d. FDI góp phần tạo nên một số vấn đề xã hội mớ
3.2.6. Phát triển và nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng đô thị
Kinh nghiệm thực tiễn ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới cho thấy, nơi nào có cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật tốt thì nơi đó có sức hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư. Ngược lại, nơi đâu dù có chính sách hấp dẫn nhưng kết cấu hạ tầng thấp kém vẫn khó có thể lôi kéo được nhà đầu tư. Vì vậy, phải coi xây dựng kết cấu hạ tầng như là điều kiện tiên quyết, bắt buộc không chỉ đối với đòi hỏi trước mắt và cả lâu dài, không chỉ tạo tiền đề cho thu hút đầu tư mà cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Trong thời gian qua, Đà Nẵng đã thực hiện nhất quán chủ trương chính sách kết cấu hạ tầng đi trước, làm đòn bẩy thu hút đầu tư trong và ngoài nước, bước đầu đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, so với yêu cầu thì Đà Nẵng cần phải đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa chất lượng kết cấu hạ tầng nếu muốn thu hút nhiều hơn nguồn vốn FDI. Cần đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ. Tập trung đầu tư đúng mức kết cấu hạ tầng kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi đáp
ứng yêu cầu của nhà đầu tư, đồng thời chú trọng tạo lập môi trường kinh tế - xã hội và phát triển các công trình ngoài KCN. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch đô thị, hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng theo hướng hiện đại đi đôi với nâng cao năng lực quản lý đô thị. Nghiên cứu cải tạo và xây dựng mới một số cầu qua Sông Hàn, trong đó đặc biệt chú trọng tập trung nguồn lực kể cả trong và ngoài nước xây dựng Cảng biển Liên Chiểu thành cảng trung chuyển hàng hoá quốc tế, cùng với Cảng Tiên Sa phục vụ tốt nhu cầu vận chuyển hàng hoá cho các nhà đầu tư, làm cảng cửa ngõ phục vụ phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Đẩy nhanh tiến độ thiết kế nhà ga quốc tế Sân bay Đà Nẵng để sớm khởi công xây dựng và đưa vào khai thác nhằm đạt công suất đón 1,5 triệu khách quốc tế hàng năm.
Đẩy mạnh và tiến tới hoàn thiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng 5 khu công nghiệp: Hoà Khánh, Liên Chiểu, Hoà Cầm, Đà Nẵng, Thọ Quang. Đối với các KCN này, cần đầu tư các công trình trực tiếp phục vụ sản xuất kinh doanh như cảng, điện, nước, hệ thống xử lý chất thải. Việc đầu tư cho các KCN không chỉ chú ý đến kết cấu hạ tầng kỹ thuật mà còn phải chú ý cả hạ tầng xã hội. Muốn vậy, phải đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào các KCN, như nhà ở cho công nhân, các khu vui chơi giải trí, trường học, bệnh viện, đáp ứng nhu cầu người lao động, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài theo hướng hiện đại, văn minh và tiêu chuẩn quốc tế. Để làm được điều đó, bên cạnh sự đầu tư vốn từ ngân sách nhà nước; của các doanh nghiệp nhà nước, Đà Nẵng cần có chính sách ưu đãi phù hợp nhằm thu hút các dự án tư nhân, kể cả FDI vào lĩnh vực dịch vụ cao cấp phục vụ nhu cầu an sinh, vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi. Đà Nẵng có thể nghiên cứu cải thiện điều kiện nhà ở cho công nhân bằng cách không thu tiền thuê đất để doanh nghiệp tự đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân của mình, thực hiện hỗ trợ vốn, các chính sách thuế ưu đãi khuyến khích và xã hội hoá dịch vụ nhà ở công nhân các KCN. Tiếp tục đẩy mạnh khai thác quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng.
Phải có biện pháp thích hợp trong liên doanh liên kết, hợp tác, khuyến khích ưu đãi nhằm thu hút các doanh nghiệp có tiềm lực cùng bỏ vốn tham gia xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng dưới nhiều hình thức khác như
BOT, BTO, BT. Những dự án mà nhà đầu tư tự bỏ vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng thì có kế hoạch chi trả hoặc động viên thích đáng để tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Ngoài ra, cần thu hút nguồn vốn ODA và các nguồn vốn tư nhân khác phục vụ nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng. Hình thức trái phiếu công trình cũng là phương thức huy động vốn hữu hiệu trong thời kỳ tốc độ đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ.