1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NHÀ VĂN THUỲ DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

97 1,6K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 508 KB

Nội dung

Về vấn đề này, Nguyễn Xuân Nguyên - tác giả bài giới thiệu tiểu thuyết Thức giấc đã thể hiện sự thán phục đối với Thùy Dơng “… Mỗi nhà văn có một h những gì nằm sâu trong cuốn tiểu thuyế

Trang 1

Phần I: Mở đầu

1 Lý do chọn đề tài:

1.1 Nền văn học của một dân tộc đợc nhìn nhận trớc hết ở thành tựu của thểloại tiểu thuyết Đây là thể loại “đinh”, vì nó thể hiện trình độ t duy văn học vàkết tinh thành tựu quan trọng nhất của một thời đại văn học Văn học ViệtNam không phải là một ngoại lệ So với bề dày lịch sử phát triển của thể loạitiểu thuyết, thì tiểu thuyết Việt Nam mới đang trên con đờng định hình vị trítrong nền văn học hiện đại của dân tộc, nhất là từ thời kỳ Đổi mới (1986)

PGS TS Nguyễn Thị Bình đã nhận xét: “Tiểu thuyết Việt Nam từ những năm

đầu thời kỳ Đổi mới đến nay đã đi qua một chặng đờng 20 năm thay da đổi thịt Suốt quãng đờng ấy, tuy có lúc dòng chảy tung phá ào ạt, có lúc chùng xuống nhng tiểu thuyết vẫn đang không ngừng tìm cách tiến về phía trớc Nếu

ở thời kỳ đầu Đổi mới, tiểu thuyết thiên về đổi mới nội dung hiện thực, chú trọng đề tài và hệ chủ đề, thì vào đầu những năm thế kỷ XXI tiểu thuyết hớng tới đổi mới bút pháp tự sự” [3, 80] Những nỗ lực thay đổi quan niệm, cách

viết tiểu thuyết đều xuất phát từ ý thức “làm mới” tiểu thuyết của các nhà vănhiện đại và đơng đại, trong đó có một phần không nhỏ của các nhà văn nữ Cóthể kể đến Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ, Lê Minh Khuê, Võ Thị Hảo,

Đoàn Lê, Y Ban, Thùy Dơng, Võ Thị Xuân Hà… Mỗi nhà văn có một h Mỗi nhà văn có một hớngtiếp cận, khám phá hiện thực và phong cách thể hiện của riêng mình, nhng họ

đều nhằm mục đích thể hiện sự phức tạp của cuộc sống thời mở cửa, góp phầnlàm nên diện mạo của một nền văn học mới Bên cạnh sự nở rộ của thể loạitruyện ngắn, tiểu thuyết vẫn âm thầm khẳng định vị trí của mình trong nềnvăn học đơng đại bằng những tìm tòi, đổi mới, thể nghiệm Các nhà văn khôngngừng khám phá các thủ pháp nghệ thuật và sáng tạo các kỹ thuật viết; làmcho tiểu thuyết đơng đại trở nên mới mẻ từ t tởng chủ đề cho tới hình thứcnghệ thuật Vì thế, tìm hiểu những đóng góp nghệ thuật về tiểu thuyết của bất

cứ tác giả nào trong giai đoạn văn học này cũng là một cách nhìn nhận để kháiquát về diện mạo của cả một giai đoạn văn học

1.2 Thùy Dơng là một cây viết trẻ, tốt nghiệp khoá IV trờng viết văn Nguyễn

Du với tiểu thuyết đầu tay Tam giác muôn đời Hiện chị là Phó Tổng biên tập

báo Diễn đàn Doanh nghiệp và là thành viên của Hội nhà văn Việt Nam (kết

nạp năm 2001) Có ngời cho rằng “Văn Thùy Dơng nhẹ nhàng nhng không nhẹ nhõm” bởi đọc truyện của chị, ngời ta thấy một mạch văn giàu cảm xúc,

Trang 2

đi vào lòng độc giả và cứ mãi day dứt, ám ảnh Đến nay, Thùy Dơng có số ợng sáng tác khá dày dặn với sáu tập truyện ngắn và bốn tiểu thuyết đã đợc

l-xuất bản (tập truyện ngắn Trong hộp kẹo - 1987, tiểu thuyết Tam giác muôn

đời - 1992, tập truyện ngắn Hạnh phúc mong manh - 1994, tập truyện ngắn

N-ớc mắt chàng khổng lồ - 1994, tập truyện ngắn Ma thiếu nữ - 1997, tập truyện ngắn Những ngời đàn bà đang sống - 2000, tập truyện ngắn Truyện ngắn Thùy Dơng - 2003, tiểu thuyết Ngụ c - 2004, tiểu thuyết Thức giấc - 2007, tiểu thuyết Nhân gian - 2010) Mới xuất hiện từ những năm cuối thập kỷ 80 của

thế kỷ XX, nhng Thùy Dơng đã sở hữu một gia tài giải thởng, với: Giải Bacuộc thi truyện ngắn báo Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh năm 1997, giải Ccuộc thi truyện ngắn báo Văn nghệ năm 1999 - 2001, giải Nhất cuộc thitruyện ngắn báo Thiếu niên tiền phong năm 2002, giải B cuộc thi tiểu thuyếtHội nhà văn Việt Nam năm 2002 - 2005, giải C cuộc thi tiểu thuyết Hội nhàvăn Việt Nam năm 2006 - 2010, giải thởng tiểu thuyết của Hội nhà văn HàNội năm 2010 Tuy vậy, tên tuổi của Thùy Dơng đợc biết đến nhiều nhất với

ba tiểu thuyết Ngụ c, Thức giấc và Nhân gian Đọc tiểu thuyết của Thùy

D-ơng, ngời đọc nhận ra một thế giới riêng, không thể nhầm lẫn Đó là thế giớicủa cuộc đời thực phức tạp xen lẫn với thế giới tâm linh lẩn khuất, thế giới cõi

âm cha từng biết đến và thế giới của dòng ý thức, của sự đồng cảm Thế giới

ấy đợc chị dày công tạo dựng từ đức tin, từ cảm hứng về những con ngời, cuộc

đời gần gũi quanh chị Nhân vật của Thùy Dơng là những ngời đàn bà có sốphận trắc trở - gặp nhiều đau khổ trong cuộc sống nhng luôn vơn lên mạnh

mẽ, khao khát là chính bản thân mình Những kỹ thuật viết, những thủ phápnghệ thuật mà Thùy Dơng sử dụng không hẳn là mới, nhng khi kết hợp vớivăn phong kể đã tạo nên những hiệu quả nghệ thuật bất ngờ Thùy Dơng cũngkhông phải là ngời tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học, nhng tiểuthuyết của chị vẫn có những cách tân về thi pháp, chủ yếu là nằm trong ranh

giới của truyện truyền thống - hiện đại Đó là sự kết hợp của hai xu hớng ớng đổi mới bám sát khung thể loại truyền thống (coi trọng nội dung hiện thực

“h-và tổ chức cốt truyện mạch lạc, đổi mới nghệ thuật trần thuật) “h-và hớng đổi mới cách viết theo tinh thần hậu hiện đại (tiểu thuyết ngắn, tiểu thuyết huyền thoại - triết luận, huyền thoại trào lộng, dạng tiểu thuyết thể nghiệm mô hình trò chơi …) ” [3, 80] Bởi vậy, tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết )

của Thùy Dơng cũng chính là cách tiếp cận với cuộc sống và tiểu thuyết đơng

Trang 3

đại Đồng thời, đó cũng là một cách để định hình phong cách tiểu thuyết củachị, tìm ra những nét tiêu biểu trong phong cách của các nhà văn nữ giai đoạnvăn học sau đổi mới.

Với những lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài tìm hiểu “Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Thùy Dơng” với hy vọng giúp bạn đọc hôm nay nhận

diện một gơng mặt văn học và từ đó nhìn nhận diện mạo văn chơng đơng đại

2 Lịch sử vấn đề:

Các nhà phê bình, nghiên cứu gọi thời kỳ văn học sau năm 1975 (nhất là từ

khi Đổi mới - 1986) là “thời của tiểu thuyết” (Nguyễn Huy Thiệp) Rất nhiều

tiểu thuyết đợc ra đời trong giai đoạn này, đặc biệt xuất hiện nhiều tiểu thuyếtcủa các nhà văn nữ Họ là những nhà văn tài năng, giàu nhiệt huyết và nhạycảm với thời cuộc Những sáng tác của họ một mặt kế thừa tinh hoa của lốiviết giai đoạn văn học trớc, mặt khác chứa đựng những cách tân, sáng tạo cả

về nội dung và hình thức nghệ thuật Hầu hết các sáng tác này còn khá mới

mẻ đối với nhiều bạn đọc Thêm nữa, tình hình nghiên cứu tác phẩm, phongcách tác giả đơng đại còn rải rác cha có hệ thống, cha đáp ứng nhu cầu tìmhiểu các tác phẩm văn chơng ngày càng cao của xã hội Thùy Dơng là một câybút đã có dấu ấn trên văn đàn; nhất là trong thời gian gần đây, sáng tác của chịbắt đầu đợc nhiều bạn đọc và nhà phê bình quan tâm Tuy nhiên, cho đến naycha có một công trình nào nghiên cứu cụ thể, chi tiết những đóng góp nghệthuật của Thùy Dơng trong lĩnh vực tiểu thuyết cũng nh trong bớc tiến tiểuthuyết của các cây viết nữ gần đây Chúng tôi đã thống kê đợc một số bàiphỏng vấn nhà văn Thùy Dơng hoặc các nhà văn khác về Thùy Dơng, bài giớithiệu tác phẩm, một số bài nghiên cứu bớc đầu Hầu hết các bài viết này mớichỉ dừng lại ở việc đánh giá khái quát, sơ lợc về tiểu thuyết Thùy Dơng

Thoát khỏi cái bóng của văn học sử thi (trớc 1975), văn học Việt Nam nóichung và tiểu thuyết Việt Nam nói riêng từ sau năm 1975, nhất là từ năm 1986bắt đầu có những đổi mới về t duy tiểu thuyết, rồi đến những cách tân về nộidung cũng nh hình thức thể loại PGS TS Nguyễn Bích Thu đã có một cáinhìn tổng thể về tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới, trong đó có tiểu thuyết

của Thùy Dơng “Vào thời điểm 1986 và những năm tiếp theo, trong cao trào

đổi mới, tiểu thuyết đã thật sự bộc lộ u thế của mình trên con đờng dân chủ hoá nội dung nghệ thuật Với xu hớng nhìn thẳng vào sự thật, các nhà tiểu thuyết đã dấn thân vào hiện thực của thời hiện tại, đang hình thành, cha ổn

Trang 4

định; ở chính tiêu điểm của đời sống” [59].Bà đã chỉ ra những hớng tiếp cận

căn bản đối với tiểu thuyết Việt Nam đơng đại, và đây chính là những đổi mới

nổi bật nhất: “ Trên phơng diện đề tài, tiểu thuyết thời kỳ đổi mới đã tiếp cận

và khai thác sâu hơn vào cái hiện thực hàng ngày, cái đời thờng của đời sống cá nhân Các nhà tiểu thuyết đã nhìn thẳng vào những mảnh vỡ , những bi“ ”

kịch nhân sinh, mổ xẻ, phơi bày nó bằng cái nhìn trung thực, táo bạo Các đề tài truyền thống hay hiện đại đều đợc đa vào trờng nhìn mới, hớng tới những gấp khúc trong đờng đời và thân phận con ngời, thấm đẫm cảm hứng nhân văn Nhìn từ góc độ thể loại, trong những năm đổi mới, tiểu thuyết đã có những tìm tòi, cách tân thể hiện ở một số phơng diện: cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ” [59] Nh thế, sự phát triển của tiểu thuyết là một tất yếu Những đổi

thay về đề tài, thể loại là cần thiết để định hình hớng đi của tiểu thuyết đơng

đại Việt Nam Tiểu thuyết của nhà văn nữ nói chung và của Thùy Dơng nóiriêng cũng không nằm ngoài xu thế này Nhà nghiên cứu Vơng Trí Nhàn khi

lý giải về sự xuất hiện đông đảo của các cây bút nữ sau 1975 trong đó có sáng

tác của Thùy Dơng đã cho rằng: “phụ nữ bắt mạch nhanh hơn nam giới Họ luôn gần gũi với cái lỉnh kỉnh dở dang của cuộc sống Mặt khác, với cái cực

đoan sẵn có - tốt, dịu dàng, rộng lợng thì không ai bằng, mà nhỏ nhen, chấp nhặt, dữ dằn thì cũng không ai bằng, từng cây bút đã tìm ra mặt mạnh của mình khá sớm, định hình khá sớm” [42] Những cây bút nữ xuất hiện không

chỉ mang lại một luồng sinh khí mới cho văn học đơng đại, mà họ còn mang

đến một tiếng nói phái tính, một cách nhìn cuộc đời theo cách của riêng mình Bên cạnh những nhận xét chung về sáng tác của các tác giả nữ trong đó cóThùy Dơng thì những ý kiến, nhận xét riêng về tiểu thuyết của chị cũng gópphần khẳng định sự ảnh hởng của cây bút này đối với văn học nữ giai đoạn đổimới

Nhận xét về Ngụ c - tiểu thuyết đợc giải B Hội nhà văn Việt Nam năm

2002 - 2005 của Thùy Dơng, tác giả Cẩm Thuý đã cho rằng đây là “bớc tiến mới của Thùy Dơng” Tác giả khẳng định giọng văn của Thùy Dơng “vẫn nhẹ nhàng, chải chuốt câu chữ, vẫn bảng lảng tình quê” và nhận định đã có một

bớc chuyển, một sự trải nghiệm già dặn trong cách nhìn và cảm nhận về cuộc

đời, về con ngời của tác giả” [60] Không chỉ vậy, với tiểu thuyết này Thùy

D-ơng đã tỏ rõ ý hớng bắc một cây cầu giữa văn học truyền thống và văn họctheo tinh thần hậu hiện đại khi liên tiếp sử dụng những thủ pháp không thuộc

Trang 5

về văn học truyền thống nh “tiểu thuyết không có cốt truyện”, “phơng pháp

đồng hiện” Tìm hiểu sâu hơn về nội dung của tiểu thuyết này, tác giả Lê Thanh Nga trong bài Ngụ c và thân phận ngời phụ nữ đánh giá “những ngời phụ nữ ấy đều đã chọn lối sống vì mình, nhng cha hẳn là của mình, vì thế họ gặp ngay những bi hài kịch - những tấn trò đời của cuộc đời họ” [40] Chọn

phụ nữ là nhân vật chính trong tác phẩm của mình, Thùy Dơng đã kể tiếp cuộc

đời của những ngời đàn bà Việt Nam từng chịu nhiều thiệt thòi trong chiếntranh của văn học truyền thống, và trong thời bình muốn đợc sống vì mình nh-

ng phải đánh đổi quá nhiều

Vẫn tiếp tục viết về ngời phụ nữ, tiểu thuyết Thức giấc của Thùy Dơng đợc Thạch Thảo đánh giá là “ghi nhận thêm một thành công trên con đờng cầm bút” của nhà văn, “đóng góp cho văn học Việt Nam hiện đại những sắc thái mới” trong bài báo Thức giấc - tiểu thuyết mới của nhà văn nữ Thùy Dơng Bài viết này đã giới thiệu ngắn gọn về nội dung và nghệ thuật của Thức giấc Cuốn sách đợc nhận xét là “một cuốn sách nóng về thời gian và dịu dàng tâm cảm”,

“là tên gọi khác của sự giác ngộ Bối cảnh của cuốn tiểu thuyết khá rộng dài

về không gian và thời gian, từ một làng quê Bắc Bộ đến Hà Nội và những thành phố lớn, từ trớc ngày giải phóng miền Bắc, năm 1954 đầy không khí mơ màng của lễ nghi và bổn phận, đến hôm nay với sự sôi động của thị trờng chứng khoán…)” [56] Không quá tập trung vào đổi mới nghệ thuật trần thuật,

với tiểu thuyết này, Thùy Dơng lại xoáy sâu vào việc đổi mới nội dung t tởngmang tính thời đại Về vấn đề này, Nguyễn Xuân Nguyên - tác giả bài giới

thiệu tiểu thuyết Thức giấc đã thể hiện sự thán phục đối với Thùy Dơng “… Mỗi nhà văn có một h những gì nằm sâu trong cuốn tiểu thuyết Thức giấc là một lời nhắc nhở về thân phận và nghị lực con ngời trong những năm tháng mà cả xã hội nh đang ngủ một giấc ngủ miệt mài Nhng t tởng mang tính bao quát cả một thời cuộc thế này, phụ nữ hiếm khi động bút tới” [41] Tác giả bài viết còn có sự liên hệ với tác phẩm Thiên Đờng Mù của Dơng Thu Hơng và Giàn thiêu của Võ Thị

Hảo, nhằm khẳng định một điều - đổi mới về nội dung t tởng của tiểu thuyết

có vị trí quan trọng không kém đổi mới hình thức nghệ thuật tiểu thuyết

Tiểu thuyết mới nhất của Thùy Dơng - Nhân gian - vừa đạt giải thởng tiểu

thuyết của Hội nhà văn Hà Nội năm 2010 đã tạo đợc những phản hồi tích cực

từ giới phê bình cũng nh của độc giả Nhà báo Hoài Nam khi viết bài Nặng lòng với cõi nhân gian đã xúc động “Nhân gian không chỉ là cõi ngời, không

Trang 6

chỉ là những câu chuyện về con ngời đang sống…)”, đó là “nhân gian cõi âm, nhân gian cõi dơng và nhân gian bán âm bán dơng” đợc trải “theo ba tuyến tự

sự của tác phẩm” Tác giả bài viết đánh giá cao sự đổi mới của Thùy Dơng

“có thể nói so với hai tác phẩm Ngụ c và Thức giấc trớc đó, tiểu thuyết Nhân gian của Thùy Dơng đã đợc tăng cờng khá đậm tính chất ảo Cái ảo đợc nhìn qua lăng kính của cái thực” [39] Thùy Dơng đã táo bạo đa vào tác phẩm của mình những kỹ thuật viết mới nh lối kể hai giọng - ảnh hởng từ Thiếu nữ đánh

cờ vây của Sơn Táp, yếu tố kỳ ảo… Mỗi nhà văn có một h để thể hiện những đề tài không phải là

mới Tác giả Hải Đờng trong Nhân gian - những thân phận luôn day dứt cũng nhận xét “Với giọng kể của linh hồn liệt sĩ đầy những trăn trở day dứt ở cõi

âm, nhà văn Thùy Dơng đã sử dụng chi tiết liêu trai khiến câu chuyện mang màu sắc tâm linh trở nên gần gũi, gây xúc động với ngời đọc sâu sắc” [13] Còn tác giả của Đám cựu binh chúng ta hãy gửi lời cảm ơn nhà văn nữ Thùy Dơng - Tô Hoàng lại cho rằng đề tài chiến tranh không trở nên cũ trong Nhân gian “xuất hiện vào thời buổi dờng nh viết về đề tài này mà mà viết theo cảm hứng ngợi ca, mà ấm áp tình ngời, ngời viết hình nh nơm nớp lo sợ bị quy chụp là không thoát khỏi vòng văn chơng minh hoạ; là né tránh sự thật; là không đổi mới …) Không rõ, Thùy D ơng có biết điều ấy không và chị vẫn dành cho những ngời lính, cho cha mẹ, vợ con họ những gì yêu thơng, tự hào, trân trọng nhất Chính ở điểm này, sao cha thấy ai nói tới cái bản lĩnh, chỗ vững vàng, không té nớc theo ma của cây bút Thùy Dơng?” [24].

Những ý kiến, nhận định của các nhà phê bình, nghiên cứu văn học đãphần nào giúp bạn đọc có cái nhìn khái quát về tiểu thuyết cũng nh sáng táccủa Thùy Dơng Tuy nhiên, các ý kiến nhận xét còn chung chung, cha cụ thể;hơn nữa, chủ yếu là ý kiến trên mạng; ý kiến chính thống còn cha nhiều, chathành hệ thống Cần có những công trình nghiên cứu cụ thể, trọn vẹn, sâu sắc,

có hệ thống về giá trị nội dung, đặc sắc nghệ thuật của tiểu thuyết Thùy Dơng.Với luận văn này, chúng tôi mong muốn bớc đầu đi sâu tìm hiểu thế giới nghệthuật trong tiểu thuyết của Thùy Dơng một cách có hệ thống, nhằm giúp bạn

đọc có nhiều cơ hội tiếp cận, tìm hiểu và yêu mến cây bút này hơn Đồng thời,

đây cũng là cách tiếp cận những đặc trng cơ bản của văn học đơng đại

3 Đối tợng, phạm vi nghiên cứu:

3.1 Đối tợng nghiên cứu:

Trang 7

Đối tợng khảo sát chính là thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Thùy Dơngvới các luận điểm: Cảm hứng nghệ thuật, Thế giới nhân vật, Các phơng diệnnghệ thuật đặc sắc.

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tiểu thuyết của Thùy Dơng Chị có tất cảbốn tiểu thuyết, nhng chúng tôi tập trung nghiên cứu những tiểu thuyết đợcgiải Đó là những tác phẩm làm nên phong cách tiểu thuyết và tên tuổi của nhàvăn Thùy Dơng Đồng thời, chúng tôi đặt tiểu thuyết Thùy Dơng trong sự đốisánh với truyện ngắn của chị và với sáng tác của một số nhà văn có nét nghệthuật tơng đồng (Nam Cao, Thạch Lam… Mỗi nhà văn có một h) và những cây bút nữ cùng thời (VõThị Hảo, Võ Thị Xuân Hà, Y Ban,… Mỗi nhà văn có một h) để thấy đợc những đóng góp của tiểuthuyết Thùy Dơng với văn học Việt Nam đơng đại

Các tiểu thuyết của Thùy Dơng đợc khảo sát trong luận văn:

- Ngụ c - NXB Văn hoá Sài Gòn 2006.

ơng pháp này, chúng tôi cố gắng tìm ra đặc điểm cơ bản nhất của thế giớinghệ thuật tiểu thuyết Thùy Dơng trong mối tơng quan giữa tác phẩm của chịvới nhiều nhà văn cùng giới, cùng thời kỳ và những cây bút ở giai đoạn vănhọc trớc

4.1 Phơng pháp thống kê, phân loại:

Phơng pháp thống kê, phân loại giúp cho việc tìm hiểu, phân loại các kiểunhân vật, mô hình cốt truyện khi nghiên cứu thế giới nghệ thuật tiểu thuyếtThùy Dơng

Trang 8

Phơng pháp lịch sử xem xét đặc trng nghệ thuật trong tiểu thuyết của ThùyDơng trong sự kế thừa của văn học truyền thống nhng cũng có cách tân tạodấu ấn riêng của chị trên văn đàn.

4.4 Phơng pháp đối chiếu, so sánh:

Phơng pháp này nhằm làm nổi bật đặc trng riêng ở thế giới nghệ thuật củaThùy Dơng trong sự so sánh với văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới, nhất là vớicác cây bút nữ cùng thời và với văn học giai đoạn trớc

5 Những đóng góp mới của luận văn:

Tìm hiểu thế giới nghệ thuật tiểu thuyết của Thùy Dơng: Cảm hứng nghệthuật, Thế giới nghệ nhân vật, Các phơng diện nghệ thuật cơ bản… Mỗi nhà văn có một h để khẳng

định vai trò, vị trí, tên tuổi, những đóng góp về sự cách tân nghệ thuật củaThùy Dơng đối với văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới Từ đó có cái nhìn kháiquát, đa diện về tiểu thuyết Việt Nam đơng đại

Chơng III: Các phơng diện nghệ thuật trong tiểu thuyết của Thùy Dơng gồmcác phần: Từ cốt truyện đến truyện kể, Thời gian - không gian nghệ thuật,Hình tợng tác giả, Ngôn từ nghệ thuật

Trang 9

Phần II: Nội dung Chơng I Cảm hứng nghệ thuật

1 Khái niệm cảm hứng nghệ thuật:

Để có một cái nhìn khách quan và toàn diện về khái niệm cảm hứng nghệ thuật và vị trí của chơng I trong toàn bộ luận văn, trớc hết cần phải tìm hiểu khái niệm thế giới nghệ thuật Nói đến cảm hứng nghệ thuật là nói đến một yếu tố của nội dung nghệ thuật, còn “thế giới nghệ thuật là chỉnh thể của hình thức nghệ thuật” - đối tợng của thi pháp học Nội dung và hình thức nghệ thuật là hai yếu tố không thể tách rời nội dung hoá thân vào hình thức, biểu

hiện vào văn bản, hình thức biểu đạt nội dung cũng mang tính nội dung…) Chính tính đặc thù của mối quan hệ nội dung và hình thức trong văn học và nghệ thuật đã quy định cách tiếp cận thi pháp học là khám phá hình thức nghệ thuật để nắm bắt nội dung mà hình thức đó thể hiện” [53, 37].

Thế giới nghệ thuật là “khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật (một tác phẩm, một loại hình tác phẩm, sáng tác của tác giả, một trào l- u) Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng đợc tạo ra theo các nguyên tắc t tởng, khác với thế giới thức tại vật chất hay thế giới tâm lý của con ngời, mặc dù nó phản ánh cái thế giới ấy …) có không gian riêng, thời gian riêng, có quy luật tâm lý riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị riêng …) ” [53, 302-303] Nh vậy, thế giới nghệ thuật là cái nhìn thống nhất giữa cảm hứng, t duy và sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Nhất thiết mỗi thế giới nghệ thuật phải có một mô

hình nghệ thuật trong việc phản ánh thế giới - xuất phát từ cảm hứng của tácgiả đối với hiện thực, tơng ứng với một quan niệm nghệ thuật về con ngời và

đợc thể hiện thông qua những phơng diện nghệ thuật đặc sắc

L Vgôtxki nói “nghệ thuật bắt đầu từ nơi mà hình thức bắt đầu”, nhng hình thức sẽ không là gì cả nếu không “mang tính quan niệm” Theo triết học duy vật biện chứng, đó là “một hình thức tinh thần hình thành trong đầu óc con ngời nh là sự tích đọng của truyền thống văn hoá và sự phát hiện có tính cá nhân có vai trò chi phối cách nhìn, cách hiểu…)” [53, 45] Trong văn học,

M Gorki nói đến cảm quan về thế giới, và sau này các nhà lý luận văn học gọi

là cảm hứng nghệ thuật Vì vậy, khám phá cảm hứng nghệ thuật của tác phẩm

hay của nhà văn chính là đặt viên gạch đầu tiên trên con đờng khám phá về

thế giới nghệ thuật của tác phẩm hay của nhà văn sáng tạo nên tác phẩm ấy.

Trang 10

Về cảm hứng nghệ thuật, hiện nay có nhiều cách định nghĩa Trong luận văn này, chúng tôi xin đa ra định nghĩa của Từ điển thuật ngữ văn học: Cảm hứng nghệ thuật (hay cảm hứng chủ đạo) là “trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một t tởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của những ngời tiếp nhận tác phẩm” [20, 44-45] Nhờ cảm hứng nghệ thuật, các cấp độ và yếu tố

của nội dung tác phẩm đợc thống nhất trong một không khí cảm xúc nhất

định Sự nhiệt thành trong việc bộc lộ cảm xúc của tác giả sẽ khiến “cảm hứng chủ đạo của tác phẩm chi phối sự thống nhất cảm xúc của hình tợng, chi phối

hệ thống nghệ thuật biểu cảm của tác phẩm” ở phơng diện rộng hơn, cảm

hứng nghệ thuật còn là một hiện tợng độc đáo không lặp lại, thể hiện thế giớiquan và khẳng định phong cách riêng của mỗi tác giả Nh Vargas Llosa tâm

niệm “làm sao cho yếu tố trí tuệ …) - hòa tan vào hành động, hòa tan vào những câu chuyện, mà những câu chuyện ấy quyến rũ độc giả …) bằng những cảm xúc mà chúng gợi nên …) và bằng tất cả những sự hồi hộp và bí ẩn mà chúng có khả năng gây ra” [25].

Đối với tiểu thuyết, sự hiện diện của cảm hứng nghệ thuật đợc trải theo

chiều dài, bề rộng và chiều sâu “Tiểu thuyết biết đến tiềm thứ sớm hơn Freud, biết đến đấu tranh giai cấp sớm hơn Marx, nghiên cứu hiện tợng học sớm hơn các nhà hiện tợng học” [69] Đây là “thể loại duy nhất đang hình thành và ch-

a xong xuôi” (Bakhtin), nên cảm hứng nghệ thuật cũng chuyển động không ngừng - “bản chất của tiểu thuyết nhắm tới sự thấu đáo, nhng thế giới thì bất khả thấu đáo” [37] Cảm hứng của tiểu thuyết là cuộc sống nhìn từ góc độ đời

t - theo từng thời kỳ, cái nhìn đời t đợc kết hợp với chủ đề thế sự hoặc lịch sử.Tiểu thuyết còn miêu tả t duy của nhân vật về thế giới, phân tích tình cảm, chitiết về cảnh vật… Mỗi nhà văn có một h Do đó, cảm hứng nghệ thuật trong tiểu thuyết khá đa dạng.Nếu nh cảm hứng ở truyện ngắn thờng mang sức gợi, thì ở tiểu thuyết lại là lýgiải để nắm bắt cuộc sống Trong tình hình văn học hiện nay, cảm hứng lại

càng khẳng định đợc vai trò của mình Khi quan niệm tiểu thuyết “phi trung tâm, phi cốt truyện, phi tiểu thuyết” đang thịnh hành, yếu tố xâu chuỗi các nội

dung thành một chỉnh thể chính là cảm hứng nghệ thuật Nhà văn dùng cảmhứng nghệ thuật để duy trì ham muốn đọc, khám phá của độc giả từ đầu chotới cuối truyện, hoặc xa hơn nữa… Mỗi nhà văn có một h Vì vậy, dù ở thời kỳ nào, tiểu thuyết cũng

Trang 11

đòi hỏi cảm hứng phải dồi dào, có định hớng, thể hiện nội dung t tởng và cấutrúc nghệ thuật hài hoà, lý trí và tình cảm sâu sắc.

Cảm hứng nghệ thuật là tình cảm mà ngời đọc cảm nhận đợc từ tình huống,khung cảnh, không khí chung của toàn tác phẩm Trong đó, cảm hứng luônnhất quán với đề tài và t tởng, tạo nên sự thống nhất ở mọi cấp độ Đồng thời,

nó còn thể hiện thế giới quan của nhà văn, bộc lộ quan điểm của nhà văn trớc

mọi vấn đề của cuộc sống Cảm hứng “là đặc trng chủ yếu của nghệ thuật Chất lợng và tầm cao của sáng tạo chủ yếu tùy thuộc ở đây Nghệ thuật sẽ không tồn tại trong giá băng của nghệ sỹ và công chúng” [8]

2 Cảm hứng nghệ thuật trong văn học Việt Nam sau năm 1975:

M Kundera nhận định “Tiểu thuyết nhịp bớc cùng con ngời thờng xuyên và trung thành từ buổi khởi đầu của thời hiện đại”[28] Điều này quả là đúng với

tiểu thuyết Việt Nam hiện đại Văn học Việt Nam trớc và sau năm 1975 là haithời kỳ với hai dòng cảm hứng rõ rệt Văn học Việt Nam trớc năm 1975 gắnvới sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Cảm hứng của mỗi tác phẩm thời

kỳ này là “sức mạnh của tinh thần yêu nớc và ý thức cộng đồng đã đợc phát huy cao độ” [32, 22] Cảm hứng ngợi ca là âm hởng chính: ngợi ca lịch sử,

ngợi ca lãnh tụ, ngợi ca những ngời anh hùng trong chiến trận và xây dựngcuộc sống mới, ngợi ca sự hy sinh… Mỗi nhà văn có một h Văn học thực sự là một chứng nhân của

một quá trình lịch sử hết sức hào hùng” [31, 11] Sau năm 1975, văn học trở

về cuộc sống đời thờng của mỗi con ngời Hiện thực sau chiến tranh mang đếncho nghệ sỹ những cảm hứng mới mẻ Góc độ đời t của con ngời đợc gia tăng,ngợi ca không còn là cảm hứng chủ đạo Các nhà văn đã chạm đến những vấn

đề ít đợc đề cập trong văn học trớc năm 1975 nh phơi bày góc khuất của xãhội, tổn thất trong chiến tranh, cuộc sống mỗi con ngời… Mỗi nhà văn có một h Nhiều vấn đề trớc

đây của con ngời đợc soi chiếu dới ánh sáng cộng đồng thì giờ đây lại đợc mổ

xẻ trong cái nhìn cá nhân

Sau chiến tranh, văn học Việt Nam từng có thời điểm “trợt theo quán tính cũ” - tiếp tục ngợi ca Nhng khi vấp phải thực tại khốc liệt “đầy rẫy sóng ngầm và gió xoáy ở bên trong” (Nguyễn Khải) thì các nhà văn lại “đi ở ẩn ngay trong tác phẩm của mình” và “cái phần bất tài nhảy lên bục tao đàn để múa may, còn cái phần tài năng thì trùm chăn chờ ngày xuống mồ” [6] Đại

hội Đảng VI Ban chấp hành Trung ơng Đảng cộng sản Việt Nam (1986) chính

là sự kiện trọng đại đánh dấu sự đổi mới mạnh mẽ của văn học nớc nhà Đại

Trang 12

hội VI khẳng định “Thái độ của Đảng ta trong việc đánh giá tình hình là nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” và “đổi mới đang là nhu cầu bức thiết” ý thức của giới cầm bút đã đợc thức tỉnh, họ đều chung suy nghĩ “không thể viết nh cũ đợc nữa” (Lê Lựu trả lời phỏng vấn báo Quân

đội nhân dân ngày 24/4/1988) Ngời có ý thức đổi mới mạnh mẽ nhất chính là

Nguyễn Minh Châu “Muốn có tác phẩm lớn, nhng liệu chúng ta có chấp nhận nổi những tính cách ngòi bút của một nghệ sĩ với tầm t tởng lớn mà tôi nghĩ bao giờ nó cũng quá chói sáng, với những điều nói thật không phải bao giờ cũng dễ nghe, thậm chí có thể làm đảo lộn mọi quan niệm với những nỗi dằn vặt, băn khoăn lớn xung quanh cái bề mặt nhãn tiền và tận chín tầng đất sâu của cuộc sống con ngời trên dải đất này” [6] Từ đó, văn học mới phát triển

với cái nhìn hiện thực thẳng thắn hơn, đa chiều hơn Đổi mới diễn ra cả ở bềrộng lẫn chiều sâu, từ t tởng thẩm mỹ đến hệ thống thể loại, thi pháp và phong

cách nghệ thuật Các nhà văn nhận thức “hiện thực không phải là một cái gì

đơn giản, xuôi chiều; con ngời là một sinh thể phong phú phức tạp, còn nhiều

bí ẩn phải khám phá; nhà văn phải là ngời có t tởng, phải nhập cuộc bằng t ởng chứ không chỉ bằng nhiệt tình và trong tìm tòi sáng tạo không chỉ dựa vào kinh nghiệm cộng đồng mà còn phải dựa vào kinh nghiệm của cá nhân mình nữa; độc giả không phải là những đối tợng để thuyết giáo mà là những ngời bạn để giao lu, đối thoại một cách bình đẳng…)” [34, 16] Với một cái nhìn

t-mới mẻ và toàn diện, văn nghệ sĩ đã tạo ra trong văn học những cảm hứng ítkhi xuất hiện trong chiến tranh nh bi kịch, trào lộng, triết luận… Mỗi nhà văn có một h

Các nhà văn đã khai thác cảm hứng bi kịch ở các khía cạnh nh bi kịch hậuchiến, bi kịch đổi đời, bi kịch tình yêu - hôn nhân… Mỗi nhà văn có một h nhằm phản ánh đúngcuộc sống thời mở cửa xáo động, bon chen Những tác phẩm mang cảm hứngnày đánh dấu sự khởi sắc văn chơng đổi mới Có thể kể đến các sáng tác ở giai

đoạn đầu nh Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh), Miền cháy và Ngời đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (Nguyễn Minh Châu), Mùa lá rụng trong vờn (Ma Văn Kháng), Thời xa vắng (Lê Lựu)… Mỗi nhà văn có một hở chặng tiếp theo là nhiều sáng tác gắn với

tên tuổi của Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ,

Đoàn Lê, Thùy Dơng, Võ Thị Xuân Hà… Mỗi nhà văn có một h

Cảm hứng trào lộng cũng làmột nguồn cảm hứng lớn trong văn học giai

đoạn này Khi cái Tôi công dân đợc thay thế bởi phơng diện cá nhân trong đờithờng, những bi hài kịch xuất hiện nh một tất yếu Văn nghệ sĩ đã phản ứng lại

Trang 13

cuộc đời bằng cách trào lộng: niềm vui chiến thắng sống cùng với nỗi buồnmất mát, sự đủ đầy của vật chất thời mở cửa lại là mầm mống của suy đồi đạo

đức, hạnh phúc tinh thần tồn tại song song với bất hạnh đời thờng… Mỗi nhà văn có một h Cái Tôicá nhân càng đợc đề cao thì các nhà văn càng đợc dịp xỉa ngòi bút sắc lạnhvào vết nứt toang hoác trong cuộc sống riêng mỗi con ngời Văn chơng nhờthế mà sâu sắc hơn

Cảm hứng triết luận không phải là mới trong văn chơng Trớc năm 1975,những triết lý nh “cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến”, “bình quân là lẽ sống”(Tớng về hu)… Mỗi nhà văn có một h đã trở thành chân lý của cả dân tộc Sau năm 1975, “sự đổ vỡcủa vô số niềm tin, từ niềm tin vào cái gọi là bản sắc đến niềm tin vào sự tiến

bộ, và… Mỗi nhà văn có một h niềm tin vào chân lý” [cn hậu hiện đại và những cái… Mỗi nhà văn có một h] đã đánh đổ

đại tự sự Nhà phê bình Lê Ngọc Trà đã viết: “Nghệ thuật đâu phải đơn thuần

là phản ánh hiện thực; nó là sự nghiền ngẫm về hiện thực…)” [62] Chính sự

nghiền ngẫm này đã hình thành nên cảm hứng triết luận trong văn học thời kỳ

đổi mới Mặt khác, cảm hứng triết luận cũng đợc sản sinh từ chiều sâu củacảm hứng bi kịch và cảm hứng trào lộng… Mỗi nhà văn có một h Khi bi kịch đi đến tận cùng, tràolộng, châm biếm đi đến tận cùng thì sẽ tới triết luận sâu xa Triết luận về cuộcsống nhân sinh, triết luận về tình yêu - hạnh phúc, triết luận về đợc - mất ở

đời… Mỗi nhà văn có một h đã trở thành một dòng cảm hứng mạnh mẽ của văn chơng đơng đại

Giáo s Nguyễn Đăng Mạnh đánh giá về văn học đổi mới: “cảm hứng thế sự tăng mạnh, trong khi cảm hứng sử thi lãng mạn giảm dần; từ đó văn học quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những quy luật phức tạp của đời th - ờng; nội tâm của nhân vật đợc khai thác sâu hơn, bút pháp hớng nội đợc phát huy, không gian đời t đợc chú ý, thời gian tâm lý ngày càng mở rộng, phơng thức trần thuật trở nên đa dạng, giọng điệu trần thuật trở nên phong phú hơn ; ngôn ngữ văn học cũng gần với hiện thực đời thờng hơn…)” [34, 18].

Nhận xét trên đã khẳng định sự đổi thay diện mạo của văn học thời kỳ đổi mới

ở Việt Nam bắt đầu từ việc thay đổi cảm hứng sáng tác, vì nó có tác động tolớn đến các yếu tố khác trong văn chơng Bắt đầu tìm hiểu thế giới nghệ thuật

từ cảm hứng nghệ thuật, ngời nghiên cứu sẽ hiểu rõ về cội nguồn của quanniệm sáng tác, phong cách nhà văn Đó là một cách tìm hiểu đặc điểm của vănhọc Việt Nam sau 1975, nhất là trong những năm gần đây

Thùy Dơng là một cây bút sắc sảo Chị khẳng định mình qua từng tác phẩmvới những câu chuyện đời thờng giàu ý nghĩa Tiểu thuyết của chị thờng xuất

Trang 14

phát từ cảm hứng bi kịch, cảm hứng triết luận, cảm hứng trào lộng… Mỗi nhà văn có một h qua

nhiều bức tranh cuộc sống chân thực nhằm “mô tả cuộc sống nh nó hiện có và mong muốn lay động tâm hồn mọi ngời” Từ đó, Thùy Dơng mang đến cho ng-

ời đọc cái nhìn đa diện, đa chiều về cuộc sống thời mở cửa

3 Những cảm hứng nghệ thuật cơ bản trong tiểu thuyết Thùy Dơng:

3.1 Cảm hứng bi kịch:

Cảm hứng bi kịch trong văn học tơng đơng với thuật ngữ cái bi trong Mĩ học - một phạm trù “phản ánh một hiện tợng có tính quy luật của thực tế đời sống xã hội thờng diễn ra trong cuộc đấu tranh không ngang sức giữa cái thiện với cái ác, cái mới với cái cũ, cái tiến bộ với cái phản động …) trong điều kiện những cái sau còn mạnh hơn những cái trớc” [20, 37] Còn Ăng - ghen thì cho rằng cội nguồn của cái bi (hay cảm hứng bi kịch) là “xung đột giữa đòi hỏi tất yếu về mặt lịch sử với tình trạng không thể thực hiện đợc nó trong thực tiễn”.

Cảm hứng bi kịch xuất hiện trong văn học Việt Nam từ rất sớm, tồn tạitrong lòng văn học dân gian với hai kiểu bi kịch cơ bản là bi kịch quốc gia và

bi kịch thân phận Đến thời trung đại, văn học tập trung khai thác bi kịch của

những ngời phụ nữ “hồng nhan bạc mệnh” Sang giai đoạn văn học hiện đại,

bi kịch cá nhân lồng vào bi kịch quốc gia (đất nớc bị xâm lợc) Thơ mới khámphá cái Tôi cá nhân cô đơn, bế tắc; còn văn xuôi hiện thực phê phán nhữngnăm 30 lại tìm hiểu bi kịch con ngời trong cõi nhân sinh đau khổ Từ thậpniên 80 của thế kỷ XX trở lại đây, cảm hứng bi kịch một lần nữa trở thànhnguồn cảm hứng lớn trong các tác phẩm Cuộc sống thời mở cửa với tốc độ đôthị hoá chóng mặt làm cho con ngời rơi vào bi kịch của tham vọng và mất l-

ơng tri Xã hội kinh tế thị trờng đã tạo nên những tình huống trớ trêu, bi kịch

“Cái nhất thời trong cái muôn đời, cái độc ác nằm trong cái nhân hậu, cái cực đoan nằm giữa cái tinh thần xởi lởi, cởi mở, cái nhảy cẫng lên lấc láo lên giữa cái dung dị, thái độ bình thản chịu đựng và tinh thần trách nhiệm đầy suy nghĩ” [6] Đồng thời, hiện thực về nỗi đau và sự mất mát mà chiến tranh

để lại đã khơi nguồn cảm hứng bi kịch cho các nhà văn Thùy Dơng là nhà văn

thuộc thế hệ “gạch nối giữa hai thời kỳ của đất nớc”, từng chứng kiến nỗi đau chiến tranh và cảm nhận đợc “mặt trái của nền kinh tế thị trờng, sự sùng bái những giá trị vật chất, sự xuống cấp, tha hoá của nhân cách, sự a dua bầy

Trang 15

đàn…)” [10] Bởi vậy, Thùy Dơng đã đa vào tác phẩm của mình những cảm

hứng rất thật và tinh tế

3.1.1 Bi kịch chiến tranh:

Chiến tranh bao giờ cũng mang lại nỗi đau cho con ngời trong và sau khi

nó diễn ra Thùy Dơng sinh ra và lớn lên trong thời chiến, “trải qua cả tuổi thơ ở nơi sơ tán” với cảnh chạy loạn, cảnh nhà tan tác chia ly, ngời còn ngời

mất… Mỗi nhà văn có một h Ký ức đau thơng ấy đợc chị biến thành nguồn t liệu quý giá cho nhữngtrang viết của mình Trớc chị, đã có nhiều nhà văn viết về chiến tranh nh Chu

Lai với Ăn mày dĩ vãng, Nguyễn Minh Châu với Miền cháy, Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến tranh… Mỗi nhà văn có một h Họ viết về chiến tranh bằng xúc cảm của ngời trong cuộc

- những ngời lính đã đi qua cuộc chiến tranh Bởi thế, các trang viết của họ táihiện rất chân thực bộ mặt tàn khốc của chiến tranh Còn trong sáng tác củaThùy Dơng, những trang viết về chiến tranh chiếm số lợng không nhiều nhnglại mang một sức gợi ghê gớm về sự hy sinh và mất mát

Thùy Dơng viết về chiến tranh bằng cảm hứng của một thế hệ nhà văn

mang tinh thần “không thể viết nh cũ đợc nữa” (Lê Lựu) Trong Ngụ c, nhân

vật bác tổ trởng khi nhớ lại ký ức chiến tranh không phải với cảm giác tự hào

mà là cảm giác ghê sợ “Chỉ một phát đạn Chiến tranh - tất cả đều có thể Chiến tranh cho phép con ngời thả buông thú tính” [Ngụ c, 129] Còn ở Thức giấc, tình yêu của một cô thôn nữ với một cán bộ cách mạng đã có gia đình đ-

ợc nảy nở trong hoàn cảnh “…) giặc giã nh thế, biết sống chết thế nào Con

ng-ời cũng có phút thả lòng mình” [Ngụ c, 172] Phần tối của chiến tranh hiếm

khi đợc nhắc tới trong văn học sử thi, giờ đây hiển hiện trong tiểu thuyết củaThùy Dơng nh một lời cảnh tỉnh về nhân cách của con ngời trong bom đạn.Chiến tranh cho phép con ngời coi thờng mạng sống của đối phơng, cho phépcon ngời vợt qua giới hạn của đạo đức… Mỗi nhà văn có một h Bằng tâm hồn tinh tế của một phụnữ, Thùy Dơng không nhìn cuộc chiến từ những tấm huy chơng, mà từ phía

đau thơng với “những cái chết nhìn thấy mà không cứu đợc” [Ngụ c, 130] Chị

còn nhìn thấy một sự thật “…) chiến tranh có kiêng nể gì ai Ng ời ra tiền tuyến

có khi trở về mà ngời ở hậu phơng lại dính bom bi bom miếng” [Nhân gian,

19] - dù ở thời đại nào, chiến tranh cũng có sức tàn phá khủng khiếp, với cảvật chất và tinh thần con ngời

Trong tiểu thuyết của Thùy Dơng, chiến tranh hiện ra chỉ qua một vài pháchọa tởng nh sơ sài, nhng lại có sức ám ảnh với ngời đọc Từ hình ảnh cuộc tấn

Trang 16

công vào nớc Mỹ ngày 11 tháng 9 năm 2001 “Từng đoàn ngời nháo nhào tháo chạy Già trẻ, nam nữ, tơi tả, tan tác, tóc tai rũ rợi, máu me bê bết trong khói lửa cuồn cuộn Những gơng mặt khiếp đảm, hoảng loạn Khóc lóc, kêu gào …) Thảm cảnh chiến tranh hiện ra rõ mồn một, bằng x ơng bằng thịt” [Ngụ

c, 130], nhân vật tôi sống lại ký ức của những ngày sơ tán “ …) hàng phở chỉ còn là một cái hố sâu hoắm Chiếc nồi quân dụng mà nhà hàng vẫn ninh n ớc dùng bị quăng lên bờ méo xèo xẹo Không tìm đợc ai nguyên vẹn Xơng trâu x-

ơng bò lẫn với những mảnh thi thể ngời…)” [Ngụ c, 133] Không chỉ nhìn cuộc

chiến tranh nh đã từng thấy, Thùy Dơng còn mang vào trong những trang viết

về chiến tranh những nỗi đau không thể nguôi ngoai

Chiến tranh còn hiện hữu trong bi kịch nơi hậu phơng Đó là bi kịch củacác gia đình vì chiến tranh mà ly tán Biết bao ngời vợ phải xa chồng; sống vớinhau chỉ đợc vài ngày là chồng đã phải ra mặt trận, để lại hậu phơng nhữngngời vợ mòn mỏi đợi chờ Trong thời chiến, có một bài vè về tình yêu rất phổbiến:

Cây tre xanh không bao giờ héo ngọn

Thời buổi này kén chọn làm chi

Hoà ơi cứ lấy Cầm đi

Bao giờ Cầm đẻ Hoà về bế con

Chúc anh Hoà lên đờng mạnh khoẻ

Chúc chị Cầm ở nhà đẻ đứa con giai…)

[Ngụ c, 58]

Có thể bắt gặp ở bất kỳ đâu kiểu gia đình mà cả mẹ chồng và con dâu (nhânvật chị Thoả và Thuý trong câu chuyện của bác tổ trởng) đều có chồng ra trận.Những mong muốn đơn sơ nhất của cuộc sống vợ chồng cũng không thể có đ-

ợc “đàn bà đang tuổi xuân sắc …) mà vắng chồng đến bốn - năm năm” [Ngụ c,56] Khi không còn chịu đựng nổi cuộc sống vò võ chờ đợi, ngời phụ nữ (chịThoả) phải vùng ra khỏi khuôn phép, đi tìm hạnh phúc cho mình Cô con dâu

(Thuý) viết th cho anh chiến sỹ đã từng ở trọ nhà mình thổn thức “Mẹ bỏ đi rồi Chỉ còn mỗi mình em ở nhà chờ bố và chồng em Bao giờ mới hết chiến tranh hả anh?” [Ngụ c, 56] Ngời ta còn thấy “các bà các chị xa chồng đêm

đêm cứ lợn lờ, có ngời ra cả cánh đồng Họ cứ đi nh thế và vẫn cứ ngủ, ngời

nọ gặp ngời kia mà chẳng nhận ra nhau…)” [Ngụ c, 61] Trong chiến tranh,

ngời phụ nữ là ngời can trờng nhất và cũng chịu nhiều đau khổ nhất Thùy

Trang 17

D-ơng đã đồng điệu với số phận nhân vật nữ của mình Và ngay cả khi họ “sốngcho mình”, Thùy Dơng cũng nhất quyết bênh vực cho họ Không chỉ vậy, bi

kịch nơi hậu phơng còn dành cho nhiều bà mẹ có con hy sinh “đêm đêm về sáng bà mới khóc thầm, ruột nh đứt ra từng khúc” [Nhân gian, 33], cho những con ngời phải chứng kiến nỗi đau chiến tranh nh ông chủ tịch xã “Đây là lần thứ năm mơi mốt ông chủ tịch xã phải đọc giấy báo tử thế này Ông gần nh đã thuộc lòng Ông sẽ còn phải đọc thêm ba mơi mốt lần nh thế cho đến khi tóc

ông bạc trắng hẳn Sau đó vào năm 1979, ông còn đọc thêm chín tờ giấy nh vậy nữa Cả xã chỉ có ba thôn lớn và một ấp nhỏ, tổng cộng có hơn một ngàn nhân khẩu thì có gần một trăm liệt sỹ” [Nhân gian, 33] Trong cảm xúc của

mình, Thùy Dơng luôn tạo ra đối lập giữa sự hy sinh lớn lao ngoài mặt trậnvới đau đớn âm thầm của những con ngời nơi hậu phơng

Chiến tranh đã kết thúc, nhng nỗi đau mà nó để lại vẫn còn âm ỉ cho tới tậnhôm nay và đợc nhà văn Thùy Dơng phơi bày trong tác phẩm Đó là nỗi đau

của bà mẹ liệt sỹ “gần hai mơi năm qua, vào lúc đêm về sáng, lúc bà nghẹn ngào thầm hời tôi…)” Đó là lời bộc bạch của hồn ma nhân vật trung đội trởng Thành khi nhập vào Thảo “Mấy chục năm trôi qua rồi Ngời ta đã quên hết rồi, cả chúng tôi cũng bị lãng quên rồi …) Còn có những ng ời mà chúng tôi nằm xuống xanh cỏ để cho họ đỏ ngực, đủ danh lợi thì có nghĩ gì đến chúng tôi đâu Nếu họ nghĩ ngay đến chúng tôi sau khi hoà bình vừa lập lại thì…)

đâu phải ngậm ngùi nơi rừng xanh lạnh lẽo thế này!” [Nhân gian, 175-176] chứa đựng nỗi xót xa khi sự cống hiến của những ngời “xơng thịt trộn với đất rừng” ghi công cho một ai đó bị chìm vào trong quên lãng Thùy Dơng còn

thấy thân phận con ngời trôi dạt sau chiến tranh cả ở phe ta và phe “địch”

Anh lính ngụy “bị ép đi lính, mẹ già con nhỏ khóc hết nớc mắt Vợ tóc xổ tung chạy theo chiếc xe chân trần lầm bụi cát có lần trốn về thăm nhà bị bắt lại

bị nhốt trong hầm bỏ đói” [Nhân gian, 191], anh lính “ta” “chỉ muốn ở quê

c-ới một cô gái làng khoẻ mạnh, đẻ liền tù tì bốn năm đứa nhóc” [Nhân gian,

191] nào có khác gì nhau; nhng chiến tranh làm con ngời trở nên tàn nhẫn,

lạnh lùng và đáng sợ Chính Hoàng đã nói “Thời cuộc nó thế Chúng mình chỉ

là một hạt bụi Gió thổi tới đâu thì dạt tấp vào đó Không may là chúng ta sinh ra vào thời loạn, bão lốc quay cuồng, con ngời bị xô đẩy vặn xoắn lại nên không còn cảm giác sợ hãi hay chẳng qua tự cho mình cái quyền không biết sợ nữa” [Nhân gian, 192] Chiến tranh không phân biệt ngời tốt kẻ xấu,

Trang 18

súng đạn không ngoại trừ ta - địch, chỉ có ngời sống và kẻ chết Trởng thànhtrong thời hậu chiến, Thùy Dơng cũng nh nhiều nhà văn khác đã nhìn nhận lạicuộc chiến tranh một cách khách quan trên tinh thần nhân văn chủ nghĩa, bởi

“không phải chỉ có một sự thật, mà có nhiều sự thật, về chiến tranh Việt Nam

và về bất cứ sự kiện nào xảy ra trong cuộc chiến ấy” [65]

Cảm hứng bi kịch về chiến tranh trong tiểu thuyết của Thùy Dơng đợc tiếpnối từ cảm xúc trong truyện ngắn của chị Nhiều truyện ngắn của chị về chiến

tranh nh Cô tôi, Trinh nữ, Phận đàn bà, Họ có ba ngời, Hai ngời đàn bà, Bóng chiều sắp qua, Đờng trần… Mỗi nhà văn có một h thấm đẫm khổ đau của con ngời trải qua bom

đạn Họ quay về mang theo vết thơng hậu chiến, hoặc là hoà nhập vào cuộcsống rồi quên đi ký ức đau buồn, hoặc là sống mãi với hoài niệm về tình ngời

trong chiến tranh Sẽ còn mãi hình ảnh “chín cô gái thanh niên xung phong bị sức ép của bom chết mà trên ngời không còn mảnh vải áo quần cũng bị xé nát …) Bố bế trên tay từng cô trắng, mềm và thầm khấn nếu còn sống về với vợ con xin đẻ toàn con gái để các cô có chốn mà trở về dơng gian” [11, 395].

Đọc những trang viết về chiến tranh của Thùy Dơng, trái tim ngời đọc cứ

chùng xuống, thổn thức theo nỗi đau của nhân vật và liên tởng tới Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh Ký ức trong Nỗi buồn chiến tranh cứ lần lợt hiện

về trong nhân vật Kiên suốt cuộc hành trình trở lại chiến trờng xa Ký ức đauthơng ở truông Gọi Hồn cứ ẩn hiện cào xé nhức nhối trong Kiên Rồi lần lợttừng số phận gắn với những cái chết kinh hoàng của đồng đội hiện lên trongKiên nh một thớc phim quay chậm ở mọi góc cạnh Cảm giác của Kiên cũng

nh của những nhân vật trong tiểu thuyết Thùy Dơng về chiến tranh đều thật

đáng sợ Bi kịch của họ là bi kịch của con ngời bớc qua chiến tranh; nếu hysinh thì đau đớn vì cống hiến của mình bị lãng quên, nếu may mắn sống sótthì hoặc mang thơng tật về thể xác hoặc bị chấn động về tinh thần không thểhoà nhập đợc với cuộc sống

Tóm lại, chiến tranh xuất hiện trong tiểu thuyết của Thùy Dơng tuy khôngnhiều nhng thật ám ảnh Đằng sau đó, nhà văn muốn gửi gắm một thông điệp

về tình ngời, giống nh sự cứu rỗi cho tâm hồn con ngời khi nhìn về tơng laibằng lăng kính quá khứ

3.1.2 Bi kịch đời thờng:

Văn học sau 1975 chứng kiến một giai đoạn lịch sử mới của dân tộc - hoàbình và bắt đầu xây dựng cuộc sống, hạnh phúc Bi kịch đã xuất hiện từ cuộc

Trang 19

sống mới Nhà văn Thùy Dơng đã nói “Bớc ra từ một cuộc chiến tranh giữ

n-ớc vĩ đại, dờng nh chúng ta rơi vào cái bẫy của chính mình mà không biết Sự ngổn ngang rạn vỡ bày ra trên nhiều phơng diện Nỗi bất an thờng trực trong cuộc sống và tính ngời đang đứng trớc sự thách thức cũng nh những cám dỗ chết ngời” [10] Chị quan tâm tới số phận con ngời trong thời kinh tế thị trờng,

đến tình yêu - hôn nhân khi bị chi phối bởi đồng tiền, tham vọng… Mỗi nhà văn có một h và thể hiệnchúng trong tiểu thuyết theo cách chị cảm nhận

3.1.2.1 Bi kịch cuộc sống thời mở cửa:

“Mở cửa” là từ ngời ta quen dùng khi nói về cuộc sống thời kinh tế thị

tr-ờng với những cái mới từ bên ngoài vào Nhng cái mới vào quá nhanh quá ồ

ạt, cái cũ vẫn sừng sững thì sự tồn tại đồng thời ắt dẫn đến sự va đập (tích cựchoặc tiêu cực) Sự va đập mang tới kết quả tiêu cực là bi kịch mà chính con

ngời trong thời đại ấy, xã hội ấy phải chịu Tiểu thuyết thời kỳ đổi mới đã “thể hiện sự nhạy bén về t duy nghệ thuật trong việc nhận thức tối đa thực trạng suy thoái, băng hoại về mặt đạo đức, nhân cách của con ngời” [19] Thùy D-

ơng đã tái hiện một cách chân thực bi kịch cuộc sống thời mở cửa và gióng lên

hồi chuông về sự “tan rữa ra” (chữ dùng của Thùy Dơng) trong các mối quan

hệ của con ngời - tất thảy đều chịu sự chi phối của quyền lực, tiền bạc và dụcvọng

Nhà văn đề cập tới sự rạn nứt mối quan hệ cha mẹ - con cái trong bi kịchgia đình khi tất cả đều lao vào vòng xoáy tham vọng Đó là tiền đề cho bi kịchlớn của xã hội Hơn một lần chị xót xa cho bi kịch gia đình Con trai của ông

T có “quyền nghiêng thành phố” bị nghiện hút, đợc đa về quê cai nghiện,

không chịu nổi phải tự vẫn Đến lúc ấy, ngời mẹ mới bừng tỉnh, hối hận thì đã

muộn “Mẹ không biết mẹ để tuột con từ lúc nào Từ khi bố con lên chức? Từ khi tiền cứ chảy vào nhà mình theo nhiều hớng? Từ khi mẹ còn bận rộn sắm sửa, toan tính?” [Thức giấc, 349] Ngời mẹ ấy khóc thơng con, trách mình rồi

tự hỏi “Cái gì đã khiến con đi lạc đờng? Cái gì đã đẩy con đến nông nỗi này?” Điều khiến cậu bé lạc đờng là thiếu sự chăm sóc của ngời mẹ và sự dạy

dỗ của ngời cha - những ngời luôn bận toan tính Cậu bé non nớt đợc thả ragiữa xã hội đầy cạm bẫy; nghiện hút, tệ nạn xã hội chẳng chóng thì chầy sẽtìm tới cậu Những đứa trẻ ấy không chỉ tự huỷ hoại bản thân mà còn huỷ hoạiluôn cả ngời thân trong giây phút nông nổi Ngời đọc bị ám ảnh bởi nhân vậtthằng bé mê chơi điện tử “…) về nhà cạy tủ lấy tiền, ông bố đi vào mắng chửi

Trang 20

té tát Ông vừa quay lng nó vung dao chém ngang, chém dọc Ông bố đổ xuống, nó kéo vào một góc buồng phủ tạm tấm chăn lên Hai giờ suy tính, nó

đạp xe mua về ba chiếc thùng xốp, lôi chiếc ca sau nhà mà bố nó hay dùng ca củi, đóng kín cửa, vặn nhạc Rap to lên và ca ông bố xấu số ra làm ba khúc Lèn vào ba chiếc hộp xốp dán băng dính cẩn thận, chằng buộc sau xe đạp đa

ra sông thảy xuống đúng ba lần” [Nhân gian, 292] Chính gia đình ấy, chính

ông bố xấu số ấy đã đẩy đứa con trai tội nghiệp vào con đờng phạm tội Cuộcsống gia đình không làm cho nó hạnh phúc, khiến nó phải đi tìm niềm vui

trong một thế giới ảo “hành hiệp giang hồ so tài cao thấp, chém giết nhau nh rắn với ngoé …) một thế giới không thật mà có sức cuốn hút hơn cả thật” [Nhângian, 291] Khi hết tiền để chìm đắm vào trong thế giới ấy, nó quay về nhà cạy

tủ lấy tiền Ngời cha bắt gặp hành động của con, không cần quan tâm sao con

mình lại làm thế, chỉ “mắng chửi té tát” Và cậu bé trong lúc nóng giận, không

phân biệt đợc thế giới thực - ảo, chỉ thấy rằng mình bị xúc phạm nên đã hành

động nh một “anh hùng hành tẩu trên giang hồ” Đến khi bị công an bắt, nó

vẫn không ý thức hết đợc về hành động của mình Tất cả những lỗi lầm ấy là

do thiếu sự chăm lo, dạy dỗ của ngời lớn Cuối cùng, đứa con dứt ruột đẻ racủa họ phải chịu bi kịch mà họ gây ra

Vì sự ích kỷ cá nhân của những ngời làm cha làm mẹ đã khiến cho cháu

nội, ngoại của mình không thể ra đời Nhân vật cô gái trẻ trong Nhân gian đã gào lên trong tuyệt vọng “Mẹ nỡ giết con của con, cháu của mẹ sao?” [Nhân gian, 248] và “Sao mẹ không lo cho con mà chỉ lo cho thanh danh thế?”

[Nhân gian, 241] khi cô có thai với ngời yêu là bác sỹ tình nguyện ngời Mỹ,nhng gia đình không chấp nhận và tìm cách phá bỏ nó Tất cả chỉ vì bố cô làPhó chủ tịch tỉnh và sắp đợc đề bạt lên Chủ tịch Bi kịch lên tới đỉnh điểm khicô quyết định “…) bố ch a về hu, con hứa sẽ không có tờ giấy kết hôn nào hết,

sẽ chẳng có đứa cháu ngoại nào của ông bà có mặt trên đời!” [Nhân gian, 296] để đợc sống với ngời mình yêu Yên Thao trong Thức giấc cũng từng đau

đớn khi nghe mẹ của ngời yêu mình nói “Nếu cháu có chuyện gì, cứ đến đây tìm bác Bạn bác là bác sĩ sản khoa viện C Bác hứa sẽ lo cho cháu Kín đáo Bác phải có trách nhiệm” [Thức giấc,115] Tất cả đều bị nấu chảy ra dới sức

nóng của địa vị, của tiền bạc Con ngời quên mất tình cảm gia đình và nhữnggiá trị đạo đức Kết quả là chính họ, con cái họ phải nhận bi kịch không thểgiải quyết đợc

Trang 21

Nhìn rộng hơn, Thùy Dơng còn thấy bi kịch xã hội cũng xuất phát từ tiềnbạc và dục vọng của con ngời Đó là sự “xuống cấp” về nhân cách con ngời,

về đạo đức nghề nghiệp; đó là sự mất mát bản sắc văn hoá truyền thống củadân tộc; đó là bảo thủ, lạc hậu, trì trệ của một lối mòn trong xã hội và trên hết

là sự đảo điên của xã hội đồng tiền

Trớc hết, sự “xuống cấp” về nhân cách, đạo đức nghề nghiệp đợc ThùyDơng thể hiện với muôn hình vạn trạng: mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, khôngphân biệt kẻ có học hay không… Mỗi nhà văn có một h Ai làm nghề gì thì “ăn” nghề ấy Ngay cảlãnh đạo đứng đầu đất nớc cũng không tránh khỏi sa ngã thờng tình Thậtbuồn khi thấy tình trạng “…) cũng vị lãnh đạo ấy về địa ph ơng nào thì cũng là bài ca quen thuộc phải suy nghĩ, suy nghĩ thật thấu đáo để xác định rõ chúng

ta phải trồng cây gì, nuôi con gì …) Cái bọn doanh nghiệp mới nổi, nhân dịp dục nớc béo cò …) thì xúm vào các quan chức trồng cây gì nuôi con gì để “trồng cây gì nuôi con gì” để ” để kiếm chút lộc thừa chính trị” [Thức giấc, 182-183] Chẳng thế mà nhà văn đã tổng kết “Giờ đây chúng ta chỉ có các nhà lãnh đạo mà không có lãnh tụ”

[Thức giấc, 282] Ngời có học hàm học vị nh Giáo s Tiến sĩ cũng ngã giá nh ai

“tôi muốn biết thù lao cho mỗi bài báo nh thế là bao nhiêu - trả cho Giáo s Tiến sĩ là phải khác với bình thờng đấy chứ?” [Ngụ c, 6] Rồi đến tầng lớp trí

thức nh nhà báo, giáo viên, bác sỹ, cán bộ hành chính… Mỗi nhà văn có một h cũng “trợt dài” (chữ

dùng của Nam Cao) trên con đờng tha hoá nhân cách Nhà báo - ngời đại diện

cho công lý thì thoả hiệp “em thấy tởm cả mình khi ngửa tay nhận những cái phong bì nh thế …) Tặc l ỡi cho qua Nhủ thầm ai ai cũng thế cả ít nhất mình không cớp của ai” [Ngụ c, 126] Đúng là họ không “cớp của ai” nhng tự họ đã

cớp đi nhân cách, đạo đức nghề nghiệp của mình Giáo viên - ngời đào tạo racác thế hệ tơng lai cho đất nớc thì mắc bệnh thành tích “… Mỗi nhà văn có một hsợ thằng bé kéo

thành tích của lớp cô chủ nhiệm đi xuống Mà cô thì hơn chục năm nay luôn vào ở tốp giáo viên dạy giỏi của quận …) Cô có vẻ không quan tâm, cũng chẳng biết gì về những thay đổi của nó” [Ngụ c, 110-111] và thực dụng “cô giáo không thích tặng hoa rác nhà Cô cời tơi lắm khi đợc nhận quà và phong bì” [Thức giấc, 256] Ngay cả đứa trẻ cũng nhận ra điều ấy thì không biết

chúng có còn coi trọng lời dạy bảo của thầy cô mình nữa không Đến thầythuốc - bác sỹ cũng không tránh đợc vòng xoáy của cơ chế thị trờng Sự tậntâm của các “lơng y nh từ mẫu” đợc đo đếm bằng giá trị đồng tiền họ nhận đ-

ợc Vì thế mà bệnh nhân ngời trớc rỉ tai cho ngời sau biết đờng mà bồi dỡng

Trang 22

“những ngời đến trớc mách em …) bác sỹ thăm bệnh, y tá tiêm, truyền em đều bồi dỡng” [Ngụ c, 138] Nhất là các cán bộ hành chính - ngời nắm quyền sinh

quyền sát trong tay, họ hiện ra thật chân thực và sinh động “…) bà con muốn làm nhanh xin đổ tí dầu bôi trơn là máy chạy phăng phăng …) Máy đây là bộ máy hành chính ấy chứ …) Chị đứng chính chủ toà nhà hàng tỉ bạc, cho thằng

em xin viên gạch sứt…)” [Ngụ c, 119] Có thời nào nh cái thời này khi ngời ta

nói chuyện ăn hối lộ, gợi ý hối lộ một cách thẳng thắn và trơ trẽn đến vậy Đốivới dân thì hạch sách, còn đối với cấp trên thì những cán bộ này ra sức bợ đỡ

Khả năng bợ đỡ “sếp” của các vị này đợc gọi với cái tên “năng lực nô tài”

-“thứ năng lực mới đợc phát hiện của cán bộ ta” [Nhân gian, 59] và “đang đợc trọng dụng” [Nhân gian, 109] Nhà văn nêu ra dẫn chứng cụ thể về một ông Tổng giám đốc “Anh ta đã từng khom lng nặn mụn ở mông cho ông Tổng kia thời ông ta mới còn là Phó Còn việc xách nớc cho ông ấy tắm thì là cơm bữa …) Thế rồi ông Phó lên Tổng, anh ta đ ợc cất nhắc theo Giờ lên chức khi quan thầy về hu, anh ta quan cách khệnh khạng hơn cả thầy khi trớc” [Nhân

gian, 90-91] Vì địa vị, tiền bạc ngời ta có thể hạ mình, thậm chí bán rẻ nhâncách Điều này còn đúng với một bộ phận thanh niên hiện nay chỉ muốn hởng

thụ mà không phải lao động vất vả Đó là “cậu phóng viên trẻ trong thời gian thử việc ở đâu chạy về, mặt xám ngoét, giọng hổn hển đầy kích động: Em có bài đinh đây rồi Một em bé cha đầy hai tuổi bị chính thằng chú họ hiếp dâm.

Em phỏng vấn đợc bố mẹ cháu ở bệnh viện Chụp đợc cả ảnh nữa” [Ngụ c, 80]; khi đợc yêu cầu đừng đa ảnh lên báo, cậu ta “vênh mặt”: “không có tấm

ảnh thì mất nửa giá trị” [Ngụ c, 80] Đó là những cô “ngời mẫu chân dài vậy

mà cần mẫn làm việc trên bụng đàn ông nh một ả gái điếm hạng bét” [Nhân

gian, 76] Tất cả đều hớng tới danh lợi, địa vị, sự nghiệp mà sẵn sàng làm mọiviệc để đạt đợc điều mình muốn

Mặt trái của cơ chế thị trờng còn làm mất đi bản sắc văn hoá dân tộc.Quá trình đô thị hóa diễn ra nhan nhản - từ nơi ăn chốn ở đến tính cách, hành

vi rồi cả không gian văn hoá đều đổi mới từng ngày từng giờ ở nông thôn,

“ngời ta đã phá bỏ cái nhà đất Thay vào đó là ngôi nhà hộp hai tầng, cửa nhôm kính sáng choang” [Ngụ c, 90]; còn đâu “tờng đất nện, phên tranh, mái rạ trĩu xuống vì ma nắng” [Ngụ c, 89] Ngay cả đến đình làng, ngời ta cũng

“lập hẳn một Ban quản lý dự án xin đợc mấy tỉ đồng của Nhà nớc phá sạch

đình cũ, xây một cái đình mới toe tơi hơn hớn” [Nhân gian, 212] Ngời Việt

Trang 23

đang dần mất đi nét đẹp riêng của tính cách á Đông Cuộc sống riêng t đợc

công khai một cách đơng nhiên “nếu tôi mà ngủ với giai, tôi sẽ kể lại cho ít nhất là bốn đứa trong bọn Tính cả bà nữa là năm Nh thế sòng phẳng thẳng thắn hơn cái loại trong bụng thì thèm chết đi đợc mà ngoài mặt ra vẻ đoan chính” [Ngụ c, 5] Thậm chí, đức tính tốt đẹp trớc đây bị phủ nhận một cách quyết liệt Còn đâu “lá lành đùm lá rách”; cái còn lại chỉ là “cái đồ nhà quê,

cứ thích dắt díu, phô phang …) Tốt thì ra bệnh viện mà thăm, cho mấy chục là

đủ…)” [Ngụ c, 23] Ngời ta nghĩ rằng đồng tiền có thể thay thế đợc tất cả, kể

cả sự quan tâm giữa con ngời với nhau Hành vi của con ngời cũng xa vời vớitruyền thống Thời đại công nghệ thông tin làm cho sách chỉ còn là vật trangsức “…) bây giờ gắn bó với sách là những kẻ lập dị, cổ hủ và không biết làm gì khác …) Nh ng cứ phải có nó cho đủ lệ bộ Nh những kẻ giàu mới phất mua hàng trăm cuốn sách về chng trong nhà cho ra vẻ có học…)” [Nhân gian, 13].

Đến cả ngời “chuyên chở” văn hoá truyền thống cũng mất dần ý thức giữ gìnhình ảnh “…) mấy chị hai quan họ quấn khăn mỏ quạ, áo tứ thân mớ ba mớ bảy ngồi thuyền, ngời hát trớc cứ hát, ngời sau cha đến lợt cắm cúi lôi di động

ra bấm tin tíu tít” [Ngụ c, 145] Nhà văn Thùy Dơng đã thể hiện bi kịch âm

thầm trong lòng bao sự việc vẫn đang tiếp diễn Đằng sau đó là xung đột giữahai không gian văn hoá cũ - mới diễn ra ngấm ngầm Có một điều phải thừanhận là văn hoá Việt đang mất dần địa vị ngay trên quê hơng mình

Tiểu thuyết của Thùy Dơng còn đề cập tới bảo thủ, lạc hậu tồn tại daidẳng trong xã hội ta Đó không phải là nét đẹp truyền thống mà là điều cần

phải loại bỏ Bi kịch là: cái cần giữ thì cứ bỏ, cái cần bỏ thì cứ giữ Sức ỳ, tính

thụ động là thói quen không tốt và đặc trng nhất của ngời Việt Nam Nhà văn

đã chỉ ra tính thụ động trong cách thức giáo dục “Thầy cứ giảng còn trò thì cắm cúi ghi chép Cố gắng không bỏ sót từ nào Kỳ thi cầu cho rơi vào những bài ghi đầy đủ và đã gạo kỹ Chẳng khác một con vẹt đợc vặn dây cót Đừng

có dại mà nói khác đi với thầy” [Nhân gian, 80] Vì thế, những bậc học chỉ là những phép cộng “Đại học là mời hai cộng bốn, cao học chính là mời sáu cộng hai” [Nhân gian, 80] và trình độ của ngời học khi ra trờng là “soạn hợp

đồng không xong, chẳng dám đề xuất ý tởng trong công việc” [Thức giấc,

302-303] Không chỉ vậy, Việt Nam còn cha giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

…) một cậu bé không biết bơi ngã xuống sông Ba cậu bạn cũng không biết bơi nhảy xuống cứu bạn Kết quả là cả bốn đứa đều chết …) Lỗi ấy tại ng ời lớn

Trang 24

không dạy bọn trẻ phải xử trí thế nào trong tình huống nh thế …) Phải dạy chúng cách tự bảo vệ mình và bảo vệ ngời khác một cách dũng cảm thông minh” [Thức giấc, 303] Rộng hơn phạm vi của nền giáo dục là cả xã hội Thử nhìn vào một cuộc họp khu phố “ông tổ trởng vẫn bênh vực cho mấy nhà có con nghiện - toàn gia đình cán bộ tử tế, chẳng may có thằng con ra xã hội rồi nghiện ngập …) Mà nó mới chỉ lấy trộm đồ nhà chứ ch a lấy trộm đồ hàng xóm …) Ai thấy cũng sờ sợ rằng biết đâu một ngày nào đó cái tệ nạn xã hội ấy

nó nhảy vào nhà mình …) Tốt nhất là im Và im lặng thì cũng có nghĩa là đồng ý” [Nhân gian, 50] Ai cũng sợ ngày nào đó cũng bị mọi ngời xung quanh đấu

tranh với nhà mình, nên chọn giải pháp im lặng, còn xã hội thì ngày càng trì

trệ Đến cả quan chức cao cấp cũng cha thoát khỏi sức ỳ “càng ngời quyền cao chức trọng càng năng đi lễ bái, đi xem tử vi, đi xem thầy tớng” [Nhân gian, 93] Đằng sau những hiện tợng này là câu hỏi “Đâu sẽ là lối thoát cho con ngời Việt Nam, xã hội Việt Nam?” Ngoài ra, ngời Việt còn có những thói quen khó bỏ: “tiếp khách là cứ phải ê hề thừa mứa mới là sang là trọng thị khách” [Nhân gian, 60]; là uống rợu: “những ngời đàn ông …) dìm đời mình trong đó để dìm chết cái tự ti, cái nhợc tiểu của mình trong cái thứ đợc nâng lên thành quốc lủi” [Nhân gian, 153]; rồi cả “những đám cới ồn ào đến ăn nh

ăn khoán rồi về” [Nhân gian, 226] Tất cả đã thể hiện bi kịch của xã hội Việt

Nam - nghèo nhng thích thể hiện Nó làm cho dân Việt Nam - ngời nọ nhìn

ngời kia, không ai muốn mình thua kém - nên “cứ nh lũ cua - ở trong cùng một chậu, cứ con nọ kéo cẳng con kia lôi xuống Rút cục chẳng con nào bò ra

đợc” [Thức giấc, 343]

Thùy Dơng đã thể hiện một cách sắc sảo bi kịch của cuộc sống thời mởcửa trong tiểu thuyết của mình Điểm nhấn là bi kịch về một xã hội quaycuồng với trật tự đang bị đảo lộn Chị đã lột mặt nạ của một bộ phận quanchức ít học tham tiền: thất học trong thời đại của tri thức và không dám thú

nhận điều đó - có hẳn trờng “chuyên hợp đồng đào tạo và cấp bằng cho quan chức và con cái họ cho hợp thời kinh tế mở cửa này” [Nhân gian, 55-56].

Không chỉ vậy, họ còn tìm cách để trang sức cho thanh thế của mình Nhân

vật tôi trong Thức giấc thấy “buồn nôn khi phần giới thiệu quan chức của ta liên tục nh súng liên thanh: Tiến sĩ A - Chủ tịch …) Tiến sĩ B - Phó chủ tịch …)

-mà toàn loại Tiến sĩ những ngành khoa học tréo ngoe! Tiến sĩ sao không đi làm khoa học Làm quan có cần Tiến sĩ nhiều nh thế không?” [Thức giấc,

Trang 25

184] Cách của các vị Tiến sĩ này là “Luận án có đàn em làm hộ Lúc bảo vệ thì đàn em gặp gỡ riêng từng thầy Nhiều khi phải phân công thầy nào cho

điểm thấp một chút - tám hoặc chín điểm chẳng hạn, chứ không thì điểm tuyệt

đối cầm chắc…)” [Thức giấc, 184] Không chỉ hám danh, các vị “sếp” kia còn hám lợi - ngay cả với việc làm từ thiện “ bà đợc phờng xây cho căn nhà tình nghĩa …) mấy tháng sau …) ờng nứt hẳn vạch dài Mái ngói đã có viên bị xô, t

ma rớt xuống tong tỏng Bà ngậm ngùi - của cho mà …) Căn nhà trị giá hai m

-ơi nhăm triệu mà thằng cháu họ tôi làm thợ hồ tính hộ chắc chỉ hết hơn chục triệu” [Ngụ c, 43] Những đồng tiền còn lại đợc hợp thức hoá bằng cách “tuồn tiền bẩn vào thị trờng chứng khoán Khi ra nó sẽ lại hoàn toàn trong sạch, vô

t và có lý nhất” [Thức giấc, 330] Họ - các vị quan chức đã tốn nhiều tiền của

để có đợc địa vị, sau đó lại phải ra sức kiếm lại số tiền đã bỏ ra và biến nó

thành đồng tiền trong sạch Đến nỗi nhà văn phải thở dài “Nghe đâu cũng toàn chuyện tham ô tham nhũng Báo chí cũng đầy rẫy Thế mà chẳng đứa nào làm sao…)” [Nhân gian, 109] Một thế giới khác cũng đầy bất ổn - đó là tuổi trẻ Phải kể đến “lứa 9X nổi tiếng …) ôm cặp đi thẳng từ tr ờng vào nhà nghỉ và từ nhà nghỉ ôm cặp vào bệnh viện phụ sản để giải quyết hậu quả” [Nhân gian, 228] Rồi đến những cô “con gái nõn nờng mời chín hai mơi tuổi

đầu mà sẵn sàng lên giờng với những lão già năm sáu mơi bằng tuổi bố, tuổi

ông mình…)” [Nhân gian, 238] Có thể nói, lớp thanh niên hiện nay đặc biệt là thế hệ 9X hầu nh đã Tây hoá hoàn toàn - từ suy nghĩ đến hành động Sex và

sống thử là trào lu mới của lớp trẻ, không thích thì chia tay, không cần quan

tâm tới trách nhiệm Thậm chí, có cô gái còn coi đó là việc “làm thêm để nộp tiền học và tự trang trải cuộc sống” [Nhân gian, 279] Thanh niên thời nay

không còn sống bằng lý trí đạo đức mà sống theo ý thích bản thân Thùy Dơngquan tâm tới những vấn đề nhạy cảm của giới trẻ với tâm lý của một ngời mẹ.Không dừng lại ở đó, chị còn thấy một thế giới làng đang dần biến mất Làng

nghề thì “nh một dãy chợ, qua một con đờng đất lầm bụi, bình hoa, chậu cây cảnh, ấm chén, bát đĩa …) đủ loại …) Báo chí thì vẫn cảnh báo độ chì trong đồ

sứ của làng cao hơn mức cho phép…)” [Nhân gian, 219] Thậm chí, ở những

nơi chính quyền thu hồi đất để xây khu công nghiệp thì mất hẳn bóng dáng

của làng “Bà con chẳng còn đất, ngời tìm cách ra tỉnh làm ôsin, phụ nề, ngời trẻ may mắn tìm đợc việc làm công nhân may, ngày làm mời bốn tiếng, lơng ngót nghét triệu bạc Cả làng nh đổi đời Nhà nhà chia đất cho con xây lên

Trang 26

tầng hết lợt, ngõ nhỏ đổ bê tông cứ y nh phố làng, trẻ con phóng xe máy vèo vèo đâm chết bốn, năm ngời đi bộ không kịp tránh Nam thanh nữ tú đua nhau sắm di động, cha ra khỏi nhà đã alố alô rộn cả tai” [Nhân gian, 253].

Ngời nông dân bị sức cám dỗ của cuộc sống tiện nghi mê hoặc, muốn thoát

khỏi cảnh chân lấm tay bùn; nên khi có ngời mua đất ruộng thì “vội giao ruộng lấy tiền” Khi tiền hết, nông dân sẽ làm gì với nhà cao cửa rộng? Nông dân dù không ly hơng nhng đã ly nông, đất nông nghiệp đã trở thành “bất

động sản” Tất cả trở nên điên đảo dới sức mạnh của thứ hàng hoá vô tình này

“vì chuyện đất cát hai anh em liền nhà vác dao đuổi nhau khắp phố, đến công

an 113 phải nhảy vào can thiệp Hai nhà từ bấy chẳng thèm nhìn mặt nhau, giỗ mẹ cũng nhà nào nhà nấy thắp hơng dù ở sát sạt” [Nhân gian, 259] ở đâu

ngời ta cũng nói chuyện đất cát nhà cửa - từ Hà Nội cho đến các tỉnh lẻ

“Chẳng cứ đất sốt sình sịch ở Hà Nội mà cơn sốt ấy lây lan ra các tỉnh ngoài bằng con vi rút có tên đất Hà Nội Mở rộng Hà Nội là chiếc khăn dấp n“ ” ớc

để hạ nhiệt hay chính nó khiến cơn sốt thêm âm ỉ và có nguy cơ bùng phát trên diện rộng?” [Nhân gian, 241] Tốc độ đô thị hoá chóng mặt ở nông thôn

đã đẩy bao gia đình vào thảm kịch mất đất - tài sản quan trọng nhất của ngờinông dân Con ngời trở thành nạn nhân của quá trình này - t liệu sản xuất đãmất nhng trình độ lao động không theo kịp sản xuất công nghiệp hiện đại Cảm hứng trong sáng tác của Thùy Dơng không hẳn là mới nhng đợc thểhiện với dấu ấn riêng Nhà văn đi vào thế giới đồng tiền từ bề rộng tới chiềusâu bằng những bi kịch ngầm để phơi bày mặt trái của nền kinh tế, tiêu cựccủa xã hội Đọc tiểu thuyết của Thùy Dơng, ngời đọc nhận ra trong từng chitiết có ý nghĩa sâu sắc về hiện thực, làm nhức nhối lòng ngời

3.1.2.2 Bi kịch tình yêu - hôn nhân

Khi đất nớc thay đổi, tình yêu và hôn nhân cũng mang sắc thái mới Mỗinhà văn lại có một cách cảm nhận và lý giải, đặc biệt là các nhà văn nữ - đối t-ợng gần gũi với cuộc sống gia đình Thùy Dơng - với một tâm hồn dịu dàng,sâu lắng đã để lại trên trang viết của mình một sự xót xa cho tình đời, tình ng-

ời giữa cuộc mu sinh quay cuồng đầy cạm bẫy

Thùy Dơng nhìn tình yêu với con mắt của một ngời đàn bà, hạnh phúc tràn

đầy và nớc mắt cũng tràn đầy Tình yêu xuất hiện trong tiểu thuyết của chị

đều dở dang Yên Thao trong Thức giấc là một cô gái có đời sống nội tâm

phong phú; cô đến với Trung bằng tất cả tình yêu và tin tởng tuyệt đối Thậm

Trang 27

chí, cô đã trao thân cho ngời mình yêu và ảo tởng “đây chính là ngời đàn ông dành cho tôi Với anh và chắc chắn chỉ với anh, tôi mới có đợc nỗi sung sớng

và hạnh phúc nhờng này” [Thức giấc, 107] Khi gặp sự ngăn cản của bà mẹ

Trung, ngọn lửa tình yêu của Yên Thao bị dội một gáo nớc lạnh và tắt ngấm.Trung vội vã ra nớc ngoài, bỏ lại sau lng tình yêu sâu đậm của Yên Thao vàmột khoảng trống không thể bù đắp trong tâm hồn cô Trong phút giây nông

nổi của tuổi trẻ, Yên Thao “mong mình tắt kinh, có chửa”, “chắc chắn nó sẽ

là con trai …) Trong khi rất có thể họ chỉ có cháu gái mà chẳng có cháu trai”[Thức giấc, 117] để trả thù lại những ngời đã gây đau đớn cho mình Và cuối

cùng, Yên Thao nhận ra chính cô “là kẻ tự cào xớc trái tim mình” [Thức giấc,

121] Bi kịch tình yêu của Yên Thao là bi kịch của một cô gái yêu hết mình,dâng hiến hết mình - cả thể xác và tâm hồn, nhng điều cô nhận đợc là sự hènnhát, chạy trốn khỏi tình yêu của ngời cô yêu và yêu cô Thất bại trong tìnhyêu đã khiến cho Yên Thao mạnh mẽ và độc lập hơn Đó là một cách nhìn đầytính nhân bản của Thùy Dơng về bi kịch

Cũng giống nh Yên Thao, nhân vật cô gái trẻ trong tiểu thuyết Nhân gian cũng gặp trắc trở trong tình yêu Nhân vật cô gái trẻ là con gái út trong

một gia đình làm chính trị, có bố làm Phó chủ tịch tỉnh Vốn đã quen sốngtrong nhung lụa, đợc sự bao bọc của cha mẹ, khi gặp Rush - một bác sỹ ngời

Mỹ tình nguyện sang Việt Nam làm “Phẫu thuật Nụ cời” - cô đã đem lòng

yêu Tình yêu ấy cha kịp công khai đã bị vùi dập trong đau đớn Cả gia đình longại rằng cô có quan hệ với ngời Mỹ sẽ ảnh hởng tới con đờng công danh sựnghiệp của bố cô, nên ra sức cấm đoán Thậm chí khi biết con gái mình cóthai, mẹ cô đã tìm mọi cách phá bỏ cái bào thai nh phá bỏ kết quả tình yêugiữa hai dòng máu và phá bỏ vật cản trên con đờng thăng tiến của bố cô

Trong Thức giấc, cô Yên Thao khi biết tình yêu của mình bị chối bỏ đau đớn một phần, thì ở Nhân gian, nhân vật cô gái trẻ khi thấy kết quả tình yêu của

mình bị huỷ hoại đau đớn mời phần Có gì đau đớn hơn khi ngời huỷ hoại tìnhyêu ấy chính là những ngời ruột thịt với mình Đau đớn, giận dữ mà không thểchối bỏ máu mủ Cô đã phải trốn chạy khỏi cái nơi bao bọc mình để đợc sốngvới tình yêu, với điều mình tin tởng Tình yêu trong cảm nhận của Thùy Dơngthật mong manh và đầy bất trắc

Cảm hứng về cuộc sống hôn nhân trong tiểu thuyết của Thùy Dơng cũnghiếm khi nào hoàn hảo trọn vẹn Không phải vì cuộc sống riêng của Thùy D-

Trang 28

ơng ngoài đời gặp trắc trở, mà đó là sự thật cuộc sống hiện hữu quanh chị Bikịch của cuộc sống hôn nhân trong tiểu thuyết đợc nhìn chủ yếu từ hai phơngdiện là trên cơ sở đồng tiền và trên cơ sở tình yêu.

Trong nhiều truyện ngắn của Đoàn Lê, không ít lần chị khẳng định “cái gì ngời ta cũng có thể cố gắng, nhng không ai có thể cố gắng yêu” (Trái táo

nham nhở) Điều này đợc Thùy Dơng khẳng định một lần nữa qua bi kịch củanhững cuộc hôn nhân chỉ vì một thứ duy nhất - tiền bạc, danh lợi, dục vọng

Trong Ngụ c, Thùy Dơng kể về “nhà số tám” của Hoa - em gái ngời bạn thân của nhân vật tôi với một bi kịch nh thế Hoa ngày nhỏ sống trong một ngôi nhà chật chội, mỗi lần ra vào “giống nh hai con dê qua cầu” [Ngụ c, 49] Khi

lớn lên, đi học đại học, chỉ vì không muốn quay lại nơi tối tăm ấy, Hoa đãchấp nhận lấy ngời mà cô không yêu nhng có tơng lai ở lại Hà Nội và có một

việc làm Một ngời vì mu sinh mà phải “hạ mình” lấy ngời không tơng xứng

với mình và nhất là không có tình yêu, luôn thấy mình chịu nhiều thiệt thòi.Ngời kia cũng tự nhận thức đợc về mình, sau khi kiếm đợc nhiều tiền thì quay

ra ngoại tình để “trả thù đời” Hoa đã rơi vào bi kịch mà chính cô đã gây ra cho mình Một mặt, cô muốn làm rõ ràng mọi chuyện “để rồi em tính sổ với

nó Hay là em cũng có bồ cho nó biết tay” [Ngụ c, 78]; mặt khác, cô lại chắc chắn chồng mình sẽ không dám ly hôn “không bao giờ có chuyện đó Em biết

rõ nó quá mà ở địa vị của nó mà để chuyện nhà cửa tan hoang thì còn đâu

uy tín” [Ngụ c, 112] Hơn nữa, cô lại đặt tình cảm sau tiền bạc và tham vọng.

Cứ thế, họ sống và dằn vặt nhau mà không sao thoát ra đợc Kết cục, đau khổ

thuộc về ngời phụ nữ Trong tiểu thuyết Thức giấc, Thùy Dơng lại đề cập tới

kiểu bi kịch này trong số phận của nhân vật Thuý Thuý là dân ngoại tỉnh, lên

Hà Nội học, vì muốn ở lại nên đã “nhắm mắt túm bừa một kẻ Không may

ng-ời đàn ông không còn trẻ ấy đã qua một đng-ời vợ, tính vũ phu, cục cằn …) Thuý

đánh đổi đời con gái của mình chỉ để lấy một căn nhà tập thể hơn ba chục mét vuông trên tầng ba và một trang trong cuốn sổ hộ khẩu” [Thức giấc, 117].

Bi kịch của Thuý cũng giống Hoa; nhng Thuý còn khổ hơn Hoa vì cô nghĩrằng sau khi ở lại Hà Nội sẽ có tơng lai, hoá ra chẳng có gì cả - cả tiền lẫn tìnhyêu Qua số phận của Hoa và Thuý, có thể thấy Thùy Dơng có một cái nhìnkhông chỉ rộng mà còn sâu sắc về những cuộc hôn nhân vì tiền Họ không chỉ

đến với nhau vì tiền, mà chia tay nhau cũng vì tiền, dục vọng Kỳ Thanh trong

tiểu thuyết Nhân gian từng có một gia đình hạnh phúc với chồng và con trai

Trang 29

mời lăm tuổi Nhng chồng đã phản bội để đi theo bạn học của cô “buôn bán giàu có nổi tiếng và đã bỏ chồng Nó xấu và lúc nào trong đầu cũng tính toán tiền nong…)” vì ham cái gia tài kếch sù “ba căn nhà mặt phố, một công ty th-

ơng mại, một biệt thự ngoại ô, một chiếc Lexus giá trị bằng cả một gia tài…)”

[Nhân gian, 48] Kỳ Thanh chia tay chồng trong căm hận Trong cô luôn chấtchứa nỗi đau hạnh phúc tan vỡ - ly dị chồng, con đi học xa Đằng sau vẻ phớt

đời của Kỳ Thanh là nỗi cô đơn cùng cực, là khao khát “cứ phải đè chặt từng

đêm, từng đêm” [Nhân gian, 278] Cô mở quán cà phê để lẩn trốn đau khổ,

nh-ng đau khổ lại tìm tới Ngời chồnh-ng cũ đến và thờnh-ng xuyên nh-ngồi uốnh-ng nớc ởquán của Kỳ Thanh nh muốn cố gắng tìm lại tình yêu Có lẽ anh ta không tìm

đợc hạnh phúc bên ngời vợ mới và gia tài kếch sù kia Trong một phút cả KỳThanh và chồng cũ đều không tự chủ đợc, họ đã trở lại những giây phút êm

đềm nh “từ mời tám năm trớc” [Nhân gian, 278] Và “khi ý thức trở về thì cả

sự bẽ bàng tủi hổ cả căm hận về theo”, Kỳ Thanh đã làm mọi cách để khiến cho ngời chồng cũ phải chịu “một chút thống khổ” mà cô đã trải qua Không

chỉ làm cho ngời chồng cũ tởng rằng chuyện diễn ra giữa hai ngời là mua

-bán sòng phẳng, cô còn thuê Hạnh - “một đứa thực sự chọn nghề ấy làm thêm”

để lột mặt nạ của kẻ đã khiến cô rơi vào bi kịch này Cô mong “nó có thể phản bội đợc một lần thì rất dễ dàng có lần thứ hai” [Nhân gian, 279] để củng

cố căm hận trong lòng và xoá nốt những gì còn lại của tình yêu nơi cô Nhng

khi đối diện với sự thật “góc quán một ngời đàn ông có gơng mặt thanh tú

điển trai ngồi im lìm bên cốc cà phê đã vơi đi một nửa” [Nhân gian, 279] thì

Kỳ Thanh ngỡ ngàng Với cuộc sống hôn nhân của Kỳ Thanh, Thùy Dơngmột lần nữa khẳng định nhân tính của con ngời Đồng tiền có thể chi phốiquyết định của con ngời trong một phút nhng không thể mua đợc tình yêu Bên cạnh đó, nhà văn còn cảnh tỉnh cả những cuộc hôn nhân đợc dựngxây bằng tình yêu chân chính Lối sống công nghiệp chóng mặt làm cho conngời không còn thời gian để gần gũi nhau Đây chính là nguyên nhân cho bikịch đổ vỡ Ngoài ra, sự va đập của những tính cách, quan điểm sống cũngkhiến cho hôn nhân khó giữ đợc sự bình yên Thêm nữa, họ tìm thấy điểm tốt,

đáng yêu của ngời khác - bù đắp lại những gì không có đợc ở ngời bạn đời.Chị nhìn thấy bi kịch hôn nhân có thể diễn ra ở mọi gia đình, không kể giàuhay nghèo, trí thức hay lao động chân tay Ngay nh gia đình Tuyết (Ngụ c)quanh năm làm nghề chở xe bò thuê kiếm sống mà cũng không thoát khỏi

Trang 30

cảnh tan vỡ Khi cuộc sống cuốn họ đi theo những đổi thay thì hạnh phúc đơn

sơ “vợ chồng nhà này cơm no, cho bò ăn, dỗ con ngủ xong là quần nhau”

[Ngụ c, 28] đã trở thành dĩ vãng Đã có một sự xáo trộn diễn ra trong con ngờichồng Tuyết vốn cục mịch, siêng năng từ khi họ cho một cô ca-ve thuê phòngtầng hai Một thế giới mới do cô ca-ve mang lại khác hẳn cuộc sống vợ chồngvới Tuyết khiến anh ta choáng ngợp Anh ta và cô ca-ve cùng lao vào tình yêulén lút nhng cuồng nhiệt, thậm chí còn tính chuyện sống lâu dài với nhau KhiTuyết phát hiện ra cũng là lúc bi kịch đổ vỡ thực sự Tuyết đau khổ khi sự vunvén, chăm lo của mình bao lâu này bị phản bội Anh chồng thì bị giằng xégiữa tình cảm và trách nhiệm - sống với cô ca-ve nhng không thể bỏ mặc hai

đứa con Còn cô ca-ve cũng chẳng sung sớng gì khi “muốn kiếm cho mình một thằng đàn ông thì lại phải giật của ai đó” [Ngụ c, 149] Nhng có lẽ đau khổ

nhất vẫn là Tuyết Sau khi chồng cô chết vì tai nạn, cả Tuyết và cô ca-ve vẫnkhông thoát khỏi bi kịch, nhng vẫn phải dựa vào nhau để tồn tại, chăm sóc chohài nhi vô tội kia Gia đình vợ chồng Lam (Ngụ c) cũng gặp bi kịch dù cô vàchồng - một ông Tây tốt tính đã vợt qua ngăn cản của gia đình và xã hội để

đến với nhau Giữa Lam và chồng vốn đã có sự khác biệt giữa tính cách á

Đông quen có sự quan tâm, chăm sóc và tính cách phơng Tây độc lập, thẳng

thắn Vì vậy, khi có một ngời thấu hiểu suy nghĩ, quan tâm đến Lam thì “tình yêu với chồng bay đâu sạch” [Ngụ c, 109] Lam rơi vào tình trạng “khi đã hết yêu không thể giả vờ Nh vậy không chỉ làm tổn hại đến ngời ta mà còn làm tổn hại chính mình” [Ngụ c, 109] Cô chia tay với chồng nhng không chắc chắn sẽ sống với ngời mình yêu vì “Anh ấy cũng có gia đình rồi Lại cha dám nghĩ đến chuyện bỏ vợ” [Ngụ c, 109] Hơn nữa, cô thú nhận “đàn bà mà kiếm tiền giỏi hơn chồng thì không còn sự tôn trọng cần thiết nữa Rạn nứt cũng từ

đấy ra” [Ngụ c, 117] Bi kịch hôn nhân của Lam là bi kịch của một ngời phụ

nữ thành đạt, không bằng lòng với tình yêu đã có nhng cũng không dám đếnvới tình yêu muốn có Cả Lam và Tuyết - dù bị chồng bỏ hay bỏ chồng - đều

là những ngời phụ nữ bất hạnh Họ sống toàn tâm toàn ý với cuộc sống nhng

phải nhận lại sự đau đớn, giày vò Yên Thao trong Thức giấc gặp bi kịch hôn

nhân một phần vì sự có mặt của ngời thứ ba, nhng nguyên nhân chính lại làtình yêu của họ không đợc làm mới thờng xuyên Cô là một ngời phụ nữ mạnh

mẽ và thông minh, có niềm say mê trong công việc Còn chồng cô Nghi một kiến trúc s tài hoa và lãng mạn, luôn theo đuổi sáng tạo trong thiết kế

Trang 31

-Giữa họ tồn tại một sự đam mê cả về thể xác lẫn tâm hồn Cuộc hôn nhân cứdiễn ra một cách tự nhiên, không cần bất cứ sự cố gắng, nỗ lực nào Đã có lúc

Yên Thao đã giật mình nhận ra “không có tôi, núi lửa của anh trào dâng đi

đâu? Biển đêm trong tôi sẽ không thôi gào thét nếu không có nham thạch nóng rực cuộn trào và trút đầy” [Thức giấc, 238] Khi bắt gặp chồng mình

ngoại tình với một cô gái khác, cô đã rơi vào trạng thái đổ vỡ Cô thấy tất cảnhững việc đã làm đều vô nghĩa - tiền nhiều, thành đạt để làm gì khi hạnhphúc của mình lại thuộc về ngời khác Bi kịch hơn nữa khi Yên Thao luônnghi ngờ nhng cả hai đều không dám đối mặt với sự thật vì e sợ làm tan vỡmột gia đình Có điều, họ vẫn còn yêu nhau và vẫn muốn duy trì một gia đìnhcho những đứa con Trong cảm hứng về bi kịch hôn nhân, Thùy Dơng luôn h-ớng về giá trị truyền thống - dù tình yêu không còn nhng họ vẫn còn trách

nhiệm với nhau và với con cái Nhân vật tôi và ngời chồng (Ngụ c) dù có cuộc

sống hôn nhân không nh ý nhng luôn đặt hạnh phúc của con cái lên trên hết

Bi kịch của họ là bi kịch của những tính cách, quan điểm sống trái ngợc nhau

Nhân vật tôi là một phóng viên “muốn sống, muốn đẫm mình trong cuộc sống thực này, dù ai gọi nó là xa hoa và phù phiếm” [Ngụ c, 27]; còn ngời chồng

“chỉ muốn yên ổn chẳng phải gắng gỏi bon chen, tầm thờng nh những kẻ khác” [Ngụ c, 8] Họ đã từng có thời yêu nhau say đắm Nhân vật tôi linh cảm

“càng ngày anh ta càng trở nên xa lạ với tôi Khoảng cách giữa chúng tôi ngày một dài ra” [Ngụ c, 26] và nhận ra nếu họ chung sống thì “sự va đập sẽ

đến ngay và tất cả chúng tôi sẽ tan ra từng mảnh” [Ngụ c, 72] Chỉ có đứa con

gái sớm lớn sớm khôn luôn buồn lòng vì hạnh phúc của cha mẹ Nó đã từng

ao ớc “giá bố mẹ cứ cãi nhau, thậm chí đánh nhau nh bố mẹ đứa bạn con

nh-ng rồi vẫn cứ ở với nhau, nh-ngủ cùnh-ng nhau…)” [Ngụ c, 72] Bi kịch của họ đợc tóm gọn trong câu nói của nhân vật tôi “Bố mẹ không làm gì sai trái với nhau, với con Chẳng qua là số phận không gắn kết đợc” [Ngụ c, 167] Đôi khi,

cuộc sống gia đình không hạnh phúc không hẳn vì cơm áo gạo tiền, mà lớnhơn là sự khác biệt trong tính cách mỗi con ngời Họ không thể tìm thấy tiếngnói chung cho cuộc sống hôn nhân

Tóm lại, cảm hứng bi kịch về tình yêu, hôn nhân của Thùy Dơng mang tớicho ngời đọc cảm giác sợ hãi, mong manh trớc hạnh phúc của con ngời Đằngsau bi kịch trong cuộc sống riêng của mỗi cá nhân, Thùy Dơng muốn cảnhbáo về sự tan rữa của các mối quan hệ trong xã hội mà khởi đầu chính là quan

Trang 32

hệ hôn nhân Và cả một xã hội đang tan rữa ra dới cái nhìn nhiều suy cảm củanhà văn.

3.2 Cảm hứng triết luận:

Có thể nói, “khi văn học không dừng lại ở yêu cầu phản ánh thực tại, mà coi trọng hơn sự nghiền ngẫm, lí giải về hiện thực, đề xuất những ý tởng mới, cách nhìn mới, thì hệ quả tất yếu là triết lý suy tởng đợc gia tăng và dẫn đến việc hình thành rõ nét khuynh hớng triết luận” [32, 63] Cảm hứng triết luận

xuất hiện nhiều trong sáng tác gần đây của các nhà văn nữ Họ thờng đa vàotrong tác phẩm của mình những triết lý về cuộc sống nhân sinh và tình yêu -hôn nhân gia đình Với Thùy Dơng, chị suy ngẫm về cuộc đời, con ngời vàtình yêu hạnh phúc bằng ngôn từ giản dị nhng mang sự chiêm nghiệm sâu sắc.Thùy Dơng đã trình bày trong tiểu thuyết của mình một hệ thống triết lýphong phú ở đây chúng tôi chỉ xin trích dẫn một số triết lý chủ yếu

3.2.1 Triết luận về cuộc sống - nhân sinh:

Thùy Dơng đến với văn chơng bởi những câu thơ “Tôi đã ký một giao ớc

ân tình cùng cái đẹp Tôi đã ký một giao kèo xơng máu với nhân dân” (Pablo

Neruda), và đặt ra cho mình nhiệm vụ phải phơi bày mặt trái của cuộc sống,cảnh tỉnh con ngời trớc sự tha hoá về nhân cách Trong tác phẩm của mình, dùkhông đả kích gay gắt, quyết liệt, nhng Thùy Dơng vẫn khiến cho ngời đọcphải day dứt về một cuộc sống phức tạp, hữu hạn và mong manh

Trong cảm nhận của Thùy Dơng, sự phức tạp của đời sống thể hiện ở

quan hệ tốt - xấu, dữ - thiện không rõ ràng “Sự dữ và sự thiện - sợi dây ngăn cách mảnh mai lắm và điều đáng sợ là ngời ta nhân danh tự do để lựa chọn” [Ngụ c, 96] Thật đáng sợ khi ngời ta chẳng có gì ràng buộc khi chọn “dữ” hay “thiện”, và điều đó ảnh hởng tới rất nhiều ngời Con ngời dù biết nhng vẫn tặc lỡi “cả đời đục làm sao giữ mình trong đợc” [Thức giấc, 332] và “nhiều khi biết là xấu đấy, cố tránh cũng chẳng đợc Biết điều tốt phải làm, nhiều lúc muốn làm mà không xong” [Ngụ c, 74] Chị còn thấy đợc - mất ở đời chỉ là hai mặt của một vấn đề “ăn cơm thịt bò nằm lo ngay ngáy, ăn cơm mắm cáy nằm ngáy o o Cái gì cũng có hai mặt của nó Đợc cái nọ thì mất cái kia” [Nhân

gian, 242] Không chỉ Thùy Dơng mà rất nhiều nhà văn khác sống trong thời

đại này đều cảm nhận đợc sự hữu hạn và mong manh của cuộc đời Thùy

D-ơng diễn đạt điều ấy thật giản dị “một vòng đời thật ngắn ngủi và khổ đau” [Nhân gian, 30], có lúc không giống triết lý “đời ngời ngắn ngủi lắm - nh ngời

Trang 33

ta nấu một nồi cháo kê thôi” [Nhân gian, 264] Đó là lời bà ngoại an ủi cháu gái mình vừa mất đi đứa con đầu lòng vì sự nghiệp của bố cô (Nhân gian).

Cuộc đời đã ngắn nhng lại chất chứa khổ đau, con ngời biết điều đó, nhngphải chấp nhận và sống Lúc nào nhà văn canh cánh về cuộc đời hữu hạn

“sông cứ chảy, mặt trời mọc rồi lại lặn, hết ngày rồi lại đến đêm Con ngời cứ ngốn ngấu cuộc đời mình” [Nhân gian, 119] và sự sống - cái chết “con ngời chỉ có hai việc trọng đại - đó là sự sống và cái chết Sao chỉ chăm chăm lo cho sự sống còn mặc kệ cái chết đến đột ngột dắt tay lôi đi?” [Nhân gian,

236] Biết trớc số mệnh của mình để sống, để chuẩn bị bớc sang một thế giới

khác nhẹ nhàng thanh thản Sau tất cả, Thùy Dơng khẳng định “lịch sử luôn luôn là sự xem xét và thẩm định lại các giá trị Không có gì là vĩnh cửu cả”

[Thức giấc, 235]

Thùy Dơng còn triết lý về con ngời với màu sắc tự nghiệm Đó là cái nhìn

về con ngời trong mối quan hệ với tự nhiên và xã hội, với sự sợ hãi và đức tin,với sự tha hoá, với hạnh phúc và ý chí Trong suy nghĩ, nhận thức của Thùy D-

ơng, con ngời là một phần của tự nhiên “chúng ta chỉ là giấc mơ của đất để rồi một ngày nào đó tỉnh mộng và phải trở về với đất!” [Ngụ c, 140] Ngay cả

đến cảm xúc vui buồn “cũng là đặc ân mà Chúa trời ban cho con ngời Chỉ có con ngời mới biết buồn …) cũng chính vì nỗi buồn nên ta mới hiểu niềm vui và quý giá nó Nỗi buồn sẽ tồn tại song song cùng với con ngời” [Ngụ c, 167].

Một lần nữa, nhà văn khẳng định sự hữu hạn của cuộc sống, từ đó nhắn nhủcon ngời hãy biết quý trọng cuộc sống và hãy sống hết mình Thế nhng, conngời khi đã đắm mình trong cuộc sống lại vẫn không thoát khỏi lẽ thờng tình

“trọn ngày, trọn đời cứ mải mê lo cho mình về phần an hởng, chẳng khi nào tạm nghỉ” [Ngụ c, 158] Nhân vật Đức cha trong Thức giấc đã nói về sự ràng buộc giữa con ngời với nhau “không muốn ngời ta làm khó mình thì cũng đừng làm khó ngời ta” [Thức giấc, 278], nhng điều đó không dễ thực hiện vì ai cũng

đòi hỏi ngời khác hiểu mình trớc Thùy Dơng còn nhận xét “ngời Việt cứ nh lũ cua - ở trong cùng chậu, cứ con nọ kéo chân kéo cẳng con kia lôi xuống Rút cục chẳng con nào bò ra đợc” [Thức giấc, 343] Tìm hiểu sâu hơn về tác động của xã hội đối với con ngời thời hiện đại, chị đã khái quát “ngời ta không đợc lựa chọn nhiều thứ Không đợc lựa chọn thời đại mà mình sinh ra Không đợc lựa chọn đất nớc mà mình là công dân Cũng không đợc lựa chọn dân tộc và cũng không đợc lựa chọn cha mẹ nốt …) Con ng ời quả là có quá ít sự lựa chọn

Trang 34

- ngay từ khi mới sinh ra Sau này cũng vậy” [Nhân gian, 14-15] Không chỉ

không có bất cứ sự lựa chọn quan trọng nào, con ngời còn chịu sự chi phối của

dục vọng “quyền lực luôn song hành với tiền bạc, của cải, suy cho cùng cũng

là tôn thờ các giá trị vật chất mà thôi Tất cả những điều đó luôn ám ảnh con ngời bắt con ngời làm nô lệ cho nó” [Nhân gian, 196] Chính nhân vật Thảo (Nhân gian) đã ngộ ra điều này từ những ngời xung quanh và chính cô cũng

không thoát khỏi nó Lúc nào cô cũng bị ám ảnh bởi mong muốn có đủ tiềnmua một căn nhà nhỏ ở Hà Nội để gửi gắm đứa con trai duy nhất ở lại nơi

nhiều cạm bẫy Thùy Dơng triết lý về mối quan hệ con ngời - xã hội “mỗi cuộc đời là một bi kịch nhỏ và mỗi thời đại biết đâu lại chẳng chứa đựng những bi kịch lớn” [Thức giấc, 85] Cảm nhận đợc sự nhỏ bé, mong manh của

số phận con ngời giữa cuộc đời rộng lớn, Thùy Dơng còn phát hiện trong sâuthẳm trái tim con ngời sự sợ hãi và một đức tin làm chỗ dựa tinh thần Sợ hãi

vì “cuộc sống đầy bất an” [Ngụ c, 106], vì “mạng sống con ngời bấp bênh”

[Ngụ c, 137] Cách duy nhất để con ngời thoát khỏi nỗi sợ hãi là tìm cho mình

một đức tin - “không có đức tin khó sống lắm…)” [Ngụ c, 83] Niềm tin vào

một sức mạnh siêu nhiên giúp con ngời có nghị lực để sống và đơng đầu vớinỗi sợ hãi cố hữu Thùy Dơng còn triết lý về hạnh phúc và sự tha hoá của conngời Hạnh phúc trong con mắt của Thùy Dơng giống nh lời của một nhà văn

“Hạnh phúc nh một cái chăn hẹp - ngời này kéo thì kẻ khác hở” [Nhân gian,

95] thật nhỏ bé và ích kỷ Niềm vui của ngời này sẽ là khổ đau của ngời khác

“con ngời là tập hợp của những nghịch lý Ai cũng mong cuộc sống tốt đẹp yên bình Vậy mà mở tờ báo ra nếu không thấy tin tức về chiến tranh, động

đất hay những tai nạn thảm khốc, vụ án rùng rợn …) thì lại kêu chán chẳng có gì đọc cả” [Ngụ c, 76] Buồn hơn nữa khi “ …) chiến tranh không sao chấm dứt

đợc Bởi suy cho cùng nó thể hiện tham vọng của con ngời, của quốc gia nào

đó Mà những tham vọng đó thì chừng nào còn sống, còn tồn tại, ngời ta sẽ vẫn không từ bỏ” [Ngụ c, 134] Con ngời ngày càng tha hoá trong suy nghĩ và

việc làm của mình Chị cũng viện dẫn lời của F Nietzsche - triết gia ngời Phổ

“các ngơi đã vợt qua con đờng dẫn từ loài sâu bọ đến loài ngời nhng về nhiều phơng diện, các ngơi vẫn là loài sâu bọ Xa kia các ngời đã là loài khỉ và bây giờ nữa, con ngời còn khỉ hơn bất luận con khỉ nào” [Nhân gian, 150] Cuộc

sống càng hiện đại, càng văn minh, con ngời càng đánh mất đi nhân tính củamình Mặt khác, nhà văn triết lý về số phận những con ngời mang chí lớn

Trang 35

“làm cây cao bao giờ cũng đầy bất trắc” [Thức giấc, 367], đứng trên muôn

ngời nhng cũng không tránh khỏi bất hạnh Vì thế, muốn thành công thì phải

biết chấp nhận “mất mát đến tận cùng thì vẫn phải cố giành lại niềm kiêu hãnh Chỉ có nó mới giúp ta tồn tại đợc trong cõi đời này” [Thức giấc, 122].

Con ngời mang chí lớn trong suy nghĩ của Thùy Dơng vừa phải biết chấp nhậnbất hạnh vừa phải có niềm kiêu hãnh về mình

3.2.2 Triết luận về tình yêu - hôn nhân

Tình yêu và hôn nhân là đề tài không thể thiếu trong sáng tác của các nhàvăn nữ thời kỳ đổi mới Họ là ngời hiểu hơn ai hết bản chất của tình yêu -hạnh phúc đấy nhng cay đắng đấy Thế mà chẳng ai từ chối đợc tình yêu vàcuộc sống hôn nhân

Trong tiểu thuyết của Thùy Dơng, triết lý về tình yêu đợc thể hiện ở

nhiều sắc thái Nào là “khi ngời ta yêu tất cả đều có thể” [Thức giấc, 104], nào

là “yêu nhau thì mới thể tất đợc hết chứ ghét nhau thì ghét đến cả tông chi họ hàng” [Nhân gian, 283], nào là “những kẻ cha yêu khi bập vào rồi khó mà tĩnh trí nổi” [Thức giấc, 101]… Mỗi nhà văn có một h Tình yêu là cứu cánh có thể đa ngời ta ra khỏi khổ

đau, cũng có thể dìm ngời ta trong đáy sâu của tuyệt vọng Bà nội Yên Thao

dặn dò Đàn bà là hay lụy tình lắm “trồng cây gì nuôi con gì” để …) Đừng có bao giờ đặt hết lòng tin vào một ai đó thì sẽ khỏi phải thất vọng” [Thức giấc, 69] Nhiều lúc ngời đàn bà trở nên đáng thơng Đàn bà nhẹ dạ, cứ t “trồng cây gì nuôi con gì” để ởng đàn ông nó mê mình vì cái dáng

vẻ bên ngoài” [Ngụ c, 31] khi luôn phải chạy theo, đuổi theo tình yêu tuyệt

vọng Thùy Dơng còn sâu sắc hơn nữa khi triết lý về sự tan vỡ của tình yêu

“Vấp phải đời thờng con thuyền tình vỡ tan” [Ngụ c, 50] Sự tan vỡ ấy xảy ra vì nhiều lẽ: “khi ngời ta hết yêu nếu buộc phải sống bên nhau sẽ kinh khủng thế nào” [Ngụ c, 72], “thời gian và sự xa cách có sức phá huỷ ghê gớm” [Thức

giấc, 121]… Mỗi nhà văn có một h Nhng dù thế nào, tình yêu cũng là một phần không thể thiếutrong cuộc sống mỗi con ngời

Thùy Dơng quan niệm về cuộc sống gia đình “Phúc đức tại mẫu”, “đàn

bà phải lo lấy nghiệp nhà, lo truyền đời” [Thức giấc, 68] - điều này trở đi trở

lại trong tiểu thuyết của chị Vì thế, trong cuộc sống hôn nhân, ngời phụ nữluôn nhận về mình thiệt thòi để giữ hạnh phúc gia đình Và họ thờng dành hết

tình yêu cho một ngời nào đó nên không tránh khỏi bất hạnh “khi yêu ngời ta thờng cực đoan Đặc biệt là đàn bà Đàn ông thì khác Họ có thể vẫn có vợ và vẫn cần ngời tình Đàn bà thì ngợc lại Ngời ta muốn chung sống chính thức

Trang 36

với ngời mình yêu Bất hạnh cho đàn bà là ở chỗ đó” [Ngụ c, 109] Không chỉ

vậy, những ngời đàn bà giỏi giang cũng gặp trắc trở trong cuộc sống hôn

nhân: đàn bà giỏi giang quá làm tranh phần đàn ông rồi thì khổ Đàn ông “trồng cây gì nuôi con gì” để cần ngời vợ dịu hiền chứ không cần bà tớng” [Thức giấc, 179] và “đàn bà mà kiếm tiền giỏi hơn chồng thì không còn sự tôn trọng cần thiết nữa” [Ngụ c, 117] Trên tất cả, cuộc sống hôn nhân bị đe doạ từ nhiều phía “bây giờ bồ bịch

nh bệnh dịch, lây lan khắp nơi mà ngời ta cũng chẳng sợ” [Ngụ c, 112], hoặc

“ngời ta thả lỏng cho thú tính chạy rông khắp nơi …) Sự bầy đàn trong cả những phần tăm tối xấu xa của con ngời” [Nhân gian, 239] Tình yêu và hôn

nhân đợc xây dựng bằng sự gắn kết của hai ngời, nhng khi sự gắn kết ấy bị chiphối bởi quyền lực, tiền bạc, dục vọng hay những thứ khác thì chẳng sớm thìmuộn sẽ rơi vào tình trạng không cứu vãn đợc

Triết lý của Thùy Dơng về cuộc sống - nhân sinh, tình yêu - hôn nhân nhẹnhàng và giản dị Nó không xa vời, mà gần gũi với cuộc đời mỗi con ngời.Trong những triết lý của Thùy Dơng ẩn chứa một nỗi trăn trở về nhân thế, vềxã hội ngày càng giàu có về vật chất nhng lại nghèo nàn về nhân cách, đạo

đức Chị triết lý về cuộc sống về tình yêu cũng chính là cách để đánh thức bảnthân và những ngời xung quanh đang mải miết chạy theo ham muốn tầm th-ờng mà quên mất ý nghĩa của tình yêu và cuộc sống Cảm hứng triết luận đãlàm cho tiểu thuyết của Thùy Dơng thêm sâu sắc và mang tinh thần nhân bảncủa thời đại

Trang 37

văn học chính là khái quát của tính cách ngời - kết tinh của môi trờng sống; vì

thế nhân vật văn học sẽ “dẫn dắt độc giả vào các môi trờng khác nhau của đời sống” trong từng tác phẩm cụ thể Nhân vật văn học còn là chỉnh thể vận

động, có tính cách bộc lộ dần trong không gian, thời gian, mang tính chất quátrình, đợc miêu tả qua các biến cố, xung đột và mọi chi tiết các loại Do đó,nhân vật chính là hình thức thể hiện con ngời trong văn học

Nh đã nói ở trên, trong Thi pháp học, nhân vật là phơng tiện biểu hiện của quan niệm nghệ thuật về con ngời Đó là “sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con ngời đã đợc hoá thân thành các nguyên tắc phơng tiện, biện pháp hình thức thể hiện con ngời trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tợng nhân vật đó” [53, 55] Trớc đây, ngời ta chỉ chú ý phơng

diện nội dung và tính khách thể của nhân vật mà quên đi những cảm thụ chủquan về hình tợng, dẫn đến việc xem nhẹ bản chất sáng tạo của nhà văn Tìm

hiểu quan niệm nghệ thuật về con ngời chính là “khám phá, phát hiện cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan, sáng tạo của chủ thể” [53, 56] - đối tợng quan tâm chính của Thi pháp học Đây là một hớng đi mới khám phá về hình thức bên trong của văn học “Nhân vật văn học là mô hình về con ngời của tác giả”

(L Ghindơbua), nhng nhân vật văn học và quan niệm nghệ thuật về con ngời

không phải là một Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con ngời bao quát hơn, rộng hơn khái niệm nhân vật, vì một quan niệm về con ngời có thể đợc thể

hiện qua nhiều nhân vật Từ đó, có thể rút ra hai hệ quả của mối tơng quan

Trang 38

giữa nhân vật văn học và quan niệm nghệ thuật về con ngời Thứ nhất, khi có

sự đổi mới trong cách cảm nhận con ngời thì nhân vật văn học sẽ mang diệnmạo mới, khiến văn học thay đổi căn bản Thứ hai, không phải cách cắt nghĩa,

lý giải nào về con ngời đều đợc coi là quan niệm nghệ thuật về con ngời; đóphải là cách cắt nghĩa phổ quát, mang ý nghĩa nhân sinh, thể hiện con ngờitrong ranh giới của những thái cực đối lập (thiện - ác, sống - chết… Mỗi nhà văn có một h), chỉ ở

trong giới hạn đó “mới có khác biệt với các quan niệm thông thờng và mới có tính sáng tạo” [53, 59].

Tóm lại, văn học đổi mới trớc hết là ở quan niệm nghệ thuật về con ngời

qua cách xây dựng hình tợng nhân vật Nó “không chỉ thể hiện đời sống và phẩm chất của con ngời, không chỉ đặt ra và giải quyết những vấn đề này sinh trong quan hệ giữa con ngời và con ngời, giữa con ngời với tự nhiên, mà quan trọng hơn là tìm hiểu, khám phá và phát hiện ra những bí ẩn nằm trong chiều sâu, những chiều kích khác nhau của con ngời” [64] Tìm hiểu về nhân vật

văn học chính là khám phá hình thức bên trong của một tác phẩm nghệ thuật một phạm trù quan trọng của quan niệm nghệ thuật về con ngời

-1.2 Nhân vật văn học trớc và sau năm 1975:

Nhân vật văn học là kết quả của sự khám phá con ngời bằng nghệ thuật Nóvừa chịu sự quy định của lịch sử xã hội - thời đại vừa mang dấu ấn sáng tạocủa cá nhân nhà văn Trải qua các giai đoạn, văn học xuất hiện nhiều kiểu

nhân vật Mỗi kiểu nhân vật là một “thể hiện cá biệt” (Trần Đình Sử); nhng

xét khái quát, chúng đều có cách xây dựng chung: về tên gọi, cách xng hô,miêu tả hoặc không miêu tả chân dung, về hành động lặp đi lặp lại, về tâm

lý… Mỗi nhà văn có một h Từng thay đổi trong cách xây dựng nhân vật đều thể hiện sự phát triểncủa quan niệm nghệ thuật về con ngời Trong phạm vi của luận văn, chúng tôichỉ tập trung vào giai đoạn văn học Việt Nam hiện đại trớc và sau năm 1975với sự thay đổi mạnh mẽ quan niệm nghệ thuật về con ngời đã đợc gìn giữhàng ngàn năm của dân tộc

Nh đã trình bày ở phần 2 chơng I, văn học Việt Nam trớc năm 1975 gắnliền với hai cuộc chiến lớn của dân tộc, nên nhân vật văn học là con ngời côngdân, con ngời cộng đồng Trong hoàn cảnh cả dân tộc đang tiến hành chiến

tranh chống ngoại xâm, “văn học cũng là một mặt trận” (Hồ Chí Minh) và các

văn nghệ sỹ hớng đến việc ngợi ca con ngời sống vì cộng đồng, vì vận mệnhquốc gia Một quan niệm nghệ thuật mới về con ngời đợc định hình - con ngời

Trang 39

cộng đồng với ý thức là chủ nhân của lịch sử Vì thế, nhân vật văn học giai

đoạn này là hình tợng mang tính t tởng - gắn với những vấn đề chính trị - xãhội lớn lao Tính cách của cá nhân bị xoá mờ, nếu có chỉ là tiêu biểu chophẩm chất chung của một thế hệ sống vì lý tởng cách mạng Nhân vật có thể

có tên hoặc không có tên, có bi kịch riêng hay đơn giản chỉ là đi theo tiếng gọicủa cách mạng… Mỗi nhà văn có một h nhng đều đợc xây dựng theo công thức chung: trong hoàncảnh cụ thể đợc giác ngộ - chiến đấu vì lý tởng cách mạng (có thể hy sinh) -

đợc cộng đồng công nhận Nh vậy, nhân vật văn học trớc năm 1975 đợc xây

dựng bằng quan niệm nghệ thuật về con ngời “tĩnh” - không có sự biến đổi,

chuyển động của tính cách, số phận nhân vật; những gì diễn ra trong tác phẩm

đều là minh chứng cho phẩm chất, tính cách mà nhà văn gán cho nhân vậtngay từ đầu Về phơng diện này, các nhà văn khi xây dựng nhân vật đã chịu

ảnh hởng, chi phối của cách xây dựng nhân vật trong văn học truyền thống.Lịch sử bốn nghìn năm dựng nớc và giữ nớc đã tạo cho con ngời và cả văn họcViệt Nam một ý thức, một nếp nghĩ về sự cố kết cộng đồng - lợi ích cá nhânphải gắn với lợi ích chung của cộng đồng

Nhìn lại lịch sử văn học dân tộc từ văn học dân gian đến văn học viết,con ngời luôn là đối tợng trung tâm của sáng tạo nghệ thuật Trên cơ sở mốiquan hệ với tự nhiên và xã hội của từng thời kỳ mà nhận thức về con ngời đợc

định hình Trong văn học dân gian, con ngời của thần thoại là đấng sáng tạo rathế giới, con ngời của sử thi là anh hùng dân tộc; còn con ngời của văn học

trung đại là “phi ngã”, “vô ngã”; con ngời trong văn học đầu thế kỷ XX là tiếng nói của “cá nhân t sản” (Trần Đình Sử)… Mỗi nhà văn có một h Tuy vậy, con ngời với ý nghĩa

đích thực “ngời” của nó cha có một vị trí xứng đáng trong nền văn học nớc

nhà Thời trung đại, văn học phát triển mạnh mẽ nhng các nhà văn cha dámnhìn thẳng vào con ngời với những giá trị tự thân Những giá trị ấy bị vùi lấp

dới “Tam cơng ngũ thờng”, “Tam tòng tứ đức”… Mỗi nhà văn có một h của học thuyết Nho giáo Vìthế, ý thức về con ngời cá nhân trong văn học thời trung đại chỉ quẩn quanhvới những triết lý, quy phạm đạo đức Đến thế kỷ XVII, khi Hồ Xuân Hơng,Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ… Mỗi nhà văn có một h thể hiện trong tác phẩm của mình những ph-

ơng diện của cái tôi “bản thể” thì văn học trung đại bắt đầu xuất hiện những

hình ảnh con ngời cá nhân đầu tiên Một Hồ Xuân Hơng khao khát đợc là conngời với bản năng đích thực; một Nguyễn Du khám phá ra nỗi đau, nỗi cô đơnsâu kín của con ngời; một Nguyễn Công Trứ cao ngạo với đời về lẽ sống của

Trang 40

mình… Mỗi nhà văn có một h nhng mới chỉ là biểu hiện yếu ớt của ý thức cá nhân còn mong manh.Sang thế kỷ XX, ý thức về con ngời cá nhân đã hình thành rõ rệt Trong hoàncảnh xã hội chịu ảnh hởng của văn hoá phơng Tây với tính chất tự do phóngkhoáng, con ngời lần đầu tiên nhận ra giá trị đích thực của cá nhân mình Từ

đó, quan niệm nghệ thuật mới về con ngời cá nhân hình thành trong văn họcgiai đoạn trớc năm 1945 GS - TS Trần Đình Sử đã tổng kết khái quát về babiểu hiện chính của quan niệm con ngời cá nhân trong giai đoạn văn học này

Đó là “con ngời cá nhân và xung đột với gia đình truyền thống, với khát vọng tìm lối thoát ly mọi quan hệ xã hội để thoả mãn tự do bản năng” trong tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn Đó là sự “phát hiện cái tôi cá nhân thành thực, thầm kín của mỗi ngời …) cái tôi tự cảm giác, cảm thấy trong thế giới đô thị hiện đại” trong Thơ mới Đó là “xã hội trong quan hệ với số phận và ứng xử cá nhân Hoàn cảnh là đối tợng quan tâm chính …) nh ng con ngời vẫn là điểm tựa để nhìn vào hoàn cảnh” [53, 73-74] trong văn xuôi hiện thực Nhìn chung,

những biểu hiện của quan niệm con ngời cá nhân mới chỉ dừng lại ở việc xemxét nhân vật trong mối quan hệ với các yếu tố bên ngoài, chứ cha đi vào thếgiới nằm trong bề sâu tiềm thức của con ngời, nên thờng rơi vào cực đoan, bếtắc Sau năm 1945, do yêu cầu chính đáng của văn học trong chiến tranh, conngời cá nhân đã nhờng lại vị trí cho con ngời cộng đồng sau khi không tìm đ-

ợc lối thoát cho mình Một lần nữa có thể khẳng định: quan niệm nghệ thuật

về con ngời cá nhân đã từng xuất hiện trong lịch sử văn học dân tộc, nhng vẫncha có đợc vị trí xứng đáng Cần có một sự đột phá, đổi mới về xây dựng nhânvật cá nhân cho nền văn học có truyền thống lâu đời này

Từ sau năm 1975 cho đến nay, văn học dần chuyển từ nền văn học chịu sựchi phối của chiến tranh (tình trạng bất thờng) sang nền văn học có sự tác

động của đời thờng (tình trạng ổn định, bình thờng) T duy nghệ thuật cónhiều chuyển biến Sau năm 1975, lối t duy phi sử thi đợc đánh giá cao vớiviệc mở rộng các phạm trù thẩm mỹ nh cái xấu, cái kệch cỡm, cái dị biệt… Mỗi nhà văn có một hNhà văn bắt đầu quan tâm tới con ngời với những giá trị tự thân; nhân vật bắt

đầu có những diện mạo mới đa dạng, phong phú hơn

Khoảng thời gian mời năm (1975 - 1985) chứng kiến sự quá độ của vănhọc nớc nhà từ thời bao cấp sang thời kinh tế thị trờng Một cuộc đấu tranhngấm ngầm nhng tất yếu giữa việc tiếp tục sáng tác theo lối ngợi ca và việcsáng tác theo lối phản ánh trực diện hiện thực đã diễn ra Nhiều nhân vật thể

Ngày đăng: 25/04/2014, 02:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
10.Thùy Dơng (2010), tham luận Đại hội VIII“Giao kèo của nhà văn”, nguồn: www.hoinhavanvietnam.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao kèo của nhà văn
Tác giả: Thùy Dơng
Năm: 2010
36.Dạ Miên (2001), Tiểu thuyết Thức giấc - chạm tới “nỗi niềm nhân thế”, Báo Công luận số 31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: nỗi niềm nhân thế
Tác giả: Dạ Miên
Năm: 2001
1. Thái Phan Vàng Anh, Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XX từ góc nhìn hậu hiện đại, nguồn: www.vannghequandoi.com.vn Khác
6. Nguyễn Minh Châu (1987), Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa, Văn nghệ, số 12 Khác
7. Nguyễn Minh Châu, Bức tranh, nguồn: www.vnthuquan.net Khác
8. Chớ nên sa vào vũng bùn của chủ nghĩa hình thức, nguồn: www.sites.google.com Khác
9. Cốt truyện và kết cấu của tác phẩm văn học, nguồn: www.diendankienthuc.net Khác
11.Thùy Dơng (1998), Truyện ngắn Thùy Dơng, NXB Văn học Khác
12. Trần Minh Đức, Một số khía cạnh trần thuật trong tiểu thuyết, nguồn: www.minhlien.wordpress.com Khác
13.Hải Đờng (2010), Nhân gian - những thân phận luôn day dứt, báo Giáo dục và Thời đại, số 7 Khác
14.Ngô Hơng Giang, Thi pháp truyện ngắn Thạch Lam, nguồn: www.vanthotre.sfi.vn Khác
15.Hoàng Thị Hồng Hà (2003), Truyện ngắn nữ và xu hớng tự nghiệm, tạp chí Nghề báo - Văn nghệ công an, số 10 Khác
16.Võ Thị Xuân Hà (2006), Sự cắt nghĩa cuộc sống, báo Toàn cảnh sự kiện - D luận, số 184 Khác
17.Võ Thị Xuân Hà (2008), Trong nớc giá lạnh, NXB Văn học Khác
18.Võ Thị Xuân Hà (2006), Tờng thành, NXB Nhà văn - Công ty truyền thông Hà Thế Khác
19.Bùi Nh Hải, Văn học Việt Nam sau 1975 với nhu cầu đạo đức tối đa, nguồn: www.vovanhoaqt.vnweblogs.com Khác
20.Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục Khác
21.Võ Thị Hảo, Giàn thiêu, nguồn: www.vnthuquan.net Khác
22.Đào Duy Hiệp, Độ dài và cấu trúc của tiểu thuyết, nguồn: www.evan.com.vn Khác
25.Susannah Hunnewell - Ricardo Augusto, Nghệ thuật văn chơng h cấu (Phan Quỳnh Trâm dịch) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w