Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 27 - 30)

- Những khó khăn từ môi trường pháp lý

Luật các Tổ chức tín dụng ban hành theo sắc lệnh 01/L/CTN, ngày 28/12/1997 của Chủ tịch nước, sau khi Quốc hội thông qua số 02/1997/QH10, tháng 12/1997 đã tạo ra hành lang pháp lý cơ bản để NHTM tham gia thị trường, luật đã quy định khá đầy đủ, rõ ràng về hoạt động của ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng nói riêng có cơ sở pháp lý căn bản để thực hiện kinh doanh, phát triển. Tuy nhiên, các văn bản hướng dẫn dưới luật về cho thuê thì vẫn còn thiếu. Do vậy, hoạt động của công ty hiện nay đang được thực hiện theo Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001 của Chính phủ, Thông tư 08/TT của Thống đốc NHNN đã ban hành các văn bản về giao dịch đăng k?ý có đảm bảo, xử lý vấn đề XNK, vấn đề lưu thông phương tiện thuê với giấy đăng ký bản sao,…Tuy nhiên, còn tồn tại nhiều quy định chưa phù hợp và còn những vướng mắc cần được tháo gỡ, thể hiện ở một số điểm cơ bản sau:

* Việc đăng ký tài sản cho thuê tài chính tại trung tâm đăng ký giao dịch vẫn đảm bảo nhưng chưa có thông tư hướng dẫn của Bộ Tư pháp về cách thực hiện mặc dù Nghị định của Chính phủ đã được gần 5 tháng. Đến nay, mặc dù trung tâm đã được thành lập nhưng chức năng, nhiệm vụ, quy chế đăng ký chưa được công bố. Hiện nay các công ty CTTC vẫn phân vân không biết đăng ký tài sản CTTC của mình như thế nào

* Quy định về tài sản thuê: trong Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 2/5/2001, khoản 3, Điều 7 quy định: "Tài sản cho thuê là máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác". Như vậy, theo nội của điều khoản này, tài sản cho thuê chỉ có thể là động sản, điều này hạn chế mặt hàng của các công ty cho thuê tài chính bởi vì bên thuê có thể cần bất động sản như văn phòng, đất đai, nhà xưởng nhằm phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh của họ.

* Đối với các tài sản thuê là phương tiện giao thông vận tải, bên thuê chỉ được giữ bản sao chứng nhận đăng ký có công chứng đến nay chưa có một hướng dẫn nào hoặc quy định cụ thể nào từ phía các cơ quan công chứng, cảnh sát giao thông…

* Về khấu trừ thuế VAT: Đối với các thiết bị CTTC có VAT đầu vào, bên thuê phải khấu trừ dần trong suốt thời gian thuê. Như vậy, có thể coi rằng họ thuê luôn cả thuế VAT, trong khi nếu vay vốn ngân hàng để mua thiết bị họ sẽ được khấu trừ VAT ngay một lần. Đây cũng chính là một hạn chế của CTTC.

* Về quy định khấu hao đối với tài sản CTTC: Tại văn bản số 166/1999/QĐ-BTC về ban hành chế độ quản lý và tính khấu hao tài sản CTTC cũng phải tuân theo tỷ lệ trích như các tài sản cố định thông thường khác, như vậy sẽ làm giảm đi lợi ích của cho thuê tài chính trong việc khuyến khích doanh nghiệp khấu hao nhanh thiết bị đổi mới công nghệ. Đây là khó khăn của doanh nghiệp vì theo quy định này ngẫu nhiên doanh nghiệp bị đánh đồng giữa hai loại tài sản là tài sản đi thuê và tài sản của mình. Do đó, không phát huy được lợi thế phát triển cho các doanh nghiệp sử dụng hình thức thuê tài chính.

* Việc cấp giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp cho công ty cho thuê tài chính: Tài sản cho thuê có thể mua trong nước cũng có thể nhập khẩu từ nước ngoài. Trong thời gian hoạt động thực tiễn vừa qua, các công ty cho thuê tài chính do chưa quen đã gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp máy móc thiết bị cho thuê. Nhưng cho đến nay chưa một công ty cho thuê tài chính nào ở Việt Nam được Bộ Thương Mại cấp giấy phép cho xuất khẩu trực tiếp. Do vậy, việc nhập khẩu máy móc thiết bị từ nước ngoài của các công ty cho thuê đều phải thông qua uỷ thác nhập khẩu hoặc mua lại của các đơn vị được phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp. Điều này một mặt đã làm tăng chi phí cho bên thuê khi đi thuê tài chính vì tất cả mọi chi phí liên quan đến tài sản thuê do bên thuê chịu, mặt khác cũng khiến cho các công ty cho thuê bị rơi vào thế bị động, phụ thuộc.

* Theo quy định của Việt Nam hiện nay các công ty CTTC của nước ta vẫn chưa được phép hoạt động ngoại hối như vay vốn bằng ngoại tệ, cho thuê bằng ngoại tệ … trong khi nếu được phép thì các công ty này sẽ đa dạng hoá được nguồn vốn. Mở rộng nghiệp vụ cho thuê đáp ứng được nhu cầu ngày một phong phú của khách hàng.

- Những khó khăn khác

* Nghiệp vụ cho thuê tài chính còn mới mẻ ngay cả đối với người bán chứ chưa kể đến người tiêu dùng. Do vậy nó chưa được xã hội chấp nhận rộng rãi; Tại hội nghị khách hàng do công ty tổ chức năm 2000 với câu hỏi: "Doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn gì khi đi thuê tài sản?" rất nhiều doanh nghiệp đã trả

lời rằng họ thiếu thông tin về phương thức tài trợ này. Bên cạnh đó đối tượng phục vụ của cho thuê tài chính chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân, các công ty TNHH và người thuê vẫn coi phương thức tài trợ thuê tài chính là phương thức cuối cùng trong việc lựa chọn nguồn tài trợ kinh doanh, chưa hiểu biết được lợi ích mà đi thuê tài sản mang lại nên còn e ngại khi tiếp xúc với nó.

* Mặt khác, công ty cho thuê tài chính bắt đầu hoạt động trong thời kỳ nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tiền tệ trong khu vực ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế giảm sút so với vài năm trước, hoạt động của một số doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, năng lực tài chính yếu kém, sức cạnh tranh thấp xảy ra nhiều vụ đổ vỡ doanh nghiệp. Việc đổi mới cơ chế quản lý của các loại hình doanh nghiệp còn nhiều lúng túng, phương thức sản xuất kinh doanh chưa ổn định, sức mua cũng bị giảm làm cho hàng hoá sản xuất ra cũng bị tồn đọng lớn, vốn lưu chuyển chậm. Do vậy nhiều dự án đầu tư của các doanh nghiệp tạm thời bị dừng lại.

* Khả năng kinh doanh, trình độ quản lý, hạch toán kế toán của hầu hết các doanh nghiệp mà Công ty đã có dịp tiếp xúc còn yếu dẫn đến tình trạng kinh doanh kém hiệu quả. Chính vì thế để tìm được các dự án có triển vọng để tài trợ là rất khó, nhiều khi buộc Công ty phải hoạt động dàn trải, quy mô hợp đồng nhỏ để đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi. Sự hoạt động kém hiệu quả của các doanh nghiệp đi thuê cũng ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của Công ty. Mặt khác, khi các doanh nghiệp đi thuê kinh doanh kém hiệu quả làm cho Công ty luôn phải tăng cường giám sát việc sử dụng tài sản của họ, do đó làm tăng chi phí quản lý, giảm lợi nhuận của Công ty.

* Việc thẩm định các dự án xin thuê của Công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Để thẩm định tài chính dự án, Công ty chủ yếu dựa vào hai luồng thông tin là luồng thông tin do chính bản thân doanh nghiệp xin thuê cung cấp và luồng thông tin từ bên ngoài doanh nghiệp cung cấp. Đối với các luồng thông tin do doanh nghiệp cung cấp, hầu hết các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay chưa thực hiện hạch toán kế toán theo đúng quy định của Nhà nước, chủ yếu ghi chép dạng "sổ chợ", các báo cáo tài chính nộp cho cơ quan thuế đều có sai phạm nhằm mục đích trốn thuế. Còn các doanh nghiệp quốc doanh tuy có thực hiện hạch toán kế toán theo đúng quy định của Nhà nước nhưng nội dung sai ra sao thì không có cơ quan nào kiểm tra ngoại trừ cơ quan thuế. Đối với luồng thông tin bên ngoài doanh nghiệp, hiện nay Công ty chủ yếu khai thác từ Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC) và từ Ngân hàng Công thương Việt Nam. Hiện nay Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước hoạt động chưa hiệu quả, các thông tin từ nguồn này thường không kịp và chưa đầy

đủ, chỉ có thông tin về số dư nợ của doanh nghiệp tại các tổ chức tín dụng còn tình hình trả nợ như thế nào thì không có. Thông tin do Ngân hàng Công thương Việt Nam cung cấp chỉ có hiệu quả trong trường hợp doanh nghiệp đó đã hoặc đang là khách hàng của Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Bên cạnh những nguyên nhân trên còn tồn tại một số nguyên nhân tồn tại ngay trong bản thân Công ty

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w