1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TRẦN THUẬT TRONG SỮNG SỜ VÀ RUN RẨY CỦA AMÉLIE NOTHOMB

101 669 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 522 KB

Nội dung

Sững sờ và run rẩy cho thấy khám phá mới của tác giả Amélie Nothomb trong việc thể hiện những vấn đề lớn là những xung đột củacác nền văn hóa trong khuôn khổ nhỏ của một cuốn sách chưa đ

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất

kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Hà Nội, ngày tháng năm 2012 TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGÔ THỊ THỦY

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được hoàn thành tại khoa Văn học – Trường Đại học Khoahọc Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, dưới sự hướng dẫn củaGS.TS Lộc Phương Thủy

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến các thầy, cô khoa Văn học,trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội;đến gia đình, bạn bè đã giúp đỡ , động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trìnhhọc tập, hoàn thành luận văn này; đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến côgiáo hướng dẫn GS.TS Lộc Phương Thủy, đã tận tình hướng dẫn, động viêntôi trong quá trình thực hiện luận văn này

Hà Nội, ngày tháng năm 2012 TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGÔ THỊ THỦY

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Lịch sử vấn đề 5

3 Phạm vi nghiên cứu 8

4 Phương pháp nghiên cứu: 8

5 Cấu trúc luận văn: 8

6 Đóng góp mới của đề tài: 8

CHƯƠNG 1 NGƯỜI KỂ CHUYỆN NGÔI THỨ NHẤT 9

1.1 Giới thuyết hình tượng người kể chuyện 9

1.2 Điểm nhìn của người kể chuyện 11

1.3 Tình huống trần thuật 20

Tiểu kết 25

CHƯƠNG 2 GIỌNG ĐIỆU 26

2.1 Khái niệm giọng điệu 26

2.2 Giọng điệu trong tác phẩm văn học 29

2.3 Giọng điệu trong tiểu thuyết Sững sờ và run rẩy 31

2.3.1 Giọng điệu người kể chuyện ngôi thứ nhất 31

2.3.2 Giọng điệu người kể chuyện ẩn 44

2.3.3 Giọng điệu nhân vật trong truyện 46

Tiểu kết 61

CHƯƠNG 3 KHÔNG GIAN VĂN HÓA 63

3.1 Khái niệm không gian 63

3.2 Phân loại không gian trong tác phẩm văn học 65

3.3 Không gian trong tiểu thuyết Sững sờ và run rẩy 66

3.3.1 Không gian trong truyện kể 67

Trang 4

3.3.2 Không gian diễn ngôn – không gian tâm lý, tự do của nhân vật 82

3.3.3 Không gian đối lập 86

3.3.4 Không gian mang trọng tải ngữ nghĩa 90

Tiểu kết 92

KẾT LUẬN 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Amélie Nothomb là nhà văn nổi tiếng, được nhiều người yêu mếnnhưng chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam Bà sinh ngày 13/8/1967 tạiKobe, Nhật Bản, là con gái ngài đại sứ Bỉ Patrick Nothomb Bà chịu ảnhhưởng sâu sắc của văn hóa đất nước Mặt trời mọc Lên năm tuổi, Amélia tiếptục theo cha qua Trung Quốc, Mỹ rồi các nước Đông Nam Á Bà chỉ trở về Bỉnăm mười bảy tuổi và hoàn toàn bị sốc khi khám phá và hòa nhập với nền vănhóa phương Tây Năm mười chín tuổi, sau một biến cố gia đình, Nothomb trởlại Nhật Bản làm việc cho tập đoàn lớn tại Tokyo Năm 1992, bà xuất bản

cuốn tiểu thuyết đầu tay, Hygiène de I’assassin (Hồi ức kẻ sát nhân), cuốn

sách đánh dấu thành công đầu tiên của bà Đều đặn mỗi năm cho ra đời mộttác phẩm, đến nay Amélie Nothomb đã xuất bản 17 tiểu thuyết và trở thànhmột hiện tượng văn học không chỉ của nước Pháp Độc giả đánh giá caophong cách tiểu thuyết truyền thống và khác lạ của nữ nhà văn trẻ, luôn đikèm một sự hài hước tinh tế Đôi khi mang tính tự truyện hoặc hoàn toàn hưcấu, những tiểu thuyết của Amélie Nothomb chứa đầy những kinh nghiệm củariêng nhà văn nhưng qua đó, tất cả mọi người đều có thể cùng chia sẻ Chẳngthế mà người ta đã nhận định: “Amélie Nothomb trở thành một biểu tượngcủa văn học trẻ, đặc biệt tại các quốc gia nói tiếng Pháp Không chỉ đạt đượcthành công về mặt thương mại với các đầu sách được dịch ra hơn 40 thứtiếng, được sánh ngang với những cây bút ăn khách như Marc Lervy hayAnna Gavalda, Amélia còn nhận được giải thưởng lớn của Viện Hàn lâm

Pháp cho tiểu thuyết Sững sờ và run rẩy” (http: // www phongdiep.net).

1.2 Sững sờ và run rẩy ra mắt năm 1999, đánh dấu một bước ngoặt trong

sự nghiệp của nữ nhà văn trẻ Đây chính là cuốn sách thành công nhất của

Trang 6

Amélie Nothomb với 500.000 bản được bán ra Cuốn sách này cũng khiếnAmélie giành Giải thưởng Lớn của Viện hàn lâm Pháp cho thể loại tiểuthuyết Tờ Le Soir nhận xét: “Amélie Nothomb là một trong những nhà vănnổi bật nhất trong thời đại cô Với sự đều đặn như máy đếm nhịp, cây bút nàycho ra đời những tiểu thuyết thường được ca ngợi bởi sự độc đáo, tính nhânvăn và tính chất dữ dội của chúng”.

1.3 Tiểu thuyết Sững sờ và run rẩy là một tác phẩm có cách thể hiện khá

độc đáo Tác phẩm đề cập đến sự va chạm văn hóa giữa phương Đông vàphương Tây một cách hài hước và bình dị Cuốn tiểu thuyết được đông đảobạn đọc đón nhận và được xem là “một phương thuốc chống phiền muộn”

dành cho độc giả Sững sờ và run rẩy cho thấy khám phá mới của tác giả

Amélie Nothomb trong việc thể hiện những vấn đề lớn là những xung đột củacác nền văn hóa trong khuôn khổ nhỏ của một cuốn sách chưa đầy 200 trang.Một khía cạnh khác của con người và văn hóa Nhật Bản được khám phá,không phải từ cái nhìn ngưỡng vọng của một du khách đắm say vẻ đẹp NhậtBản mà từ cái nhìn của người trong cuộc, phải sống và tuân phục những luật

lệ của Nhật Bản chốn công sở, nơi người Nhật coi là gia đình lớn của họ.Điều hấp dẫn đầu tiên trong cuốn sách nhỏ nhắn này: đây là một câu chuyện

có thật, từng xảy ra với Amélie Nothomb Với điểm xuất phát chân thực đó,một câu chuyện hài hước đã mở ra với cả tá tình huống dở cười dở mếu Cóthể nói, sự xung đột văn hóa Đông – Tây ngày càng trở thành vấn đề đángquan tâm đối với con người, nhất là khi nền kinh tế của bất cứ quốc gia nàocũng đang hướng tới sự hội nhập với khu vực và thế giới Với nội dung như

vậy, Sững sờ và run rẩy xứng đáng trở thành hiện tượng best-seller Trong

nước, xuất hiện nhiều lời đánh giá, bình luận, đề cao ý nghĩa của tác phẩmnày Nó không chỉ gây sự tò mò lớn đối với độc giả mà còn là mảnh đất màu

mỡ để khám phá cho những ai đam mê văn chương

Trang 7

1.4 Vấn đề trần thuật trong văn học tuy không phải là mới nhưng đangđược rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Mặc dù còn nhiều luồng ý kiến tráichiều nhau về vấn đề này nhưng sự ảnh hưởng và sức cuốn hút từ nó là điềukhông ai có thể phủ nhận, là tiêu điểm quan trọng cần hướng tới của nhữngnhà văn có tư tưởng cách tân trên thế giới Cuốn tiểu thuyết có nhiều đặc sắc

về trần thuật, từ người kể chuyện đến giọng điệu và không gian văn hóa Quaviệc trần thuật, người đọc không chỉ cảm nhận được những điều kỳ thú màcòn có những chiêm nghiệm nghệ thuật độc đáo

Với những lí do kể trên, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Trần thuật trong

Sững sờ và run rẩy của Amélie Nothomb” Tôi hy vọng công trình nghiên cứu

này phần nào đóng góp thiết thực trong việc tìm hiểu về văn học Pháp, trong

đó có tác giả Amélie Nothomb

2 Lịch sử vấn đề

Ở Việt Nam tên tuổi cũng như tác phẩm của Amélie Nothomb chưa đượcbiết đến nhiều Những nghiên cứu về nhà văn Amélie Nothomb và tác phẩm

Sững sờ và run rẩy của bà hầu như còn rất hạn chế Trên Internet có một số

bài báo viết về tác phẩm nhưng chưa đi sâu nghiên cứu kĩ, mới chỉ dừng lại ởmức độ giới thiệu cuốn sách, bao gồm các bài báo nước ngoài và Việt Nam Ởnước ngoài, trên mạng (nếu gõ mục Amélie Nothomb) có nhiều bài lẻ về cuộcđời và sự nghiệp tác giả nhưng chưa có bài nào đi sâu tìm hiểu về vấn đề nghệthuật của cuốn tiểu thuyết Ở Việt Nam, tác phẩm cũng như các công trìnhnghiên cứu về Amélie Nothomb chưa nhiều Phần nhiều các bài viết đều nêukhái quát một số nét đặc trưng, tiêu biểu về bút pháp, phong cách sáng tác củatác giả hay mang tính chất giới thiệu về một số tác phẩm xuất sắc Xuất hiện ở

báo Văn nghệ Trẻ, năm 2002, Đào Duy Hiệp đã giới thiệu một số gương mặt

nhà văn trẻ trên văn đàn nước Pháp, trong đó có Amélie Nothomb Nhân sự

kiện cuốn Sững sờ và run rẩy được dịch và ra mắt bạn đọc Việt Nam, trên

Trang 8

trang eVan, báo Điện tử, ngày 05/12/2008, có bài của Thu Nhài giới thiệu qua

về cuộc đời và vài nét cơ bản về nội dung cuốn tiểu thuyết: “Cuốn sách đượctrải ra giữa hai thế giới đối lập Ước muốn trở thành một phiên dịch, songAmélie giống một kẻ vô công rồi nghề ở công ty; đổi lại cho bao công sức thiđầu vào, Amélie lượn lờ khắp các ngóc ngách như một hình ảnh lố bịch khi đibóc lịch hoặc tranh việc phân phát thư của người đưa thư; lẽ ra phải đau khổ,vật vã lắm, nhưng Amélie lại cảm thấy nhẹ nhõm và rất đỗi bằng lòng trướcnhững công việc vớ vẩn nhất mà cô tự xin hoặc bị giao phải làm Sự khôi hàicủa hoàn cảnh và lối kể chuyện bình dị, chân thực, tao nhã đã tạo nên sự

quyến rũ thú vị cho Sững sờ và run rẩy, lôi kéo độc giả trong một khám phá

mới mẻ: hiện đại hóa mâu thuẫn lâu đời giữa phương Đông và phương Tây

Nó khiến người ta đón nhận những điều vô lý nhất đang dồn ép Amélie theochiều hướng tích cực: lo lắng nhưng không sợ hãi, thất vọng nhưng không sụp

đổ Không mô tả nhiều song thế giới nhân vật trong Sững sờ và run rẩy hiển

hiện thật đậm nét với phát hiện tinh tế của Amélie Nothomb, từ nét tính cáchcủa mỗi cá nhân tới hình ảnh chung về những người trong hệ thống công sở ởNhật Tất tật chỉ có bốn người: ông Haneda là chủ tịch hội đồng quản trị, ôngOmochi là cấp phó, sau đó là ông Saito và cô Mori Mọi va chạm, mâu thuẫn,xung đột đều liên quan tới chừng ấy người Nhưng họ là sức mạnh không gìphá vỡ nổi khi xếp đặt cạnh nhau và được kết nối bằng thứ keo dính đặc biệt

có tên là “nguyên tắc” Amélie bị đẩy thành bà “Nước Tiểu” trong cơ quancũng chỉ vì cô không sao hiểu nổi hệ thống ấy, và điều này như một thứ gia vịhài hước, tạo cho cuốn tiểu thuyết góc nhìn sắc sảo mà đậm chất hài hước”

Những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Sững sờ và run rẩy cũng còn

chiếm số lượng quá ít ỏi với đề tài khóa luận tốt nghiệp Đại học Khoa học Xã

hội và Nhân văn: Nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết Sững sờ và run rẩy

của Amélie Nothomb của Phan Thị Bích Thảo (Ngành văn học – K.50) Trong

Trang 9

khóa luận này, tác giả tập trung nghiên cứu vấn đề nhân vật trung tâm ở bakhía cạnh: nhân vật trung tâm đóng vai trò là người kể chuyện; nhân vậttrung tâm trong mối quan hệ với thời gian; nhân vật trung tâm dưới góc nhìnvăn hóa Năm 2011, cũng tại trường Đại học này có thêm khóa luận tốt

nghiệp của tác giả Nguyễn Thị Nga với đề tài Không gian và giọng điệu trong

tiểu thuyết Sững sờ và run rẩy của Amélie Nothomb Trong khóa luận của

mình, tác giả Nguyễn Thị Nga tập trung nghiên cứu không gian tác phẩm ởcác khía cạnh : không gian bối cảnh, sự kiện bao gồm không gian văn phòng;không gian phòng vệ sinh và không gian tâm lý – không gian tự do của nhânvật Theo tác giả, không gian có vai trò rất quan trọng, nó không chỉ tạo bốicảnh cho cốt truyện mà còn là môi trường diễn biến nội tâm của nhân vật vàhàm chứa những ý đồ tư tưởng nghệ thuật của nhà văn trẻ Nothomb Cùngvới không gian là giọng điệu Giọng điệu được đề cập tới trên hai phươngdiện: giọng điệu của người kể chuyện và giọng điệu các nhân vật trongtruyện Sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn nhiều giọng điệu khác nhau trongcùng một tác phẩm đã khiến cho cuốn tiểu thuyết này trở thành “bài học đầutiên” cho những ai sắp và sẽ bước vào cuộc sống của một nhân viên làm việctrong một công ty nước ngoài Nhìn chung, các bài viết đã đề cập đến một sốnét tiêu biểu, đặc sắc của cuốn tiểu thuyết, trở thành tài liệu tham khảo thiếtthực đóng góp một phần nào đó cho đề tài của chúng tôi Tuy nhiên vẫn chưa

có một công trình cụ thể nào khái quát và đi sâu tìm hiểu các khía cạnh thuộc

vấn đề trần thuật của tiểu thuyết Sững sờ và run rẩy Vì vậy, chúng tôi hy

vọng luận văn sẽ góp phần nào làm phong phú hơn lịch sử nghiên cứu vấn đề,

cụ thể là về phương diện trần thuật của tác phẩm vì cuốn sách này cho đếnnay vẫn giống như một thế giới tiềm ẩn cuốn hút người nghiên cứu bởi rấtnhiều những yếu tố, khía cạnh cần khám phá

Trang 10

3 Phạm vi nghiên cứu

Trong giới hạn của một luận văn thạc sĩ, chúng tôi không có tham vọngkhảo sát toàn bộ thế giới nghệ thuật trong tác phẩm của Amélia Nothomb mà

chỉ tập trung khai thác vấn đề trần thuật trong tác phẩm Sững sờ và run rẩy

của nhà văn Amélie Nothomb, (2008), dựa trên bản dịch Tiếng Việt của ThiHoa, Nhà Xuất bản Văn học, Hà Nội

4 Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn được tiến hành trên cơ sở ứng dụng phương pháp trần thuật học,

xã hội học kết hợp cùng các thao tác thống kê, phân loại, phân tích, tổng hợp…

5 Cấu trúc luận văn:

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được kết cấu theo ba chương:Chương 1: Người kể chuyện ngôi thứ nhất

Chương 2: Giọng điệu

Chương 3: Không gian văn hóa

6 Đóng góp mới của đề tài:

Ứng dụng lý thuyết trần thuật để phân tích tác phẩm Sững sờ và run rẩy,

chúng tôi muốn làm sáng tỏ đặc sắc nghệ thuật trần thuật của tác phẩm đồngthời từ đó soi chiếu vào nội dung, thấy được sự xung đột văn hóa Đông – Tâyđang diễn ra ngày một gay gắt và là vấn đề thời sự đáng chú ý Ngoài ra,chúng tôi hy vọng công trình nhỏ bé này sẽ đóng góp phần nào vào việc giớithiệu tên tuổi nhà văn Amélie Nothomb sâu rộng hơn nữa tới bạn đọc; trởthành tư liệu tham khảo thiết thực cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập vănhọc nước ngoài, đặc biệt là văn học Pháp đương đại

Trang 11

CHƯƠNG 1 NGƯỜI KỂ CHUYỆN NGÔI THỨ NHẤT

1.1 Giới thuyết hình tượng người kể chuyện

Dưới góc độ thuật ngữ văn học, trần thuật được định nghĩa là “khái niệmchỉ một bộ phận ngôn bản quan trọng trong tác phẩm văn học tự sự, là thànhphần lời của tác giả, của người trần thuật, hoặc của người kể chuyện, tức là toàn

bộ văn bản tự sự, ngoại trừ lời nói trực tiếp của nhân vật” [23] Khái niệm trầnthuật học có thể hàm chứa hai phương diện: “câu chuyện được kể” và “hànhđộng kể bao gồm các yếu tố như hành động, biến cố, cốt truyện được kể, nộidung câu chuyện với những diễn biến sự kiện, tình tiết, tình huống” “Hành động

kể chuyện” là cách thức diễn đạt, giọng điệu người kể nhằm truyền đạt nội dungtác phẩm đến người tiếp nhận Vấn đề “câu chuyện được kể” và “hành động kểchuyện” trong trần thuật văn học, đặc biệt là trong văn học hiện đại, không đơngiản như trong nhiều hình thức trần thuật thông thường, bởi nó liên quan đếnmột hệ thống các thành tố nghệ thuật, kĩ thuật tự sự của tác phẩm Vì lẽ đó, trầnthuật văn học được coi là hình thức trần thuật phức tạp nhất: “Lý thuyết trầnthuật học trở thành một sản phẩm thực dụng, cụ thể của làn sóng lớn trong lýthuyết văn hóa về văn học” (Trần Đình Sử) Lý thuyết trần thuật học có thể coinhư một bộ phận không thể thiếu trong hành trang nghiên cứu văn học, “đó làmột bộ phận cấu thành của hệ hình lí luận hiện đại”

Trần thuật học (narratologie) lần đầu tiên được đề xuất tên gọi vào cuốinhững năm 1960 của thế kỉ XX do việc xem xét lại chủ nghĩa cấu trúc từ quanđiểm lý thuyết giao tiếp về bản chất của nghệ thuật Trần thuật học đứng giữamột phía là chủ nghĩa cấu trúc và một phía khác là mĩ học tiếp nhận Trầnthuật “bao gồm việc kể và miêu tả các hành động và các biến cố trong thờigian, mô tả chân dung, hoàn cảnh hành động, tả ngoại thất, nội thất, bàn luận,lời nói bán trực tiếp của các nhân vật” [2, tr 324] Người kể chuyện là một

Trang 12

trong những vấn đề trung tâm của thi pháp văn xuôi hiện đại Khi tiếp xúc vớibất kì tác phẩm văn học nào, ta cũng không thể bỏ qua người kể chuyện.Todorov cho rằng “người kể chuyện là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo thếgiới tưởng tượng Không thể có trần thuật nếu thiếu người kể chuyện Người

kể chuyện không nói như các nhân vật tham thoại khác mà kể chuyện Nhưvậy, kết hợp đồng thời trong mình cả nhân vật và người kể, nhân vật mà nhândanh nó cuốn sách được kể có một vị thế hoàn toàn đặc biệt” [17, tr 117].Nhà nghiên cứu Bakhtin cũng tỏ rõ mối quan tâm đặc biệt của mình tới khíacạnh người kể chuyện Ông xem xét nó trong mối quan hệ với các cấp độ trầnthuật, “khác với các hình tượng nhân vật khác, tính cách của người kể chuyệnbộc lộ không phải chỉ qua việc trực tiếp tham gia vào các hoạt động trong tácphẩm, hay những lời giãi bày tâm sự về chính mình, mà chủ yếu qua thái độđối với thế giới câu chuyện được kể lại” [13, tr 119]

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, người kể chuyện “là hình tượng ước lệ

về người trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyệnđược kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm […] Hình tượng người kểchuyện đem lại cho tác phẩm một cái nhìn và một sự đánh giá bổ sung về mặttâm lý, nghề nghiệp, hay lập trường xã hội cho cái nhìn tác giả” [24, tr 154]

P Lubbock, một trong những người đặt nền móng cho trần thuật học, rất ýthức liên kết mối quan hệ giữa người kể chuyện với điểm nhìn, vấn đề thái độcủa người kể chuyện với việc trần thuật Việc gắn kết điểm nhìn với người kểchuyện, theo Bakhtin, là việc làm cần thiết bởi ta đoán định âm sắc tác giảqua đối tượng của câu chuyện kể, cũng như qua chính câu chuyện và hìnhtượng người kể chuyện bộc lộ trong quá trình kể Trong một tác phẩm vănhọc, người kể chuyện có thể là tác giả, có thể là không, tuy nó là một hìnhthức thể hiện quan điểm của tác giả trong tác phẩm Song, quan điểm của tác

Trang 13

giả không bao giờ trùng khít với quan điểm của người kể chuyện Người kểchuyện bị trừu tượng hóa.

So với các thế kỉ trước, thế kỉ XXI đã chứng kiến nhiều đổi thay trongvấn đề người kể chuyện Những vấn đề cơ bản xoay quanh người kể chuyệnđược đặt ra “Nói đến người kể chuyện là nói tới điểm nhìn được xác địnhtrong quan hệ đa phương, không gian, thời gian, tâm lý, tạo thành góc nhìn,người kể chuyện là ai, kể chuyện người khác hay kể chuyện chính bản thânmình, khoảng cách không gian từ nơi sự việc xảy ra đến chỗ đứng của người

kể chuyện cũng như độ lệch thời gian giữa lúc sự việc xảy ra và khi sự việcđược kể lại vẫn thường được các nhà tiểu thuyết quan tâm từ lâu” [19, tr.207] Với xu hướng đó, trong văn xuôi hiện đại, giọng nói đa âm, mơ hồ củangười kể chuyện đã tạo nên sức cuốn hút Từ đó, ngôn ngữ, giọng điệu củatác phẩm trở nên đa thanh, phong phú hơn

Theo lý thuyết trần thuật học, không chỉ có vấn đề điểm nhìn mà Genette

và Stanzel còn sử dụng thuật ngữ tình huống trần thuật để chỉ sự sắp xếp phứctạp hoặc những mô hình đặc trưng của trần thuật Tình huống trần thuật là

“những cấu trúc phức tạp nhằm mục đích nắm bắt những dạng điển hình củađặc trưng trần thuật, bao gồm đặc trưng quan hệ, khoảng cách, ngữ dụng, kiếnthức, niềm tin, giọng điệu và tiêu điểm” [12, tr 50] Tình huống trần thuậtđược xác định cụ thể hóa bằng các điểm nhìn trần thuật Theo M.Butor trong

bài viết Tiểu thuyết như sự tìm tòi, tiểu thuyết là một hình thức đặc biệt của

người kể chuyện, người kể chuyện bao giờ cũng liên quan đến vấn đề điểmnhìn trần thuật

1.2 Điểm nhìn của người kể chuyện

Sững sờ và run rẩy được kể theo ngôi thứ nhất Trong trần thuật ngôi thứ

nhất, câu chuyện được kể bằng nhân vật trong chuyện Cụ thể, ở tác phẩm này,điểm nhìn của người kể chuyện được thể hiện qua nhân vật “tôi” Đây là điểm

Trang 14

nhìn bên trong xuyên suốt tác phẩm Người kể chuyện đồng thời là nhân vậtchính của câu chuyện Việc lựa chọn điểm nhìn như vậy có ý nghĩa cho sự lựachọn và giới hạn thông tin trần thuật Tác phẩm trở thành câu chuyện mangtính tự thuật và những sự kiện được trần thuật lại từ “điểm nhìn cố định” củangười kể chuyện Mọi sự kiện, tình huống trong cốt truyện đều trực tiếp liênquan đến “tôi” hay “tôi” chính là đối tượng tham gia, chứng kiến và đưa ranhận xét về những vấn đề được trực tiếp mắt thấy tai nghe Để cho nhân vật

“tôi” tự kể chuyện mình, chứ không phải là người kể chuyện “biết tuốt” kể vềnhân vật bằng ngôi thứ ba như hầu hết các tác phẩm, Amélie đã xây dựngthành công và tạo được ấn tượng đậm nét hơn đối với người đọc bởi “tôi” làmột thực thể cũng có những mối quan hệ với các nhân vật trong truyện và với

cả tác giả ngoài đời Xét trên một phương diện nào đó, người kể chuyện xưng

“tôi” trong tác phẩm còn có vai trò là “chất xúc tác”, góp phần làm bộc lộ tínhcách của các nhân vật trong truyện Ngược lại, các nhân vật kia cũng có vai tròtích cực thúc đẩy quá trình nhận thức và tự ý thức của nhân vật “tôi” Bên cạnh

đó, khi truyện được kể từ điểm nhìn của người kể chuyện xưng “tôi” thì người

kể có điều kiện tự do bộc lộ cá nhân, biểu đạt tình cảm chủ quan Khi đó, cái

“tôi” một mặt là cái “tôi” khách quan, mặt khác cũng là cái “tôi” chủ quan, cái

“tôi” nội tâm, cái “tôi” tâm lý Một mặt “tôi” hướng ra thế giới của các nhânvật, sự kiện để trần thuật, mặt khác hướng vào thế giới nội tâm của mình đểbộc lộ những suy nghĩ, tình cảm bản thân Với ngôi trần thuật này, người kểchuyện xưng “tôi” có vai trò to lớn trong việc quyết định cấu trúc tác phẩmcũng như toàn quyền miêu tả những nhân vật khác từ điểm nhìn của bản thân

Sững sờ và run rẩy mở đầu với lời giới thiệu về thứ bậc, địa vị của những

nhân vật tai to mặt lớn trong công ty Yumimoto – nơi “tôi” đến làm việc: “ÔngHaneda là cấp trên của ông Omochi Ông Omochi là cấp trên của ông Saito ÔngSaito là cấp trên của cô Mori Và cô Mori là cấp trên của tôi Còn tôi không là

Trang 15

cấp trên của ai hết Hoặc có thể nói theo cách khác Tôi làm theo mệnh lệnh của

cô Mori, cô Mori làm theo lệnh của ông Saito, và cứ tiếp tục như thế, các mệnhlệnh được truyền từ trên xuống dưới qua các cấp bậc với sự chính xác này” [1, tr.7] Đây là cách giới thiệu khá đặc biệt bởi nó không giống như các câu chuyệnxưng “tôi” thông thường bắt đầu từ tên tuổi, quê quán, nghề nghiệp của nhân vật

chính: “tôi” “Tôi” trong Sững sờ và run rẩy được giới thiệu trong mối quan hệ

khăng khít với các nhân vật nơi cô sắp tới làm việc Ở đây có sự phân biệt ranhgiới cấp bậc rất rõ ràng Nguyên do của sự giới thiệu này được chính “tôi” lý giảimột cách thú vị trong những tình tiết tiếp theo của câu chuyện Từ đây một câuchuyện về chốn công sở Nhật đã dần dần hiện ra qua cái nhìn của một nhân viênngười Âu Một khía cạnh khác của con người và văn hóa Nhật Bản được khámphá, không phải từ cái nhìn ngưỡng vọng của một du khách say đắm vẻ đẹpNhật Bản mà từ cái nhìn của người trong cuộc, phải sống và tuân phục nhữngluật lệ của Nhật Bản chốn công sở, nơi người Nhật coi là gia đình lớn của họ.Nhân vật “tôi” đến với công ty nhất định đã có sự tìm hiểu về đất nước,con người Nhật Cho nên “tôi” đã thể hiện mình là một người phương Tâythích khám phá và biết tôn trọng văn hóa Nhật (văn hóa bản xứ) “Tôi cúi gậpngười” khi được một người đàn ông trạc tuổi năm mươi gọi tên Đó là ôngSaito Và “Có ạ” cũng là câu đầu tiên mà nhân vật “tôi” nói trong công ty.Đây chính là sự thể hiện thái độ tôn trọng của người phương Tây trước nhữngnguyên tắc của người Nhật

Thử thách đầu tiên đặt nhân vật “tôi” trong mối quan hệ với ông Saito:

“Cái “thách thức” mà ông Saito đề nghị với tôi là viết một bức thư bằng tiếngAnh cho ông Adam Johnson nào đó để báo cho ông ta biết ông Saito nhận lời

đi chơi golf với ông ta vào Chủ nhật tuần sau” [1, tr 9] Nhưng điều rất phi lý

là nhân vật “tôi” không được biết ông Adam Jonhson là ai để dẫn đến một hậuquả rất logic mà cô ta không thể ngờ tới: mặc dù đã làm đi làm lại đến hàng

Trang 16

ngàn lá thư với các giọng điệu và cách thức khác nhau, “tôi” vẫn không nhậnđược sự hài lòng từ cấp trên Thử thách đầu tiên này ngỡ tưởng dễ nhưng xem

ra lại thật khó Nó khiến “tôi” nghĩ đến “gã trưởng giả học làm sang trongkịch của Molière khi gã tìm các câu văn hoa mĩ để tán tỉnh bà hầu tước xinhđẹp” [1, tr 11] Sở dĩ, thách thức trong ngày làm việc đầu tiên đối với “tôi”không phải là từ cấp trên trực tiếp – cô Mori mà từ ông Saito bởi điều nàyđược lý giải là cô ta đang bận họp và sẽ gặp “tôi” vào đầu giờ chiều Tháchthức mở màn xem chừng đã chẳng hề thuận buồm xuôi gió đối với “tôi” Điềunày như dự báo trước tương lai làm việc của “tôi” trong công ty Yumimoto.Trong cách kể lại thách thức (trải nghiệm) đầu tiên của chính mình trong công

ty, có thể thấy, “tôi” giữ thái độ khách quan đôi khi xen lẫn với một vài bìnhluận nhỏ sau những lần bị ông Saito xé toạc các lá thư đã được “tôi” vận dụngmọi khả năng hiểu biết để viết nên Với giọng điệu này khiến “tôi” hiện ratrước mắt người đọc là một nhân viên chăm chỉ, chịu khó và giàu óc hài hước Nhưng thất bại của công việc đầu tiên không làm cho nhân vật “tôi” nảnchí Người có ảnh hưởng lớn nhất và liên quan trực tiếp nhất về công việc đốivới “tôi” trong công ty Yumimoto chính là cô Fubuki Con người này trở nênhấp dẫn đối với “tôi” ngay từ lần đầu gặp mặt với dáng “cao lòng khòng nhưcái cung tên” [1, tr 12] Điều này, một lần nữa được khẳng định qua các lầnmiêu tả sau với dáng người mảnh dẻ, quyến rũ, chất giọng mềm mại toát lên

vẻ thông minh cùng chiều cao 1m80… Vẻ đẹp bên ngoài của cô Fubuki khiến

“tôi” hết lời trầm trồ ca ngợi: “Cô có chiếc mũi đẹp nhất thế giới, chiếc mũikiểu Nhật Bản, một kiểu mũi có một không hai với hai lỗ mũi nhỏ rất thanh

và có thể nhận ra giữa hàng nghìn chiếc mũi khác Không phải tất cả ngườiNhật đều có chiếc mũi này, song, nếu ai đã có nó, thì chỉ có thể là người gốcNhật Giá như nữ hoàng Cléopâtre mà có chiếc mũi này, thì bản đồ hành tinhchúng ta hẳn đã khác rất nhiều” [1, tr 13] Hơn thế, trong quá trình làm việc,

Trang 17

tiếp xúc trực tiếp với cấp trên, “tôi” đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Sự ngưỡng mộ và niềm yêu kính cô Fubuki được thay dần bằng những khóchịu: “Này Fubuki, ta là Thượng đế Cho dù mi không tin ta, nhưng ta làThượng đế Mi ra lệnh ư, một điều chẳng có gì ghê gớm Còn ta, ta trị vì.Quyền lực chẳng khiến ta bận tâm Trị vì mới cao siêu hơn nhiều Mi chẳng ýthức nổi tới vinh quang của ta đâu Vinh quang tuyệt vời lắm Có các thiênthần thổi kèn trompette để tôn vinh ta Chưa bao giờ ta có vinh quang nhưđêm nay Chính là nhờ có mi đấy Giá như mi biết được rằng mi đang làmviệc vì vinh quang của ta” [1, tr 73] “Tôi” sau những chèn ép quá đáng tạicông ty đã dần thay đổi thái độ và suy nghĩ về con người này, hay đúng hơn,

từ Fubuki, “tôi” đi hết từ sững sờ này đến sững sờ khác về cách hành xử vàvăn hóa Nhật Bản Ngay từ khi bắt đầu công việc tại Yumimoto, Amélie đãkhông ý thức được vai trò hay nhiệm vụ của mình tại đây Hành trình của côbắt đầu từ một nhân viên phục vụ cà phê cho tất cả mọi người rồi trở thànhngười thu phát thư tự nguyện, người đi xé lịch… cho công ty Ngay khi cônói: "Tôi đã trở thành kế toán cho công ty Yumimoto và tôi nghĩ mình không

thể xuống thấp hơn được" thì thật bất ngờ lúc đó, cô mới ở điểm bắt đầu cho

một hành trình tuột dốc không phanh của mình Điểm cuối cùng trên conđường sự nghiệp của Amélie tại Nhật là: bà "Nước Tiểu" chuyên dọn nhà vệsinh Và điều mà người đọc ngạc nhiên hơn là Amelie vẫn ở đó, đối đầu vớitất cả một cách kiên cường, nhẫn nại và đôi chút nhún nhường, câm lặng đểhoàn thành hết một năm hợp đồng tại Nhật

Tuy nhiên, trong số nhiều người mà “tôi” tiếp xúc trong công ty cũng cókhông ít những nhân vật có cách đối xử thật tốt và nhã nhặn khiến “tôi” nểtrọng, tiêu biểu là ông Tenshi Chính ông đã cho “tôi” có cơ hội thể hiện tàinăng của mình khi tham gia trận chiến bơ tách béo Công việc này đã đem lạicho “tôi” những hứng khởi và say mê đang mất dần bởi công việc pha cà phê

Trang 18

và bóc lịch, photo trước đó Nhưng thực tế đã chứng minh chính ông Tenshicũng không thể bảo vệ được “tôi” trước cơn thịnh nộ của ông Omochi Vàhàng loạt những màn tối được hé lộ từ sự việc này Nó khiến tôi phải nhậnthức lại ranh giới và quyền hạn công việc mà mình được giao Nó cũng giúptôi hiểu ra: xâm phạm vào công việc của người khác dù cho mình làm tốtcũng đều được coi là một tội Có thể nói, trong mối quan hệ với các nhân vậtkhác, “tôi” đã có cách nhìn toàn diện hơn về thực tại lao động tại Nhật Bản –nơi mà trước khi làm, “tôi” vẫn nhìn với con mắt trầm trồ, khao khát Chốncông sở với hàng loạt những nghi thức công ty kỳ cục nhất làm cho Amélie bịlạc lối đến bấn loạn, và tấn bi hài kịch được đẩy lên tới đỉnh điểm khi cô gáitrẻ đến từ Bỉ bị hạ cấp xuống làm người dọn dẹp nhà vệ sinh với biệt danh BàNước Tiểu Như vậy, có thể thấy với điểm nhìn bên trong của nhân vật “tôi”,

cô đã kể lại hành trình làm việc của mình trong công ty Yumimoto Khoảngthời gian này cũng là lúc “tôi” được gắn chặt trong mối quan hệ không thểtách rời với cấp trên, đặc biệt với cô Mori Fubuki Với ngôi kể chuyện xưng

“tôi”, nhân vật giúp người đọc hình dung quá trình tụt dốc của cô trong côngviệc cũng như hiểu hơn về sự phức tạp trong các mối quan hệ chốn công sởtại Nhật

Sững sờ và run rẩy được kể bằng ngôi thứ nhất nhưng không vì thế mà diễn

biến câu chuyện mang tính chủ quan, nhàm chán Ngược lại, vì người kể chuyệnxuất hiện ở ngôi thứ nhất lại chính là nhân vật trung tâm nên hầu hết các biến cố,

sự kiện đều tác động vào nhân vật, nhân vật có sự quan hệ và va chạm với cácnhân vật còn lại Trong quá trình ấy, người kể chuyện tất yếu có cái nhìn từ bênngoài vào bên trong Trong tác phẩm này, hầu hết các nhân vật khác đều hiện lênqua con mắt quan sát của người kể chuyện từ ngoài vào trong Sự dịch chuyểnđiểm nhìn từ ngoài vào trong không chỉ căn cứ trong toàn bộ quá trình câuchuyện được kể lại , trong toàn bộ văn bản mà có khi nằm ngay trên một trang

Trang 19

viết, một tình huống hay một đoạn văn bản cụ thể Chúng ta hãy xem một đoạnvăn trong tác phẩm (chúng tôi có đánh số sau các câu):

“Điều khiến tôi không chịu đựng nổi là phải nhìn thấy ân nhân của mình

bị sỉ nhục vì lỗi của tôi (1) Ông Tenshi là một người thông minh và chu đáo:ông đã dám liều vì tôi, dù biết rõ hậu quả (2) Ông đã hành động không mảymay vì lợi ích cá nhân, mà chỉ bởi lòng vị tha (3) Vậy mà đáp lại lòng tốt củaông, người ta lại bắt ông chịu cảnh nhục nhã (4) Tôi cố làm theo ông: ông ởtrong tư thế cúi đầu và thu vai (5) Nét mặt ông lộ vẻ phục tùng và xấu hổ (6).Tôi bắt chước ông (7)”

Với A là điểm nhìn bên ngoài (sự quan sát và miêu tả thuần túy về mặtdiện mạo, ngoại hình), B là điểm nhìn bên trong của nhân vật “tôi”

Ta có sơ đồ sau:

1B- 2A- 3A- 4B- 5A- 6B- 7A.

Như vậy, chỉ trong một đoạn văn ngắn liên tục có sự di chuyển điểmnhìn từ bên ngoài vào bên trong Sự di chuyển điểm nhìn đã cho thấy vị tríquan sát của người kể chuyện thay đổi, chuyển dần từ việc quan sát bề ngoàisang vị trí của một người đang cố gắng thâm nhập vào thế giới nội tâm củanhân vật để có cái nhìn toàn diện, cụ thể và hiểu hơn về bản chất của đốitượng được quan sát

Bên cạnh đó, tác phẩm còn xuất hiện “điểm nhìn hỗn hợp” Đó là việctrình bày một sự kiện, tình tiết nhưng qua con mắt nhìn của nhiều người.Điểm nhìn này cũng được thể hiện rõ trong tác phẩm Trước tiên, phải nói tớicông việc phân phát thư từ của “tôi” Đối với “tôi, công việc này xem ra rấtphù hợp bởi: “Trước hết, nó sử dụng đến khả năng ngôn ngữ của tôi, vì phầnlớn những địa chỉ ghi bằng tiếng Nhật – khi ông Saito không có đó, tôi không

hề giấu giếm việc mình biết tiếng Nhật Tiếp đến, tôi phát hiện ra mình đãkhông phí công học thuộc lòng danh sách nhân vật của Yumimoto: tôi không

Trang 20

chỉ nhận ra từng người nhân viên bình thường nhất , mà còn tranh thủ lúc đưathư để chúc mừng sinh nhật họ hoặc vợ chồng con cái họ nếu đúng dịp” [1, tr.26] Sự việc này khiến “tôi” nhận được “cái nhìn đầy ngỡ ngàng” từ nhữngthành viên khác trong công ty Tuy nhiên, đối với người phụ trách văn thư,người này đã “gần như lên cơn thần kinh vì nghĩ mình sắp bị sa thải” [1, tr.27] và ông Saito đã đưa ra ý kiến của riêng mình: “Ăn cắp công việc củangười khác là hành động vô cùng xấu xa” [1, tr 27] Chính những ý kiến tráichiều đã khiến suy nghĩ và hành động tốt đẹp của Amélia bỗng chốc trở thànhmột việc làm mang đầy tính tội ác, không thể tha thứ Hay như chuyện bóclịch của “tôi” Đối với “tôi”, bóc lịch được xem là một nghề và “Tôi thíchcông việc vất vả này” [1, tr 29] Cô coi đó là việc làm lương thiện, xuất phát

từ ý tốt khi muốn các cuốn lịch được để đúng ngày giúp mọi người nắm đượcthông tin về thời gian Công việc khiến cho vẻ mặt của cô “bơ phờ” nhưngpha lẫn “tự hào khiêm tốn của người chiến binh thắng trận” Thế nhưng, vớicác thành viên của Yumimoto, “Họ thấy buồn cười lắm” [1, tr 28], họ đóntiếp cô “như một vận động viên thể thao” Ngay cả ông Saito dù không quátmắng Amélie thậm tệ như lần trước nhưng lại coi đó là hành động “phô diễn”

và tác hại đáng kể là nó khiến cho “các nhân viên mất tập trung khi làm việc”.Hoặc giả, việc trở thành người trợ giúp ông Tenshi làm báo cáo về quá trìnhtách chất béo ra khỏi bơ Với ông Tenshi, việc lựa chọn “tôi” vào công việc là

vì lí do cô là một người Bỉ Bản báo cáo của cô được đánh giá rất cao, thậmchí ông Tenshi còn muốn nêu tên cô là người soạn báo cáo trong cuộc họp

“Tôi” cảm thấy vô cùng vinh dự và thích thú với công việc mới này, khôngchỉ bởi ông Tenshi là người dũng cảm, rộng lượng và là người duy nhất trongcông ty Yumimoto cho cô việc làm mà còn bởi nó giúp cô xúc động khi đượcliên hệ và làm việc qua điện thoại với người đồng hương của mình Nhưngvới ông Omochi thì đó lại là hành động của “lũ phản bội, lũ vô dụng, lũ lươn

Trang 21

lẹo, lũ xảo quyệt vă – cđu chửi rủa thậm tệ nhất lă – lũ câ nhđn chủ nghĩa” [1,

tr 40]; với Fubuki thì đó lă “một sai lầm hết sức nghiím trọng” để muốnthăng tiến nhanh trong công việc Kết quả của một việc lăm tốt lă “tôi” từngười lăm công việc photo trở thănh một kế toân mă không hề rõ về những gìmình sẽ phải lăm Vă cũng từ đđy, những mđu thuẫn giữa hai con người, haingười thiếu nữ cùng lăm việc trong công ty Yumimoto được bộc lộ rõ nĩt hơnbao giờ hết Một sự kiện nữa trong tâc phẩm cũng được thể hiện qua “điểmnhìn hỗn hợp” lă việc “tôi” trở thănh Bă Nước Tiểu, lau dọn cả nhă vệ sinhnam vă nữ Chính Mori Fubuki đê nghĩ ra công việc mới năy cho “tôi” khi côkhông đâp ứng được những yíu cầu của công việc kế toân Fubuki giao nhiệm

vụ năy cho nhđn viín với mục đích mong cô ta thôi việc nhưng với “tôi”:

“Xĩt cho cùng thì câi nghề năy rõ răng lă không ghí rợn bằng nghề kế toân –

ý tôi nói ở đđy lă công việc kiểm tra chứng từ công tâc” [1, tr 121], “trongsuốt bảy thâng trời lăm việc năy, chưa một giđy năo tôi cảm thấy nhục nhê”[1, tr 122] Thế nhưng chính công việc mới năy cũng tạo ra những câi nhìntrâi chiều từ câc thănh viín khâc trong công ty: ông Haneda “Trong mộtthoâng, ông mỉm cười vì cho rằng tôi đê nhầm phòng vệ sinh do bản tính lơđễnh vụng về Song ông đê ngừng cười khi thấy tôi thâo cuộn vải lau tay vừaướt vừa bẩn vă thay văo đó một cuộn mới Ông hiểu ra ngay lập tức vă khôngdâm nhìn tôi nữa Ông có vẻ bối rối” [1, tr 125]; ông Omochi: “Có việc lă tốt,đúng không?” [1, tr 126]; trường hợp ông Saito thì khâc hẳn: “Ông có vẻthực sự thấy buồn vì chuyện năy… Khi ông gặp tôi trong nhă vệ sinh, nĩt mặtcăng thẳng lộ rõ trín khuôn mặt gầy guộc của ông” [1, tr 127]; vă ngại nhất

lă ông Tenshi: “Ông bước văo vă nhìn thấy tôi: nĩt mặt ông biến sắc… Thế lẵng Tenshi có một hănh động rất lạ: ông quay ra ngay lập tức vă không thựchiện bất cứ chức năng năo đê định sẵn ở nơi năy” [1, tr 127] Theo ông,

“chẳng mấy chốc, không một thănh viín năo của bộ phận sữa lui tới săo huyệt

Trang 22

của tôi nữa và dần dà là tôi nhận ra là những bộ phận khác cũng hiếm khi luitới nhà vệ sinh nam ở tầng này” [1, tr 128] Mỗi nhân vật có cách cảm nhậnriêng về việc Amélie từ một cô phiên dịch bỗng chốc bị đẩy xuống đáy cùngtrong công ty Yumimoto Thái độ hả hê của Mori Fubuki và ông Omochichứng tỏ đây là những con người luôn muốn chèn ép và hạ thấp người khác.Trong khi đó, hành động của ông Tenshi cho thấy cái nhìn cảm thông nhưngbất lực của bản thân khi rõ ràng nhận thấy năng lực của nhân viên mà không cócách nào để tạo điều kiện và giúp đỡ trên con đường thăng tiến về sự nghiệp.Việc liên kết giữa điểm nhìn bên trong, sự di chuyển điểm nhìn và “điểmnhìn hỗn hợp” tạo cho các tác phẩm nhiều tầng ý nghĩa phong phú, đa dạng

và sâu sắc Người đọc không buộc phải hướng theo một quan điểm trần thuậtduy nhất mà cùng lúc được đối thoại với nhiều nhân vật Điều đó làm tăngkhả năng khái quát hiện thực của tác phẩm đồng thời dành nhiều sự chủ độngsuy nghĩ hơn cho độc giả khi đọc tác phẩm

1.3 Tình huống trần thuật

Tình huống là một khía cạnh của thi pháp thể loại có vai trò nhất định

trong các tác phẩm văn xuôi, đặc biệt là tiểu thuyết Sững sờ và run rẩy của

Amélie có một cốt truyện dung dị nhưng cái hay của nó chính là ở chiều sâukhái quát nhờ việc phát hiện ra các tình huống đời sống

Có thể thấy ngay, đây là điểm nhìn phụ của tác phẩm thể hiện quan hệcủa nhân vật “tôi” với các đồng nghiệp Trong từng sự kiện, tình huống trầnthuật giúp người đọc thấy được khoảng cách giữa “tôi” và các nhân vật khác

về ngôn ngữ, kiến thức, điểm nhìn Vì vậy, trong tác phẩm xuất hiện việc “lọctình huống” Những sự kiện diễn ra nghe có vẻ bình thường nhưng lại khá tiêubiểu bộc lộ tính cách nhân vật cũng như sự khác biệt về văn hóa Đông – Tây.Nói đến điều này không thể không kể đến tình huống “tôi” làm công việcphục vụ trà cho hai mươi người trong một phái đoàn quan trọng trong công ty

Trang 23

Nếu như chính vốn tiếng Nhật nói như người bản ngữ mà cô có được khiến côđược tuyển chọn vào làm việc tại công ty Yumimoto thì đến đây, cô phải

“tròn mắt” ngỡ ngàng khi bị chính cấp trên của mình là ông Saito yêu cầukhông được nói tiếng Nhật nữa Với hậu quả này, “tôi” nghĩ tới chuyện thôiviệc: “Đệ đơn xin thôi việc là hợp lý nhất Song, tôi lại không thể giải quyếttheo ý này Dưới mắt người phương Tây, việc đó chẳng có gì là nhục nhã;song với người Nhật thì đó là mất thể diện” [1, tr 20] Sự xung đột và khácbiệt trong văn hóa Đông – Tây được bắt đầu từ đây Và đẩy nó tới mức caotrào chính là “tôi” trong mối quan hệ với Mori Fubuki Có thể nói, Fubukichính là đại diện cho văn hóa Nhật Bản chốn công sở: trọng danh dự, thích sửdụng quyền lực của mình để ra lệnh cho người khác, đề cao cái tôi của mình

mà coi thường cái tôi của người khác, thích hành hạ đồng nghiệp theo kiểu

“ma mới bắt nạt ma cũ”, luôn toan tính, trù dập, ghen tị lẫn nhau, luôn để tìnhcảm tham dự vào công việc và nóng tính, không kiềm chế được cơn giận củamình… Chuyện “tôi” tham gia viết bản báo cáo về sản phẩm bơ tách béo vốn

dĩ đã được ông Tenshi giữ kín nhưng cuối cùng vẫn đến tai ông Omochi đã đểlại hậu quả tai hại đối với “tôi”: “Tôi báo cho cô biết: đây là bản báo cáo đầutiên và cũng là cuối cùng của cô Cô đã tự đặt mình vào hoàn cảnh rất tồi tệ

Ra khỏi đây”[1, tr 43] Ấn tượng này thật sự không tốt đẹp gì đối với mộtnhân viên mới đến làm việc Và người tạo ra điều đó không ai khác chính là

cô Mori Fubuki: “Cô đừng nói quá tệ về ông Saito Ông ấy tốt hơn cô nghĩ

Và không phải ông ấy đã tố cáo chúng ta đâu Tôi đã nhìn thấy tời giấy đặttrên bàn làm việc của ông Omochi, tôi biết ai đã viết nó… Tờ giấy có chữ kícủa cô Mori” [1, tr 45] Lời nói của ông Saito như “một cú trời giáng” làmsụp đổ hoàn toàn những ý nghĩ tốt đẹp của “tôi” về cấp trên của mình Phảinói, đây cũng chính là tình huống bắt đầu cho những va chạm giữa “tôi” vàFubuki trong công việc ở những tình tiết sau Fubuki đã không cho “tôi” có cơ

Trang 24

hội thể hiện tài năng thực của bản thân Thậm chí, cô ta còn giao cho “tôi”những công việc chẳng liên quan gì đến chuyên môn để rồi sau đó đưa ranhững lời mắng nhiếc, nhục mạ: “Đồ ngu! Phải biết GMBH là viết tắt của từtrách nhiệm hữu hạn trong tiếng Đức giống như ltd trong tiếng Anh, và S.Atrong tiếng Pháp” [1, tr 56], “Nếu cô thuộc loại người có đầu óc tật nguyền ,thì lẽ ra cô phải nói với tôi, chứ không nên để tôi giao cho cô nhiệm vụ này”[1, tr 61] Những tình huống va chạm này đã giúp “tôi” nhận ra nét khác biệtquá lớn giữa hai nền văn hóa này Một con người phương Tây sống hòa hợp,tôn trọng và trân trọng tài năng, sự phát triển của người khác đã gặp phải ràocản từ cô Mori Đó là những lời chửi mắng, những mệnh lệnh khó hiểu,những câu nói đầy khiêu khích kiểu như: “cô im đi”; “cô không xấu hổ à?”;

“thôi đi, tôi biết là cô dối trá”; “cô cứ đứng ỳ ra đấy làm gì thế hả?”; “sao côdám”; “cô có im mồm đi không?cô có cút ngay đi không?”… Mỗi lần nhưthế, Fubuki đều không quên kèm theo một thái độ khinh bỉ, lạnh lùng, thậmchí đôi khi la hét hay một cái gì đó tương tự và chắc chắn không phải là thái

độ hài lòng hay tỏ sự thân thiện Với khuôn khổ gần hai trăm trang tiếng Việt,

có thể thấy, những tình huống gắn liền với quãng thời gian làm việc trong mộtcông ty Nhật Bản của nhân vật “tôi” đã bóc trần toàn bộ những xung đột, sự

va chạm giữa hai nền văn hóa Đông – Tây một cách hài hước và đầy dí dỏm.Trần thuật ngôi một được kể bởi nhân vật trung tâm – người trực tiếp kểnhững câu chuyện về những trải nghiệm của mình khi làm việc trong công tyYumimoto Cái “tôi” kể chuyện cũng đồng thời là cái “tôi” trải nghiệm ở cấp

độ hành động Tức là, người kể chuyện ở đây cũng chính là nhân vật tham giavào các sự kiện, tình huống trong truyện Tuy nhiên, nó không đơn thuần chỉ

là lời kể mà còn có lời nói, hành động đi kèm Những hành động và lời nói đógóp phần bộc lộ tính cách “tôi”, tính cách phương Tây, cái điều mà có lẽ nótrở thành hãn hữu khi tham gia làm việc trong một công ty Nhật Bản Sau khi

Trang 25

hoàn thành bản báo cáo về sản phẩm bơ tách béo, cả ông Tenshi lẫn “tôi” đềuphải chịu đựng những lời mắng mỏ hết sức phi lý mặc dù đó là một bản báocáo tuyệt vời Để bảo vệ ông Tenshi – người đã tạo cho mình một công việcđầy thích thú và hấp dẫn, khi đứng trước mặt cấp trên, “tôi” đã không ngầnngại đứng ra nhận lỗi về mình: “Ông Tenshi không muốn phá hoại công ty.Chính tôi đã năn nỉ ông ấy giao cho tôi một hồ sơ Tôi là người duy nhất chịutrách nhiệm” [1, tr 41] Điều này khác hẳn cách âm thầm làm việc và hạ thấpnhân viên của cô Mori Fubuki khi “tôi” mới tới làm việc Việc kể chuyện của

“tôi” đi kèm với hành động và lời nói có tác dụng giúp người đọc có cái nhìnkhách quan và đánh giá nhân vật được chuẩn xác hơn

Một đặc điểm nữa cần phải nói đến, người kể chuyện ngôi thứ nhất trongtác phẩm này là một nhân vật nữ - trung tâm câu chuyện – vai chính liên quanđến điểm nhìn về nhận thức các sự kiện, con người diễn ra xung quanh Vìvậy, về nhận thức, người kể chuyện bị giới hạn bởi con người của chính nhânvật nên không gian chủ yếu diễn ra ở công ty, ở các tầng khác nhau khi “tôi”– người kể chuyện có sự di chuyển trong công việc (viết thư, phục vụ café,đưa thư, bóc lịch…) Do đó, cô ta không thể kể một chuyện liên quan đếntương lai hay giả thử như cái chết của chính mình “Tôi” chỉ có thể kể nhữngchuyện trong thời điểm hiện tại khi mình có mặt Vì vậy, câu chuyện diễn ratheo trục thời gian trước – sau, không thấy xuất hiện sự ngoái lại quá khứcũng như hướng tới tương lai Điều này có ý nghĩa khi nó càng tạo ra nhiềubất ngờ cho tác phẩm Tình huống “tôi” tham gia vào trận chiến bơ tách béocũng ông Tenshi Đây sẽ là một sự kiện có kết quả hoàn hảo nếu như không

có những lời mắng chửi thậm tệ của ông Omochi Sau những lời mắng chửinày, “tôi” nghĩ chính ông Tenshi là người đã nói tên mình trong bản báo cáo,rồi nghi ngờ cho ông Saito Nhưng điều “tôi” không ngờ nhất là việc đó lạixuất phát từ một người đang tạo được ấn tượng rất tốt đối với bản thân cô: cô

Trang 26

Mori Fubuki Ngay khi ông Tenshi nhắc đến tờ giấy có chữ kí của cô Fubukithì “Với tôi, đó là một cú trời giáng” [1, tr 45] Nó tạo bất ngờ đối với chínhnạn nhân của sự việc và với chính độc giả Người đọc hồi hộp theo dõi từngdiễn biến, tình tiết trong cốt truyện và chỉ có thể đưa ra nhận xét toàn diện khi

đã đọc xong và gập cuốn sách lại mà thôi Cũng chính điều này khiến chonhân vật kể chuyện ngôi thứ nhất không bao giờ có thể biết chắc chắn nhânvật khác nghĩ gì? Nhưng ở trong trực giác, đôi chỗ “tôi” vẫn đoán được ý nghĩcủa người khác Công việc viết thư của “tôi” gửi tới ông Adam Johnson phảithực hiện hàng nghìn lần và đều không được chấp nhận “Tôi” phỏng đoán láthư đầu tiên của mình không được ông Saito chấp nhận là vì “mình đã tỏ raquá thân mật hay thân tình với Adam Johnson” [1, tr 10] Vì thế, “tôi” phảikhám phá những dạng thức ngữ pháp mới lạ kiểu như “Giả sử như AdamJonhson biến thành động từ, chủ nhật tuần sau là chủ ngữ, chơi golf là bổ ngữ

và ông Saito là trạng từ thì sao nhỉ? Ta sẽ có câu như sau: Chủ nhật tuần sauvui mừng chấp nhận đến chơi AdamJohnson, một trò golf theo kiểu ông Saito

Kệ xác ai muốn hiểu sao thì hiểu!” [1, tr 11] và tỏ ra khoái trá cái trò này Giữa “tôi” kể chuyện và “tôi” trải nghiệm ở đây có một khoảng cáchnhất định, trong đó “tôi” trải nghiệm tỏ ra già dặn hơn Vì thế giọng điệu vàcái nhìn trở nên chắc chắn hơn Sự trưởng thành của “tôi” từ đầu tới cuối tácphẩm như cuốn phim thu nhỏ về một khoảng thời gian trong cuộc đời nhânvật trải nghiệm Ở phần đầu của tác phẩm, chủ yếu là lời của “tôi” kể chuyện.Lúc này, cả “tôi” kể chuyện và cái “tôi” trải nghiệm mang tính chất song hànhtrong các tình huống, chi tiết của câu chuyện Đến phần cuối của tác phẩm,sau khi kết thúc công việc chứng từ và chuẩn bị cho việc làm mới của một bàdọn nước tiểu nhà vệ sinh, cái “tôi” trải nghiệm thể hiện rõ hơn bao giờ hết.Thông qua lời bình luận về hàng loạt các quy cách ứng xử và văn hóa NhậtBản, có thể nhận thấy rằng nhân vật “tôi” đã có rất nhiều sự trải nghiệm thực

Trang 27

tế trước khi tới làm việc tại công ty Yumimoto Đó chính là quá trình tìm hiểumột cách kĩ lưỡng và cẩn thận về văn hóa phương Đông qua văn hóa đất nướcMặt Trời mọc Những sự khám phá đó những tưởng sẽ khiến “tôi” thuận lợihơn trong khoảng thời gian mới đến làm việc, với một môi trường mới nhưngtất cả đều diễn ra ngược lại Thông qua những gì được kể lại, có thể thấy rằng:cái “tôi” kể chuyện góp phần làm phong phú và đa dạng hơn cho cái “tôi” trảinghiệm của Amélie

đã dùng tất cả tâm huyết của mình để viết nên một tác phẩm thật độc đáo về

sự giao thoa, khác biệt giữa hai nền văn hóa Đông – Tây, tạo cách nhìn đầythú vị đối với độc giả

Đóng góp vào sự thú vị đó phải nói tới tình huống trần thuật Tuy nókhông phải là những tình huống mang tính chất cao trào, đỉnh điểm với nhiềuxung đột và mâu thuẫn nhưng lại góp phần quan trọng vào việc thể hiện quanđiểm của nhân vật “tôi” từ ngôi kể thứ nhất về một vấn đề khá quan trọng là

sự xung đột, giao thoa văn hóa giữa các quốc gia đang xảy ra hàng ngày hànggiờ trong cuộc sống

Trang 28

CHƯƠNG 2 GIỌNG ĐIỆU

2.1 Khái niệm giọng điệu

Mỗi một nhà văn đều có một phong cách riêng “Phong cách được xemnhư cách biểu hiện sự khai thác hình tượng đối với hiện thực, như cách biểuhiện sự tác động tư tưởng, tình cảm không thể đồng nhất với hình thức của tácphẩm, cũng hệt như phương pháp không thể đồng nhất với nội dung”[13,166] Cái mà người ta gọi là hình thức nghệ thuật – cốt truyện, nhịp điệu, bốcục, ngôn ngữ…, trong ý nghĩa chung của chúng là thuộc về phong cách : “Làmột yếu tố cấu thành của tác phẩm nghệ thuật, sáng tác của nhà văn nóichung, phong cách là một hệ thống phức tạp Trong hệ thống đó, trước hếtphải chú ý tới sự tổng hợp của những phương thức giọng điệu Đề tài, tưtưởng, hình tượng chỉ được thể hiện trong một môi trường giọng điệu nhấtđịnh, trong một phạm vi của thái độ cảm xúc nhất định đối với đối tượng sángtác, đối với những mặt khác nhau của nó Hiệu suất cảm xúc của lối kểchuyện của hành động kịch, của lời lẽ trữ tình trước hết thể hiện ở giọng điệuchủ yếu vốn là đặc trưng của tác phẩm văn học với tư cách là một thể thốngnhất hoàn chỉnh” [19, tr 167]

Như vậy, có thể nói giọng điệu là yếu tố đầu tiên cấu thành phong cáchnhà văn Trong công trình của M.Jahn [13], theo Genette, thuật ngữ “giọngđiệu” (voice) “gợi lên” một trong những phạm trù ngữ pháp cơ bản của các

hình thức động từ: thì, thức và giọng điệu Trong thuật ngữ giọng điệu, một

động từ có thể là “chủ động” hoặc “bị động” Một định nghĩa khái quát hơn,giọng điệu thể hiện ở cách xưng hô, cách dùng từ ngữ nhằm biểu hiện tìnhcảm thành kính, thân mật hay xa lạ, khinh bỉ, châm biếm, giễu nhại Nó chỉ ra

“mối quan hệ của chủ thể - động từ với hành động mà động từ biểu đạt”(webter’s Collegiate) Trong trần thuật học, câu hỏi về giọng điệu cơ bản là

Trang 29

“Ai nói?” (= Ai kể chuyện này?) Giọng điệu cũng được hiểu là đặc điểmthanh âm (cái không hiểu được) hay chất giọng (cái có thể hiểu).

Từ điển Tiếng Việt năm 2006 của Viện Ngôn ngữ học định nghĩa giọng

điệu là: “1 Giọng nói, lối biểu thị một thái độ nhất định 2 Như ngữ điệu”[16, tr 403] Ngữ điệu trong tài liệu này được định nghĩa là: “Những biến đổi

về độ cao của giọng khi nói, khi đọc, có liên quan đến cả một ngữ đoạn và cóthể dùng để biểu thị một số ý nghĩa bổ sung” [16, tr 695]

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, giọng điệu là “một yếu tố đặc trưng của

hình tượng tác giả trong tác phẩm, là một phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm vănhọc” [24, tr 135] Nếu như trong đời sống ta thường chỉ nghe lời nói nhận racon người thì trong văn học, giọng điệu giúp chúng ta nhận ra tác giả Có điềugiọng điệu ở đây không giản đơn là một tín hiệu âm thanh có âm sắc đặc thù

để nhận ra người nói, mà là một giọng điệu mang nội dung tình cảm, thái độ,ứng xử trước các hiện tượng đời sống Theo M.Khrapchenko thì “Hệ số tìnhcảm của lời văn,… được biểu hiện trước hết ở trong giọng điệu cơ bản [13, tr.128] Theo B.Brecht có thể hiểu giọng điệu trong kịch như một tư thế biểucảm Ông đã nói về các cử chỉ biểu cảm như cúi đầu, ngẩng đầu, khoát tay,ngoảnh mặt,… đều có ý nghĩa biểu cảm Do đó, giọng điệu trong văn họckhông chỉ biểu hiện bằng cách xưng hô, trường từ vựng, mà còn bằng cả hệthống tư thế, cử chỉ biểu cảm trong tác phẩm

Giọng điệu có cấu trúc của nó Xét lời văn trong quan hệ với các chủ đềcủa anh ta thì ta có giọng điệu cơ bản Xét lời văn trong quan hệ với ngườiđọc ngoài văn bản thì ta có ngữ điệu Sự thống nhất hai yếu tố này tạo ragiọng điệu Nền tảng của giọng điệu là cảm hứng chủ đạo của nhà văn V.Belinxki từng nói: Cảm hứng là một sức mạnh hùng hậu Trong cảm hứngnhà thơ là người yêu say tư tưởng, như yêu cái đẹp, yêu một sinh thể, đắmđuối vào trong đó và anh ta ngắm nó không phải bằng lý trí, lý tính, không

Trang 30

phải bằng tình cảm hay một năng lực nào đó của tâm hồn, mà là bằng tất cả

sự tràn đầy và toàn vẹn của tâm hồn mình Nếu cảm hứng là cao cả thì giọngđiệu là cao cả, nhà văn sẽ sử dụng các từ cao cả, to lớn, những từ cổ kính có

âm hưởng biểu hiện thống thiết, về cú pháp sẽ sử dụng các câu hỏi, câu cảmthán, câu mệnh lệnh… Các hình thức đó thể hiện niềm tin, khát vọng, ý chícủa tác giả

Vị thế của nhà văn cũng tạo ra giọng điệu Nhà văn tự coi mình là nhàtiên tri, nhà truyền đạo, vị quan tòa, người tố cáo,… thì có giọng điệu thíchhợp với vị thế đó Nếu nhà văn có cảm hứng chính luận, phê phán, bất mãnvới thực tại thì anh ta sẽ có giọng điệu lên án, tố cáo Lúc đó anh ta sẽ sửdụng các biện pháp mỉa mai, châm biếm, nhại Như vậy, người đọc có thểnhận thấy tất cả các chiều sâu tư tưởng, thái độ, vị thế, phong cách, tài năngcũng như sở trường ngôn ngữ, cảm hứng sáng tạo của người nghệ sĩ thôngqua giọng điệu Trong khi trần thuật, tác giả sử dụng nhiều giọng điệu, nhiềusắc thái trên cơ sở một giọng điệu cơ bản chủ đạo chứ không đơn điệu Tạođược sự phong phú, đa thanh, nhiều bè, nhiều giọng điệu là đánh dấu mộtbước trưởng thành trong tư duy nghệ thuật

Tóm lại, giọng điệu là nét khu biệt giữa nhà văn này với nhà văn khác, là

“tiếng nói riêng” không lẫn với ai, là yếu tố để xác định tài năng văn học Mộtnhà văn tài năng phải là một nhà văn biết chọn một môi trường giọng điệuchủ âm cho tác phẩm nói riêng và toàn bộ sáng tác nói chung Đúng như I X.Turgenev đã ví “mỗi nghệ sĩ giống như con chim Mỗi loại chim có một cấutrúc thanh quản khác nhau, bởi thế tiếng hót của chúng khác nhau Cũngtương tự như thế, mỗi một nhà văn phải biết tạo ra một giọng điệu nghệ thuậtriêng Giọng điệu ấy đích thị phải là tiếng hót cất lên từ thanh quản của nghệ

sĩ, mang chứa một quan niệm, một thái độ, một hình thức ứng xử đối với hiệnthực của nghệ sĩ” [6, 131]

Trang 31

2.2 Giọng điệu trong tác phẩm văn học

Giọng điệu thường gắn với nhãn quan ngôn từ của người sáng tác, như

“một phạm trù thẩm mĩ” (Từ điển thuật ngữ văn học) Giọng điệu làm thành

bản sắc riêng của một trào lưu, một trường phái hay một giai đoạn văn học.Giọng điệu được biểu hiện ở cách lựa chọn và sử dụng ngôn từ - một yếu tốthuộc về cái vỏ bên ngoài của tác phẩm văn học nhưng lại biểu hiện thái độ,tình cảm, lập trường, tư tưởng của nhà văn Vì thế, để tìm hiểu giọng điệu,phải đi từ việc phân tích, “bóc tách” lớp vỏ ngôn từ bên ngoài của tác phẩmđến việc phát hiện ra thái độ, bản sắc riêng, độc đáo mà nhà văn muốn gửigắm trong lớp vỏ ngôn từ đó Thực chất con đường này là quá trình tự tìmhiểu sự chuyển hóa giữa hình thức và nội dung, xuất phát từ văn bản tác phẩm

để phát hiện ra được thái độ của nhà văn đối với hiện thực được phản ánh, qua

đó, đánh giá thế giới quan, lập trường, tư tưởng đạo đức của nhà văn

Trong một tác phẩm văn học, giọng điệu thường bao gồm giọng điệu củangười kể chuyện, giọng điệu nhân vật và giọng điệu ẩn của tác giả

Giọng điệu người kể chuyện là giọng điệu của “nhân vật” người kểchuyện – một hình tượng văn học được tác giả hư cấu nên để “mang” trênmình nó lời kể trần thuật và chỉ im lặng khi nhân vật lên tiếng

Giọng điệu nhân vật là giọng điệu biểu hiện qua lời nói của nhân vật, đểqua đó người đọc hiểu được sâu hơn thế giới bên trong của nó Tiếng nói củanhân vật bao gồm ngôn ngữ được thốt ra thành lời (đối thoại) và ngôn ngữkhông thốt ra thành lời (độc thoại nội tâm)

Giọng điệu tác giả ẩn là giọng điệu đứng đằng sau tất cả mọi giọng điệu,bao trùm lên và thể hiện rõ nhất tư tưởng, tình cảm, thái độ của nhà văn

Việc khu biệt các cấp độ giọng điệu không hề đơn giản vì giữa các loạigiọng điệu này thường có sự giao thoa, đan chéo, xen lẫn vào nhau Để có thể

Trang 32

cảm thụ được giọng điệu độc đáo, riêng biệt của truyện, người ta phải đọc tácphẩm với sự cảm nhận sâu sắc và tinh tế hơn bao giờ hết.

Một khía cạnh nữa đáng được chú ý khi nói về vấn đề giọng điệu là câuhỏi “Ai là người mang giọng điệu cho tác phẩm?” Ở tác phẩm này, người kểchuyện thiết lập mối quan hệ với người nhận – người nghe kể chuyện (cô sếpFubuki, ông Saito…) Trong từng trường hợp, giọng điệu có cách thể hiệnkhác nhau, tùy vào hoàn cảnh Giọng văn của tác phẩm được viết bằng mộtgiọng dửng dưng, tình cảm miêu tả không nhiều lắm ngoại trừ nhằm mục đíchtrào phúng Có những đoạn thật sự rất thú vị như : “Ông Haneda là cấp trêncủa ông Omochi Ông Omochi là cấp trên của ông Saito Ông Saito là cấp trêncủa cô Mori Và cô Mori là cấp trên của tôi Còn tôi không là cấp trên của aihết Hoặc có thể nói theo cách khác Tôi làm theo lệnh của cô Mori, cô Morilàm theo lệnh của ông Saito, và cứ tiếp tục như thế, các mệnh lệnh đượctruyền từ trên xuống dưới qua các cấp thứ bậc với sự chính xác này Vậy là,

trong công ty Yumimoto, tôi y theo lệnh của tất cả mọi người.” Và có những

đoạn xen kẽ cả hài hước lẫn mỉa mai, chua chát: “Bạn đói chứ gì? Hãy ăn vừathôi vì bạn phải giữ mình mảnh khảnh bạn có bổn phận phải lấy chồng, tốtnhất là trước 25 tuổi, đó là hạn sử dụng của bạn Bạn có bổn phận phải sinhcon, và bạn phải đối xử với nó như với ông hoàng bà chúa cho tới khi chúngđược 3 tuổi, bạn phải xem chồng như một ông vua và nghỉ việc ở nhà chămsóc bố mẹ chồng nếu họ muốn " Các chi tiết có vẻ liền mạch với nhau,không bị đứt quãng nhưng toàn vấp Tác giả đã khéo léo bóc tách sự khác biệtgiữa hai nền văn hóa Đông – Tây thành những thử thách tâm lý sống động,mang tính châm biếm thú vị

Theo Jakobson, trong diễn ngôn trần thuật (giống như bất cứ diễn ngônnào khác) có thể thực hiện nhiều “chức năng” khác nhau, chủ yếu là: chứcnăng “định hướng” người nhận (bao gồm sự tiếp xúc với người nhận); chức

Trang 33

năng “thuyết phục” người nhận tin hoặc làm một điều gì đó; chức năng “gợicảm xúc” hoặc “biểu hiện” (bộc lộ tính cách chủ quan của anh/cô ta) Trongchương này, người viết kết hợp việc tìm hiểu trong tác phẩm các sắc tháigiọng điệu gắn với các chức năng.

2.3 Giọng điệu trong tiểu thuyết Sững sờ và run rẩy

2.3.1 Giọng điệu người kể chuyện ngôi thứ nhất

Một trong những lí do khiến Sững sờ và run rẩy cuốn hút được đông đảo

bạn đọc đến vậy chính là nhờ giọng điệu người kể chuyện chân thành, bình dị

Sững sờ và run rẩy là câu chuyện về chính cuộc đời tác giả Amélie Nothomb.

Nhà văn đã hóa thân vào nhân vật, thông qua người kể chuyện ngôi thứ nhấtxưng “tôi” tự kể lại mọi biến cố, sự kiện liên quan đến bản thân và những

người khác Vì vậy, giọng điệu kể chuyện trong Sững sờ và run rẩy trước hết

là giọng điệu chân thành, bình dị, giúp người đọc như được đồng hành cùngnhân vật tham gia mọi hoạt động, trải qua mọi khó khăn, thử thách; cũng nhưđược đi sâu tìm hiểu suy nghĩ thầm kín bên trong của nhân vật, tạo nên sự tintưởng cho người đọc

Nhân vật chính trong tác phẩm là Amélie, đóng vai trò là người kểchuyện xuất hiện ở ngôi thứ nhất, “đồng nhất” với nhà văn.Với giọng điệuchân thành, bình dị của người kể chuyện đã tạo cho câu chuyện được kể lạimang tính chân thực hơn Bằng vốn sống, hiểu biết và sức sáng tạo của mình,Amélie đã xây dựng nên nhân vật trung tâm mang bóng dáng của bản thân.Nhân vật từ đầu đến cuối đều xưng “tôi”, kể lại những gì mà bản thân mình

đã trải qua, mà cụ thể là quá trình làm việc của nhân vật này trong một công

ty Nhật Bản, cùng những mối quan hệ giao tiếp của nhân vật này với cácnhân vật khác Ở nhân vật Amélie hiện lên những đặc điểm mà chúng ta dễdàng bắt gặp trong nhiều nhân vật khác ngoài cuộc sống hiện thực cũng nhưtrong nhiều tác phẩm văn học khác Câu chuyện về một nhân viên làm việc

Trang 34

trong công ty, cụ thể là công ty Nhật Bản, với những khó khăn, thử thách mà

họ đã phải đương đầu, không xa lạ gì đối với rất nhiều người khác Améliekhông phải là nhân viên duy nhất làm việc như vậy nhưng là người trong quátrình đó đã có được những cảm xúc, cách đánh giá và nhìn nhận đặc biệt củariêng mình Và cái quan trọng là chính bản thân cô đã không ngần ngại kể lạinhững điều được trực tiếp mắt thấy tai nghe, được tham gia và cũng chính làngười lãnh nhận hậu quả Với việc lựa chọn giọng điệu và cách kể như vậy,người đọc hình dung câu chuyện giống như thật và có độ tin cậy cao

Nhân vật trong Sững sờ và run rẩy không được kể theo kiểu hư cấu hoàn

toàn mà được kể dưới dạng tự truyện nên chủ thể của nó được nổi bật lên thuhút sự chú ý của mọi người Người đọc như được thực sự chứng kiến, thamgia cùng nhân vật Người đọc tập trung mọi chú ý vào nhân vật, hồi hộp theodõi và chứng kiến nhân vật “tôi” tham gia vào mọi hoạt động kể từ khi côđược nhận vào công ty làm cho tới khi cô rời khỏi công ty với những suynghĩ, hành động và cảm xúc rất thật Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất xưng

“tôi” với giọng điệu chân thành đã có chức năng định hướng , thuyết phụcngười đọc tập trung quan sát, suy ngẫm và cảm nhận vào đúng vấn đề mà cô

đề cập đến Điều này được thể hiện ở sự xuất hiện dày đặc hàng loạt các đoạnvăn trong tác phẩm:

* Ngày đầu tiên Amélie tới công ty Yumimoto: “Ngày 8 tháng Giêngnăm 1990, chiếc thang máy nhả tôi lên tầng cuối cùng trong tòa nhà của công

ty Yumimoto” [1, tr 7] Ở đây thời gian và không gian người kể chuyện nêulên cụ thể bằng giọng điệu chân thành nhất, tạo ra tính xác thực cho thông tinđưa ra Với chi tiết này, người đọc phần nào hình dung được câu chuyện củanhân vật xảy ra tại thời điểm nào, ở đâu, bối cảnh xã hội lúc đó ra sao Cáchđưa thông tin chính xác như vậy hoàn toàn khác xa so với cách giới thiệutruyền thống trong các tác phẩm cổ tích luôn được bắt đầu bằng cụm từ “ngày

Trang 35

xửa ngày xưa” (khoảng thời gian diễn ra đã rất lâu nhưng không biết đích xác

là lúc nào) Mốc thời gian cụ thể được đưa ra từ ngay đầu câu chuyện cũng làmột cách để người đọc tính toán được khoảng thời gian tồn tại và làm việccủa Amélie tại công ty Yumimoto của Nhật Bản Nó góp phần giúp người đọcđưa ra đánh giá, nhận xét đúng đắn về nhân vật trong truyện

* Khi nhân vật quan sát mọi người: “Tôi quay lại Một người đàn ôngtrạc năm mươi tuổi, dáng người nhỏ thó, gầy và xấu xí, nhìn tôi vẻ khó chịu”[1, tr 8] Nhân vật người kể chuyện xưng “tôi” cũng chính là người đưa racảm nhận, đánh giá về người khác từ cái nhìn bên ngoài (khi quan sát hìnhdáng, diện mạo) đến cái nhìn bên trong Xuất hiện ở ngôi thứ nhất với mộtgiọng chân thành giúp sự nhìn nhận ấy được người đọc tin tưởng hơn vì nómang tính chủ quan của người kể và tạo cảm giác xác thực bởi người kể làngười trực tiếp quan sát và trực tiếp kể lại đối tượng được quan sát

* Khi nhân vật trực tiếp tham gia vào công việc Có thể nhận thấy trongchuỗi các công việc kể từ khi “tôi” bắt đầu vào làm đến khi nghỉ việc tại công

ty Yumimoto đều được kể lại với một giọng điệu hết sức chân thành, bình dị:

• “Cái “thách thức” mà ông Saito đề nghị với tôi là viết một bức thư bằngtiếng Anh cho ông Adam Jonhson nào đó để bảo cho ông ta biết ông Saitonhận lời đi chơi golf với ông ta vào chủ nhật tuần sau” [1, tr 9]

• “Sau đó, Fubuki bảo tôi đọc những tài liệu mà cô đã chuẩn bị sẵn trênbàn tôi, ngay đối diện với bàn cô Cô ngồi xuống và bắt đầu làm việc Tôingoan ngoãn lật qua đống giấy tờ mà cô đưa cho để nghiên cứu Nó gồm cácquy định, danh sách bản kê khai” [1, tr 13]

• “Ông Saito không bắt tôi viết thư cho Adam Jonhson nữa, và cũngchẳng viết cho ai khác Hơn nữa, ông ta không bảo tôi làm gì cả, ngoại trừviệc mang cà phê đến cho ông ta” [1, tr 17]

Trang 36

• “Một buổi sáng, ông Saito báo cho tôi biết ngài phó chủ tịch sẽ tiếpmột phái đoàn quan trọng của một công ty bạn tại văn phòng của ông:

- Cà phê cho hai mươi người

Tôi bước vào phòng của ông Omochi với một cái khay lớn và tôi thựchiện công việc trên cả mức hoàn hảo: tôi phục vụ mỗi tách cà phê với một vẻkính cẩn nhún nhường, lặp lại đều đều những câu giao tiếp tinh tế nhất, mắtnhìn xuống và người cúi thấp Giả sử có huân chương trao thưởng cho phongcách phục vụ trà thì hắn phải trao cho tôi” [1, tr 18]

• “Tôi quyết định đi phân phát thư từ mà không hỏi ý kiến ai” [1, tr 25]

• “Tôi nảy ra một ý xem ra tuyệt vời theo suy nghĩ ngây thơ của mình:trong khi loăng quăng khắp công ty, tôi nhận thấy trong các phòng làm việc

có rất nhiều cuốn lịch hầu như chẳng bao giờ được để đúng ngày, hoặc do cáikhung vuông nhỏ màu đỏ di động không được chuyển cho đúng ngày, hoặc tờlịch tháng không được lật

Lần này, tôi không quên xin phép:

- Thưa ông Saito, tôi có thể bóc lịch không ạ?

Ông ta trả lời tôi là được mà không để ý Tôi coi như mình đã có một nghề.Buổi sáng, tôi rẽ vào từng phòng và chuyển cái khung nhỏ màu đỏ vào vị tríngày tháng đúng của nó Tôi đã có một công việc: tôi là người bóc lịch” [1, tr 28]

• “Ông Saito nói tiếp:

- Đi photo cho tôi cái này

Ông ta chìa ra cho tôi một tập tài liệu cao ngất khổ A4 Chắc phải đếnhàng ngàn trang” [1, tr 30]

• “Tôi lăn vào trận chiến bơ tách béo… Tôi soạn bảo báo cáo thế kỷ - bắtđầu là nghiên cứu thông tin: lượng tiêu thụ bơ của người Nhật năm 1950 đếnnay, kèm theo diễn biến của các vấn đề sức khỏe do việc tiêu thụ chất béobutitric quá mức Tiếp đó, tôi miêu tả những qui trình tách bơ cũ, công nghệ

Trang 37

mới của Bỉ, những thuận lợi đáng kể của nó… Vì phải viết báo cáo bằng tiếngAnh nên tôi mang việc về nhà, tôi cần dùng từ điển để tra những thuật ngữkhoa học Tôi thức trắng đêm” [1, tr 37]

• “Sáng hôm sau, tôi vừa đến công ty Yumimoto thì cô Mori báo ngaycho tôi công việc mới:

- Cô không phải thay đổi bộ phận, vì cô vẫn sẽ làm ở đây, tại phòng kếtoán” [1, tr 51]

• “Tôi trở lại với cuộc sống thường ngày Nghe có vẻ lạ kỳ nhưng sau cáiđêm tôi có hành động điên rồ nọ, thì mọi thứ trở lại bình thường như chưa hề

có gì nghiêm trọng xảy ra” [1, tr 79]

• “Hôm sau, Fubuki lại đón tôi với một vẻ mặt thư thái uy nghiêm “Cô

ta đã phục hồi, cô ta đã khá hơn rồi”, tôi nghĩ vậy

Cô ta ung dung tuyên bố với tôi:

- Tôi có việc mới cho cô đây Cô đi theo tôi

Tôi đi theo cô ta ra khỏi phòng Tôi lập tức cảm thấy có gì đó không ổn:công việc mới của tôi vậy là không phải ở phòng kế toán? Thế thì là gì? Và cô

ta dẫn tôi đi đâu vậy?

Mối lo ngại của tôi càng rõ hơn khi thấy cô ta dẫn tôi đi ra hướng nhà vệsinh Ôi không, tôi nghĩ Chắc chắn là chúng tôi sẽ rẽ ngoặt sang phải hoặcsang trái vào phút chót để đi vào một phòng làm việc khác

Hai chúng tôi không đổi hướng qua phải cũng chẳng qua trái Cô ta dẫnthẳng tôi vào nhà vệ sinh

“Chắc cô ta dẫn mình vào chỗ cách biệt này để nói với nhau về chuyệnngày hôm qua”, tôi tự nhủ

Nhưng không phải vậy Cô ta thản nhiên tuyên bố:

- Đây là chỗ làm việc mới của cô” [1, tr 116]

Trang 38

• “Sau khi đã thỏa mãn cơn khát lao mình qua cửa sổ, tôi rời tòa nhà củacông ty Yumimoto Mãi mãi không bao giờ trở lại” [1, tr 167].

Như vậy, có thể thấy rằng để có được cái nhìn cụ thể, nhà văn ngoài khảnăng sáng tạo cần phải có trải nghiệm thực tế Với giọng điệu chân thành,bình dị, người kể chuyện không đơn thuần chỉ là người quan sát và kể lại màthực sự đã tự nói về những trải nghiệm thực tế của bản thân Nhân vật hiệnlên chân thực, sống động và cũng thể hiện được sự đồng cảm của nhà văn Ởđây, hầu như không có sự hư cấu, nhân vật tồn tại như một thực thể có thật,tạo cảm giác tin tưởng vì khi đó “câu chuyện được kể trở thành câu chuyện vềmột cái tôi cụ thể nào đó, lời lẽ cái tôi rất riêng ấy là nhân chứng duy nhất củamọi sự kiện được kể” [17, tr 433] Nhà văn không cần trực tiếp tham gia hayđưa ra bất kì một lời bình luận nào mà vẫn bày tỏ được cách nhìn nhận củamình Chức năng định hướng được thể hiện một cách rõ ràng Mỗi khi nhậnmột công việc mới trong công ty Yumimoto, “tôi” đều có lời giới thiệu hếtsức chân thành Nó vừa cho thấy thái độ bất ngờ của “tôi” khi nhận nhiệm vụmới lại vừa tạo được bất ngờ đối với người đọc Cái bất ngờ ở đây thể hiện ởchỗ: rõ ràng chỉ là một nhân viên mới của công ty nhưng có lẽ “tôi” là nhânviên nhận được nhiều công việc khác nhau và có sự luân chuyển công việcchóng vánh nhất so với các thành viên khác Vậy là, làm việc tại một công tycủa Nhật Bản (hay công ty nước ngoài nói chung) trong mắt độc giả giờ đâyhiện lên chẳng dễ dàng gì Nó cũng giúp người đọc nhận thức được số phậnlong đong, vất vả và lắm gian truân trên con đường tìm được vị trí xứng đángcủa mình trong công ty Yumimoto của nhân vật “tôi”

Giọng điệu chân thành, bình dị của người kể chuyện đã “che giấu” bớtcái nhìn chủ quan của nhà văn Tất cả mọi điều tốt, xấu mà nhà văn muốn thểhiện đều được bộc lộ qua giọng điệu chân thành, bình dị đó Cũng chính bằnggiọng điệu này, tự nhân vật kể lại và đồng thời cũng thể hiện ý nghĩ, cảm

Trang 39

nhận riêng của mình (dù có tồi tệ, ngốc nghếch đến mức nào) nên nhân vật ít

bị chi phối và có khả năng bộc lộ đầy đủ những cảm xúc vốn có của nó

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, ở bất kì một công sở nào, người tađều quan tâm đến quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các thành viêntrong công ty Trước khi đi làm, bạn được tiếp xúc với một loạt lý thuyết khácnhau dạy bạn cách ứng xử, giao tiếp nhưng trên thực tế, bạn vẫn gặp phải khókhăn khi giải quyết một tình huống cụ thể Giữa lý thuyết và thực tế khôngphải lúc nào cũng giống nhau nên đòi hỏi những người đi làm cần có sự trảinghiệm thực tế để tích lũy kinh nghiệm Amélie được tuyển vào công ty bằngtiếng Nhật nhưng cô thực sự bất ngờ khi không được sử dụng tiếng Nhậttrong công ty; cô còn bất ngờ hơn khi liên tục bị cấp trên sỉ vả bằng những lời

lẽ thậm tệ vì cô đã nói tiếng Nhật Bằng giọng chân thành, bình dị, người kểchuyện cứ để cho mọi sự bất công đó tái hiện trước mắt người đọc một cáchchân thực nhất “Cô im đi! Cô có quyền gì mà cãi hả?” [1, tr 19] hay “Tôikhông cần biết Tôi lệnh cho cô không được hiểu tiếng Nhật nữa” [1,19] Mốiquan hệ giữa cô và các nhân viên khác ngày càng tồi tệ bởi trong mắt họ cô là

“tội đồ”, là trung tâm của những rắc rối, là một kẻ ngờ nghệch Ngay cả bảnthân Amélie cũng không ngờ mình gặp phải hoàn cảnh trớ trêu đến mức

“chức vụ” cuối cùng dành cho cô là công việc của “bà Nước Tiểu” Trên thực

tế, cô không phải là người thiếu hiểu biết, cũng không phải trường hợp duynhất trong thực tế lâm vào tình thế bi đát đến như vậy Nhà văn đã hóa thânvào nhân vật, thông qua người kể chuyện trung gian xuất hiện ở ngôi thứnhất, viết lên một câu chuyện vừa chân thành, vừa hài hước và đầy xót xa vềchính cuộc đời mình như một lời giãi bày của cái “tôi” cá nhân Dõi theo cái

“tôi” ấy, người đọc như được hòa mình cùng nhân vật, hồi hộp và tò mòmuốn biết sự việc nào tiếp theo sẽ xảy ra và coi nhân vật này như một hìnhtượng có thật, một hiện tượng có thật trong cuộc sống nhưng không phải ai

Trang 40

cũng dám thừa nhận bản thân mình có bóng dáng của nhân vật đó, cũng đãphải trải qua tất cả những vụ việc không hay ho ấy mà ngược lại, người tathường ẩn mình theo kiểu không phải tôi nói về tôi mà tôi đang nói về ngườikhác

Giọng điệu chân thành, bình dị của người kể chuyện tạo ra sức hấp dẫn

nhưng chưa phải là tất cả trong Sững sờ và run rẩy Điều làm nên sức cuốn

hút kì lạ của tác phẩm khiến nó được đánh giá như một “phương thuốc chốngphiền muộn” dành cho độc giả phần lớn là nhờ vào giọng điệu bình tĩnh, hàihước, hóm hỉnh của người kể chuyện Đây có thể coi là giọng điệu chủ âmcủa tác phẩm bởi nó bao trùm tác phẩm, rải rác ở rất nhiều đoạn văn, câu văn

mà mỗi khi bắt gặp, người đọc cảm thấy hết sức thú vị Chính giọng điệu này

đã thực hiện thêm một chức năng quan trọng nữa của tác phẩm, đó là chứcnăng “gợi cảm xúc” Chức năng “gợi cảm xúc” phát huy hiệu quả tối đa khingười kể chuyện đồng nhất với nhân vật xưng “tôi” trong tác phẩm Điều đóbiến những tình huống, sự kiện trong tác phẩm vừa mang tính hài hước vừachứa đựng ý vị sâu sắc Chức năng “gợi cảm xúc” cũng có nghĩa là nhân vậtthể hiện bản thân mình qua hành động, cử chỉ, lời nói, thể hiện quan điểmriêng của mình nhưng có thể không đồng nhất với ý kiến đánh giá của cácnhân vật khác

Làm việc trong công ty Yumimoto, với Amélie là phải chịu rất nhiều áplực và chịu khổ hạnh (bởi những quy tắc và luật lệ của nó) khiến một ngườithuộc nền văn hóa khác như cô lúc nào cũng cảm thấy “sững sờ” đến mức

“run rẩy” Ngay từ khi bắt đầu công việc, “tôi” đã vấp phải khó khăn khi soạnthư cho ông Adam Jonhson Thông thường, nếu đã phải làm một công việcđến vài lần mà chưa được chấp nhận đã khiến người phải làm trở nên chánnản nhưng ở đây, “tôi” sau khi bị xé tới lá thứ thứ hàng ngàn vẫn miệt mài,say sưa, thậm chí thấy “khoái trá cái trò này” Giọng điệu của người kể

Ngày đăng: 17/03/2014, 19:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Amélie Nothomb, Sững sờ và run rẩy, Nxb. Văn học, 2008, người dịch: Thi Hoa.Sách nghiên cứu Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sững sờ và run rẩy
Nhà XB: Nxb. Văn học
2. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb ĐHQG Hà Nội
Năm: 1999
3. M.Bakhtin, Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb. Hội nhà văn, 2003, Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn và dịch Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận và thi pháp tiểu thuyết
Nhà XB: Nxb. Hội nhà văn
4. R.Barthes, Độ không của lối viết, Nxb. Hội nhà văn, 1997, Nguyên Ngọc dịch Sách, tạp chí
Tiêu đề: Độ không của lối viết
Nhà XB: Nxb. Hội nhà văn
5. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb. ĐHQG – HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại
Tác giả: Đặng Anh Đào
Nhà XB: Nxb. ĐHQG – HN
Năm: 2001
6. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Vọng từ con chữ - Tiểu luận phê bình, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vọng từ con chữ - Tiểu luận phê bình
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2003
7. Trịnh Bá Đĩnh (2002), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, Nxb. Văn học, Trung tâm nghiên cứu Quốc học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa cấu trúc và văn học
Tác giả: Trịnh Bá Đĩnh
Nhà XB: Nxb. Văn học
Năm: 2002
8. Trần Minh Đức, Bàn về khía cạnh trần thuật trong tiểu thuyết, nguồn : http://www.vietvan.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về khía cạnh trần thuật trong tiểu thuyết
9. Gégard Genette, Figure III, Édu Seuil, 1972, Tài liệu dịch của Đào Duy Hiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Figure III
10. Đào Duy Hiệp (2001), Thơ và truyện và cuộc đời, Nxb. Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ và truyện và cuộc đời
Tác giả: Đào Duy Hiệp
Nhà XB: Nxb. Hội nhà văn
Năm: 2001
11. Đào Duy Hiệp (2008), Phê bình văn học từ lí thuyết hiện đại, Nxb. Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phê bình văn học từ lí thuyết hiện đại
Tác giả: Đào Duy Hiệp
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 2008
12. M.Jahn, Trần thuật học- nhập môn lý thuyết trần thuật, Phòng tư liệu của Khoa văn học, người dịch: Nguyễn Thị Như Trang, năm 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trần thuật học- nhập môn lý thuyết trần thuật
13. Khrapchenko (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, Nxb. Tác phẩm mới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học
Tác giả: Khrapchenko
Nhà XB: Nxb. Tác phẩm mới
Năm: 1978
14. Yuri M.Lotman, Cấu trúc văn bản nghệ thuật, Trần Ngọc Vương, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Thu Thủy dịch, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cấu trúc văn bản nghệ thuật
Nhà XB: Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội
15. G.N.Poxpelop, Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb. Giáo dục, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận nghiên cứu văn học
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
16. Hoàng Phê chủ biên (2006), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng – Viện ngôn ngữ học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê chủ biên
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng – Viện ngôn ngữ học
Năm: 2006
17. Trần Đình Sử (2004), Tự sự học một số vấn đề lý luận và lịch sử, Nxb. Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự sự học một số vấn đề lý luận và lịch sử
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: Nxb. Đại học sư phạm
Năm: 2004
18. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, Nxb. Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận thi pháp học
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 1998
19. Phùng Văn Tửu (2002), Tiểu thuyết Pháp hiện đại – những tìm tòi đổi mới, Nxb. Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết Pháp hiện đại – những tìm tòi đổi mới
Tác giả: Phùng Văn Tửu
Nhà XB: Nxb. Khoa học xã hội
Năm: 2002
20. Lộc Phương Thủy (chủ biên) (2005), Quan niệm văn chương Pháp thế kỉ XX, Nxb. Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan niệm văn chương Pháp thế kỉ XX
Tác giả: Lộc Phương Thủy (chủ biên)
Nhà XB: Nxb. Văn học
Năm: 2005

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w