Về đội ngũ khoa họ c kỹ thuật

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các tỉnh vùng Đông Nam bộ trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa (Trang 63 - 65)

Vùng Đông Nam bộ mà trọng tâm là TP.HCM, là một trung tâm lớn của cả nước về giáo dục - đào tạo, khoa học, kỹ thuật với 32 trường đại học, 20 trường cao đẳng và 29 trường trung học chuyên nghiệp, hơn 60 viện và trung tâm nghiên cứu; 230 nghìn người có trình độ từ cao đẳng trở lên, trong đó có 3.000 tiến sĩ, 5.000 thạc sĩ. Bên cạnh đó, hệ thống trường dạy nghề ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và các tỉnh khác trong khu vực cũng khá phát triển, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn lao động. Riêng Bình Dương, sau 6 năm thực hiện quy hoạch mạng lưới dạy nghề, đã phấn đấu xây dựng được tổng cộng 28 cơ sở dạy nghề (15 công lập, 13 tư thục) đào tạo được 48.807 lao động (8.617 hệ dài hạn, 79.190 hệ ngắn hạn). Tỉ lệ học sinh học nghề ra trường có việc làm khoảng 80%, trong số đó 90%

vào làm tại các khu công nghiệp [41]. Sự phát triển của hệ thống đào tạo, dạy nghề đã nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo và đào tạo nghề của vùng tăng cao.

Vùng Đông Nam Bộ có đội ngũ cán bộ KHKT đứng thứ hai trong cả nước, tuy vậy còn thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực (tỷ lệ cán bộ đại học trên 1 vạn dân của Việt Nam là 18, vùng Đông Nam Bộ là 22, trong khi đó Hàn Quốc là 52, Nhật Bản là 70).

Với quy mô và trình độ hệ thống cơ sở giáo dục, đào tạo, các nhà khoa học thực hiện chức năng nghiên cứu và đào tạo lao động của TP.HCM có ưu thế rất lớn về số lượng và chất lượng của đội ngũ các nhà khoa học, số nhà khoa học đang sống và làm việc trên địa bàn TP.HCM chiếm khoảng 30% so với cả nước, trong đó phần lớn là lực lượng khoa học - kỹ thuật trong các ngành khoa học ứng dụng, công nghệ và các ngành kinh doanh. Đây là yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với phát triển kinh tế, trong thời đại kinh tế tri thức. Tuy điều kiện sinh sống ở Thành phố hiện nay có khó khăn hơn so với một số địa phương khác (như về nhà ở, giá cả sinh hoạt, đi lại, mức độ ô nhiễm môi trường v.v….), nhưng Thành phố vẫn là một trong những địa bàn vẫn còn sức hấp dẫn mạnh, thu hút lực lượng khoa học - kỹ thuật trong cả nước đến sinh sống và làm việc, từ đó lan tỏa đến các tỉnh lân cận trong Vùng ĐNB. Do đó, cùng với quá trình đào tạo của hệ thống giáo dục - đào tạo trên địa bàn cộng với sức hút lực lượng khoa học - kỹ thuật từ các trung tâm đào tạo khác đến sinh sống và làm việc trên địa bàn Thành phố, thì nguồn nhân lực có trình độ khoa học - kỹ thuật sẽ tiếp tục gia tăng trong năm tới. Hiện nay do những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau việc sử dụng đội ngũ KHKT chưa mang lại hiệu quả cao, mà thậm chí phần nào còn lãng phí chất xám, nhưng tiềm năng về KHKT của Thành phố vẫn đóng vai trò quyết định trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong quá trình CNH, HĐH nền kinh tế Vùng ĐNB.

Có thể nói, thế mạnh về nguồn nhân lực KH-CN là thế mạnh cơ bản, yếu tố thuận lợi cho các tỉnh khu vực Đông Nam bộ phát triển các ngành kinh tế kỹ thuật cao, dịch vụ hiện đại trong quá trình CNH-HĐH.

Bên cạnh đó, Vùng ĐNB với sự đóng góp của TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu đã hình thành trung tâm công nghiệp của cả nước, đóng góp trên 55% giá trị sản lượng công nghiệp của cả nước. Nguồn

đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai với hàng chục nghìn cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, mà đặc điểm của những nơi này, không chỉ là nơi sản xuất, mà còn là nơi đào tạo lực lượng lao động có tay nghề cao, nằm ngoài hệ thống đào tạo của các trung tâm dạy nghề, các trường kỹ thuật. Vì vậy lực lượng công nhân kỹ thuật có tay nghề cao trong hầu hết các ngành kinh tế chính là lợi thế của Vùng trong phát triển. Thế mạnh về nguồn nhân lực khoa học - công nghệ là thế mạnh cơ bản, yếu tố thuận lợi cho Vùng ĐNB phát triển các ngành kinh tế kỹ thuật cao, dịch vụ hiện đại trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các tỉnh vùng Đông Nam bộ trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa (Trang 63 - 65)