Trọng tâm nghiên cứu của kinh tế học về giáo dục hiện nay là xác định và đo lường lợi tức của giáo dục, tiền tệ và phi tiền tệ, tư nhân và xã hội, cũng như liên hệ chúng với đầu tư (Appiah & McMahon, 2002; McMahon, 1999; Psacharopouls,1994; Psacharopoulos & Woodhall, 1985). Sở dĩ vì đối với lợi tức về tiền tệ, các mô hình tăng trưởng nội sinh mới được phát triển bởi Romer (1986, 1990) và Lucas (1988) kết hợp với kiểm định thực chứng cho thấy giáo dục có vai trò trung tâm trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Nhưng cũng là vì đã có những tiến bộ gần đây trong đo lường và đánh giá không chỉ lợi tức thị trường mà còn là lợi ích xã hội phi tiền tệ từ giáo dục và học tập suốt đời bằng cách sử dụng cả dữ liệu vi mô và tổng hợp (ví dụ McMahon, 1999, 2004). Có người hoài nghi (ví dụ, Pritchett, 1996; Wolf, 2002) nhưng họ thường sử dụng kỹ thuật kiểm soát để loại bỏ những ảnh hưởng gián tiếp của giáo dục lên sự tăng trưởng.
Giáo dục là một hình thức đầu tư vốn con người. Các kết quả thực nghiệm xác nhận lợi tức (nghĩa là khả năng sinh lợi) của giáo dục tiểu học, giáo dục phổ thông và giáo dục của phụ nữ (Psacharopoulos, 1989, 1994; Psacharopoulos & Patronos, 2004; McMahon, 1984, 1987a, b, 1998, 1999, 2004). Lợi tức lớn nhất từ giáo dục thuộc về các nước có thu nhập trung bình thấp. Suất lợi tức xã hội và cá nhân (tư nhân) cao nhất cho giáo dục tiểu học ở các nước nghèo, theo sau trung học và ngược lại giáo dục đại học, theo trật tự tương tự. Trong tất cả các cấp học ở tất cả các nước, suất lợi tức tư nhân vượt suất lợi tức xã hội bởi vì giáo dục được trợ cấp công khai. Tuy nhiên,
biến dạng công-tư nhân lớn nhất trong các quốc gia nghèo nhất và ở các cấp độ cao hơn của giáo dục (Psacharopoulos, 1984, 1989).
Các nhà nghiên cứu đã xem xét lợi tức (khả năng sinh lợi) của giáo dục như là một hình thức vốn, và so sánh với vốn vật chất. Kết quả khảo sát này giúp định hướng các quyết định chính sách về phân bổ, sử dụng và quản lý nguồn lực giữa giáo dục và nguồn vốn vật chất (cơ sở hạ tầng xã hội). Suất lợi tức cũng đã được sử dụng để giải thích 'phần dư’. Hàm sản xuất kiểu của Schultz dẫn đến ước lượng tham số là suất sinh lợi biên tế của giáo dục, của vốn vật chất và của các nguồn khác của tăng trưởng (McMahon, 1998).