d. FDI góp phần tạo nên một số vấn đề xã hội mớ
3.1.2.2. Định hướng về nguồn vốn và nước đầu tư
Nhật Bản, Hoa Kỳ và các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực Đông Bắc Á gồm Hàn Quốc; Đài Loan, Hồng Kông (Trung Quốc) sẽ là những nhà đầu tư được ưu tiên trong thu hút FDI vào Đà Nẵng thời gian tới. Ngoài ra, các nước thuộc khối ASEAN, EU cũng sẽ được chú trọng.
- Nhật Bản: Đối với Nhật Bản, từ lâu đã được Nhà nước ta khẳng định
là một đối tác tin cậy và ổn định. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ nước ta đã thăm Nhật Bản và quan hệ 2 nước được nâng lên tầm đối tác chiến lược. Hiệp định tự do xúc tiến và bảo hộ đầu tư đã được ký kết giữa Việt Nam và Nhật Bản năm 2003 là cơ sở quan trọng để Việt Nam nói chung, Đà Nẵng nói riêng thu hút được nhiều hơn nguồn vốn FDI của Nhật Bản. Thời gian tới, dự kiến sẽ có thêm 85 tỷ yên của các nhà đầu tư Nhật Bản đổ vào Việt Nam, tập trung trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử, xi măng… Sau Hội nghị APEC tại Hà Nội năm 2006, có một làn sóng đầu tư mới của Nhật Bản vào Việt Nam, vì vậy Đà Nẵng tích cực để tiếp nhận làn sóng này càng nhiều càng tốt. Các doanh nghiệp Nhật Bản cho biết động lực lớn nhất thu hút họ đến Việt Nam chính là tiềm năng nhân lực và những nỗ lực, sự nhiệt tình của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Thời gian qua, vốn FDI của Nhật Bản
vào Đà Nẵng vẫn còn chiếm một tỷ trọng nhỏ bé. Do vậy, Đà Nẵng cần có cái nhìn thẳng thắn đối với môi trường đầu tư để có những giải pháp thích hợp, tranh thủ được nguồn đầu tư quan trọng này. Trong điều kiện Đà Nẵng còn đang là địa phương cần vốn FDI, thì thu hút đầu tư từ Nhật Bản trở nên đặc biệt quan trọng, giúp thành phố nhanh chóng tiếp thu khoa học công nghệ mới, thực hiện CNH, HĐH trên địa bàn.
- Hàn Quốc; Đài Loan, Hồng Kông (Trung Quốc): Từ năm 2001 đến
nay, các nhà đầu tư Hàn Quốc cũng đã bắt đầu chú ý đến Đà Nẵng. Cũng như các nước trong vùng Đông Bắc Á, nhờ có những điểm tương đồng về phong tục, tập quán, truyền thống, văn hoá, xã hội, bên cạnh đó là sự thuận lợi về giao thông; quan hệ đối ngoại, thương mại và hợp tác đầu tư giữa 2 nước ngày càng phát triển, nên Hàn Quốc sẽ là nước được Đà Nẵng coi là chủ đầu tư chiến lược trong thu hút vốn FDI thời gian tới. Riêng 11 tháng đầu năm 2006, Hàn Quốc có 3 dự án được cấp phép đầu tư vào Đà Nẵng, vốn đầu tư 42,5 triệu USD, đứng thứ 2 sau Nhật Bản. Đối với Hàn Quốc, cần tiếp tục thu hút các dự án đầu tư có quy mô vừa và nhỏ trong lĩnh vực sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu kết hợp với các dự án lớn, sử dụng công nghệ cao, các dự án dịch vụ nhà ở, chung cư cao cấp, văn phòng cho thuê, khách sạn 5 sao, sân golf.
Đối với Đài Loan, Hồng Kông (Trung Quốc), tiếp tục thu hút các dự án sản xuất hàng dệt may, giày dép với trình độ công nghệ cao, chế biến thuỷ, hải sản, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, hàng tiêu dùng, dịch vụ khách sạn, khu nghỉ mát, vui chơi giải trí, ngân hàng.
- Hoa Kỳ: Việc ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và
triển khai cam kết đầu tư trong Hiệp định này cộng với việc Hoa Kỳ đã phê chuẩn quy chế PNTR cho Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ gia tăng đầu tư vào Việt Nam, trong đó có Đà Nẵng. Với tiềm lực mạnh về tài chính, kỹ thuật và nguồn lực quản lý, có thể thu hút đầu tư từ Hoa Kỳ trên hầu hết các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Hiện nay, Hoa Kỳ đang chú trọng phát triển và đầu tư vào các ngành khoa học kỹ thuật cao (hi- tech), sản xuất vật liệu cao cấp, vật liệu mới, năng lượng, viễn thông, hàng
không, sản xuất ô tô, dịch vụ khách sạn, văn phòng cho thuê, căn hộ, ngân hàng, bảo hiểm và đang thực hiện việc di chuyển các lĩnh vực công nghiệp có trình độ công nghệ thấp ra nước ngoài. Hướng thu hút các dự án FDI từ Hoa Kỳ cần tính đến các xu thế đó.
Định hướng chính đối với thu hút đầu tư của Hoa Kỳ vào Đà Nẵng là các công ty xuyên quốc gia. Cho đến nay, các nhà đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam vẫn còn hạn chế, đặc biệt là nhà đầu tư có tiềm lực mạnh. Việc đầu tư của Hoa Kỳ vào Đà Nẵng với các dự án quy mô lớn có tác động tích cực đến tăng nguồn lực phát triển, kích thích sự tăng trưởng kinh tế của thành phố, kinh tế thành phố có thêm cơ hội mở rộng và phát triển, tạo thêm việc làm, hạ giá thành sản phẩm và dịch vụ các ngành có liên quan.
- Khối ASEAN: Đầu tư của các nước trong khối ASEAN ở Đà Nẵng
trong những năm qua còn ít. Tuy nhiên, ở phạm vi cả nước, đến nay Singapore đứng thứ 2 về đầu tư vào Việt Nam. Singapore được biết đến như là trung tâm tài chính và thu hút được nhiều tập đoàn xuyên quốc gia, đã có chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, trong đó có Việt Nam. Những lĩnh vực mà Đà Nẵng ưu tiên kêu gọi, thu hút đầu tư cũng đều là những ngành mà Singapore có thế mạnh như công nghiệp điện tử, tin học, công nghệ thông tin; dịch vụ khách sạn, bất động sản,… Vì vậy, Singapore vừa là nước đầu tư có tiềm năng cả về vốn và công nghệ, vừa là cầu nối quan trọng kết nối Đà Nẵng với các nhà đầu tư nước ngoài của các nước khác và các tập đoàn xuyên quốc gia.
- Khu vực EU: Mặc dù trong nhiều năm qua, các nước thuộc EU hầu
như chưa quan tâm đầu tư vào Đà Nẵng. Tuy nhiên, trong tương lai, đây là đối tác tiềm năng vì các nhà đầu tư đến từ EU có tiềm lực tài chính mạnh, công nghệ nguồn để thực hiện các dự án công nghệ thông tin, điện tử, công nghệ sinh học, các khu nghỉ mát, khách sạn cao cấp. Trong các nước EU, Đức là nước có tiềm năng đầu tư mạnh nhất đối với Đà Nẵng. Cần tập trung kêu gọi, thu hút các dự án đầu tư vào lĩnh vực viễn thông, khí công nghiệp từ các nhà đầu tư Đức.