MỤC LỤC
Như trên đã nói, FDI luôn gắn liền với chuyển giao công nghệ mới so với công nghệ trong nước, cho nên lao động của nước tiếp nhận đầu tư được đào tạo để sử dụng và quản lý công nghệ, tiếp cận với phương pháp quản lý chất lượng, tổ chức và quản lý công nghệ, biện pháp tiếp thị, tiếp cận với các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. - Đối với các nền kinh tế có quy mô thị trường nhất định, các nhà đầu tư nước ngoài, sau một thời gian hoạt động, có khả năng sẽ kiểm soát thị trường địa phương, như vậy làm suy yếu các doanh nghiệp trong nước, làm cho nền kinh tế của nước nhận đầu tư ngày càng phụ thuộc vào các nhà sản xuất nước ngoài.
Đối với các nền kinh tế đang phát triển, so với năm 2004, danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp nhận FDI lớn nhất vẫn không thay đổi: Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông) đứng đầu, tiếp theo là Singapore, Mexico và Brazil. Xu hướng năm 2005 cũng cho thấy, hình thức M & As được thúc đẩy mạnh mẽ bởi sự giao dịch cũng như thực hiện của các quỹ đầu tư tập thể, đặc biệt ở các nước phát triển, đã thúc đẩy sự gia tăng FDI trong thời gian gần đây.
FDI còn có vai trò làm cho nền kinh tế thành phố thâm nhập vào thị trường quốc tế, các doanh nghiệp địa phương buộc phải thích ứng để tồn tại và phát triển, đồng thời phải có các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên tất cả các mặt liên quan đến sản xuất kinh doanh, như vậy làm cho kinh tế thành phố nói chung năng động hơn, có sức cạnh tranh tốt hơn. Đà Nẵng sẽ phát huy vai trò là đô thị trung tâm của miền Trung, đầu mối giao thông quan trọng và cửa ngừ chớnh ra biển của cỏc tỉnh miền Trung, Tõy Nguyờn và hành lang Đông – Tây; cùng với Khu kinh tế mở Chu Lai, Khu kinh tế Dung Quất, đóng vai trò động lực phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng – an ninh của khu vực và cả nước.
- Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển; nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, tham mưu chính sách, đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp và công nhân kỹ thuật; có chính sách phát triển, sử dụng nhân tài. Để thực hiện được mục tiêu đề ra về tổng nguồn vốn đầu tư phát triển nêu trên, thành phố cần tăng cường huy động nhiều nguồn vốn đầu tư theo nhiều hướng khác nhau; vận động các dự án lớn của các Bộ, Ngành Trung ương đầu tư vào thành phố; tranh thủ nguồn vốn vay dài hạn, trả chậm hàng năm của Nhà nước và các tổ chức tài chính, tín dụng; đẩy mạnh thu hút vốn FDI, vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
Tại văn kiện Đại hội lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam, lần đầu tiên kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được chính thức xác định là một thành phần kinh tế, là bộ phận cấu thành của nền kinh tế nhiều thành phần ở nước ta, được khuyến khích phát triển mạnh và lâu dài, với trọng tâm là hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm. Luật Đầu tư năm 2005 thay thế và thống nhất Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2006 đã tiếp tục khẳng định quan điểm khuyến khích và đối xử bình đẳng đối với FDI; về thể chế, đã cải thiện cơ bản môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư, tạo một sân chơi bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư; đơn giản hoá thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế khi nước ta là thành viên WTO, tăng cường sự quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư, trong đó có FDI.
Đánh giá chung, thu hút FDI của Việt Nam thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng kể, kịp thời bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, nâng cao năng lực xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. FDI còn góp phần tạo việc làm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, doanh nghiệp Việt Nam được khuyến khích từng bước đầu tư ra nước ngoài để mở rộng thị trường.
Nhà nước, Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Bộ… Đối với cấp tỉnh là Giám đốc sở, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện), Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty, Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước, Thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp tỉnh. đ) Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã được quyết định đầu tư các dự án trong phạm vi ngân sách của địa phương mình (bao gồm các khoản bổ sung từ ngân sách cấp trên) có mức vốn đầu tư dưới 03 tỷ đồng (đối với cấp huyện) và dưới 01 tỷ đồng (đối với cấp xã). Về quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nói chung, UBND cấp tỉnh được phân cấp thực hiện những nội dung sau: i) lập, công bố và vận động thực hiện danh mục dự án thu hút đầu tư tại địa phương; ii) tổ chức các nghiệp vụ quản lý hành chính nhà nước đối với đầu tư; iii) thanh tra, kiểm tra các mặt đối với các dự án đầu tư; iv) cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giám sát giải phóng mặt bằng; v) chỉ đạo lập quy hoạch chi tiết xây dựng KCN, KCX. Theo Luật Đầu tư 2005, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn, quy mô đầu tư trong các lĩnh vực xây dựng và kinh doanh hàng không, vận tải hàng không; xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia; thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí và thăm dò, khai thác khoáng sản; phát thanh, truyền hình; kinh doanh casino; sản xuất thuốc lá điếu; thành lập các cơ sở đào tạo đại học;.
Trong những năm qua, các cấp, các ngành của tỉnh không ngừng cải tiến thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư từ khâu tìm hiểu cơ hội đầu tư đến cấp giấy phép, triển khai thực hiện dự án và khi doanh nghiệp đã đi vào hoạt động. UBND tỉnh đã ban hành quyết định về thủ tục, trình tự và thời gian xét duyệt, cấp phép dự án FDI, thời gian giải quyết các thủ tục hành chính có liên quan để triển khai nhanh dự án, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư tại Bình Dương.
Công tác xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức, thường xuyên gặp gỡ và tháo gỡ vướng mắc cho nhà đầu tư, cải tiến lề lối làm việc của cán bộ công chức có liên quan. Tỉnh chú trọng công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người lao động do vậy luôn chủ động cung cấp nguồn lao động có chất lượng làm việc cho các nhà đầu tư.
Một số nhà đầu tư nói rằng, họ rất ấn tượng trước những cố gắng của chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc trong việc giải quyết nhanh nhất thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, mã số thuế, khắc dấu, xây dựng, thủ tục xuất nhập khẩu, hải quan… những ưu đãi về thuế và hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, trong cơ chế áp dụng của Vĩnh Phúc, cũng giống như ở Bình Dương và Đồng Nai, có một số hạn chế trong chính sách, quản lý, thu hút FDI như ban hành chính sách ưu đãi vượt khung quy định chung của Chính phủ, xuất hiện dạng "đầu tư chui", "KCN chui", nhiều dự án do không đánh giá chính xác về thiết bị công nghệ, tác động môi trường nên gây ô nhiễm môi trường trầm trọng; phần lớn là các dự án sử dụng rất nhiều lao động phổ thông nên gây ra nhiều áp lực về vấn đề xã hội trên địa bàn.
Phõn tớch nguyờn nhõn ta cú thể thấy rừ, từ năm 2001, với những cải cách mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam về môi trường đầu tư, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực đã dần phục hồi, các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đẩy mạnh đầu tư ở nước ta nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Trung tâm Xúc tiến đầu tư Đà Nẵng được thành lập và đi vào hoạt động cùng với việc thành phố Đà Nẵng ban hành những chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư thông thoáng, nên hoạt động thu hút vốn FDI tại thành phố đã có những bước chuyển biến tích cực và đạt được kết quả như trên.
Đáng chú ý là chỉ có 4 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư, chưa triển khai, và 9 dự án không triển khai, tạm dừng do vi phạm qui định, pháp luật. Một số dự án triển khai chậm do nhiều nguyên nhân khác nhau về vốn, về mặt bằng chủ yếu là các dự án về du lịch, hay do khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm đối với các dự án sản xuất.
Như vậy, tình hình triển khai dự án FDI của Đà Nẵng là rất khả quan xét cả về tốc độ triển khai, tỷ lệ số dự án triển khai và tỷ lệ vốn thực hiện. Điều đó chứng tỏ môi trường đầu tư và kinh doanh ở Đà Nẵng đã được cải thiện rất đáng kể, và số dự án đầu tư đăng ký có xu hướng tăng.
Thực tế cho thấy, đầu tư FDI vào Đà Nẵng chủ yếu tập trung vào những lĩnh vực có khả năng thu lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh, khai thác thị trường nội địa dễ, các ngành đòi hỏi công nghệ đơn giản như sản xuất chính phẩm; chế biến nông, lâm, thuỷ sản; du lịch, khách sạn, nhà hàng. So với cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư trong phạm vi cả nước, về cơ bản có cùng xu hướng, trong đó hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các hình thức đầu tư, tiếp theo là hình thức liên doanh.
Mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu không cao, bình quân mỗi năm xuất khẩu được 61,80 triệu USD/năm, nhưng trung bình kim ngạch xuất khẩu một dự án tương đối cao đạt 1,48 triệu USD/dự án; không những góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mà còn góp phần thu về một lượng ngoại tệ đáng kể cho ngân sách (bảng 2.7). Nếu phân tích riêng năm 2005 theo ngành nghề (bảng 2.9) ta thấy, năm 2005 các doanh nghiệp FDI đều hoạt động ổn định và có bước phát triển mới, thông qua các chỉ tiêu chủ yếu về doanh thu, giá trị xuất khẩu, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và giải quyết việc làm cho người lao động đều tăng so với năm 2004.
Đến nay, Đà Nẵng đã thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị với 28 tỉnh, thành phố của 12 nước; có 21 quốc gia và vùng lãnh thổ đã được cấp phép đầu tư tại Đà Nẵng, trong đó có một số tập đoàn, công ty lớn có tiềm lực về tài chính và công nghệ của các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản như Công ty như Mabuchi Motor Việt Nam - Đà Nẵng (100% vốn đầu tư Nhật Bản), hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp và xuất, nhập khẩu các loại động cơ nhỏ, chi tiết của động cơ, cấp phép năm 2005 với tổng vốn đầu tư 39,9 triệu USD. Hoạt động của các doanh nghiệp FDI góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi nhanh tư duy kinh tế của các doanh nghiệp Việt Nam, tạo nên áp lực và sức cạnh tranh đáng kể cho các doanh nghiệp trong nước, giúp họ tự điều chỉnh, bổ sung, nâng cao hiệu qủa quản lý kinh doanh, đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, đó là con đường duy nhất để tồn tại.
Vấn đề chuyển giá và hạch toán lỗ của một số doanh nghiệp FDI Đối với một số doanh nghiệp FDI theo hình thức liên doanh, phía đối tác nước ngoài dùng nhiều thủ đoạn nâng cao giá thành sản phẩm thông qua các hoạt động như quảng cáo, mua nguyên vật liệu từ nước ngoài, dẫn đến tình trạng thua lỗ giả và làm giảm tỷ lệ phần vốn góp của phía Việt Nam trong liên doanh (thường chỉ là 30% bằng quyền sử dụng đất). Nguyên nhân đình công tập trung chủ yếu là do các doanh nghiệp FDI này huy động làm thêm giờ quá quy định, nhưng không báo trước, trả lương thấp, chậm trả nợ lương, định mức lao động quá cao, phạt người lao động bằng tiền không thoả đáng; khi tranh chấp xảy ra, thì người lao động thiếu am hiểu pháp luật để có thể tiến hành đấu tranh một cách có phương pháp trên cơ sở những quy định pháp luật hiện hành; tổ chức công đoàn và các đoàn thể khác ở các doanh nghiệp này yếu, có doanh nghiệp không có tổ chức công đoàn, dẫn đến thiếu đại diện và tổ chức hướng dẫn người lao động đấu tranh trong khuôn khổ luật pháp.
Cơ cấu phân bổ và sử dụng vốn FDI còn những bất hợp lý, chủ yếu tập trung ở ngành công nghiệp, xây dựng trong khi các dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ chưa cao, chỉ chiếm 24,4% về số dự án và 34,7% về vốn đầu tư, chưa phù hợp với định hướng phát triển của thành phố là lĩnh vực dịch vụ phải chiếm 50,1% trong cơ cấu GDP thành phố vào năm 2010 và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế sau năm 2010 theo cơ cấu dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Ngoài những nguyên nhân khách quan như điều kiện tự nhiên, thị trường nhỏ hẹp, sức mua yếu, chi phí vận chuyển bằng đường hàng hải cao, thời gian vận chuyển dài, số chuyến tàu biển trực tiếp đi từ Cảng Đà Nẵng đến các cảng quốc tế ít; nguồn nguyên liệu và các ngành công nghiệp phụ trợ còn thiếu và yếu, chất lượng kém,…còn có một số nguyên nhân chủ quan liên quan đến các biện pháp chính sách thu hút và quản lý FDI của Đà Nẵng.
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP THU HÚT VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA ĐÀ NẴNG. Việc làm tốt quy hoạch đã giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài nhanh chóng xác định địa điểm và ngành nghề đầu tư, giảm chi phí chuẩn bị đầu tư và họ cũng tin tưởng hơn vào môi trường đầu tư của thành phố.
Việc làm tốt quy hoạch đã giúp cho các nhà đầu tư nước ngoài nhanh chóng xác định địa điểm và ngành nghề đầu tư, giảm chi phí chuẩn bị đầu tư và họ cũng tin tưởng hơn vào môi trường đầu tư của thành phố. Có thể nói, thực hiện quy hoạch là thành công lớn nhất của Đà Nẵng trong thời gian qua. không có giết người để cướp của). Ở Đà Nẵng, công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động các doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố đều phải có ý kiến đồng ý của Chủ tịch UBND thành phố thì mới được thực hiện, thời gian thanh tra có hạn, có kết quả báo cáo và nhất là không có nhiều cơ quan tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp trong cùng một thời gian.
Ngoài ra, các dự án đầu tư ở một số khu vực mang tính đặc thù, vị trí nhạy cảm và có khả năng sinh lợi cao, thì chính quyền thành phố sẽ trực tiếp đàm phán với nhà đầu tư về giá thuê đất, phương thức thanh toán đối với từng dự án cụ thể, đảm bảo linh hoạt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Thực hiện miễn tiền thuê đất trong suốt thời gian xây dựng cơ bản, trường hợp dự án có nhiều hạng mục công trình đầu tư độc lập thì thời gian xây dựng được tính riêng cho từng hạng mục hoặc giai đoạn xây dựng độc lập đó, hoặc cho hạng mục có tỷ trọng vốn đầu tư cao nhất (trong trường hợp không thể tính riêng được).
Trong trường hợp do ngân sách thành phố khó khăn chưa kịp đầu tư, thì nhà đầu tư bỏ vốn ra đầu tư xây dựng, chính quyền thành phố sẽ hoàn trả lại toàn bộ chi phí này hoặc khấu trừ vào tiền thuê đất mà nhà đầu tư phải nộp. Đối với các dự án đầu tư vào các KCN thì cơ quan đầu mối xử lý các thủ tục hành chính liên quan cấp giấy phép đầu tư là Ban Quản lý các KCN và chế xuất Đà Nẵng; được thực hiện theo quy trình một cửa, giải quyết nhanh gọn các dự án đăng ký đầu tư, làm thủ tục cấp phép xuất nhập khẩu, máy móc thiết bị sản xuất, cấp phép lao động cho người nước ngoài, hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp.
Năm 2006, UBND thành phố đã quyết định nâng cấp Trung tâm Xúc tiến đầu tư trực thuộc UBND thành phố, là đơn vị ngang sở, nhằm khẳng định hơn nữa vai trò “một cửa” của Trung tâm Xúc tiến đầu tư trong mọi hoạt động xúc tiến đầu tư của thành phố. Trung tâm Xúc tiến đầu tư đã tích cực tổ chức các hoạt động quảng bá, giới thiệu hình ảnh Đà Nẵng với các nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức các hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước, xây dựng các dự án cơ hội để các nhà đầu tư tham khảo, nghiên cứu thị trường để vận động, kêu gọi đầu tư.
Trung tâm Xúc tiến đầu tư thực hiện công tác xúc tiến đầu tư, xem xét và trình UBND thành phố quyết định cấp phép các dự án đầu tư ngoài KCN. Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chức năng tham mưu về công tác quản lý nhà nước tất cả các dự án FDI trên địa bàn cho UBND thành phố.
Tuy được đánh giá cao về tính minh bạch và tiếp cận thông tin nhưng Đà Nẵng còn tồn tại một số hạn chế về tính minh bạch trong các biện pháp chớnh sỏch thu hỳt FDI như giỏ cho thuờ đất chưa rừ ràng, chưa quy định chi tiết giá thuê đất cho từng vị trí, khung giá thuê đất rộng, thường xuyên thay đổi, nên cơ quan xúc tiến đầu tư không chủ động được trong việc cung cấp thông tin cho nhà đầu tư trong quá trình khảo sát địa điểm. Ngoài ra, cho đến nay, Đà Nẵng vẫn chưa có một chiến lược tổng quát về thu hút FDI, vì vậy, Đà Nẵng chưa thể tuyên bố về các chính sách thu hút FDI trong tương lai của thành phố với nhà đầu tư, và cũng không thể xây dựng lộ trình triển khai các cam kết thực hiện các chính sách thu hút FDI; làm cho các nhà đầu tư rất khó có thể dự đoán trước được sự thay đổi các biện pháp chính sách thu hút và quản lý FDI để ra các quyết định dài hạn của họ.
Thứ hai, tiếp tục khuyến khích FDI vào các KCN tập trung, khu du lịch mà thành phố chưa có điều kiện khai thác; tạo bước đột phá trong thu hút FDI vào lĩnh vực dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch, khách sạn, khu nghỉ mát cao cấp, căn hộ, văn phòng cho thuê, dịch vụ thương mại và các dịch vụ mang tính hỗ trợ phục vụ cho nhà đầu tư nước ngoài như giáo dục, y tế, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm theo tiêu chuẩn quốc tế. Thứ tư, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài từ tất cả các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào thành phố, nhất là các nhà đầu tư, các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia có tiềm năng lớn về tài chính, nắm công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển, đặc biệt là Nhật Bản, EU, Mỹ; mở rộng hợp tác quốc tế, chủ động tiếp cận các nhà đầu tư lớn; tiếp tục thu hút các nhà đầu tư lớn trong khu vực Châu Á, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và người Việt Nam ở nước ngoài về nước đầu tư.
Cũng như các nước trong vùng Đông Bắc Á, nhờ có những điểm tương đồng về phong tục, tập quán, truyền thống, văn hoá, xã hội, bên cạnh đó là sự thuận lợi về giao thông; quan hệ đối ngoại, thương mại và hợp tác đầu tư giữa 2 nước ngày càng phát triển, nên Hàn Quốc sẽ là nước được Đà Nẵng coi là chủ đầu tư chiến lược trong thu hút vốn FDI thời gian tới. Những lĩnh vực mà Đà Nẵng ưu tiên kêu gọi, thu hút đầu tư cũng đều là những ngành mà Singapore có thế mạnh như công nghiệp điện tử, tin học, công nghệ thông tin; dịch vụ khách sạn, bất động sản,… Vì vậy, Singapore vừa là nước đầu tư có tiềm năng cả về vốn và công nghệ, vừa là cầu nối quan trọng kết nối Đà Nẵng với các nhà đầu tư nước ngoài của các nước khác và các tập đoàn xuyên quốc gia.
Để xây dựng chiến lược có chất lượng, sát với tình hình thực tế, cần chú trọng công tác dự báo, cập nhật thông tin thị trường trong nước và quốc tế, tăng tính mở, tính linh hoạt trong các phương án để thích ứng được với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường và xu hướng vận động của các luồng vốn FDI trên phạm vi toàn cầu. Trên cơ sở chiến lược, phải xây dựng được quy hoạch và các chương trình, kế hoạch đồng bộ, ăn khớp, cụ thể hóa cho từng giai đoạn, trong đó xác định rừ những ngành, lĩnh vực, địa bàn trọng điểm cần tập trung khuyến khớch thu hút FDI và hệ thống giải pháp phù hợp, nhằm tạo ra bước chuyển mạnh mẽ trong nhận thức và hành động cụ thể của tất cả các ngành, các cấp, tạo ra sức bật mới trong thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI.
Một mặt đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn đối với đội ngũ hiện có, mặt khác mời các công ty tư vấn giỏi trong nước và nước ngoài cùng tham gia thực hiện công tác quy hoạch thành phố, đặc biệt đối với các khu trung tâm, các điểm nhấn kiến trúc và các công trình mang tầm vóc, quy mô lớn. Một mặt, thành phố quy định giá thuê đất ở mức hợp lý để giảm chi phí đầu vào của nhà đầu tư, mặt khác nhà đầu tư cũng phải trả trước tiền thuê đất để thành phố lo đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng đến chân bờ rào dự án, đồng thời, phải chấp nhận đóng một khoản tiền đặt cọc nhất định tuỳ theo quy mô dự án.
- Chủ tịch UBND thành phố là người duy nhất trong việc quyết định chủ trương đầu tư, trực tiếp tiếp kiến và đàm phán với nhà đầu tư nước ngoài, như vậy sẽ rút ngắn được rất nhiều thời gian cho nhà đầu tư, đồng thời tăng cường trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu chính quyền địa phương. Sau khi nhà đầu tư được cấp giấy phép và nhận được thông báo của Trung tâm Xúc tiến đầu tư, các cơ quan và địa phương liên quan như: Trung tâm Kỹ thuật đo đạc địa chính (Sở Tài nguyên và Môi trường), Viện Quy hoạch xây dựng (Sở Xây dựng), Ban Giải toả đền bù các dự án đầu tư và xây dựng (Văn phòng UBND thành phố).
Xây dựng các khu công nghiệp tập trung và giải quyết vấn đề. - Tiếp tục hoàn thiện các quy định về quản lý nhà nước đối với các KCN. i) Tiếp tục thực hiện cơ chế “một cửa”. ii) Tin học hoá các hoạt động quản lý nhà nước trong các KCN, cập nhập thông tin kịp thời cung cấp cho các nhà đầu tư, tiếp nhận, xử lý và phản hồi những thông tin nhà đầu tư quan tâm. iii) Tiến hành đào tạo lại, nâng cao cả trình độ năng lực lẫn phẩm chất cho cán bộ làm việc tại Ban Quản lý các KCN và chế xuất, đáp ứng tốt yêu cầu của nhà đầu tư.
- Tiếp tục hoàn thiện các quy định về quản lý nhà nước đối với các KCN. i) Tiếp tục thực hiện cơ chế “một cửa”. ii) Tin học hoá các hoạt động quản lý nhà nước trong các KCN, cập nhập thông tin kịp thời cung cấp cho các nhà đầu tư, tiếp nhận, xử lý và phản hồi những thông tin nhà đầu tư quan tâm. iii) Tiến hành đào tạo lại, nâng cao cả trình độ năng lực lẫn phẩm chất cho cán bộ làm việc tại Ban Quản lý các KCN và chế xuất, đáp ứng tốt yêu cầu của nhà đầu tư. Chẳng hạn về du lịch, Đà Nẵng có lợi thế là nằm giữa vùng có các di sản văn hoá thế giới là Hội An, Mỹ Sơn, Huế; có bãi biển được tạp chí Forbes của Hoa Kỳ bầu chọn là một trong 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh với hàng loạt bãi tắm sạch đẹp như Non Nước, Bắc Mỹ An, Mỹ Khê; khu vực bán đảo Sơn Trà đặc biệt thích hợp cho du lịch lặn; có Cảng biển nước sâu Tiên Sa công suất 5 triệu tấn/năm, đón được các tàu du lịch biển loại lớn; có sân bay quốc tế duy nhất ở miền Trung Việt Nam; là điểm cuối hành lang kinh tế Đông -.
Thêm vào đó, cũng cần chú trọng việc thiết lập, duy trì mối quan hệ với các tổ chức xây dựng năng lực về xúc tiến đầu tư như MIGA (Cơ quan Đảm bảo đầu tư đa biên), UNESCAP (Uỷ ban Kinh tế và Xã hội Châu Á-Thái Bình Dương của Liên Hiệp Quốc), Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) để học hỏi kinh nghiệm cũng như tranh thủ nguồn tài trợ cho việc tổ chức các hội nghị kêu gọi đầu tư ở nước ngoài, đào tạo, nâng cao năng lực xúc tiến đầu tư. Nghiên cứu cải tạo và xây dựng mới một số cầu qua Sông Hàn, trong đó đặc biệt chú trọng tập trung nguồn lực kể cả trong và ngoài nước xây dựng Cảng biển Liên Chiểu thành cảng trung chuyển hàng hoá quốc tế, cùng với Cảng Tiên Sa phục vụ tốt nhu cầu vận chuyển hàng hoỏ cho cỏc nhà đầu tư, làm cảng cửa ngừ phục vụ phỏt triển vựng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Thành phố cần nghiên cứu hình thành Quỹ Đào tạo nghề chung cho công tác đào tạo lao động cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong KCN nhằm giảm bớt chi phí đào tạo của doanh nghiệp, đồng thời góp phần hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề ở thành phố. Thực hiện tốt chính sách thu hút nhân tài và cán bộ có trình độ cao trên các lĩnh vực, như quản lý sản xuất, kinh doanh, khoa học và công nghệ; tiếp tục thực hiện tốt chủ trương tuyển dụng, bố trí sinh viên khá, giỏi vào làm việc trong các cơ quan Nhà nước; chú trọng Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn nhằm chuẩn bị tốt nguồn nhân lực cho thành phố trong tương lai.
- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư, chọn lựa những cán bộ trẻ, khỏe, thực sự năng động, sáng tạo, tâm huyết, đồng thời nghiên cứu có chính sách hỗ trợ kinh phí phụ cấp ngoài lương cho đội ngũ này yên tâm công tác lâu dài, ổn định. - Xõy dựng hệ thống thụng tin quản lý, cơ sở dữ liệu để theo dừi tỡnh hỡnh đầu tư nước ngoài, thường xuyên cập nhật nhằm phục vụ đắc lực cho công tác quản lý, hoạch định chính sách và cho nhà đầu tư tham khảo khi cần thiết.
Thiết lập đội ngũ cộng tác viên với Trung tâm Xúc tiến đầu tư cả trong nước và nước ngoài nhằm hỗ trợ cho các hoạt động Trung tâm, nhất là trong việc viết dự án cơ hội, nghiên cứu thị trường, cung cấp thông tin. Ngoài ra, Đà Nẵng cần đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư trong nước, kêu gọi một số tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp mạnh trong nước đến đầu tư, sản xuất kinh doanh tại Đà Nẵng nhằm góp phần tạo nên thị trường hàng hoá đa dạng, phong phú, chất lượng cao; tạo lập môi trường làm ăn sôi động đủ sức hấp dẫn, lôi kéo các nhà đầu tư nước ngoài đến Đà Nẵng.
Thực tế cho thấy, thành tích về số vốn đầu tư, số lượng dự án tất nhiên là quan trọng, nhưng nhìn trên toàn cục, việc “thông” giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa trong nền kinh tế mới quan trọng hơn cả. Khi doanh nghiệp nước ngoài tiêu thụ các sản phẩm sẵn có trong nước, thay vì nhập khẩu sẽ dẫn đến tăng thu nhập và lợi nhuận cho công ty nội địa, mang lại lợi ích cho nền kinh tế quốc dân.
Thứ hai, đề nghị Chính phủ ưu tiên bố trí các nguồn vốn và sớm triển khai đầu tư các công trình trọng điểm có tác động đến sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung như: đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và đường sắt hai chiều Đà Nẵng - Quảng Ngãi; dự án Cảng biển Liên Chiểu, ga hàng không quốc tế Đà Nẵng; xây dựng Làng Đại học Đà Nẵng trở thành một trong ba trung tâm đại học của cả nước, xây dựng Khu liên hợp thể thao theo. Hiện nay, có rất nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan đến hoạt động đầu tư của Việt Nam cũng như các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên mà các nhà đầu tư cũng như các cơ quan làm công tác đầu tư chưa có điều kiện để nghiên cứu, do đó các Bộ, ngành có liên quan cần có các văn bản hướng dẫn các điều kiện mà pháp luật Việt Nam đã có qui định và các điều kiện đã qui định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên đối với các dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.