Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các tỉnh vùng Đông Nam bộ trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa
Trang 1MỤC LỤC
Phần mở đầu 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 1.1 Lý luận cơ bản về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực 9
1.1.1 Quan niệm về nguồn nhân lực 9
1.1.2 Vai trò của nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH 21
1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực 24
1.2.1 Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quy mô nguồn nhân lực 24
1.2.2 Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực 27
1.3 Lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả giáo dục, đào tạo và dạy nghề 34
1.3.1 Lý thuyết tăng trưởng nội sinh 34
1.3.2 Lợi tức từ đầu tư vào giáo dục 35
1.3.3 Lợi tức phi tiền tệ từ đầu tư vào giáo dục 36
1.3.4 Giáo dục và vấn đề ngoại ứng 36
1.4 Yêu cầu khách quan nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Miền Đông Nam bộ trong quá trình CNH, HĐH 37
1.5 Kinh nghiệm các nước về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 40
Chương 2 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC VÙNG ĐÔNG NAM BỘ TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 44
2.1 Đặc điểm tự nhiên, KT - XH có ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực vùng ĐNB Error! Bookmark not defined. 2.1.1 Đặc điểm về tự nhiên 44
2.1.2 Về đặc điểm KT - XH 46
2.2 Mức độ đáp ứng yêu cầu của nguồn nhân lực trong CNH, HĐH của Vùng ĐNB 51
2.2.1 Khả năng đáp ứng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 51
2.2.2 Khả năng cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao 58
2.3 Nhận dạng lợi thế nguồn nhân lực của Vùng ĐNB 59
2.3.1 Về đội ngũ khoa học - kỹ thuật 59
Trang 22.3.2 Đội ngũ doanh nhân 61
2.3.3 Khả năng thu hút nguồn nhân lực 62
2.4 Đánh giá nguồn nhân lực 63
2.4.1 Về số lượng nguồn lao động 63
2.4.2 Mô hình phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả giáo dục, đào tạo và dạy nghề Vùng ĐNB 68
2.4.3 Phân tích thực hiện chính sách cung cấp dịch vụ y tế trên địa bàn Đông Nam Bộ 81
2.4.4 Giáo dục - đào tạo và trình độ chuyên môn nguồn nhân lực 91
2.4.5 Vấn đề nghèo đói và phát triển con người 93
2.5 Những vấn đề đặt ra trong phát triển nguồn nhân lực ở Vùng Đông Nam bộ 101
Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT NGUỒN NHÂN LỰC TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CNH, HĐH Ở CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ĐẾN NĂM 2020 108
3.1 Những yêu cầu và định hướng phát triển nguồn nhân lực trong hội nhập ở Vùng ĐNB 108
3.1.1 Quan điểm phát triển nguồn nhân lực 108
3.1.2 Nội dung định hướng phát triển nguồn nhân lực ở Vùng ĐNB 110
3.1.3 Dự báo xu hướng biến đổi và nhu cầu sử dụng của nguồn nhân lực Vùng ĐNB 114
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Vùng ĐNB trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập 122
3.2.1 Nhóm giải pháp tạo môi trường, điều kiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 123
3.2.2 Nhóm giải pháp củng cố, phát huy các cấu thành của chất lượng nguồn nhân lực 137
Phần kết luận 151
Tài liệu tham khảo 153
Trang 3DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ
Bảng 2.1: Dân số chia theo vùng 46
Bảng 2.2: Mật độ dân số Vùng ĐNB 47
Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế Vùng ĐNB 51
Bảng 2.4: Dân số từ 15 tuổi trở lên làm công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng qua chia theo ngành Vùng ĐNB 52
Bảng 2.5: Tỷ lệ dân số thành thị phân theo vùng 55
Bảng 2.6: Cơ cấu lao động của TP.HCM 57
Bảng 2.7: Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế 63
Bảng 2.9: Biến số và giải thích (mặt cầu giáo dục) 70
Bảng 2.10: Mô tả biến số của mô hình giáo dục 70
Bảng 2.11: Hệ số tương quan giữa giáo dục và bất bình đẳng đất đai 72
Bảng 2.12: Hệ số tương quan giữa giáo dục và bất bình đẳng đất đai 73
Bảng 2.13 Hệ số tương quan giữa giáo dục và bất bình đẳng đất đai 73
Bảng 2.14: Giáo dục và nghèo cả nước 74
Bảng 2.15: Giáo dục và nghèo Đông Nam Bộ 75
Bảng 2.16: Thống kê mô tả 75
Bảng 2.18: Tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật theo khu vực (%) 92
Bảng 2.19: Tỷ lệ hộ nghèo phân theo ngành chính của nhóm từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong 12 tháng qua (%), 2008 94
Bảng 2.20: Tỷ lệ hộ nghèo phân theo nghề chính của nhóm từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong 12 tháng qua (%), 2008 94
Bảng 2.21: Trình hộ học vấn và nghèo đói, 2008 95
Bảng 2.22: Trình độ học vấn cao nhất của thành viên năm 2008 96
Bảng 2.23: Quy mô hộ trung bình năm 2008 97
Bảng 2.24: Số con dưới 15 tuổi trung bình của một hộ gia đình, 2008 97
Bảng 2.25: Nhà cửa của hộ theo vùng, 2008 98
Bảng 2.26 Nhà cửa của hộ theo thành thị - nông thôn, dân tộc, 2008 98
Bảng 2.27: Tài sản của hộ theo vùng năm 2008 99
Bảng 2.28: Chỉ số phát triển con người HDI Vùng ĐNB 100
Bảng 3.1: Cơ cấu sử dụng lao động và năng suất lao động vùng ĐNB 111
Đồ thị 3.1: Dự báo tỷ trọng các ngành nghề có nhu cầu thu hút lao động trong các doanh nghiệp tại Vùng ĐNB (Đơn vị tính: %) 118
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GTSXCN: Giá trị sản xuất công nghiệp
KCX, KCN: Khu chế xuất, Khu công nghiệp
TNCs: Các công ty xuyên quốc gia
CSBVSK Cơ sở bảo vệ sức khỏe
MLYTCS Mạng lưới y tế cơ sở
CSYTCB Chăm sóc sức khỏe cơ bản
CSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản
CSSKBĐ Chăm sóc sức khỏe ban đầu
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình CNH, HĐH hiện nay ở Việt Nam, vị trí và đặc điểmcủa các nguồn lực đang được đánh giá và nhìn nhận lại, trong đó con ngườiđược coi là nguồn lực nội tại, cơ bản, quyết định thành công của công cuộcphát triển KT - XH Đại hội lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: “Đáp ứng
yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá” Có thể thấy rằng, quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam được
thực hiện trên cơ sở bảo đảm sự kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế vớitiến bộ xã hội theo hướng phát triển bền vững trong đó nhân tố con người làtrung tâm Trong tiến trình đó, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đang là những yêucầu hết sức cấp bách, đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực phải có những thayđổi mang tính đột phá
Trong nền kinh tế hiện đại, nguồn nhân lực đã trở thành động lực tăngnăng suất lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ củadoanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế, đây chính là yếu tố quyết định tăngtrưởng kinh tế nhanh và bền vững Bởi vì, chỉ có nguồn nhân lực mới có khảnăng tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới, côngnghệ cao, sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác (vốn, khoa học - công nghệ,tài nguyên thiên nhiên) trở thành động lực trong quá trình CNH, HĐH và hộinhập kinh tế quốc tế Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trìnhphát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một chiến lược quantrọng trong quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện nay, khi chuyển sang nền kinh
tế phát triển theo chiều sâu dựa chủ yếu vào tri thức, chúng ta càng nhận thức
rõ hơn về vai trò quyết định của nguồn nhân lực trong phát triển, đặc biệt lànguồn nhân lực chất lượng cao Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế gần đây đãcho thấy rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và ở mức cao phảidựa trên ít nhất 3 trụ cột cơ bản: “áp dụng công nghệ mới, phát triển hạ tầng
cơ sở hiện đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực” Trong đó, nguồnnhân lực là yếu tố quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững Trong
Trang 6một nền kinh tế toàn cầu, đầy biến động và cạnh tranh quyết liệt, ưu thế cạnhtranh sẽ nghiêng về các quốc gia có nguồn nhân lực chất lượng cao, môitrường pháp lý thuận lợi cho đầu tư và xã hội ổn định Một số nước ở khu vựcchâu Á đang điều chỉnh chiến lược cạnh tranh trong tương lai - khi phát triểnnền kinh tế tri thức, đã xác định phát triển nguồn nhân lực là yếu tố cạnh tranh
cơ bản nhất
Tầm quan trọng của nguồn nhân lực không chỉ dừng lại ở nhận thức lýthuyết, ở tư duy của các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách, mà điềunày được khẳng định trong quá trình đổi mới ở Việt Nam Khi chuyển sang cơchế thị trường, Đảng ta đã khẳng định: “con người vừa là mục tiêu, vừa làđộng lực của sự phát triển”, đồng thời Nhà nước đã có nhiều chính sách pháthuy mọi nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực, đã góp phần duy trì tốc độ tăngtrưởng kinh tế Việt Nam ở mức cao và ổn định Trong quá trình phát triển, tạo
ra lợi thế cạnh tranh về nguồn nhân lực sẽ là nguồn nội lực, là yếu tố nội sinh
và động lực to lớn để phát triển đất nước, đảm bảo đi tắt đón đầu, sớm đưanước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển Trong điều kiện ngày nay, trí tuệcon người giữ vai trò quyết định sức mạnh của mỗi quốc gia, nó là tài nguyêncủa mọi tài nguyên Nguồn nhân lực nếu được khai thác hiệu quả trong thời
kỳ CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế sẽ là giải pháp đột phá nhằm thựchiện thắng lợi mục tiêu phát triển KT - XH trong tương lai
Công cuộc đổi mới ở nước ta đã làm thay đổi cơ bản KT - XH, các địaphương thuộc miền Đông Nam bộ cũng nằm trong xu thế vận động phát triển
đó Miền Đông Nam bộ gồm 6 tỉnh, thành: Bình Phước, Bình Dương, ĐồngNai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh, đây là vùngkinh tế phát triển năng động nhất của các tỉnh phía Nam và cả nước VùngĐNB nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - đầu tàu trong phát triểncủa cả nước; là vùng duy nhất hội đủ các điều kiện và lợi thế để phát triểncông nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập; đặcbiệt phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, tin học, côngnghiệp dầu khí và sản phẩm hóa dầu; phát triển dịch vụ cao cấp, dịch vụ dulịch, dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng và triểnkhai khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao,… pháttriển các ngành kinh tế hiện đại
Trang 7Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu,nhiều cơ hội mở ra thì song song đó cũng phải đối mặt với thách thức, nguy
cơ Trong đó, nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo hướng nâng cao sức mạnh cạnh tranh cũng là thách thức lớn Phát triểnVùng ĐNB đến 10, 20 năm nữa chắc chắn sẽ có thay đổi lớn như dân số pháttriển, hạ tầng kinh tế kỹ thuật mở rộng, hình thành và phát triển các cụm kinh
tế kỹ thuật và khoa học công nghệ… tạo ra nhiều cơ hội mới cho các nhà đầu
tư trong và ngoài nước Do đó, Vùng ĐNB rất cần nguồn nhân lực chất lượngcao để đáp ứng yêu cầu này
Mặt khác, hiện nay nguồn nhân lực của Vùng ĐNB chưa được chuẩn bịtương xứng với yêu cầu CNH, HĐH Ngành giáo dục chưa chủ động gắn kếtquy hoạch phát triển giữa các địa phương trong vùng; chưa dự báo được yêucầu nhân lực cho từng ngành kinh tế trong chiến lược phát triển KT - XH của
cả Vùng trong dài hạn
Tình trạng này cần phải khắc phục nhanh, vì nếu không nó sẽ khôngphát huy được tiềm năng to lớn và triển vọng tăng trưởng cao từ chất lượngnguồn nhân lực của Vùng Điều đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu KT
- XH của Vùng ĐNB trong giai đoạn tới Các quyết sách cho những vấn đềcòn tồn tại cần đặt trong một chỉnh thể chiến lược dài hơi hơn là những giảipháp rời rạc, tình huống Chính vì thế, nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài
“Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các tỉnh vùng Đông Nam bộ
trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH” để nghiên cứu lúc này có ý nghĩa rất
lớn cả về lý luận và thực tiễn
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyếtđịnh đến khả năng thực hiện thành công quá trình CNH, HĐH và hội nhậpcủa nước ta, đặc biệt là đòi hỏi của quá trình xây dựng và phát triển nền kinh
tế tri thức Các công trình nghiên cứu trong nước tập trung theo các vấn đềsau đây:
3.1 Quan niệm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh về nguồn nhân lực
và phát triển nguồn nhân lực
Trang 8- “Con người và phát triển con người”, Hồ Sĩ Quý, NXB Giáo dục, Hà
Nội 2007 Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác, cuốn sách nghiên cứukhả kỹ về khoa học con người, làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứunguồn nhân lực
- “Quan điểm của Đảng ta về: Bồi dưỡng, đào tạo và tôn vinh các doanh nhân có tài, có đức và thành đạt”, Vũ Văn Phúc, Tạp chí Triết học, số
12 (187) 12-2006 Bài viết tập trung luận giải sự đúng đắn quan điểm củaĐảng ta về doanh nhân, là lực lượng đảm đương vai trò tiên phong trong pháttriển kinh tế, tạo động lực và để xây dựng nền kinh tế thị trường định hướngXHCN ở nước ta
3.2 Yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển nguồnnhân lực trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập
- “Đào tạo nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH dựa trên tri thức của nước ta hiện nay”, Đặng Hữu, Tạp chí Cộng sản, số 4/2005 Công trình
nghiên cứu khá kỹ về yêu cầu của CNH, HĐH và sự phát triển kinh tế trithức, do đó cần phải có sự đổi mới trong giáo dục Tác giả nêu ra 3 nhiệm vụ
cơ bản của nền giáo dục nước ta là: Nâng cao mặt bằng dân trí; Đào nguồnnhân lực chất lượng cao thích nghi quá trình đổi mới và phát triển nhanh, đápứng được nhu cầu rút ngắn quá trình CNH, HĐH dựa vào tri thức; Phải chăm
lo bồi dưỡng và phát triển đội ngũ nhân tài
- “Phát huy nguồn lực con người để CNH, HĐH - kinh nghiệm quốc tế
và thực tiễn Việt Nam”, Vũ Bá Thể, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội 2005.
Cuốn sách phân tích vấn đề trên trong 3 chương Chương 1, hệ thống hóa một
số vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực, vai trò,….Chương 2, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực ở nước ta: ưu điểm, hạn chế,
xu hướng phát triển,… Chương 3, xuất phát từ quan điểm của Đảng và thựctiễn phát triển nguồn nhân lực Việt Nam, nhóm tác giả đề xuất một số giảipháp phát huy nguồn nhân lực ở nước ta
Các công trình nghiên cứu trên phân tích khá sâu những đặc điểm, yêucầu của quá trình CNH, HĐH, hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triểnnguồn nhân lực Tuy nhiên, các công trình này chỉ dừng lại ở tính khái quát,
lý luận
Trang 93.3 Vấn đề giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
- “Phát triển nhân tài chấn hưng đất nước”, Nguyễn Đắc Hưng, NXB
CTQG, Hà Nội 2007 Cuốn sách tập trung giới thiệu những phẩm chất cần cócủa nhân tài, kinh nghiệm đào tạo, sử dụng nhân tài của ông cha ta và một sốquốc gia trên thế giới, những nội dung cơ bản về phát triển nhân tài
- “Mô hình năng lực trong giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực”, Nguyễn Hữu Lam, Tạp chí Phát triển kinh tế số 3/2004 Tác giả phân
tích các lý thuyết về mô hình năng lực trong giáo dục, đào tạo phát triểnnguồn nhân lực có giá trị tham khảo phục vụ cho nghiên cứu đề tài
- “Một số vấn đề đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam”, Vũ Thành
Hưng, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (số 90) 12/2004 Nội dung công trìnhphân tích những thành tựu và hạn chế vấn đề đào tạo nguồn nhân lực củanước ta, từ đó đề xuất một số kiến nghị nâng cao chất lượng nguồn nhân lựcthông qua đào tạo
Vấn đề giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được các côngtrình trên đi sâu phân tích Tuy nhiên, hầu hết chưa đưa ra mô hình giáo dục -đào tạo phù hợp với điều kiện hội nhập của Việt Nam, đáp ứng sự phát triểncác ngành kinh tế hiện đại
3.4 Phát triển nguồn nhân lực trong các loại hình doanh nghiệp
- “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, Trần Kim Dung, Tạp chí Phát triển kinh tế
số 3/2004 Công trình phân tích và chỉ ra những bất cập trong hoạt động đàotạo, phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh qua số liệu điều tra 120 cá nhân về hoạt động đào tạo, phát triểnnguồn nhân lực và 558 cá nhân về quan điểm của nhân viên trong các doanhnghiệp
- “Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nhà nước”, Lê Thị
Ngân, Nguyễn Huy Oánh, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 4/2004 Công trìnhnghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhà nước vànguyên nhân, từ đó xác định những giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lựctrong các doanh nghiệp này
Trang 10- “Thực trạng lao động trong khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam”, Lê Thị Ngân, Tạp chí Lý luận chính trị số 12/2003 Tác
giả phân tích những đặc điểm của lao động trong khu vực FDI ở Việt Nam, từ
đó đề xuất những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng lao động góp phần thuhút FDI ở Việt Nam
Các công trình nêu trên đề cập đến những nội dung phát triển nguồnnhân lực ở cấp độ doanh nghiệp, chưa nghiên cứu đến sự phát triển nguồnnhân lực trong điều kiện hội cho một vùng kinh tế
3.5 Vai trò của Nhà nước, thị trường lao động và chất lượng nguồnnhân lực
- “Thị trường lao động Việt Nam thực trạng và giải pháp” Nguyễn Thị
Thơm, NXB CTQG, Hà Nội 2006 Cuốn sách trình bày những vấn đề cơ bản
về thị trường lao động, kinh nghiệm của một số nước trên thế giới Nội dungcuốn sách cung cấp cho người đọc bức tranh tổng thể về thị trường lao độngnước ta hiện nay
- “Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội”, Bùi Văn Nhơn, NXB
Tư Pháp, Hà Nội 2006 Cuốn sách cung cấp cơ sở lý thuyết những nội dung
cơ bản trong quản lý phát triển nguồn nhân lực như: phân bổ và sử dụng hiệuquả nguồn nhân lực , thị trường lao động, các chính sách,…
- “Thị trường lao động; Vấn đề lý thuyết và thực trạng hình thành, phát triển ở Việt Nam”, Phạm Đức Chính, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 308
(1/2004) Tác giả phân tích khả kỹ những nội dung liên quan đến thị trườnglao động như: Khái niệm thị trường lao động; Bản chất của thị trường laođộng; Những đặc trưng hoạt động của thị trường lao động; Ý nghĩa của thịtrường lao động và cuối cùng tác giả phân tích thực trạng thị trường lao động
ở Việt Nam, rút ra một số đặc điểm chủ yếu của thị trường lao động
Các công trình đề cập tương đối toàn diện vai trò của Nhà nước trongviệc phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Tuy nhiên, các côngtrình mới chỉ dừng lại những vấn đề chung và chưa đề cập nhiều đến việcnâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập
3.6 Khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực
Trang 11- “Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam”, Nguyễn Hữu
Dũng, Nxb Lao động - Xã hội, 2003 Cuốn sách trình bày hệ thống những vấn
đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển, phân bố và sử dụng nguồnnhân lực trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực, từ đó đề xuất cácgiải pháp nhằm phát triển, phân bố và sử dụng nguồn nhân lực trong quá trìnhphát triển kinh tế ở nước ta đến năm 2020
- “Hiệu quả sử dụng lao động ở nước ta và giải pháp nâng cao”,
Nguyễn Thị Thơm, Tạp chí Lý luận chính trị, số 3/2003 Công trình đánh giáhiệu quả sử dụng lao động ở nước ta trên các nội dung: mức độ toàn dụng laođộng thấp, việc bố trí và sử dụng lao động còn bất hợp lý, năng suất lao độnghay hiệu quả hoạt động thấp, từ đó đưa ra những giải pháp cơ bản để nâng caohiệu quả sử dụng lao động ở nước ta
Nhìn chung các công trình trên chủ yếu tập trung vào nội dung địnhtính để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, chỉ đề cập đến một số chỉ
số cơ bản và đặt ra nhiều nội dung cần tiếp tục nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Để đạt mục tiêu nghiên cứu đặt ra, Đề tài sử dụng các phương phápnghiên cứu như: phân tích thống kê, phân tích định lượng, phương phápchuyên gia và phương pháp phỏng vấn sâu
a Phân tích thống kê: Sử dụng các số liệu thống kê, so sánh kết hợp với
phương pháp định lượng để tìm ra các kết luận khoa học
b Phương pháp chuyên gia: Tổ chức hội thảo trong quá trình thực hiện
nhằm tìm kiếm sự thống nhất trong các phân tích, đánh giá cũng như đềxuất các giải pháp, kiến nghị Chuyên gia là các cán bộ chỉ đạo thựctiễn của tỉnh và một số nhà nghiên cứu
3 Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu chung của đề tài là xây dựng những luận cứ khoa học và căncứ thực tiễn về việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các tỉnh miềnĐông Nam bộ trong thời kỳ hội nhập (về khái niệm, nhân tố ảnh hưởng đếnchất lượng nguồn nhân lực, các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực,
xu hướng phát triển của nguồn nhân lực), những vấn đề đang đặt ra cần giải
Trang 12quyết Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất hệ thống các quan điểm, giải pháp nângcao chất lượng nguồn nhân lực ở các tỉnh Vùng ĐNB trong thời kỳ hội nhập.
Nhiệm vụ cụ thể của đề tài:
- Hệ thống lý luận về nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lựctrong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế
- Phân tích hiện trạng chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn miền ĐôngNam bộ, xác định những hạn chế và nguyên nhân
- Xây dựng những giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở cáctỉnh miền Đông Nam bộ trong thời kỳ hội nhập
4 Đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu vấn đề chất lượng nguồn nhân lực của Vùng ĐNB từnăm 2000 trở lại đây Về mặt lý luận, chất lượng nguồn nhân lực là tổng hòacủa ba yếu tố: thể lực, trí lực và phẩm chất của người lao động Đề tài nghiêncứu chất lượng nguồn nhân lực trên 3 nội dung cơ bản:
- Giáo dục - đào tạo và dạy nghề;
- Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng;
- Vấn đề nghèo đói và thu nhập
Đề tài được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về nguồn nhân lực và nâng cao nguồn nhân lực
trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập
Chương 2: Phân tích hiện trạng chất lượng nguồn nhân lực Vùng ĐNB trong
thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
miền Đông Nam bộ trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập
Trang 13Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
1.1 Lý luận cơ bản về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực 1.1.1 Quan niệm về nguồn nhân lực
1.1.1.1 Quan điểm Mácxit về nguồn lực con người
Những thành tựu trong nhận thức về con người mà loài người đạt được ởthời đại ngày nay là kết quả của sự tích luỹ những giá trị tinh hoa của nhânloại qua hàng nghìn năm lịch sử Trong đó, những cống hiến của các nhà sánglập ra chủ nghĩa Mác - Lênin có tính chất quyết định, tạo ra bước ngoặt cáchmạng trong lịch sử tư tưởng của nhân loại
Ngược dòng lịch sử nghiên cứu về con người có thể nhận thấy: thời cổđại, do hạn chế về thế giới quan, về điều kiện lịch sử, trình độ sản xuất cònthấp kém, khoa học chưa phát triển, nên quan niệm của các nhà triết học cònphiến diện, mang nặng tính chất thần bí, siêu hình Sang thời phong kiến, triếthọc là nô tỳ" của thần học, các quan niệm về con người mất hết ý nghĩa tíchcực của nó Con người được hiểu như là sự sáng tạo của Thượng đế, không cókhả năng làm chủ cuộc sống của mình Thời kỳ Phục Hưng và Khai Sáng,phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được xác lập và dần dần thắng thế ởchâu Âu đã mở ra một thời kỳ mới trong việc khám phá bản chất con người.Quan niệm về con người thường gắn với vai trò của nó trong xã hội, hướngtới giải phóng con người khỏi thần học, khỏi các điều kiện nô dịch áp bức trong
xã hội Tuy nhiên, do ảnh hưởng của chủ nghĩa duy vật siêu hình, các quan niệm
về con người chỉ phản ánh những khía cạnh hạn hẹp, thiếu tính hệ thống
Như vậy, nghiên cứu những quan niệm về con người trước khi chủ nghĩaMác ra đời, chúng ta có thể rút ra mấy nhận xét sau:
- Các nhà triết học trước Mác mặc dù đã cố gắng tìm hiểu và giải thíchcon người từ nhiều phương diện với nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưngcuối cùng vẫn chưa nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của con người trong sự
Trang 14phát triển của xã hội, chưa đề ra được những phương hướng, biện pháp nhằmgiải phóng hoàn toàn con người.
- Phần lớn các học thuyết triết học trước Mác, khi quan niệm về conngười thường chỉ xuất phát từ một phía: bản thể tinh thần (Chủ nghĩa duytâm), hoặc bản thể vật chất (chủ nghĩa duy vật) Họ không thấy được mốiquan hệ biện chứng giữa những yếu tố tự nhiên, sinh học và những yếu tố xãhội của con người
- Khi xem xét con người trong mối quan hệ với hoàn cảnh, các nhà triếthọc trước Mác không thấy tính năng động, sáng tạo của con người, coi conngười như một thực thể thụ động trước tác động của hoàn cảnh
Triết học mácxit trên cơ sở tiếp thu, kế thừa có chọn lọc những di sản lýluận trước đó và những thành tựu của khoa học tự nhiên, xuất phát từ conngười hiện thực và hoạt động thực tiễn để xem xét bản chất con người Trongquan niệm của triết học Mácxít con người là một thực thể trong sự thống nhấtbiện chứng giữa cái tự nhiên và cái xã hội Con người sinh ra từ tự nhiên, tuântheo các quy luật tự nhiên, đồng thời con người tồn tại và phát triển gắn liềnvới sự tồn tại và phát triển của xã hội Luận đề nổi tiếng về con người được C.Mác viết trong Luận cương về Phoi-ơ-bắc: Bản chất con người không phải làmột cái gì trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của
nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội" 26, tr.11 Vớiquan niệm đó, C Mác chỉ ra rằng bản chất con người không phải là trừutượng mà là hiện thực, không phải tự nhiên mà là lịch sử Con người là mộtthực thể thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội, nhưng yếu tố xã hộimới là bản chất đích thực của con người Ở đây, cá nhân được hiểu với tưcách là những cá nhân sống, là người sáng tạo các quan hệ xã hội; sự phongphú của mỗi cá nhân tuỳ thuộc vào sự phong phú của những mối liên hệ xãhội của nó Hơn thế, mỗi cá thể là sự tổng hợp không chỉ của các quan hệ hiện
có, mà còn là lịch sử của các quan hệ đó Thông qua hoạt động thực tiễn, conngười làm biến đổi tự nhiên, xã hội, biến đổi chính bản thân mình và đã làmnên lịch sử của xã hội loài người Vạch ra vai trò của mối quan hệ giữa cácyếu tố cấu thành bản chất của con người, quan hệ giữa cá nhân và xã hội làmột cống hiến quan trọng của triết học mácxit
Trang 15Kế thừa những tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tri thức triết họcphương Đông và vốn văn hoá dân tộc, luôn chú ý đến con người Theo HồChí Minh chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn Nghĩarộng là đồng bào cả nước Rộng nữa là cả loài người" 21, tr.644 Với ý nghĩa
đó, khái niệm con người mang trong nó bản chất xã hội, là con người xã hội,phản ánh các quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng trong đó con người hoạt động vàsinh sống Hồ Chí Minh thường đặt mỗi cá nhân con người trong mối quan hệ
ba chiều: quan hệ với một cộng đồng xã hội nhất định trong đó mỗi con người
là một thành viên; quan hệ với một chế độ xã hội nhất định trong đó conngười được làm chủ hay bị áp bức bóc lột; quan hệ với tự nhiên trong đó conngười là một bộ phận không thể tách rời Con người trong quan niệm của HồChí Minh là một chỉnh thể thống nhất giữa thể lực, tâm lực, trí lực và sự hoạtđộng Đó là một hệ thống cấu trúc bao gồm: sức khoẻ, tri thức, năng lực thựctiễn, đạo đức, đời sống tinh thần Người cho con người là tài sản quý nhất,chăm lo, bồi dưỡng và phát triển con người, coi con người là mục tiêu, độnglực của sự phát triển xã hội, là nhân tố quyết định thành công của cách mạng Nhận thức đúng đắn và khơi dậy nguồn lực con người chính là sự pháttriển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, xem con người với tư cách là nguồnsáng tạo có ý thức, là chủ thể của lịch sử
1.1.1.2 Khái niệm nguồn nhân lực
Theo Từ điển Tiếng Việt: Nguồn là nơi phát sinh, nơi cung cấp Nhân lực là sức của con người bao gồm: sức lực cơ bắp (thể lực), trình độ tri thức
được vận dụng vào quá trình lao động của mỗi cá nhân (trí lực), những hammuốn, hoài bão của bản thân người lao động hướng tới một mục đích xácđịnh (tâm lực) Nhân lực với ý nghĩa đầy đủ của nó bao gồm ba yếu tố có sự
liên hệ biện chứng với nhau, đó là thể lực, trí lực, tâm lực Nguồn nhân lực
được hiểu là nơi phát sinh, nơi cung cấp sức lực của con người trên đầy đủcác phương diện cho lao động sản xuất
Nguồn lực con người" hay nguồn nhân lực" là khái niệm được hìnhthành trong quá trình nghiên cứu, xem xét con người với tư cách là một nguồnlực, là động lực của sự phát triển Các công trình nghiên cứu trên thế giới vàtrong nước gần đây đề cập đến khái niệm nguồn nhân lực với các góc độ khácnhau
Trang 16Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc: “ Nguồn nhân lực là trình độ lànhnghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực
tế hoặc tiềm năng để phát triển KT - XH trong một cộng đồng” Việc quản lý
và sử dụng nguồn lực con người khó khăn phức tạp hơn nhiều so với cácnguồn lực khác bởi con người là một thực thể sinh vật - xã hội, rất nhạy cảmvới những tác động qua lại của mọi mối quan hệ tự nhiên, kinh tế, xã hội diễn
ra trong môi trường sống của họ
Ngân hàng Thế giới cho rằng: Nguồn nhân lực là toàn bộ “vốn người”(thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp ) mà mỗi cá nhân sở hữu Nguồn lựccon người được coi như là một nguồn vốn bên cạnh các nguồn vốn khác nhưtài chính, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên
Ở nước ta, một số nhà khoa học tham gia chương trình khoa học - côngnghệ cấp nhà nước mang mã số KX - 07 cho rằng nguồn lực con người đượchiểu là dân số và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sứckhoẻ và trí tuệ, năng lực và phẩm chất, thái độ và phong cách làm việc GS.Phạm Minh Hạc cho rằng “Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng laođộng của một nước hay một địa phương, tức là nguồn lao động được chuẩn bị(ở các mức độ khác nhau) sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó”
16, tr.269 TS Nguyễn Thanh xác định “nguồn nhân lực đó là tổng thể sức
dự trữ, những tiềm năng, những lực lượng thể hiện sức mạnh và sự tác độngcủa con người trong việc cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội” 33, tr.70
Nghiên cứu các khái niệm trên cho thấy nguồn nhân lực không chỉ đơnthuần là lực lượng lao động đã có và sẽ có, mà còn bao gồm sức mạnh của thểchất, trí tuệ, tinh thần của các cá nhân trong một cộng đồng, một quốc giađược đem ra hoặc có khả năng đem ra sử dụng vào quá trình phát triển xã hội Khái niệm nguồn nhân lực" (Human Resoures) được hiểu như kháiniệm nguồn lực con người" Khi được sử dụng như một khái niệm công cụ
để điều hành, thực thi chiến lược phát triển KT - XH, nguồn nhân lực baogồm bộ phận dân số trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và nhữngngười ngoài độ tuổi lao động có tham gia lao động - hay còn được gọi lànguồn lao động Bộ phận của nguồn lao động gồm toàn bộ những người từ độtuổi lao động trở lên có khả năng và nhu cầu lao động được gọi là lực lượnglao động
Trang 17Như vậy, xem xét dưới các góc độ khác nhau có thể có những khái niệmkhác nhau về nguồn nhân lực nhưng những khái niệm này đều thống nhất nộidung cơ bản: nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội.Theo chúng tôi, con người với tư cách là yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất,giữ vị trí hàng đầu, là nguồn lực cơ bản và nguồn lực vô tận của sự phát triểnthì không thể chỉ được xem xét đơn thuần ở góc độ số lượng hay chất lượng
mà là sự tổng hợp của cả số lượng và chất lượng; không chỉ là bộ phận dân sốtrong độ tuổi lao động mà là các thế hệ con người với những tiềm năng, sứcmạnh trong cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội
Vì vậy, chúng tôi cho rằng nguồn nhân lực là tổng thể số lượng và
chất lượng con người với tổng hoà các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm chất đạo đức - tinh thần tạo nên năng lực mà bản thân con người và
xã hội đã, đang và sẽ huy động vào quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã hội.
Khái niệm nguồn lực con người bao quát được những mặt, những khíacạnh, phương diện cơ bản của nguồn lực con người, khắc phục được nhữnghạn chế trong nhận thức về mối quan hệ biện chứng giữa các mặt số lượng vàchất lượng con người với tổng hoà các tiêu chí về trí lực, thể lực và tâm lực,khẳng định nguồn lực con người vừa là khách thể, vừa là chủ thể của mọihoạt động kinh tế và quan hệ xã hội Nói đến nguồn nhân lực tức là nói đếncon người đã, đang và sẽ tham gia vào quá trình phát triển KT - XH Ở đây,cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
Thứ nhất, con người không tồn tại một cách biệt lập, mà liên kết chặt chẽvới nhau thành lực lượng thống nhất về tư tưởng và hành động, tạo nên sứcmạnh tổng hợp của chỉnh thể người trong hoạt động Xét ở khía cạnh này,nguồn nhân lực là tổng hợp những con người với những phẩm chất nhất định
đã, đang và sẽ tham gia vào quá trình phát triển KT - XH Năng lực sức mạnhnày bắt nguồn trước hết từ những phẩm chất vốn có bên trong của mỗi conngười và nó được nhân lên gấp bội trong tổng thể những con người cụ thể Do
đó, khi đề cập đến nguồn lực con người về phương diện xã hội, chúng takhông thể không bàn đến số lượng và chất lượng của nó Trong đó:
Trang 18+ Số lượng nguồn nhân lực chính là lực lượng lao động và khả năngcung cấp lực lượng lao động được xác định dựa trên quy mô dân số, cơ cấutuổi, giới tính, sự phân bố dân cư theo khu vực và lãnh thổ
+ Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện trạng thái nhất định của nguồn lựccon người với tư cách vừa là một khách thể vật chất đặc biệt, vừa là chủ thểcủa mọi hoạt động kinh tế và các quan hệ xã hội Chất lượng nguồn nhân lực
là khái niệm tổng hợp bao gồm những nét đặc trưng về trạng thái trí lực, thểlực, phong cách đạo đức, lối sống và tinh thần của nguồn nhân lực
Như vậy, về phương diện xã hội, nói đến nguồn nhân lực là nói tới hàngloạt các vấn đề về số lượng dân cư, sự phát triển dân số, lực lượng lao động,vấn đề phân bố và sử dụng lao động, vấn đề tổ chức quản lý vĩ mô đối vớinguồn nhân lực
Thứ hai, nói tới nguồn lực con người phải nói tới phương diện cá thể chủ thể của nó Bởi vì, con người đóng vai trò chủ động, là chủ thể sáng tạo
-và chi phối toàn bộ quá trình phát triển KT - XH, hướng nó tới mục tiêu đãđược chọn Phương diện này được hiểu như là những yếu tố tạo thành cơ sởhoạt động của cá nhân và cơ sở để phát triển một con người với tư cách là một
cá nhân Đó là sự kết hợp giữa trí lực, thể lực và những phẩm chất khác củanhân cách
+ Trí lực là toàn bộ năng lực của trí tuệ, tinh thần, quyết định phần lớnkhả năng lao động sáng tạo của con người Trí tuệ được xem là yếu tố quantrọng hàng đầu của nguồn lực con người bởi tất cả những gì thúc đẩy conngười hành động tất nhiên phải thông qua đầu óc của họ" Khai thác và pháthuy tiềm năng trí tuệ trở thành yêu cầu quan trọng nhất của việc phát huynguồn lực con người Trí lực quyết định phần lớn khả năng sáng tạo của conngười, là yếu tố ngày càng có vai trò quyết định trong sự phát triển nguồnnhân lực, đặc biệt là trong thời đại khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại
do chính bàn tay, khối óc con người làm ra mà ngày nay nhân loại đangchứng kiến những biến đổi thần kỳ trong lịch sử phát triển của mình Với ýnghĩa đó, nhà tương lai học Mỹ Alvin Toffler đã khẳng định rằng: “Tri thức
có tính chất lấy không bao giờ hết được” và xếp quyền lực trí tuệ ở vị trí hàngđầu trong tất cả các quyền lực đã có trong lịch sử
Trang 19+ Thể lực đó là trạng thái sức khoẻ của con người biểu hiện ở sự pháttriển sinh học, không có bệnh tật, có sức làm việc trong một hình thái laođộng- nghề nghiệp nào đó, có sức khoẻ để tiếp tục học tập, làm việc lâudài…, là điều kiện đảm bảo cho con người phát triển, trưởng thành một cáchbình thường, hoặc có thể đáp ứng được những đòi hỏi về sự hao phí sức lực,thần kinh, cơ bắp trong lao động Trí lực ngày càng đóng vai trò quyết địnhtrong sự phát triển nguồn nhân lực, song, sức mạnh trí tuệ của con người chỉ
có thể phát huy được lợi thế trên nền thể lực khoẻ mạnh Chăm sóc sức khoẻcho người dân là một nhiệm vụ rất cơ bản để nâng cao chất lượng nguồn nhânlực, tạo tiền đề phát huy có hiệu quả tiềm năng con người
+ Đạo đức cá nhân phản ánh những giá trị và những chuẩn mực đạo đức
xã hội Những giá trị và chuẩn mực đó phản ánh bản chất của xã hội, lý tưởngđạo đức mà xã hội vươn tới, được cá nhân lĩnh hội và thể hiện trong đời sốngcủa mình, nhất là trong hoạt động lao động, trong lối sống và nếp sống hàngngày Các giá trị chuẩn mực đó phải thể hiện thành hiệu quả công việc, đónggóp vào sự phát triển xã hội, vào sự hoàn thiện nhân cách cá nhân Đạo đứcgắn liền với năng lực tạo nên những giá trị cơ bản của nhân cách, của chấtlượng nguồn nhân lực từ phương diện cá thể đến phương diện xã hội Ngàynay, cái đem lại lợi thế cho nguồn nhân lực ngoài trí lực và thể lực, còn phảitính đến phẩm chất đạo đức, nhân cách con người Bởi vì, trí lực cũng như thểlực chỉ có thể tạo ra sức mạnh thúc đẩy tiến bộ xã hội khi chủ nhân của nó lànhững con người có phẩm chất đạo đức, nhân cách tốt Trình độ phát triểnnhân cách, đạo đức đem lại cho con người khả năng thực hiện tốt các chứcnăng xã hội, nâng cao năng lực sáng tạo của họ trong hoạt động thực tiễn xãhội Do vậy, phát triển nguồn nhân lực, ngoài việc quan tâm nâng cao mặtbằng và đỉnh cao dân trí, tới việc bồi dưỡng và nâng cao sức khoẻ cho mỗicon người, cho cộng đồng xã hội, chúng ta phải đặc biệt coi trọng việc xâydựng đạo đức, nhân cách, lý tưởng cho con người
Như vậy, cấu thành nguồn lực con người xét từ phương diện cá thể, đó làmột tổng hợp các năng lực và giá trị về trí lực, thể lực và những phẩm chấttinh thần Vì vậy, muốn phát huy nguồn nhân lực trước hết phải phát triển cánhân con người, tức là phải đầu tư chăm lo cho sự phát triển về trí tuệ, sứckhỏe, đạo đức, tinh thần của từng con người, từng thế hệ
Trang 20Thứ ba, vai trò của nguồn lực con người so với các nguồn lực kháctrong quá trình phát triển KT - XH đã được Đảng ta xác định là nguồn lực quýbáu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta, khi nguồn lực tàichính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp Dĩ nhiên, ngay cả khi xã hội đã pháttriển cao với tiềm lực phong phú dồi dào về vốn vật chất thì “vốn người” vẫnkhông hề mất đi vai trò quyết định của nó Điều đó được thể hiện ở nhữngđiểm sau:
+ Các nguồn lực khác (vốn, tài nguyên thiên nhiên ) tự nó tồn tại dướidạng tiềm năng, chúng chỉ trở thành động lực của sự phát triển khi kết hợpvới nguồn lực con người, trở thành khách thể chịu sự cải tạo, khai thác và sửdụng của con người
+ Các nguồn lực khác là hữu hạn, có thể bị khai thác cạn kiệt, chỉ cónguồn nhân lực với cốt lõi là trí tuệ mới là nguồn lực có tiềm năng vô hạn,biểu hiện ở chỗ trí tuệ con người không chỉ tự sản sinh về mặt sinh học, màcòn tự đổi mới không ngừng, phát triển về chất trong con người nếu biết chăm
lo, bồi dưỡng và khai thác hợp lý
Kinh nghiệm của nhiều nước đã cho thấy thành tựu phát triển KT - XHphụ thuộc chủ yếu vào năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn của conngười Nhiều quốc gia đã đặt con người vào vị trí trung tâm trong chiến lượcphát triển của mình Nhận thức đúng vai trò quyết định của nguồn lực conngười và đầu tư cho chiến lược con người, đặt lên hàng đầu chất lượng nguồnlao động, coi giáo dục - đào tạo là chìa khoá của sự tăng trưởng đã đem lạithành công cho các nước công nghiệp mới Đông Á Hàn Quốc từ một trongnhững nước nghèo nhất thế giới trở thành một trong những quốc gia côngnghiệp mới hùng mạnh nhất về kinh tế của thế giới thứ ba, vượt xa An-giê-ri -quốc gia có cùng điểm xuất phát về trình độ cách đây 40 năm Một nước Nhậtđạt được những bước tiến vượt bậc cũng do biết đặt vấn đề con người vàotrung tâm của sự phát triển bằng các triết lý nhân sự mang tính dân tộc, biết
sử dụng nguồn lực con người thông qua các thành tựu khoa học công nghệ và
đã nhanh chóng bứt lên trở thành cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới
Do vậy, không phải ngẫu nhiên các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin
đã khẳng định: lịch sử phát triển chân chính của xã hội là lịch sử phát triểncon người, do con người và vì con người Tiến trình phát triển lịch sử được
Trang 21quyết định bởi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong đó người laođộng ngày càng trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu Nhận thức sâu sắc vềvai trò của con người trong chiến lược phát triển KT - XH, Đại hội VII củaĐảng Cộng sản Việt Nam xác định: Sự nghiệp phát triển kinh tế đặt conngười vào vị trí trung tâm, thống nhất tăng trưởng kinh tế với công bằng vàtiến bộ xã hội Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nhiều lần khẳng định mục tiêu
và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người Vì vậy,chiến lược ổn định và phát triển KT - XH, xét về thực chất là chiến lược conngười Nâng cao dân trí, bồi dưỡng, phát huy nguồn lực to lớn của con ngườiViệt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH, HĐH đấtnước" 11, tr.21 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản ViệtNam tiếp tục xác định: “nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xãhội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững ” 12, tr.112 Tạo bước chuyểnmạnh về phát triển nguồn nhân lực được coi là một trong ba khâu đột phá đểlàm chuyển động toàn bộ tình hình KT - XH
Từ vai trò của nguồn lực con người đối với sự phát triển KT - XH, vấn
đề tất yếu đặt ra là phải phát huy được nguồn lực con người
“Phát huy” là làm cho cái hay, cái tốt toả tác dụng và tiếp tục nảy nở
thêm Theo đó phát huy nguồn nhân lực chính là nâng cao vai trò của nguồn lực con người trong sự phát triển KT - XH, qua đó làm gia tăng giá trị của con người
Để hiểu rõ hơn vấn đề này, cần phân biệt khái niệm nguồn lực conngười" với nhân tố con người" Trước hết, nguồn lực con người" và nhân
tố con người" có cùng nghĩa như nhau khi đặt trong quan hệ với các nhân tốkhác, nguồn lực khác (nguồn lực vật chất) ở chỗ chúng đều biểu hiện nhữngđặc trưng, thuộc tính cơ bản của con người như: là nhân tố hoạt động, sống,khả năng tái sinh, tiềm năng vô tận của trí tuệ, tinh thần con người Do đó,phát huy nhân tố con người có thể hiểu như là phát huy nguồn lực con người,khi con người trở thành một điều kiện, một tiềm năng cần phát huy để tạo rađộng lực phát triển của một quá trình xã hội
Điểm khác nhau giữa hai khái niệm này: nguồn lực con người" đượccoi là khái niệm công cụ cơ bản để xây dựng chiến lược phát triển KT - XH,theo quan điểm hệ thống phải đặt nó trong mối quan hệ với các nguồn lực
Trang 22khác Nó biểu hiện khả năng và phẩm chất của lực lượng lao động cả về mặt
số lượng và chất lượng Còn nhân tố con người" là cái cốt lõi, đặc trưng xãhội, giữ vị trí trung tâm trong tiềm năng của nguồn lực con người, phản ánhbản chất xã hội, mặt chất lượng của nguồn lực con người, nhấn mạnh tínhchất tích cực, tự giác, sáng tạo của nguồn lực con người trong quan hệ với thểlực, kinh nghiệm thói quen của chủ thể Thực chất của việc phát huy nhân tốcon người là hướng mỗi cá nhân, đề cao tính độc lập, tự chủ, sáng tạo của cánhân hoặc đặt con người vào đúng vị trí của nó để con người có cơ hội bộc lộmình cống hiến cho sự phát triển Nhưng chúng ta chỉ hiểu được khái niệmnhân tố con người khi đặt nó trong hoạt động thực tiễn mà hoạt động bản thân
là hoạt động lao động Vì vậy, khi nhấn mạnh hệ thống các chỉ số về chấtlượng lao động thì khái niệm nguồn lực con người là sự cụ thể hoá của kháiniệm nhân tố con người Tuy nhiên, phát huy nguồn lực con người" xét theoquan điểm đầu tư cho sự phát triển KT - XH bao hàm nghĩa rộng hơn pháthuy nhân tố con người"
Phát huy nguồn lực con người thể hiện ở ba mặt: phát triển nguồn nhânlực, sử dụng nguồn nhân lực và nuôi dưỡng môi trường cho nguồn nhân lực.Điều đó liên quan đến hàng loạt vấn đề từ việc nuôi dưỡng, giáo dục - đào tạođến việc tổ chức khai thác, sử dụng nguồn nhân lực; từ việc phát huy tính chủđộng, tích cực, sáng tạo của mỗi cá nhân đến việc tạo môi trường xã hội thuậnlợi cho sự cống hiến và hưởng thụ của con người; từ việc nâng cao năng lực
và phẩm chất của người lao động với tư cách là chủ thể nhận thức và hoạtđộng thực tiễn trong quá trình phát triển KT - XH đến khâu khai thác hợp lý,
có hiệu quả trí lực, thể lực, tâm lực của họ với tư cách là khách thể của sựkhai thác; từ việc sử dụng con người với tư cách là một nguồn lực, động lựccho sự phát triển đến việc chăm lo cho con người với tư cách là mục tiêu của
sự phát triển KT - XH Những vấn đề trên nếu được thực hiện tốt sẽ phát huyđược vai trò của nguồn lực con người trong quá trình phát triển KT - XH.Trong bối cảnh ngày nay, vấn đề CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tếcủa các quốc gia là một đòi hỏi tất yếu khách quan trong xu thế toàn cầu hóa.Quá trình CNH, HĐH đã được các nước phát triển thực hiện thành công vàcác nước đang phát triển đang trong quá trình đẩy nhanh tiến trình này Hiệnnay, trên phạm vi toàn cầu, khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản
Trang 23xuất trực tiếp, làm thay đổi vượt bậc trên tất cả các mặt của đời sống conngười Việt Nam khẳng định con đường phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội,từng bước hiện đại hóa nền kinh tế là một nhiệm vụ trung tâm của quá trìnhphát triển đất nước.
Định hướng phát triển trong giai đoạn cách mạng mới - giai đoạn đẩymạnh CNH, HĐH, nâng cao năng lực cạnh tranh và chủ động hội nhập kinh tếquốc tế của nước ta là xây dựng nước ta trở thành nước công nghiệp có cơ sởvật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, phù hợp với xu hướng toàncầu hóa với mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.Vấn đề nguồn nhân lực hiện đang là một vấn đề trung tâm cần giải quyếtcho quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay Đại hội IX của ĐảngCộng sản Việt Nam đã khẳng định: “ Con người và nguồn nhân lực là nhân
tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH ” Nguồn lựccon người là điểm cốt yếu nhất của nội lực, do đó phải bằng mọi cách pháthuy yếu tố con người và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực (Human Resources) là nguồn lực con người, yếu tố quantrọng, năng động nhất của quá trình tăng trưởng kinh tế của mọi quốc gia.Nguồn nhân lực được xác định trong một thời gian và không gian nhất địnhcủa một quốc gia, vùng, lãnh thổ, địa phương Nguồn nhân lực khác với cácnguồn lực khác (vốn, khoa học - công nghệ và tài nguyên thiên nhiên) ở chỗ
nó có khả năng hoạt động sáng tạo, tác động vào thế giới tự nhiên, biến đổithế giới tự nhiên Trong quá trình lao động làm nảy sinh các mối quan hệ laođộng và quan hệ xã hội, nguồn nhân lực của một quốc gia được hiểu hiện trênhai khía cạnh sau:
- Nguồn nhân lực là yếu tố đầu vào, nguồn cung cấp sức lao động cho xãhội, là bộ phận quan trọng nhất của dân số, có khả năng tạo ra mọi giá trị vậtchất và tinh thần cho xã hội Nguồn nhân lực có thể hiểu là tổng thể nhữngtiềm năng của con người (trước hết và cơ bản nhất là tiềm năng lao động) củamột quốc gia, vùng, lãnh thổ và địa phương Tiềm năng đó bao hàm tổng hòanăng lực về thể lực, trí lực, nhân cách của con người (lao động) của một quốcgia (vùng, lãnh thổ), đó chính là tiềm năng của người lao động về số lượng,chất lượng và cơ cấu
Trang 24- Với tư cách là khả năng đảm đương lao động chính của xã hội thìnguồn nhân lực bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động và có khả nănglao động theo luật định Theo cách hiểu này thì khái niệm nguồn nhân lựctương đương với nguồn lao động.
Nguồn nhân lực được hiểu là tổng hòa trong thể thống nhất hữu cơ giữanăng lực xã hội của con người (thể lực, trí lực, nhân cách) và tính năng động
xã hội của con người
Theo quy định của Tổng cục Thống kê thì nguồn nhân lực - dùng trongthống kê thị trường lao động gồm những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm(lao động đang làm việc) và những người trong độ tuổi lao động có khả nănglao động nhưng đang ở trong các tình trạng sau đây:
- Đang thất nghiệp;
- Đang đi học;
- Đang làm nội trợ trong gia đình mình;
- Không có nhu cầu làm việc;
- Những người thuộc tình trạng khác chưa tham gia lao động
1.1.1.3 Phát triển nguồn nhân lực
Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về phát triển nguồn nhân lực.Theo UNESCO, phát triển nguồn nhân lực là làm cho toàn bộ sự lành nghềcủa dân cư luôn luôn phù hợp trong mối quan hệ với sự phát triển của đấtnước Các nhà kinh tế có quan niệm phát triển nguồn nhân lực gần với quanniệm của UNESCO là phải gắn với sản xuất, và chỉ nên giới hạn phát triểnnguồn nhân lực trong phạm vi phát triển kỹ năng lao động và thích ứng vớiyêu cầu về việc làm
Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO), phát triển nguồn nhân lực baohàm phạm vi rộng hơn, không chỉ là kỹ năng lao động, vấn đề đào tạo nóichung mà còn đề cập đến phát triển năng lực và sử dụng năng lực đó của conngười để tiến tới có được việc làm hiệu quả, cũng như thỏa mãn nghề nghiệp
và cuộc sống cá nhân Sự lành nghề được hoàn thiện nhờ bổ sung, nâng caokiến thức trong quá trình sống và làm việc Theo Liên hợp quốc, phát triểnnguồn nhân lực bao gồm giáo dục, đào tạo và sử dụng tiềm năng con ngườinhằm thúc đẩy phát triển KT - XH và nâng cao chất lượng cuộc sống
Trang 25Như vậy, theo chúng tôi, phát triển nguồn nhân lực phải được tiếp cậnvới các nội dung vừa là yếu tố sản xuất của tăng trưởng kinh tế, vừa là mụctiêu của tăng trưởng Phát triển nguồn nhân lực chính là phát triển con người
có năng lực hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và sử dụng năng lực
đó một cách có hiệu quả Tóm lại, phát triển nguồn nhân lực là quá trình làmbiến đổi về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng đáp ứngtốt hơn yêu cầu phát triển KT - XH Quá trình đó bao gồm phát triển thể lực,trí lực, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức, chuyên môn; nền văn hóatruyền thống lịch sử dân tộc, ý chí của con người trong lao động (quá trìnhnâng cao thể lực, trí lực và nhân cách)
1.1.2 Vai trò của nguồn nhân lực trong quá trình CNH, HĐH
CNH, HĐH là con đường tất yếu mà mọi quốc gia phải trải qua để pháttriển Cốt lõi của quá trình CNH, HĐH là nâng cao trình độ công nghệ của đấtnước Sự phát triển của khoa học công nghệ là chính là nền tảng của CNH,HĐH Đổi mới và phát triển khoa học công nghệ là phương thức nhanh nhất
để đạt được mục tiêu phát triển KT - XH Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 BCH
TƯ Đảng (khóa VII) đã xác định: CNH, HĐH là quá trình chuyển đổi cănbản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế
xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biếnsức lao động cùng với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đạidựa trên những thành tựu của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tạo ra năngsuất lao động cao Sự đổi mới và phát triển công nghệ sản xuất ra các sảnphẩm và dịch vụ có trình độ kỹ thuật, công nghệ cao, có giá trị cao sẽ tạo ra
sự tăng trưởng và phát triển cho nền kinh tế, cho phép nâng cao hiệu quả sửdụng các nguồn lực cho sự phát triển Chủ thể của quá trình này không aikhác chính là nguồn lực con người
Karl Marx đã từng khẳng định: con người là yếu tố quan trọng nhất, làchủ thể của mọi hoạt động xã hội, từ hoạt động sản xuất vật chất đến các hoạtđộng văn hóa, chính trị - xã hội Con người với tư duy khoa học sáng tạo củamình là những chủ thể không ngừng cải tạo thiên nhiên, phát triển xã hội vàtrong quá trình đó, không ngừng cải biến chính bản thân mình Và như vậy,trong mọi thời đại, nguồn lực con người luôn là nguồn lực quan trọng nhất đốivới sự phát triển của xã hội
Trang 26Nước ta đang tiến hành CNH, HĐH trong bối cảnh kinh tế thế giới cónhiều biến chuyển Thế kỷ 21 được dự báo là thế kỷ của nền kinh tế tri thứcvới sự phát triển vượt bậc về khoa học - công nghệ Ngay trong những thậpniên đầu của thế kỷ này, sự phát triển mạnh mẽ về khoa học công nghệ, sựbùng nổ về thông tin và truyền thông đang tạo ra những biến đổi to lớn vềnhiều phương diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường với qui mô
và mức độ ảnh hưởng ngày càng sâu rộng Nếu trước đây, sự phát triển củamỗi quốc gia dân tộc chủ yếu nhờ vào tài nguyên thiên nhiên, nguồn tư bản,thị trường… thì trong giai đoạn hiện nay, tri thức, khoa học - công nghệ lạitrở thành lực lượng sản xuất trực tiếp có thể tạo nên sự thịnh vượng cho mỗiquốc gia dân tộc Phát triển nền kinh tế tri thức sẽ tiếp tục là ưu tiên trongchính sách phát triển của nhiều nước, nhất là tại các nước công nghiệp pháttriển Kinh tế tri thức, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế gắn với tự dohóa thương mại sẽ được đẩy mạnh; đầu tư, lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, laođộng và vốn ngày càng mở rộng… Thời đại kinh tế tri thức toàn cầu hóa cóthể mang lại cơ hội cho những nước đi sau rút ngắn khoảng cách phát triểnbằng cách tiếp thu công nghệ mới để hiện đại hóa nền kinh tế Khi đã thamgia vào mạng lưới toàn cầu hóa, các nước đang phát triển, về nguyên tắc cóthể tìm kiếm các nguồn lực cho sự phát triển của mình không chỉ từ nhữngthứ mà các quốc gia này đang có, mà còn từ những cái đang hiện hữu trongtoàn bộ nền kinh tế thế giới
Trong bối cảnh phát triển như vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xácđịnh: “Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợithế của nước ta để rút ngắn quá trình CNH, HĐH đất nước theo định hướngXHCN gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quantrọng của nền kinh tế và CNH, HĐH”[13, tr.87]
Để thực hiện mục tiêu trên, cần tập trung huy động các nguồn lực khácnhau như vốn, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ, khai thác cácnguồn tài nguyên… Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là phải có nhân lựcthực hiện, hay nói cách khác, phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng, có trìnhđộ khoa học kỹ thuật tiên tiến là yếu tố quan trọng hàng đầu để thực hiệnchiến lược “đi tắt, đón đầu” trong quá trình CNH, HĐH đất nước hiện nay.Vai trò động lực của sự phát triển luôn thuộc về con người Chính con người
Trang 27với sức mạnh trí tuệ và phẩm chất của mình là yếu tố quyết định hiệu quả củaviệc khai thác các nguồn lực khác và do đó, là yếu tố quyết định sự phát triểnthịnh vượng của mỗi quốc gia dân tộc Nhất là trong thời đại kinh tế tri thức
và toàn cầu hóa hiện nay, khi sự phát triển của kinh tế thị trường ngày càngdựa trên sự phát triển của tri thức; sức cạnh tranh xoay quanh tâm điểm làhàm lượng chất xám khoa học trong giá trị sản phẩm Nếu đầu thế kỷ 20, hàmlượng đó chưa vượt quá 20% thì hiện nay ở nhiều sản phẩm đã đạt tới 80-90% Cơ sở duy nhất để có hàm lượng khoa học cao trong giá trị sản phẩmchính là chất lượng nguồn nhân lực
Sự phát triển KT - XH phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhiều điều kiệnnhưng chủ yếu nhất vẫn là phụ thuộc vào con người Xuất phát từ những yêucầu khách quan, việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực có vai trò to lớn đối vớiquá trình phát triển và hội nhập Phát huy, khai thác, sử dụng đúng các nguồnlực sẽ nâng cao năng lực và tạo cơ hội cho mọi người đều có thể phát huy hếttài năng, tham gia vào quá trình phát triển Nguồn lực nói chung là một kháiniệm rộng nó bao gồm hệ thống các nhân tố vật chất và tinh thần mà các nhân
tố này có khả năng góp phần thúc đẩy quá trình cải biến xã hội của một quốcgia Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại đã chỉ ra rằng, một nền kinh tếmuốn tăng trưởng nhanh và ở mức cao phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bảnlà: áp dụng công nghệ mới, phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại và nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực Trong đó nguồn nhân lực chất lượng cao trở thànhđộng lực quan trong cho quá trình tăng trưởng kinh tế bền vững Trong nềnkinh tế toàn cầu, năng lực cạnh tranh quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào nguồnnhân lực, đây là cơ sở cho việc xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức Dưới góc độ phát triển bền vững (tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn
đề xã hội và bảo vệ môi trường) thì phát triển nguồn nhân lực vừa là động lực,vừa là mục tiêu, điều này càng có ý nghĩa đối với định hướng phát triển củaViệt Nam - con người làm trung tâm của sự phát triển Muốn vậy, nguồn nhânlực phải được phát triển và huy động tối đa vào quá trình phát triển KT - XH,đảm bảo có đủ việc làm, tiến đến nâng cao năng suất trên cơ sở giải phóngnăng lực xã hội, sáng tạo của con người
Nguồn nhân lực còn được xem xét trong mối quan hệ biện chứng củatổng cung và tổng cầu của nền kinh tế Nguồn nhân lực với tư cách là chủ thể
Trang 28sáng tạo ra mọi của cải vật chất và tinh thần Trong quá trình phát triển, cùngvới các nguồn lực khác (vốn, khoa học - công nghệ và tài nguyên thiênnhiên), nguồn nhân lực được xem như năng lực nội sinh, chi phối quá trìnhphát triển của mỗi quốc gia, khai thác và sử dụng các nguồn lực khác, do đó
nó giữ vai trò quyết định năng lực sản xuất quốc gia - tức tổng cung của nền
kinh tế Mặt khác, để tồn tại và phát triển, nguồn nhân lực với tư cách làngười sử dụng và tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế là một bộ
phận của tổng cầu Giữa tổng cung và tổng cầu luôn có mối quan hệ biện
chứng với nhau Đây là hai nội dung quyết định đến tốc độ tăng trưởng kinh
tế Nhu cầu được đáp ứng sẽ trở thành động lực to lớn cho quá trình phát triển
xã hội Ngược lại, nhu cầu đó không được đáp ứng, định hướng đúng vào việcphát triển một xã hội văn minh, dân chủ và công bằng, thì ý nghĩa phủ địnhcủa nó là rất lớn, làm trì trệ, kiềm hãm sự phát triển KT - XH
Tầm quan trọng của nguồn nhân lực không chỉ dừng lại ở nhận thức lýthuyết, ở tư duy của các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách, mà điềunày luôn luôn được khẳng định trong cuộc sống sinh động Nguồn nhân lực làyếu tố vật chất quan trọng nhất, quyết định năng lực của lực lượng sản xuất xãhội, trực tiếp sử dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới trong quátrình tăng trưởng kinh tế
Thực tế cho thấy, mô hình tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia trênthế giới cũng như thực tiễn quá trình đổi mới đất nước của Việt Nam hơn 20năm qua khi chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, Nhà nước đã cónhiều chính sách huy động các nguồn lực cả trong và ngoài nước, trong đónguồn nhân lực giữ vai trò quyết định tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh
tế, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao Do vậy, việc phát huy lợi thếnguồn nhân lực phải là nội dung trọng tâm trong việc hoạch định chiến lượcphát triển KT - XH, Đảng ta đã khẳng định: “lấy việc phát huy yếu tố nguồnlực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”, “conngười và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nướctrong thời kỳ CNH, HĐH”
1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực
1.2.1 Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quy mô nguồn nhân lực
- Quy mô và tốc độ tăng dân số
Trang 29Đây là nhân tố cơ bản quyết định số lượng nguồn nhân lực Nếu quy môdân số càng lớn và tốc độ gia tăng dân số càng cao thì trong tương lai quy mô
và tốc độ gia tăng nguồn nhân lực cũng sẽ càng lớn và ngược lại Cần lưu ýrằng sự gia tăng của dân số lại chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như:phong tục, tập quán, trình độ phát triển kinh tế, mức độ chăm sóc y tế, chínhsách của nhà nước Do đó, xét đến cùng, thì số lượng nguồn nhân lực lại phụthuộc vào những nhân tố này Trên thực tế, việc gia tăng số lượng nguồn nhânlực trong một không gian và thời gian nhất định, không chỉ phụ thuộc vào tốcđộ gia tăng dân số tự nhiên mà còn chịu ảnh hưởng của tốc độ gia tăng dân số
cơ học
- Cơ cấu dân số theo độ tuổi (tháp tuổi)
Cơ cấu dân số theo độ tuổi là sự phân bố tổng số dân theo từng nhómtuổi (độ tuổi) Khi nghiên cứu về nguồn nhân lực, người ta thường chia tổngdân số thành 3 nhóm chính: (1) nhóm dưới tuổi lao động, (2) nhóm trong tuổilao động và (3) nhóm trên tuổi lao động
Thông thường ở các nước đang phát triển có tốc độ gia tăng dân số cao,nhóm dân số dưới tuổi lao động chiếm tỉ lệ lớn (khoảng 40%, thậm chí caohơn), nhóm dân số trong tuổi lao động khoảng 50% và nhóm dân số trên tuổilao động khoảng 10%, những nước này được xếp vào loại quốc gia có cơ cấudân số trẻ Một quốc gia có cơ cấu dân số trẻ cho thấy tiềm năng về nguồnnhân lực dồi dào để phát triển kinh tế Mặt khác, nó cũng đặt ra nhiều vấn đềcần giải quyết như: chi phí nuôi dưỡng và đào tạo, khả năng dư thừa lao động
và thiếu việc làm cao, thu nhập bình quân đầu người thấp do tiềm năng sinhsản lớn
Đối với các nước công nghiệp phát triển, thường có tốc độ gia tăng dân
số hợp lý, tỷ lệ dân số dưới tuổi lao động ở mức trung bình (khoảng 27%), tỷ
lệ dân số trong tuổi lao động cao nhất (khoảng 50%) và tỷ lệ dân số trên tuổilao động ở mức 20-23% Đây là những nước có quy mô dân số ổn định, cónguồn nhân lực bảo đảm cho mục tiêu phát triển
Ngoài hai tình trạng trên, ta thấy có một số ít nước ở vào tình trạng có cơcấu dân số già Ở những nước này, tốc độ gia tăng dân số thấp (khoảng 0,4đến 0,5%/ năm), vì thế tỷ lệ dân số dưới tuổi lao động ít (khoảng trên 10%),nhưng tỷ lệ dân số trên tuổi lao động lại rất cao (do tuổi thọ bình quân cao)
Trang 30khoảng gần 30% Do đó, đối với những nước này trong tương lai sẽ thiếu hụtnguồn nhân lực và gánh nặng đối với người già tăng lên.
- Quy định về độ tuổi lao động của từng quốc gia: Nếu cận dưới của độ
tuổi lao động nhỏ, cận trên lớn thì số lượng nguồn nhân lực cao và ngược lạicận dưới của độ tuổi lao động cao và cận trên nhỏ thì số lượng nguồn nhânlực thấp
- Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động nhưng không tham gia vào hoạt động kinh tế: Những người được tính vào tỷ lệ dân số này gồm 4 nhóm: người
đang đi học; người làm công việc nội trợ không nhận tiền công; người mấtkhả năng hoặc không có khả năng lao động; người không có nhu cầu laođộng Nếu tỷ lệ dân số này cao thì quy mô nguồn nhân lực thấp và ngược lại
tỷ lệ dân số này thấp thì quy mô nguồn nhân lực cao Tỉ lệ này thường được
sử dụng để ước tính quy mô của dự trữ nguồn nhân lực trong nền kinh tế.Ngoài ra, còn có các nhân tố ảnh hưởng khác đến nguồn nhân lực nhưtuổi thọ bình quân, thu nhập, điều kiện sống, phong tục tập quán, chiến tranh,dịch bệnh Ở nước ta do ảnh hưởng của chiến tranh, thu nhập, mức sống củanhân dân chưa cao làm cho thể chất người lao động thấp Điều đó cũng dẫnđến một bộ phận dân cư thiếu khả năng lao động và do đó cũng ảnh hưởngđến số lượng nguồn lao động Riêng đối với nhân tố phong tục tập quán ănsâu, bám rễ trong người dân lao động, trong giai đoạn CNH, HĐH không phảimột sớm một chiều thay đổi được Chính vì vậy cần thường xuyên xây dựngtác phong công nghiệp cho người lao động
- Hợp tác quốc tế về lao động
Trong xu thế toàn cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ thì mỗi quốc giađều phải hòa vào dòng chảy toàn cầu đó tùy theo năng lực hội nhập, khả năngđáp ứng sự phân công lao động quốc tế của mình nhằm mục tiêu như: sử dụnghiệu quả nguồn nhân lực trong nước, tăng thu nhập cho người lao động,…đồng thời tranh thủ được khả năng lao động của quốc tế Quá trình hợp quốc
tế về lao động có tác động đến quy mô nguồn nhân lực, thể hiện ở các nộidung sau:
- Di cư ra nước ngoài, gồm những người từ một nước đến sinh sống vàlàm ăn tại một nước khác trên thế giới Hình thức di cư này có quy mô lớn
Trang 31hơn khi xu hướng toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên phạm vi toàncầu - quá trình tự do di chuyển các nguồn lực Ngày nay, quá trình di cư ranước ngoài không chỉ từ các nước kém phát triển sang các nước phát triển màcòn có đặc trưng di cư lao động kỹ thuật cao từ các nước phát triển sang cácnước đang phát triển, do tại các nước này thiếu loại lao động chất lượng cao
- Xuất khẩu lao động: là quá trình một nước cung ứng lao động có thờihạn cho một nước khác để giải quyết việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp trongnước, từ đó tăng thu nhập cho người lao động, thu nhập quốc gia Việc xuấtkhẩu lao động có thời hạn được thực hiện trên cơ sở các ký kết hiệp định vềcung ứng lao động giữa các nước
- Nhập khẩu lao động: là một nước tiếp nhận lao động của các nước khác
để đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động trong nước nhằm đảm bảo cho quá trình
ổn định và phát triển kinh tế
Khi thị trường lao động thế giới càng phát triển, hoạt động năng động thìcác dòng chảy lao động từ xuất khẩu và nhập khẩu lao động càng diễn ramạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, tác động đến quy nguồn nhân lực
1.2.2 Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực 1.2.2.1 Sự phát triển KT - XH
- Trình độ phát triển của nền kinh tế
Trình độ phát triển của nền kinh tế tác động đến chất lượng nguồn nhânlực được thể hiện trước hết là mức sống của người dân nói chung và nguồnnhân lực nói riêng Khi thu nhập được nâng cao, các hộ gia đình có điều kiệncải thiện chế độ dinh dưỡng, khả năng chi trả cho các dịch vụ giáo dục, đàotạo, chăm sóc sức khỏe,… Khi sức khỏe, trình độ văn hóa, chuyên môn, kỹthuật, các mối quan hệ xã hội được nâng lên, nó ảnh hưởng đến khả năng laođộng của người lao động và do đó nó quy định chất lượng nguồn nhân lực.Mặt khác, trong một nền kinh tế hiện đại thường có một cơ cấu kinh tếhợp lý và sử dụng phần lớn công nghệ cao Do đó, lao động trong nền kinh tếnày đa số được đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, có hệ thống giáo dục hiện đạihướng đến việc đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho nền kinh tế
- Tăng trưởng đầu tư của nền kinh tế
Trang 32Lý thuyết kinh tế phát triển đã chứng minh rằng tỷ lệ đầu tư luôn có mốiquan hệ đến tốc độ tăng trưởng kinh tế (Mô hình Harrod - Domar), khi nềnkinh tế tăng trưởng làm tăng khả năng giải quyết việc làm, nâng cao trình độcông nghệ, đặc biệt là năng suất lao động, từ đó nâng cao thu nhập Khi việclàm và thu nhập được tăng lên sẽ tác động tích cực đến đời sống vật chất vàtinh thần của dân cư và người lao động và vì vậy chất lượng nguồn nhân lựcđược nâng lên.
- Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tăng trưởng và phát triển kinh tế luôn dựa trên một nền tảng cơ cấu kinh
tế nhất định Quá trình tăng trưởng và phát triển diễn ra đồng thời với quátrình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý và hiện đại trên cơ sở pháthuy tối đa lợi thế của địa phương, vùng hay toàn bộ nền kinh tế Cơ cấu kinh
tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành hiện đại (công nghiệp vàdịch vụ) giảm tỷ trọng ngành truyền thống (nông nghiệp) tác động đến quátrình chuyển dịch cơ cấu lao động - giảm lao động trong các ngành truyềnthống, tăng lao động trong các ngành hiện đại, nâng cao trình độ chuyên môncho người lao động đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thựctiễn ở nước ta cho thấy, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động chịu tác độngrất lớn của cơ cấu kinh tế, tuy nhiên quá trình chuyển dịch cơ cấu lao độngdiễn ra chậm hơn so với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Nhóm nhân tố văn hóa - xã hội
Nhóm nhân tố này bao gồm giáo dục, đào tạo, cơ chế, chính sách, yêucầu sử dụng lao động của xã hội, phong tục, tập quán, truyền thống
+ Giáo dục, đào tạo là một hoạt động mang tính chủ quan của nhà nước,
đó là hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển có hệthống các năng lực, phẩm chất, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo để hoàn thiện nhâncách, khả năng làm việc cho mỗi cá nhân để từ đó họ có những kiến thức nhấtđịnh để có thể trực tiếp lao động hoặc tham gia thị trường lao động một cách
dễ dàng và làm việc thật sự có năng suất, hiệu quả Kết quả của giáo dục cònlàm tăng nguồn nhân lực có trình độ, tạo khả năng thúc đẩy nhanh quá trìnhđổi mới công nghệ Giáo dục, đào tạo phải gắn với nhu cầu của thị trường laođộng, đào tạo những ngành nghề mà thị trường cần chứ không phải mang tínhchủ quan của Nhà nước nhưng lại phi thị trường Với vai trò to lớn của giáo
Trang 33dục, đào tạo để cung ứng cho xã hội, cho thị trường lao động những người cókiến thức, kỹ năng làm việc cho nên việc nhà nước đầu tư cho giáo dục, đàotạo phải trên giác độ toàn diện cả văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật,truyền thống, kinh nghiệm, ý thức cộng đồng Đó là sự đầu tư trực tiếp vềmặt trí lực, cơ bản và lâu dài cho sự phồn thịnh của đất nước.
+ Yêu cầu sử dụng lao động của xã hội: Mỗi bước phát triển của KT
-XH đều đòi hỏi sự tương xứng của chất lượng nguồn nhân lực Ngày nay việcphát triển kinh tế sẽ làm xuất hiện những ngành nghề mới, công nghệ mới,quản lý mới Điều đó đòi hỏi người lao động phải không ngừng tự hoàn thiện,phát triển để làm chủ quá trình phát triển KT - XH
+ Tập quán, truyền thống: Nhân tố này có tác động lớn đến việc nângcao chất lượng nguồn nhân lực Tập quán, truyền thống được hình thành vàtích luỹ lại trong một quá trình phát triển của một dân tộc gắn liền với việctiếp thu những tinh hoa của văn minh nhân loại Bên cạnh những tập quán tiếnbộ cũng còn tồn tại đan xen những dấu ấn của tập quán sản xuất lạc hậu, lỗithời chưa được thay thế Để loại bỏ những tập quán lạc hậu cần phải có thờigian và sự tham gia của cả cộng đồng
1.2.2.2 Tình trạng dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe
Nhóm nhân tố liên quan đến thể chất nguồn nhân lực: đó là môi trường sống, y tế, dinh dưỡng, di truyền Chế độ dinh dưỡng sẽ quyết định đến chất
lượng nòi giống, thể lực, trí lực, tâm lí của người lao động Chi phí cho sứckhỏe và dinh dưỡng chẳng những làm tăng chất lượng nguồn nhân lực mà còngóp phần đáng kể vào việc làm tăng số lượng nguồn nhân lực do việc kéo dàituổi thọ và từ đó tăng được thời gian lao động, có sức khỏe người lao độngmới phát huy được trí tuệ, khả năng của mình trong lao động Sức khỏe là sựphát triển hài hòa của con người cả về thể chất và tinh thần Sức khỏe thể chất
là sự cường tráng, năng lực chân tay, sức khỏe tinh thần là sự dẻo dai của hoạtđộng tinh thần, khả năng vận động của trí tuệ, khả năng biến tư duy thànhhành động thực tiễn, khả năng thích ứng, đối phó với biến động môi trường xãhội Nhà nước nên có chính sách về y tế, dinh dưỡng để chăm sóc sức khoẻcho người lao động trên các phương diện: bồi bổ sức khỏe trong quá trình laođộng bị tiêu hao một cách tương xứng, bồi bổ sức khỏe về mặt đời sống vậtchất, tinh thần Đối với những ngành nghề liên quan đến bệnh nghề nghiệp thì
Trang 34phải thường xuyên chăm lo, thăm khám và khắc phục bệnh nghề nghiệp chongười lao động Cơ chế, chính sách y tế phù hợp sẽ tạo cơ hội cho các tầnglớp dân cư, người lao động.
1.2.2.3 Phát triển giáo dục và đào tạo
Phát triển giáo dục, đào tạo là một trong những nhân tố quan trọng nhấtảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực, vì nó không chỉ quyết định trìnhđộ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật của người lao động mà còn tác động đếnsức khỏe, tuổi thọ của người dân, thông qua các yếu tố về thu nhập, khả năng
xử lý thông tin kinh tế, xã hội,… nhân tố này tác động đến chất lượng nguồnnhân lực với các nội dung:
- Trình độ chuyên môn - kỹ thuật của nguồn nhân lực, giáo dục và đàotạo là nguồn gốc cơ bản để nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn -
kỹ thuật của nền kinh tế Mức độ phát triển giáo dục và đào tạo là điều kiện
để nâng cao chất lượng theo chiều sâu của nguồn nhân lực Trong một nềngiáo dục phát triển thì chất lượng đầu ra được đảm bảo, đáp ứng được yêu cầucủa thị trường lao động và xã hội Đây là một trong những yêu cầu cấp thiếttrong phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo ở nước ta hiện nay
- Giáo dục và đào tạo cung cấp trình độ văn hóa cơ bản là tiền đề để tiếpthu tri thức, tính sáng tạo, từ đó nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhậpgóp phần phát triển toàn diện con người Trong nền kinh tế hiện đại - kinh tếtri thức, giáo dục và đào tạo càng giữ vai trò chủ đạo quyết định năng lựccạnh tranh quốc gia mà nội dung cơ bản của nó là hàm lượng khoa học vàcông nghệ, chất xám kết tinh trong sản phẩm, quyết định giá trị sản phẩmđược sản xuất ra
- Theo UNESCO, bốn trụ cột chính của giáo dục trong thế kỷ XXI đểnâng cao chất lượng nguồn nhân lực là:
+ Học để biết (Learn to know), khả năng thích ứng với những thay đổinhanh của khoa học, công nghệ và kinh tế mang lại, con người cần phải kếthợp vốn văn hóa chung với khả năng làm việc chiều sâu ở các lĩnh vựcchuyên môn - kỹ thuật Vốn văn hóa chung này là tiền đề cho việc học suốtđời, đem lại cho người học sự thích thú và những cơ sở để học suốt đời
Trang 35+ Học để làm (Learning to do), ngoài việc học chuyên môn - kỹ thuật,con người cần phát triển khả năng đương đầu với nhiều tình huống khác nhau
và làm việc trong một tập thể - một khía cạnh hiện nay chưa được quan tâmtrong các phương pháp giáo dục Những kỹ năng này sẽ dễ có được hơn nếungười học có cơ hội phát triển năng lực của mình bằng cách tham gia các hoạtđộng nghề nghiệp, xã hội đồng thời với việc học tri thức
+ Học để tự khẳng định mình (Learning to be), đòi hỏi mỗi người khảnăng tự quản và phán đoán cao hơn, biết tạo ra lợi thế riêng của mình, songsong với việc tăng cường trách nhiệm cá nhân để đạt được mục tiêu chung.+ Học để cùng chung sống (Learning to live together), đòi hỏi mọi người
về khả năng hợp tác, thân thiện với những người xung quanh, coi trọng truyềnthống tốt đẹp, tiếp nhận cái mới tiến bộ, nhận biết được những nguy cơ vàthách thức tương lai, giải quyết những xung đột không thể tránh được mộtcách thông minh và hòa bình
1.2.2.4 Các chính sách của Chính phủ
Vai trò của Chính phủ có tầm quan trọng rất lớn đối với nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực quốc gia Chính phủ hoạch định các chính sách tạo môitrường pháp lý cho phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo cả chiều rộng vàchiều sâu Hệ thống các chính sách xã hội đúng đắn vì mục tiêu của con người
sẽ là động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của người lao độngtrong quá trình phát triển KT - XH Cơ chế, chính sách phải nhằm phát huynhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng về quyền lợi vànghĩa vụ công dân; kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đờisống vật chất và tinh thần Cơ chế, chính sách phải theo hướng tạo mở, thúcđẩy và khích thích người lao động, doanh nghiệp, Nhà nước và toàn xã hộichăm lo đến chất lượng nguồn nhân lực Có như vậy người lao động mới pháthuy được khả năng trí tuệ của bản thân để đóng góp cho xã hội và qua đó chấtlượng nguồn nhân lực của quốc gia sẽ được nâng cao
1.2.2.5 Trình độ phát triển của thị trường lao động
Thị trường lao động là toàn bộ các quan hệ lao động được xác lập tronglĩnh vực thuê mướn lao động (nó bao gồm các quan hệ lao động cơ bản nhấtnhư thuê mướn và sa thải lao động, tiền lương và tiền công, bảo hiểm xã hội,
Trang 36tranh chấp lao động…), ở đó diễn ra sự trao đổi, thỏa thuận giữa một bên làngười lao động tự do và một bên là người sử dụng lao động Thị trường laođộng là nơi thực hiện các quan hệ xã hội giữa người bán sức lao động (ngườilao động làm thuê) và người mua sức lao động (người sử dụng sức lao động),thông qua các hình thức thỏa thuận về giá cả (tiền công, tiền lương) và cácđiều kiện làm việc khác, trên một hợp đồng lao động.
Chi tiết hơn, thị trường lao động là tập hợp những quan hệ kinh tế, pháp
lý, xuất hiện giữa người sở hữu sức lao động (người lao động) và người sửdụng nó (người thuê lao động), nơi mà hàng hóa và dịch vụ sẽ được hìnhthành trong sản xuất chứ không phải trên thị trường Đối với người nắm giữsức lao động sẽ được tạo ra cơ hội để nhận chỗ làm việc, nơi mà anh ta có thểlàm việc, thể hiện khả năng và nhận thu nhập để tái sản xuất sức lao động củamình Đối vối người thuê lao động sẽ có cơ hội tăng lợi nhuận kinh tế Trênthị trường sẽ hình thành những quan hệ việc làm
Hàng hóa mua và bán trên thị trường lao động là “sức lao động” Sức lao
động được hiểu là tổng hợp toàn bộ thể lực và trí lực ở con người, nó nói lênkhả năng để có lao động, còn lao động là hoạt động có mục đích của conngười, là tiêu dùng sức lao động trong quá trình lao động Lao động không thểtrở thành hiện thực nếu không có sức lao động và muốn sức lao động đượcthực hiện, thì phải có lao động Lao động là một quá trình tạo ra của cải vậtchất và tinh thần, cùng các loại dịch vụ Quá trình này được bắt đầu sau khi sựgiao dịch trên thị trường lao động được ký kết, quan hệ thị trường kết thúc vàquá trình sản xuất được bắt đầu Để trở thành hàng hóa thì đối tượng phải cósẵn trước khi bán, ngưng đối với lao động thì lại không diễn ra như vậy Khibán hàng hóa sẽ chuyển từ người bán sang người mua
Xuất phát từ các nội dung phân tích trên, đối tượng mua và bán trên thị
trường lao động là “sức lao động”, và nếu xét về phương diện lý thuyết thì thị trường đó phải được gọi là “thị trường sức lao động” Nhưng trong thực tế,
trong các văn bản chính thống của tổ chức lao động thế giới (ILO), cũng như
ở nhiều nước phát triển và ở Việt Nam thường được dùng tên gọi “thị trường lao động”, vì vậy để cho thống nhất cách gọi trong đề tài này như một khái niệm đồng nhất với “thị trường sức lao động”.
Trang 37Thị trường lao động góp phần phân bổ, điều tiết lao động theo yêu cầuphát triển các đơn vị, các ngành và nền kinh tế - một nguồn lực, yếu tố đầuvào để tạo sản phẩm đầu ra trong hoạt động của các bộ phận cấu thành nềnkinh tế Thị trường lao động cung ứng sức lao động - với tính cách là yếu tốsản xuất hàng hóa - cho các hoạt động sản xuất hàng hóa.
Trình độ phát triển của thị trường lao động có ảnh hưởng đến chất lượngnguồn nhân lực thông qua quan hệ cung - cầu lao động, tính cạnh tranh củathị trường và giá cả tiền lương Từ quan hệ cung - cầu về lao động, tạo ra sựcạnh tranh - đặc biệt là từ phía cung lao động, để có thể tìm được chỗ làm phùhợp với năng lực của mình và có thu nhập cao đã buộc lực lượng lao độngchưa có việc làm hoặc đang có việc - nhưng dưới áp lực mất việc phải tự nângcao trình độ chuyên môn, kỹ năng lao động của mình để nâng cao sức cạnhtranh trong thị trường nhằm khẳng định năng lực lao động và ổn định thunhập trong tương lai Như vậy, xét về phía cung lao động, tạo sự cạnh tranhcần thiết về năng lực, kỹ năng lao động đã tác động đến chất lượng nguồnnhân lực Cạnh tranh là một yếu tố thị trường lao động quan trọng mà các chủthể tham gia thị trường phải tính đến khi đưa ra quyết định hành động nhằmtạo và nâng cao lợi thế của mình trong các hoạt động đào tạo, mua bán sức laođộng hàng hóa trên thị trường Quan hệ cạnh tranh được coi là cơ chế pháttriển đối với các chủ thể tham gia lao động Với thị trường lao động có tínhcạnh tranh cao sẽ tạo động nâng cao trình độ giáo dục, kỹ năng lao động cơhội phát triển cá nhân đối với đội ngũ chuẩn bị tham gia vào thị trường laođộng Do vậy nó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực từ khi đội ngũ này cònđang trong quá trình đào tạo
Mặt khác, mức độ phát triển của thị trường lao động tạo ra cơ chế gắnkết giữa người sử dụng lao động với người cung cấp sức lao động và các cơ
sở đào tạo Từ đó, tạo khả năng ăn khớp giữa năng lực lao động được đào tạovới yêu cầu công việc, do đó nó góp phần nâng chất lượng nguồn nhân lực,vấn đề bố trí, sử dụng lao động làm việc trái chuyên môn đã ảnh hưởng rấtlớn đến hiệu quả hoạt động của nguồn nhân lực
Giá cả sức lao động trên thị trường lao động được thể hiện qua hình thứctiền lương, tiền công và trực tiếp, cụ thể nhất là mức thu nhập của người laođộng có được từ kết quả lao động của mình Giá cả sức lao động là một phạm
Trang 38trù kinh tế cho nên nó cũng nằm trong trạng thái động Đối với các chủ thểtham gia quan hệ lao động nội dung cơ sở xác định giá cả sức lao động có sựkhác biệt.
Đối với người lao động giá cả sức lao động được xác định từ các cơ sở.+ Tiền lương: Cơ sở để tính lương cho người lao động hiện nay chính làquy định về mức lương tối thiểu của nhà nước
+ Thu nhập ngoài lương: Gồm tiền trả cho người lao động theo cổ phần,chi phí học nghề, tiền ăn (ăn trưa, ăn bồi dưỡng ca) Chi phí học nghề, mứcthu nhập ngoài lương phụ thuộc vào mức doanh thu, lợi nhuận doanh nghiệpđạt được qua các kỳ kinh doanh
Đối với doanh nghiệp: ngoài lương và tiền ưu đãi trợ cấp xã hội thì phầntrợ cấp xã hội chuyển vào các nguồn vốn khác nhau cũng nằm trong giá cảsức lao động, bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể,bảo hiểm thất nghiệp, tiền công khi nghỉ ốm, phúc lợi khi sinh con Tất cảnhững khoản này được xác định căn cứ vào mức doanh thu, lợi nhuận doanhnghiệp đạt được trong từng kỳ kinh doanh và quy định của nhà nước
1.3 Lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả giáo dục, đào tạo
và dạy nghề
1.3.1 Lý thuyết tăng trưởng nội sinh
Lý thuyết tăng trưởng nội sinh có thể được dùng để giải thích quá trìnhhình thành vốn con người Những người theo lý thuyết này lý luận rằng việcphân loại hoạt động đầu tư theo nghĩa rộng, như việc tích lũy kiến thức và vốncon người, không chịu ảnh hưởng của thuyết lợi ích giảm dần bởi vì chúngtạo ra hiệu ứng lan tỏa về năng suất cho phần còn lại của nền kinh tế (Romer,1986)
Thế hệ thứ hai của lý luận nội sinh trong đầu những năm 1990 đã tìmcách sử dụng lại mô hình tân cổ điển của Solow (1956) bằng cách tập trungvào khía cạnh nội sinh hóa thay đổi công nghệ Thay đổi công nghệ phát sinhphần lớn vì hành động cố ý do những cá nhân hoặc doanh nghiệp phản ứng lạicác ưu đãi thị trường [Romer, 1990, tr.72] Các doanh nghiệp phản ứng lại vớicác ưu đãi thị trường sẽ đầu tư nguồn lực nhiều hơn trong các hoạt độngnghiên cứu và phát triển (R & D) nhằm giới thiệu sản phẩm mới hoặc phức
Trang 39tạp hơn tạo lợi nhuận lớn hơn Khi kiến thức mới được dịch chuyển sang hànghóa với giá trị thực (Romer, 1990) và với việc ngày càng nhiều các sản phẩmtinh vi hơn được giới thiệu trong một thị trường nhất định, lợi nhuận từ đầu tưtăng thêm vào các hoạt động R & D giảm dần Nhưng các ưu đãi giảm dầncho đầu tư liên tục về R & D được bù đắp bởi thực tế là một khi chi phí củaviệc tạo ra một hướng dẫn công nghệ mới phát sinh, các hướng dẫn công nghệ
có thể được sử dụng mãi mãi mà không mất chi phí bổ sung và phát triểnhướng dẫn công nghệ mới tốt hơn là tương đương với sự phát sinh chi phí cốđịnh Lợi nhuận của đầu tư mới R & D được duy trì qua thời gian do sự tăngtrưởng dài hạn
1.3.2 Lợi tức từ đầu tư vào giáo dục
Trọng tâm nghiên cứu của kinh tế học về giáo dục hiện nay là xác định
và đo lường lợi tức của giáo dục, tiền tệ và phi tiền tệ, tư nhân và xã hội, cũngnhư liên hệ chúng với đầu tư (Appiah & McMahon, 2002; McMahon, 1999;Psacharopouls,1994; Psacharopoulos & Woodhall, 1985) Sở dĩ vì đối với lợitức về tiền tệ, các mô hình tăng trưởng nội sinh mới được phát triển bởiRomer (1986, 1990) và Lucas (1988) kết hợp với kiểm định thực chứng chothấy giáo dục có vai trò trung tâm trong quá trình tăng trưởng kinh tế Nhưngcũng là vì đã có những tiến bộ gần đây trong đo lường và đánh giá không chỉlợi tức thị trường mà còn là lợi ích xã hội phi tiền tệ từ giáo dục và học tậpsuốt đời bằng cách sử dụng cả dữ liệu vi mô và tổng hợp (ví dụ McMahon,
1999, 2004) Có người hoài nghi (ví dụ, Pritchett, 1996; Wolf, 2002) nhưng
họ thường sử dụng kỹ thuật kiểm soát để loại bỏ những ảnh hưởng gián tiếpcủa giáo dục lên sự tăng trưởng
Giáo dục là một hình thức đầu tư vốn con người Các kết quả thựcnghiệm xác nhận lợi tức (nghĩa là khả năng sinh lợi) của giáo dục tiểu học,giáo dục phổ thông và giáo dục của phụ nữ (Psacharopoulos, 1989, 1994;Psacharopoulos & Patronos, 2004; McMahon, 1984, 1987a, b, 1998, 1999,2004) Lợi tức lớn nhất từ giáo dục thuộc về các nước có thu nhập trung bìnhthấp Suất lợi tức xã hội và cá nhân (tư nhân) cao nhất cho giáo dục tiểu học
ở các nước nghèo, theo sau trung học và ngược lại giáo dục đại học, theo trật
tự tương tự Trong tất cả các cấp học ở tất cả các nước, suất lợi tức tư nhânvượt suất lợi tức xã hội bởi vì giáo dục được trợ cấp công khai Tuy nhiên,
Trang 40biến dạng công-tư nhân lớn nhất trong các quốc gia nghèo nhất và ở các cấpđộ cao hơn của giáo dục (Psacharopoulos, 1984, 1989).
Các nhà nghiên cứu đã xem xét lợi tức (khả năng sinh lợi) của giáo dụcnhư là một hình thức vốn, và so sánh với vốn vật chất Kết quả khảo sát nàygiúp định hướng các quyết định chính sách về phân bổ, sử dụng và quản lýnguồn lực giữa giáo dục và nguồn vốn vật chất (cơ sở hạ tầng xã hội) Suất lợitức cũng đã được sử dụng để giải thích 'phần dư’ Hàm sản xuất kiểu củaSchultz dẫn đến ước lượng tham số là suất sinh lợi biên tế của giáo dục, củavốn vật chất và của các nguồn khác của tăng trưởng (McMahon, 1998)
1.3.3 Lợi tức phi tiền tệ từ đầu tư vào giáo dục
Không phải tất cả các lợi tức của giáo dục từ cơ chế thị trường (thu nhậpbằng tiền tệ) của các nền kinh tế Những lợi ích phi tiền tệ của giáo dục đemđến trực tiếp cho cá nhân (ví dụ, thói quen dinh dưỡng tốt hơn) được gọi lànhững lợi ích phi thị trường hay lợi ích tiêu dùng (McMahon, 1999) và cũngnhư những lợi ích rộng lớn hơn của việc học (Bynner và cộng sự, 2003).Các lợi ích phi tiền tệ khác mà McMahon (1999) kiểm tra trong dữ liệuchéo quốc gia bao gồm sự đóng góp của giáo dục đến dân chủ, nhân quyền,
và ổn định chính trị (Appiah & McMahon, 2002), giảm tội phạm và bảo vệmôi trường Mc.Mahon (1999) lập luận rằng việc mở rộng các quyền chínhtrị, các quyền dân sự hoặc nhân quyền, và sự ổn định chính trị là khía cạnhquan trọng của sự phồn vinh
Đây là những khía cạnh của sự phát triển nằm ngoài khái niệm hẹp củatăng thu nhập trên đầu người (một chỉ số đã một thời thống trị đo lường tăngtrưởng kinh tế và phát triển) Mc.Mahon (1999) ám chỉ rằng một xã hội họctập rút ra sự hài lòng mang bản chất phi tiền tệ từ các quyền tự do chính trị, tự
do dân sự và sự ổn định kinh tế hợp lý đem lại cho cá nhân thu nhập tiền lâudài Nhưng cũng có những hiệu ứng phản hồi được tích lũy từ dân chủ hóađến ổn định chính trị để đạt mức đầu tư cao hơn và tăng trưởng kinh tế nhanhhơn (McMahon, 1999, p 92)
1.3.4 Giáo dục và vấn đề ngoại ứng
Lợi ích tiêu dùng (lợi ích phi thị trường) nói trên thuộc về học sinh hoặcgia đình, những người thực hiện những khoản đầu tư giáo dục Ngược lại,