưng phải đảm bảo việc tuân thủ pháp luật.
1.3.1.3 Môi trường xã hội
Đây là nhân tố thể hiện sự nhận thức quan điểm của xã hội về cácdoanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nó thể hiện tâm lýxã hội, sự ủng hộ hoặc phản đối sự phát triển của doanh nghiệp ngoài quốcdoanh Có thể nói trong thời gian qua, nhận thức của xã hội đã có nhiều thayđổi trong quan điểm về sự tồn tại của các thành phần kinh tế ngoài quốcdoanh Hiện nay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhận được nhiều sự ủnghộ lớn lao do sự phát triển của nó mang lại cho nền kinh tế những điều mà từlâu kinh tế Nhà nước không mang lại được Sự năng động của doanh nghiệpngoài quốc doanh chính là phần cốt lõi quyết định sự năng động của nền kinhtế và chính sự năng động này giúp chúng ta phần nào yên tâm hơn khi bướcvào tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế Đây không chỉ là khu vực kinh tếđược Đảng, Nhà nước ta và toàn dân quan tâm mà còn cả hệ thống Ngân
Trang 29hàng Hệ thống ngân hàng đã có những thay đổi theo hướng coi trọng hoạtđộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, điều mà các ngân hàngthực hiện rất hạn chế trong thời kỳ bắt đầu đổi mới.
1.3.1.4 Môi trường công nghệ
Mặc dù các doanh nghiệp ngoài quốc doanh rất chậm thay đổi côngnghệ Tuy nhiên để có thể cạnh tranh được trên thị trường thì bắt buộc phảigắn với yếu tố công nghệ Khi môi trường công nghệ thay đổi nhanh chóngthì bắt buộc doanh nghiệp phải nhanh chóng thay đổi theo, phải đổi mới dẫnđến cần có sự hỗ trợ về vốn từ phía ngân hàng Nhưng việc thay đổi côngnghệ của doanh nghiệp có thể làm cho rủi ro của ngân hàng tăng lên Vì chiphí của doanh nghiệp tăng lên mà lợi nhuận làm ra không bù đắp được chi phíthì doanh nghiệp gặp rủi ro dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.
1.3.2 Nhóm nhân tố chủ quan
Là nhóm nhân tố nằm trong hai đối tượng chính của hoạt động cho vaydoanh nghiệp ngoài quốc doanh: các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cácNgân hàng thương mại.
1.3.2.1 Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Đây chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (90% doanh nghiệp vừavà nhỏ là doanh nghiệp ngoài quốc doanh), có quy mô vốn nhỏ, số lượng laođộng không lớn Doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trong nhiều lĩnhvực, nhiều ngành nghề, nhu cầu vốn tuy nhỏ đối với từng đơn vị nhưng lại rấtlớn đối với nền kinh tế Tuy nhiên khu vực này lại hạn chế về khả năng tíchluỹ vốn, ít có điều kiện đầu tư khoa học công nghệ hiện đại Vốn là khó khănlớn nhất với sự tăng trưởng của kinh tế ngoài quốc doanh, trong đó trình độcông nghệ là yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng và khả năng cạnhtranh của sản phẩm trên thị trường Trong giai đoạn đầu, phần lớn các doanhnghiệp ngoài quốc doanh đều gặp phải vấn đề thiếu vốn
Trang 30Các tổ chức tài chính thường e ngại khi tài trợ cho các doanh nghiệpngoài quốc doanh này vì họ chưa có quá trình kinh doanh, chưa có uy tín vàchưa thể tạo lập khả năng trả nợ Việc mở rộng doanh nghiệp luôn bị ngăncản bởi sự hạn hẹp về nguồn vốn Hiện nay, các doanh nghiệp ngoài quốcdoanh có công nghệ hiện đại không nhiều, chỉ một số công ty liên doanh,công ty có vốn đầu tư nước ngoài được trang bị máy móc dây truyền hiện đạicòn lại là các công cụ thủ công, dây truyền thiết bị chắp vá, thiếu đồng bộ dẫnđến chất lượng sản phẩm thấp, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm… như vậynhu cầu đổi mới trang thiết bị để tiến lên bán tự động và tự động hoá củadoanh nghiệp ngoài quốc doanh là rất lớn, đòi hỏi một lượng vốn đầu tư, đặcbiệt khi chúng ta đang phải nhanh chóng cải thiện và tăng sức cạnh tranh củacác doanh nghiệp trong nước để có thể đứng vững và phát triển trước tháchthức của hội nhập kinh tế.
Ngoài ra, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn thiếu khả năng quảnlý, đặc biệt là các phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả để từ đó có thểthuyết phục các cán bộ tín dụng trong việc xét duyệt các đơn vị xin vay Việclập kế hoạch tài chính, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quảphụ thuộc vào nhiều nhân tố: trình độ, khả năng quản lý kinh doanh của cácchủ doanh nghiệp, khả năng dự đoán về sự biến động của ngành, của nền kinhtế… Trong khi đó, trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp ngoài quốcdoanh còn yếu kém, thói quen sử dụng các dịch vụ tư vấn mang tính chuyênnghiệp chưa hình thành, điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng vốncủa doanh nghiệp và đôi khi những tổn thất của Ngân hàng là xuất phát từphía ngưòi sử dụng vốn khi người sử dụng vốn dùng vốn sai mục đích, làm ănphi pháp, biển thủ vốn vay, không muốn trả nợ Ngân hàng… gây khó khăncho việc thu nợ của ngân hàng.
1.3.2.2 Đối với các Ngân hàng thương mại
Trang 31* Khả năng và quy mô nguồn vốn của ngân hàng
Đối tượng kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ nên quy mô vốn và tìnhhình tài chính của một ngân hàng đóng vai trò quan trọng Quy mô vốn cànglớn, các chỉ tiêu trên các báo cáo càng lành mạnh thì càng tạo tâm lý yên tâmcho khách hàng vay Hơn nữa quy mô vốn còn có tính quyết định tới khảnăng mở rộng cho vay của ngân hàng bao gồm vốn huy động và vốn tự có.
- Vốn huy động: Càng lớn, càng ổn định thì khả năng mở rộng cho vaycàng lớn.
- Vốn tự có: Vốn này phụ thuộc mức vốn tự có cuả mỗi ngân hàng Luậtcác TCTD đã quy định rõ: Tổng dư nợ cho vay 1 khách hàng không vượt quá15% vốn tự có của ngân hàng Như vậy vốn tự có của ngân hàng quyết địnhkhối lượng tín dụng tối đa mà ngân hàng có thể cho một doanh nghiệp vay.
Khi xem xét quyết định cho vay một khách hàng nào đó, các yếu tố màngân hàng cần quan tâm bao gồm: quy mô nguồn vốn, chi phí huy động, thờihạn, tính thanh khoản của nguồn vốn,… Hoạt động cho vay phụ thuộc chặtchẽ vào hoạt động huy động vốn, vì vậy mà hai hoạt động này phải luôn đisong song với nhau, hỗ trợ nhau Ngân hàng phải biết kết hợp hai hoạt độngnày để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng
* Chính sách cho vay của các Ngân hàng thương mại
Nhân tố này bao gồm: hạn mức cho vay, kì hạn các khoản vay, lãi suấtcác khoản vay, các hình thức cho vay, các điều kiện vay vốn… Chính sáchcho vay đối với từng đối tượng khách hàng có ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầuvay, mức vay, thời hạn vay… của từng khách hàng Chính sách cho vay đượccác Ngân hàng thương mại xây dựng phù hợp với từng hoàn cảnh, điều kiệnkinh doanh, mục tiêu kinh doanh trong từng thời kỳ để có những chính sáchcho vay cụ thể Từ đó quy định hoạt động cho vay của từng cán bộ tín dụng,quyết định chính sách cạnh tranh của từng Ngân hàng thương mại Có thểthấy sự thay đổi chính sách cho vay của Ngân hàng thương mại sẽ có
Trang 32những ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpngoài quốc doanh.
* Quy trình cho vay
Là những nội dung, kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản, các bước tiến hành từkhi bắt đầu cho đến khi kết thúc món vay Quy trình cho vay bao gồm cácbước: lập hồ sơ đề nghị cho vay, phân tích tín dụng (phân tích tài chính và phitài chính), giải ngân, giám sát, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng Đây làcác bước không thể thiếu trong quá trình cho vay của Ngân hàng thương mại,chúng đảm bảo cho hoạt động cho vay của ngân hàng có thể tiến hành mộtcách thuận lợi, tránh được những rủi ro cho các Ngân hàng thương mại, đảmbảo cho món vay được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả… Điều này rấtquan trọng đối với hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanhvởi chúng có chu kỳ sản xuất kinh doanh thường xuyên thay đổi Vì một lý donào đó doanh nghiệp có thể chưa trả được nợ hay chưa có nguồn để trả nợ.Nếu ngân hàng không có quy trình cho vay cụ thể, chi tiết và được thực hiệnnghiêm túc sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu nợ của Ngân hàng.
Việc mở rộng cho vay phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng một quytrình tín dụng chặt chẽ Tuy nhiên không phải cứ tuân thủ quy trình tín dụngmột cách cứng nhắc mà phải linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể để đảmbảo lợi ích cho ngân hàng và khách hàng Điều này giúp cho ngân hàng hạnchế bỏ lỡ những khách hàng tốt cho vay khách hàng xấu, thu hút được nhiềukhách hàng đến giao dịch với ngân hàng.
* Quy mô hoạt động của ngân hàng
Quy mô hoạt động của ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năngmở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Vì hoạt độngcủa một ngân hàng thường xuyên phải chịu sự kiểm soát của ngân hàng trung
Trang 33ương; quy mô ngân hàng còn cho biết danh tiếng và uy tín của ngân hàng đótrên thị trường.
Ngân hàng trung ương thường xuyên kiểm soát hoạt động của ngânhàng do đó ngân hàng không thể cho vay với một số lượng lớn.
* Đội ngũ cán bộ tín dụng
Đây là lực lượng trực tiếp tiếp xúc và cho vay đối với doanh nghiệpngoài quốc doanh Dưới con mắt của khách hàng thì cán bộ tín dụng chính làhình ảnh của ngân hàng vì vậy phong cách giao tiếp với khách hàng là mộttrong những yếu tố quan trọng trong việc thu hút khách hàng mới cho Ngânhàng Hoạt động của đội ngũ này quyết định mức dư nợ tín dụng của cácdoanh nghiệp ngoài quốc doanh bởi trình độ của họ là yếu tố quan trọng đảmbảo quá trình thực thi nhiệm vụ một cách nhanh chóng, chính xác, linh hoạttrong mọi tình huống Trong điều kiện cạnh tranh của hệ thống Ngân hàngthương mại đang có xu hướng tăng như hiện nay, đòi hỏi đội ngũ cán bộ tíndụng phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, tăng cường công táctiếp xúc với khách hàng để tìm hiểu, và đáp ứng nhu cầu vay vốn của từng đốitượng khách hàng cụ thể Từ đó góp phần mở rộng cho vay đối với thànhphần kinh tế ngoài quốc doanh.
* Kiểm soát nội bộ
Yếu tố này ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động tín dụng Nó là hoạtđộng thường xuyên, cần thiết đối với ngân hàng bởi lẽ công tác kiểm tra, kiểmsoát càng chặt chẽ thì càng đảm bảo cho hoạt đọng tín dụng đi đúng hướng,thực hiện đúng nguyên tắc, đúng quy trình tín dụng, tránh rủi ro và mang lạihiệu quả cao Không những vậy, thông qua kiểm tra, kiểm soát nội bộ ngânhàng sẽ phát hiện những sai phạm, yếu kém trong hoạt động tín dụng để cóbiện pháp xử lý, chỉnh sửa, uốn nắn kịp thời Từ đó tạo điều kiện mở rộng vànâng cao chất lượng tín dụng
* Cơ sở vật chất trang thiết bị của Ngân hàng thương mại
Trang 34Yếu tố này không chỉ gây ảnh hưởng tới hoạt động cho vay của Ngânhàng mà còn ảnh hưởng tới các mặt hoạt động khác của Ngân hàng Trangthiết bị hiện đại có thể giúp ngân hàng thực hiện nghiệp vụ nhanh chóng,chính xác như việc ứng dụng tin học vào quản lý khách hàng Ngoài ra, trangthiết bị của Ngân hàng còn là một nhân tố chiếm lòng tin của khách hàng từđó thu hút thêm nhiều khách hàng mới cho Ngân hàng.
Tóm lại, những cơ sở lý luận về cho vay ngắn hạn sẽ giúp chúng ta
hiểu phần nào về cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốcdoanh, các chỉ tiêu đánh giá và những nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng chovay ngắn hạn đối với thành phần kinh tế này Đây sẽ là tiền đề giúp đi sâu tìmhiểu thực trạng cho vay ngắn hạn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tạiNgân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nội.
Trang 35CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCPSÀI GÒN – CHI NHÁNH HÀ NỘI
2.1 Đặc điểm kinh tế xã hội thành phố Hà Nội
Năm 2007, kinh tế Hà Nội phát triển góp phần đáng kể vào sự pháttriển kinh tế của cả nước Một số thành tựu kinh tế của Hà Nội năm 2007 sovới năm 2006:
- GDP tăng 12,07%.
- Công nghiệp tăng 21,4%.
- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng 21,9%.
- Xuất khẩu tăng 22%, so với mức tăng bình quân 15,3% cho giai đoạn2000 – 2005, (Hà Nội đã mở quan hệ giao thương với trên 180 quốc gia vàvùng lãnh thổ).
- Vốn đầu tư toàn xã hội tăng 22%.- Thu ngân sách tăng 19,2%.
- Hàng hoá vận chuyển tăng 8,4%; 365 triệu lượt khách đi xe buýt.- Giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản tăng 2,44%.
- Tổng vốn huy động trên địa bàn tăng 36% so với 2006 lên 341,7 ngàn tỷ Các ngành dịch vụ, du lịch và bảo hiểm giữ vai trò quan trọng trong cơcấu kinh tế của thành phố Trong lĩnh vực công nghiệp, Hà Nội đã xây dựnghoàn chỉnh 9 khu công nghiệp và 11 cụm công nghiệp vừa và nhỏ Nhiều sảnphẩm công nghiệp trong đó có một số sản phẩm mới như công nghiệp điện tử,công nghiệp phần mềm, chế tạo khuôn mẫu… đã đứng vững trên thị trường.
Mặc dù chỉ chiếm 3,9% về dân số và khoảng 0,3% diện tích lãnh thổ,Hà Nội đóng góp 8,4% vào GDP cả nước; 8,3% giá trị kim ngạch xuất khẩu;8,2% giá trị sản xuất công nghiệp; 9,6% tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh
Trang 36thu dịch vụ tiêu dùng; 10,2% vốn đầu tư xã hội; 14,1% vốn đầu tư nước ngoàiđăng ký và 14,9% thu ngân sách nhà nước.
Mức sống của người dân được cải thiện, GDP bình quân đầu người HàNội khoảng 18,2 triệu đồng/năm(2004) Những năm qua, Hà Nội dẫn đầu cảnước về chỉ số phát triển con người, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức thấp nhất(hiện còn dưới 1%).
Trong thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục chuyển mạnh cơ cấukinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp, phát triển các ngành,các lĩnh vực và sản phẩm công nghệ cao Đồng thời, phát triển công nghiệp cóchọn lọc, ưu tiên phát triển các ngành: tự động hoá, công nghệ sinh học, côngnghệ vật liệu mới, tập trung phát triển các ngành và nhóm sản phẩm có lợi thếthương hiệu.
2.2 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của SCB – Chi nhánh Hà Nội
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của SCB – Chi nhánh Hà Nội
SCB (tiền thân là Ngân hàng TMCP Quế Đô) được thành lập vào năm1992 theo Giấy phép hoạt động số 00018/NH – GP, Giấy phép thành lập số:308/GP – UB, Đăng ký kinh doanh số: 4103001562 Sau 5 năm đổi tênthương hiệu và phát triển, từ 8/4/2003 đến nay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đãkhẳng định vị trí của mình trong thị trường tài chính Việt Nam, thể hiện quasự tăng trưởng không ngừng về lợi nhuận hàng năm, chất lượng sản phẩmdịch vụ ngày càng được nâng cao.
Tính đến cuối năm 2007, SCB đã xây dựng được một mạng lưới baogồm: Hội sở chính, Sở giao dịch, 37 chi nhánh và hệ thống các phòng giaodịch trực thuộc.
SCB Hà Nội là một chi nhánh được thành lập theo Giấy phép thành lậpsố 0113009192 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày04/10/2005 Hiện nay, tại Hà Nội bao gồm một chi nhánh và 6 phòng giaodịch với tổng số nhân viên là 90 người.
Trang 372.2.2 Mụ hỡnh tổ chức
Để đảm bảo tỡnh hỡnh thực tế kinh doanh hiện tại của SCB cựng với cỏcđịnh hướng phỏt triển trờn cơ sở đặc điểm kinh tế của đất nước, SCB xỏc địnhmụ hỡnh chi nhỏnh hỗn hợp (vừa bỏn buụn vừa bỏn lẻ).
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức
Phòng kinh doanh
Phòng hành chính tổ
Phòng kế toán
tổng hợp
Tổ quan hệ KH
CV quan hệ KH
CV phân tích TD
Tổ quan hệ KH CN
CV qhệ và ptích KH CN
Ktoán tổng hợp, tài chính nội bộ
CV Công nghệ TT Ngân quỹ
GDV tiền mặt, chuyển khoản, gd trong n ớc
GDV thanh toán qtế, kinh doanh vàng
Tổ quản lý hành chính tín dụngTổ quản
lý rủi rokiểm Tổ soát nội
Phòng dịch vụ
Tổ định giá tài
sản Giỏm đốc
Trang 382.2.2.1 Phòng kinh doanh
- Xác định khách hàng mục tiêu trong từng thời kỳ; thực hiện tiếp cậnkhách hàng; phân tích nhu cầu mới của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ NHđể đề xuất cải tiến, hoàn thiện và phát triển sản phẩm mới.
- Tìm hiểu thông tin khách hàng để tư vấn các sản phẩm của ngân hàng,bán chéo sản phẩm
- Phân tích thông tin khách hàng để lập tờ trình đề xuất tín dụng, cungcấp dịch vụ thanh toán và các dịch vụ ngân hàng khác.
- Phối hợp bộ phận quản lý tín dụng (thuộc dịch vụ khách hàng) thựchiện các biện pháp quản lý món vay (đôn đốc thu nợ, xử lý nợ, kiểm tra).
2.2.2.2 Bộ phận quản lý rủi ro
- Tái thẩm định tín dụng đảm bảo mọi tờ trình tín dụng, hồ sơ tín dụngcủa toàn chi nhánh được thẩm định toàn diện, chính xác, tuân thủ các qui địnhpháp lý và các chính sách tín dụng nội bộ (kể cả món vay mới và món vaycòn dư nợ có nhu cầu cơ cấu thời hạn trả nợ).
- Rà soát danh mục cho vay, khách hàng vay, tiến hành kiểm tra diễnbiến hoạt động thu nợ, công tác kiểm tra mục đích sử dụng vốn, TSĐB dophòng quan hệ khách hàng, quản lý tín dụng chi nhánh thực hiện Đề xuất,tham mưu cho Ban giám đốc chi nhánh hướng giải quyết tối ưu các khoản nợxấu, nợ trễ hạn.
- Làm đầu mối tổng hợp báo cáo thông tin về rủi ro vận hành, phổ biếntrực tiếp cho toàn chi nhánh các thông tin về rủi ro vận hành theo chỉ đạo củaphòng rủi ro vận hành Hội sở.
- Bộ phận QLRR được tổ chức dưới hình thức tổ hoặc chuyên viên độc lập.
2.2.2.3 Phòng dịch vụ khách hàng
- Tư vấn, trực tiếp cung cấp cho khách hàng các sản phẩm về huy độngvốn dưới hình thức tiền gửi, tiết kiệm, giấy tờ có giá, hướng dẫn khách hànghoàn tất thủ tục về thanh toán quốc tế
Trang 39- Thực hiện thu đổi ngoại tệ, mua bán vàng, các dịch vụ ngân quỹ, thẻ.- Triển khai tác nghiệp các món vay đã được phê duyệt: lập hợp đồngtín dụng, hoàn tất thủ tục pháp lý về bảo đảm tiền vay, giải ngân và kết hợpvới phòng QHKH kiểm tra sau khi giải ngân.
- Đề xuất xử lý các trường hợp vi phạm hợp đồng tín dụng, hợp đồngbảo hiểm tiền vay, đôn đốc thu hồi nợ gốc, lãi, đề xuất cơ cấu nợ.
2.2.2.4 Phòng kế toán tổng hợp
- Tổ chức thực hiện các quy trình thanh toán, hoạt động hạch toán kếtoán tại chi nhánh, hướng dẫn và hậu kiểm việc hạch toán kế toán tất cả cácbộ phận thuộc chi nhánh và các phòng giao dich trực thuộc chi nhánh.
- Tổ chức công tác báo cáo kế toán – tài chính cho toàn chi nhánh, phântích kết quả tài chính và kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh của chi nhánh,tham mưu cho giám đốc về quản lý chi phí nội bộ.
- Tổ chức quản lý, điều hành thanh khoản, gồm tồn quỹ tiền mặt, vàng,tài khoản thanh toán tại NHNN, TCTD khác và tài khoản giao dịch vốn nộibộ với Hội sở.
- Truyền đạt, triển khai quy chế, quy trình về quản lý, sử dụng CNTTtrong toàn chi nhánh và giám sát việc thực hiện.
Trang 402.2.2.7 Bộ phận thẩm định tài sản
- Thực hiện thẩm định độc lập về tài sản thế chấp, cầm cố của kháchhàng: tính hợp pháp của chứng từ sở hữu, quyền sử dụng, giá trị, tính khảmại.
- Theo dõi xu hướng biến động giá cả, tác động của các rủi ro tiềm ẩncủa thị trường địa phương đến tài sản đảm bảo.
- Nhập dữ liệu, lưu trữ khoa học thông tin về tài sản đảm bảo của kháchhàng vay vốn tại chi nhánh.
2.2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của SCB – Chi nhánh Hà Nội
2.2.3.1 Tình hình huy động vốn
Huy động vốn và cho vay luôn có mối quan hệ mật thiết, tác động qualại lẫn nhau Có huy động được vốn mới có nguồn vốn để cho vay và ngượclại mở rộng và nâng cao chất lượng sử dụng vốn thì huy động mới có hiệuquả Trên cơ sở đó, SCB Hà Nội luôn chủ động tích cực quan tâm phát triểncông tác huy động vốn dưới mọi hình thức, để đảm bảo quy mô nguồn vốnhuy động tăng trưởng theo kế hoạch bằng các biện pháp thích hợp như:
Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn qua ngân hàng, thực hiện tốt nhiềuchính sách khuyến khích khách hàng mở tài khoản và thanh toán qua tàikhoản.
Bên cạnh đó là công tác huy động vốn tiền gửi dân cư được phát triểnqua các hình thức tiền gửi tiết kiệm với mức lãi suất hợp lý hấp dẫn người gửinhư: tiết kiệm dự thưởng, lạm phát vẫn có lãi, tặng lãi suất cho người caotuổi, …
Xem xét nguồn vốn qua các năm 2006 – 2007: