Đổi mới cơ chế, tổ chức bộ máy Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất, Trung tâm Xúc tiến đầu tư

Một phần của tài liệu Những giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay (Trang 99 - 100)

d. FDI góp phần tạo nên một số vấn đề xã hội mớ

3.3.1.Đổi mới cơ chế, tổ chức bộ máy Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất, Trung tâm Xúc tiến đầu tư

nghiệp và chế xuất, Trung tâm Xúc tiến đầu tư

Hoạt động của Ban Quản lý các KCN và chế xuất lâu nay hiệu quả chưa cao, việc một Phó Chủ tịch UBND thành phố kiêm chức danh Trưởng Ban Quản lý các KCN và chế xuất chưa phải là giải pháp tối ưu về mặt nhân sự. Hoạt động xúc tiến đầu tư giữa Ban Quản lý các KCN và chế xuất thành phố và Trung tâm Xúc tiến đầu tư còn chồng lấn nhau, đôi khi gây mâu thuẫn với nhau. Có hai phương án cần nghiên cứu xử lý đối với cơ chế, tổ chức bộ máy của hai cơ quan này là:

Phương án thứ nhất: Vẫn duy trì hai tổ chức như hiện nay, đều là các cơ

quan trực thuộc UBND thành phố. Ban Quản lý các KCN và chế xuất làm nhiệm vụ quản lý nhà nước và xúc tiến các dự án đầu tư nước ngoài vào các KCN trên địa bàn thành phố, thẩm định và cấp giấy chứng nhận đầu tư theo thẩm quyền được giao. Trung tâm Xúc tiến đầu tư thực hiện chức năng xúc tiến các dự án đầu tư ngoài KCN, thẩm định và trình UBND thành phố cấp giấy chứng nhận đầu tư thuộc thẩm quyền của UBND thành phố.

Phương án thứ hai: Sáp nhập hai tổ chức này thành một tổ chức gọi tên

là Ban Quản lý các KCN và thu hút đầu tư, thực hiện nhiệm vụ của hai bên gộp lại, tạo thành một đầu mối tập trung thống nhất về hoạt động, tạo cho nhà đầu tư cảm giác yên tâm và thông tin nhất quán, tinh giảm bớt bộ máy hành chính. Trong trường hợp này, bộ máy lãnh đạo cơ quan này phải có đủ năng lực, năng động, giỏi ngoại ngữ thì mới có thể đáp ứng được nhiệm vụ giao.

Trong khi chưa có quyết định cuối cùng về sắp xếp, củng cố hai tổ chức này, để thực hiện tốt hơn chức năng xúc tiến đầu tư, thành phố cần tập trung đổi mới cơ chế, tổ chức bộ máy của các cơ quan này, trong đó đặc biệt chú trọng đối với Trung tâm Xúc tiến đầu tư, cụ thể là:

- Khẳng định rõ hơn vai trò “một cửa” của Trung tâm, giao quyền Trung tâm là cơ quan duy nhất được trả lời chính thức với các nhà đầu tư nước ngoài về các thông tin liên quan sau khi được UBND thành phố đồng ý.

- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư, chọn lựa những cán bộ trẻ, khỏe, thực sự năng động, sáng tạo, tâm huyết, đồng thời nghiên cứu có chính sách hỗ trợ kinh phí phụ cấp ngoài lương cho đội ngũ này yên tâm công tác lâu dài, ổn định.

- Xây dựng hệ thống thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu để theo dõi tình hình đầu tư nước ngoài, thường xuyên cập nhật nhằm phục vụ đắc lực cho công tác quản lý, hoạch định chính sách và cho nhà đầu tư tham khảo khi cần thiết.

- Thành lập Văn phòng đại diện của Trung tâm Xúc tiến đầu tư tại một số nước (Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan, Hoa Kỳ) để thường xuyên bám sát các nhà đầu tư lớn. Thiết lập đội ngũ cộng tác viên với Trung tâm Xúc tiến đầu tư cả trong nước và nước ngoài nhằm hỗ trợ cho các hoạt động Trung tâm, nhất là trong việc viết dự án cơ hội, nghiên cứu thị trường, cung cấp thông tin.

- Tăng cường kinh phí từ ngân sách cho hoạt động của Trung tâm Xúc tiến đầu tư để đẩy mạnh các hoạt động quảng bá hình ảnh, tổ chức các đoàn công tác ra nước ngoài kêu gọi đầu tư.

Một phần của tài liệu Những giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay (Trang 99 - 100)