Những giải pháp mang tính kiến nghị về chính sách và quản lý đối với Trung ương

Một phần của tài liệu Những giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay (Trang 102 - 109)

d. FDI góp phần tạo nên một số vấn đề xã hội mớ

3.3.4. Những giải pháp mang tính kiến nghị về chính sách và quản lý đối với Trung ương

lý đối với Trung ương

Để khơi dậy, phát huy và khai thác mọi nguồn lực, tiềm năng, lợi thế so sánh, tạo bước đột phá để Đà Nẵng thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn FDI, phát triển nhanh và bền vững theo phương hướng mục tiêu đã được xác định đến năm 2010, vươn lên xứng đáng là đô thị loại 1, góp phần thúc đẩy phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước, một số giải pháp kiến nghị với Trung ương về chính sách và quản lý như sau:

Thứ nhất, đề nghị Chính phủ chỉ đạo tập trung xây dựng quy hoạch, kế

hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đặc biệt là các yếu tố tạo vùng như quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng về mạng lưới giao thông, cảng biển, sân bay, KCN…; thực hiện các cơ chế chính sách ưu đãi về nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, vốn ODA, về trái phiếu Chính phủ, tín dụng kế hoạch, các ưu đãi cao hơn về thuế, tiền thuê đất trong các KCN; đồng thời ban hành quy chế phối hợp giữa các ngành, các địa phương, tạo không gian kinh tế thống nhất của vùng, trong đó Đà Nẵng là một cực phát triển đóng vai trò

động lực trong phát huy lợi thế so sánh của mỗi địa phương trong vùng để cùng phát triển.

Trong vấn đề qui hoạch, chú ý các khu kinh tế, các KCN và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, chủ yếu là các sân bay, bến cảng ở các tỉnh miền Trung. Việc qui hoạch các khu kinh tế, các KCN và hạ tầng kỹ thuật cho các tỉnh miền Trung hiện nay đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực trong tương lai. Tuy nhiên, Chính phủ cần có lộ trình đầu tư cho các dự án trên một cách phù hợp để có thể thu hút được nguồn vốn đầu tư, nhất là từ nước ngoài. Nếu ở miền Trung mà tỉnh, thành phố nào cũng muốn có một khu kinh tế lớn hoặc một cảng lớn thì sẽ rất lãng phí. Sự phân tán trong thu hút đầu tư và sử dụng hạ tầng kỹ thuật sẽ tạo nên một sự lãng phí lớn cho nguồn vốn đầu tư. Không có sự tập trung đầu tư thì sẽ không tạo nên sự đột phá trong phát triển.

Một ví dụ về hạ tầng kỹ thuật là Cảng Đà Nẵng được đầu tư lớn trong nhiều năm qua nhưng chi phí vận chuyển đi quốc tế vẫn còn rất cao so với hai đầu đất nước, gây rất nhiều khó khăn cho nhà đầu tư. Muốn giảm giá thành thì phải nâng lưu lượng hàng hoá. Điều này đang bị cản trở do hiện nay có rất nhiều cảng đang được phát triển phân tán trong khu vực. Cần sắp xếp lại các hệ thống cảng và sân bay, dành ưu tiên cho Cảng biển và Sân bay quốc tế Đà Nẵng, nơi có nhiều điều kiện hơn được tổ chức vận chuyển quốc tế để tăng cường lượng hàng hoá và hành khách, tạo điều kiện cho địa phương này phát triển hết công suất trước khi mở rộng ra các địa phương khác. Vào thời điểm hiện nay, nên để các cảng và sân bay ở các địa phương khác có chức năng hỗ trợ, tập trung nguồn hàng và hành khách cho Đà Nẵng.

Thứ hai, đề nghị Chính phủ ưu tiên bố trí các nguồn vốn và sớm triển

khai đầu tư các công trình trọng điểm có tác động đến sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung như: đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và đường sắt hai chiều Đà Nẵng - Quảng Ngãi; dự án Cảng biển Liên Chiểu, ga hàng không quốc tế Đà Nẵng; xây dựng Làng Đại học Đà Nẵng trở thành một trong ba trung tâm đại học của cả nước, xây dựng Khu liên hợp thể thao theo

tiêu chuẩn hiện đại đóng vai trò là một trung tâm thể thao cấp quốc gia tại Đà Nẵng; xây dựng các viện nghiên cứu chuyên ngành tại Đà Nẵng; di dời ga đường sắt, các kho bom đạn, vũ khí, vật liệu nổ và các kho xăng dầu ra khỏi trung tâm thành phố, ra khỏi các khu dân cư và khu du lịch.

Hỗ trợ vốn đầu tư đối với các công trình trọng điểm của Đà Nẵng có tác động thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh như: đường du lịch ven biển Sơn Trà - Điện Ngọc, đường Đà Nẵng - Hội An, Khu công nghệ cao Hoà Cầm.

Thứ ba, cho phép thành phố được sử dụng khu vực bán đảo Sơn Trà,

Hải Vân, phục vụ phát triển kinh tế, văn hoá, dịch vụ du lịch và sớm bàn giao sân bay Nước Mặn để phát triển du lịch. Đối với sân bay Nước Mặn, thành phố đảm bảo giữ nguyên trạng sân bay trong quá trình sử dụng cho hoạt động du lịch để khi cần thiết sẵn sàng đáp ứng nhu cầu quốc phòng - an ninh.

Thứ tư, để tận dụng tối đa lợi thế về vị trí địa lý đặc thù, phát triển dịch

vụ du lịch, cho phép thành phố được quy hoạch, kêu gọi đầu tư một số khu du lịch cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế với những dịch vụ vui chơi giải trí đa dạng, phong phú, hấp dẫn, hiện đại, trong đó có casino dành riêng cho người nước ngoài, sớm xây dựng Đà Nẵng thành một trong những trung tâm du lịch mang tầm cỡ khu vực và quốc tế.

Thứ năm, cho phép thành phố được hưởng cơ chế tài chính ưu đãi, tăng

thoả đáng tỷ lệ điều tiết cho ngân sách thành phố đối với các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương và ổn định trong 5 năm; đồng thời hằng năm hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương để thành phố có thêm nguồn vốn đầu tư phát triển. Riêng đối với vốn xây dựng cơ bản tập trung hàng năm, đề nghị cân đối năm sau tăng hơn năm trước 50%. Cho phép thành phố được huy động thêm nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng bằng cách phát hành trái phiếu đô thị theo cơ chế tự vay, tự trả thông qua ngân sách thành phố; được vay tiền từ các tổ chức tài chính quốc tế, các địa phương nước ngoài trên cơ sở đảm bảo kiểm soát nợ của Chính phủ.

Thứ sáu, cho phép được thực hiện thí điểm đối với những vấn đề mà

thực tiễn thành phố đặt ra nhưng chưa có quy định hoặc đã quy định nhưng không còn phù hợp, sau khi có phương án được Chính phủ phê duyệt; cho phép thành phố được thí điểm bán nhà ở gắn liền với chuyển quyền sử dụng đất đối với người nước ngoài ở những vị trí hợp lý.

Thứ bảy, ban hành quy chế phối hợp liên vùng nhằm triển khai thực

hiện các chủ trương của cả vùng thống nhất, tuân thủ theo quy hoạch chung. Ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư chung cho miền Trung trong lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài, tránh tình trạng mỗi địa phương tự ban hành các chính sách ưu đãi riêng đi ngược lại quy định của Trung ương, trên tinh thần mở rộng ngành nghề và lĩnh vực khuyến khích đầu tư nước ngoài vào khu vực, ưu đãi về thuế, tiền thuê đất so với 2 đầu của đất nước.

Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành Trung ương và các địa phương trong công tác xúc tiến đầu tư, đặc biệt trong xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh, tham gia các hoạt động xúc tiến đầu tư ở nước ngoài. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến đầu tư miền Trung cần soạn thảo một chiến lược xúc tiến đầu tư chung cho cả khu vực, xác định rõ những lĩnh vực ưu tiên thu hút vốn FDI của từng địa phương và của cả khu vực, điều phối hoạt động xúc tiến đầu tư giữa các địa phương, loại bỏ những rào cản, những cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương.

Thứ tám, Trung ương cần có chính sách hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng

đối với miền Trung, đặc biệt là hệ thống giao thông, trong đó có mở thêm các tuyến bay quốc tế từ Đà Nẵng đi các nước như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Tạo điều kiện cho các địa phương miền Trung tiếp cận với các nguồn vốn từ các tổ chức nước ngoài phục vụ cho công tác xúc tiến đầu tư, đặc biệt là trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư, quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài khi mà Chính phủ đã quyết định phân cấp mạnh mẽ cho các địa phương về thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư.

Thứ chín, đề nghị Chính phủ thông qua chính sách vĩ mô, tiếp tục cải

thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực về thu hút FDI; giải quyết nhanh một số vấn đề liên quan đến việc thi hành Luật Đầu tư và Nghị định 108/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, áp lực cạnh tranh sẽ không giảm mà còn tăng. So với các nước trong khu vực, môi trường đầu tư của Việt Nam đang kém cạnh tranh hơn. Vì vậy, việc cải thiện môi trường đầu tư là hết sức quan trọng và cần thiết [1, tr.114].

Đề nghị các Bộ, ngành có liên quan ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể đối với các dự án đầu tư thuộc Danh mục Lĩnh vực đầu tư có điều kiện ban hành kèm theo Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006. Hiện nay, có rất nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan đến hoạt động đầu tư của Việt Nam cũng như các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên mà các nhà đầu tư cũng như các cơ quan làm công tác đầu tư chưa có điều kiện để nghiên cứu, do đó các Bộ, ngành có liên quan cần có các văn bản hướng dẫn các điều kiện mà pháp luật Việt Nam đã có qui định và các điều kiện đã qui định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên đối với các dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Nếu không có các hướng dẫn này, các cơ quan làm công tác đầu tư tại địa phương sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác xúc tiến dự án. Nếu mỗi dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện đều phải xin ý kiến các Bộ, ngành Trung ương trước khi hướng dẫn cho nhà đầu tư thì tốn kém thời gian và không tạo được niềm tin ở nhà đầu tư đối với năng lực của các cơ quan xúc tiến đầu tư tại các địa phương.

Ngoài ra, qua nghiên cứu Nghị định 108, các cơ quan làm công tác đầu tư đều nhận thấy rằng vẫn còn rất nhiều qui định chung chung, không cụ thể; do đó dẫn đến tình trạng áp dụng Luật không thống nhất trên toàn quốc. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần có Thông tư hướng dẫn chi tiết các qui định của Nghị định, nhất là các qui định cụ thể liên quan đến các dự án có công trình xây dựng, việc lập báo cáo năng lực tài chính của chủ đầu tư, việc thực hiện hồ sơ đăng ký kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài lần đầu thực hiện dự án tại Việt Nam và các vấn đề có liên quan khác.

Tóm lại, hệ thống các giải pháp nêu trên có tính chiến lược, tổng thể và

cơ chế chính sách tầm vĩ mô liên quan đến thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Điều này đòi hỏi phải có sự chỉ đạo tập trung, thống nhất từ trung ương đến thành phố và cơ sở, huy động mọi lực lượng trong xã hội để triển khai thực hiện. Công tác tổ chức điều hành phải hết sức được coi trọng mới đảm bảo thực hiện đồng bộ, ăn khớp và hiệu quả với các biện pháp, chương trình cụ thể. Cần có sự nghiên cứu, chuẩn bị chu đáo, có phương thức triển khai phù hợp với đặc điểm từng dự án, từng nơi, dự tính đến các tình huống khác nhau có thể xảy ra.

KẾT LUẬN

Nguồn vốn FDI đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đối với Đà Nẵng, nguồn vốn này lại càng có ý nghĩa quan trọng. Nghị quyết Đại hội X của Đảng và các nghị quyết của Đảng bộ thành phố Đà Nẵng đều đã khẳng định rằng, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, được khuyến khích phát triển lâu dài, bình đẳng đối với các thành phần kinh tế khác. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, đẩy mạnh thu hút vốn FDI nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ mang tính chiến lược, lâu dài, là yếu tố quyết định sự phát triển của cả nước cũng như của Đà Nẵng.

Đà Nẵng là thành phố động lực của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là Trung tâm của miền Trung, thời gian qua đã có nhiều cố gắng trong thu hút vốn FDI nhưng nhìn chung còn nhiều hạn chế, yếu kém. Để đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH thành phố trong thời gian tới thì vấn đề thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đà Nẵng.

Nhìn lại 20 năm đổi mới, nhất là 10 năm Đà Nẵng trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng đã đạt được những thành quả bước đầu khá quan trọng trong thu hút vốn FDI. Trong điều kiện hội nhập, đặc biệt là Việt Nam đã gia nhập WTO, cùng với những tiềm năng, lợi thế sẵn có của mình, Đà Nẵng cần có những biện pháp có hệ thống, triệt để, mạnh dạn hơn về chính sách và phát huy nội lực để nâng cao tính hấp dẫn của địa bàn, thu hút mạnh hơn và có hiệu quả hơn FDI. Các biện pháp đòi hỏi phải có nỗ lực cao, cố gắng lớn và sự đồng tâm nhất trí giữa các cơ quan, tổ chức liên quan. Chắc chắn rằng, trong tương lai gần, Đà Nẵng sẽ là điểm đến đầu tư lý tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư, kinh doanh, góp phần vào sự nghiệp phát triển của Đà Nẵng nói riêng và sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Một phần của tài liệu Những giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay (Trang 102 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w