Những giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay, vốn FDI là một bộ phậnquan trọng trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư của bất kỳ một quốc gia hoặc mộtđịa phương nào Đối với nước ta, một nước đang trong quá trình CNH, HĐH,chuyển đổi và hội nhập kinh tế, với mục tiêu phát triển kinh tế rất cao, nhucầu vốn đầu tư rất lớn, trong đó vốn FDI có vai trò đặc biệt quan trọng.
Dưới góc độ của quốc gia hay một địa phương tiếp nhận vốn, FDI cómục tiêu và tác động đa chiều Ngoài tác động phục vụ cho sự nghiệpCNH, HĐH đất nước, qua các hoạt động FDI còn tạo cơ hội tiếp nhận kỹthuật sản xuất, kinh nghiệm kinh doanh, các sáng chế, phát minh, bí quyếtcông nghệ, năng lực quản lý, điều hành, giúp các chủ thể trong nước và nềnkinh tế nói chung đẩy nhanh quá trình phát triển những ngành nghề có kỹthuật, công nghệ mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởngnhanh FDI còn góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm, đẩymạnh kim ngạch xuất khẩu, góp phần vào việc lành mạnh hoá các cân đốivĩ mô của nền kinh tế Ngay từ khi bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới,vấn đề thu hút vốn FDI đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm,chú ý và đã có nhiều biện pháp tích cực, đổi mới liên tục nhằm thu hútngày càng nhiều và ngày càng có chất lượng nguồn vốn quan trọng này.Đối với Đà Nẵng, một thành phố được tái lập chưa lâu như một thành phốtrực thuộc Trung ương, nằm ở vị trí chiến lược của vùng kinh tế trọng điểmmiền Trung, với nhiều lợi thế, tiềm năng chưa được khai thác đúng mức,đầu tư FDI lại càng có vai trò quan trọng.
Nghị quyết các Đại hội Đảng, từ Đại hội VI đến Đại hội X đều khẳngđịnh rằng, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành quantrọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, được khuyếnkhích phát triển lâu dài, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác Thu hútvốn FDI là chủ trương quan trọng của Đà Nẵng, có tác dụng khai thác nguồnlực vốn ngoài nước, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, làm đòn bẩy khai thác
Trang 2có hiệu quả các nguồn lực trong nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp, phục vụ sựnghiệp CNH, HĐH, phát triển bền vững cho kinh tế thành phố Đà Nẵng nóiriêng và cả vùng kinh tế trọng điểm nói chung.
Thực tế 20 năm đổi mới vừa qua, nhất là 10 năm gần đây cho thấy, vớichính sách thu hút ngày càng cởi mở và minh bạch, vốn FDI đã trở thành mộttrong những yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế ở nước ta nói chung vàthành phố Đà Nẵng nói riêng FDI đã có đóng góp quan trọng vào tốc độ tăngtrưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách, giải quyết việclàm, xoá đói giảm nghèo trên quy mô toàn bộ nền kinh tế nói chung cũng nhưtrên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng Tuy nhiên, ở Đà Nẵng, các biệnpháp thu hút vốn FDI thời gian qua cũng đã bộc lộ nhiều mặt yếu kém, hạnchế Kết quả là tốc độ tăng vốn FDI chưa đạt như mong đợi Số lượng các nhàđầu tư nước ngoài đến tìm hiểu môi trường đầu tư, số dự án đăng ký dự địnhđầu tư khá nhiều nhưng số dự án đầu tư được cấp phép và đi vào hoạt độngvẫn còn thấp, số vốn thực sự đầu tư còn thấp về số lượng Cơ cấu đầu tư chưađáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, nhu cầu CNH, HĐH của thành phố với tưcách là thành phố trọng điểm của miền Trung và đầu mối quan trọng của hànhlang kinh tế Đông - Tây Ngoài những nguyên nhân khách quan như điều kiệntự nhiên không thuận lợi, thị trường nhỏ hẹp, sức mua yếu, chi phí vậnchuyển bằng đường biển cao, thời gian vận chuyển lớn, nguồn nguyên liệu vàcác ngành công nghiệp phụ trợ còn thiếu và yếu, chất lượng kém, cơ chếchính sách của Trung ương còn bất cập…, những nguyên nhân chủ quan từphía chính quyền Đà Nẵng cũng đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến thu hút vốnFDI trên địa bàn
Tình hình đó đòi hỏi phải nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp đổimới mạnh mẽ hơn nữa để tăng cường thu hút vốn FDI có hiệu quả hơn, xemđó là vấn đề quan trọng, đột phá để phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn
2006 - 2010 và các giai đoạn tiếp theo Đó là lý do đề tài: “Những giải pháptăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Đà Nẵng trong giaiđoạn hiện nay” được chọn làm luận văn thạc sĩ của tác giả.
Trang 32 Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về FDI nói chung cũng như nhữnggiải pháp thu hút FDI nói riêng Sau đây là những công trình tiêu biểu:
- “Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các nướcASEAN và vận dụng vào Việt Nam”, Nguyễn Huy Thám, Luận án tiến sĩ Kinh
tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1999.
- “Thực trạng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”, Phan Minh Thành, Luận văn thạc sĩ Kinh
tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000.
- “Hoàn thiện Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tưtrực tiếp nước ngoài ở Việt Nam hiện nay”, Nguyễn Văn Hùng, Luận văn thạc
sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2002.
- “Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nướcngoài tại thành phố Đà Nẵng”, Ngô Quang Vinh, Luận văn thạc sĩ Kinh tế,
Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng, 2003.
- “Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài - vị trí, vai trò của nótrong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam”, Đề tài KH-CN
cấp nhà nước KX01.05, GS.TS Nguyễn Bích Đạt, Hà Nội, 2004.
- “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bình Dương - Thực trạng và giảipháp”, Bùi Thị Dung, Luận văn thạc sĩ Kinh doanh và quản lý, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2005.
Ngoài ra, còn có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí về vấn đề vốn FDIvới những cách tiếp cận và giải quyết ở những khía cạnh khác nhau của vấnđề thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Các công trình nghiên cứu đã đềcập đến rất nhiều khía cạnh của đầu tư FDI như tác động của FDI; vị trí, vaitrò của FDI; quản lý nhà nước đối với khu vực này; các biện pháp thu hút FDIphục vụ phát triển kinh tế… Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nàonghiên cứu đầy đủ và có hệ thống về những giải pháp thu hút vốn FDI trongđiều kiện cụ thể của Đà Nẵng.
Trang 43 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là hệ thống hoá có cơ sở lý luận và thựctiễn chính sách thu hút vốn FDI đối với các vùng, địa phương, đánh giá thựctrạng và tìm ra những giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa thu hút vốn FDI ởĐà Nẵng.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn của FDI, làm rõ vai trò của nóđối với sự phát triển kinh tế đối với các vùng, địa phương.
- Phân tích thực trạng đầu tư và đánh giá chính sách thu hút vốn FDI ởĐà Nẵng thời gian từ năm 1997 đến 2006
- Luận chứng những giải pháp tăng cường thu hút vốn FDI ở Đà Nẵngtrong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các biện pháp chính sách thu hútvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Đà Nẵng Các biện pháp này bao gồm 2 bộphận: bộ phận triển khai thực hiện các chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài củaTrung ương; bộ phận thực hiện gồm các biện pháp của chính quyền địa phươngtrong phạm vi được phân cấp về chính sách Góc độ tiếp cận của luận văn chủyếu là khảo sát các giải pháp của Nhà nước.
4.2 Đối tượng khảo sát của luận văn
Khảo sát các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đà Nẵng như là đốitượng tác động (kết quả) của các biện pháp chính sách Ngoài ra, luận văn khảosát hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước của chính quyền Đà Nẵng
4.3 Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: thời gian nghiên cứu giới hạn từ năm 1997 đến nay.
Những giải pháp và kiến nghị được đề xuất cho giai đoạn tương lai đếnkhoảng 2010
Về không gian: giới hạn trong phạm vi các hoạt động FDI tại Đà Nẵng Để
nghiên cứu so sánh, có mở rộng không gian khảo sát ở những chỗ cần thiết.
Trang 55 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và phươngpháp duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quanđiểm đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; các thànhtựu khoa học trong kinh tế nói chung và trong lĩnh vực chính sách FDI nóiriêng Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận văn là:phân tích, tổng hợp, so sánh, mô hình hoá; kết hợp nghiên cứu lí luận với tổngkết thực tiễn, lấy ý kiến chuyên gia, nghiên cứu tài liệu.
6 Những đóng góp của luận văn
- Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút vốn FDI ở Đà Nẵng, đánh giácác biện pháp chính sách đã thực hiện ở Đà Nẵng, tìm ra những bài học thànhcông và nguyên nhân không thành công trong thực hiện chính sách thu hútvốn FDI ở Đà Nẵng.
- Một số giải pháp đặc thù đề xuất được luận chứng với khả năng đónggóp làm tăng thu hút vốn FDI ở Đà Nẵng.
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,Luận văn được trình bày trong 3 chương, 10 tiết.
Trang 61.1.1 Khái niệm và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày nay đã trở thành hình thức đầutư phổ biến và đã được định nghĩa bởi các tổ chức kinh tế quốc tế cũng nhưluật pháp của các quốc gia.
FDI là một loại hình đầu tư quốc tế, trong đó chủ đầu tư củamột nền kinh tế đóng góp một số vốn hoặc tài sản đủ lớn vào mộtnền kinh tế khác để sở hữu hoặc điều hành, kiểm soát đối tượng họbỏ vốn đầu tư nhằm mục đích lợi nhuận hoặc các lợi ích kinh tếkhác [20, tr.14].
FDI là sự di chuyển vốn, tài sản, công nghệ hoặc bất kỳ tài sản nàotừ nước đi đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư để thành lập hoặc kiểmsoát doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh có lãi [48, tr.30-31].Luật Đầu tư 2005 của Việt Nam cũng có định nghĩa về FDI như sau:
Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào ViệtNam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạtđộng đầu tư [28, tr.8]
Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầutư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư [28, tr.8]
Như vậy, FDI, xét theo định nghĩa pháp lý của Việt Nam, là hoạt độngbỏ vốn đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam với điều kiệnhọ phải tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó.
Xét về bản chất FDI khác (đối lập) với đầu tư gián tiếp nước ngoài;đồng thời FDI là đầu tư thuộc kênh tư nhân, khác hẳn với đầu tư tài trợ(ODA) của Chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế.
Trang 71.1.1.2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có những đặc điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất, gắn liền với việc di chuyển vốn đầu tư, tức là tiền và các loại
tài sản khác giữa các quốc gia, hệ quả là làm tăng lượng tiền và tài sản củanền kinh tế nước tiếp nhận đầu tư và làm giảm lượng tiền và tài sản nước điđầu tư.
Thứ hai, được tiến hành thông qua việc bỏ vốn thành lập các doanh nghiệp
mới (liên doanh hoặc sở hữu 100% vốn), hợp đồng hợp tác kinh doanh, mua lạicác chi nhánh hoặc doanh nghiệp hiện có, mua cổ phiếu ở mức khống chế hoặctiến hành các hoạt động hợp nhất và chuyển nhượng doanh nghiệp.
Thứ ba, nhà đầu tư nước ngoài là chủ sở hữu hoàn toàn vốn đầu tư hoặc
cùng sở hữu vốn đầu tư với một tỷ lệ nhất định đủ mức tham gia quản lý trựctiếp hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ tư, là hoạt động đầu tư của tư nhân, chịu sự điều tiết của các quan
hệ thị trường trên quy mô toàn cầu, ít bị ảnh hưởng của các mối quan hệ chínhtrị giữa các nước, các chính phủ và mục tiêu cơ bản luôn là đạt lợi nhuận cao.
Thứ năm, nhà đầu tư trực tiếp kiểm soát và điều hành quá trình vận
động của dòng vốn đầu tư.
Thứ sáu, FDI bao gồm hoạt động đầu tư từ nước ngoài vào trong nước
và đầu tư từ trong nước ra nước ngoài, do vậy bao gồm cả vốn di chuyển vàomột nước và dòng vốn di chuyển ra khỏi nền kinh tế của nước đó.
Thứ bảy, FDI chủ yếu là do các công ty xuyên quốc gia thực hiện.
Các đặc điểm nêu trên mang tính chất chung cho tất cả các hoạt độngFDI trên toàn thế giới Đối với Việt Nam, quá trình tiếp nhận FDI diễn ra đãđược 20 năm và những đặc điểm nêu trên cũng đã thể hiện rõ nét Chính nhữngđặc điểm này đòi hỏi thể chế pháp lý, môi trường và chính sách thu hút FDI phảichú ý để vừa thực hiện mục tiêu thu hút đầu tư, vừa bảo đảm mối quan hệ cânđối giữa kênh đầu tư FDI với các kênh đầu tư khác của nền kinh tế.
1.1.2 Các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân biệt các hình thức FDI Có thể hiểuhình thức đầu tư FDI là cách nhà đầu tư ở một số nước chuyển đổi quyền sở
Trang 8hữu vốn (tiền hoặc bất kỳ tài sản nào) thành quyền sở hữu và quản lý hoặckiểm soát một thực thể kinh tế ở một nước khác Như vậy, hình thức FDIđược xem như là các cách thức thực hiện những kênh đưa vốn bên ngoài vàonước tiếp nhận đầu tư, và nó phụ thuộc chủ yếu vào các chính sách, địnhhướng thu hút FDI của nước chủ nhà.
Ngày nay, trên thế giới nói chung cũng như ở Việt Nam nói riêng, FDIđược thực hiện thông qua hai kênh chủ yếu: i) đầu tư mới và mở rộng (GI); ii) mua lại và sáp nhập ( cross-border M & As).
GI là kênh đầu tư mà các chủ đầu tư thực hiện đầu tư ở nước tiếp nhậnvốn thông qua việc xây dựng các doanh nghiệp mới hoặc mở rộng quy môdoanh nghiệp đã đầu tư từ trước Hình thức này bổ sung ngay một lượng vốnđầu tư nhất định cho nước nhận đầu tư, do vậy có hiệu ứng rõ rệt tạo việc làmvà trực tiếp tác động đến thay đổi cơ cấu ngành kinh tế thông qua việc xâydựng các doanh nghiệp mới hoặc mở rộng quy mô, qua đó, thúc đẩy cạnhtranh trong nền kinh tế Đây là kênh đầu tư truyền thống của FDI và là kênhchủ yếu để các nhà đầu tư của các nước phát triển đầu tư vào các nước đanghoặc kém phát triển.
Cross-border M & As là kênh đầu tư mà các chủ đầu tư tiến hành đầu tưthông qua việc mua lại và sáp nhập các doanh nghiệp hiện có ở nước ngoàihoặc mua cổ phần của các công ty cổ phần Hình thức này chủ yếu là chuyểnsở hữu của các doanh nghiệp đang tồn tại ở nước chủ nhà sang sở hữu của cácnhà đầu tư nước ngoài Về lâu dài, hình thức M & As sẽ thu hút được nguồnvốn từ bên ngoài do mở rộng qui mô hoạt động của doanh nghiệp Kênh đầutư này chủ yếu được thực hiện ở các nước phát triển, các nước mới côngnghiệp hóa, đặc biệt là trong những lĩnh vực công nghệ cao và có xu hướngtăng mạnh trong những năm gần đây Luật Đầu tư 2005 của Việt Nam cũngđã thừa nhận và pháp lý hoá kênh đầu tư này ở Việt Nam Tuy nhiên, hìnhthức đầu tư này vẫn chưa phổ biến ở nước ta do đây là kênh đầu tư FDI mới,nhà đầu tư còn dè chừng; hơn nữa, Nhà nước vẫn hạn chế về tỷ lệ cổ phần củangười nước ngoài trong các công ty cổ phần trong nước Như vậy, nếu chỉ thuhút FDI theo kênh GI thì không đón bắt được xu hướng đầu tư quốc tế ngày
Trang 9nay, sẽ làm hạn chế khả năng thu hút FDI vào nước ta Tương lai, với chínhsách đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, M & As sẽ là kênh đầu tư quantrọng của FDI ở Việt Nam [31, tr.37].
Với hai kênh đầu tư chính như đã nêu trên, tùy theo mức độ nắm giữquyền quản lý, sẽ có các hình thức đầu tư khác nhau Những hình thức đầu tưnày được quy định bởi thể chế pháp luật về đầu tư, làm cơ sở để các nhà đầutư triển khai các hoạt động đưa vốn vào và thực hiện các biện pháp quản lýcủa họ.
Luật Đầu tư 2005 đã quy định 5 hình thức FDI cơ bản ở Việt Nam [28, tr.22].Các hình thức này cũng đã được thừa nhận rộng rãi trên thế giới Sau đây sẽtrình bày 5 hình thức này.
a Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài
Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là hình thức truyềnthống và phổ biến của FDI Với hình thức này, các nhà đầu tư, cùng với việcchú trọng khai thác những lợi thế của địa điểm đầu tư mới, đã nỗ lực tìm cácháp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý trong hoạtđộng kinh doanh để đạt hiệu quả cao nhất Hình thức này phổ biến ở quy môđầu tư nhỏ nhưng cũng rất được các nhà đầu tư ưa thích đối với các dự án quymô lớn Hiện nay, các công ty xuyên quốc gia thường đầu tư theo hình thứcdoanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và họ thường thành lập một công ty concủa công ty mẹ xuyên quốc gia.
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài thuộc sở hữu của nhà đầutư nước ngoài nhưng phải chịu sự kiểm soát của pháp luật nước sở tại (nướcnhận đầu tư) Là một pháp nhân kinh tế của nước sở tại, doanh nghiệp phảiđược đầu tư, thành lập và chịu sự quản lý nhà nước của nước sở tại Doanhnghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của nhàđầu tư nước ngoài tại nước chủ nhà, nhà đầu tư phải tự quản lý, tự chịu tráchnhiệm về kết quả kinh doanh Về hình thức pháp lý, dưới hình thức này, theoLuật Doanh nghiệp 2005, có các loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn,doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần… [26, tr.358].
Trang 10Hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài có ưu điểm là nước chủ nhàkhông cần bỏ vốn, tránh được những rủi ro trong kinh doanh, thu ngay đượctiền thuê đất, thuế, giải quyết việc làm cho người lao động Mặt khác, do độclập về quyền sở hữu nên các nhà đầu tư nước ngoài chủ động đầu tư và đểcạnh tranh, họ thường đầu tư công nghệ mới, phương tiện kỹ thuật tiên tiếnnhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao, góp phần nâng cao trình độ tay nghềngười lao động Tuy nhiên, nó có nhược điểm là nước chủ nhà khó tiếp nhậnđược kinh nghiệm quản lý và công nghệ, khó kiểm soát được đối tác đầu tưnước ngoài và không có lợi nhuận.
b Thành lập doanh nghiệp liên doanh giữa các nhà đầu tư trongnước và nhà đầu tư nước ngoài
Đây là hình thức được sử dụng rộng rãi trên thế giới từ trước tới nay.Hình thức này cũng rất phát triển ở Việt Nam, nhất là giai đoạn đầu thu hútFDI DNLD là doanh nghiệp được thành lập tại nước sở tại trên cơ sở hợpđồng liên doanh ký giữa Bên hoặc các Bên nước chủ nhà với Bên hoặc cácBên nước ngoài để đầu tư kinh doanh tại nước sở tại [31, tr.42].
Như vậy, hình thức DNLD tạo nên pháp nhân đồng sở hữu nhưng địađiểm đầu tư phải ở nước sở tại Hiệu quả hoạt động của DNLD phụ thuộc rấtlớn vào môi trường kinh doanh của nước sở tại, bao gồm các yếu tố kinh tế,chính trị, mức độ hoàn thiện pháp luật, trình độ của các đối tác liên doanh củanước sở tại Hình thức DNLD có những ưu điểm là góp phần giải quyết tìnhtrạng thiếu vốn, nước sở tại tranh thủ được nguồn vốn lớn để phát triển kinhtế nhưng lại được chia sẻ rủi ro; có cơ hội để đổi mới công nghệ, đa dạng hóasản phẩm; tạo cơ hội cho người lao động có việc làm và học tập kinh nghiệmquản lý của nước ngoài; Nhà nước của nước sở tại dễ dàng hơn trong việckiểm soát được đối tác nước ngoài Về phía nhà đầu tư, hình thức này là côngcụ để thâm nhập vào thị trường nước ngoài một cách hợp pháp và hiệu quả,tạo thị trường mới, góp phần tạo điều kiện cho nước sở tại tham gia hội nhậpvào nền kinh tế quốc tế Tuy nhiên, hình thức này có nhược điểm là thường dễxuất hiện mâu thuẫn trong điều hành, quản lý doanh nghiệp do các bên có thểcó sự khác nhau về chế độ chính trị, phong tục tập quán, truyền thống, văn
Trang 11hóa, ngôn ngữ, luật pháp Nước sở tại thường rơi vào thế bất lợi do tỷ lệ gópvốn thấp, năng lực, trình độ quản lý của cán bộ tham gia trong DNLD yếu.
c Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC)
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư được ký giữa các nhàđầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm màkhông thành lập pháp nhân [28, tr.10]
Hình thức đầu tư này có ưu điểm là giúp giải quyết tình trạng thiếu vốn,công nghệ; tạo thị trường mới, bảo đảm được quyền điều hành dự án của nướcsở tại, thu lợi nhuận tương đối ổn định Tuy nhiên, nó có nhược điểm là nước sởtại không tiếp nhận được kinh nghiệm quản lý; công nghệ thường lạc hậu; chỉthực hiện được đối với một số ít lĩnh vực dễ sinh lời như thăm dò dầu khí.
Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhânriêng và mọi hoạt động BCC phải dựa vào pháp nhân của nước sở tại Do đó,về phía nhà đầu tư, họ rất khó kiểm soát hiệu quả các hoạt động BCC Tuynhiên, đây là hình thức đơn giản nhất, không đòi hỏi thủ tục pháp lý rườm rànên thường được lựa chọn trong giai đoạn đầu khi các nước đang phát triểnbắt đầu có chính sách thu hút FDI Khi các hình thức 100% vốn hoặc liêndoanh phát triển, hình thức BCC có xu hướng giảm mạnh.
d Hình thức hợp đồng BOT, BTO, BT
BOT là hình thức đầu tư được thực hiện theo hợp đồng ký kết giữa cơquan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinhdoanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định; hết thời hạn,nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước ViệtNam [28, tr.11].
BTO và BT là các hình thức phái sinh của BOT, theo đó quy trình đầutư, khai thác, chuyển giao được đảo lộn trật tự.
Hình thức BOT, BTO, BT có các đặc điểm cơ bản: một bên ký kết phảilà Nhà nước; lĩnh vực đầu tư là các công trình kết cấu hạ tầng như đường sá,cầu, cảng, sân bay, bệnh viện, nhà máy sản xuất, điện, nước ; bắt buộc đếnthời hạn phải chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước
Trang 12Ưu điểm của hình thức này là thu hút vốn đầu tư vào những dự án kếtcấu hạ tầng, đòi hỏi lượng vốn lớn, thu hồi vốn trong thời gian dài, làm giảmáp lực vốn cho ngân sách nhà nước Đồng thời, nước sở tại sau khi chuyểngiao có được những công trình hoàn chỉnh, tạo điều kiện phát huy các nguồnlực khác để phát triển kinh tế Tuy nhiên, hình thức BOT có nhược điểm là độrủi ro cao, đặc biệt là rủi ro chính sách; nước chủ nhà khó tiếp nhận kinhnghiệm quản lý, công nghệ
e Đầu tư mua cổ phần hoặc sáp nhập, mua lại doanh nghiệp
Đây là hình thức thể hiện kênh đầu tư Cross - border M & As đã nêu ởtrên Khi thị trường chứng khoán phát triển, các kênh đầu tư gián tiếp (FPI) đượckhai thông, nhà đầu tư nước ngoài được phép mua cổ phần, mua lại các doanhnghiệp ở nước sở tại, nhiều nhà đầu tư rất ưa thích hình thức đầu tư này.
Ở đây, về mặt khái niệm, có vấn đề ranh giới tỷ lệ cổ phần mà nhà đầutư nước ngoài mua - ranh giới giúp phân định FDI với FPI Khi nhà đầu tưnước ngoài tham gia mua cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoánnước sở tại, họ tạo nên kênh đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) Tuy nhiên, khitỷ lệ sở hữu cổ phiếu vượt quá giới hạn nào đó cho phép họ có quyền thamgia quản lý doanh nghiệp thì họ trở thành nhà đầu tư FDI Luật pháp Hoa Kỳvà nhiều nước phát triển quy định tỷ lệ ranh giới này là 10% Đối với ViệtNam trong giai đoạn hiện nay, tỷ lệ này được quy định là 30%.
Hình thức mua cổ phần hoặc mua lại toàn bộ doanh nghiệp có ưu điểmcơ bản là để thu hút vốn và có thể thu hút vốn nhanh, giúp phục hồi hoạt độngcủa những doanh nghiệp bên bờ vực phá sản Nhược điểm cơ bản là dễ gâytác động đến sự ổn định của thị trường tài chính Về phía nhà đầu tư, đây làhình thức giúp họ đa dạng hoá hoạt động đầu tư tài chính, san sẻ rủi ro nhưngcũng là hình thức đòi hỏi thủ tục pháp lý rắc rối hơn và thường bị ràng buộc,hạn chế từ phía nước chủ nhà.
1.1.3 Tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với quá trìnhphát triển kinh tế của các nước đang phát triển (nước tiếp nhận đầu tư)
FDI tác động rất lớn, trực tiếp đối với sự phát triển kinh tế của một quốcgia, tác động đến mọi mặt của đời sống về kinh tế, văn hóa, xã hội và chính trị
Trang 13của nước tiếp nhận đầu tư Trong đó, về kinh tế, FDI tác động đến tăng trưởngtổng sản phẩm quốc nội (GDP), cán cân thanh toán, thu nhập của người laođộng và các chỉ tiêu kinh tế khác Để phục vụ cho việc luận chứng các chínhsách thu hút FDI, người ta thường nhìn nhận các tác động kinh tế này thànhhai nhóm: tác động tích cực và tác động tiêu cực.
1.1.3.1 Những tác động tích cực
Thứ nhất, FDI bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế Một nền kinh
tế đang phát triển, nếu có nguồn vốn đầu tư càng cao thì tăng trưởng sẽ càngcao Vốn đầu tư hình thành từ nguồn vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tưnước ngoài, bao gồm vốn vay thương mại, đầu tư gián tiếp và FDI Các quốcgia, nhất là các nước đang phát triển, nhu cầu vốn đầu tư rất lớn và FDI là mộttrong những nguồn vốn rất quan trọng Vốn FDI có nhiều lợi thế vì không tạora khoản nợ giữa nước đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư, khi dự án tạo ra lợinhuận thì được chuyển về nước và một phần được dùng để tái đầu tư, có tínhổn định cao hơn so với các khoản đầu tư khác.
Thứ hai, FDI góp phần vào sự phát triển công nghệ, kỹ thuật mới, góp
phần cải thiện đáng kể kết cấu hạ tầng Đồng thời, FDI tạo nền tảng vữngchắc về khoa học và công nghệ để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ; giảm tỷ trọng nông nghiệptrong cơ cấu GDP.
Các nước đang phát triển có đặc điểm là sử dụng công nghệ lạc hậu, dođó năng suất lao động thấp, hiệu quả và sức cạnh tranh sản phẩm yếu Xét vềnhu cầu, cần có quá trình chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển sangcác nước đang phát triển Có hai hình thức chuyển giao công nghệ là trực tiếpvà gián tiếp, trong đó FDI là hình thức chuyển giao công nghệ trực tiếp và cóhiệu quả nhất Bằng hình thức này, công nghệ được các công ty nước ngoàichuyển giao trực tiếp cả phần cứng (máy móc, thiết bị) lẫn phần mềm là bíquyết công nghệ Đây là ưu điểm của chuyển giao công nghệ bằng con đườngFDI so với các hình thức chuyển giao công nghệ khác Việc tiếp nhận côngnghệ từ chủ đầu tư sẽ giúp các doanh nghiệp FDI trong nước tiếp cận với
Trang 14công nghệ từ công ty mẹ, đồng thời rút ngắn khoảng cách công nghệ giữanước đang phát triển với trình độ công nghệ tiên tiến của thế giới.
Thứ ba, FDI góp phần giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực Các dự án FDI mới tạo ra nhiều việc làm mới cho người laođộng, và thông qua việc thực hiện các dự án đó, làm thay đổi cơ cấu lao động,nâng cao năng lực, kỹ năng lao động, năng lực quản lý doanh nghiệp, tácphong công nghiệp, phù hợp với nền sản xuất hiện đại.
Như trên đã nói, FDI luôn gắn liền với chuyển giao công nghệ mới sovới công nghệ trong nước, cho nên lao động của nước tiếp nhận đầu tư đượcđào tạo để sử dụng và quản lý công nghệ, tiếp cận với phương pháp quản lýchất lượng, tổ chức và quản lý công nghệ, biện pháp tiếp thị, tiếp cận với cáctiêu chuẩn chất lượng quốc tế Thông qua đó, trình độ và kỹ năng của ngườilao động trong nước được nâng lên rõ rệt.
Ngoài việc tạo ra việc làm trực tiếp, FDI còn gián tiếp tạo ra nhiều việclàm thông qua những ngành công nghiệp phụ trợ như cung cấp nhiên, nguyên,vật liệu, dịch vụ phục vụ cho các doanh nghiệp FDI và các nhà đầu tư nướcngoài Các hoạt động công nghiệp phụ trợ này cũng đòi hỏi chất lượng cao, tổchức tốt, do đó có tác dụng nâng cao trình độ, kỹ năng sản xuất và kinh doanhở các ngành công nghiệp phụ trợ.
Thứ tư, FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận
đầu tư, thúc đẩy xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán, mở rộng hợp tác kinh tếquốc tế Thực vậy, hoạt động FDI chủ yếu phát triển ở các ngành công nghiệp,dịch vụ mới, do đó có tác động lớn đến cơ cấu ngành kinh tế, góp phần hìnhthành cơ cấu kinh tế hiện đại của nước tiếp nhận đầu tư Thực tiễn cho thấy, FDIở Việt Nam cũng tập trung vào hai ngành chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ, ítđầu tư vào nông nghiệp, do đó, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướngtăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng nông nghiệp
Hầu hết các doanh nghiệp FDI về lĩnh vực sản xuất chủ yếu là sản xuấthàng hóa xuất khẩu, do vậy góp phần tăng năng lực xuất khẩu Đồng thời,thông qua các chi nhánh của các công ty nước ngoài hoặc các công ty xuyênquốc gia để mở rộng thị trường xuất khẩu Hầu hết các nước đang phát triển
Trang 15đều nhập khẩu máy móc thiết bị và xuất khẩu các sản phẩm thô, do đó cáncân thương mại thường thâm hụt, mất cân đối trong cán cân thanh toán FDIgóp phần làm tăng thu ngoại tệ, góp phần cải thiện cán cân thanh toán.
Ngày nay, quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra nhanh chóng và cạnhtranh rất quyết liệt, đầu tư là một trong những lĩnh vực được các quốc gia camkết tự do hóa FDI làm cho sự phân công lao động quốc tế diễn ra theo chiềusâu, những cam kết về tự do hóa FDI được coi như là những quan điểm hộinhập kinh tế quốc tế của từng quốc gia
1.1.3.2 Những tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, FDI còn có những tác độngtiêu cực đến nước tiếp nhận đầu tư Sau đây là những tác động tiêu cực mangtính phổ biến:
- Đối với các nền kinh tế có quy mô thị trường nhất định, các nhà đầu tưnước ngoài, sau một thời gian hoạt động, có khả năng sẽ kiểm soát thị trườngđịa phương, như vậy làm suy yếu các doanh nghiệp trong nước, làm cho nềnkinh tế của nước nhận đầu tư ngày càng phụ thuộc vào các nhà sản xuất nướcngoài Ngày nay, trong điều kiện mở cửa và hội nhập quốc tế, tác động này cóxu hướng ngày càng mạnh nhưng các nước tiếp nhận đầu tư cũng đã có đốisách thích hợp nhằm hạn chế tác động này.
- Về chuyển giao công nghệ, FDI có khả năng chuyển giao các côngnghệ lạc hậu sang các nước đang phát triển, biến các nước tiếp nhận đầu tưthành "bãi thải công nghệ" Mặt khác, có một số công ty xuyên quốc gia lạichuyển giao những công nghệ quá hiện đại, không thích hợp với trình độ, taynghề nhân lực của nước nhận đầu tư.
- Lợi nhuận của các doanh nghiệp FDI có xu hướng chuyển ra nướcngoài, do vậy FDI tuy tác động đẩy mạnh tăng trưởng ngắn hạn và trung hạnnhưng có khả năng làm giảm tiềm lực tăng trưởng dài hạn.
- Tạo nên những vấn đề phức tạp mới trong quản lý như biến động thịtrường ngoại hối, trốn thuế thông qua chuyển giá, tăng mức độ gây ô nhiễmmôi trường
Trang 16- Làm tăng các vấn đề xã hội mới như phân hoá xã hội, giàu nghèo, nạn"chảy máu chất xám" trong nội bộ nền kinh tế
1.1.4 Xu hướng của FDI hiện nay trên thế giới
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và thương mại thế giới, FDI củathế giới trong những năm gần đây cũng có nhiều biến động Nhiều nghiên cứuđã chỉ ra các xu hướng này [20] Toàn cầu hóa kinh tế thế giới ngày càng thúcđẩy sự phát triển các luồng vốn FDI nhằm tối đa hóa lợi nhuận của vốn đầu tưthông qua di chuyển sản xuất, kinh doanh đến địa điểm có lợi nhất về chi phívà tiêu thụ, trở thành một hình thái quan trọng trong hoạt động đầu tư quốc tếcủa các quốc gia trên thế giới Vai trò của các công ty xuyên quốc gia ngàycàng tăng lên trong quá trình phân bổ và di chuyển các dòng vốn FDI trên thếgiới Sự phân bổ dòng vốn FDI không đều, phần lớn tập trung ở các nướccông nghiệp phát triển, dòng vốn FDI chảy vào các nước đang phát triển tuycó chiều hướng tăng lên nhưng tỷ trọng vẫn còn rất nhỏ bé Tính cạnh tranhgiữa các nước đầu tư và giữa các nước tiếp nhận đầu tư với nhau ngày càngcao Quá trình luân chuyển FDI giữa các đối tác tham gia quá trình luânchuyển này vừa có tính quốc tế hóa, vừa có tính cục bộ hóa Hầu hết các nướcđều tham gia vào cả hai quá trình đầu tư và tiếp nhận đầu tư.
Về xu hướng ngắn hạn gần đây, có thể thấy rõ, năm 2005 là năm thứ hailiên tiếp FDI thế giới tăng trưởng, và đó là một hiện tượng mang tính toàncầu Theo báo cáo của UNCTAD [58], FDI thế giới năm 2005 tăng 29%, đạt916 tỷ USD (năm 2004 tăng 27%) Dòng vào FDI tăng trưởng ở hầu hết cáckhu vực, trong đó một số vùng có sự tăng trưởng chưa từng có trước đây, và ở126 trong số 200 nền kinh tế được kiểm soát bởi UNCTAD Tuy nhiên, dòngchảy FDI thế giới còn cách xa đỉnh điểm đạt được vào năm 2000 với 1.400 tỷUSD là năm có nhiều cuộc đầu tư lớn thông qua hình thức M & As Sự bùngnổ trong FDI chủ yếu do sự gia tăng của hình thức đầu tư M & As, đặc biệt ởcác nước phát triển Xu hướng FDI thế giới cũng cho thấy sự xuất hiện ngàycàng nhiều các nền kinh tế có FDI lớn, vốn trước đây là các nước đang pháttriển và các nền kinh tế chuyển đổi.
Trang 17Năm 2005, FDI tiếp tục mở rộng nhanh chóng Các nước phát triển vẫnlà những nước đầu tư, đồng thời là nước tiếp nhận FDI nhiều nhất Các nướcnày tiếp nhận khoảng 542 tỷ USD, tăng 37% so với năm 2004; trong khi đó, cácnước đang phát triển, FDI gia tăng ở mức kỷ lục, đạt 334 tỷ USD Xét về tỷ lệphần trăm, các nước phát triển chiếm 59% tổng dòng FDI của thế giới Các nướcđang phát triển chiếm 36%, và các nước khu vực Đông – Nam Châu Âu và cácquốc gia thuộc khối thịnh vượng chung (CIS) chiếm khoảng 4% [58]
Vương quốc Anh là nước tiếp nhận đầu tư lớn nhất thế giới trong năm2005 với 165 tỷ USD Mặc dù có giảm về mức độ tiếp nhận FDI nhưng HoaKỳ vẫn là nước đứng thứ nhì Đối với các nền kinh tế đang phát triển, so vớinăm 2004, danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp nhận FDI lớn nhấtvẫn không thay đổi: Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông) đứng đầu, tiếptheo là Singapore, Mexico và Brazil Tính theo khu vực, EU với 25 thành viênlà địa điểm hấp dẫn đầu tư nhất, với dòng đầu tư vào năm 2005 đạt 422 tỷUSD, gần bằng 50% tổng dòng vào FDI thế giới Các nước khu vực Đông Á,Nam Á và Đông Nam Á tiếp nhận 165 tỷ USD, vào khoảng 1/5 toàn thế giới,trong đó Đông Á chiếm 3/4 của khu vực Tiếp theo là Bắc Mỹ với 133 tỷ USD,và Trung, Nam Mỹ với 65 tỷ USD Khu vực Tây Á có mức tiếp nhận không caonhưng lại đạt tỷ lệ tăng trưởng FDI cao nhất với 85%, vào khoảng 34 tỷ USD.Châu Phi đạt 31 tỷ USD, cũng là mức lớn nhất từ trước đến nay [58]
Xét về chủ đầu tư, năm 2005, dòng FDI đầu tư của thế giới khoảng 779tỷ USD Các nước phát triển vẫn đứng đầu về đầu tư ra nước ngoài Năm2005, nếu trừ Hoa Kỳ thì Hà Lan đứng đầu, với 119 tỷ USD, tiếp theo là Phápvà Vương Quốc Anh Tuy vậy, dòng đầu tư ra nước ngoài tăng đáng kể ở cácnền kinh tế đang phát triển Dẫn đầu nhóm này là Hồng Kông (Trung Quốc)với 33 tỷ USD Thật sự, vai trò của các nền kinh tế đang phát triển và nềnkinh tế chuyển đổi đối với hoạt động FDI được tăng lên Từ chỗ có dòng đầutư ra FDI không đáng kể và rất nhỏ bé ở những năm 80, đến nay dòng ra FDIở các nền kinh tế này đạt 133 tỷ USD (năm 2005), tương đương khoảng 17%tổng dòng FDI đầu tư ra nước ngoài của thế giới [58]
Trang 18Xu hướng năm 2005 cũng cho thấy, hình thức M & As được thúc đẩymạnh mẽ bởi sự giao dịch cũng như thực hiện của các quỹ đầu tư tập thể, đặcbiệt ở các nước phát triển, đã thúc đẩy sự gia tăng FDI trong thời gian gầnđây Giá trị đầu tư thông qua hình thức M & As tăng 88% so với năm 2004,đạt 716 tỷ USD Về lĩnh vực đầu tư, hầu hết dòng vào của FDI chủ yếu làngành dịch vụ nhưng sự tăng đột biến của FDI là ở lĩnh vực khai thác cácnguồn lực tự nhiên Các dịch vụ đạt thành quả đáng kể trong thu hút FDI là tàichính, viễn thông và bất động sản
Một xu hướng đáng lưu ý nữa là sự gia tăng đầu tư FDI của các công tyxuyên quốc gia Sự xuất hiện của các công ty xuyên quốc gia cấu trúc dạngtập đoàn ở các nền kinh tế đang phát triển ngày càng gia tăng đáng kể Cáctập đoàn này bao gồm các công ty mẹ và các công ty con của chúng ở cácnước trên thế giới Công ty mẹ là công ty kiểm soát toàn bộ tài sản của chúngở nước sở hữu hơn là ở nước ngoài Công ty con là các công ty hoạt động ởnước ngoài dưới sự quản lý của công ty mẹ và thường được gọi chung là chinhánh ở nước ngoài Có các loại công ty con dưới đây:
* Phụ thuộc (subsidiary): chủ đầu tư (thuộc công ty mẹ) sở hữu hơn50% tổng tài sản của công ty Họ có quyền chỉ định hoặc bãi nhiệm các thànhviên bộ máy tổ chức và quản lý điều hành của công ty.
* Liên kết (associate): chủ đầu tư sở hữu 10%-50% công ty, tỷ lệ nàychưa đủ để có quyền hạn như trường hợp công ty phụ thuộc [3, tr.54].
Các nước công nghiệp phát triển OECD vẫn là các nước có ảnh hưởngquyết định đối với sự phát triển của FDI ở các nước Đã từ lâu, bộ ba kinh tếEU, Hoa Kỳ và Nhật Bản là những nhà đầu tư ra nước ngoài và là nơi tiếpnhận vốn FDI lớn nhất thế giới [58].
1.1.5 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với Đà Nẵng
Từ ngày 1/1/1997, Đà Nẵng đã trở thành đơn vị hành chính trực thuộcTrung ương, tạo cơ hội và khả năng mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội củathành phố Trong những năm qua, FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tếcủa thành phố theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và thực hiệnchiến lược kinh tế hướng về xuất khẩu của thành phố.
Trang 19Xét về tổng thể, FDI là nguồn vốn đầu tư quan trọng trong tổng vốn đầutư phát triển của thành phố, giải quyết một phần nhu cầu thiếu vốn đầu tưnghiêm trọng của thành phố Đối với một số ngành trọng điểm, FDI còn cóvai trò là nguồn vốn quyết định đến quy mô và tốc độ phát triển ngành.
FDI còn góp phần tăng trưởng kinh tế, là bộ phận đóng góp chủ yếu chongân sách thành phố, góp phần đáng kể giải quyết việc làm, người lao độnglàm việc trong các doanh nghiệp FDI có thu nhập bình quân tương đối cao vàổn định.
FDI còn có vai trò làm cho nền kinh tế thành phố thâm nhập vào thịtrường quốc tế, các doanh nghiệp địa phương buộc phải thích ứng để tồn tạivà phát triển, đồng thời phải có các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranhcủa mình trên tất cả các mặt liên quan đến sản xuất kinh doanh, như vậy làmcho kinh tế thành phố nói chung năng động hơn, có sức cạnh tranh tốt hơn.
Các doanh nghiệp có vốn FDI góp phần nâng cao trình độ và tạo điềukiện cho người lao động tiếp cận với công nghệ, kỹ thuật cao Đến nay, cácdự án FDI trên địa bàn thành phố giải quyết việc làm cho gần 25.000 lao độngtrực tiếp và hàng chục ngàn lao động thời vụ khác
Cơ cấu vốn FDI phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tếthành phố từ nay đến năm 2010 là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp theođúng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Mặt khác,FDI còn góp phần vào việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên củathành phố một cách hiệu quả.
1.2 NHU CẦU THU HÚT VỐN VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐẨY MẠNHĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở ĐÀ NẴNG
1.2.1 Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng từ 2006 đến 2010
1.2.1.1 Điều kiện, vị trí của Đà Nẵng
Đà Nẵng là thành phố được phát triển mạnh từ thời Pháp thuộc, trởthành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương từ 1/1/1997 Đà Nẵng có diệntích tự nhiên 1.256,4 km2, dân số năm 2005 là 779.017 người Đà Nẵng hiệnnay có 6 quận và 2 huyện (huyện Hoà Vang và huyện đảo Hoàng Sa) Phía
Trang 20Bắc giáp với tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Nam và phía Tây giáp với tỉnhQuảng Nam, phía Đông giáp với biển Đông Đà Nẵng là đầu mối quan trọngcủa hệ thống giao thông vận tải quốc gia bao gồm đường bộ, đường không vàđường biển.
Đà Nẵng nằm ở vị trí trung tâm của cả nước, có mối giao lưu kinh tế,văn hoá mật thiết với các trung tâm lớn ở hai miền là thủ đô Hà Nội và thànhphố Hồ Chí Minh Nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, cách khukinh tế Dung Quất (thuộc tỉnh Quảng Ngãi) 120 km và khu kinh tế mở ChuLai (thuộc tỉnh Quảng Nam) 90 km về phía Nam, Đà Nẵng hiện nay và trongtương lai sẽ là đô thị hạt nhân của khu vực Về bưu chính viễn thông, ĐàNẵng có trạm cáp quang biển gần bờ là cầu nối hệ thống viễn thông quốc tếcủa Việt Nam với xa lộ thông tin toàn cầu Đà Nẵng cũng là một trong số cáctrung tâm giao lưu quốc tế ở Việt Nam, là điểm cuối của hành lang kinh tếĐông – Tây của Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, rất thuận lợi cho việcgiao lưu với các địa phương trong nước và các nước láng giềng như Lào, TháiLan, Myanmar Nguồn điện cung cấp cho thành phố từ hệ thống điện lướiquốc gia 500KV Bắc – Nam đủ khả năng đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuấtvà sinh hoạt Đà Nẵng có hệ thống kết cấu hạ tầng có lợi thế lớn ở miềnTrung, được coi là ưu thế trong thu hút vốn FDI Đà Nẵng là một trongnhững địa phương có chỉ số phát triển con người (HDI) cao nhất nước, hệthống giáo dục hoàn chỉnh từ bậc mầm non đến đại học Đại học Đà Nẵnglà một trong những trường đại học lớn nhất của khu vực miền Trung và cảnước, là nơi đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sựnghiệp CNH, HĐH Đà Nẵng nói riêng và khu vực miền Trung nói chung.Đà Nẵng cũng có hệ thống các trường dạy nghề rất tốt, đáp ứng đòi hỏi củacác nhà đầu tư trên nhiều lĩnh vực khác nhau
1.2.1.2 Định hướng chiến lược của Đà Nẵng
Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XIX đề ra:
Với yêu cầu phát triển của 10 năm đầu thế kỷ XXI và Tầmnhìn 2020, Đà Nẵng sẽ phát triển thành một trong những đô thị lớncủa cả nước với quy mô dân số khoảng 1,5 triệu người; không gian
Trang 21đô thị ngày càng mở rộng Đà Nẵng sẽ phát huy vai trò là đô thịtrung tâm của miền Trung, đầu mối giao thông quan trọng và cửangõ chính ra biển của các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và hànhlang Đông – Tây; cùng với Khu kinh tế mở Chu Lai, Khu kinh tếDung Quất, đóng vai trò động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểmmiền Trung; là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về quốcphòng – an ninh của khu vực và cả nước Trong cơ cấu kinh tế củaĐà Nẵng vào năm 2020, ngành dịch vụ sẽ chiếm tỷ trọng trên 60%GDP GDP bình quân đầu người đến năm 2020 phấn đấu đạt mức5000USD/người Đà Nẵng phấn đấu để trở thành thành phố côngnghiệp vào năm 2015 [40, tr.53-54].
b Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu giai đoạn 2006 - 2010
Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIX đề ra một số chỉ tiêu chủ yếusau [40]:
- Nhịp độ tăng GDP trung bình: 14% - 15%.
- GDP bình quân đầu người đến năm 2010 đạt: 2.000 USD.- Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp: 22% - 23%.- Tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành dịch vụ: 14% - 15%.- Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông nghiệp: 5% - 6%.
- Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân: 23% - 24% /năm.
Trang 22- Thu ngân sách chiếm 22% - 23% GDP.- Giảm tỷ lệ sinh bình quân hàng năm: 0,03%.
- Hàng năm giải quyết thêm việc làm khoảng 3,2 - 3,5 vạn lao động.- Năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn thành phố sẽ giảm xuống còn 0,5%.- Cơ cấu kinh tế đến năm 2010: công nghiệp - xây dựng: 46,7%; dịch vụ:50,1%; thuỷ sản, nông, lâm nghiệp: 3,2%.
c Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng đếnnăm 2010
Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIX đã đề ra định hướng chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội thành phố đến 2010, trong đó bao gồm những nộidung chủ yếu sau [40]:
- Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành đô thị hiện đại, văn minh cómôi trường văn hoá - xã hội lành mạnh, phát triển trong thế ổn định và bềnvững, giữ vai trò trung tâm của miền Trung và Tây Nguyên với cơ cấu kinh tếcông nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, thuỷ sản, nông lâm nghiệp, trongmối quan hệ với cả nước, khu vực hành lang Đông - Tây và ASEAN.
- Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH Tăng tỷtrọng phát triển công nghiệp hướng mạnh vào công nghiệp chế biến, côngnghiệp hàng tiêu dùng phục vụ cho xuất khẩu, công nghiệp vật liệu xây dựng,công nghiệp hoá chất, từng bước tăng tỷ trọng dịch vụ và du lịch
- Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái nhằm đảm bảosự phát triển bền vững của thành phố, bảo vệ sức khoẻ và nâng cao chấtlượng cuộc sống cho nhân dân
- Gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội Tạo nhiềuviệc làm cho người lao động, nâng cao trình độ dân trí Tăng cường đầu tưcông cộng cho khu vực nông thôn, miền núi, vùng xa nhằm làm cho mứcsống của các tầng lớp dân cư ngày càng nâng cao
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế; đa dạng hoácác loại hình sản xuất kinh doanh; phát huy nội lực, tạo ra môi trường đầu tưthuận lợi thông thoáng, để thu hút vốn và công nghệ mới từ bên ngoài, tăngcường giao lưu kinh tế với các địa phương trong nước và quốc tế
Trang 23- Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầuphát triển; nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, tham mưu chínhsách, đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp và công nhân kỹ thuật; có chínhsách phát triển, sử dụng nhân tài Coi trọng ứng dụng những thành tựu khoahọc công nghệ mới Phát huy truyền thống văn hoá, dũng cảm, cần cù củanhân dân Đà Nẵng và hoà nhập với các thành phố lớn trong nước và khu vực - Phát triển kinh tế - xã hội bền vững gắn kết với nhiệm vụ bảo vệ quốcphòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
1.2.2 Nhu cầu vốn đầu tư phát triển của Đà Nẵng và nhu cầu vốnđầu tư trực tiếp nuớc ngoài
1.2.2.1 Tổng vốn đầu tư phát triển cần thiết cho giai đoạn 2006 - 2010
Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của UBND thành phố trìnhbày tại Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIX nêu rõ: Để phát triển kinh tế -xã hội, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra, thành phố ĐàNẵng cần phải có một nguồn vốn đầu tư rất lớn Để đạt mức tăng trưởng GDPbình quân 14% - 15%/năm cần huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng63.200 tỷ đồng, bình quân tăng 15,8%/năm (hệ số suất đầu tư ICOR dự kiếnlà 3,86 lần) Trong đó, nhu cầu vốn đầu tư thời kỳ 2006 - 2010 cho ngànhnông nghiệp là 1.303,8 tỷ đồng; ngành công nghiệp, xây dựng là 19.018,9 tỷđồng và ngành dịch vụ là 42.877,3 tỷ đồng [49].
So sánh với thời kỳ 2001 - 2005, dự kiến tổng vốn đầu tư phát triển thờikỳ 2006 - 2010 gấp 2,6 lần; trong đó vốn đầu tư phát triển ngành dịch vụ làlớn nhất (bảng 1.1).
Bảng 1.1 Cơ cấu vốn đầu tư phát triển của Đà Nẵng thời kỳ 2001 - 2005
và nhu cầu thời kỳ 2006 - 2010
Trang 241.2.2.2 Cân đối các nguồn vốn, nhu cầu thu hút vốn đầu tư trực tiếpnước ngoài
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIX đã nêu rõ nhu cầuvốn FDI của thành phố như sau:
Để thực hiện được mục tiêu đề ra về tổng nguồn vốn đầu tưphát triển nêu trên, thành phố cần tăng cường huy động nhiềunguồn vốn đầu tư theo nhiều hướng khác nhau; vận động các dự ánlớn của các Bộ, Ngành Trung ương đầu tư vào thành phố; tranh thủnguồn vốn vay dài hạn, trả chậm hàng năm của Nhà nước và các tổchức tài chính, tín dụng; đẩy mạnh thu hút vốn FDI, vốn đầu tư củakhu vực kinh tế ngoài quốc doanh Phấn đấu trong 5 năm (2006 -2010) thu hút vốn FDI đạt 1.640 triệu USD, chiếm 40% tổng nhucầu vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ này, chủ yếu tậptrung vào các ngành công nghiệp và du lịch [40, tr.150].
Như vậy, nhu cầu bình quân mỗi năm thành phố phải thu hút vốn FDIlà 328 triệu USD Trong các năm gần đây, Đà Nẵng luôn dẫn đầu miền Trungvề thu hút FDI Tuy nhiên, so với các địa phương ở hai đầu của đất nước, kếtquả thu hút FDI vào thành phố Đà Nẵng còn quá khiêm tốn, chưa xứng đángvới tiềm năng và vị thế của thành phố Đà Nẵng Với khả năng tích lũy vốnnội bộ còn hạn chế như hiện nay thì việc thu hút nguồn vốn FDI cho sự pháttriển kinh tế - xã hội ở Đà Nẵng trong thời gian tới là một vấn đề quan trọngmang tính chiến lược.
1.3 CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚCNGOÀI CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
1.3.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về thu hút vốnđầu tư trực tiếp nước ngoài
FDI là một lĩnh vực hoạt động gắn liền với chủ trương “đổi mới và mởcửa” của Đảng và Nhà nước ta Qua 20 năm thực hiện Luật Đầu tư nước
ngoài, chúng ta đã đạt được một số thành tựu đáng kể Nước ta đã kí kết cáchiệp định song phương và tham gia các điều ước quốc tế có liên quan đếnFDI, bao gồm các cam kết thực hiện điều ước quốc tế, các hiệp định song
Trang 25phương, các cam kết về đầu tư đa phương Nước ta đã tham gia một số hiệpđịnh đầu tư đa phương như: Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN,chương trình hành động về xúc tiến đầu tư trong khuôn khổ diễn đàn hợp tácÁ-Âu - ASEAN và nhất là các qui định của WTO có liên quan đến đầu tư khinước ta đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức này Đến nay, khi nước tatrở thành viên chính thức của WTO, các cam kết gia nhập WTO, trong đó có cáccam kết về đầu tư, đang được thực hiện theo lộ trình đã cam kết.
Đảng ta luôn có nhận thức đúng đắn về vai trò, vị thế của thành phầnkinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Chủ trương, đường lối của Đảng và Nhànước luôn nhất quán Ngày 29 tháng 12 năm 1987, Quốc hội nước Cộng hoàXHCN Việt Nam thông qua Luật Khuyến khích đầu tư nước ngoài Vào thờiđiểm đó, Luật này được dư luận quốc tế đánh giá là một luật đầu tư thôngthoáng nhất trong khu vực [20, tr.186]
Điều 1 của Luật này qui định:
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoan nghênhvà khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn và kỹthuật vào Việt Nam trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của ViệtNam, tuân thủ pháp luật của Việt Nam, bình đẳng và các bên cùngcó lợi Nhà nước Việt Nam bảo đảm quyền sở hữu đối với vốn đầutư và các quyền lợi khác của các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tạonhững điều kiện thuận lợi và qui định các thủ tục dễ dàng cho tổchức, cá nhân đó đầu tư vào Việt Nam [27].
Hơn nữa, hoạt động FDI còn được đưa vào Hiến pháp của nước ta Điều25 của Hiến pháp hiện hành qui định:
Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầutư vốn, công nghệ vào Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam,pháp luật và thông lệ quốc tế; bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đốivới vốn, tài sản và các quyền lợi khác của các tổ chức, cá nhân nướcngoài Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữuhoá Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước [21, tr.23]
Trang 26Tại văn kiện Đại hội lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam, lần đầutiên kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được chính thức xác định là mộtthành phần kinh tế, là bộ phận cấu thành của nền kinh tế nhiều thành phầnở nước ta, được khuyến khích phát triển mạnh và lâu dài, với trọng tâm làhướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội gắn với thuhút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm Nghị quyết cũng đề ranhiệm vụ phải cải thiện môi trường kinh tế và pháp lý để thu hút mạnh vốnđầu tư nước ngoài [17, tr.646].
Đây là bước phát triển mới về quan điểm, nhận thức so với các Đại hộitrước về vai trò, vị trí của FDI đối với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ởnước ta, thể hiện chủ trương nhất quán của Đảng ta là “phát huy cao độ nộilực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế đểphát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững” [17, tr.638].
Nghị quyết Đại hội IX cũng đề ra những chủ trương, định hướng cơ bảncho việc thu hút, sử dụng và quản lý FDI trong chiến lược phát triển kinh tế -xã hội 10 năm (2001 - 2010) Xuất phát từ mục tiêu tổng quát của Chiến lượclà đẩy mạnh CNH, HĐH; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trởthành nước công nghiệp, cần huy động lượng vốn lớn trong và ngoài nướccho đầu tư phát triển
Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam, tháng 4 năm 2006, tiếptục coi kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành của nềnkinh tế nước ta Đại hội đã khẳng định:
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phậnquan trọng của nền kinh tế Việt Nam, được đối xử bình đẳng nhưdoanh nghiệp Việt Nam trong kinh doanh Tạo điều kiện cho đầu tưnước ngoài tham gia nhiều hơn vào phát triển các ngành, các vùnglãnh thổ phù hợp với các cam kết quốc tế của nước ta [18, tr.238].
Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phấn đấu đạt trên1/3 tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trong 5 năm Mởrộng lĩnh vực, địa bàn và hình thức thu hút FDI, hướng vào nhữngthị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới,
Trang 27tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng và chất lượng, hiệu quảnguồn FDI [18, tr.204-205].
Luật Đầu tư năm 2005 thay thế và thống nhất Luật Đầu tư nước ngoàivà Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm2006 đã tiếp tục khẳng định quan điểm khuyến khích và đối xử bình đẳng đốivới FDI; về thể chế, đã cải thiện cơ bản môi trường đầu tư kinh doanh, môitrường pháp lý, tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư, tạo mộtsân chơi bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư; đơn giản hoáthủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả cácnguồn vốn đầu tư, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế khi nước ta làthành viên WTO, tăng cường sự quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư,trong đó có FDI.
Về chính sách đầu tư, Luật Đầu tư năm 2005 quy định:
Nhà đầu tư được đầu tư trong các lĩnh vực và ngành, nghề màpháp luật không cấm; được tự chủ và quyết định hoạt động đầu tưtheo quy định của pháp luật Việt Nam Nhà nước đối xử bình đẳngtrước pháp luật đối với các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế,giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; khuyến khích và tạo điềukiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư Nhà nước công nhận và bảo hộquyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền sở hữu tài sản,vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầutư; thừa nhận sự tồn tại và phát triển lâu dài của các hoạt động đầu tư.Nhà nước cam kết thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến đầu tưmà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên Nhànước khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với đầu tư vào các lĩnhvực, địa bàn ưu đãi đầu tư [28, tr.12-13].
Như vậy quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về thu hút vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài là nhất quán và có bước tiến quan trọng trên bình diện chủtrương và luật pháp Quan điểm chung không những khẳng định vị thế củaFDI mà còn coi kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thànhnền kinh tế Việt Nam Việc bảo hộ quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài
Trang 28không chỉ được thể hiện trong văn bản luật pháp có liên quan đến lĩnh vựcnày, mà còn được ghi vào Hiến pháp, đạo luật cơ bản và quan trọng nhất củađất nước.
1.3.2 Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam
Cùng với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta, việc thu hút, sửdụng FDI được coi là công cụ, đòn bẩy quan trọng thúc đẩy sự nghiệp pháttriển kinh tế - xã hội và công cuộc CNH, HĐH đất nước Khởi đầu từ năm1987 với việc ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, hoạt động FDIở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần tích cực vào việcthực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội, vào thắng lợi của công cuộc đổimới, đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế, tăng cường thế và lực của ViệtNam trên trường quốc tế Thời kỳ 2001 – 2005, vốn FDI có chuyển biến tíchcực, tổng mức vốn đăng ký đạt 20,9 tỷ USD, vượt trên 39% so với kế hoạch;tổng vốn thực hiện 14,3 tỷ USD, vượt 30% so với kế hoạch và tăng 13,6% sovới 5 năm trước Năm 2005, các doanh nghiệp FDI đóng góp 15,9% GDP,chiếm 31,2% tổng kim ngạch xuất khẩu (chiếm khoảng 50% nếu tính cả dầukhí), đóng góp gần 10% tổng thu ngân sách nhà nước (tính cả dầu khí thì trên36%), tạo việc làm cho khoảng 1 triệu lao động trực tiếp và hàng triệu laođộng gián tiếp [18, tr.152-153].
Tuy nhiên, thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn dưới mứckhả năng Vốn đầu tư thực hiện tuy tăng qua các năm nhưng tỷ trọng vốn đầutư nước ngoài trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội không tăng do tốc độ tăngtrưởng thấp hơn mức tăng vốn đầu tư trong nước Tỷ trọng vốn đầu tư trựctiếp nước ngoài trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội giảm từ 24% trong thời kỳ1996 – 2000 xuống còn 16,6% trong thời kỳ 2001 – 2005 [4, tr.33] Năm2006, vị thế Việt Nam được nâng lên rõ rệt và các nhà đầu tư đánh giá rất caođịa bàn đầu tư Việt Nam Vốn FDI vào Việt Nam năm 2006 lại tăng lênnhanh chóng, chiếm trên 30% tổng vốn đầu tư xã hội, đánh dấu thời kỳ pháttriển mới của vốn FDI ở Việt Nam
Tính đến ngày 20 tháng 11 năm 2006, cả nước có 6.764 dự án FDI cònhiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 59,06 tỷ USD, bình quân mỗi năm thu
Trang 29hút được 375 dự án với tổng số vốn đăng ký 3,28 tỷ USD (mỗi dự án bìnhquân 9 triệu USD) [6] Đây là những con số đáng kể đối với một quốc gia vừamới chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thịtrường so với một số nước trong khu vực
Thu hút FDI ở Việt Nam được chia thành một số thời kỳ Những năm1988 - 1990 là thời kỳ đầu tiên FDI chính thức xuất hiện trong nền kinh tếnước ta với việc thực hiện các chính sách ưu đãi được công bố trong LuậtKhuyến khích đầu tư nước ngoài theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lầnthứ VI Năm đầu tiên thu hút được 37 dự án với 371 triệu USD, hai năm sausố dự án được cấp phép lên tới 213 dự án với tổng vốn đăng ký 1,793 tỷ USD.Thời kỳ này, tốc độ tăng số dự án và lượng vốn thu hút vào loại cao, quy môvốn đạt trung bình 8,4 triệu USD/dự án [2, tr.22].
Thời kỳ 1991 - 1995: thời kỳ này Luật Đầu tư nước ngoài được sửa đổihai lần vào các năm 1990 và 1992 Qua 5 năm thực hiện, số dự án được cấpphép đã tăng nhanh gấp 6,2 lần thời kỳ 1988 - 1990 với tổng vốn đầu tư đăngký gấp 9,3 lần Riêng năm 1995 là năm có số dự án và vốn được cấp phép caonhất Quy mô vốn trung bình 12,5 triệu/dự án [2, tr.22].
Thời kỳ 1996 - 2000: Năm 1996 là năm có số vốn đăng ký FDI đượccấp phép đạt cao nhất Từ năm 1997 trở đi, cả số dự án lẫn lượng vốn đã suygiảm, thấp nhất vào năm 1999, giảm 60% vốn đăng ký so với năm trước Tìnhhình suy giảm FDI chủ yếu là do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính – tiềntệ khu vực cũng như do môi trường đầu tư của nước ta thời kỳ này kém hấpdẫn Tuy vậy, thời kỳ này tổng số vốn và dự án vẫn cao, đạt 1.627 dự án với20,6 tỷ USD vốn đăng ký; tăng 1,2 lần về số dự án và 1,23 lần về vốn so vớithời kỳ 1991 - 1995 [2, tr.23].
Thời kỳ 2001 đến nay: năm 2001 bắt đầu có dấu hiệu phục hồi, sangnăm 2002, tình hình thu hút FDI lại kém đi Năm 2005 và 11 tháng đầu năm2006 đánh giá sự chuyển biến tích cực trong hoạt động đầu tư nước ngoài tạiViệt Nam Tính chung, trong 11 tháng đầu năm 2006 đã có 736 dự án đượccấp giấy phép với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 6,15 tỷ USD, tăng 60,7% vềvốn đầu tư đăng ký so với cùng kỳ năm 2005, các dự án mới tập trung chủ
Trang 30yếu vào ngành công nghiệp và xây dựng, chiếm 67,1% về số dự án và 72,1%tổng vốn đăng ký; nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 6,5% về số dự án và 1,7%tổng vốn đăng ký; ngành dịch vụ chiếm 26,4% về số dự án và 26,2% tổng vốnđăng ký Có 39 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam vớicác đối tác chính vẫn là các nhà đầu tư Châu Á Hàn Quốc đã vượt qua HồngKông để dẫn đầu trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam,chiếm 31,4% tổng vốn cấp mới; tiếp theo là Hồng Kông chiếm 13,6% tổngvốn cấp mới; Hoa Kỳ đứng thứ 3 chiếm 10,3% tổng vốn cấp mới; Nhật Bảnđứng thứ 4 chiếm 9,5% tổng vốn cấp mới Nếu tính cả một số dự án của HoaKỳ đầu tư thông qua nước thứ ba thì Hoa Kỳ đứng thứ hai Quy mô vốn đầutư trung bình cho một dự án trong 11 tháng đầu năm 2006 đạt 8,4 triệuUSD/dự án Trong 11 tháng đầu năm 2006, tổng số dự án tăng vốn đầu tư là439 dự án với tổng vốn tăng là 2,1 tỷ USD; tăng 18,9% so với cùng kỳ năm2005 Tính chung cả dự án cấp mới và tăng vốn, trong 11 tháng đầu năm2006, tổng vốn đăng ký đạt 8,2 tỷ USD; tăng 47,4% cùng kỳ năm 2005 vàvượt 31,7% kế hoạch ban đầu cả năm (6,5 tỷ USD) Nhờ việc tăng cườngquản lý, thúc đẩy tiến độ triển khai dự án và việc đầu tư mở rộng sản xuất củacác dự án nên vốn đầu tư thực hiện tiếp tục tăng Trong 11 tháng năm 2006,vốn đầu tư thực hiện đạt 3,6 tỷ USD; tăng 18,7% so với cùng kỳ; bằng 87,8%kế hoạch đã hiệu chỉnh của năm 2006 (4,1 tỷ USD) [6].
Xét về phân bố FDI theo các ngành và lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế:nhìn chung cơ cấu sử dụng vốn FDI từ năm 1991 trở lại đây luôn có sự điềuchỉnh để phù hợp hơn với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướngCNH, HĐH đất nước Tính từ 1988 đến ngày 20/11/2006, lĩnh vực côngnghiệp, xây dựng là lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất; chiếm 67,5% về số dựán (4.572 dự án) và 63,06% về số vốn đầu tư đăng ký (37,2 tỷ USD) Tiếptheo là lĩnh vực dịch vụ; chiếm 20,1% về số dự án (1.364 dự án) và 30,3% vềsố vốn đầu tư đăng ký (17,9 tỷ USD); số còn lại thuộc lĩnh vực nông, lâm,ngư nghiệp [6].
Về hình thức đầu tư: hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài chiếm76,05% về số dự án và 57,7% về tổng vốn đầu tư đăng ký; hình thức liên
Trang 31doanh chiếm 20,8% về số dự án và 33,5% vốn đầu tư đăng ký; số vốn đầu tưcòn lại thuộc hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, BOT, công ty cổ phầnvà công ty quản lý vốn [6].
Về cơ cấu nguồn vốn FDI theo đối tác đầu tư: trong 76 quốc gia vàvùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt Nam, các nước Châu Á có vốn đầu tư lớnnhất, chiếm 67% tổng vốn đăng ký, các nước Châu Âu chiếm 29% tổng vốnđăng ký, các nước Châu Mỹ chiếm 4% vốn đăng ký Riêng 5 nền kinh tếđứng đầu trong đầu tư vào Việt Nam là Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, HànQuốc, Hồng Kông đều là các thành viên nền kinh tế APEC, đã chiếm tới66,8% tổng số vốn đầu tư đăng ký Bước sang năm 2006, một xu hướng đánglưu ý là sự tăng mạnh về số lượng và quy mô đầu tư của các công ty Hoa Kỳvà Nhật Bản Các công ty lớn, có công nghệ cao đã chính thức đầu tư với quymô dự án lớn (từ 500 triệu đến 1 tỷ USD).
Về cơ cấu FDI theo địa phương và các vùng kinh tế: đầu tư trực tiếpnước ngoài tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn có điều kiện kinh tế - xãhội thuận lợi thuộc các vùng kinh tế trọng điểm Riêng 4 địa phương thuộcvùng kinh tế trọng điểm phía Nam (thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, BìnhDương và Bà Rịa - Vũng Tàu) chiếm 62,5% tổng số dự án ; 57,1% tổng sốvốn đầu tư đăng ký; 47,8% tổng vốn thực hiện của cả nước
Đánh giá chung, thu hút FDI của Việt Nam thời gian qua đã đạt đượcnhững thành tựu đáng kể, kịp thời bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tưphát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, nâng cao nănglực xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế FDI góp phần làm tănghiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, tăng khả năng cạnh tranh trongnội bộ nền kinh tế và khả năng cạnh tranh quốc gia FDI còn góp phần tạoviệc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy chuyển giao côngnghệ, góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế vớikhu vực và thế giới, doanh nghiệp Việt Nam được khuyến khích từng bướcđầu tư ra nước ngoài để mở rộng thị trường FDI đã góp phần mở rộng hợptác đầu tư với nước ngoài, nâng cao quan hệ quốc tế, tăng cường thế và lựccủa Việt Nam, đẩy nhanh tiến trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế
Trang 32thế giới và khu vực [8, tr.19] Tuy nhiên, FDI của Việt Nam chưa tương xứngvới tiềm năng Lý do chủ yếu là do chính sách đầu tư cũng còn nhiều tồn tại;cơ chế điều hành còn chưa nhất quán; thủ tục hành chính còn có những bấtcập; chưa quan tâm đúng mức đến người lao động; chưa có chiến lược vàkinh phí cho hoạt động xúc tiến đầu tư, thông tin chưa được cập nhật, cungcấp chưa có hệ thống.
1.3.3 Phân cấp về chính sách thu hút FDI của Nhà nước Việt Nam
1.3.3.1 Phân cấp về chính sách và quản lý đầu tư nói chung
Theo quy định mới nhất được ban hành kèm theo Nghị định112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ thì:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư các dự án quantrọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộcChính phủ, cơ quan quản lý tài chính của Trung ương Đảng, cơquan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội (được xác địnhtrong Luật Ngân sách Nhà nước), Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyếtđịnh đầu tư các dự án nhóm A đã có trong quy hoạch phát triển kinhtế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành được duyệt hoặc đã có quyếtđịnh chủ trương đầu tư bằng văn bản của cấp có thẩm quyền, saukhi được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư Trường hợp dự ánnhóm A sử dụng vốn ngân sách địa phương phải đưa ra Hội đồngnhân dân thảo luận, quyết định và công bố công khai
c) Tùy theo điều kiện cụ thể của các Bộ, ngành, địa phương,người có thẩm quyền quyết định đầu tư được phép ủy quyền cho cácđối tượng quy định tại điểm d dưới đây quyết định đầu tư dự ánnhóm B,C Người ủy quyền quyết định đầu tư phải chịu trách nhiệmtrước pháp luật về sự ủy quyền của mình Người được ủy quyềnphải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật vàngười ủy quyền.
d) Người được ủy quyền quyết định đầu tư: Tổng cục trưởng,Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty, Giám đốc doanh nghiệp
Trang 33Nhà nước, Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Bộ… Đối với cấp tỉnh làGiám đốc sở, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, thành phố trựcthuộc cấp tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện), Chủ tịch Hội đồng quảntrị Tổng Công ty, Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước, Thủ trưởng cơquan thuộc UBND cấp tỉnh.
đ) Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã được quyết định đầu tưcác dự án trong phạm vi ngân sách của địa phương mình (bao gồmcác khoản bổ sung từ ngân sách cấp trên) có mức vốn đầu tư dưới03 tỷ đồng (đối với cấp huyện) và dưới 01 tỷ đồng (đối với cấp xã).Về quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nói chung, UBND cấptỉnh được phân cấp thực hiện những nội dung sau: i) lập, công bố và vận độngthực hiện danh mục dự án thu hút đầu tư tại địa phương; ii) tổ chức cácnghiệp vụ quản lý hành chính nhà nước đối với đầu tư; iii) thanh tra, kiểm tracác mặt đối với các dự án đầu tư; iv) cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,giám sát giải phóng mặt bằng; v) chỉ đạo lập quy hoạch chi tiết xây dựngKCN, KCX
Về chính sách, cấp tỉnh được uỷ quyền cụ thể hoá một số chính sáchcủa Nhà nước Trung ương về giá đất, lệ phí , đồng thời thực hiện thống nhấtnhững chính sách chung của quốc gia.
Như vậy, phân cấp chính sách và quản lý đầu tư hiện nay mới chủ yếulà phân cấp cho cấp tỉnh, các cấp chính quyền thấp hơn (huyện, xã) mới chỉđược phân cấp về thẩm quyền quyết định đầu tư các dự án nhỏ Nội dungphân cấp được triển khai trên cả ba mặt: chính sách, tổ chức quản lý và thẩmquyền hành chính So với trước đây, sự phân cấp có xu hướng ngày càngmạnh Điều này tạo điều kiện cho các tỉnh phát huy sáng tạo, thúc đẩy đầu tưnhưng cũng đặt ra thách thức mới cho chính quyền các địa phương
1.3.3.2 Phân cấp về chính sách đầu tư nước ngoài
Trước khi Luật Đầu tư 2005 có hiệu lực, chúng ta thực thi Luật Đầu tưnước ngoài tại Việt Nam ngày 09 tháng 6 năm 2000 và Nghị định24/2000/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại ViệtNam Thẩm quyền của Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
Trang 34ương được cấp phép đầu tư với những dự án đầu tư có tổng số vốn đầu tưđăng ký là 5 triệu USD, trừ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 10 triệuUSD Trưởng Ban Quản lý các KCN, KCX cấp phép đầu tư các dự án đầu tưvào các KCN, KCX đến 40 triệu USD Những dự án vượt quá quy mô trên doBộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định Dựán đầu tư phân cấp cho UBND cấp tỉnh cấp Giấy phép đầu tư phải có các tiêuchuẩn và điều kiện như phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội đã được duyệt; không thuộc dự án nhóm A quy định tại khoản 1 Điều114 Nghị định 24, có quy mô vốn đầu tư theo quy định của Thủ tướng Chínhphủ Không phân cấp việc cấp giấy phép đầu tư cho UBND cấp tỉnh đối vớidự án đầu tư thuộc các lĩnh vực như xây dựng đường quốc lộ, đường sắt; sảnxuất xi măng, luyện kim, điện, đường ăn, rượu, bia, thuốc lá, sản xuất, lắp rápô tô, xe máy; du lịch lữ hành
Sự phân cấp nêu trên đã gây ra rất nhiều cản trở cho các địa phươngtrong việc cấp giấy phép đầu tư, kéo dài thời gian, làm nản lòng các nhà đầutư Mặt khác, các Ban Quản lý KCN được phân cấp thẩm định và cấp giấyphép đầu tư dự án có quy mô lớn hơn các UBND tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương Đây là một nghịch lý, bởi vì nhiều Ban Quản lý KCN là cơ quantrực thuộc UBND tỉnh, thành phố thì có quyền lớn hơn chính UBND Bêncạnh đó, việc Chính phủ hạn chế cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án kinhdoanh trò chơi có thưởng đã khiến cho nhiều dự án lớn đầu tư trong lĩnh vựcdịch vụ du lịch gặp khó khăn trong việc xin cấp giấy phép đầu tư.
Việc phân cấp cấp phép và quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài nêutrên đã dẫn tới tình trạng các địa phương đã ban hành những chính sách ưuđãi vượt khung ưu đãi chung của nhà nước, hay còn gọi là “xé rào”, để cạnhtranh thu hút FDI, tạo sự bất bình đẳng và ảnh hưởng xấu đến lợi ích chungcủa quốc gia Việc phối hợp giữa Trung ương và địa phương trong giải quyếtvướng mắc của nhà đầu tư nước ngoài đôi lúc còn chưa chặt chẽ, nhiềutrường hợp kéo dài, gây ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư.
Sau khi Luật Đầu tư 2005 có hiệu lực, và nhất là Nghị định108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn
Trang 35thi hành một số điều của Luật Đầu tư đã có sự phân cấp khá mạnh mẽ, theohướng giao quyền cho địa phương tự quyết định cấp phép, Bộ Kế hoạch vàĐầu tư tập trung khâu hậu kiểm, hỗ trợ nghiệp vụ chuyên môn
Theo Luật Đầu tư 2005, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền chấpthuận chủ trương đầu tư các dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn, quy môđầu tư trong các lĩnh vực xây dựng và kinh doanh hàng không, vận tải hàngkhông; xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia; thăm dò, khai thác, chếbiến dầu khí và thăm dò, khai thác khoáng sản; phát thanh, truyền hình; kinhdoanh casino; sản xuất thuốc lá điếu; thành lập các cơ sở đào tạo đại học;thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.Các dự án đầu tư không thuộc danh mục trên, không phân biệt nguồn vốn vàquy mô vốn đầu tư từ 1.500 tỷ đồng Việt Nam trở lên trong các lĩnh vực nhưkinh doanh điện, chế biến khoáng sản, luyện kim; xây dựng kết cấu hạ tầngđường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa; sản xuất kinh doanh rượu, bia Cácdự án có vốn đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực kinh doanh vận tải biển,thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ bưu chính, chuyển phát, viễn thông vàInternet, thiết lập mạng truyền dẫn phát sóng; in ấn, phát hành báo chí, xuấtbản; thành lập cơ sở nghiên cứu khoa học độc lập Trường hợp các dự án đầutư nêu trên nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệthoặc ủy quyền phê duyệt, đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luậtvà điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì cơ quan cấp Giấy chứngnhận đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư, không phải trìnhThủ tướng Chính phủ để chấp thuận đầu tư
UBND cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án FDI đầu tưngoài KCN, KCX Ban Quản lý KCN, KCX, khu công nghệ cao, khu kinh tếthực hiện việc đăng ký đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầutư vào các KCN, KCX bao gồm cả các dự án đầu tư đã được Thủ tướngChính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
Về xúc tiến đầu tư, UBND tỉnh có quyền và trách nhiệm lập dự án thuhút FDI và tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư đối với các dự án này.
Trang 36Về thủ tục hành chính, chính quyền địa phương có quyền chủ độngthực hiện các mô hình tổ chức và quản lý thủ tục hành chính theo hướngphục vụ tốt hơn về thủ tục cho các nhà đầu tư nói chung, trong đó có nhàđầu tư nước ngoài.
Về chính sách, các nhà đầu tư nước ngoài được hưởng những ưu đãi củatỉnh giống như các nhà đầu tư trong nước [28].
Như vậy, xu hướng chung trong phân cấp chính sách và quản lý FDIcũng theo hướng ngày càng phân cấp mạnh hơn cho cấp tỉnh.
Trên thực tế, các tỉnh đã có sự đua tranh nhau trong cải thiện môitrường đầu tư (bao gồm cả môi trường thể chế hành chính và môi trườngchính sách) và đã tạo ra sự cạnh tranh thu hút đầu tư khá mạnh mẽ Đây là đặcđiểm rất đáng chú ý trong việc thu hút đầu tư trong giai đoạn tới.
1.4 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHÍNH SÁCHTHU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.4.1 Kinh nghiệm của Bình Dương
Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùngkinh tế trọng điểm phía Nam, được tách ra từ tỉnh Sông Bé vào ngày1/1/1997 Bình Dương có vị trí gần thành phố Hồ Chí Minh, một trung tâmkinh tế hàng đầu của cả nước Bình Dương đã tận dụng lợi thế về vị trí địa lý,kết cấu hạ tầng và quỹ đất, mạnh dạn chuyển đổi những vùng đất sản xuấtnông nghiệp, đất quốc phòng kém hiệu quả để đầu tư xây dựng các KCN vàcụm công nghiệp, xem đây là một hướng đi cơ bản để thu hút vốn đầu tư Từnăm 1997 đến năm 2005, tỉnh xây dựng thêm 9 KCN thành lập mới và diệntích đất tăng thêm trên 1.700ha, nâng số KCN trên địa bàn lên 16 khu, vớitổng diện tích là 3.275 ha Ngoài ra, tỉnh còn đang phát triển xây dựng kết cấuhạ tầng và xúc tiến kêu gọi đầu tư dự án Khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụvà Đô thị Bình Dương có diện tích 4.196 ha nằm cạnh trung tâm thị xã ThủDầu Một [44].
Ngoài ra, Bình Dương còn tập trung nguồn lực xây dựng và phát triểnkết cấu hạ tầng kinh tế Về chính sách và quản lý, Bình Dương là tỉnh đã cónhững cải cách hành chính, xây dựng được bộ máy quản lý nhà nước được coi
Trang 37là thông thoáng, minh bạch nhất, cấp phép và làm các thủ tục liên quan nhanhnhất Kết quả là, thu hút FDI của Bình Dương đã tăng rất nhanh Từ năm2001 đến nay, Bình Dương vẫn giữ nhịp độ thu hút FDI và tiếp tục là mộttrong 5 địa phương đứng đầu cả nước về thu hút FDI Tính đến tháng 11 năm2006, Bình Dương đã thu hút được 1.254 dự án với 5,98 tỷ USD vốn đăng ký,chiếm 18,5% về số dự án; 10,1% tổng vốn đăng ký và 6,8% tổng vốn FDIthực hiện của cả nước [6]
Bài học từ kinh nghiệm Bình Dương cho thấy, Bình Dương thu hút FDIlớn, ngoài vị trí địa lý thuận lợi còn có các yếu tố về quản lý, chính sách.Trong những năm qua, các cấp, các ngành của tỉnh không ngừng cải tiến thủtục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư từ khâu tìm hiểu cơ hộiđầu tư đến cấp giấy phép, triển khai thực hiện dự án và khi doanh nghiệp đãđi vào hoạt động Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng của tỉnh được đầu tư đồng bộvà hiện đại, đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh Bộmáy quản lý, cấp phép đầu tư được phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng vànăng động Bình Dương có 3 đầu mối cấp phép đầu tư nước ngoài: UBNDtỉnh uỷ quyền cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, và hai Ban Quản lý các KCN SởKế hoạch và Đầu tư cấp phép các dự án ngoài KCN, các Ban Quản lý KCNcấp phép đầu tư vào KCN Gắn liền với phân cấp quản lý, Bình Dương cònthực hiện quy chế làm việc, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cánhân, đơn vị trong bộ máy quản lý FDI.
Bình Dương cũng đã cải cách thủ tục hành chính rất mạnh mẽ, nhất làtrong thủ tục cấp phép đầu tư UBND tỉnh đã ban hành quyết định về thủ tục,trình tự và thời gian xét duyệt, cấp phép dự án FDI, thời gian giải quyết cácthủ tục hành chính có liên quan để triển khai nhanh dự án, tạo điều kiện thuậnlợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư tại Bình Dương Trong quátrình thực hiện các thủ tục hành chính cho một dự án, các cơ quan của tỉnhluôn cố gắng giảm bớt các khâu trung gian không cần thiết, rút ngắn thời gianthẩm định, cấp phép đầu tư Lãnh đạo tỉnh bố trí lịch công tác đi thăm và làmviệc thường xuyên tại các doanh nghiệp FDI, kịp thời tháo gỡ khó khăn,vướng mắc cho nhà đầu tư Tỉnh cũng đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư
Trang 38thông qua việc tổ chức các hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư tại Singapore vàmột số nước khác trên thế giới
1.4.2 Kinh nghiệm của Đồng Nai
Khai thác, phát huy lợi thế, tiềm năng của mình, Đồng Nai đã và đangphấn đấu trở thành vùng đất an toàn và hiệu quả cho FDI Tỉnh Đồng Nai nằmtrong vùng kinh tế trọng điểm năng động nhất Việt Nam, thuộc vùng ít bão lụtthiên tai, địa hình chủ yếu là đất đồi cao nên không tốn nhiều chi phí trongviệc san lấp mặt bằng, xử lý nền móng công trình, thuận lợi cho việc đầu tưphát triển công nghiệp và xây dựng công trình với chi phí thấp Đồng Nai ởvào vị trí rất thuận lợi, chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 25 km, cácnhà đầu tư tại Đồng Nai có thể sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng và hệthống dịch vụ hiện có của thành phố Hồ Chí Minh như sân bay, bến cảng, hệthống viễn thông, khách sạn và các dịch vụ khác.
Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã quán triệt sâu sắc quan điểm cho rằng,muốn thu hút được nhiều vốn FDI thì cần phải có quy hoạch, chính sách vàkết cấu hạ tầng tốt Đồng Nai là địa phương có KCN đầu tiên tại vùng NamBộ Việt Nam (khu công nghiệp Biên Hòa) Tỉnh đã quy hoạch và đầu tư pháttriển 23 khu công nghiệp mới, với tổng diện tích là 8.500 ha, trong đó Thủtướng Chính phủ đã phê duyệt 16 khu công nghiệp với diện tích 4.085ha, trởthành địa phương dẫn đầu trong cả nước trong việc xây dựng phát triển KCN.Kết cấu hạ tầng tại các KCN này đã và đang được xây dựng đồng bộ, gần60% diện tích đất cho thuê và đang sẵn sàng đón nhận các nhà đầu tư trong vàngoài nước Tỉnh cho phép chủ đầu tư các KCN thoả thuận với nhà đầu tưnước ngoài ứng trước tiền thuê đất trong KCN, nhằm tạo nguồn vốn xây dựngcơ sở hạ tầng ban đầu [44].
Về quản lý và thủ tục hành chính, tỉnh đã mạnh dạn tổ chức lại bộ máycác cơ quan trực tiếp quản lý FDI, coi đây là lĩnh vực trọng điểm của cải cáchhành chính
Kết quả đến 20/11/2006, Đồng Nai đã vươn lên trở thành tỉnh đứng thứ3 toàn quốc về thu hút FDI, với 779 dự án, tổng vốn đăng ký trên 9,06 tỷ
Trang 39USD, chiếm 11,5% số dự án; 15,3% tổng vốn đăng ký; 14,2% vốn đầu tư thựchiện của cả nước [6]
Ngoài những nguyên nhân khách quan tạo nên những kết quả đáng kểtrong thu hút FDI của Đồng Nai, nguyên nhân chủ quan cũng rất quan trọng.Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Đồng Nai đồng tâm nhất trí tìm các biệnpháp hợp lý nhất để thu hút vốn FDI trong khuôn khổ quy định của pháp luật.Trong quá trình triển khai thực hiện, khi gặp khó khăn trở ngại, cùng nhau cótrách nhiệm giải quyết Công tác xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh bằng nhiềuhình thức, thường xuyên gặp gỡ và tháo gỡ vướng mắc cho nhà đầu tư, cảitiến lề lối làm việc của cán bộ công chức có liên quan Thực hiện huy độngvốn trong xã hội để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN bằng nhiều phươngthức Quy trình thủ tục cấp phép đầu tư rõ ràng, không làm mất nhiều thờigian của nhà đầu tư Tỉnh chú trọng công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làmcho người lao động do vậy luôn chủ động cung cấp nguồn lao động có chấtlượng làm việc cho các nhà đầu tư.
1.4.3 Kinh nghiệm của Vĩnh Phúc
Năm 1997, Vĩnh Phúc được tái lập, trở thành đơn vị hành chính trựcthuộc Trung ương Ban đầu, Vĩnh Phúc cũng là tỉnh kém phát triển, có nhiềukhó khăn, giá trị sản xuất công nghiệp chỉ chiếm khoảng 15% trong cơ cấukinh tế, đứng thứ 41/61 tỉnh, thành phố về giá trị sản xuất công nghiệp Đếnnay, sau 10 năm thu hút đầu tư và phát triển kinh tế, Vĩnh Phúc trở thành mộttrong những tỉnh, thành phố có giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất nước.Nguồn lực phát triển chủ yếu của Vĩnh Phúc là nhờ thu hút vốn FDI, đặc biệtlà vốn đầu tư của những tập đoàn lớn đến từ Nhật Bản như Honda, Toyota.Riêng vốn đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản đã chiếm tới trên 500 triệuUSD [44] Tính đến 20/11/2006, Vĩnh Phúc thu hút được 109 dự án FDI vớitổng vốn đăng ký 858,4 triệu USD, đứng thứ 10 trong cả nước và đứng thứ 4so với các tỉnh phía Bắc [6] Tuy không phải là địa phương thu hút FDI lớnnhất ở miền Bắc, nhưng vì Vĩnh Phúc là tỉnh nhỏ, những đóng góp của khu
Trang 40vực FDI cho tỉnh Vĩnh Phúc là rất lớn, và được coi là địa phương có kinhnghiệm và thành tựu trong thu hút vốn FDI
Phân tích yếu tố cho thấy, bên cạnh những thuận lợi như vị trí địa lý,giao thông thuận lợi, gần các trung tâm lớn của miền Bắc, quỹ đất còn dồidào, chưa được khai thác, Vĩnh Phúc còn biết đổi mới môi trường đầu tư, thựchiện “trải thảm đỏ” để thu hút FDI Vĩnh Phúc đã đi trước các địa phươngkhác một bước trong việc thực hiện xúc tiến đầu tư, đặc biệt là đối với cácnhà đầu tư Nhật Bản Vĩnh Phúc đã chú trọng vào hoạt động này và đầu tưkinh phí để thực hiện Tỉnh đã thông qua các nhà đầu tư Nhật Bản đang làmăn tại Việt Nam tổ chức các cuộc gặp gỡ với các nhà đầu tư tại Nhật Bản.Vĩnh Phúc cũng đã sớm quy hoạch các KCN, tự đầu tư ngân sách để tiến hànhđền bù, giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng và công khai cơ chế,thủ tục, chính sách để mời gọi các nhà đầu tư Tỉnh đã xây dựng được 11KCN, cụm công nghiệp, đồng thời hình thành cơ chế ưu đãi để các nhà đầu tưcó cơ hội lựa chọn khu vực đầu tư Nhiều KCN hiện nay đã lấp đầy 100%diện tích Các KCN của Vĩnh Phúc được bố trí tại những vị trí thuận lợi vềgiao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, hàng không; thế đất cao,không bị ngập úng; cạnh các khu đô thị có dịch vụ đạt tiêu chuẩn cao; gầnnguồn nhân lực dồi dào Vĩnh Phúc thuyết phục được các nhà đầu tư còn doviệc cải cách hành chính quyết liệt, ngay các nhà đầu tư thận trọng như NhậtBản cũng thấy vừa lòng Từ năm 2002, Vĩnh Phúc đã thành lập Ban Quản lýcác KCN và thu hút đầu tư Vận động, thu hút đầu tư là một trong nhữngnhiệm vụ trọng tâm của Ban này Đến nay có nhiều địa phương đã làm nhưVĩnh Phúc, nhưng vào thời điểm năm 2002 thì chưa có nhiều địa phương làmđược như Vĩnh Phúc Thời gian cấp phép đầu tư giảm 1/3 so với quy địnhchung của cả nước Một số nhà đầu tư nói rằng, họ rất ấn tượng trước nhữngcố gắng của chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc trong việc giải quyết nhanh nhất thủtục hành chính liên quan đến đất đai, mã số thuế, khắc dấu, xây dựng, thủ tụcxuất nhập khẩu, hải quan… những ưu đãi về thuế và hỗ trợ đền bù giải phóngmặt bằng So với một số tỉnh, thành phố phía Bắc, Vĩnh Phúc được ghi nhậnlà đã triển khai công tác giải phóng mặt bằng khá nhanh chóng.